bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm

53 636 4
bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đề tài: Bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN  LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT KHÓA 37 (2011-2015) Đề tài: BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI DO DANH DỰ, NHÂN PHẨM, UY TÍN BỊ XÂM PHẠM Giảng viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: ThS. Tăng Thanh Phƣơng Nguyễn Kim Thi MSSV: 5117432 Lớp: Luật hành chính k37 Hậu Giang, 11/2014 GVHD: ThS. Tăng Thanh Phương SVTH: Nguyễn Kim Thi Đề tài: Bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm LỜI CẢM ƠN  Trƣớc tiên, em xin gởi lời cảm ơn chân thành đến quý thầy cô Khoa luật và các thầy cô đã từng dạy em trong suốt khoảng thời gian em còn học trên giảng đƣờng đại học, chính thầy cô là ngƣời đã cho em rất nhiều kiến thức quý báo, không những dạy cho em những hiểu biết về của chuyên nghành em học mà thầy cô còn dạy cho em rất nhiều kiến thức hữu ích về cuộc sống về xã hội, nhờ vậy mà em thấy mình ngày càng trƣởng thành hơn và hiểu biết hơn. Thứ hai, em xin đến các anh, chị và các bạn của em những ngƣời đã giúp đỡ em rất nhiều trong việc tìm kiếm, thu thập tài liệu, trao đổi thảo luận để đƣa ra định hƣớng cho em khi em gặp khó khăn trong việc nghiên cứu đề tài. Cuối cùng em xin đặc biệt gởi lời cảm ơn chân thành nhất đến cô: Thạc sĩ. Tăng Thanh Phƣơng ngƣời đã tận tình hỗ trợ, tạo điều kiện, hƣớng dẫn cho em trong suốt thời gian em nghiên cứu đề tài, để em có thể hoàn thành tốt luận văn của mình. Do đây là lần đầu tiên em nghiên cứu đề tài khoa học và trình độ kiến thức vẫn còn nhiều hạn hẹp, không tránh khỏi những sai sót vì thế em kính mong đƣợc sự đóng góp của quý thấy, cô để em có thể nhận ra những hạn chế của mình khắc phục những sai sót để đề tài của em hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Sinh viên thực hiện Nguyễn Kim Thi GVHD: ThS. Tăng Thanh Phương SVTH: Nguyễn Kim Thi Đề tài: Bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm  NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƢỚNG DẪN ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ...... GVHD: ThS. Tăng Thanh Phương SVTH: Nguyễn Kim Thi Đề tài: Bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm  NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ...... GVHD: ThS. Tăng Thanh Phương SVTH: Nguyễn Kim Thi Đề tài: Bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm MỤC LỤC: LỜI NÓI ĐẦU ................................................................................................................ 1 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu đề tài .................................................................................. 2 3. Phạm vi nghiên cứu đề tài .................................................................................... 2 4. Phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................................................... 2 5. Kết cấu của đề tài .................................................................................................. 2 CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI DO DANH DỰ, NHÂN PHẨM, UY TÍN BỊ XÂM PHẠM ............................................................................................... 3 1.1 Khái quát chung về trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng theo quy định Bộ luật dân sự năm 2005 .................................................................................. 3 1.1.1 Khái niệm ....................................................................................................... 3 1.1.2 Đặc điểm ......................................................................................................... 4 1.2 Khái niệm danh dự, nhân phẩm, uy tín ............................................................ 5 1.3 Khái niệm trách nhiệm bồi thƣờng do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm ........................................................................................................................... 6 1.3.1 Khái niệm ....................................................................................................... 7 1.3.2 Đặc điểm ......................................................................................................... 8 1.4 Lịch sử phát triển về trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại do danh dự nhân phẩm uy tín bị xâm phạm theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện đại, từ năm 1945 đến nay. ...................................................................................................................... 9 1.5 Nguyên tắc bồi thƣờng thiệt hại ....................................................................... 11 1.5.1 Nguyên tắc thỏa thuận về mức bồi thƣờng của các bên ............................... 11 1.5.2 Nguyên tắc thiệt hại phải đƣợc bồi thƣờng toàn bộ và kịp thời ................... 11 1.5.3 Nguyên tắc ngƣời gây thiệt hại đƣợc giảm mức bồi thƣờng ........................ 12 1.5.4 Nguyên tắc đƣợc quyền yêu cầu thay đổi mức bồi thƣờng .......................... 14 1.6 Ý nghĩa của trách nhiệm bồi thƣờng do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm. ........................................................................................................................ 15 GVHD: ThS. Tăng Thanh Phương SVTH: Nguyễn Kim Thi Đề tài: Bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm CHƢƠNG 2: CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI DO DANH DỰ, NHÂN PHẨM, UY TÍN BỊ XÂM PHẠM ................................................................... 17 2.1 Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thƣờng do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm ................................................................................................................. 17 2.1.1 Phải có thiệt hại xảy ra ................................................................................. 17 2.1.2 Hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật.............................................. 19 2.1.3 Quan hệ nhân quả giữa thiệt hại và hành vi trái pháp luật. .......................... 20 2.1.4 Có lỗi của ngƣời gây thiệt hại ...................................................................... 22 2.1.4.1 Lỗi cố ý .................................................................................................. 22 2.1.4.2 Lỗi vô ý .................................................................................................. 23 2.2. Xác định thiệt hại và mức bồi thƣờng khi danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm ......................................................................................................................... 24 2.2.1 Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại ............................................ 25 2.2.2 Thu nhập thực tế bị mất hoặc giảm sút......................................................... 25 2.3 Những chủ thể có năng lực chịu trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng do xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín. ................................................ 26 2.3.1 Năng lực chịu trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại của cá nhân ....................... 27 2.3.1.1 Năng lực chịu trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại đối với ngƣời đã thành niên ............................................................................................................................ 27 2.3.1.2 Năng lực chịu trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại đối với ngƣời chƣa thành niên..................................................................................................................... 28 2.3.1.2.1 Năng lực chịu trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại đối với ngƣời chƣa thành niên dƣới mƣời lăm tuổi ....................................................................... 28 2.3.1.2.2 Năng lực chịu trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại đối với ngƣời chƣa thành niên từ đủ mƣời lăm tuổi đến dƣới mƣời tám tuổi ............................... 28 2.3.1.3 Năng lực chịu trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại đối với ngƣời mất năng lực hành vi dân sự .................................................................................................... 29 2.3.2 Năng lực chịu trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại của pháp nhân ................... 30 2.4 Thời hiệu yêu cầu bồi thƣờng thiệt hại ........................................................... 31 GVHD: ThS. Tăng Thanh Phương SVTH: Nguyễn Kim Thi Đề tài: Bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm CHƢƠNG 3: THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VÀ HƢỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI DO XÂM PHẠM DANH DỰ, NHÂN PHẨM, UY TÍN............................................................................................................ 33 3.1 Thực tiễn xét xử của ngành Tòa án nhân dân đối với những yêu cầu bồi thƣờng danh dự, nhân phẩm, uy tín. ..................................................................... 33 3.2 Một số kiến nghị và giải pháp hoàn thiện pháp luật về bồi thƣờng thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm ............................................................ 39 3.2.1 Một số kiến nghị về trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm ................................................................................................ 39 3.2.2 Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật nâng cao chất lƣợng xét xử bồi thƣờng thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm .......................................... 41 KẾT LUẬN ................................................................................................................... 43 GVHD: ThS. Tăng Thanh Phương SVTH: Nguyễn Kim Thi Đề tài: Bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm LỜI NÓI ĐẦU  1. Lý do chọn đề tài Bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng đƣợc hiểu là một loại trách nhiệm dân sự mà ngƣời nào gây thiệt hại làm ảnh hƣởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời khác thì có trách nhiệm phải bồi thƣờng tƣơng xứng với phần thiệt hại do mình gây ra. Bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng là một trong những chế định ra đời rất sớm nhằm bảo vệ quyền lợi của cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác khi bị xâm phạm đồng thời góp phần giáo dục răn đe, phòng ngừa đối với những hành vi gây thiệt hại cho chủ thể khác. Mặc dù Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định rất cụ thể về bồi thƣờng thiệt hại do hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín tuy nhiên trên thực tế thì việc bồi thƣờng để bù đắp tổn thất về tinh thần cho ngƣời bị thiệt hại chỉ mang tính định hƣớng mà chƣa định lƣợng cụ thể, vì thế Tòa án là ngƣời phải giải quyết trong trƣờng hợp nào thì phải bồi thƣờng và bồi thƣờng bao nhiêu cho phù hợp hoàn toàn dựa trên căn cứ của Tòa. Chẳng hạn thiệt hại về tài sản, biểu hiện là tài sản bị mất thì việc bồi thƣờng rất cụ thể chỉ cần dựa trên giá trị tài sản nhƣng đối với các khoản bồi thƣờng tổn thất về tinh thần thì khó có thể xác định đƣợc thiệt hại xảy ra để quy định mức bồi thƣờng cho phù hợp vì đây không phải là thiệt hại về vật chất nên đôi khi việc giải quyết cũng chƣa thỏa đáng. Các quy định này vẫn còn mang tính nguyên tắc chung trong khi thực tiễn thì yêu cầu pháp luật phải phù hợp với cuộc sống, bên cạnh đó các vụ án kiện về việc bồi thƣờng thiệt hại về danh dự, nhân phẩm lại có sự đối lập về tâm lý giữa ngƣời gây thiệt hại và ngƣời bị thiệt hại nên việc áp dụng pháp luật cũng gây không ít khó khăn trong việc xác định thiệt hại và mức bồi thƣờng thiệt hại nhƣ thế nào cho phù hợp đối với các chủ thể tham gia trong pháp luật dân sự và làm sao để đảm bảo đƣợc sự công bằng cho ngƣời gây ra thiệt hại và ngƣời bị thiệt hại. Bên cạnh đó việc quy định về trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm tại Bộ luật Dân sự năm 2005 cũng là vấn đề đƣợc nhiều nhà làm luật rất quan tâm và mang tính thời sự cấp thiết bởi đó chính là quyền nhân thân của công dân đƣợc pháp luật tôn trọng và bảo vệ, nhƣng hiện nay việc giải quyết những vụ án liên quan đến bồi thƣờng danh dự, nhân phẩm, uy tín vẫn còn nhiều thiếu sót nhất định gây khó khăn cho những nhà làm luật vì thật khó để xác định về thiệt hại cũng nhƣ mức bồi thƣờng nhƣ thế nào là hợp lý cho các chủ thể tham gia. Từ những vấn đề lý luận trên nên ngƣời viết chọn đề tài “Bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp của mình với mong muốn tìm hiểu sâu hơn về những quy định của pháp luật hiện hành GVHD: ThS. Tăng Thanh Phương 1 SVTH: Nguyễn Kim Thi Đề tài: Bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm trong trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại cũng nhƣ những quy định còn hạn chế thiếu sót của luật để từ đó tìm ra những giải pháp, những phƣơng hƣớng cụ thể nhằm góp phần hoàn thiện và nâng cao hệ thống pháp luật hơn. 2. Mục đích nghiên cứu đề tài Xuất phát từ những yêu cầu chung vấn đề yêu cầu bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng là phạm trù hết sức phức tạp cả về lý luận lẫn thực tiễn áp dụng do đó ngƣời viết chọn đề tài “Bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm” làm đề tài nghiên cứu. Qua đó giúp ngƣời viết có thể đánh giá phân tích đúng quy định của pháp luật Dân sự Việt Nam hiện hành đồng thời cũng từ đó rút ra những hạn chế thiếu sót trong việc áp dụng pháp luật trong thực tiễn để có những bổ sung kiến nghị nhằm góp phần nâng cao hiệu quả pháp luật đối với chế định bồi thƣờng thiệt hại nói chung và bồi thƣờng thiệt hại về danh dự, nhân phẩm, uy tín nói riêng. 