Một số biện pháp khác

Một phần của tài liệu Bảo vệ quyền lợi của con khi cha mẹ ly hôn (Trang 52 - 58)

2. Một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng xét xử theo sự việc các vụ án hình sự của tòa án nhân dân cấp huyện

2.2. Một số biện pháp khác

2.2.1. Kiện toàn cơ cấu, tổ chức của TAND cấp huyện

Theo quy định của Luật Tổ chức TAND năm 2002 thì TAND cấp huyện có một Chánh án, 1 hoặc 2 Phó Chánh án, các Thẩm phán và Thư ký. Trong thực tế, cơ cấu tổ chức của TAND cấp huyện rất đa dạng và phức tạp được hình thành phụ thuộc vào tình hình biên chế, số lượng vụ án giải quyết và đặc điểm tình hình nhân sự tại địa phương. Hiện nay, có một số Tòa án cấp huyện có số lượng biên chế và vụ việc giải quyết tương ứng với biên chế và vụ việc giải quyết của một tỉnh. Ngược lại có một số Tòa án có một vài biên chế và hàng năm cũng chỉ giải quyết một vài chục vụ án các loại. Do sự không đồng nhất về người và việc nêu trên, cơ cấu tổ chức của TAND cấp huyện cũng phải được xác lập cho phù hợp với thực tiễn, nhằm nâng cao năng lực, hiệu quả xét xử. Tuy nhiên, ở bất cứ Tòa án nào, sự phân định rành mạch, khoa học chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của từng chức danh (Chánh án, Thẩm phán, Thư ký, Bộ máy giúp việc) cũng luôn tạo ra điều kiện tốt để nâng cao chất lượng xét xử của TAND cấp huyện.

Khi tăng thẩm quyền xét xử cho TAND cấp huyện, số lượng công việc nhiều, việc bổ nhiệm thêm Thẩm phán, tăng cường biên chế cán bộ ngành Toà án cũng là một đòi hỏi tất yếu khách quan, phấn đấu mỗi TAND cấp huyện được tăng thẩm quyền có trung bình 6 Thẩm phán, các TAND cấp huyện chưa được tăng thẩm quyền tối thiểu có 4 Thẩm phán. Như vậy, chất lượng xét xử mới đảm bảo.

2.2.2. Xây dựng đội ngũ cán bộ trong sạch, vững mạnh thực hiện nhiệm vụ

Năng lực, trình độ của đội ngũ Thẩm phán và cán bộ ngành Toà án là yếu tố có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả thực hiện việc xét xử. Vì thế, cùng với công tác tổ chức, việc xây dựng và quy hoạch cán bộ là vấn đề cấp bách, Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII đã chỉ rõ: “xây dựng đội ngũ

Thẩm phán, Thư ký Toà án... có phẩm chất chính trị và đạo đức, chí công vô tư, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, bảo đảm cho bộ máy trong sạch, vững mạnh”.

Từ thực tiễn công tác đào tạo và sử dụng cán bộ ngành Tòa án ở nước ta những năm vừa qua cũng như kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới cho thấy, việc đào tạo Luật học ở bậc đại học chỉ là điều kiện cần chứ chưa phải là điều kiện đủ để giúp cho Thẩm phán có thể chủ động giải quyết công việc một cách hiệu quả. Do vậy, cần phải có những chương trình đào tạo riêng cho Thẩm phán, cần có sự đổi mới cơ bản về công tác đào tạo bồi dưỡng Thẩm phán, thực hiện từng bước tiêu chuẩn hoá cán bộ ở trình độ cao để đội ngũ Thẩm phán của nước ta ngang tầm với yêu cầu đòi hỏi của xã hội.

