Quyền được có tài sản riêng

Một phần của tài liệu bảo vệ quyền lợi trẻ em khi cha mẹ ly hôn ở góc độ luật hôn nhân và gia đình năm 2000 (Trang 25)

5. Bố cục của đề tài

2.2.2.Quyền được có tài sản riêng

Nhìn nhận theo góc độ pháp luật thì con cũng là một cá nhân và cũng có quyền có tài sản riêng, nhìn nhận việc có tài sản riêng của con chung quy cũng là hệ quả của việc thừa nhận năng lực pháp luật của cá nhân trong lĩnh vực tài sản: Ngay từ khi sinh ra, cá nhân có thể có quyền sở hữu đối với tài sản. Giải pháp này thể hiện một bước tiến quan trọng của pháp luật gia đình Việt Nam, bởi trong một thời kỳ dài, người con dù đã thành niên cũng không có tài sản riêng khi cha mẹ còn sống. Trên nguyên tắc, quyền sở hữu mang tính độc quyền: Người không phải là chủ sở hữu không có quyền đối với tài sản của người khác, trừ trường hợp được chủ sở hữu chuyển giao một hoặc nhiều quyền liên quan đến tài sản. Đối với tài sản của con thì:

- Đối với trẻ em chưa thành niên: Trẻ chưa thành niên chưa đủ sức khỏe và trình độ tham gia vào các quan hệ lao động phức tạp để tự nuôi sống bản thân. Hơn nữa pháp luật cũng quy định chúng chưa có đủ quyền và nghĩa vụ của một công dân độc lập. Rất nhiều trường hợp chúng cần có người đại diện để thực hiện các giao dịch dân sự hoặc tham gia vào các quan hệ pháp luật khác. Vì vậy, chúng chưa thể sống một cuộc sống độc lập và rất cần sự nuôi dưỡng và dìu dắt của cha mẹ, người thân. Dù

b) Hàng thừa kế thứ 2 gồm: Ông nôi, bà nôi, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết;

cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ 3 gồm: Cụ nội, cụ ngoại cua người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai pử hàng thừa kế trước do đã chết,

không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản. Điều 677:

Trong trường hợp con của người để lại di sản chết hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một

thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà chắt hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.

chưa thành niên nhưng con cái vẫn có thể có tài sản riêng theo Điều 44 Luật Hôn nhân

và gia đình năm 2000: "Con có quyền có tài sản riêng. Tài sản riêng của con bao gồm

tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng, thu nhập do lao động của con, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của con và các thu nhập hợp pháp khác". Khi con chưa thành niên có tài sản riêng, tài sản này có thể được tặng cho thừa kế… từ người khác hoặc do chính cha, mẹ hoặc cả hai cha mẹ tặng cho con khi ly hôn. Tài sản riêng của con là để phục vụ cuộc sống hiện tại và tương lai của con. Vợ chồng ly hôn thì tài sản riêng của con sẽ được giám hộ bởi người trực tiếp nuôi con, người không trực tiếp nuôi con có quyền và nghĩa vụ giám sát việc giám hộ. Khoản 1 Điều 45 Luật Hôn

nhân và gia đình năm 2000 quy đinh: “Con từ đủ mười lăm tuổi trở lên có thể tự mình