3. Phạm vi nghiên cứu đề tài Luận văn chỉ đi sâu nghiên cứu quy định về trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm đƣợc điều chỉnh theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 và một số văn bản liên quan hƣớng dẫn thi hành về vấn đề liên quan đến bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng trong phạm vi cả nƣớc. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở phƣơng pháp luận của Chủ nghĩa Mác – Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về Nhà nƣớc và pháp luật. Kết hợp quan điểm Chủ nghĩa duy vật biện chứng. Chủ nghĩa duy vật lịch sử và phƣơng pháp nghiên cứu nhƣ: so sánh, phân tích, tổng hợp, thu thập và đối chiếu các tài liệu pháp luật có liên quan. Từ đó vận dụng giá trị hiện thực để điều chỉnh các quy phạm pháp luật trong Bộ luật dân sự nói chung và bồi thƣờng thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín nói riêng. 5. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo thì nội dung đề tài gồm có 3 chƣơng:  Chƣơng 1: Khái quát chung về bồi thƣờng thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm.  Chƣơng 2: Chế độ pháp lý về trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm.  Chƣơng 3: Thực tiễn áp dụng pháp luật về trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm và hƣớng hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại do xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín. GVHD: ThS. Tăng Thanh Phương 2 SVTH: Nguyễn Kim Thi Đề tài: Bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm CHƢƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI DO DANH DỰ, NHÂN PHẨM, UY TÍN BỊ XÂM PHẠM 1.1 Khái quát về trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng theo bộ luật Dân sự năm 2005 1.1.1 Khái niệm Bồi thƣờng thiệt hại còn gọi là trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng là trách nhiệm hình thành từ việc thực hiện một hành vi, cố ý hoặc vô ý, gây thiệt hại cho một ngƣời và hành vi đó không liên quan đến bất kỳ một hợp đồng nào có thể có giữa ngƣời gây thiệt hại và ngƣời bị thiệt hại.1 Nghĩa vụ bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng là một quan hệ dân sự trong đó ngƣời nào có hành vi gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản của ngƣời khác thì có trách nhiệm phải bồi thƣờng tƣơng xứng với phần thiệt hại do mình gây ra. Trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng đƣợc quy định khá sớm trong hệ thống pháp luật Việt Nam, trải qua nhiều thời kỳ thì những quy định này ngày càng hoàn thiện hơn, cụ thể tại khoản 1 Điều 604 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định về căn cứ phát sinh về trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng nhƣ sau: “Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường”, điều này có nghĩa là khi một ngƣời gây ra thiệt hại cho ngƣời khác thì phải có trách nhiệm bồi thƣờng. Khi tham gia vào một quan hệ nào đó các chủ thể luôn mong muốn đạt đƣợc những kết quả đúng nhƣ thỏa thuận nhƣng trong thực tế thì có những quan hệ phát sinh mà đôi khi không thể dự liệu trƣớc đƣợc, gây ra những hậu quả bất lợi cho các chủ thể khác vì vậy để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể cũng nhƣ đảm bảo công bằng cho xã hội điều chỉnh vấn đề này hiện nay quyền yêu cầu bồi thƣờng và hành vi sai trái gây ra thiệt hại đã đƣợc luật hóa tại Chƣơng XXI Bộ luật dân sự năm 2005 quy định cụ thể “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng” từ điều 604 đến điều 630. Xuất phát từ những yêu cầu của thực tiễn mà quy định mức độ trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại cho các chủ thể có hành vi xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời khác. Bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng đƣợc quy định khá cụ thể trong các văn bản pháp luật, đây là vấn đề đƣợc các nhà làm luật rất quan tâm vì bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng là những vấn đề phát sinh mà không có sự thỏa thuận trƣớc giữa bên thiệt 1 Nguyễn Thị Ngọc Tuyền, Bài giảng Luật dân sự 2, năm 2010, tr. 21. GVHD: ThS. Tăng Thanh Phương 3 SVTH: Nguyễn Kim Thi Đề tài: Bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm hại và bên gây ra thiệt hại cũng nhƣ rất khó để xác định mức bồi thƣờng thiệt hại nhƣ thế nào là hợp lý. Việc gây ra thiệt hại cho ngƣời khác thì phải bồi thƣờng là vấn đề tất yếu, trong đó bao gồm trách nhiệm bồi thƣờng về vật chất và và trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại về tinh thần. Nhƣ vậy khi tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản bị xâm phạm thì Nhà nƣớc sẽ áp dụng các biện pháp cƣỡng chế nhất định đối với ngƣời có hành vi vi phạm không chỉ nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời bị thiệt hại mà còn giáo dục mọi công dân có ý thức pháp luật cũng nhƣ tôn trọng vai trò pháp lý của nhau khi tham gia vào quan hệ xã hội. Từ những phân tích trên ta có thể đƣa ra kết luận về trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng nhƣ sau: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là loại trách nhiệm dân sự khi chủ thể nào có hành vi vi phạm quy định của pháp luật gây thiệt hại làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người khác thì phải có trách nhiệm bồi thường tương xứng với hành vi do mình gây ra. 1.1.2 Đặc điểm Bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng còn gọi là trách nhiệm dân sự do gây thiệt hại, đây là một trong những chế định quan trọng của luật dân sự. Theo quy định tại khoản 5 Điều 281 Bộ luật dân sự năm 2005 thì căn cứ phát sinh nghĩa vụ dân sự là “gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật” hành vi này gây thiệt hại trực tiếp làm ảnh hƣởng đến quyền lợi của các chủ thể khác khi tham gia vào quan hệ dân sự, việc quy định về nghĩa vụ cũng nhƣ trách nhiệm của ngƣời gây thiệt hại đối với ngƣời bị thiệt hại thì phải căn cứ vào những yếu tố sau: Về cơ sở pháp lý: Trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng là loại trách nhiệm dân sự và chịu sự điều chỉnh của pháp luật dân sự. Khi một ngƣời gây ra tổn thất cho ngƣời khác thì họ phải bồi thƣờng thiệt hại và bồi thƣờng thiệt hại chính là một quan hệ tài sản do luật Dân sự điều chỉnh và đƣợc quy định trong bộ luật Dân sự tại Điều 307 và Chƣơng XXI và các văn bản hƣớng dẫn thi hành Bộ luật Dân sự cụ thể là Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08 tháng 7 năm 2006. Về điều kiện phát sinh: Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng đƣợc xây dựng trên nguyên tắc ngƣời gây thiệt hại phải có trách nhiệm bồi thƣờng. Khi một ngƣời không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự mà gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản…của ngƣời khác thì phải có nghĩa vụ bồi thƣờng. Theo hƣớng dẫn tại Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08 tháng 7 năm 2006 thì trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng chỉ phát sinh khi có đầy đủ các yếu tố sau: Phải có thiệt hại xảy ra, phải có hành vi trái pháp luật, GVHD: ThS. Tăng Thanh Phương 4 SVTH: Nguyễn Kim Thi Đề tài: Bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm phải có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại xảy ra và hành vi trái pháp luật, phải có lỗi cố ý hoặc vô ý của ngƣời gây thiệt hại. Về nguyên tắc: Chế định bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng đƣợc xem là chế định độc lập của pháp luật dân sự, đƣợc quy định cụ thể tại Điều 605 Bộ luật Dân sự thì nguyên tắc bồi thƣờng nhƣ sau: “toàn bộ và kip thời”, “được giảm mức bồi thường nếu do lỗi vô ý” và “được yêu cầu thay đổi mức bồi thường”, các nguyên tắc trên không những thể hiện sự công bằng và hợp lý mà còn thể hiện tính nhân văn của pháp luật Việt Nam cũng nhƣ khả năng dự liệu trƣớc đƣợc những trƣờng hợp có thể xảy ra khi áp dụng pháp luật sau này. Về năng lực chịu trách nhiệm: Xác định năng lực chịu trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại là một vấn đề quan trọng trong xác định trách nhiệm bồi thƣờng của ngƣời gây ra thiệt hại, Bộ luật dân sự năm 2005 quy định các chủ thể chịu trách nhiệm bồi thƣờng thiêt hại bao gồm cả cá nhân và pháp nhân: Năng lực chịu trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại của cá nhân (Điều 606), bồi thƣờng thiệt hại do ngƣời của pháp nhân gây ra (Điều 618) và chủ thể khác. 1.2 Khái niệm danh dự, nhân phẩm, uy tín Trong cuộc sống ai cũng mong muốn những điều tốt đẹp và hoàn thiện nhất, con ngƣời sống ngoài những giá trị về đạo đức nhân cách sống, một ngƣời thành công không phải là ngƣời có vị trí đứng cao nhất trong xã hội mà là ngƣời có vị trí cao trong lòng những ngƣời xung quanh mình, từ xƣa đến nay ngƣời Việt Nam chúng ta luôn đề cao nhân cách sống cách đối nhân xử thế, với sự phát triển không ngừng của xã hội thì vai trò của đạo đức càng đƣợc đề cao hơn, đó cũng là một trong những quyền “nhân thân” cơ bản của con ngƣời đƣợc pháp luật tôn trọng và bảo vệ cụ thể tại Điều 37 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: “Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ”. Pháp luật quy định rõ nhƣng lại không có khái niệm cụ thể về danh dự, nhân phẩm, uy tín nên ta có thể hiểu nhƣ sau: Danh dự: Đối với cá nhân là sự đánh giá của xã hội về mặt đạo đức, phẩm chất và năng lực của một con ngƣời, nó hình thành từ hành động cho đến cách ứng xử của ngƣời đó theo đúng tiêu chuẩn và nguyên tắc của xã hội. Đối với tổ chức là sự đánh giá của xã hội và sự tín nhiệm của mọi ngƣời đối với tổ chức đó. Danh dự là yếu tố gắn liền với một chủ thể nhất định, là một trong những yếu tố để khẳng định vai trò, vị trí của chủ thể trong xã hội. Khi một ngƣời nào đó có hành vi vu khống xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của một cá nhân thì ngƣời bị xâm hại có quyền yêu cầu pháp luật bảo vệ mình, Bộ luật dân sự cũng quy định cụ thể điều này vì thế mỗi cá nhân đều có quyền yêu cầu ngƣời khác tôn trọng mình. GVHD: ThS. Tăng Thanh Phương 5 SVTH: Nguyễn Kim Thi Đề tài: Bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm Nhân phẩm: Là phẩm giá con ngƣời, là giá trị tinh thần của một cá nhân với nhân cách là một con ngƣời. Nhân phẩm đã gắn liền với mỗi con ngƣời từ khi họ sinh ra, khác với danh dự, nhân phẩm chỉ là khái niệm đối với cá nhân. Uy tín: Đối với cá nhân uy tín là giá trị về mặt đạo đức và tài năng đƣợc công nhận ở một cá nhân thông qua hoạt động thực tiễn của mình tới mức mà mọi ngƣời trong một tổ chức, một dân tộc phải tôn kính và tự nguyện nghe theo. Đối với tổ chức uy tín là những giá trị tốt đẹp mà trong quá trình hoạt động đƣợc xã hội tin tƣởng và công nhận.2 Xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín thƣờng thể hiện thông qua việc dùng những lời lẽ hoặc hành động có tính chất lăng mạ, làm nhục ngƣời khác để ngƣời đó bị đánh giá sai về nhân cách và đạo đức bị xã hội coi thƣờng và xa lánh. Từ những nội dung nêu trên thì ta thấy danh dự, nhân phẩm, uy tín có thể đƣợc xem là giá trị tinh thần của mỗi ngƣời không phải tự nhiên mà có đƣợc, mà là qua một quá trình rèn luyện và học tập lâu dài, đó là thƣớc đo giá trị nhân cách của một con ngƣời trong xã hội, đó là quyền cơ bản mà không ai có thể bán, tặng hay chuyển giao cho ngƣời khác và không ai có quyền tƣớc đoạt hay xâm phạm và cần đƣợc bảo vệ. Mặc dù danh dự, nhân phẩm, uy tín là giá trị tinh thần không xác định đƣợc bằng tiền hay bất kỳ vật chất nào nhƣng một khi bị xâm phạm thì nó lại ảnh hƣởng rất lớn đến sự phát triển của chủ thể bị xâm phạm, đó là tài sản vô giá mà nếu mất đi rồi rất khó để lấy lại đƣợc, xã hội ngày càng phát triển quyền của con ngƣời càng đƣợc đề cao chính vì thế để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân pháp luật quy định mọi hành vi xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của ngƣời khác đều phải chịu mọi chế tài nghiêm khắc. 1.3 Khái niệm về trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm Danh dự, nhân phẩm, uy tín đƣợc xem là quyền nhân thân quan trọng của công dân đƣợc pháp luật Việt Nam ghi nhận cụ thể tại điều 70 Hiến pháp năm 1980 nhƣ sau: “Công dân có quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, tài sản, danh dự và nhân phẩm”, đến Hiến pháp năm 1992 thì quyền nhân thân càng đƣợc chú trọng nhiều hơn cụ thể điều 71 có quy định rằng: “Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm” không dừng lại ở đó đến Hiến pháp năm 2013 lại quy định cụ thể hơn, chi tiết hơn về quyền của công dân tại khoản 1 Điều 20 “ Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục 2 Phạm Kim Anh, Về quy định bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm trong Bộ luật dân sự Việt Nam và hướng dẫn hoàn thiện, Tạp chí khoa học pháp lý số 03, 2001. GVHD: ThS. Tăng Thanh Phương 6 SVTH: Nguyễn Kim Thi Đề tài: Bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm”. Bên cạnh đó Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 cũng quy định về trách nhiệm hình sự đối với những chủ thể có hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của ngƣời khác có thể bị truy cứu với các tội danh nhƣ sau: Tội làm nhục ngƣời khác (Điều 121), Tội vu khống (Điều 122), Tội sử dụng trái phép thông tin trên mạng và trong máy tính (Điều 226), Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy (Điều 253), tùy vào tính chất và mức độ nguy hiểm của tội phạm mà có mức truy cứu về trách nhiệm khác nhau, vấn đề bồi thƣờng thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm càng đƣợc quan tâm hơn. Tiếp tục hoàn thiện Bộ luật dân sự năm 1995 thì Bộ luật dân sự năm 2005 đã dành ra một chƣơng để hƣớng dẫn rất chi tiết về vấn đề này, cụ thể tại chƣơng XXI quy định “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng” từ Điều 604 cho đến Điều 630. 