Hiện nay, theo quy định của pháp luật hiện hành thì Thẩm phán TAND cấp huyện phải là người có trình độ Cử nhân Luật, các sinh viên sau khi tốt nghiệp muốn làm Thẩm phán cần phải được tuyển dụng vào biên chế của ngành Toà án, làm Thư ký trong một khoảng thời gian là 4 năm, đi học thêm một lớp đào tạo Thẩm phán thì sẽ có cơ hội được bổ nhiệm làm Thẩm phán TAND cấp huyện. Hiện nay, chất lượng đào tạo tại các cơ sở Luật cũng như các trường đào tạo “nghề” Thẩm phán còn rất nhiều điều phải suy nghĩ. Phương pháp giảng dạy chủ yếu vẫn là giảng viên độc thoại, học viên nghe giảng. Phương pháp kiểm tra kiến thức cũng chủ yếu là tự luận, rất ít môn thi theo hình thức vấn đáp, trắc nghiệm. Phần lớn sinh viên sau khi tốt nghiệp phải mất một khoảng thời gian khá dài 6 tháng, 1 năm, hoặc dài hơn mới làm quen được với công việc. Do vậy, nghiên cứu đổi mới phương pháp giảng dạy là yếu tố quan trọng quyết định đến trình độ, kỹ năng nghiệp vụ của người Thẩm phán và Cán bộ ngành Toà án. Các chương trình đào tạo Luật cần phải đổi mới theo hướng giáo viên chỉ hướng dẫn gợi mở để rèn luyện khả năng tư duy độc lập cho các sinh viên, học viên và tổng kết việc nhận xét, xử lý tình huống,... Đổi mới phương pháp kiểm tra kiến thức, chuyển dần từ thi tự luận sang thi trắc nghiệm và thi vấn đáp. Bảo đảm cho sinh viên Luật vừa đạt trình độ Cử nhân Luật vừa được cập nhật các kiến thức mới về pháp luật theo hướng chủ động trong quá trình hội nhập quốc tế.

Để chuẩn bị một cách tốt nhất về trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp của Thẩm phán TAND cấp huyện, bên cạnh việc đào tạo bằng các chương trình học thì còn cần mạnh dạn chủ trương luân chuyển cán bộ, Thẩm phán, thường xuyên tập huấn nghiệp vụ cho Thẩm phán cấp huyện ở vùng sâu, vùng xa. Cần có cơ chế mở trong việc bố trí cán bộ Thẩm phán ở TAND các cấp theo hướng TAND cấp huyện có thể có cả Thẩm phán của TAND cấp trên.

2.2.3. Kiện toàn cơ sở vật chất, phương tiện, kỹ thuật làm việc của TAND cấp huyện

Cùng với trình độ của Thẩm phán, Thư ký và cán bộ ngành Toà án, một yếu tố cũng đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng lớn đến năng lực xét xử của Tòa án đó là điều kiện vật chất kỹ thuật. Trong thời gian gần đây, mặc dù điều kiện cơ sở vật chất của TAND cấp huyện đã được nâng lên một bước rõ rệt, nhiều trụ sở được xây dựng mới, phương tiện, máy móc phục vụ cho công tác xét xử cũng được trang bị. Tuy nhiên vẫn chưa đồng đều, một số nơi còn quá khó khăn cho việc xét xử. Do vậy, cần tiếp tục đáp ứng yêu cầu về cơ sở vật chất, trụ sở làm việc của nhiều TAND huyện, quận, thị được cải tạo, sửa chữa và xây dựng mới, phương tiện làm việc và trang thiết bị cần được đầu tư tốt hơn, hệ thống quản lý bằng công nghệ tin học đã bước đầu được khai thác và phát huy tác dụng cần tiếp tục được phổ cập rộng rãi hơn nhất là ở vùng sâu, vùng xa, thực hiện kết nối internet để truy cập thông tin.

2.2.4. Phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan tiến hành tố tụng

Việc tăng thẩm quyền cho TAND cấp huyện không chỉ là tăng về số lượng các vụ việc phải thụ lý giải quyết mà quan trọng hơn là tính chất và mức độ yêu cầu của công việc phức tạp hơn. Để đáp ứng được yêu cầu đó, cùng với việc tăng cường số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ ngành Toà án, kiện toàn cơ sở vật chất thì TAND cấp tỉnh cần chỉ đạo TAND hai cấp phối hợp với Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát rà soát, xem xét lại quy chế làm việc trong nôị bộ ngành và cơ chế phối hợp liên ngành. Mặt khác, cần tăng cường công tác kiểm tra, hướng dẫn tố tụng của TAND cấp trên đối với cấp huyện để kịp thời tháo gỡ khó khăn, đáp ứng yêu cầu triệt để, kịp thời, đúng pháp luật của quá trình đấu tranh

chống và phòng ngừa tội phạm. Việc phân cấp cơ chế phối hợp chặt chẽ trên tinh thần hợp tác và chế ước lẫn nhau theo nguyên tắc tôn trọng, bình đẳng, trách nhiệm. Định kỳ, các cơ quan tiến hành tố tụng cần tổ chức cho các Điều tra viên, Kiểm sát viên và Thẩm phán cùng với Hội thẩm nhân dân rút kinh nghiệm. Toà án và Viện kiểm sát cấp tỉnh, thành phố cần tổ chức rút kinh nghiệm giữa Kiểm sát viên và Thẩm phán trong công tác để tháo gỡ những khó khăn trong thực tiễn áp dụng pháp luật.

