Các vụ án hình sự được xét xử theo thủ tục rút gọn của tòa án nhân dân cấp huyện

Một phần của tài liệu Bảo vệ quyền lợi của con khi cha mẹ ly hôn (Trang 33 - 37)

cấp huyện

Theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự về thẩm quyền xét xử của TAND cấp huyện, việc tăng thẩm quyền đồng nghĩa với việc hàng năm TAND cấp huyện phải xét xử một khối lượng lớn vụ án. Mặt khác, trình độ Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân được nâng cao, điều kiện cơ sở vật chất ở TAND cấp huyện đang được hoàn thiện. Đối với các vụ án ít nghiêm trọng, phức tạp, chứng cứ rõ ràng nếu rút gọn thủ tục tố tụng theo cơ sở nhất định vẫn có thể đảm bảo tính khách quan, đúng đắn của vụ án. Việc xây dựng thủ tục rút gọn để áp dụng trong quá trình tố tụng là đòi hỏi cần thiết của công cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm, giúp cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết nhanh chóng, kịp thời và đúng pháp luật các VAHS ít nghiêm trọng, đơn giản, rõ ràng, tạo điều kiện khắc phục án tồn đọng, tiết kiệm chi phí cho việc giải quyết vụ án. Thủ tục rút gọn đã được quy định tại Thông tư số 10/TT - TATC ngày 8/7/1974 của TANDTC, sau khi

BLTTHS năm 1988 có hiệu lực không quy định thủ tục này nữa. BLTTHS năm 2003 đã bổ sung thủ tục này thành một chương riêng.

Thủ tục rút gọn là thủ tục đặc biệt trong đó thời hạn và các thủ tục tố tụng đã được rút ngắn và giản lược để việc điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm các VAHS được nhanh chóng, kịp thời nhưng vẫn bảo đảm tính chính xác và đúng đắn [15, tr.58].

Tuy nhiên, không phải bất cứ vụ án nào cũng có thể áp dụng thủ tục rút gọn mà chỉ một số vụ án thoả mãn đầy đủ các điều kiện theo luật định mới có thể áp dụng thủ tục rút gọn. Theo quy định tại Điều 319 của BLTTHS năm 2003 thì thủ tục rút gọn chỉ được áp dụng khi có đủ các điều kiện sau:

Người thực hiện hành vi phạm tội bị bắt quả tang, là người bị bắt khi

người đó đang thực hiện hành vi phạm tội hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị đuổi bắt. Đó là hành vi đã được xác định cụ thể, rõ ràng. Chứng cứ của vụ án mà người phạm tội bị bắt quả tang, ngay từ ban đầu đã được xác định tương đối đầy đủ, người thực hiện hành vi phạm tội thường nhận tội ngay, tang vật của vụ án được thu hồi, nhân chứng và người bị hại được xác định rõ ràng cho nên rất thuận lợi cho việc kết thúc điều tra, đưa vụ án ra xét xử.

Sự việc phạm tội đơn giản, chứng cứ rõ ràng, đây là một trong những điều

kiện để giải quyết vụ việc một cách nhanh chóng, kịp thời. Đó là trường hợp phạm tội có số người tham gia thực hiện hành vi không nhiều, thường là từ một đến hai người, tính liên kết giữa những người phạm tội không cao và không phải là tội phạm có tổ chức. Phạm tội đơn giản là không có sự chuẩn bị trước, xác định nguyên nhân và điều kiện phạm tội không phức tạp, giải quyết vụ án không gặp khó khăn, trở ngại.

Tội phạm thực hiện là tội phạm ít nghiêm trọng, đó là những tội phạm gây

nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt áp dụng đối với tội ấy là đến 3 năm tù. Như vậy, chỉ có Toà án cấp huyện mới có thẩm quyền xét xử các VAHS theo thủ tục rút gọn.

Người thực hiện hành vi phạm tội là người có căn cước lai lịch rõ ràng,

của người phạm tội có ý nghĩa trong việc xác định tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội và trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội.