1.3.1 Khái niệm Vấn đề bồi thƣờng thiệt hại về danh dự, nhân phẩm, uy tín thuộc về trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng là một chế định quan trọng đƣợc quy định tại Bộ luật dân sự năm 2005 đối với các hành vi trái pháp luật mà gây thiệt hại cho ngƣời khác thì phải bồi thƣờng bao gồm thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản thì phải có trách nhiệm bồi thƣờng. Trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại làm phát sinh nghĩa vụ bồi thƣờng và nghĩa vụ bồi thƣờng phát sinh quan hệ bồi thƣờng thiệt hại tạo ra quan hệ nghĩa vụ tƣơng ứng đƣợc quy định tại Điều 281 Bộ luật dân sự. Nghĩa vụ dân sự là việc mà theo quy định của pháp luật, thì một hoặc (gọi là ngƣời có nghĩa vụ) phải làm một công việc hoặc không làm một công việc vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác (gọi là ngƣời có quyền). Nghĩa vụ bồi thƣờng thiệt hại là một loại quan hệ dân sự trong đó ngƣời xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản các quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời khác gây thiệt hại thì phải bồi thƣờng với những thiệt hại mình gây ra. Từ những phân tích trên ta có thể khái niệm về trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại về danh dự, nhân phẩm, uy tín nhƣ sau: Bồi thường thiệt hại danh dự, nhân phẩm, uy tín được hiểu là loại trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh từ hành vi trái pháp luật. Trong đó, người có hành vi xâm phạm gây thiệt hại, phải bồi thường những thiệt hại mà mình đã gây ra mà trước đó các bên không hề có quan hệ hợp đồng, hoặc tuy có quan hệ hợp đồng nhưng có hành vi gây thiệt hại không thuộc về nghĩa vụ hợp đồng đã ký kết. GVHD: ThS. Tăng Thanh Phương 7 SVTH: Nguyễn Kim Thi Đề tài: Bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm 1.3.2 Đặc điểm Cũng là một loại trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng nên trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại danh dự, nhân phẩm, uy tín cũng mang những đặc điểm sau: Về điều kiện phát sinh trách nhiệm: Các điều kiện thiệt hại ngoài hợp đồng do xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín gồm bốn yếu tố trong đó yếu tố lỗi đƣợc xem là yếu tố quan trọng để xác định trách nhiệm bồi thƣờng, ngoài xác định lỗi của cá nhân thì chế định bồi thƣờng thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm còn xác định lỗi của pháp nhân và cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền, vì đây là thiệt hại phi vật chất ảnh hƣởng trực tiếp đến tâm lý của ngƣời bị thiệt hại. Có thể bỏ qua căn cứ có thiệt hại xảy ra hay không vì khi bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm bản thân ngƣời đó đã chịu thiệt hại rồi vì đây là thiệt hại về tinh thần nên đôi khi thiệt hại không thể hiện ra bên ngoài cho nên phải căn cứ vào thái độ của ngƣời gây thiệt hại và những hậu quả bất lợi đối với ngƣời bị thiệt hại. Về chủ thể chịu trách nhiệm: Đối với thiệt hại về danh dự, nhân phẩm, uy tín thì chủ thể chịu trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại bao gồm cá nhân ngƣời gây thiệt hại. Đối với trƣờng hợp ngƣời của pháp nhân gây ra thì pháp nhân phải bồi thƣờng thiệt hại do ngƣời của mình gây ra khi thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao (Điều 618 BLDS 2005). Đối với bồi thƣờng thiệt hại do cán bộ, công chức gây ra thì cơ quan, tổ chức quản lý cán bộ, công chức phải bồi thƣờng thiệt hại do cán bộ, công chức của mình gây ra (Điều 619 BLDS 2005). Đối với thiệt hại do ngƣời có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra (Điều 620 BLDS 2005). Bồi thƣờng thiệt hại do ngƣời làm công học nghề gây ra (Điều 622 BLDS 2005). Đối tƣợng bị xâm phạm: Quyền nhân thân gắn liền với cá nhân, danh dự, uy tín gắn liền với tổ chức nhất định. Trƣờng hợp bị xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín có thể biểu hiện (thông qua hành vi của con ngƣời dƣới dạng hành động thông qua lời nói, chữ viết hay hành vi cụ thể) trong sự tác động của quá trình nhận thức và ý thức pháp luật, việc xâm phạm đến lợi ích này có thể dẫn đến những tổn thất về tinh thần cho ngƣời bị thiệt hại. Bồi thƣờng thiệt hại nói chung và bồi thƣờng thiệt hại danh dự, nhân phẩm, uy tín nói riêng là một trong những trách nhiệm gây nhiều tranh cãi nhất bởi thật khó cho những nhà làm luật khi xác định thiệt hại và mức bồi thƣờng nhƣ thế nào là hợp lý cho bên gây thiệt hại và ngƣời bị thiệt hại, vì những thiệt hại về tinh thần chỉ mang tính “định hình” không cụ thể hóa. GVHD: ThS. Tăng Thanh Phương 8 SVTH: Nguyễn Kim Thi Đề tài: Bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm 1.4 Lịch sử phát triển về trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm theo quy định cuả pháp luật Việt Nam hiện đại từ năm 1945 tới nay Cách mạng tháng 8 thành công mở ra một chặn đƣờng mới cho phong trào xây dựng xã hội ở Việt Nam để tiến đến con đƣờng xây dựng phát triển và hội nhập. Lúc này nhiệm vụ quan trọng của nƣớc ta là phải bắt tay vào xây dựng kinh tế và ổn định xã hội năm 1946 bản Hiến pháp đầu tiên của Việt Nam ra đời đây là cơ sở pháp lý quan trọng để Đảng ta tiến hành khôi phục và xây dựng đất nƣớc, thời kỳ này do tình hình đất nƣớc còn quá nhiều khó khăn nên Hiến pháp năm 1946 chỉ tập trung về việc thành lập lại tổ chức bộ máy nhà nƣớc nên trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng không đƣợc nhắc đến. Nhận thấy tình hình đất nƣớc có nhiều biến đổi vì vậy Quốc hội ta đã sửa đổi bản Hiến pháp năm 1946 cho thích hợp với tình hình và nhiệm vụ mới, ngày 31 tháng 12 năm 1959 bản Hiến pháp thứ hai của nƣớc Việt Nam dân chủ Cộng hòa đƣợc ban hành cũng chƣa đề cao quyền đƣợc bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín của công dân. Đến năm 1972 Ủy Ban Tƣ pháp ban hành Thông tƣ 173-UBTP ngày 23/3/1972 của Tòa án nhân dân tối cao hƣớng dẫn xét xử về bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng nhƣng chỉ đề cập đến trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại do tính mạng, sức khỏe khi bị xâm phạm. Đến Hiến pháp năm 1980 có quy định tại Điều 70 về quyền đƣợc bảo hộ về “danh dự và nhân phẩm” của công dân, lần đầu tiên quyền cá nhân đƣợc tôn trọng và đƣợc nêu trong văn bản pháp luật. Rõ ràng trong thời kỳ này do điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn chƣa phát triển trình độ lập pháp chƣa cao cũng nhƣ nhu cầu đời sống nhân dân còn thấp nên vấn đề bồi thƣờng thiệt hại chỉ đƣợc đề cập đến nhƣng lại không cụ thể chỉ mang tính chất chung nên vấn đề bồi thƣờng về danh dự, nhân phẩm, uy tín không đƣợc quan tâm chỉ mang tính khái quát trong Hiến pháp năm 1980 quy định về quyền nhân thân mà không đƣợc quy định cụ thể ở bất kỳ một văn bản pháp luật nào. Nhận thấy tầm quan trọng của pháp luật dân sự trong đời sống cũng nhƣ phát huy những cơ sở pháp lý của Hiến pháp năm 1992 và những văn bản hƣớng dẫn thi hành trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng nên ngày 28 tháng 10 năm 1995 Quốc hội đã thông qua Bộ luật dân sự đầu tiên của nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đây đƣợc xem là cột mốc quan trọng của pháp luật Việt Nam, mặc dù trƣớc đó chế định bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng đƣợc quy định khá lâu nhƣng lại không cụ thể cho đến khi Bộ luật dân sự năm 1995 xuất hiện thì vấn đề bồi thƣờng thiệt hại danh dự, nhân phẩm, uy tín mới đƣợc đề cập đến trong các văn bản pháp luật. Điều 33 Bộ luật dân sự năm 1995 quy định về quyền đƣợc bảo vệ danh danh dự, nhân phẩm, uy tín nhƣ sau: GVHD: ThS. Tăng Thanh Phương 9 SVTH: Nguyễn Kim Thi Đề tài: Bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm “Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được pháp luật tôn trọng và bảo vệ”, “Không ai được xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác”, bên cạnh đó Bộ luật dân sự năm 1995 còn cụ thể hóa rõ ràng về trách nhiệm bồi thƣờng danh dự, nhân phẩm, uy tín tại Điều 609 nhƣ sau: “Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác thì phải bồi thường” và khoản 3 Điều 25 cũng khẳng định: Khi quyền nhân thân của ngƣời đó bị xâm phạm thì ngƣời đó có quyền “Yêu cầu người vi phạm hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền buộc người vi phạm bồi thường thiệt hại”. Nhƣ vậy đến khi Bộ luật dân sự năm 1995 ra đời thì trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại về danh dự, nhân phẩm, uy tín đƣợc quy định rõ ràng và có cơ sở pháp lý cụ thể. Sau một thời gian khi có Bộ luật dân sự năm 1995 đƣợc áp dụng và đƣa vào thực tiễn cuộc sống thì mọi vấn đề dân sự phát sinh điều đƣợc giải quyết thỏa đáng đáp ứng đƣợc nguyện vọng của nhân dân, Bộ luật dân sự năm 1995 đã đạt nhiều thành tựu rất to lớn góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội bảo vệ quyền và lợi ích của mọi cá nhân, tổ chức. Nhƣng xã hội thì luôn thay đổi vì vậy pháp luật không thể nào áp dụng theo kiểu đứng yên, nhận thấy Bộ luật dân sự năm 1995 vẫn còn nhiều hạn chế thiếu sót và những bất cập cần phải sửa đổi vì vậy ngày 14 tháng 6 năm 2005 Quốc hội khóa XI kỳ họp thứ 7 đã thông qua Bộ luật dân sự năm 2005 và đây cũng là Bộ luật hiện hành của nƣớc ta, dựa trên tinh thần của Bộ luật dân sự năm 1995 Bộ luật dân sự năm 2005 bổ sung thêm nhiều quy định mới phù hợp với nhu cầu xã hội lúc bấy giờ. Về trách nhiệm bồi thƣờng danh dự, nhân phẩm, uy tín cũng đƣợc quy đinh nhƣ sau: “Công dân có quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản. Mọi hành vi xâm phạm đến tính mạng sức khỏe danh dự, nhân phẩm, tài sản đều bị xử lý theo pháp luật. Người bị hại, người làm chứng, người tham gia tố tụng khác cũng như người thân thích của họ mà bị đe dọa đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản thì cơ quan tiến hành tố tụng phải tiến hành các biện pháp bảo vệ cần thiết theo quy định của pháp luật”3 và Nghị quyết 03/2006/NQ - HĐTP hƣớng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 về bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng trong trƣờng hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm phải bồi thƣờng nhƣ thế nào cho phù hợp với thiệt hại đã xảy ra đối với các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật. Nhƣ vậy trải qua nhiều thời kỳ thay đổi của xã hội thì hệ thống pháp luật ngày càng hoàn thiện và ổn định hơn, Bộ luật dân sự năm 2005 đã đề cập về chế định bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng một cách cụ thể, tổng quan bên cạnh đó việc bồi thƣờng thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm cũng đƣợc các nhà làm luật quan tâm. 3 Điều 7 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004, sửa đổi bổ sung năm 2011. GVHD: ThS. Tăng Thanh Phương 10 SVTH: Nguyễn Kim Thi Đề tài: Bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm 1.5 Nguyên tắc bồi thƣờng thiệt hại Khi giải quyết các tranh chấp ngoài hợp đồng cần phải thực hiện đúng các nguyên tắc bồi thƣờng theo quy định của pháp luật, để các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền áp dụng luật một cách công bằng và hợp lý, phù hợp với quan niệm của nhân dân ai gây thiệt hại thì phải bồi thƣờng. Việc giải quyết trách nhiệm bồi thƣờng thiêt hại ngoài hợp đồng đƣợc quy định cụ thể tại điều 605 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định về ba nguyên tắc bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng nhƣ sau: 1.5.1 Nguyên tắc thỏa thuận về mức bồi thƣờng của các bên Do bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng là những quan hệ phát sinh mà không có sự thỏa thuận trƣớc giữa các bên, vì vậy khi giải quyết tranh chấp về bồi thƣờng thiêt hại ngoài hợp đồng, cần phải thực hiện đúng nguyên tắc bồi thƣờng thiêt hại quy định tại Điều 605 Bộ luật dân sự, cần phải tôn trọng thỏa thuận giữa các bên về mức bồi thƣờng, hình thức bồi thƣờng và phƣơng thức bồi thƣờng, nếu thỏa thuận đó không trái pháp luật, đạo đức xã hội.4 Khi một quan hệ phát sinh luôn tồn tại hai chủ thể là ngƣời gây thiệt hại và ngƣời bị thiệt hại vì thế để đảm bảo quyền cũng nhƣ lợi ích hợp pháp của các bên, pháp luật cho các bên thỏa thuận về mức bồi thƣờng hình thức bồi thƣờng bằng tiền, bằng hiện vật hoặc có thể thực hiện một công việc hay phƣơng thức bồi thƣờng một lần hoặc nhiều lần. Hơn nữa thiệt hại về danh dự, nhân phẩm, uy tín là những thiệt hại gây tổn thất về mặt tâm lý, tình cảm của ngƣời bị thiệt hại vì thế pháp luật tôn trọng để cho các bên tự thỏa thuận mức bồi thƣờng cũng nhƣ những phƣơng thức bồi thƣờng nhƣ thế nào cho phù hợp. Đồng thời, pháp luật cũng nghiêm cấm mọi trƣờng hợp ép buộc thỏa thuận, việc thỏa thuận giữa các chủ thể có thể là cao hơn hoặc thấp hơn mức độ thiệt xảy ra trên thực tế điều này do các bên hoàn toàn tự chủ động, nguyên tắc này cũng thể hiện quyền tự do dân chủ của công dân trên cơ sở tự do ý chí, tự do cam kết thỏa thuận mà không bị ràng buộc bởi một chế tài nào. 1.5.2 Nguyên tắc thiệt hại phải đƣợc bồi thƣờng toàn bộ và kịp thời Trong quan hệ pháp luật về bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng thì việc thỏa thuận đƣợc ƣu tiên nhƣng nếu các bên chủ thể tham gia không thể thỏa thuận đƣợc thì căn cứ vào quy định của pháp luật mà cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền yêu cầu chủ thể gây thiêt hại phải bồi thƣờng cho ngƣời bị thiệt hại theo những nguyên tắc do luật định. Mục đích của trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng là buộc ngƣời gây thiệt hại phải bù đắp, khắc phục những thiệt hại đã gây ra cho ngƣời bị thiệt hại Khoản 1 Điều 605 Bộ luật dân sự năm 2005 nhƣ sau: “Thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp 4 Xem tiểu mục 2.1 mục 2 phần I, Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08 tháng 7 năm 2006. GVHD: ThS. Tăng Thanh Phương 11 SVTH: Nguyễn Kim Thi Đề tài: Bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm thời” khi có yêu cầu giải quyết bồi thƣờng thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín thì các cơ quan tiến hành tố tụng phải căn cứ vào những vào các điều luật tƣơng ứng của Bộ luật dân sự để xác định xem thiệt hại gồm những khoản nào, thiệt hại đã xảy ra là bao nhiêu để buộc ngƣời gây thiệt hại phải bồi thƣờng. Nguyên tắc này đảm bảo ngƣời có hành vi gây thiệt hại phải bồi thƣờng tƣơng xứng với toàn bộ thiệt hại đã gây ra và bồi thƣờng kịp thời càng nhanh càng tốt để khắc phục hậu quả. Thiệt hại bồi thƣờng dựa theo nguyên tắc gây thiệt hại bao nhiêu thì bồi thƣờng bấy nhiêu, thiêt hại xảy ra ở đây bao gồm thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinh thần là những thiệt hại xảy ra trên thực tế chứ chúng ta không thể cảm nhận chủ quan hay thiệt hại do suy diễn. Nghị quyết 03/2006 /NQ-HĐTP ngày 08/7/2006 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hƣớng dẫn chi tiết về vấn đề bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng trong đó có quy định rõ về trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm, tuy nhiên để áp dụng hiệu quả nguyên tắc này cần phải căn cứ vào các điều luật tƣơng ứng của Bộ luật dân sự quy định trong trƣờng hợp cụ thể đó thiệt hại bao gồm những khoản nào và thiệt hại xảy ra là bao nhiêu, mức độ lỗi của các bên để buộc ngƣời gây thiệt hại phải bồi thƣờng các khoản thiêt hại tƣơng xứng đó. Nhƣ vậy, nguyên tắc bồi thƣờng “toàn bộ” và “kịp thời” là nguyên tắc thể hiện đƣợc ý chí của nhà làm luật trong trƣờng hợp có thiêt hại xảy ra. 1.5.3 Nguyên tắc ngƣời gây thiệt hại đƣợc giảm mức bồi thƣờng Đây là một trong những nguyên tắc cơ bản của chế định bồi thƣờng thiệt hại, nguyên tắc này đƣợc áp dụng khi thỏa mản hai điều kiện sau: Do lỗi vô ý mà gây thiệt hại và thiệt hại xảy ra quá lớn so với khả năng kinh tế trƣớc mắt và lâu dài của họ.  