1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bảo vệ quyền lợi của con khi cha mẹ ly hôn

62 817 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 62
Dung lượng 400 KB

Nội dung

Bảo vệ quyền lợi của con khi cha mẹ ly hôn

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Thẩm quyền xét xử theo sự việc của Toà án nhân dân (TAND) là mộttrong những quy định trung tâm của chế định thẩm quyền xét xử của Tòa án.Việc quy định đúng đắn thẩm quyền xét xử theo sự việc các vụ án hình sự(VAHS) của TAND có vai trò quan trọng trong việc thực hiện tốt các nhiệm vụtố tụng Đồng thời, thẩm quyền xét xử theo sự việc các VAHS của TAND cũnglà cơ sở để xác định thẩm quyền của các cơ quan tiến hành tố tụng khác, tiếtkiệm chi phí cho những người tham gia tố tụng, cơ quan tiến hành tố tụng, Nhànước và toàn xã hội trong quá trình giải quyết vụ án Có thể nói thẩm quyền xétxử theo sự việc của TAND luôn là quy định được quan tâm hàng đầu ngay từkhi bắt đầu nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện các quy định của Bộ luật Tốtụng hình sự (BLTTHS)

Chiến lược cải cách tư pháp đã được Đảng và Nhà nước Việt Nam khởixướng từ lâu được coi là nhân tố quan trọng thúc đẩy quá trình xây dựng Nhànước Pháp quyền xã hội chủ nghĩa Nghị quyết 08 ngày 2/1/2002 của Bộ chính

trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới, và nhất là

Nghị quyết 49 ngày 2/6/2006 của Bộ chính trị về Chiến lược cải cách tư phápđến năm 2020 đã tạo ra sự chuyển biến đồng bộ Theo đó, đối với công tác xét

xử của Tòa án thì tiếp tục “phân định các thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân Từng bước mở rộng thẩm quyền xét xử sơ thẩm của Tòa án nhân dân cấp huyện trên cơ sở kiện toàn tổ chức đội ngũ cán bộ cho Tòa án cấp này Kiện toàn đến đâu mở rộng thẩm quyền xét xử đến đó”.

So với BLTTHS năm 1988, BLTTHS năm 2003 về thẩm quyền xét xửcủa TAND cấp huyện được mở rộng hơn nhiều Tuy nhiên, BLTTHS năm 2003vẫn quy định thẩm quyền xét xử sơ thẩm thuộc về cả Tòa án cấp huyện và Tòaán cấp tỉnh Do vậy, việc xác định thẩm quyền xét xử theo sự việc các VAHScủa TAND cấp huyện tạo điều kiện cho việc xác định thẩm quyền xét xử sơthẩm các VAHS của TAND cấp tỉnh Thẩm quyền xét xử theo sự việc của

Trang 2

TAND cấp huyện được quy định một cách hợp lý, chặt chẽ thì phần lớn tộiphạm xảy ra sẽ được xử lý kịp thời, phát huy được tác dụng giáo dục, răn đe,góp phần bảo vệ trật tự xã hội Thực tế hiện nay, khi thực hiện thẩm quyền xétxử theo sự việc các VAHS của TAND cấp huyện còn có nhiều vướng mắc donhiều nguyên nhân khác nhau

Những lý do trên đây lập luận cho tính cấp thiết của đề tài mà chúng tôichọn nghiên cứu

2 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

Thẩm quyền xét xử của TAND cấp huyện theo quy định của BLTTHSnăm 2003 bao gồm thẩm quyền xét xử theo đối tượng, theo sự việc, và theo lãnh

thổ Do đó, phạm vi nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu của đề tài này là “thẩm

quyền xét xử theo sự việc các vụ án hình sự của Tòa án nhân dân cấp huyện”.

Thẩm quyền xét xử sơ thẩm của TAND cấp tỉnh, thẩm quyền xét xử phúc thẩm,giám đốc thẩm, tái thẩm của Tòa án và thẩm quyền xét xử theo sự việc cácVAHS của Tòa án quân sự khu vực không thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tàinày

3 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu các quy định của pháp luật tố tụng hình sự, thựctiễn xét xử của TAND cấp huyện, mục đích nghiên cứu của đề tài là:

- Làm rõ khái niệm thẩm quyền xét xử theo sự việc các VAHS của TANDcấp huyện

- Làm rõ những quy định của pháp luật tố tụng hình sự hiện hành về thẩmquyền xét xử theo sự việc của TAND cấp huyện

- Đánh giá thực tiễn áp dụng những quy định trên, đặc biệt là từ khi ápdụng thẩm quyền mới theo quy định của BLTTHS năm 2003, chỉ ra một số kiếnnghị nhằm nâng cao năng lực xét xử của TAND cấp huyện, hoàn thiện các quyđịnh của pháp luật tố tụng hình sự về thẩm quyền xét xử theo sự việc của TANDcấp huyện

4 Phương pháp nghiên cứu

Trang 3

Trên cơ sở phương pháp luận của đề tài là triết học Mác- Lênin và tưtưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật, những quan điểm của Đảng vàNhà nước Việt Nam về xây dựng Nhà nước Pháp quyền xã hội chủ nghĩa, về cảicách tư pháp và nền hành chính quốc gia Việc nghiên cứu đề tài còn dựa trênthực tiễn xét xử của TAND cấp huyện, khảo sát nghiên cứu các số liệu thống kêvề tình hình xét xử, về tổ chức cán bộ của TAND cấp huyện.

Ngoài ra, phương pháp nghiên cứu của đề tài còn bao gồm phương pháp

so sánh, thống kê, lịch sử, phân tích, tổng hợp

Đề tài nghiên cứu “Thẩm quyền xét xử theo sự việc các vụ án hình sự của Tòa án nhân dân cấp huyện” là một đề tài phức tạp Tôi xin bày tỏ sự cảm

ơn sâu sắc đến các thầy cô giáo và các bạn sinh viên trường Đại học Luật HàNội đã tận tình chỉ bảo giúp đỡ tôi hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này Lần đầutiên tiếp cận, làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, do hạn chế về tài liệuvà khả năng nhận thức của bản thân nên khoá luận khó có thể tránh khỏi nhữnghạn chế nhất định Vì vậy, rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy côgiáo, các bạn sinh viên để đề tài nghiên cứu này được hoàn thiện hơn

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Trang 4

CHƯƠNG I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VỀ THẨM QUYỀN XÉT XỬ

THEO SỰ VIỆC CÁC VỤ ÁN HÌNH SỰ CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN

CẤP HUYỆN

1 Một số khái niện về thẩm quyền xét xử của tòa ánh nhân dân

1.1 Khái niệm thẩm quyền xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của Tòa án nhân dân

Trong xã hội loài người có sự phân hoá giai cấp, với tư cách như là công

cụ hữu hiệu nhất bảo vệ quyền lợi cho giai cấp thống trị, thực hiện chức năngquản lý điều hành toàn xã hội, quyền lực Nhà nước ra đời Cho đến nay, lịch sửxã hội loài người đã trải qua nhiều kiểu Nhà nước khác nhau: Nhà nước chiếmhữu nô lệ, Nhà nước phong kiến, Nhà nước tư bản, Nhà nước xã hội chủ nghĩa.Mặc dù tính chất của mỗi Nhà nước là khác nhau, bảo vệ quyền lợi cho giai cấpthống trị khác nhau, nhưng chúng đều có một điểm chung nhất đó là bất kỳ Nhànước nào cũng bao gồm nhiều bộ phận, có vai trò khác nhau nhưng có mối liênhệ hữu cơ chặt chẽ với nhau cùng thực hiện quyền lực Nhà nước, đó chính là các

cơ quan Nhà nước Mỗi cơ quan Nhà nước, khi thực hiện chức năng nhiệm vụcủa mình, đều được hoạt động trong một phạm vi, một lĩnh vực nhất định vớiquyền năng mà pháp luật cho phép được gọi là thẩm quyền của các cơ quan Nhànước Nếu như dưới Chế độ quân chủ chuyên chế phong kiến, quyền lực Nhànước bao gồm quyền hành pháp, tư pháp, và lập pháp rơi vào tay một số người,thậm chí một người, khi đó cơ quan Nhà nước thực hiện thẩm quyền theo sựphân công của nhà Vua

Đến thời kỳ Tư bản chủ nghĩa, học thuyết “Tam quyền phân lập” ra đời

vào thế kỷ XVIII Kế thừa hạt nhân hợp lý của học thuyết này, các nhà kinh điểncủa Chủ nghĩa Mác - Lênin trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xãhội chủ nghĩa đã đưa ra những quan điểm mới về tổ chức quyền lực Nhà nước.Theo đó, quyền lực Nhà nước không nằm trong tay một số người mà được phânchia cho các cơ quan Nhà nước khác nhau nhằm dùng quyền lực để hạn chế

Trang 5

quyền lực Mỗi cơ quan Nhà nước khác nhau chỉ được thực hiện một loại quyềnlực nhất định, trên một lĩnh vực nhất định, một phạm vi nhất định: Quốc hộithực hiện quyền lập pháp; Chính phủ, Toà án, Viện kiểm sát thực hiện quyềnhành pháp và tư pháp Bản chất của sự phân chia quyền lực này theo Ănggen

không phải cái gì khác hơn là “phân công lao động thiết thực áp dụng trong cơ chế Nhà nước nhằm mục đích giản đơn và kiểm tra hoạt động của các cơ quan Nhà nước” [1, tr.203]

Theo Từ điển tiếng Việt do Viện ngôn ngữ học thuộc Viện khoa học xã

hội Việt Nam xuất bản năm 1992 thì “thẩm quyền” được hiểu là “quyền xem xét để kết luận và định đoạt một vấn đề nhất định” Khái niệm “thẩm quyền”

thường được hiểu gắn liền với hoạt động của cơ quan, tổ chức, hoặc nhân viênNhà nước Sự phân định thẩm quyền này sẽ là điều kiện cần thiết để đảm bảo sựhoạt động đồng bộ, nhịp nhàng, không trùng lặp của bộ máy Nhà nước vốn đãrất phức tạp với nhiều cơ quan, bộ phận cấu thành

Toà án là cơ quan được Quốc hội trực tiếp phân công thực hành quyền xétxử bảo vệ pháp luật, bảo đảm lẽ phải và công bằng xã hội Theo quy định tạiĐiều 127 của Hiến pháp 1992 được sửa đổi, bổ sung năm 2000 và Điều 1 LuậtTổ chức TAND 2002 thì Tòa án là cơ quan xét xử của nước Cộng hoà xã hộichủ nghĩa Việt Nam, chỉ có Tòa án mới có quyền xét xử mà không có bất kỳmột cơ Nuan nhà nước nào có thẩm quyền này, đó là thẩm quyền riêng biệt củaTòa án