Quá trình nghiên cứu một cách có hệ thống, toàn diện các quy định của pháp luật tố tụng hình sự về thẩm quyền xét xử theo sự việc các VAHS của TAND cấp huyện, chúng tôi đã đạt được một số những kết quả nhất định. Kết quả đó được thể hiện ở một số nét chính sau:

Thẩm quyền xét xử theo sự việc các VAHS của TAND cấp huyện là một trong những quy định quan trọng của pháp luật tố tụng hình sự và có liên quan trực tiếp đến việc xác định thẩm quyền của Tòa án, Viện kiểm sát, Cơ quan điều tra. Xác định đúng đắn thẩm quyền xét xử theo sự việc các VAHS của TAND cấp huyện còn có ý nghĩa trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, xã hội và của công dân. Chỉ trên cơ sở đánh giá một cách khách quan, toàn diện các căn cứ lý luận và thực tiễn mới có thể xác định thẩm quyền xét xử của TAND cấp huyện chính xác nhất.

Vai trò của quy định thẩm quyền xét xử theo sự việc các VAHS của TAND cấp huyện được khẳng định qua sự lớn mạnh và trưởng thành của hệ thống Tòa án cũng như pháp luật tố tụng hình sự trong suốt 60 năm qua. Những quy định này được sửa đổi, bổ sung, thay thế phù hợp với điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội của Việt Nam qua từng thời kỳ và có xu hướng ngày càng mở rộng thẩm quyền xét xử theo sự việc các VAHS của TAND cấp huyện. Sửa đổi này là hoàn toàn phù hợp, sát với thực tế và đảm bảo tính khả thi.

BLTTHS năm 2003 quy định mới về thẩm quyền xét xử theo sự việc của TAND cấp huyện đã tạo ra một bước tiến dài trong lịch sử phát triển của quy định này. Theo đó, thẩm quyền xét xử của TAND cấp huyện được mở rộng đáng kể. Nhưng do xuất phát từ điều kiện cơ sở vật chất, trình độ của TAND cấp huyện cũng như các cơ quan tiến hành tố tụng khác mà đến năm 2009 thẩm quyền này mới được thực hiện thống nhất trong cả nước.

Thực tiễn xét xử cho thấy, việc thực hiện các quy định của pháp luật TTHS về thẩm quyền xét xử theo sự việc của TAND cấp huyện bên cạnh kết quả đạt được, các quy định này cũng dần bộc lộ những hạn chế nhất định. Do vậy, mặc dù quy định của pháp luật tố tụng hình sự về thẩm quyền xét xử theo sự việc của TAND cấp huyện ngày càng được hoàn thiện. Nhưng trước sự thay

đổi lớn của đất nước, trước yêu cầu của công cuộc đổi mới, đặc biệt là thực hiện Nghị quyết số 49 ngày 2/6/2005 của Bộ chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, các quy định về thẩm quyền xét xử theo sự việc của TAND cấp huyện cần tiếp tục sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện.

Song song với việc hoàn thiện hệ thống về thẩm quyền xét xử theo sự việc các VAHS của TAND cấp huyện thì cần chuẩn bị một cách tốt nhất về điều kiện cơ sở vật chất, trình độ người tiến hành tố tụng của cơ quan tiến hành tố tụng cấp huyện sẽ là cơ sở để bảo đảm chất lượng xét xử của TAND, đưa các quy định của pháp luật về thẩm quyền xét xử theo sự việc các VAHS của TAND cấp huyện được thực hiện có hiệu quả trên thực tế.

Một phần của tài liệu Bảo vệ quyền lợi của con khi cha mẹ ly hôn (Trang 52 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w