Do lỗi vô ý mà gây thiệt hại Pháp luật xét xử các vụ án luôn cân bằng giữa lý và tình và việc áp dụng nguyên tắc này thể hiện rõ điều đó. Khi xác định thiệt hại trƣớc tiên cần căn cứ vào yếu tố lỗi đây là yếu tố quan trọng để các cơ quan xét xử căn cứ vào đó mà quy định mức bồi thƣờng tƣơng xứng. Theo nguyên tắc chung thì trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng thì dựa trên mức độ lỗi gồm có: lỗi cố ý và lỗi vô ý đây cùng là một yếu tố chung của một nguyên tắc nhƣng ý nghĩa lại khác nhau: Nếu một ngƣời gây thiệt hại mà do lỗi cố ý, nhận thức hành vi của mình là trái pháp luật làm ảnh hƣởng đến quyền lợi của ngƣời khác nhƣng vẫn cố tình làm hoặc biết trƣớc những hậu quả có thể xảy ra hoặc mong muốn nó xảy ra hay có thể khắc phục đƣợc GVHD: ThS. Tăng Thanh Phương 12 SVTH: Nguyễn Kim Thi Đề tài: Bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm nhƣng vẫn để mặt cho nó xảy ra thì sẽ không đƣợc áp dụng nguyên tắc này và phải chịu hoàn toàn lỗi do mình gây ra về hành vi đó. Đối với lỗi cố ý thì ngƣời gây thiệt hại phải bồi thƣờng toàn bộ những thiêt hại do mình gây nên, trong trƣờng hợp này pháp luật sẽ không căn cứ vào điều kiện khách quan để giảm mức bồi thƣờng, trừ trƣờng hợp các bên có thỏa thuận. Đối với trƣờng hợp gây thiệt hại do lỗi vô ý là trƣờng hợp một ngƣời không thấy trƣớc hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, mặc dù phải biết hoặc có thể biết trƣớc thiệt hại sẽ xảy ra hoặc thấy trƣớc hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, nhƣng cho rằng thiệt hại sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn đƣợc thì sẽ đƣợc giảm mức bồi thƣờng do lỗi vô ý, nhƣng để đƣợc áp dụng nguyên tắc này thì ngƣời gây thiệt hại phải có nghĩa vụ chứng minh thiệt hại gây ra là lỗi vô ý. Nhƣ vậy ngoài việc thỏa thuận để giảm mức bồi thƣờng thì nếu gây thiệt hại trong trƣờng hợp do lỗi vô ý thì ngƣời gây thiệt hại sẽ đƣợc giảm mức gây thiệt hại nếu do lỗi vô ý.  Thiệt hại xảy ra quá lớn so với khả năng kinh tế trƣớc mắt và lâu dài của họ Thiệt hại xảy ra khi ngƣời gây thiêt hại không có khả năng để bồi thƣờng toàn bộ thì sẽ đƣợc áp dụng nguyên tắc này để giảm mức bồi thƣờng, để đƣợc áp dụng điều kiện này thì trƣớc tiên cần xem xét nếu lỗi gây ra thiệt hại là lỗi vô ý. Đây là nguyên tắc bổ sung cho nguyên tắc gây thiệt hại do lỗi vô ý nhƣng trên thực tế thì quy định này rất khó áp dụng bởi vì trong thực tiễn xét xử các vụ án về bồi thƣờng danh dự, nhân phẩm, uy tín thì để xác định thiệt hại nhƣ thế nào là “thiệt hại xảy ra quá lớn so với khả năng kinh tế trƣớc mắt và lâu dài của mình” là vấn đề hết sức khó khăn, phải tùy thuộc vào từng trƣờng hợp cụ thể của từng vụ án điều kiện, hoàn cảnh, mức độ lỗi của ngƣời gây thiệt hại mà giải quyết cho thỏa đáng. Khi xem xét thiệt hại có xảy ra quá lớn so với khả năng kinh tế trƣớc mắt và lâu dài hay không thì cần phải xem xét hoàn cảnh kinh tế, thu nhập hiện tại của đƣơng sự và thu nhập về sau của họ, để xem xét trƣờng hợp nào thì đƣợc giảm mức bồi thƣờng thiệt hại, trƣờng hợp nào thì không đƣợc giảm mức bồi thƣờng, đồng thời cũng là để bảo vệ quyền lợi, đảm bảo tính công bằng, tránh sự gian lận, lợi dụng để trốn tránh trách nhiệm của ngƣời gây thiệt hại. Ví dụ: Chị A và anh B quen nhau đƣợc hai năm vì một số mâu thuẫn nên họ chia tay, nhƣng B nhất quyết không chịu và có ý muốn quay lại, sau nhiều lần níu kéo không thành B bực tức liền đăng những bức ảnh riêng tƣ của 2 ngƣời lên trang mạng xã hội Facebook lúc đầu anh B chỉ đăng vào hộp thƣ riêng của chị A, lúc đầu chị A có gặp anh GVHD: ThS. Tăng Thanh Phương 13 SVTH: Nguyễn Kim Thi Đề tài: Bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm B và yêu cầu anh xóa hình nhƣng anh B không những không làm mà còn phát tán những tấm hình đó cho mọi ngƣời cùng thấy, sau khi nhìn thấy những tấm ảnh đó chị A vô cùng hoản loạn về tinh thần và phải nghỉ việc do chị A bị sốc và bị trầm cảm phải điều trị trong một thời gian. Vậy trong trƣờng hợp này Tòa án buộc anh B phải bồi thƣờng toàn bộ thiệt hại cho chị A mà không đƣợc giảm mức bồi thƣờng mặc dù biết anh A chỉ là công nhân lƣơng tháng chỉ 05 triệu và phải nuôi mẹ đang bị bệnh và hai ngƣời em đang đi học. Nhƣ vậy nguyên tắc ngƣời gây thiệt hại đƣợc giảm mức bồi thƣờng phải đảm bảo đƣợc hai điều kiện: thứ nhất là ngƣời gây thiệt hại phải là lỗi vô ý nguyên tắc này không áp dụng cho trƣờng hợp lỗi cố ý, thứ hai là thiệt hại phải xảy ra quá lớn so với khả năng kinh tế trƣớc mắt và lâu dài. Tuy nhiên quy định này chỉ định tính chứ chƣa định lƣợng, tức là chƣa quy định cụ thể việc giảm mức bồi thƣờng là bao nhiêu? Nguyên tắc này cũng là để áp dụng giảm mức bồi thƣờng cho ngƣời gây thiệt hại trong trƣờng hợp có lỗi của ngƣời bị thiệt hại, vấn đề xác định có lỗi của ngƣời bị thiệt hại là bao nhiêu cũng chƣa cụ thể vì thế gây khó khăn cho Tòa án khi áp dụng nguyên tắc này. 1.5.4 Nguyên tắc đƣợc quyền yêu cầu thay đổi mức bồi thƣờng Khi mức bồi thƣờng không còn phù hợp với thực tế nữa thì ngƣời bị thiệt hại có quyền yêu cầu cơ quan Nhà nƣớc thay đổi mức bồi thƣờng cho phù hợp, nguyên tắc này đƣợc các nhà làm luật dự liệu trƣớc những tác động thay đổi của xã hội nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của công dân. Chẳng hạn tại thời điểm xảy ra thiệt hại ngƣời gây thiệt hại phải bồi thƣờng cho ngƣời bị thiệt hại tài sản là 100 triệu đồng nhƣng vì một số lý do khách quan mà không thể bồi thƣờng đƣợc đến một năm sau ngƣời gây thiệt hại thi hành nghĩa vụ bồi thƣờng và ngƣời bị thiệt hại thấy mức bồi thƣờng nhƣ vậy không còn phù hợp nữa đối với thời điểm hiện tại thì ngƣời bị thiệt hại có quyền khởi kiện ra Tòa để yêu cầu thay đổi mức bồi thƣờng, lúc này Tòa án sẽ căn cứ vào mức độ thiệt hại vào thời điểm của một năm trƣớc và hiện tại để ấn định một mức bồi thƣờng thiệt hại cho phù hợp. Mặc dù mức bồi thƣờng đã có hiệu lực nhƣng các bên có thể thỏa thuận hoặc yêu cầu Tòa án thay đổi mức bồi thƣờng, việc thay đổi có thể hiểu là việc tăng lên hoặc giảm xuống mức bồi thƣờng, có thể kéo dài hoặc rút ngắn thời hạn bồi thƣờng khi nó không còn phù hợp với thực tế nữa. Mức bồi thƣờng không còn phù hợp với thực tế có thể là do sự biến đổi của kinh tế - xã hội, sự thay đổi về tình trạng thƣơng tật, sức khỏe khả năng lao động của ngƣời bị thiệt hại đã đƣợc phục hồi, hoặc ngƣời gây thiệt hại vì một lý do nào đó không thể tiếp tục thực hiện bồi thƣờng đƣợc nữa. Khoản 1 Điều 605 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định “Phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần” tuy nhiên nguyên tắc này chỉ áp dụng đối với phƣơng thức bồi GVHD: ThS. Tăng Thanh Phương 14 SVTH: Nguyễn Kim Thi Đề tài: Bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm thƣờng nhiều lần vì khi đó trách nhiệm của các bên sẽ bị ràng buộc còn phƣơng thức bồi thƣờng một lần vì khi đó các bên đã thực hiện xong nghĩa vụ của mình, nếu có yêu cầu phát sinh Tòa án sẽ chấp nhận thay đổi mức thay đổi đối với yêu cầu bồi thƣờng nhiều lần. Dù thay đổi mức bồi thƣờng theo hƣớng nào đi chăng nữa thì vẫn phải đảm bảo công bằng, hợp lý cho ngƣời yêu cầu. 1.6 Ý nghĩa của trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm Bồi thƣờng thiệt hại là một nhu cầu tất yếu trong cuộc sống, ai gây thiệt hại thì ngƣời đó phải bồi thƣờng đó là quy luật. Pháp luật ra đời không chỉ nhằm điều chỉnh những vấn đề của xã hội mà còn bảo vệ quyền lợi của mọi công dân khi tham gia vào quan hệ pháp luật mà nhất là chế định bồi thƣờng thiệt hại về danh dự, nhân phẩm, uy tín thì cần phải có pháp luật điều chỉnh vì không thể xác định đƣợc thiệt hại cụ thể trong trƣờng hợp này nên có ý nghĩa sau:  Chế định bồi thƣờng thiệt hại danh dự, nhân phẩm, uy tín nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân Trong quan hệ pháp luật luôn có tồn tại hai chủ thể cơ bản đó là ngƣời gây thiệt hại và ngƣời bị thiệt hại, đôi khi trong thực tế cuộc sống thì có những ngƣời vì lợi ích cá nhân của mình mà bất chấp xâm phạm đến lợi ích của ngƣời khác mà không nghỉ gì đến hậu quả hay mặc cho hậu quả có xảy ra. Xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu sống của ngƣời dân ngày càng cao không dừng lại ở đời sống vật chất mà con ngƣời còn đề cao đời sống tinh thần vì thế mà pháp luật phải luôn thay đổi theo xu hƣớng của thời đại. Bồi thƣờng thiệt hại về danh dự, nhân phẩm, uy tín cũng góp phần bảo vệ quyền lợi cho mọi công dân, xét về góc độ pháp lý thì đây là những thiệt hại phi vật chất nhƣng nó lại ảnh hƣởng rất lớn đến tâm lý của ngƣời bị thiệt hại một khi nó bị xâm phạm thì ngƣời chịu thiệt hại phải nhận những tổn thất tinh thần rất lớn nếu không có pháp luật thì ai sẽ là ngƣời đứng ra bảo vệ quyền lợi của công dân khi họ bị xâm phạm? Ai sẽ là ngƣời đứng ra để đòi lại công bằng cho họ? Chế định bồi thƣờng thiệt hại về danh dự, nhân phẩm, uy tín ra đời có vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi của công dân, thực hiện công bằng xã hội và thể hiện chế tài nghiêm khắc của pháp luật đối với các hành vi vi phạm.  Chế định bồi thƣờng thiệt hại danh dự, nhân phẩm, uy tín nhằm mục đích đảm bảo công bằng xã hội Nguyên tắc chung của pháp luật là một ngƣời phải chịu trách nhiệm về hành vi và hậu quả bất lợi do mình mang lại bằng việc buộc ngƣời đó phải bồi thƣờng nếu gây ra thiệt hại. Chế định bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng góp phần đảm bảo công bằng xã GVHD: ThS. Tăng Thanh Phương 15 SVTH: Nguyễn Kim Thi Đề tài: Bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm hội đây cũng là nguyên tắc mục tiêu mà pháp luật đã đặt ra. Chế định bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng đã cụ thể hóa và thể hiện rất rõ tính nguyên tắc công bằng xã hội, theo chế định này ai gây thiệt hại thì ngƣời đó bồi thƣờng. Bên cạnh đó chế định bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng ra đời cũng chỉ là để bảo vệ quyền lợi cơ bản của mọi công dân khi tham gia vào các quan hệ pháp luật, hơn nữa việc quy định chế độ bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng nhằm đảm bảo nguyên tắc mọi công dân điều bình đẳng trƣớc pháp luật để không ai bị thiệt hại về quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Việc quy định chế định bồi thƣờng thiệt hại danh dƣ, nhân phẩm, uy tín là góp phần vào tiêu chí công bằng xã hội làm sao để mỗi ngƣời điều đƣợc đảm bảo quyền lợi ngang nhau trong bất kỳ mối quan hệ pháp luật nào.  Chế định bồi thƣờng thiệt hại danh dự, nhân phẩm, uy tín nhằm răn đe, giáo dục, phòng ngừa các hành vi vi phạm pháp luật. Ngoài mục đích bảo vệ quyền lợi của công dân thì trách nhiệm bồi thƣờng thiêt hại ngoài hợp đồng nói chung và trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại về danh dự, nhân phẩm, uy tín nói riêng còn có tác dụng răn đe, phòng ngừa các hành vi pháp luật đối với các chủ thể có hành vi gây thiệt hại cho ngƣời khác đây cũng là mục đích mà những nhà làm luật muốn đặt ra. Có những thiệt hại về danh dự, nhân phẩm, uy tín mà chủ thể bị thiệt hại phải chịu những tổn thất tinh thần rất lớn vì thế việc đặt ra trách nhiệm này và những chế tài nghiêm khắc của pháp luật nhằm mục đích răn đe để mọi ngƣời tự biết điều chỉnh những hành vi của mình sao cho phù hợp, sống có ý thức tôn trọng mọi ngƣời xung quanh. Bên cạnh đó, chế định bồi thƣờng do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm còn có ý nghĩa to lớn trong việc tuyên truyền, giáo dục để mọi công dân cùng tuân thủ pháp luật, bảo vệ tài sản chung, bảo vệ quyền và lợi ích của các chủ thể khác, bảo vệ mạnh mẽ những ngƣời bị xâm phạm bị thiệt hại từ đó góp phần vào việc nâng cao ý thức pháp luật của mọi công dân. GVHD: ThS. Tăng Thanh Phương 16 SVTH: Nguyễn Kim Thi Đề tài: Bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm CHƢƠNG 2 CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI DO DANH DỰ, NHÂN PHẨM, UY TÍN BỊ XÂM PHẠM 2.1 Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thƣờng do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm Điều kiện phát sinh trách nhiệm là cơ sở pháp lý quan trọng trong việc xác định chế định bồi thƣờng, trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng chỉ phát sinh khi thỏa mãn đủ các căn cứ do pháp luật quy định. Việc xác định các căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng có ý nghĩa hết sức quan trọng là cơ sở để xác định mức bồi thƣờng, năng lực bồi thƣờng và trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại … Cơ sở phát sinh trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại đƣợc quy định tại Điều 604 Bộ luật dân sự năm 2005 nhƣ sau: “1. Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường. 2. Trong trường hợp pháp luật quy định người gây thiệt hại phải bồi thường trong cả trường hợp không có lỗi thì áp dụng quy định đó”. Theo hƣớng dẫn tại Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/7/2006 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hƣớng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 về bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng, căn cứ phát sinh trách nhiệm trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại bao gồm: phải có thiệt hại xảy ra, hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật, có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và hậu quả xảy ra, ngƣời gây thiệt hại phải có lỗi. Trên cơ sở đó trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm cũng đƣợc xác định nhƣ sau: 2.1.1 Phải có thiệt hại xảy ra Để xác định đƣợc trách nhiệm bồi thƣờng thì phải xác định đƣợc thiệt hại đây là điều kiện tiên quyết và tất yếu của trách nhiệm bồi thƣờng thiêt hại ngoài hợp đồng, nếu không có thiệt hại thì sẽ không làm phát sinh trách nhiệm bồi thƣờng, bởi lẽ mục đích của trách nhiệm bồi thƣờng là khôi phục lại tình trạng trƣớc khi xảy ra thiệt hại cũng nhƣ bù đắp những tổn thất về vật chất và tinh thần do hành vi trái pháp luật gây ra làm ảnh hƣởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự. Các điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại phải đƣợc xem xét trong mối quan hệ thống nhất và đầy đủ. GVHD: ThS. Tăng Thanh Phương 17 SVTH: Nguyễn Kim Thi Đề tài: Bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm Thiệt hại nói chung là sự mất mác hoặc bị giảm sút những lợi ích vật chất hoặc lợi ích tinh thần của một ngƣời do sự kiện gây thiệt hại của ngƣời khác, thiệt hại là một trong những yếu tố cơ bản cấu thành nên trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại nói chung và trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín nói riêng. Thiệt hại xảy ra đƣợc coi là điều kiện có tính bắt buộc và là tiền đề trong việc quyết định phát sinh trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại, nó còn bao gồm cả những chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại. Mục đích của trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại là khôi phục lại tình trạng trƣớc khi xảy ra thiệt hại, chỉ cần có thiệt hại xảy ra kể cả thiệt hại có nghiêm trọng hay không ngƣời gây thiệt hại vẫn phải có trách nhiệm bồi thƣờng, thiệt hại không những làm ảnh hƣởng đến những mối quan hệ xã hội đƣợc pháp luật bảo vệ mà còn xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân và chủ thể khác vì thế để đảm bảo tính công bằng xã hội thì khi xảy ra thiệt hại sẽ phát sinh trách nhiệm bồi thƣờng. Việc xác định thiệt hại là tiền đề quan trọng có tính bắt buộc vì thiệt hại xảy ra ở nhiều loại khác nhau có những thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinh thần, việc xác định mức thiệt hại đôi lúc cũng gây nhiều khó khăn vì thiệt hại phải xác định khách quan và không đƣợc suy diễn chủ quan của ngƣời làm luật và áp dụng pháp luật nhất là thiệt hại do xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín là những thiệt hại về các quyền nhân thân rất khó xác định những tổn thất thực tế thành tiền một cách chính xác tuyệt đối. Theo quy định tại Điều 307 Bộ luật dân sự năm 2005 và hƣớng dẫn của Nghị quyết 03/2006/NQHĐTP thì thiệt hại xảy ra bao gồm thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinh thần: - Thiệt hại vật chất: là sự mất mát tổn thất vật chất thực tế, những thiệt hại vật chất có thể đƣợc xác định giá trị đó bằng tiền bao gồm thiệt hại về tài sản, tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm. - Trách nhiệm bồi thƣờng vật chất là trách nhiệm bù đắp những thiệt hại gây ra của ngƣời gây thiệt hại với ngƣời bị thiệt hại đƣợc xác định đƣợc bằng tiền, vật chất thực tế, bao gồm chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi thƣờng, chăm sóc, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất do bị giảm sút của ngƣời bị thiệt hại. - Thiệt hại do tổn thất về tinh thần: là những thiệt hại phi vật chất không thể xác định đƣợc bằng tiền, là những thiệt hại do tổn thất tinh thần của cá nhân do sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm mà ngƣời bị thiệt hại phải gánh chịu những đau thƣơng, mất mát những tổn thất về tinh thần. Theo quy định tại khoản 3 Điều 307 Bộ luật dân sự năm 2005 thì “Người gây thiệt hại về tinh thần về tinh thần cho người khác do xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người đó thì ngoài việc chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính, công khai, còn phải bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị thiệt hại”. Thiệt hại do tổn thất tinh thần GVHD: ThS. Tăng Thanh Phương 18 SVTH: Nguyễn Kim Thi Đề tài: Bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm của pháp nhân và chủ thể khác đƣợc hiểu là thiệt hại do danh dự, uy tín bị xâm phạm, làm mất niềm tin và sự tín nhiệm của tổ chức đó thì cũng phải bồi thƣờng. Ví dụ: Cô H là ngƣời mẫu rất có tiếng trong nghề hiện cô đang có nhiều hợp đồng quảng cáo rất lớn do ganh gét nên cô T đã nhờ một tờ báo viết về cô H với nội dung là cô H trƣớc đây từng sống thử với một đại gia để đƣợc có sự nghiệp và sau đó trở mặt. Sự việc xảy ra khiến cô bị dƣ luận chỉ trích làm mất hình ảnh của cô và cô bị các công ty ngƣng hết các hợp đồng quảng cáo, đối mặt từ dƣ luận cô bị căng áp lực rất nhiều tinh thần bị sa sút lớn. Vậy trong trƣờng hợp này cô H là ngƣời bị thiệt hại trực tiếp về vật chất và tổn thất về tinh thần cô có quyền yêu cầu ngƣời viết bài báo trên phải bồi thƣờng thiệt hại mà cô phải chịu. Nhƣ vậy khi có thiệt hại xảy ra thì sẽ phát sinh trách nhiệm bồi thƣờng mức bồi thƣờng nhƣ thế nào thì sẽ dựa vào những thiệt hại xảy ra trên thực tế, tuy nhiên trong trƣờng hợp thiệt hại về tinh thần thì rất khó xác định. Việc xác định thiệt hại là căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng thì thiệt hại phải đƣợc tính toán một cách cụ thể chi tiết vừa làm căn cứ cho việc xác định trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng có phát sinh hay không, đồng thời là cơ sở ấn định mức bồi thƣờng thiệt hại cho ngƣời bị thiệt hại. Thiệt hại phải đƣợc tính toán một cách khách quan không đƣợc suy diễn chủ quan.5 2.1.2 Hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật Trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng đƣợc quy định từ rất lâu theo tinh thần của Thông tƣ 173/UBTP ngày 23/3/1972 của Tòa án nhân dân tối cao thì hành vi đƣợc xem là trái pháp luật là hành vi “có thể là một việc về hình sự, một vi phạm pháp luật về dân sự, một vi phạm về đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước” nhƣng khi Bộ luật dân sự ra đời thì hành vi trái pháp luật đƣợc hiểu nhƣ sau: hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín..... là hành vi trái pháp luật (Điều 604 Bộ luật Dân sự năm 2005). Pháp luật cấm tất cả các hành vi gây thiệt hại cho ngƣời khác cho dù hành vi đó là cố ý hay vô ý, nếu một ngƣời thực hiện hành vi của mình mà gây thiệt hại làm ảnh hƣởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể khác mà pháp luật cấm thì đó đƣợc xem là hành vi trái pháp luật và phải chịu trách nhiệm bồi thƣờng. Quyền đƣợc bảo hộ danh dự, nhân phẩm, uy tín là một trong những quyền nhân thân tuyệt đối của mọi công dân, tổ chức không ai đƣợc quyền xâm phạm điều này đƣợc quy định cụ thể trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật hiện hành theo đó mọi ngƣời điều phải tôn trọng những quyền này không ai đƣợc thực hiện bất cứ hành vi nào xâm 5 Lê Đình Nghị, Giáo trình luật dân sự Việt Nam (tập 2), Nxb Giáo dục Việt Nam, năm 2009, tr.194. GVHD: ThS. Tăng Thanh Phương 19 SVTH: Nguyễn Kim Thi Đề tài: Bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm phạm gây ảnh hƣởng làm thiệt hại đến ngƣời khác. Một ngƣời có hành vi xâm phạm đến những quyền tuyệt đối này điều bị coi là hành vi trái pháp luật dù họ có lỗi cố ý hay vô ý thậm chí cả trong trƣờng hợp là không có lỗi.6 Quy định này xuất phát từ nguyên tắc chung của pháp luật dân sự là “không đƣợc xâm phạm đến lợi ích của nhà nƣớc, lợi ích công cộng, lợi ích hợp pháp của ngƣời khác”7 việc xâm phạm mà gây thiệt hại đƣợc xem là hành vi trái pháp luật đƣợc hƣớng dẫn tại Nghị quyết 03/2006/NQHĐTP-TANDTC. Hành vi trái pháp luật là những xử xự cụ thể của con ngƣời đƣợc thể hiện thông qua hành đông hoặc không hành động trái với những quy định của pháp luật làm xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm và uy tín của ngƣời khác, là điều kiện tiên quyết làm phát sinh trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại. Hành vi trái pháp luật là những biểu hiện thông qua hành động hoặc không hành động theo quy định của pháp luật, tuy nhiên nhƣng không phải bất kỳ hành vi xử xự nào của con ngƣời cũng hình thành nên trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại, chỉ những hành vi xử xự trái với quy định của pháp luật mới hình thành trách nhiệm bồi thƣờng.8 Ví dụ: Công ty A là công ty chuyên sản xuất các loại bánh kẹo có uy tín rất lớn trên địa bàn Thành phố Cần Thơ, lợi dụng uy tín của công ty A trên thị trƣờng công ty B đã âm thầm sản xuất các mặt hàng bánh kẹo kém chất lƣợng giống nhƣ của công ty A và sản phẩm để nguồn gốc là của công ty A sản xuất, khi đƣợc đƣa ra thị trƣờng các sản phẩm kém chất lƣợng của công ty B đã bị ngƣời tiêu dùng phản hồi và cho là công ty A không cam kết đúng chất lƣợng sản phẩm, các cửa hàng ngƣng nhập bánh kẹo của công ty do ngƣời tiêu dùng không tin tƣởng nữa, sự việc trên đã khiến công ty A mất lòng tin từ phía ngƣời tiêu dùng và bị thua lỗ một khoản tiền. Vậy hành vi của công ty B là hành vi trái pháp luật trực tiếp xâm phạm đến lợi ích và uy tín của công ty A. Nhƣ vậy từ những phân tích trên ta có thể kết luận hành vi trái pháp luật là hành vi có ý chí của con ngƣời làm phát sinh hậu quả pháp lý, trái quy định của pháp luật gây thiệt hại cho ngƣời khác bao gồm thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín và ngƣời gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật của mình thì phải có trách nhiệm bồi thƣờng. 6 Bộ Tƣ pháp, Bình luận khoa học một số vấn đề cơ bản của Bộ luật dân sự, Nxb Chính trị Quốc gia, năm 1997, tr.233. 7 Điều 10 Bộ luật dân sự năm 2005 8 Xem Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08 tháng 7 năm 2006 của Hội đồng thầm phán Tòa án nhân dân tối cao hƣớng dẫn một số quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 về trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng GVHD: ThS. Tăng Thanh Phương 20 SVTH: Nguyễn Kim Thi Đề tài: Bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm 2.1.3 Quan hệ nhân quả giữa thiệt hại và hành vi trái pháp luật. Mối quan hệ nhân quả là sự liên hệ chứa đựng của nguyên nhân và kết quả, hành vi vi phạm pháp luật là nguyên nhân dẫn đến hậu quả xảy ra. Về nguyên tắc thì nguyên nhân phải xảy ra trƣớc kết quả trong khoảng thời gian xác định và hành vi trái pháp luật. Nhƣ vậy thiệt hại xảy ra phải là kết quả tất yếu của hành vi trái pháp luật và ngƣợc lại hành vi trái pháp luật phải là nguyên nhân trực tiếp hoặc có ý nghĩa quyết định đối với thiệt hại xảy ra, nhƣ vậy hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín của ngƣời khác đƣợc quy định tại Điều 604 Bộ luật dân sự là nguyên nhân và thiệt hại là hậu quả của hành vi đó. Việc xác định đúng mối quan hệ nhân quả đó có ý nghĩa pháp lý to lớn trong việc áp dụng pháp luật, xác định đúng trách nhiệm của cá nhân, tổ chức. Theo quy định tại Nghị quyết 03/2006/NQHĐTP-TANDTC cũng quy định “Phải có quan hệ giữa hành vi gây thiệt hại xảy ra và hành vi trái pháp luật. Thiệt hại xảy ra là kết quả tất yếu của hành vi trái pháp luật và ngược lại hành vi trái pháp luật là nguyên nhân gây ra thiệt hại”. Cần xem xét mối quan hệ tổng hợp giữa nguyên nhân và kết quả, nhiều hành vi trái pháp luật có thể gây ra một thiệt hại. Thiệt hại xảy ra do nhiều nguyên nhân cần xác định nguyên nhân nào là nguyên nhân trực tiếp, nguyên nhân nào là nguyên nhân gián tiếp, một thiệt hại có thể kéo ra nhiều thiệt hại khác nhau, thiệt hại đầu tiên là nguyên nhân của thiệt hại sau đó. Khi xác định ngƣời có lỗi trực tiếp gây ra thiệt hại không nhất thiết ngƣời đó phải bồi thƣờng toàn bộ thiệt hại đã phát sinh, mà chỉ bồi thƣờng thiệt hại mà họ đã tác động gây ra thiệt hại đó.9 Ví dụ: Công ty C giao cho anh K đi tiếp thị các sản phẩm là bếp ga gia đình của công ty đến ngƣời tiêu dùng, vì muốn kiếm thêm tiền riêng anh K đã mua lại các mặt hàng rẻ hơn rồi đi giới thiệu đó là sản phẩm của công ty, do chất lƣợng sản phẩm không đạt chất lƣợng nên đã xảy ra sự cố làm nổ bếp, đến khi công ty xuống kiểm tra thì phát hiện không phải là sản phẩm của mình nhƣng công ty vẫn phải có trách nhiệm bồi thƣờng cho ngƣời tiêu dùng bị thiệt hại. Vậy hành vi của anh K đã làm cho công ty C bị mất lòng tin với ngƣời tiêu dùng ảnh hƣởng đến doanh thu của công ty. Có thể nói việc xác định mối quan hệ trong trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung và trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại về danh dự, nhân phẩm, uy tín nói riêng là điều hết sức khó khăn, bởi vì trên thực tế chúng ta rất khó xác định những thiệt hại này, không thể đánh giá một cách chủ quan. Nếu không có hành vi gây thiệt hại thì sẽ không có hậu quả xảy ra, thiệt hại xảy ra là kết quả tất yếu của hành vi vi phạm và 9 Nguyễn Ngọc Điện, Giáo trình luật dân sự Việt Nam 2003 (tập 1-quyển 2), Khoa Luật - Trƣờng Đại học Cẩn Thơ, tr. 62. GVHD: ThS. Tăng Thanh Phương 21 SVTH: Nguyễn Kim Thi Đề tài: Bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm ngƣợc lại vì thế ngƣời có hành vi gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm bồi thƣờng nếu thiệt hại xảy ra đúng là kết quả tất yếu của hành vi trái pháp luật. 2.1.4 Có lỗi của ngƣời gây thiệt hại Ngƣời gây thiệt hại phải gánh chịu trách nhiệm pháp lý khi có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại cho ngƣời khác trong trƣờng hợp có lỗi, lỗi là một trong các yếu tố quan trọng xác định trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung và trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại do xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín nói riêng. Lỗi là thái độ tâm lý của ngƣời thực hiện hành vi gây thiệt hại, hành vi gây thiệt hại bị coi là có lỗi nếu hành vi đó là kết quả của sự quyết định và lựa chọn của chủ thể, khi chủ thể có điều kiện khách quan và chủ quan để lựa chọn những cách xử sự khác, khi thực hiện hành vi gây thiệt hại ngƣời thực biết hành vi của mình có thể xâm phạm đến chủ thể khác hay không. Một ngƣời bị coi là có lỗi, nếu ngƣời đó nhận thức đƣợc hành vi đó gây thiệt hại cho chủ thể khác hoặc không nhận thức đƣợc nhƣng có khả năng để nhận thức đƣợc tính chất gây thiệt hại của hành vi đó và có đủ điều kiện để thực hiện một hành vi khác không gây thiệt hại.10 Lỗi là điều kiện cần thiết để áp dụng trách nhiệm do vi phạm nghĩa vụ dân sự, “Người không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự thì phải chịu trách nhiệm dân sự khi có lỗi cố ý hoặc vô ý trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác”.11 Bên cạnh đó lỗi là một trong bốn yếu tố mang tính điều kiện làm căn cứ để xác định trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại do xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín dựa trên trạng thái tâm lý và mức độ nhận thức của một ngƣời đối với hành vi của mình và hậu quả do hành vi đó gây ra. Lỗi là một yếu tố chủ quan lỗi gồm có lỗi vô ý và lỗi cố ý,12 sự phân biệt lỗi này chính là cơ sở để xác định trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại. 2.1.4.1 Lỗi cố ý Một ngƣời sẽ đƣợc coi là lỗi cố ý nếu họ nhận thức đƣợc hành vi của mình là sẽ gây thiệt hại cho ngƣời khác nhƣng vẫn làm để gây thiệt hại cho ngƣời khác. Hình thức lỗi đƣợc Bộ luật dân sự năm 2005 quy định tại khoản 2 Điều 308 nhƣ sau: “Cố ý gây thiệt hại là trường hợp một người nhận thức rỏ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện và mong muốn hoặc tuy không mong muốn nhưng để mặc cho thiệt hại xảy ra”. 