Chỉ có những vụ án nào có đủ các điều kiện trên mới được áp dụng thủ tục rút gọn. Đối với các vụ án này, việc điều tra, truy tố sẽ không mất nhiều thời gian. Theo quy định của BLTTHS năm 2003, thủ tục rút gọn được áp dụng từ khi Cơ quan điều tra đề nghị hoặc Viện kiểm sát xem xét thấy vụ án có đủ điều kiện theo quy định, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân hoặc Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân có thể ra quyết định áp dụng thủ tục rút gọn.

Thủ tục rút gọn được áp dụng trong giai đoạn điều tra, truy tố, và chuẩn bị xét xử sơ thẩm. Thời gian để thực hiện các giai đoạn trên tối đa là 30 ngày (xem các Điều 321, 322, 324 BLTTHS năm 2003).

Thủ tục rút gọn không chỉ được rút gọn về thời gian tố tụng mà còn ở các thủ tục khác. Ví dụ, khi kết thúc điều tra, Cơ quan điều tra không phải làm kết luận điều tra, chỉ ra quyết định đề nghị truy tố, gửi hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát. Sau khi nhận được quyết định đề nghị truy tố, trong thời gian 4 ngày, nếu có đủ căn cứ để truy tố bị can ra trước Toà án, Viện kiểm sát không phải lập bản cáo trạng trình bày toàn bộ những căn cứ áp dụng, nội dung của vụ án mà chỉ cần ra quyết định truy tố bị can ra trước Tòa án. Trong giai đoạn truy tố, hoặc xét xử, Viện kiểm sát hoặc Thẩm phán được phân công Chủ tọa phiên toà có thể ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung, tạm đình chỉ vụ án, hoặc đình chỉ vụ án. Trong trường hợp này, thủ tục rút gọn bị hủy bỏ và vụ án sẽ được giải quyết theo thủ tục thông thường.

Thủ tục rút gọn chỉ được áp dụng trong giai đoạn xét xử sơ thẩm. Các giai đoạn xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm và tái thẩm không áp dụng thủ tục này.

Như vậy, thủ tục rút gọn được áp dụng đối với việc giải quyết một số vụ án thuộc thẩm quyền xét xử của TAND cấp huyện là một tiến bộ trong BLTTHS năm 2003 đáp ứng yêu cầu đấu tranh, phòng chống tội phạm, phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội, hệ thống pháp luật, tổ chức bộ máy của cơ quan tư pháp nói chung và TAND cấp huyện nói riêng.

Từ những phân tích, đánh giá trên phần nào đã giúp cho ta nhìn nhận một cách toàn diện về thẩm quyền xét xử của TAND cấp huyện, về tính chất, đặc điểm của những VAHS mà Tòa án cấp huyện có thẩm quyền giải quyết. Đồng thời cho ta thấy được sự khác biệt cơ bản, sự thay đổi toàn diện về thẩm quyền xét xử theo sự việc các VAHS của TAND cấp huyện so với giai đoạn trước. Quá trình thực hiện thẩm quyền mới này, chắc chắn sẽ bộc lộ những ưu điểm và những hạn chế nhất định. Theo dõi, đánh giá kịp thời kết quả thực hiện, từng bước hoàn thiện các quy định của pháp luật về thẩm quyền xét xử theo sự việc các VAHS của TAND cấp huyện là một trong những yếu tố quan trọng để thực hiện thành công công cuộc cải cách hệ thống Tòa án nói riêng và hệ thốn các cơ quan tư pháp nói chung trong thời gian tới.

THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG XÉT XỬ CÁC VỤ ÁN HÌNH SỰ CỦA TÒA ÁN CHẤT LƯỢNG XÉT XỬ CÁC VỤ ÁN HÌNH SỰ CỦA TÒA ÁN

Một phần của tài liệu Bảo vệ quyền lợi của con khi cha mẹ ly hôn (Trang 33 - 37)