Theo định nghĩa về thẩm quyền đã được phân tích ở trên thì thẩm quyềncủa Tòa án được hiểu chính là tổng hợp những hành vi pháp lý mà Tòa án đượcthực hiện theo quy định của pháp luật Thẩm quyền của Tòa án theo nghĩa rộngkhông chỉ bao gồm thẩm quyền xét xử mà còn bao gồm thẩm quyền giám đốcviệc xét xử, hướng dẫn Toà án áp dụng đúng pháp luật, tổng kết kinh nghiệm xétxử, giải thích các vấn đề có liên quan đến thực tiễn xét xử, tham gia vào quátrình bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh Thẩm phán, Hội thẩm Việc thực hiện các hành vi trên có mối liên hệ chặt chẽ với việc thực hiện thẩmquyền xét xử, tạo điều kiện tốt cho Tòa án thực hiện việc xét xử

Trang 6

Theo nghĩa hẹp, thẩm quyền của Tòa án được xác định là quyền được xem xét giải quyết các vụ án theo quy định của pháp luật, nó bao gồm tổng hợp các quyền mà pháp luật cho phép Tòa án quyết định đối với các vấn đề liên quan đến nội dung vụ án hoặc đảm bảo cho việc xét xử trong giới hạn hoặc phạm vi nhất định [16, tr.10].

Như vậy, thẩm quyền của Tòa án là một chế định rất rộng bao gồm thẩmquyền về nội dung và thẩm quyền về hình thức [22, tr.345] Thẩm quyền về hìnhthức là việc xác định Tòa án được xét xử những vụ án nào và xem xét nhữngvấn đề gì khi xét xử (thẩm quyền xét xử, giới hạn và phạm vi xét xử) Thẩmquyền về nội dung là quyền hạn giải quyết những vấn đề về nội dung vụ án đãđược xem xét, những vấn đề bảo đảm cho việc xét xử, hoặc các vấn đề khác củatố tụng hình sự liên quan đến hoạt động xét xử, ví dụ: quyền ra các quyết địnhđình chỉ vụ án, tạm đình chỉ vụ án Trong các nội dung trên, thẩm quyền xétxử, giới hạn xét xử và phạm vi xét xử (thẩm quyền về hình thức) là cơ sở để xácđịnh thẩm quyền quyết định của Tòa án (thẩm quyền nội dung), vì Tòa án chỉ cóthể quyết định những vấn đề thuộc phạm vi cho phép và đã được xem xét Tuynhiên, những vấn đề thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án cũng chỉ có ý nghĩakhi được Tòa án giải quyết bằng một quyết định của Hội đồng xét xử

Ở nước ta, các TAND được tổ chức theo đơn vị hành chính lãnh thổ Toà

án tối cao xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm, phúc thẩm; TAND cấp tỉnh và Tòa ánquân sự khu vực vừa có thẩm quyền xét xử sơ thẩm, vừa có thẩm quyền xét xửphúc thẩm, tái thẩm và giám đốc thẩm; TAND cấp huyện và Tòa án quân sự khuvực chỉ có thẩm quyền xét xử sơ thẩm Thẩm quyền xét xử của Tòa án đượchiểu là quyền của Tòa án với việc xét xử (xem xét, giải quyết vụ án, ra bản ánquyết định tố tụng) các VAHS, dân sự, kinh tế, lao động, hôn nhân gia đình, cáckhiếu kiện hành chính… theo một trình tự nhất định Ví dụ: khi có sự việc phạmtội, Tòa án sẽ có thẩm quyền xét xử theo trình tự được quy định trong pháp luậttố tụng hình sự; khi phát sinh các tranh chấp về kinh tế, lao động, hôn nhân giađình… Tòa án sẽ giải quyết theo trình tự được quy định trong pháp luật tố tụngdân sự; khi có các khiếu kiện về các quyết định hành chính hoặc hành vi hành

Trang 7

chính của cán bộ nhân viên Nhà nước thì Tòa án sẽ giải quyết vụ án hành chínhtheo trình tự tố tụng hành chính.

Thẩm quyền xét xử sơ thẩm có vai trò quan trọng, để xác định thẩmquyền xét xử phúc thẩm, tái thẩm, giám đốc thẩm Việc xác định một vụ án cóthuộc thẩm quyền xét xử sơ thẩm của một Tòa án cụ thể hay không cần căn cứvào những dấu hiệu nhất định Hiện nay, theo quy định của pháp luật thì Tòa áncấp huyện và Tòa án cấp tỉnh, TAND và Tòa án quân sự đều có thẩm quyền xétxử sơ thẩm, trong đó việc xét xử sơ thẩm tập chung chủ yếu ở TAND câp huyện

“Sơ thẩm”: là xét xử lần đầu để quyết định tất cả các vấn đề liên quan trong vụ án [24, tr.220].

Từ những phân tích trên chúng tôi có thể đưa ra khái niệm về thẩm quyềnxét xử sơ thẩm của TAND như sau:

Thẩm quyền xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án nhân dân cấp tỉnh là quyền được tiến hành xem xét, giải quyết

vụ án, ra bản án, quyết định tố tụng theo trình tự sơ thẩm.

1.2 Khái niệm thẩm quyền xét xử theo sự việc các vụ án hình sự của Tòa án nhân dân cấp huyện

Theo quy định của BLTTHS năm 2003 thì thẩm quyền xét xử sơ thẩm củaTòa án được xác định dựa trên các dấu hiệu sau:

Dấu hiệu về lãnh thổ, tức là việc xác định thẩm quyền xét xử sơ thẩm các

VAHS của Tòa án căn cứ vào nơi thực hiện tội phạm, nơi tội phạm hoàn thành,nơi kết thúc điều tra gọi là thẩm quyền xét xử theo lãnh thổ

Dấu hiệu về đối tượng phạm tội, tức là việc xác định thẩm quyền xét xử

sơ thẩm các VAHS của Tòa án căn cứ vào đối tượng thực hiện hành vi phạm tộilà quân nhân hay thường dân mà xác định thẩm quyền xét xử thuộc về TANDhay Tòa án quân sự gọi là thẩm quyền xét xử theo đối tượng

Dấu hiệu về sự việc phạm tội, tức là việc xác định thẩm quyền xét xử sơ

thẩm các VAHS căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạmtội, tính chất phức tạp của hành vi phạm tội, tội phạm càng nghiêm trọng, càng

Trang 8

phức tạp thì đòi hỏi cấp Tòa án và người xét xử có trình độ càng cao gọi là thẩmquyền xét xử theo sự việc

Trong các dấu hiệu trên, việc xác định thẩm quyền xét xử sơ thẩm theo sựviệc các VAHS là rất quan trọng và khó xây dựng nhất vì nó gắn liền với sựtrưởng thành và hoàn thiện của Tòa án các cấp, thực tế của công cuộc đấu tranhphòng chống tội phạm, quan điểm của Đảng và Nhà nước… Mặt khác, việcđánh giá, xác định những yếu tố như tính chất của tội phạm, tính phức tạp vànghiêm trọng của hành vi phạm tội lại mang màu sắc chủ quan của nhà làm luật.Tuy nhiên, khi xác định thẩm quyền xét xử sơ thẩm các VAHS của Tòa án thìđồng thời cần phải căn cứ vào cả ba dấu hiệu trên Nếu bỏ sót một trong ba dấuhiệu có thể sẽ dẫn đến việc xác định sai thẩm quyền, vi phạm thủ tục tố tụng

Như đã phân tích, thẩm quyền xét xử theo sự việc các VAHS là thẩmquyền xét xử được xác định căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm của hành

vi phạm tội, đây là căn cứ được áp dụng để phân định thẩm quyền khi trong hệthống Tòa án của một nước có hai cấp trở lên cùng có thẩm quyền xét xử sơthẩm các VAHS Ở Việt Nam, Tòa án cấp tỉnh và Tòa án cấp huyện đều có thẩmquyền xét xử sơ thẩm Do vậy, việc phân định thẩm quyền xét xử sơ thẩm giữacấp tỉnh và cấp huyện là một tất yếu khách quan để đảm bảo giải quyết nhanhchóng, đúng đắn VAHS

Theo Luật Tổ chức TAND năm 2002, cấp huyện là cấp xét xử thấp nhấtcó thẩm quyền xét xử sơ thẩm TAND cấp huyện bao gồm các TAND được tổchức theo địa giới hành chính ở các huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnhhoặc ở các quận, huyện, thành phố trực thuộc Trung ương TAND cấp huyện xétxử sơ thẩm những VAHS, dân sự, kinh tế, lao động theo quy định của phápluật tố tụng tương ứng Nếu như việc xét xử những vụ án dân sự, kinh tế, laođộng… chỉ thuộc thẩm quyền xét xử của TAND thì việc xét xử những VAHS,

do tính chất của đối tượng phạm tội, nên bên cạnh hệ thống TAND, Tòa án quânsự cũng có thẩm quyền xét xử Vì vậy, TAND xét xử những tội phạm khôngthuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự

Trang 9

Từ những phân tích trên, chúng tôi đưa ra khái niệm về thẩm quyền xét

xử theo sự việc các VAHS của TAND cấp huyện: Thẩm quyền xét xử các vụ án hình sự của Tòa án nhân dân cấp huyện là quyền mà pháp luật cho phép Tòa án nhân dân cấp huyện được tiến hành xem xét, giải quyết vụ án hình sự, ra bản án, quyết định tố tụng theo trình tự sơ thẩm căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm của tội phạm.