10 Phạm Thế Dân, Một số vần đề về lỗi trong luật dân sự, Tạp chí bảo hiểm số 04, 2001, tr. 18. Khoản 1 Điều 308 Bõ luật dân sự năm 2005. 12 Phạm Kim Anh, Khái niệm lỗi trong trách nhiệm dân sự, Tạp chí khoa học số 3/2003, http://www.hcmulaw.edu.vn/hcmulaw/index.php?option=com_content&view=article&catid=93:ctc20033&id=233:t c2003so3knlttnds&Itemid=106, [truy cập ngày 05/10/2014]. 11 GVHD: ThS. Tăng Thanh Phương 22 SVTH: Nguyễn Kim Thi Đề tài: Bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm Ví dụ: Do chồng mất sớm con cái đi làm ăn xa nên bà Bình phải ở nhà một mình thời gian gần đây bà Thu hàng xóm với bà Bình liên tục nói xấu bà bằng cách bịa đặt ra chuyện bà Bình quan hệ lăng nhăng với chồng của bà, chính chồng bà Thu cũng thừa nhận không bao giờ có quan hệ này nhƣng bà Thu vẫn đi rêu rao hàng xóm làm xúc phạm nghiêm trong đến danh dự của bà Bình con của bà Bình vi quá bức xúc nên đã làm đơn khởi kiện bà Thu. Xem xét yếu lỗi trong trƣờng hợp này thì bà Thu là ngƣời có lỗi cố ý khi xâm phạm đến danh dự của bà Bình, làm ảnh hƣởng đến uy tín nhân phẩm của bà Bình, vì vậy bà Thu phải có trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại cho bà Bình với lỗi là cố ý. Nhƣ vậy nếu một ngƣời đƣợc coi là lỗi cố ý nếu họ đã nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho ngƣời khác mà vẫn thực hiện hành vi đó, nếu ngƣời này mong muốn thiệt hại xảy ra từ việc thực hiện hành vi thì lỗi của họ là lỗi cố ý trực tiếp, nếu họ không mong muốn thiệt hại xảy ra mà để mặc cho thiệt hại xảy ra thì lỗi của họ là lỗi cố ý gián tiếp. 2.1.4.2 Lỗi vô ý Cũng quy định tại khoản 2 Điều 308 cũng quy định “Vô ý gây thiệt hại là trường hợp một người không thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, mặc dù phải biết hoặc có thể biết trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, nhưng cho rằng thiệt hại sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được”. Nhƣ vậy ngƣời có hành vi gây thiệt hại đƣợc xác định là lỗi vô ý nếu họ không thấy trƣớc đƣợc hành vi của mình có thể gây thiệt hại mặc dù họ có thể biết hoặc có thể biết trƣớc thiệt hại xảy ra khi họ thực hiện hành vi đó, nếu ngƣời này xác định thiệt hại không xảy ra thì lỗi của họ đƣợc xác định là lỗi vô ý do cẩu thả, nếu họ cho rằng có thể ngăn chặn đƣợc thì lỗi của họ là lỗi vô ý vì quá tự tin. Khác với những ngành luật khác luật Dân sự quy định ngƣời gây thiệt hại phải gánh chịu hậu quả pháp lý cho dù có lỗi hay không lỗi vô ý hay cố ý, việc xác định yếu tố lỗi có ý nghĩa quan trọng khi xem xét ngƣời gây thiệt hại có đƣợc giảm mức bồi thƣờng hay không và phải chịu hậu quả pháp lý gì điều này hoàn toàn có thể căn cứ vào yếu tố lỗi khi thực hiện hành vi trái pháp luật của ngƣời đó.  Trƣờng hợp không phải bồi thƣờng thiệt hại Khi quy định trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại nếu danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm thì yếu tố lỗi đƣợc xem là yếu tố quan trọng để quy định trách nhiệm bồi thƣờng, pháp luật quy định trong trƣờng hợp nếu một ngƣời gây ra thiệt hại cho ngƣời khác thì cho dù với lỗi cố ý hoặc vô ý mà gây thiệt hại thì cũng phải bồi thƣờng tuy nhiên để đảm bảo công bằng cho ngƣời gây thiệt hại và ngƣời bị thiệt hại thì không phải mọi trƣờng hợp nào chủ thể gây ra thiệt hại cũng phải có trách nhiệm bồi thƣờng. Nếu việc GVHD: ThS. Tăng Thanh Phương 23 SVTH: Nguyễn Kim Thi Đề tài: Bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm gây thiệt hại đó mà có lỗi của ngƣời bị thiệt hại thì theo quy định tại Điều 616 Bộ luật dân sự năm 2005 sẽ giải quyết nhƣ sau: "Khi ngƣời bị thiệt hại cũng có lỗi trong việc gây thiệt hại thì ngƣời gây thiệt hại chỉ phải bồi thƣờng tƣơng xứng với mức độ lỗi của mình; nếu thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của ngƣời bị thiệt hại thì ngƣời gây thiệt hại không phải bồi thƣờng". Lỗi của ngƣời bị thiệt hại có thể là lỗi vô ý hoặc cố ý nhƣng phải xác định lỗi đó hoàn toàn thuộc về ngƣời bị thiệt hại, theo đó ngƣời gây thiệt hại phải là ngƣời hoàn toàn không có lỗi thuộc bất kỳ hình thực nào thì ngƣời gây thiệt hại không có trách nhiệm phải bồi thƣờng, trong trƣờng hợp này ngƣời gây thiệt hại phải có nghĩa vụ chứng minh là mình không có lỗi. Ngƣời gây thiệt hại không chịu trách nhiệm bồi thƣờng trong trƣờng hợp này là hoàn toàn hợp lý, bởi lẽ khi xác định trách nhiệm bồi thƣờng phải căn cứ đủ vào bốn yếu tố: có thiệt hại xảy ra, có hành vi trái pháp luật, có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và hậu quả, và có lỗi của ngƣời có hành vi gây thiệt hại, nếu thiếu một trong bốn căn cứ đó sẽ không làm phát sinh trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại, vì vậy nếu rơi vào trƣờng hợp này thì chủ thể gây thiệt hại không có trách nhiệm phải bồi thƣờng. Khi phân tích yếu tố lỗi cần phải hiểu rõ: thế nào là lỗi hoàn toàn cuản ngƣời bị thiệt hại, lỗi đó là vô ý hay cố ý, mối liên hệ giữa lỗi vô ý của ngƣời gây thiệt hại và lỗi cố ý của ngƣời bị thiệt hại có ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại. Nhƣ vậy không phải mọi trƣờng hợp phát sinh thì ngƣời gây thiệt hại luôn là ngƣời phải bồi thƣờng mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau để xem xét, nhất là những thiệt hại về tinh thần thì lỗi chính là yếu tố quan trọng vì trên thực tế thì không phải bất kỳ chủ thể nào bị xúc phạm cũng điều là do lỗi của ngƣời gây thiệt hại, trƣờng hợp này pháp luật quy định rất cụ thể nhằm đảm bảo quyền lợi cân bằng cho các chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự. 2.2 Xác định thiệt hại và mức bồi thƣờng thiệt hại khi danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm Xác định thiệt hại là một trong những căn cứ quan trọng để quy định cụ thể mức bồi thƣờng, thiệt hại bao gồm thiệt hại về vật chất và tổn thất về tinh thần vì thế khi xác định thiệt hại phải xem xét một cách khách quan trung thực vì trên thực tế thì những thiệt hại về tinh thần rất khó để xác định, bồi thƣờng nhƣ thế nào là phù hợp, làm sao để đảm bảo đƣợc công bằng cho các chủ thể thì vẫn còn là điều rất khó. Theo quy định tại Điều 611 Bộ luật dân sự năm 2005 thì: “1. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân bị xâm phạm, thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín của pháp nhân, chủ thể khác bị xâm phạm bao gồm: a) Chi phí hợp lý để khắc phục thiệt hại; GVHD: ThS. Tăng Thanh Phương 24 SVTH: Nguyễn Kim Thi Đề tài: Bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút; 2. Người xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác phải bồi thường theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tồn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù dắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận được thì mức tối đa không quá mười tháng lương tối thiểu do nhà nước quy định.” Trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại về tinh thần đƣợc hiểu là ngƣời gây thiệt hại cho ngƣời khác xâm phạm đến sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín của ngƣời đó thì ngoài việc chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi cải chính công khai còn phải bồi thƣờng một khoản tiền để bù đắp những tổn thất về tinh thần cho ngƣời bị thiệt hại. 2.2.1 Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại Khi chủ thể có hành vi xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của ngƣời khác thì phải bồi thƣờng cho ngƣời bị thiệt hại những tổn thất về sức khỏe và tinh thần, khoản chi phí bồi thƣờng để khắc phục thiệt hại là khoản tiền mà ngƣời gây thiệt hại bù đắp cho ngƣời bị thiệt hại do hành vi trái pháp luật của mình. Việc xác định khoản tiền bồi thƣờng phải căn cứ vào hình thức xâm phạm, hành vi và mức độ xâm phạm… có nội dung xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín hay không? Mức bồi thƣờng pháp luật sẽ để cho các bên tự thỏa thuận nếu không thỏa thuận đƣợc thì sẽ giải quyết theo quy định của pháp luật. Khi bị xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín ngoài thiệt hại về sức khỏe có khi ngƣời bị thiệt hại phải chịu những tổn thất về tinh thần rất lớn vì thế để đảm bảo công bằng cho ngƣời bị thiệt hại thì ngƣời gây thiệt hại phải có mức bồi thƣờng phù hợp cho ngƣời bị thiệt hại. Việc bồi thƣờng chi phí hợp lý để hạn chế khắc phục thiệt hại trong từng vụ án thì thuộc về trách nhiệm của Thẩm phán, bởi lẽ trên thực tế thì không vụ án nào giống vụ án nào cho nên việc xác định thiệt hại còn phải xem xét trong bối cảnh không gian, thời gian và diễn biến từng vụ án cụ thể. Mức bồi thƣờng thiệt hại phải ở mức trung bình không quá cao đối với ngƣời gây thiệt hại và cũng không quá thấp đối với ngƣời bị thiệt hại, nếu chi phí không liên quan đến hành vi gây thiệt hại xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín thì không đƣợc xem là chi phí hợp lý của vụ án và ngƣời bị thiệt hại không có quyền yêu cầu đƣợc bồi thƣờng 2.2.2 Thu nhập thực tế bị mất hoặc giảm sút Thu nhập thực tế bị mất bị giảm sút do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm là khoản thu nhập thực tế bị mất không đƣợc suy đoán, nếu sau khi hành vi gây thiệt hại xảy GVHD: ThS. Tăng Thanh Phương 25 SVTH: Nguyễn Kim Thi Đề tài: Bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm ra làm cho ngƣời bị thiệt hại mất khoản thu nhập so với lúc trƣớc khi có thiệt hại thì đƣợc xem là thu nhập thực tế bị giảm sút. Thu nhập bị giảm sút là khoản chênh lệch của ngƣời bị hại trƣớc khi trƣớc và sau khi có hành vi gây thiệt hại. Ví dụ: Do A gét B nên cố tình dựng chuyện vu khống B lấy cắp đồ của mình trƣớc mặt mọi ngƣời làm cho B bị mất lòng tin của mọi ngƣời trong công ty, giám đốc vì sợ có chuyện không hay liền điều B sang làm ở một vị trí khác nhƣng có thu nhập thấp hơn vị trí hiện tai B đang làm, do đó khoản thu nhập thực tế của B bị giảm so với lúc trƣớc. Vì vậy khi tính thiệt hại bị mất hoặc bị giảm sút phải tính đến cả thu nhập thƣờng xuyên và ổn định của ngƣời bị thiệt hại để quy định mức bồi thƣờng cho phù hợp. Ngoài ra ngƣời gây thiệt hại do xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của ngƣời khác phải bồi thƣờng một khoản tổn thất về tinh thần cho ngƣời bị thiệt hại, tổn thất về tinh thần là thiệt hại phi vật chất không thể tính bằng tài sản do đó nguyên tắc bồi thƣờng là khắc phục thiệt hại về tinh thần nhƣ: chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi cải chính, công khai… Việc bồi thƣờng tổn thất về tinh thần cho ngƣời bị thiệt hại không những giúp họ khắc phục hậu quả mà còn có tác dụng an ủi, giúp họ xoa dịu nỗi đau, giảm bớt những thiệt hại về tinh thần mà họ phải gánh chịu. Hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín sẽ gây nên những tổn thƣơng về tinh thần cho ngƣời bị thiệt hại có thể làm cho họ mất cân bằng trong cuộc sống, buồn phiền lo lắng, cảm giác sợ hãi và có thể gây ra những bệnh về tâm lý…ảnh hƣởng rất nhiều đến cuộc sống hiện tại và tƣơng lai sau này. Vì tổn thất về tinh thần rất khó để xác định nên cần phải xem xét thật cụ thể trong từng vụ việc để có thể đƣa ra mức bồi thƣờng phù hợp nhất, khi mức bồi thƣờng không còn phù hợp nữa thì ngƣời bị thiệt hại và ngƣời gây thiệt hại có thể yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền thay đổi mức bồi thƣờng. 