quản tài sản riêng hoặc nhờ cha mẹ quản lý” và cũng ở độ tuổi này con có tài sản riêng có quyền tự mình xác lập cái giao dịch có tính chất tài sản mà không cần sự đồng ý của cha mẹ, trừ những giao dịch mà pháp luật cho phép người thành niên xác lập ( Điều 20 Bộ Luật dân sự năm 2005). Trong mọi trường hợp, khi sử dụng, định đoạt các tài sản của mình, con phải quan tâm đến những hệ quả có thể có của các giao dịch mà mình xác lập đối với cuộc sống của gia đình. Tài sản riêng của con từ đủ 15 tuổi trở lên mà sống chúng với cha mẹ có nghĩa vụ chăm lo cho gia đình và nếu tài sản đó có phát sinh hoa lợi thì phải đóng góp vào nhu cầu cần thiết của gia đình (Khoản 2 Điều 44 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000) như vậy, ngoài những quyền lợi được có tài sản riêng con cũng có trách nhiệm đóng góp ở mức hợp lý vào cuộc sống gia đình mà cụ thể là đóng góp vào cuộc sống với người đang trực tiếp nuôi con. Khoản 1 Điều 46 Luật Hôn nhân và gia đình quy định: “Trong trường hợp cha mẹ quản lý tài sản riêng của con dưới mười lăm tuổi thì có quyền định đoạt tài sản đó vì lợi ích của con, có tính đến nguyện vọng của con, nếu con từ đủ chính tuổi trở lên”. Những giao dịch liên quan đến tài sản của con chưa thành niên đôi lúc cần người đại diện và thông thường thì người đó là người trực tiếp nuôi (cha hoặc mẹ).

- Trường hợp con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động mà có tài sản riêng: Người giám hộ ở đây có thể là cha hoặc mẹ, nghĩa vụ của người giám hộ là quản lý tài sản của người được giám hộ, nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ. Trường hợp con đã thành niên mà bị tàn tật tức là con "bị khiếm khuyết một hay nhiều bộ phận cơ thể hoặc chức năng biểu hiện dưới những dạng tật khác nhau, làm suy giảm khả năng hoạt động, khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp nhiều khó khăn". Điều này không đồng nghĩa con đã thành niên mà tàn tật bị hạn chế về nhận thức. Vì vậy, trường hợp này con có tài sản riêng hoàn toàn có thể độc lập quyết định việc quản lý tài sản của mình. Việc quản lý tài sản của cha, mẹ đối với con đã thành niên bị tàn tật được đặt ra khi con có yêu cầu, hoặc nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng về tài sản của con. Nếu con không yêu cầu thì người đại diện

không được quản lý tài sản riêng của con, nhưng sẽ được giám sát các giao dịch do con xác lập liên quan đến tài sản đó. Và bị hạn chế năng lực hành vi dân sự chỉ có quyền xác lập các giao dịch nhằm đáp ứng các nhu cầu sinh hoạt hằng ngày, tất cả các giao dịch khác có tính chất tài sản đều có sự đồng ý của người đại diện (Điều 23 Khoản 2 Bộ luật dân sự) tuyệt đối không được lạm dụng quyền giám hộ để chiếm đoạt hay tư lợi từ tài sản riêng của con.

- Đối với con nuôi: Cũng quy định giống như đối với con ruột và khi con nuôi có tài sản riêng thì theo quy định tại Khoản 2 Điều 78 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 “Con nuôi có tài sản riêng thì được nhận lại, nếu con nuôi có công sức đóng góp vào tài sản chung của gia đình cha mẹ nuôi thì được trích một phần từ khối tài sản chung đó theo thỏa thuận giữa con nuôi và cha mẹ nuôi, nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu tòa án giải quyết” cha mẹ ly hôn nếu con nuôi có tài sản riêng sẽ được nhận lại khi khối tài sản đó đang được giám hộ, con nuôi chưa thành niên thì khối tài sản đó sẽ được giám hộ bởi người trực tiếp nuôi con (thông thường là vậy), con thành niêm mà bị mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động thì khối tài sản đó sẽ được quản lý bởi người giám hộ (thông thường là cha hoặc mẹ nuôi) nhưng cũng vì quyền lợi của con trường hợp quy định giống như đối với con ruột.

Việc quy định này cũng nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi chính đáng của con những đứa trẻ vốn dĩ đã thiệt thòi khi không được ở chung với cha mẹ ruột nay lại chứng kiến cảnh gia đình ly tán, và tránh sự vụ lợi đối với tài sản riêng của con nuôi.

Một phần của tài liệu bảo vệ quyền lợi trẻ em khi cha mẹ ly hôn ở góc độ luật hôn nhân và gia đình năm 2000 (Trang 25)