Như vậy, muốn xác định thẩm quyền xét xử theo sự việc các VAHS củaTAND cấp huyện cần căn cứ vào 2 dấu hiệu, dấu hiệu về tính chất và mức độnguy hiểm của hành vi phạm tội để phân biệt thẩm quyền xét xử của TAND cấphuyện và TAND cấp tỉnh; dấu hiệu về đối tượng thực hiện hành vi phạm tội đểphân biệt thẩm quyền xét xử của TAND cấp huyện và Tòa án quân sự khu vực

Việc xác định thẩm quyền xét xử theo sự việc các VAHS của TAND cấphuyện có ý nghĩa rất lớn trong tố tụng hình sự Từ việc xác định thẩm quyền này

ta có thể xác định được thẩm quyền xét xử sơ thẩm của TAND cấp tỉnh, Thẩmquyền xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm, phúc thẩm của TAND cấp tỉnh và Tòa ánnhân dân tối cao (TANDTC), đồng thời còn là cơ sở để xác định thẩm quyềnđiều tra, truy tố của Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát, ảnh hưởng trực tiếp đếnhiệu quả xét xử của Tòa án Do vậy, các nhà làm luật luôn quan tâm, đánh giá,hoàn thiện các quy định của pháp luật về thẩm quyền xét xử theo sự việc cácVAHS của TAND cấp huyện và coi đó là một trong những quy định trung tâmcủa pháp luật tố tụng hình sự

2 Cơ sở quy định thẩm quyền xét xử theo sự việc các vụ án hình sự của tòa án nhân dân cấp huyện

2.1 Cơ sở lý luận

Là một bộ phận cấu thành không thể thiếu của kiến trúc thượng tầng, phảnánh điều kiện kinh tế của Nhà nước, pháp luật nói chung và pháp luật tố tụnghình sự nói riêng cần phải được ban hành phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội.Trình độ phát triển của Nhà nước, trình độ nhận thức pháp luật của nhân dân,vấn đề pháp chế và tôn trọng quyền tự do, dân chủ của công dân là những yếu tốquyết định khi xác định thẩm quyền xét xử của TAND cấp huyện

Trang 10

Nhà nước Việt Nam là Nhà nước xã hội chủ nghĩa, đặt dưới sự lãnh đạoduy nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam Đảng lãnh đạo bằng cách đề ra đườnglối, chủ trương, chính sách qua từng thời kỳ nhất định và sử dụng pháp luật nhưlà công cụ hữu hiệu nhất để thể chế hoá các quan điểm, đường lối, chủ trương đó

đi vào cuộc sống Việc xây dựng các quy định về thẩm quyền xét xử của Tòa ánkhông thể không dựa trên quan điểm của Đảng và Nhà nước Sự nghiệp đổi mớiđã được thực hiện trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá và đổi mới

tư pháp cũng là nhiệm vụ trọng tâm Vấn đề thẩm quyền xét xử và phân định lạithẩm quyền xét xử của TAND các cấp là một trong những nhiệm vụ trọng tâmcủa cải cách tư pháp nói chung và đổi mới tổ chức và hoạt động của ngành Toàán nói riêng Nghị quyết Hội nghị lần VIII- BCHTW Đảng (khóa VII) đã đề ranhiệm vụ đổi mới tổ chức và hoạt động của cơ quan tư pháp, trong đó xác định:

“ nghiên cứu tăng thẩm quyền xét xử cho Tòa án nhân dân cấp quận, huyện theo hướng việc xét xử được thực hiện chủ yếu ở Tòa án cấp này Tòa án cấp tỉnh chủ yếu xét xử phúc thẩm” Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ

IX cũng nêu rõ: “sắp xếp lại hệ thống Tòa án nhân dân, phân định hợp lý thẩm quyền của Tòa án nhân dân các cấp” Bước sang thế kỷ XXI, nước Việt Nam

đang có những bước phát triển vô cùng mạnh mẽ, nhiệm vụ cải cách tư pháp, cảicách hệ thống Tòa án trở lên cấp thiết hơn bao giờ hết Nghị quyết số 08 ngày2/1/2002 của Bộ chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trongthời gian tới, Nghị quyết số 49 ngày 2/6/2005 của Bộ chính trị về Chiến lược cảicách tư pháp đến năm 2020 đã thể hiện quyết tâm của Đảng và Nhà nước về sựđổi mới và hoàn thiện hệ thống Tòa án Đây là tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt quátrình xây dựng BLTTHS năm 2003, trong đó có việc xây dựng những quy địnhvề thẩm quyền xét xử theo sự việc các VAHS của TAND cấp huyện

Nhà nước Việt Nam bao gồm 3 cấp đơn vị hành chính lãnh thổ: tỉnh,huyện, và xã Dựa theo sự phân chia này, hệ thống các cơ quan tư pháp trong đócó TAND cũng được tổ chức từ Trung ương đến cấp huyện, gồm: TANDTC,TAND cấp tỉnh và TAND cấp huyện Đây cũng là một trong những cơ sở đểphân định thẩm quyền xét xử theo sự việc các VAHS của TAND cấp huyện

Trang 11

Trong hệ thống Tòa án, Tòa án cấp huyện đóng vai trò là một mắt xích vôcùng quan trọng đã góp phần cùng với các cấp Tòa án khác hoàn thành nhiệm

vụ xét xử mà Hiến pháp và pháp luật tố tụng hình sự giao cho ngành Tòa án,đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chứcvà công dân Khi xác định thẩm quyền xét xử cho các cấp Tòa án khác bao giờvà trước tiên cũng phải xác định thẩm quyền xét xử theo sự việc các VAHS choTòa án cấp huyện, vì đây là cấp xét xử thấp nhất Đồng thời, thẩm quyền xét xửcác VAHS của Toà án còn quy định thẩm quyền điều tra, truy tố của Cơ quanđiều tra và Viện kiểm sát, ảnh hưởng đến các quy định của pháp luật về các giaiđoạn của quá trình tố tụng như: thời hạn tạm giam, điều tra Do vậy, khi xácđịnh thẩm quyền xét xử theo sự việc của TAND cấp huyện cần phải xem xétnghiên cứu một cách toàn diện các chế định khác của BLTTHS, có như vậy mớitạo ra sự phù hợp, đồng bộ và thống nhất trong quá trình tố tụng, đảm bảo hoạtđộng có hiệu quả của các cơ quan tiến hành tố tụng

Thực hiện hoạt động tố tụng là những cá nhân con người cụ thể, kết quảcủa hoạt động tố tụng ít nhiều vẫn mang màu sắc chủ quan của con người Để cóthể phản ánh một cách khách quan sự việc phạm tội, xét xử đúng người, đúngtội, đảm bảo tính công bằng xã hội thì người tiến hành tố tụng cần phải có trìnhđộ nghiệp vụ chuyên môn nhất định Vụ án càng khó, càng phức tạp đòi hỏingười có trình độ càng cao Việc phân định thẩm quyền xét xử theo sự việc cácVAHS cho TAND cấp huyện không thể không tính đến trình độ của Thẩm phán,Cán bộ ngành Toà án, Điều tra viên, Kiểm sát viên, đồng thời cần phải tính đếnđiều kiện phương tiện kỹ thuật làm việc, cơ sở vật chất của Tòa án, Viện kiểmsát và Cơ quan điều tra cấp huyện Nếu phân định thẩm quyền cho Tòa án cấphuyện giải quyết những vụ án mà tính chất của vụ án đó vượt quá khả năng trìnhđộ của người tiến hành tố tụng sẽ khó có thể bảo đảm được tính khách quan,đúng đắn của vụ án Nhưng nếu phân định thẩm quyền một cách dè dặt, đánh giáthấp khả năng, trình độ của họ sẽ dẫn đến tình trạng Tòa án cấp trên phải xét xửquá nhiều, án tồn đọng với số lượng lớn Trong khi đó, Tòa án cấp huyện lại ít

Trang 12

việc, có thể đảm nhận xét xử một số lượng vụ án lớn hơn, khó hơn Điều đó làmhạn chế khả năng của Tòa án cấp huyện.

Nhìn từ góc độ kinh tế ta thấy, một vụ án nếu được xét xử ở cấp huyệnbao giờ cũng chi phí thấp hơn nếu nó được xét xử ở Tòa án cấp tỉnh Xét từ phía

cơ quan tiến hành tố tụng, một vụ án được xét xử ở Tòa án cấp huyện sẽ tiếtkiệm được chi phí do địa bàn được giới hạn, quá trình tố tụng sẽ đơn giản,nhanh chóng hơn nhiều Xét từ phía người tham gia tố tụng, họ sẽ có điều kiệnthuận lợi hơn để tham gia phiên toà, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình,các khoản chi phí đi lại, lưu trú, tiền ăn, ở trong trường hợp vụ án được xét xửnhiều ngày cũng sẽ thấp hơn, tránh tình trạng hoãn phiên toà vì người tham giatố tụng vắng mặt do khoảng cách địa lý xa, giao thông đi lại khó khăn, chi phílớn, điều này càng được thể hiện rõ ở các tỉnh miền núi, nơi điều kiện kinh tếcòn thấp, giao thông khó khăn

Ngoài ra, pháp luật tố tụng hình sự là luật hình thức phản ánh luật nộidung là pháp luật hình sự Toà án chỉ xét xử những hành vi mà Bộ luật Hình sự(BLHS) quy định là tội phạm Do vậy, khi xác định thẩm quyền xét xử củaTAND cấp huyện phải tính đến sự phù hợp của nó với các quy định của phápluật hình sự, nhất là các quy định về tội phạm, phân loại tội phạm, quan điểmcủa Đảng và Nhà nước về tính chất, mức độ nguy hiểm của từng hành vi phạmtội được thể hiện ở mức hình phạt áp dụng cho từng loại tội

Các căn cứ trên có mối quan hệ khăng khít, biện chứng với nhau, cónhững căn cứ bổ sung cho nhau Vụ án được Tòa án cấp thấp xét xử sẽ có điềukiện thực hiện các quyền tố tụng của đương sự như quyền có mặt tại phiên toà,trực tiếp gặp Toà án để đưa ra các yêu cầu, và có hiệu quả về mặt chi phí choquá trình tố tụng để giải quyết tốt vụ án Ngược lại, cũng có những cơ sở lại mâuthuẫn nhau, nếu dựa vào năng lực người tiến hành tố tụng thì nhìn chung những

vụ án càng được Tòa án cấp cao hơn xét xử thì càng có khả năng bảo đảm tínhđúng đắn khách quan hơn, nhưng lại tốn kém hơn Tuy nhiên sự mâu thuẫn đónằm trong mối liên hệ thống nhất là nhằm đạt tới việc thực hiện tốt nhất mụcđích tố tụng

Trang 13

2.2 Cơ sở thực tiễn

Nếu như các căn cứ đã được phân tích trên là điều kiện cần để xác địnhthẩm quyền xét xử theo sự việc các VAHS của TAND cấp huyện, thì các căn cứđược phân tích trong phần này là điều kiện đủ Việc tính đến hiệu quả của côngtác xét xử của TAND cấp huyện, sự lớn mạnh về đội ngũ cán bộ tiến hành tốtụng nói chung, các Thẩm phán, Hội thẩm của Tòa án cấp huyện nói riêng, vànhiều yếu tố khác sẽ là cơ sở không thể thiếu khi xác định thẩm quyền xét xửtheo sự việc các VAHS của TAND cấp huyện

Như phần lý luận đã phân tích, thẩm quyền của Tòa án là cơ sở để xácđịnh thẩm quyền của Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát Do vậy, khi đánh giáthực tiễn để xác định thẩm quyền xét xử theo sự việc các VAHS của TAND cấphuyện cho phù hợp cần phải xem xét, đánh giá thực tiễn của toàn bộ quá trìnhđiều tra, truy tố, xét xử Thực tế cho thấy, thẩm quyền xét xử các VAHS củaTAND ngày càng được quy định phù hợp Nếu trước năm 1960, TAND cấphuyện chỉ được xét xử sơ thẩm những VAHS nhỏ mang tính chất vi cảnh thì sau

1960, Tòa án cấp huyện đã được xét xử cả những VAHS nhỏ có thể cho phép sửphạt từ 2 năm tù trở xuống, và sau này được xử cả tội nghiêm trọng có khunghình phạt 7 năn tù trở xuống Cho đến nay, một số Tòa án cấp huyện được xử tớicác tội phạm rất nghiêm trọng có khung hình phạt từ 15 năm tù trở xuống

Kể từ khi thực hiện thẩm quyền xét xử theo quy định của BLTTHS năm

1988, hàng năm, số lượng án mà TAND cấp huyện xét xử cao hơn so với TANDcấp tỉnh (tỷ lệ chiếm từ 60% đến 70% tổng số vụ án đã được xét xử sơ thẩm).Mặc dù vậy, số lượng vụ án mà Tòa án cấp tỉnh xét xử sơ thẩm không phải lànhỏ Bên cạnh đó, TAND cấp tỉnh còn phải tiến hành xét xử phúc thẩm (chiếmkhoảng 46% tổng số vụ án đã thụ lý, 60% số vụ án đã xét xử ở Tòa án cấp huyện[21, tr.76], xét xử giám đốc thẩm và tái thẩm Đồng thời, số vụ án kinh tế, laođộng mà TAND cấp tỉnh xét xử hàng năm cũng rất lớn nên tình trạng án tồnđọng là tất yếu Trung bình hàng năm, án tồn đọng của TAND cấp tỉnh làkhoảng 11% đến 13% Thực trạng xét xử trên đã làm ảnh hưởng lớn đến chấtlượng xét xử, vi phạm hoạt động tố tụng, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp

Trang 14

pháp của Nhà nước và công dân Mặt khác, số lượng án cấp huyện bị kháng cáo,kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm chiếm tỷ lệ nhỏ từ20% đến 30% [17, tr.18] Số án sơ thẩm của Tòa án cấp huyện bị Toà phúcthẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm huỷ hoặc sửa chỉ là rất nhỏ và chủ yếu là cải sửanhằm thay đổi biện pháp chấp hành hình phạt, mức hình phạt Điều đó cho thấy,Toà án cấp huyện có thể xét xử thêm một số loại tội, một số khung hình phạt màToà án cấp tỉnh đang có thẩm quyền xét xử.

Về đội ngũ Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân, trình độ năng lực đã đượcnâng lên một cách đáng kể Hiện nay, chúng ta đang thực hiện tiêu chuẩn hóaThẩm phán theo đúng quy định của pháp luật Nếu so sánh trình độ của Thẩmphán hiện nay với trình độ Thẩm phán năm 1994 đã có bước tiến đáng kể Đếnnay, 86% Thẩm phán đã có trình độ đại học Luật hoặc cao đẳng Toà án, số cótrình độ luân huấn và trung cấp chỉ chiếm 14%, không có Thẩm phán nào cótrình độ sơ cấp hoặc chưa được học Luật Các Thẩm phán còn nợ tiêu chuẩnđang tiếp tục hoàn thiện chương trình đại học Luật tại chức để có đủ trình độnhư Pháp lệnh quy định [17, tr.18]

Tất cả những cơ sở trên cho thấy, việc quy định thẩm quyền xét xử theosự việc các VAHS của TAND cấp huyện theo hướng mở rộng là hợp lý Với vaitrò quan trọng của mình trong mối liên hệ với các quy định khác của pháp luậtTTHS, thẩm quyền xét xử các VAHS của TAND cấp huyện phải được quy địnhmột cách phù hợp trên cơ sở đánh giá một cách toàn diện tất cả các căn cứ trên

3 Sơ lược lịch sử phát triển những quy định của pháp luật tố tụng hình sự về thẩm quyền xét xử theo sự việc của tòa án nhân dân cấp huyện

3.1 Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1960

Sau Cách mạng tháng Tám 1945, Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà

ra đời, hệ thống Tòa án đã được hình thành với một loạt các văn bản có liênquan, đặc biệt là Hiến pháp 1946, Sắc lệnh số 13 ngày 24/1/1946 về Tổ chứcToà án và ngạch Thẩm phán, Sắc lệnh số 51 ngày 17/4/1946 ấn định thẩm quyềngiữa các Tòa án và sự phân công giữa các nhân viên trong Tòa án Theo đó, hệthống TAND bao gồm: Tòa án tối cao, Tòa án phúc thẩm, Toà đệ nhị cấp và Toà

Trang 15

sơ cấp Tòa sơ cấp là cơ chế xét xử thấp nhất (tương đương với TAND cấp

huyện ngày nay) chỉ có thẩm quyền “xét xử sơ thẩm những vụ án phạt giam từ 1 đến 5 ngày, những vụ án xử bồi thường quá 150 đồng, hoặc những việc xin bồi thường quá số tiền ấy” (Điều 5, Sắc lệnh 51), những VAHS còn lại sẽ thuộc

thẩm quyền xét xử của Toà đệ nhị cấp Như vậy, Toà sơ cấp chỉ có thẩm quyềnxét xử những VAHS nhỏ, đơn giản, mang tính vi cảnh

Sau một thời gian thực hiện, nhất là trong điều kiện có chiến tranh, cácquy định trên dần bộc lộ những điểm bất hợp lý Do vậy, đến 26/5/1948 Sắclệnh số 85 về ấn định thẩm quyền của Tòa án sơ cấp và Tòa án đệ nhị cấp trêntinh thần mở rộng thẩm quyền của Tòa án sơ cấp được ban hành, cho phép Tòaán sơ cấp có thể xử việc bồi thường quá 200 đồng, hoặc nếu vì tình thế chiếntranh lại mất liên lạc với Toà đệ nhị cấp thì Tòa án cấp này giam cứu bị can đến

45 ngày nếu là việc tiểu hình, hoặc đến 4 tháng nếu là việc đại hình

Bước sang giai đoạn những năm 1950, Việt Nam bắt đầu tiến hành cảicách tư pháp Hệ thống Tòa án được kiện toàn thêm một bước, Tòa án sơ cấp,Toà đệ nhị cấp và Toà phúc thẩm đổi tên thành TAND cấp huyện, TAND tỉnhvà Tòa án liên khu Tiếp đó, một số văn bản pháp luật khác cũng quy định thànhlập thêm một số Tòa án, ví dụ: Tòa án vùng tạm chiếm đóng có thẩm quyền củacả TAND cấp huyện, TAND dân tỉnh và Tòa án liên khu Một số Tòa án đặcbiệt được thành lập để xét xử các cán bộ viên chức Nhà nước phạm tội hối lộ,tham nhũng làm giảm uy tín Cách mạng, xét xử những tên địa chủ, cường hàogian ác chống phá chính sách cải cách ruộng đất

Như vậy, với 15 năm xây dựng và từng bước trưởng thành, hệ thống Tòa án nói chung và TAND cấp huyện nói riêng đã hoàn thành nhiệm vụ bảo vệchính quyền, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước và công dân, đápứng kịp thời yêu cầu chính trị, góp phần không nhỏ vào sự thắng lợi của Cáchmạng dân tộc Hiến pháp năm 1959 đã đánh dấu một bước ngoặt đầu tiên tronglịch sử lập pháp Việt Nam Pháp luật tố tụng hình sự về thẩm quyền xét xử theosự việc của TAND cấp huyện cũng bước sang một giai đoạn phát triển mới

Trang 16

3.2 Giai đoạn từ 1960 đến khi ban hành BLTTHS năm 1988

Sau khi Hiến pháp năm 1959 có hiệu lực, một loạt các văn bản pháp luậtcó liên quan đã ra đời làm thay đổi cơ bản hệ thống Tòa án trong thời kỳ đó nhưLuật Tổ chức TAND năm 1960, Pháp lệnh ngày 23/3/1961, một loạt các văn bảnhướng dẫn như: Thông tư số 1080 ngày 25/9/1961, Thông tư số 1209 ngày19/5/1962 và Thông tư số 03/TATC ngày 4/9/1963 về hướng dẫn thực hiệnthẩm quyền mới của TAND cấp huyện Cụ thể như sau:

Điều 16 Luật Tổ chức TAND năm 1960 quy định: “Tòa án nhân dân cấp huyện, thành phố thuộc tỉnh, thị xã hoặc đơn vị hành chính tương đương được xét xử sơ thẩm những vụ án hình sự, dân sự do pháp luật quy định thuộc thẩm quyền của các Tòa án đó Được phân xử những việc hình sự nhỏ không phải mở phiên toà” Tiếp đó, Pháp lệnh năm 1961 quy định mở rộng thêm một bước

đáng kể thẩm quyền xét xử cho TAND cấp huyện, cho phép TAND cấp huyệnphân xử những việc hình sự nhỏ không phải mở phiên toà và sơ thẩm nhữngVAHS nhỏ có thể phạt tù từ 2 năm trở xuống

Đối với những việc hình sự nhỏ không phải mở phiên toà, TAND cấphuyện xét xử sơ thẩm đồng thời chung thẩm ngay Đây là những vụ án màTAND cấp huyện được quyền trực tiếp thụ lý và xét xử

Bên cạnh đó, việc xét xử sơ thẩm những VAHS có tính chất phức tạp hơncó thể phạt tù từ 2 năm trở xuống mà TAND cấp huyện được phép xét xử chỉkhi được TAND cấp tỉnh giao cho

Thông tư số 1080/TC năm 1961 còn quy định những loại việc mà TANDcấp huyện phải thỉnh thị TAND cấp tỉnh trước khi xét xử và những vụ án thuộcthẩm quyền của Tòa án cấp huyện mà Tòa án cấp tỉnh lấy lên để xét xử

Sau đại thắng mùa xuân năm 1975, đất nước thống nhất, hệ thống Tòa ánở các tỉnh phía Nam được thành lập Theo Sắc lệnh số 01 ngày 15/3/1976 củaHội đồng chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà Miền nam Việt Nam quyđịnh: TAND cấp huyện xét xử những VAHS có hình phạt từ 2 năm tù trở xuống.Nhưng do tình hình chưa ổn định, để phù hợp với trình độ Thẩm phán, ngày28/3/1976, Thông tư số 01/ BTP-TT về tổ chức TAND quy định chỉ nên giao

Trang 17

cho TAND cấp huyện xét xử những VAHS ít nghiêm trọng, phức tạp, khôngđược xét xử những tội phạm phản Cách mạng, những tội gây tổn thương đến sứckhỏe cuả nhiều người, hoặc gây chết người, hoặc xâm phạm nghiêm trọng đếnquyền sở hữu, những vụ án mà việc xác định tội phạm có nhiều khó khăn vànhững vụ án có ảnh hưởng chính trị lớn

Sau khi thống nhất đất nước, các chế định về kinh tế, quyền và nghĩa vụcủa công dân, tổ chức bộ máy Nhà nước của Hiến pháp năm 1959 đã không đápứng được yêu cầu của tình hình mới Hiến pháp năm 1980 ra đời đã mở ra thờikỳ mới của công cuộc xây dựng Tổ quốc Phù hợp với sự thay đổi lớn lao củađất nước, hệ thống Tòa án cũng cần được củng cố và hoàn thiện Việc quy địnhcho phép TAND cấp huyện được phép xét xử các VAHS có mức hình phạt 2năm tù trở xuống là vi phạm nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự vì nó chophép Tòa án có thể dự kiến mức hình phạt trước khi xét xử Mặt khác, TANDcấp tỉnh cũng phải xét xử với một khối lượng lớn vụ án Để khắc phục nhữngtồn tại trên, Luật Tổ chức TAND năm 1981 đã được ban hành mở rộng thêm

thẩm quyền của TAND cấp huyện Theo Điều 36: “Các Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền xét xử những vụ án hình sự trừ những loại việc sau đây:

+ Những tội xâm phạm an ninh quốc gia;

+ Những tội phạm hình sự có tính chất nghiêm trọng, phức tạp, gây hậu quả lớn, những vụ án mà Tòa án nhân dân cấp tỉnh và cấp tương đương lấy lên để xét xử”.

Theo đó, TAND cấp huyện có thẩm quyền xét xử những VAHS mà luậtquy định có hình phạt từ 5 năm tù trở xuống

Thông tư liên tịch giữa TANDTC, Viện kiểm sát nhân dân tối cao(VKSNDTC), Bộ tư pháp và Bộ nội vụ ngày 6/2/1982 hướng dẫn TAND cấphuyện xét xử những tội phạm hình sự thường mà khung hình phạt áp dụng từ 7năm tù trở xuống

Khi BLTTHS năm 1985 được ban hành, để phù hợp, Thông tư liên ngành

số 01 năm 1986 hướng dẫn: “Tòa án cấp huyện được xét xử một số tội pháp luật quy định hình phạt từ 7 năm tù trở xuống nhưng có các tình tiết giảm nhẹ cho

Trang 18

phép xử 5 năm trở xuống” Hướng dẫn này chỉ mang tính chất tạm thời, nó vẫn

có điểm bất hợp lý là cho phép dự kiến mức hình phạt trước khi xét xử

Có thể nhận thấy sự kế thừa hợp lý các quy định của pháp luật tố tụnghình sự về thẩm quyền xét xử của TAND cấp huyện Đây là cơ sở quan trọngcho việc xây dựng thẩm quyền xét xử cho TAND cấp huyện trong thời gian tới

3.3 Giai đoạn từ 1988 đến trước khi ban hành BLTTHS năm 2003

Với vai trò quan trọng của mình, pháp luật tố tụng hình sự ngày càng pháttriển và hoàn thiện dần Sau hơn 40 năm, các quy định của pháp luật tố tụnghình sự ngày càng phát triển và sự ra đời BLTTHS đầu tiên của Nước Cộng hoàxã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 1988 là một tất yếu khách quan Như trên đãphân tích, các văn bản pháp luật quy định thẩm quyền xét xử theo sự việc cácVAHS của TAND cấp huyện đã bộc lộ những hạn chế nhất định Để khắc phụcnhững điểm bất hợp lý đó, khoản 1 Điều 145 BLTTHS năm 1988 quy định:

“Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án quân sự khu vực có thẩm quyền xét xử sơ thẩm những tội phạm mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt từ 7 năm tù trở xuống, trừ một số tội:

a) Các tội xâm phạm an ninh quốc gia;

b) Các tội quy định tại các Điều 95, 96, Khoản 1 Điều 172 và các Điều

222, 223, 263, 293, 294, 295, 296 của Bộ luật hình sự”.

BLTTHS năm 1988 đã quy định mở rộng thêm một bước đáng kể thẩmquyền của Tòa án cấp huyện Mức hình phạt 7 năm tù trở xuống làm căn cứ xácđịnh thẩm quyền của TAND cấp huyện là do luật định Quy định này xác địnhthẩm quyền của Tòa án cấp huyện một cách cụ thể, rõ ràng, phù hợp với quyđịnh của BLHS, đồng thời không vi phạm nguyên tắc của BLTTHS

Để Tòa án cấp huyện xác định thẩm quyền một cách thống nhất,TANDTC, VKSNDTC, Bộ tư pháp, Bộ nội vụ đã ra Thông tư liên ngành số 02ngày 12/1/1989 hướng dẫn thực hiện những quy định của BLTTHS về thẩmquyền xét xử của Tòa án cấp huyện Theo Thông tư này, Tòa án cấp huyện đượcxét xử cả những tội phạm nghiêm trọng và tội ít nghiêm trọng nếu mức cao nhất

Trang 19

của khung hình phạt do luật định với tội ấy là từ 7 năm tù trở xuống, trừ các tộiđược nêu ở điểm a, b khoản 1 Điều 145 BLTTHS năm 1988.

Cho đến trước khi ban hành BLTTHS năm 2003, BLTTHS năm 1988 đãđược sửa đổi, bổ sung 3 lần vào tháng 6/1990, tháng 12/1992 và lần cuối vàotháng 6/2000 Về thẩm quyền xét xử, các lần sửa đổi, bổ sung đã xóa bỏ thẩmquyền xét xử sơ thẩm đồng thời chung thẩm của TANDTC, nhưng không đặtvấn đề sửa đổi, bổ sung thẩm quyền của TAND cấp huyện Qua gần 15 nămthực hiện quy định tại khoản 1 Điều 145 BLTTHS 1988 về thẩm quyền xét xửcủa TAND cấp huyện đã mang lại những kết quả nhất định Song thực tiễn điềutra, truy tố, xét xử cho thấy, số vụ án mà TAND cấp tỉnh xét xử ngày càngnhiều Đồng thời hệ thống các cơ quan tiến hành tố tụng cấp huyện, trong đó cóTAND cấp huyện ngày càng được củng cố lớn mạnh cả về số lượng và chấtlượng Do vậy, việc thay đổi thẩm quyền cho phù hợp với thực tế là một yêu cầukhách quan Đó là lý do mà BLTTHS năm 2003 ra đời đã thay đổi một bướcđáng kể thẩm quyền xét xử của TAND cấp huyện

Trang 20

CHƯƠNG II QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ HIỆN HÀNH

VỀ THẨM QUYỀN XÉT XỬ THEO SỰ VIỆC CỦATÒA ÁN NHÂN DÂN

CẤP HUYỆN

1 Các vụ án hình sự thuộc thẩm quyền xét xử của tòa án nhân dân cấp huyện

Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường đã làm cho Nhà nước

Việt Nam sau 15 năm phát triền đã có những sự thay đổi lớn lao Mặc dùBLTTHS năm 1988 được sửa đổi, bổ sung 3 lần, nhưng nhìn chung những sửađổi, bổ sung này cũng chưa được tiến hành một cách toàn diện Các quy định vềthẩm quyền xét xử của TAND cấp huyện hầu như không có gì thay đổi Quátrình thực hiện dần bộc lộ những hạn chế nhất định Để tiếp tục thực hiện chủtrương của cải cách tư pháp, nâng cao chất lượng khởi tố, điều tra, truy tố, xétxử và thi hành án, thực hiện chủ trương của Nghị quyết 08 ngày 2/1/2002 củaBộ chính trị, BLTTHS năm 2003 được thông qua ngày 26/11/2003 và có hiệulực thi hành từ 1/7/2004 đã có những thay đổi mang tính chất tích cực và toàndiện hơn về thẩm quyền xét xử theo sự việc của TAND cấp huyện

Khoản 1 Điều 170 của BLTTHS năm 2003 quy đinh như sau:

Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án quân sự khu vực xét xử sơ thẩm

những vụ án hình sự về những tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng, trừ những tội phạm sau đây:

a) Các tội xâm phạm an ninh quốc gia;

b) Các tội phá hoại hoà bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh;

c) Các tội quy định tại các điều 93, 95, 96, 172, 216, 217, 218, 219, 221,

222, 223, 224, 225, 226, 263, 293, 294, 295, 296, 322, 323 của Bộ luật hình sự.

Như vậy, theo quy định của BLTTHS hiện hành thì các Tòa án có thẩmquyền xét xử sơ thẩm những VAHS gồm có:

Trang 21

- Các TAND huyện, quận, thành phố, thị xã thuộc tỉnh gọi là TAND cấphuyện;

- Các TAND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gọi là TAND cấptỉnh;

- Các Tòa án quân sự khu vực, quân chủng, và tương đương gọi là Tòa ánquân sự cấp quân khu, Tòa án quân sự khu vực

Để xác định những vụ án thuộc thẩm quyền xét xử của TAND cấp huyệntheo sự việc cần phân biệt được với những vụ án thuộc thẩm quyền xét xử sơthẩm của TAND cấp tỉnh và những vụ án thuộc thẩm quyền xét xử của TAQSkhu vực

Việc phân định thẩm quyền giữa các cấp Tòa án (mà trong trường hợpnày là thẩm quyền giữa TAND cấp huyện và TAND cấp tỉnh) được căn cứ vàoloại tội phạm và tội danh trong VAHS Mức độ của tội phạm ngày càng nguyhiểm thì Bộ luật Hình sự quy định mức hình phạt áp dụng đối với tội phạm đócàng nghiêm khắc Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạmtội, tội phạm được phân thành tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng,tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng Dấu hiệu để nhậnbiết một tội phạm cụ thể thuộc loại tội nào, nhà làm luật đã dựa trên cơ sở mứccao nhất của khung hình phạt áp dụng đối với tội ấy

Theo quy định tại khoản 3 Điều 8 BLHS năm 1999 thì:

Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội

mà mức cao nhất của khung hình phạt áp dụng đối với tội ấy là đến 3 năm tù

Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức

cao nhất của khung hình phạt áp dụng đối với tội ấy là đến 7 năm tù

Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà

mức cao nhất của khung hình phạt áp dụng đối với tội ấy là đến 15 năm tù

Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho

xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt áp dụng đối với tội ấy là trên 15năm tù, tù chung thân hoặc tử hình

Trang 22

Như vậy, việc quy định thẩm quyền xét xử cho Tòa án cấp huyện dựa trên

2 nguyên tắc: căn cứ vào mức cao nhất của khung hình phạt áp dụng đối vớitừng tội và xác định những tội phạm không thuộc thẩm quyền xét xử của TANDcấp huyện Theo đó, TAND cấp huyện sẽ được xét xử những VAHS về nhữngtội phạm mà mức cao nhất của khung hình phạt áp dụng với tội ấy là từ 15 nămtù trở xuống hoặc hình phạt khác nhẹ hơn, trừ những tội phạm sau đây:

a) Tội xâm phạm an ninh quốc gia (quy định tại chương XI, gồm 15 tội);b) Tội phá hoại hoà bình, chống phá loài người và tội phạm chiến tranh(quy định tại chương XXIV - gồm 4 tội);

c) Các tội quy định tại các điều:

- Điều 93: Tội giết người;

- Điều 95: Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh;

- Điều 96: Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;

- Điều 272: Tội vi phạm các quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai tháctài nguyên;

- Điều 216: Tội vi phạm các quy định về điều khiển tàu bay;

- Điều 217: Tội cản trở giao thông đường không;

- Điều 218: Tội đưa vào sử dụng phương tiện giao thông đường khôngkhông bảo đảm an toàn;

- Điều 219: Tội điều động hoặc giao cho người không đủ điều kiện điềukhiển các phương tiện giao thông đường không;

- Điều 221: Tội chiếm đoạt tàu bay, tàu thuỷ;

- Điều 222: Tội điều khiển tàu bay vi phạm các quy định về hàng khôngcủa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

- Điều 223: Tội điều khiển phương tiện hàng hải vi phạm các quy định vềhàng hải của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

- Điều 224: Tội tạo ra và lan truyền, phát tán các vi rút tin học;

- Điều 225: Tội vi phạm các quy định về vận hành, khai thác và sử dụngmáy tính điện tử ;

- Điều 226: Tội sử dụng trái phép thông tin trên mạng và trong máy tính;

Trang 23

- Điều 263: Tội cố ý làm lộ bí mật nhà nước; tội chiếm đoạt, mua bán,tiêu huỷ tài liệu bí mật nhà nước;

Điều 293: Tội truy cứu trách nhiệm hình sự người không có tội;

- Điều 294: Tội không truy cứu trách nhiệm hình sự người có tội;

- Điều 295: Tội ra bản án trái pháp luật;

- Điều 296: Tội ra quyết định trái pháp luật;

- Điều 322: Tội đầu hàng địch;

- Điều 323: Tội khai báo hoặc tự nguyện làm việc cho địch khi bị bắt làmtù binh

Theo quy định của BLHS năm 1999 thì có 344 tội danh với 674 khung.Nếu thực hiện theo quy định của BLTTHS năm 1988 thì TAND cấp huyện cóthẩm quyền xét xử 347/ 674 khung, chiếm 51,48% Nếu thực hiện theo thẩmquyền mới được quy định trong BLTTHS năm 2003 thì TAND cấp huyện cóthẩm quyền xét xử 518/674 khung chiếm 76,85% (tăng hơn so với thời kỳ trước25,37%) BLTTHS năm 2003 đã mở rộng thêm nhiều nhóm tội và tội danhkhông thuộc thẩm quyền xét xử theo sự việc của TAND cấp huyện, nhưng dotăng thẩm quyền cho TAND cấp huyện được xét xử những tội phạm được quyđịnh trong BLHS mà mức cao nhất của khung hình phạt áp dụng đối với tội đólà đến 15 năm tù, nên Tòa án cấp huyện sẽ xét xử nhiều khung hình phạt hơntrong BLHS so với trước đây (tăng 25,37%) Chỉ dựa vào BLHS để phân tíchmà chưa dựa vào thực tiễn xét xử để đánh giá, có thể ở một góc độ nào đó khôngđược chính xác hoàn toàn vì mỗi hành vi phạm tội được quy định trong BLHSxảy ra trên thực tế là khác nhau, có tội xảy ra rất thường xuyên, phổ biến (tộitrộm cắp, tội phạm về ma tuý, tội xâm phạm sức khoẻ ) nhưng cũng có tội lạirất ít xảy ra, hầu như không xảy ra (tội xâm phạm hoà bình ) hoặc do tính chấtđặc thù của hành vi chỉ xảy ra ở một số nơi nhất định (tội vượt biên, tội hoạtđộng phỉ ) Nhưng chắc chắn, theo quy định của khoản 1 Điều 170 BLTTHSnăm 2003 thì số lượng án sơ thẩm mà TAND cấp huyện xét xử sẽ tăng Do vậy,số lượng án mà TAND cấp tỉnh xét xử sơ thẩm sẽ giảm dẫn đến số lượng ánphúc thẩm ở TANDTC cũng giảm theo, tạo điều kiện cho TANDTC thực hiện

Trang 24

công tác giám đốc thẩm, tái thẩm, tổng kết công tác xét xử, hướng dẫn các Tòaán cấp dưới áp dụng pháp luật đạt hiệu quả cao

Hiện nay, điều kiện xét xử cấp huyện đã được kiện toàn hơn trước, nhưng

do trình độ Thẩm phán và điều kiện cơ sở vật chất ở các địa phương khác nhau,có sự chênh lệch rất lớn giữa nhiều nơi: miền núi và đồng bằng, giữa thành phốvà nông thôn Đồng loạt tăng thẩm quyền cho tất cả TAND cấp huyện theo quyđịnh khoản 1 Điều 170 BLTTHS năm 2003 trong một thời gian ngắn có thểkhiến cho một số Tòa án chưa thể đáp ứng ngay được Do vậy, việc đặt ra lộtrình thực hiện thẩm quyền theo khoản 1 Điều 170 của BLTTHS năm 2003 đốivới TAND cấp huyện là hợp lý Nghị quyết số 24/2004/NQ-QH11 về việc thi

hành BLTTHS năm 2003 đã chỉ rõ tại mục 3: “ Kể từ ngày Bộ luật tố tụng hình sự có hiệu lực, những Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh có đủ điều kiện thực hiện thì được giao thẩm quyền xét xử mới được quy định tại khoản 1 Điều 170 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 Những Tòa án huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh chưa đủ điều kiện thực hiện thì thực hiện thẩm quyền xét xử những vụ án hình sự về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, trừ những tội phạm quy định tại các điểm a, b, c khoản

1 Điều 170 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 Nhưng chậm nhất là đến ngày 1/7/2009, tất cả các Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh phải thực hiện thống nhất thẩm quyền xét xử”.

Ngay sau đó, ngày 29/4/2004 Uỷ ban thường vụ Quốc hội ra 2 Nghịquyết: Nghị quyết số 509 và Nghị quyết số 523 quy định cụ thể cho 170 Toà áncấp huyện thực hiện thẩm quyền mới Điều 1 Nghị quyết số 509/2004/NQ-

UBTVQH11 đã nhận định: “Trên cơ sở tăng cường đội ngũ cán bộ, cơ sở vật chất của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án nhân dân huyện, quận, thị

xã, thành phố thuộc tỉnh đồng thời bảo đảm sự đồng bộ trong việc thực hiện thẩm quyền điều tra, truy tố, xét xử của các cơ quan này, hàng năm Tòa án nhân dân tối cao chủ trì phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Chính phủ thống nhất đề nghị Uỷ ban thường vụ Quốc hội quy định những Tòa án nhân dân cấp huyện được thực hiện thẩm quyền xét xử” Nghị quyết số 523

Trang 25

quy định cụ thể cho 170 Toà án cấp huyện đầu tiên được thực hiện theo thẩmquyền mới, chủ yếu là các Toà án thị xã, thành phố thuộc tỉnh, các TAND quận,

huyện của thành phố trực thuộc Trung ương

Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về giao thẩm quyền mới cho Tòa áncấp huyện xét xử các VAHS, TANDTC, VKSNDTC, Bộ Công an, Bộ Quốcphòng, Bộ Tư pháp đã ban hành nhiều Chỉ thị, Thông tư hướng dẫn các cơ quan

tư pháp địa phương củng cố bộ máy tổ chức; nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ,công chức; tăng cường cán bộ có năng lực; bổ sung kinh phí trang thiết bị làmviệc; mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ TAND cấp huyện, tăng ngân sáchđầu tư về cơ sở vật chất và kinh phí hoạt động cho các đơn vị thực hiện thẩmquyền mới; thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành tiến hành kiểm tra việcTAND cấp huyện thực hiện thẩm quyền mới tại một số tỉnh, thành phố trựcthuộc Trung ương

Theo báo cáo của TANDTC thì Liên ngành tư pháp Trung ương đã chỉđạo các cơ quan tư pháp cấp tỉnh dự kiến danh sách các TAND cấp huyện có đủđiều kiện để giao thực hiện thẩm quyền mới Trên cơ sở đó, ngày 27/7/2006,Nghị quyết được Quốc hội thông qua đã cho phép thêm 117 TAND huyện,quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh được thực hiện thẩm quyền xét xử theo quyđịnh tại khoản 1 Điều 170 BLTTHS năm 2003

Việc không cho phép đồng loạt các TAND cấp huyện trong cả nước thựchiện thẩm quyền mới, về lý luận, là chưa phù hợp với quy định của BLTTHSnăm 2003 Tuy nhiên, như đã phân tích ở trên, điều này là cần thiết và phù hợpvới thực trạng xét xử của nước ta hiện nay Hơn nữa, chúng ta có thể vận dụngquy định tại khoản 2 Điều 170 BLTTHS năm 2003 quy định về những vụ ánthuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án cấp huyện mà Tòa án cấp tỉnh lấy lên đểxét xử

Bên cạnh đó, Toà án cấp huyện (trong đó có TAND cấp huyện) có thẩmquyền xét xử những VAHS mà bị cáo bị xét xử về nhiều tội mà mỗi tội đượcquy định trong BLHS có mức cao nhất của khung hình phạt là đến 15 năm tù,hoặc hình phạt khác nhẹ hơn (trừ những tội phạm quy định tại điểm a, b, c

Trang 26

khoản 1 Điều 170 của BLTTHS năm 2003) Khi tổng hợp hình phạt đối vớinhững VAHS trên thì TAND cấp huyện có quyền tuyên hình phạt chung là trên

15 năm tù nhưng không được vượt quá 30 năm tù theo quy định tại Điều 50BLHS năm 1999

Nếu một bị cáo phạm nhiều tội mà có tội thuộc thẩm quyền xét xử củaTAND cấp huyện, có tội thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án cấp trên thì việcxét xử thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp trên Ví dụ: A phạm tội giết người theokhoản 1 Điều 93 BLHS năm 1999 (thuộc thẩm quyền xét xử của TAND cấptỉnh) đồng thời phạm tội trộm cắp theo khoản 2 điều 138 BLHS năm 1999(thuộc thẩm quyền xét xử của TAND cấp huyện) Khi đó vụ án A phạm tội giếtngười và đánh bạc sẽ thuộc thẩm quyền xét xử của TAND cấp tỉnh

Trường hợp một người đang phải chấp hành hình phạt của bản án (do bấtcứ Toàn án cấp nào) đã tuyên lại bị đưa ra xét xử sơ thẩm về tội thuộc thẩmquyền xét xử của TAND cấp huyện thì vụ án này vẫn thuộc thẩm quyền củaTAND cấp huyện, nhưng nếu người đó đã bị kết án tử hình hoặc tù chung thânmà chưa được giảm thời hạn chấp hành hình phạt lại bị đưa ra xét xử sơ thẩm vềtội phạm khác thì việc xét xử vụ án đó thuộc thẩm quyền của TAND cấp tỉnh

Trên đây là thẩm quyền xét xử theo sự việc các VAHS của Toà án cấphuyện nói chung, trong đó có TAND cấp huyện Các vụ án thuộc thẩm quyềnxét xử theo sự việc của TAND cấp huyện vừa mang đầy đủ những đặc điềmchung, vừa mang những đặc điểm riêng phân biệt với thẩm quyền xét xử cácVAHS của Tòa án quân sự khu vực Mặc dù chưa được quy định cụ thể trongBLTTHS năm 2003, nhưng Pháp lệnh Tổ chức Tòa án quân sự ngày 4/11/2002đã quy định rất rõ những vụ án thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự, saunày được hướng dẫn rất cụ thể trong Thông tư số 01/2005/TTLT - TANDTC -VKSNDTC - BQP - BCA hướng dẫn về thẩm quyền xét xử của TAQS Theo đó,việc phân định thẩm quyền xét xử các VAHS giữa TAND và Tòa án quân sựcăn cứ vào đối tượng phạm tội (người thực hiện hành vi phạm tội)

Trang 27

Theo quy định tại Điều 3, Điều 4, Điều 5 Pháp lệnh Tổ chức Tòa án quânasự ngày 4/11/2002 và được hướng dẫn tại mục 1 phần I của Thông tư thì TANDsẽ không được xét xử những vụ án mà đối tượng phạm tội là:

- Quân nhân tại ngũ, công chức quốc phòng, công nhân quốc phòng, quânnhân dự bị trong thời gian tập chung huấn luyện diễn tập hoặc kiểm tra tìnhtrạng sẵn sàng động viên, chiến đấu theo quy định của pháp luật về lực lượng dựbị động viên; dân quân tự vệ trong thời gian phối hợp với quân đội trong chiếnđấu, phục vụ chiến đấu; những người được trưng tập làm nhiệm vụ quân sự dođơn vị quân đội trực tiếp quản lý Các đối tượng trên nếu phạm tội, không phụthuộc họ phạm tội gì, ở đâu đều thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự

- TAND cũng không được xét xử những vụ án mà người thực hiện hành

vi phạm tội có liên quan đến bí mật quân sự hoặc gây thiệt hại cho quân đội

Các trường hợp trên đều thuộc thẩm quyền xét xử tuyệt đối của Tòa ánquân sự, TAND cấp huyện không có thẩm quyền xét xử

Đối với những người không còn phục vụ cho quân đội mà phát hiện hành

vi phạm tội của họ được thực hiện trong thời gian phục vụ trong quân đội, hoặcnhững người đang phục vụ cho quân đội mà phát hiện hành vi phạm tội của họđược thực hiện trước khi vào quân đội, thì Tòa án quân sự xét xử những tộiphạm có liên quan đến bí mật quân sự hoặc gây thiệt hại cho quân đội, những tộiphạm khác do TAND xét xử

Trường hợp trong cùng vụ án vừa có tội phạm thuộc thẩm quyền xét xửcủa TAQS, vừa có tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của TAND thì Tòa ánquân sự xét xử toàn bộ vụ án Nếu có thể tách ra để xét xử riêng thì Tòa án quânsự và TAND xét xử bị cáo hoặc tội phạm thuộc thẩm quyền của mình

Các văn bản trên đã quy định một cách rất cụ thể và rõ ràng về tính chấtcủa những vụ án thuộc thẩm quyền xét xử của TAND cấp huyện và Tòa án quânsự khu vực Tuy nhiên, trong thực tế, giữa các cơ quan tiến hành tố tụng trongvà ngoài quân đội chưa có sự thống nhất chung về nhận thức xung quanh vấn đềvề thẩm quyền xét xử vụ án là của Tòa án quân sự hay TAND

Trang 28

Ví dụ: Khoảng 22h30 ngày 23/2/2004 Nguyễn Minh Nhựt (chiến sĩ thuộc

Đại đội 18, trung đoàn X) đi xe máy chở Lê Văn Sang (dân sự) Khi đi qua cầuchợ cũ (Lò Vấp - Đồng Nai), Hoà ra hiệu cho xe dừng lại và hỏi đường về trụ sởUỷ ban nhân dân xã Tân Khánh Sau khi chỉ đường, Nhựt có ý làm xe ôm chởHoà, nhưng do không nhất trí về giá cả, hai bên có to tiếng với nhau Nhựt laovào đánh Hoà ép Hoà đưa ví cho Sang nhào tới dựt lấy ví, sau đó cả hai cùngđánh Hoà rồi bỏ chạy Chiều ngày 24/2/2004, Cơ quan điều tra đã bắt khẩn cấp

Lê Văn Sang Nhựt bỏ trốn Ngày 19/4/2004, Nhựt quay trở lại đơn vị và bị kỷluật trả về địa phương, sau đó đã bị Cơ quan điều tra khởi tố về tội cướp tài sản

Vì cho rằng khi phạm tội Nhựt là quân nhân tại ngũ, thẩm quyền xử lý vụ ánphải thuộc về cơ quan tiến hành tố tụng trong quân đội, ngày 28/4/2004 Việnkiểm sát nhân dân tỉnh Đồng Tháp ra Quyết định số 234/KSĐT chuyển hồ sơ vụán cho Viện kiểm sát quân sự để sử lý theo thẩm quyền

Xung quanh vấn đề này có nhiều quan điểm khác nhau, không ít ý kiếncho rằng vụ án trên thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự Tuy nhiên,chúng tôi nhất trí với quan điểm của TANDTC là vụ án thuộc thẩm quyền củaTAND, vì tại thời điểm Nhựt thực hiện hành vi phạm tội vẫn là quân nhân tạingũ, nhưng khi có quyết định khởi tố và quyết định truy tố, Nhựt không còn làquân nhân nữa vì đã bị kỷ luật tước danh hiệu quân nhân và trả về địa phương,nguyên nhân là do chấp hành kỷ luật không nghiêm mà không liên quan đếnhành vi cướp tài sản, thiệt hại xảy ra cũng không phải là thiệt hại cho quân đội

Như vậy, theo quy định của pháp luật thì tội phạm được thực hiện thuộcthẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự khi thoả mãn 2 điều kiện là: hành viphạm tội phải được thực hiện trong thời gian phục vụ chiến đấu, và hành viphạm tội có liên quan đến bí mật quân sự hoặc gây thiệt hại cho quân đội Hành

vi của Nhựt chỉ thỏa mãn điều kiện thứ nhất mà không thỏa mãn điều kiện thứhai do vậy vụ án trên thuộc thẩm quyền của TAND

Những vụ án thuộc thẩm quyền xét xử theo sự việc của TAND cấp huyệnlà những vụ án được quy định tại khoản 1 Điều 170 BLTTHS năm 2003 Nhưngđể xác định chính xác thẩm quyền xét xử theo sự việc các VAHS của TAND cấp

Trang 29

huyện ta còn phải phân biệt với thẩm quyền xét xử các VAHS của Tòa án quânsự khu vực Điều đó có nghĩa là phải đồng thời căn cứ vào tính chất và mức độnguy hiểm của hành vi phạm tội để phân biệt thẩm quyền xét xử của TAND cấphuyện với thẩm quyền xét xử của TAND cấp tỉnh, và căn cứ vào đối tượng thựchiện tội phạm để phân biệt với thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sựkhu vực Trong đó, tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội thườngcó vai trò quan trọng nhất vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng kết quả xétxử, đồng thời cũng là yếu tố rất khó quy định

Như vậy, ở nước ta hiện nay thì TAND cấp huyện là cấp xét xử thấp nhấtcó thẩm quyền xét xử sơ thẩm phần lớn tội danh được quy định trong BLHSnăm 1999 Các tội còn lại thuộc thẩm quyền xét xử của TAND cấp tỉnh Tuynhiên, thực tế cho thấy, rất ít nước trên thế giới cho phép cấp thấp nhất được xửnhững tội phạm nghiêm trọng, những tội phạm có hình phạt đến 15 năm tù Tacó thể so sánh với mô hình xét xử của một số nước tiêu biểu sau [21, tr.77,78]:

Tại bang Victoria ở Mỹ, hệ thống Tòa án bang gồm 3 cấp là: Toà án tối

cao, Tòa án cấp quận, Tòa án trung cấp và Tòa án địa phương - cấp xét xử thấpnhất, cùng với 3 cấp xét xử sơ thẩm, phúc thẩm và giám đốc thẩm Tòa án địaphương (tương đương với Tòa án cấp huyện ở nước ta) không được tổ chức theođơn vị hành chính mà được tổ chức theo khu vực, căn cứ vào số dân cư ở cácvùng, địa phương Mặc dù cũng có thẩm quyền xét xử sơ thẩm, nhưng Tòa ánđịa phương chỉ được xét xử những tội vi cảnh, tội ít nghiêm trọng và cả tộinghiêm trọng nếu bị cáo đồng ý áp dụng thủ tục rút gọn Đồng thời, Tòa án nàycòn được thực hiện thẩm quyền mang tính chất tư pháp hành chính khác

Tại Pháp, thành lập 3 loại Tòa để xét xử những tội phạm khác nhau bao

gồm Tòa đại hình, Tòa tiểu hình và Tòa vi cảnh Toà vi cảnh là Tòa thấp nhấtchỉ có thẩm quyền xét xử những án phạt tù từ 1 đến dưới 2 tháng tù hoặc phạttiền đến dưới 25 nghìn france Tòa án thấp nhất chỉ được xét xử sơ thẩm đối với

vụ án ít nghiêm trọng, đơn giản, có sự phân định thẩm quyền giữa các Tòa án đểxét xử các loại tội Mô hình này đã được Việt Nam áp dụng từ những năm bốnmươi của thế kỷ XIX

Trang 30

Tại Nhật Bản, hệ thống Tòa án gồm 4 cấp: Tòa án tối cao, Tòa án cấp cao,

Tòa án quận và Tòa án giản lược - Tòa án thấp nhất chỉ được xét xử những tộiphạm đơn giản ít nghiêm trọng và trung tâm xét xử của hệ thống Toà án NhậtBản là Tòa án cấp quận

Như vậy, hệ thống Tòa án nước ta được tổ chức theo đơn vị hành chínhtrong khi một số nước trên thế giới lại được tổ chức theo khu vực Phần lớn bộmáy Toà án ở các nước đều khá phức tạp gồm nhiều cơ quan, nhiều cấp (thôngthường là 4 cấp) nhưng mỗi cơ quan, mỗi cấp Tòa án lại chuyên sâu thực hiệnmột số nhiệm vụ nhất định Trong khi đó, mặc dù hệ thống Tòa án nước ta đơngiản nhưng thẩm quyền của mỗi cấp Tòa án lại rất nặng nề và phức tạp Tòa áncấp huyện, cấp thấp nhất ở nước ta được xét xử phần lớn tội phạm.Ở nhiều nướckhác, Tòa án cấp thấp nhất chỉ được xét xử một số ít tội phạm đơn giản, ítnghiêm trọng Trung tâm tố tụng hình sự thường diễn ra ở cấp trung gian

Theo Nghị quyết số 49/2005/ NQ- BCT ngày 2/6/2005, đến năm 2020,

mô hình Toà án nước ta sẽ có sự thay đổi cơ bản, tiến tới thành lập Toà án khuvực thay thế cho TAND cấp huyện Đây cũng là một bước đột phá lớn làm thayđổi cơ bản hệ thống Tòa án Việt Nam phù hợp với xu thế chung của thế giới.Tuy nhiên, do đặc thù của Nhà nước Việt Nam là nước có nền kinh tế kém pháttriển, mặt bằng về tri thức so với thế giới còn có nhiều hạn chế, trong khi đó, làmột nước mang đậm nét văn hoá truyền thống phương Đông nên việc “Tây hoá”

mô hình tổ chức Tòa án Việt Nam với lộ trình 15 năm có thể là một khoảng thờigian không dài nhưng cũng đủ để có thể thực hiện được Việc thực hiện thẩmquyền xét xử các VAHS của TAND cấp huyện cần phải đề ra lộ trình rất cụ thể,chặt chẽ, đi những bước đi thận trọng để tạo ra sự thay đổi cho phù hợp với sựphát triển mọi mặt của đất nước ta trong giai đoạn tới

2 Các vụ án hình sự thuộc thẩm quyền xét xử của tòa án nhân dân cấp huyện mà tòa án nhân dân cấp tỉnh lấy lên để xét xử

Nghiên cứu thẩm quyền xét xử của TAND cấp huyện không thể khôngnghiên cứu nội dung này Các vụ án thuộc thẩm quyền của TAND cấp huyện màTAND cấp tỉnh lấy lên để xét xử thực chất là những vụ án được quy định tại

Trang 31

khoản 1 Điều 170 của BLTTHS năm 2003 đã được phân tích ở trên, nhưngnhững vụ án này lại phức tạp hoặc có căn cứ cho rằng nếu để TAND cấp huyệnxét xử theo thẩm quyền sẽ gặp khó khăn, hoặc thiếu khách quan, TAND cấp tỉnhxét thấy cần thiết phải chuyển lên cấp tỉnh để xét xử bảo đảm tính khách quan,đúng đắn của bản án

Khoản 2 Điều 170 BLTTHS năm 2003 quy định: “Tòa án nhân dân cấp tỉnh xét xử sơ thẩm những vụ án hình sự về những tội phạm không thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện hoặc những vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp dưới mà mình lấy lên để xét xử”.

Từ khi ban hành BLTTHS năm 2003, chưa có một văn bản dưới luật nàoquy định những vụ án thuộc thẩm quyền của TAND cấp huyện với tính chất nhưthế nào thì TAND cấp tỉnh lấy lên để xét xử Khi vận dụng quy định này, trênthực tế đều áp dụng Thông tư liên ngành số 02 ban hành ngày 12/11/1989 củaTANDTC, VKSNDTC, Bộ tư pháp, Bộ nội vụ hướng dẫn về vấn đề này khithực hiện BLTTHS năm 1988 Thông tư giao thẩm quyền cho Chánh án Toà án,Viện trưởng Viện kiểm sát, và Thủ trưởng Cơ quan điều tra cấp tỉnh căn cứ vàokhả năng thực tế của các Thẩm phán, Kiểm sát viên và Điều tra viên của cấphuyện ở địa phương mình mà xác định những loại vụ án cần thiết lấy lên để điềutra, truy tố, xét xử ở cấp tỉnh Thông tư nêu rõ một số trường hợp cấp tỉnh nênlấy lên điều tra, truy tố, xét xử đó là:

- Những vụ án phức tạp, có nhiều tình tiết khó đánh giá, thống nhất vềtính chất vụ án hoặc liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành Ví dụ, vụ án có nhiềuđối tượng phạm tội tham gia, có nhiều tình tiết định khung tăng nặng, giảm nhẹtrách nhiệm hình sự khó đánh giá như: phạm tội có tổ chức, phạm tội có tínhchất chuyên nghiệp, côn đồ, lợi dụng chức vụ quyền hạn để phạm tội, hoặcphạm tội trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, do vượt quá giới hạn củaphòng vệ chính đáng

- Vụ án mà bị cáo là Thẩm phán, Kiểm sát viên, Điều tra viên, Cán bộ lãothành chủ chốt ở cấp huyện, người nước ngoài, người có chức sắc cao trong tôngiáo hoặc có uy tín cao trong dân tộc ít người

Ngày đăng: 05/04/2013, 09:12

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. C.Mac - Ănggen, toàn tập, tập V, NXB Sự thật, năm 1978 Khác
3. Nghị quyết Hội nghị lần thứ VIII Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VII Khác
4. Nghị quyết 08/2002/NQ - BCT ngày 2/1/2002 của Bộ chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp trong thời gian tới Khác
5. Nghị quyết số 49/2005/NQ - BCT ngày 2/6/2005 của Bộ chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020.6. BLHS năm 1999 Khác
8. Các văn bản dưới luật hướng dẫn thực hiện các quy định của BLTTHS về thẩm quyền xét xử theo sự việc của TAND cấp huyện Khác
9. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 được sửa đổi, bổ sung năm 2000 Khác
12. Bình luận khoa học BLTTHS Việt Nam năm 2003, NXB Chính trị Quốc gia, năm 2004 Khác
14. Đỗ Gia Thư - Thực trạng đội ngũ Thẩm phán nước ta. Những nguyên nhân và bài học kinh nghiệm từ quá trình xây dựng, tạp chí Tòa án, số 7/2004 Khác
15. Đỗ Thị Phượng - Một số vấn đề về thủ tục rút gọn trong BLTTHS năm 2003, tạp chí Luật học, đặc san về BLTTHS 2003, tr.58 Khác
16. Hoàng Văn Hạnh (chủ biên) - Các giai đoạn xét xử trong Luật tố tụng hình sự. Những vấn đề lý luận và thực tiễn, đề tài nghiên cứu khoa học, trường Đại học Luật Hà Nội, năm 2003, tr.10 Khác
17. Nguyễn Văn Huyên - Mấy ý kiến về tăng thẩm quyền xét xử cho TAND cấp huyện, tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 9/2003, tr.18, 21 Khác
18. Nguyễn Văn Huyên - Thẩm quyền xét xử sơ thẩm của Tòa án các cấp theo Luật TTHS Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Luật học, năm 2003 Khác
19. Phạm Hồng Hải - Vấn đề hoàn thiện các quan hệ tố tụng hình sự và nâng cao năng lực xét xử của Tòa án cấp huyện hiện nay, tạp chí Tòa án nhân dân, số 6/2002 Khác
20. Tạp chí Kiểm sát - Chuyên đề về những vấn đề đặt ra từ việc triển khai thực hiện thẩm quyền mới trong tố tụng hình sự và tố tụng dân sự của cơ quan tiến hành tố tụng cấp huyện, số 14/2006 Khác
21. Trần Đại Thắng - Một số vấn đề về tăng thẩm quyền xét xử cho Tòa án cấp huyện, tạp chí Luật học, đặc san về BLTTHS 2003, năm 2004, tr.76, 77, 78 Khác
22. Trường Đại học Luật Hà Nội - Giáo trình Luật TTHS, NXB Công an nhân dân, năm 2006, tr.345 Khác
23. Từ điển Tiếng Việt, Viện ngôn ngữ học thuộc Viện khoa học xã hội, năm 1992 Khác
24. Từ điển giải thích thuật ngữ Luật học hình sự, TTHS, trường Đại học Luật Hà Nội, năm 1999, tr.220 Khác
26. Báo cáo sơ kết về việc thực hiện tăng thẩm quyền xét xử hình sự của TAND thị xã Sơn La, ngày 15/5/2006 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w