2.3 Những chủ thể có năng lực chịu trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng do xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm Hành vi gây thiệt hại đƣợc thực hiện bởi bất kỳ chủ thể nào. Tuy nhiên không phải chủ thể nào gây thiệt hại cũng điều có khả năng bồi thƣờng thiệt hại đối với hành vi của mình. Theo đó việc quy định bồi thƣờng thiệt hại phải do ngƣời đó khả năng bồi thƣờng và chính họ phải tham gia vào quan hệ pháp luật mặc dù hành vi gây thiệt hại không phải do ngƣời đó thực hiện. Việc xác định năng lực chịu trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng đƣợc quy định cụ thể và chi tiết tại Bộ luật dân sự năm 2005 và Nghị quyết 03/2006/NQ HĐTP-TANDTC, việc xác định chủ thể chịu trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại nhằm góp GVHD: ThS. Tăng Thanh Phương 26 SVTH: Nguyễn Kim Thi Đề tài: Bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm phần đảm bảo công bằng và bảo vệ lợi ích cho ngƣời bị thiệt hại. Xuất phát từ năng lực chủ thể của cá nhân khi tham gia quan hệ dân sự, Bộ luật dân sự quy định mức độ chịu trách nhiệm của cá nhân hay pháp nhân phụ thuộc vào mức độ năng lực hành vi và khả năng về tài sản. 2.3.1 Năng lực chịu trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại của cá nhân Ai gây thiệt hại thì ngƣời đó phải chịu trách nhiệm bồi thƣờng đó là quy luật tất yếu tuy nhiên trên thực tế thì không phải chủ thể nào gây thiệt hại cũng có khả năng bồi thƣờng nhất là đối với cá nhân của ngƣời gây thiệt hại không có tài sản riêng, vì thế để đảm bảo tính công bằng cho ngƣời bị thiệt hại đƣợc hƣởng bồi thƣờng toàn bộ và kịp thời thì pháp luật còn quy định nghĩa vụ bồi thƣờng đối với những chủ thể sau: 2.3.1.1 Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với người đã thành niên Theo quy định của pháp luật thì ngƣời đã thành niên là ngƣời đủ mƣời tám tuổi trở lên, Điều 606 Bộ luật dân sự quy định nhƣ sau: “Người từ đủ mười tám tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường”, theo đó thì ngƣời thành niên sẽ tự chịu trách nhiệm đối với hành vi bất hợp pháp bằng tài sản của chính họ và thực hiện theo nghĩa vụ. Tuy nhiên trên thực tế thì nhiều ngƣời có đầy đủ năng lực hành vi dân sự nhƣng khả năng về tài sản không có, tức là họ không có bất kỳ khoản thu nhập nào và cũng không có tài sản riêng để bồi thƣờng, thì cha mẹ có nghĩa vụ dùng tài sản của mình để bồi thƣờng cho ngƣời bị thiệt hại dựa trên nguyên tắc toàn bộ và kịp thời. Theo Nghị quyết 03/2006 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, ngƣời đã thành niên gây thiệt hại cho ngƣời khác thì phải chịu trách nhiệm bồi thƣờng toàn bộ thiệt hại bằng tài sản của mình. Tuy nhiên ngƣời đã thành niên còn bao gồm cả ngƣời bị hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định tại Điều 23 Bộ luật dân sự năm 2005 vì vậy việc xác định mọi giao dịch liên quan đến tài sản của cá nhân này đều phải có sự đồng ý của ngƣời đại diện hợp pháp của họ do Tòa án chỉ định. Quy định trên nhằm hạn chế năng lực hành vi dân sự của họ khi tham gia vào giao dịch dân sự liên quan đến tài sản nhƣng không là căn cứ để loại trừ trách nhiệm của họ khi có hành vi gây thiệt hại cho ngƣời khác. Nhƣ vậy trên nguyên tắc quy định của pháp luật thì cá nhân vẫn phải chịu trách nhiệm đối với hành vi gây thiệt hại của mình. GVHD: ThS. Tăng Thanh Phương 27 SVTH: Nguyễn Kim Thi Đề tài: Bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm 2.3.1.2 Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với người chưa thành niên 2.3.1.2.1 Năng lực chịu trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại đối với ngƣời chƣa thành niên dƣới mƣời lăm tuổi Theo quy định tại khoản 2 Điều 606 Bộ luật dân sự năm 2005 thì: “Người chưa thành niên dưới mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu, trừ trường hợp quy định tại Điều 621 của Bộ luật này”, nhƣ vậy trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng do ngƣời chƣa thành niên gây ra thì cha, mẹ của ngƣời đó sẽ là chủ thể chịu trách nhiệm bồi thƣờng. Xuất phát từ quan điểm ngƣời chƣa thành niên là ngƣời chƣa phát triển đầy đủ về mặt thể chất lẫn tâm lý, cũng nhƣ nhận thức của họ chƣa hoàn thiện vì thế việc giáo dục của gia đình và nhà trƣờng là hết sức cần thiết cho nên khi họ gây thiệt hại thì “Cha mẹ phải bồi thường thiệt hại do con chưa thành niên, con mất năng lực hành vi dân sự gây ra theo quy định Điều 611 của Bộ luật dân sự”13 nhƣ vậy, ngƣời con trong độ tuổi này gây thiệt hại thì trách nhiệm bồi thƣờng thuộc về cha mẹ chứ không phải trực tiếp ngƣời đó. Xét về bản chất thì trách nhiệm bồi thƣờng của cha mẹ là trách nhiệm pháp lý không cần điều kiện có lỗi của cha mẹ hay không, quy định này về mặt thực tiển thì đảm bảo lợi ích cho ngƣời bị thiệt hại khi họ bị xâm phạm, việc lấy tài sản riêng của con để bồi thƣờng chỉ là một phần để đảm bảo cho ngƣời bị thiệt hại đƣợc bồi thƣờng theo nguyên tắc toàn bộ và kịp thời chứ không phải chuyển nghĩa vụ bồi thƣờng đó cho con, quy định trên nhằm góp phần thúc đẩy việc giáo dục con cái của các bậc phụ huynh ngày càng tích cực hơn. 2.3.1.2.2 Năng lực chịu trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại đối với ngƣời chƣa thành niên từ đủ mƣời lăm tuổi đến dƣới mƣời tám tuổi Khoản 2 Điều 606 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định: “Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình”. Theo quy định trên thì ngƣời từ đủ mƣời lăm đến dƣới mƣời tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thƣờng, nếu xét về mặt tâm lý thì chủ thể thuộc đối tƣợng này là những ngƣời có khả năng nhận thức đƣợc hành vi của mình, nhƣng kiến thức nhận thức pháp luật còn hạn chế. Họ có quyền tham gia các giao dịch quan hệ dân sự nhằm phục vụ cho cuộc 13 Điều 40 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 (đã đƣợc sửa đổi, bổ sung năm 2010). GVHD: ThS. Tăng Thanh Phương 28 SVTH: Nguyễn Kim Thi Đề tài: Bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm sống hàng ngày, có thể giao kết dân sự với tƣ cách là một chủ thể tuy nhiên họ phải thỏa mãn các điều kiện về khả năng kinh tế và năng lực hành vi dân sự. Tuy nhiên, đối với những giao dịch lớn thì cần phải có đƣợc sự đồng ý của ngƣời giám hộ hoặc ngƣời đại diện hợp pháp của họ, bởi lẽ xét về mặt pháp lý thì chủ thể này chỉ có năng lực hành vi dân sự một phần cho nên để các giao dịch này có hiệu lực một phần hoặc bị xem là vô hiệu nếu ngƣời giám hộ ngƣời đại diện không đồng ý. Xét về mặt pháp lý thì nếu chủ thể này gây thiệt hại thì họ phải có trách nhiệm bồi thƣờng đối với thiệt hại do mình gây ra theo quy định của pháp luật. Nhƣ vậy pháp luật chỉ công nhận ngƣời từ đủ mƣời lăm đến dƣới mƣời tám tuổi chỉ có năng lực dân sự một phần, theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 thì ngƣời từ đủ mƣời lăm tuổi có năng lực hành vi tố tụng dân sự nhƣng còn hạn chế vì thế họ có thể tự mình thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự tham gia với tƣ cách là nguyên đơn hoặc bị đơn, do đó họ có khả năng chịu trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại đối với hành vi của mình, nếu họ không có tài sản hoặc tài sản không đủ thì cha mẹ sẽ là ngƣời bổ sung để đảm bảo nguyên tắc bồi thƣờng toàn bộ và kịp thời 2.3.1.3 Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với người mất năng lực hành vi dân sự Theo quy định tại khoản 3 Điều 606 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định: “Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người giàm hộ đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường; nếu người giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phài lấy tài sản của mình để bồi thường”. Nhƣ vậy, hành vi đƣợc thực hiện bởi ngƣời mất năng lực hành vi dân sự gây ra thiệt hại cho ngƣời khác thì ngƣời giám hộ đƣơng nhiên đƣợc cử sẽ dùng tài sản của ngƣời đƣợc giám hộ để bồi thƣờng thiệt hại (đối với những ngƣời phải có ngƣời giám hộ theo quy định tại khoản 2 Điều 58 Bộ luật dân sự năm 2005) và ngƣời giám hộ phải có nghĩa vụ bổ sung tài sản của mình để bồi thƣờng thiệt hại trừ khi ngƣời giám hộ chứng minh đƣợc rằng mình không có lỗi trong việc này thì sẽ không phải bồi thƣờng. Việc pháp luật dân sự quy định ngƣời giám hộ có trách nhiệm bồi thƣờng cùng ngƣời đƣợc giám hộ là có căn cứ bởi vì: ngƣời giám hộ đƣơng nhiên của ngƣời mất năng lực hành vi dân sự thƣờng là cha hoặc là mẹ của ngƣời mất năng lực hành vi dân sƣ, hay vợ hoặc chồng của ngƣời đó,14 nhƣ vậy thì theo quy định của pháp luật thì ngƣời giám hộ cho ngƣời mất năng lực hành vi dân sự thƣờng là những ngƣời thân thích của ngƣời đó và có mối quan hệ giữa những ngƣời cùng trong gia đình cho nên việc ngƣời giám hộ dùng 14 Điều 62 Bộ luật dân sự năm 2005. GVHD: ThS. Tăng Thanh Phương 29 SVTH: Nguyễn Kim Thi Đề tài: Bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm tài sản của mình bổ sung để bồi thƣờng cho ngƣời đƣợc giám hộ nếu ngƣời đó gây thiệt hại thì cũng là điều tất yếu. Việc quy định về năng lực chịu trách nhiệm bồi thƣờng nếu ngƣời mất năng lực hành vi dân sự gây ra thì chủ thể sau đây phải có nghĩa vụ chịu trách nhiệm bồi thƣờng theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 621 Bộ luật dân sự năm 2005 nhƣ sau: “2. Người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại cho người khác trong thời gian bệnh viện, tổ chức khác trực tiếp quản lý thì bệnh viện, tổ chức khác phải bồi thường thiệt hại xảy ra. 3. Trong trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, nếu trường học, bệnh viện, tổ chức khác chứng minh mình không có lỗi trong quản lý thì cha, mẹ, người giám hộ của người dưới mười lăm tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự phải bồi thường.” Nhƣ vậy thì việc bồi thƣờng thiệt hại do ngƣời mất năng lực hành vi dân sự gây ra ngoài việc ngƣời giám hộ phải có trách nhiệm bồi thƣờng thì chủ thể quản lý trực tiếp ngƣời mất năng lực hành vi dân sự cũng phải có trách nhiệm bồi thƣờng trừ trƣờng hợp chứng minh đƣợc là mình không có lỗi. Nếu pháp luật quy định ngƣời dƣới mƣời lăm tuổi gây thiệt hại thì cha, mẹ của ngƣời đó phải có trách nhiệm bồi thƣờng toàn bộ và kịp thời không đƣợc chứng minh mình là ngƣời có lỗi hay không còn đối với trƣờng hợp ngƣời mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại thì ngƣời giám hộ sẽ có trách nhiệm bồi thƣờng hay không còn phụ thuộc vào việc ngƣời đó chứng minh là có lỗi hay không. 2.3.2 Năng lực chịu trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại của pháp nhân Pháp nhân tham gia quan hệ pháp luật dân sự với tƣ cách là một chủ thể quan hệ dân sự, tuy nhiên trên thực tế thì mọi quan hệ pháp luật dân sự của pháp nhân điều phải thông qua ngƣời đại diện của pháp nhân đó, ngƣời đại diện có thể là thành viên của pháp nhân hay là ngƣời ngoài pháp nhân nhƣng có đầy đủ tƣ cách đại diện, việc đại diện cho pháp nhân bao gồm đại diện theo pháp luật và đại diện theo ủy quyền.15 Nhƣ vậy khi tham gia vào quan hệ pháp luật nếu pháp nhân gây thiệt hại thì phải bồi thƣờng theo quy định tại Điều 618 Bộ luật dân sự năm 2005 thì “Pháp nhân phải bồi thường thiệt hại do người của mình gây ra trong khi thực hiện nhiệm vụ pháp nhân được giao; Nếu pháp nhân đã bồi thường thiệt hại thì có quyền yêu cầu người có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật” nhƣ vậy nếu thành viên của pháp nhân gây thiệt hại trong khi đang làm nhiệm vụ của pháp nhân giao thì pháp nhân phải có trách nhiệm bồi thƣờng. Nếu ngƣời đại diện của pháp nhân gây thiệt hại mà pháp 15 Điều 91 Bộ luật dân sự năm 2005. GVHD: ThS. Tăng Thanh Phương 30 SVTH: Nguyễn Kim Thi Đề tài: Bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm nhân không có lỗi thì ngƣời đó phải có trách nhiệm hoàn trả cho pháp nhân, nhƣng trên thực tế thì việc bồi thƣờng vẫn là của pháp nhân. Quy định trên rất phù hợp vì thực tế thì pháp nhân sẽ là tổ chức đứng ra chịu trách nhiệm khi có thiệt hại xảy ra mà có liên quan tới pháp nhân đó, nhƣng trong một số trƣờng hợp ngƣời đại diện của pháp nhân vì một số lý do chủ quan nào đó hay vì việc tƣ gây thiệt hại làm ảnh hƣởng đến lợi ích của pháp nhân thì ngƣời đó phải chịu trách nhiệm bồi thƣờng giống nhƣ trƣờng hợp cá nhân gây thiệt hại, tuy nhiên cần xác định rõ yếu tố lỗi để quy trách nhiệm cho phù hợp. 2.4 Thời hiệu yêu cầu bồi thƣờng thiệt hại Thời hiệu là một chế định pháp lý quan trọng trong việc xác lập quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ dân sự. Theo quy định tại Điều 154 Bộ luật dân sự năm 2005: “Thời hiệu là thời hạn do pháp luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì chủ thể được hưởng quyền dân sự, được miễn trừ nghĩa vụ dân sự hoặc mất quyền khởi kiện vụ án dân sự, quyền yêu cầu giải quyết việc dân sự”. Khoảng thời gian trong thời hiệu là do pháp luật quy định, vì thế các bên không đƣợc phép tự thỏa thuận với nhau về khoảng thời gian dài ngắn của thời hiệu hay làm thay đổi khoảng thời gian mà pháp luật đã quy định cho thời hiệu. Kết thúc khoảng thời gian trong thời hiệu sẽ làm phát sinh một hoặc các hậu quả pháp lý sau đây: Chủ thể đƣợc hƣởng quyền dân sự chủ thể đƣợc miễn trừ nghĩa vụ dân sự, chủ thể bị mất quyền yêu cầu giải quyết việc dân sự. Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thƣờng thiệt hại đƣợc quy định tại Điều 607 Bộ luật dân sự năm 2005: “Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thƣờng thiệt hại là hai năm kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân chủ thể khác bị xâm phạm”. Nhƣ vậy thời hiệu để các chủ thể thực hiện quyền khởi kiện yêu cầu bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung và khởi kiện yêu cầu bồi thƣờng thiệt hại do tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín nói riêng là hai năm kể từ ngày tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm. Cách tính thời hiệu Đơn vị tính thời hiệu là ngày, tháng hoặc năm những thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc thời hiệu đƣợc xác định theo cách xác định ngày tròn. Theo quy định tại Điều 156 Bộ luật dân sự năm 2005: “Thời hiệu được tính từ thời điểm bắt đầu ngày đầu tiên của thời hiệu và chấm dứt tại thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hiệu”. Nếu ngày cuối cùng của thời hiệu là ngày cuối tuần hoặc ngày lễ thì thời điểm kết thúc thời hiệu đƣợc tính đến cuối ngày kế tiếp của ngày cuối tuần hoặc ngày lễ đó. Tại Điều 159 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà chủ thể đƣợc quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi GVHD: ThS. Tăng Thanh Phương 31 SVTH: Nguyễn Kim Thi Đề tài: Bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm ích hợp pháp bị xâm phạm, nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện trừ trƣờng hợp pháp luật có quy định khác. Còn theo quy định tại Điều 607 thì thời hiệu khởi kiện bồi thƣờng thiệt hại là hai năm kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác bị xâm phạm và theo hƣớng dẫn tại Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP có hƣớng dẫn việc xác định thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thƣờng thiệt hại nhƣ sau: Đối với những trƣờng hợp bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng phát sinh kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2005 (ngày Bộ luật dân sự có hiệu lực), thì thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thƣờng thiệt hại là hai năm kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân và chủ thể khác bị xâm phạm. Đối với những trƣờng hợp bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng phát sinh trƣớc ngày 01 tháng 01 năm 2005, thì thời hiệu yêu cầu bồi thƣờng thiệt hại là hai năm kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2005. Với những quy định trên của pháp luật thì chỉ cho phép ngƣời bị thiệt hại yêu cầu bồi thƣờng thiệt hại là hai năm kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm. Nếu hết thời gian này mà ngƣời bị thiệt hại không khởi kiện thì sẽ không còn quyền khởi kiện nửa vì đã hết thời hiệu. Tuy nhiên trong quá trình giải quyết sẽ có những trƣờng hợp phải kéo dài thời gian giải quyết nên sẽ gây thiệt thòi cho ngƣời bị thiệt hại vì thời hiệu khởi kiện không đƣợc tính liên tục vì thế theo quy định tại Điều 161 Bộ luật dân sự năm 2005 thì thời gian sẽ không đƣợc tính vào thời hiệu nếu xảy ra một trong các sự kiện sau đây: - Sự kiện bất khảng kháng hoặc trở ngại khách quan làm cho chủ thể có quyền khởi kiện, yêu cầu khởi kiện hoặc không thể khởi kiện, yêu cầu trong phạm vi thời hiệu. Sự kiện bất khảng kháng là trở ngại thực tế khách quan, không thể lƣờng trƣớc đƣợc và không thể khắc phục đƣợc mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép. - Chƣa có ngƣời đại diện trong trƣờng hợp ngƣời có quyền khởi kiện, ngƣời có quyền yêu cầu trong trƣờng hợp là ngƣời chƣa thành niên, ngƣời mất năng lực hành vi dân sự. Mặc dù quyền và lợi ích hợp pháp của đối tƣợng này bị xâm phạm nhƣng bản thân họ chỉ có thể thực hiện quyền khởi kiện, quyền yêu cầu thông qua ngƣời đại diện hợp pháp của họ. - Chƣa có ngƣời đại diện khác thay thế vì lý do chính đáng mà không thể tiếp tục đại diện đƣợc trong trƣờng hợp ngƣời đại diện của ngƣời chƣa thành niên, ngƣời mất năng lực hành vi dân sự, ngƣời bị hạn chế năng lực hành vi dân sự chết. GVHD: ThS. Tăng Thanh Phương 32 SVTH: Nguyễn Kim Thi Đề tài: Bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm CHƢƠNG 3 THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VÀ HƢỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI DO XÂM PHẠM DANH DỰ, NHÂN PHẨM, UY TÍN Ngày nay có nhiều vụ kiện ra Tòa yêu cầu được bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm, pháp luật dân sự quy định rất cụ thể về mức bồi thường cho các bên khi bị thiệt hại tuy nhiên trên thực tế thì thiệt hại xảy ra và mức bồi thường vẫn chưa phù hợp, vì vậy đã gây ra nhiều tranh cãi trong dư luận hiện nay, làm sao để xác định được thiệt hại về tinh thần vẫn còn là vấn đề cần được quan tâm xem xét. Từ thực tiễn xét xử các vụ án hiện nay cho thấy vấn đề bồi thường thiệt hại về tinh thần là vấn đề phức tạp trong việc xác định mức bồi thường, vì thế việc xét xử gặp không ít khó khăn thứ nhất là vấn đề về mức bồi thường thiệt hại thực tế thì có nhiều vụ án xảy ra người gây thiệt hại để lại cho người bị thiệt hại những hậu quả hết sức nghiêm trọng nhưng khi xét xử thì đôi khi Tòa chỉ áp dụng một khoản tiền bù đắp về tinh thần cho người bị thiệt hại và gia đình người bị thiệt hại, có những khoản bù đắp không tương xứng với thiệt hại, bên cạnh đó trong quá trình xét xử Tòa án cũng gặp không ít khó khăn vì không thể xác định được chứng cứ rõ ràng mà đưa ra mức án công bằng cho các chủ thể, để giải quyết thỏa đáng cho các đương sự đảm bảo công bằng xã hội. 3.1 Thực tiễn xét xử của ngành Tòa án nhân dân đối với những yêu cầu bồi thƣờng danh dự, nhân phẩm, uy tín Gây thiệt hại thì phải bồi thƣờng đó là quy luật tất yếu trong xã hội, pháp luật quy định trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại do hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín là nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời bị thiệt hại, để bù đắp những tổn thất về tinh thần mà họ phải chịu cũng nhƣ nhằm xoa dịu nỗi đau mất mát, khắc phục khó khăn cho ngƣời bị thiệt hại. Bồi thƣờng thiệt hại do xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín là một khái niệm trừu tƣợng vì những tổn thất về tinh thần thƣờng dựa trên trạng thái tâm lý của ngƣời bị thiệt hại, vì thế việc xác định có thiệt hại xảy ra do hành vi xâm phạm để quy định trách nhiệm bồi thƣờng hiện nay vẩn còn nhiều khó khăn, thƣờng thì hành vi gây thiệt hại có thể bằng một lời nói hay một hành động mang tính chất lăng mạ, xúc phạm ngƣời khác, việc giải quyết các vụ án bồi thƣờng thiệt hại về danh dự, nhân phẩm, uy tín hiện nay cũng gặp nhiều bất cập khi mà giữa ngƣởi gây thiệt hại và ngƣời bị thiệt hại luôn đối lập về mặt tâm lý. Ví dụ 1: Tòa án nhân dân tỉnh Bến Tre vừa xử phúc thẩm đối với vụ án đòi bồi thƣờng thiệt hại danh dự, nhân phẩm sau. Theo hồ sơ bà C trình bày rằng một ngày cuối tháng 12 năm 2008, thấy chồng ra khỏi nhà bà liền theo dõi và thủ sẵn cái máy ảnh. Đến GVHD: ThS. Tăng Thanh Phương 33 SVTH: Nguyễn Kim Thi Đề tài: Bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm nhà bà N, bà đứng ngoài rình một lát thì xông vào thấy chồng mình và bà N đang ôm nhau trên một bộ ván nên bà C lấy máy ảnh ra chụp nhiều kiểu. Ngƣợc lại bà N kể lúc đó bà đã phân bua ngay là chồng bà C đến mua rƣợu, thấy có mỗi mình bà nên nên dở chứng làm càn nhƣng bà C nhất quyết không chịu nge, còn kêu ngƣời đến làm chứng. Ngƣời làm chứng đến không chứng kiến đƣợc gì cả nhƣng cũng lớn tiếng bảo bà N có quan hệ với chồng bà C, bà N đã cố gắng giải thích là “ông ấy cƣỡng bức tôi”, sau đó mạnh ai về nhà nấy. Một tuần sau cả xóm chợ nơi hai bên sinh sống ai cũng truyền miệng nhau rằng “bà N giựt chồng bà C”, vì lẽ đó mà bà N chẳng dám ra đƣờng con cái bị mọi ngƣời dè bỉu, gia đình thì hụt hặc. Qua tìm hiểu gia đình bà N mới biết gia đình bà C đem sự việc trên kể cho nhiều ngƣời nge, ngƣời chồng thì bảo trƣớc giờ có quan hệ lén lúc với bà N, còn ngƣời vợ thì luôn miệng khẳng định bà N giựt chồng mình. Đến một ngày con gái bà N không chịu đƣợc lời bàn ra tán vào nên đã đến gặp bà C yêu cầu chấm dứt việc tuyên truyền này, hai bên lại cự cãi bà C chử thẳng “Má mày giựt chồng tao”. Thế là bà N nộp đơn nhờ chính quyền địa phƣơng yêu cầu bà C không xúc phạm mình nữa thế nhƣng chồng bà C vẫn khẳng định bà N là “bồ nhí” của mình, còn bà C thì yêu cầu bà N phải xin lỗi vì ngoại tình với chồng bà. Vì chính quyền không giải quyết đƣợc bà N đã khởi kiện ra Tòa yêu cầu vợ chồng bà C bồi thƣờng thiệt hại do xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của bà. Tại phiên Tòa sơ thẩm bà C thừa nhận có nói chuyện “giựt chồng” của bà N cho nhiều ngƣời nge. Dù vậy bà từ chối bồi thƣờng và xin lỗi vì khẳng định bà N có quan hệ lén lút với chồng mình, chồng bà C vẫn khẳng định mình có quan hệ lén lút với bà N từ lâu. Bà N thì mếu máo “Chồng bà C là em bà con chú bác với chồng tôi, hơn nữa gia đình tôi con cái ngoan ngoãn, chồng thì lo lắng cho vợ con trƣớc sau hết mình làm sao có chuyện tôi ngoại tình đƣợc”, thậm chí bà N còn trình bày “So vẻ bề ngoài chồng bà C xấu hơn chồng tôi nhiều làm sao tôi thích ông ấy đƣợc”. Thấy hai bên cự cãi Tòa yêu cầu bà C cung cấp hình ảnh chồng mình ôm bà N thì bà bảo xóa hết rồi. Theo Tòa không có chứng cứ trong tay mà bà C lại có hành vi lời nói xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của bà N, những hành vi này trực tiếp làm ảnh hƣởng đến hạnh phúc gia đình bà N cũng nhƣ gây cho họ những mặc cảm tổn thất về tinh thần thì vợ chồng bà C phải công khai xin lỗi và bồi thƣờng cho bà N là 5,4 triệu đồng. Vợ chồng bà C tiếp tục kháng cáo, tại phiên Tòa phúc thẫm vừa qua vợ chồng bà C không cung cấp đƣợc chứng cứ nên Tòa án bác toàn bộ kháng cáo, vẫn giữ nguyên án sơ thẩm.16 16 Nguyên Trƣờng, Gen ẩu phải đền tiền, http://nld.com.vn/phap-luat/ghen-au-phai-den-tien2009112609340441.htm, [truy cập ngày 05/10/2014]. GVHD: ThS. Tăng Thanh Phương 34 SVTH: Nguyễn Kim Thi Đề tài: Bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm Nhƣ vậy việc bà C không có chứng cứ gì mà kết luận bà N giật chồng mình dùng những lời lẽ bịa đặt làm làm ảnh hƣởng đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của bà N nhƣng bà C nhất quyết không chịu xin lỗi vì bà cho rằng mình không sai, còn về phía bà N thì mong muốn Tòa án giải quyết để bà khôi phục danh dự, nhân phẩm của mình. Trong khi đó bà N không thể chứng minh đƣợc hành vi gây thiệt hại của bà C để buộc bà C phải xin lỗi và bồi thƣờng thì cũng là một tổn thất cho bà N, vì thiệt hại do hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín thì ngƣời bị thiệt hại chỉ muốn đƣợc xin lỗi nhằm để khôi phục lại danh dự nhƣng ngƣời gây thiệt hại nhất quyết không nhận là mình sai, vì không thể buộc bà C xin lỗi Tòa án buộc bà C phải bồi thƣờng 5,4 triệu đồng cho bà N, nhƣng không thể buộc bà C xin lỗi để khôi phục danh dự cho bà N. Ví dụ 2: Theo hồ sơ, cô L và thầy T là đồng nghiệp dạy cùng trƣờng, vì cô L xinh xắn có duyên nên thầy T buông lời trêu gẹo bóng gió và tỏ ra quan tâm quá mức tình đồng nghiệp, tình bạn. Tính tình nghiêm túc và đã lập gia đình nên cô L rất khó chịu nhiều lần nhắc nhở thầy T. Thầy T không tiếp thu mà còn phao tin khắp nơi rằng “Cô ta đã hiến thân cho tôi rồi”. Sau khi cô L báo cáo sự việc, đề nghị lãnh đạo trƣờng làm rõ, thầy T còn đứng trƣớc hội nhà trƣờng khẳng định “Cô L quyến rủ tôi, tôi nhiều lần cho cô ấy tiền, từ 20 ngàn đồng đến 100 ngàn đồng mỗi lần”… Sau đó thầy T còn hùng hồn tuyên bố trƣớc hai cô giáo khác cùng trƣờng “tôi biết đƣợc vết tích trên thân thể cô ta”. Lãnh đạo nhà trƣờng nhiều lần mời thầy T đến làm việc, yêu cầu chấm dứt việc phao tin sai sự thật nhƣng thầy T vẫn không chấp hành. Vì thế chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Rạch Giá ra quyết định kỷ luật thầy T với hình thức khiển trách vì đã có hành vi xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín làm ảnh hƣởng đến hạnh phúc gia đình của đồng nghiệp và uy tín của đơn vị. Bị xúc phạm, cô L khởi kiện yêu cầu Tòa án nhân dân thành phố Rạch Giá buộc thầy T phải xin lỗi công khai trên báo chí vì đã phao tin xấu làm ảnh hƣởng nghiêm trọng đến đời sống, hạnh phúc gia đình và danh dự, nhân phẩm của cô. Tại phiên Tòa sơ thẩm, thầy T không đƣa ra đƣợc chứng cứ nào chứng minh những lời phao tin của mình không phải là bịa đặt. Về phần mình cô L cũng rút lại yêu cầu đòi xin lỗi trên báo chí mà chỉ yêu cầu thầy T xin lỗi cô ngay tại phiên tòa, dù vậy Tòa án nhân dân thành phố Rạch Giá vẫn bác đơn khởi kiện của cô L với lý do thầy T đã bị Ủy ban nhân dân thành phố Rạch Giá xử lý kỷ luật. Không chấp nhận bản án nên cô L kháng cáo. Tại phiên xử phúc thẩm vừa qua của Tòa án nhân dân tỉnh Kiên Giang, nghẹn ngào trong nƣớc mắt cô L trình bày “Sau khi sự việc xảy ra thầy T đã bị kỷ luật và chuyển đi trƣờng khác nhƣng vẫn tiếp tục phao tin, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của tôi tại trƣờng mới, do sợ mất lòng liên lụy nên không ai dám đứng ra làm chứng cho tôi, thầy T chƣa từng xin lỗi tôi và quyết định kỷ luật của thầy T mãi về sau này tôi mới đƣợc biết, GVHD: ThS. Tăng Thanh Phương 35 SVTH: Nguyễn Kim Thi Đề tài: Bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm nếu biết tôi đã khiếu nại quyết định đó rồi”. Theo hội đồng xét xử, những chứng cứ về hành vi vu khống bịa đặt của thầy T đã rõ ràng thể hiện đầy đủ trong hồ sơ vụ án. Việc Tòa án nhân dân thành phố Rạch Giá lấy lý do thầy T đã bị kỷ luật rồi nên bác đơn yêu cầu của cô L là chƣa thỏa đáng. Đó là trách nhiệm của công chức, viên chức đối với nhà nƣớc, nếu vi phạm thì bị xử lý kỷ luật, còn đối với cô L chƣa có chứng cứ nào thể hiện thầy T đã xin lỗi và cải chính những lời xúc phạm cuả mình. Sau khi nghe Tòa phân tích thầy T tỏ ra hối hận và nói “Đứng trƣớc Tòa tôi nhận thấy những lỗi lầm của mình, tôi thành thật xin lỗi cô L” vì đã có lời xin lỗi chính thức từ thầy T tại Tòa trƣớc mặt chồng cô L, nên tôi chấp nhận lời xin lỗi của thầy T và rút đơn khởi kiện Tòa án chấp nhận rút đơn khởi kiện của cô L và đình chỉ vụ án. Tuy nhiên, Tòa vẫn nhắc nhở, cảnh báo thầy T nên chấm dứt sự việc tại đây, nếu tái diễn tiếp tục phao tin xúc phạm danh dự, nhân phẩm của cô L sẽ bị khởi tố về tội vu khống. Phiên Tòa khép lại thầy T đi nhanh ra khỏi phòng xử án. Từ vụ việc trên cho thấy việc khởi kiện đòi của cô L là có căn cứ là rất xác đáng nhƣng Tòa án cấp sơ thẩm lại bác đơn khởi kiện một cách không thỏa đáng vì việc thầy T bị kỷ luật và việc cô L kiện thầy T yêu cầu đƣợc xin lỗi là hai việc khác nhau nhƣng Tòa án thành phố Rạch Giá lại không giải quyết vụ việc trên chính vì thế đã dẫn đến việc kháng cáo của ngƣời bị thiệt hại, việc khởi kiện đòi bồi thƣờng danh dự, nhân phẩm, uy tín ngƣời bị thiệt hại với mong muốn đƣợc khôi phục lại danh dự, nhân phẩm cho mình đó là điều quan trọng trong các vụ kiện nhƣng trong trƣờng hợp này rõ ràng ngay từ cấp sơ thẩm cơ quan có thẩm quyền đã làm sai không thể ra quyết định kỷ luật rồi không xin lỗi ngƣời bị thiệt hại hơn nữa hành vi gây thiệt hại là hành vi cố ý nhƣng Tòa án cấp sơ thẩm lại không xem xét, có phải các vụ kiện dân sự liên quan đến danh dự, nhân phẩm, uy tín thƣờng không đƣợc quan tâm nhiều hay không hay trong quá trình giải quyết vẫn còn nhiều sai xót mà cơ quan tổ chức có thẩm quyền không giải quyết. Đối với các vụ khởi kiện đòi bồi thƣờng danh dự, nhân phẩm, uy tín mà Tòa án thành phố Rạch Giá cho rằng đã xử lý một hình thức kỹ luật nào đó không cần thiết để giải quyết nữa và dễ dàng bác đơn nhƣ vậy điều này sẽ gây thiệt thòi cho ngƣời bị thiệt hại vì trên thực tế thì họ không nhận đƣợc sự công bằng từ phía cơ quan có thẩm quyền. Ví dụ 3: Việc con dâu kiện cha chồng đòi bồi thƣờng danh dự, ngày 17 tháng 7 Tòa án nhân dân huyện Núi Thành, Quảng Nam xét xử sơ thẩm vụ kiện tranh chấp về bồi thƣờng do sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm của nguyên đơn là Nguyễn Thị Thơm 33 tuổi và ngƣời bị kiện là cha chồng của Thơm ông Nguyễn Quáng 78 tuổi. Theo đó, chị Thơm đòi bồi thƣờng 05 triệu đồng về danh dự, nhân phẩm, uy tín và 10 triệu đồng về tổn thất tinh thần, sức khỏe, nguyên đơn yêu cầu Tòa án buộc bị đơn thu hồi những bài báo photo phát tán khắp nơi và công khai xin lỗi, sự việc nhƣ sau: Năm GVHD: ThS. Tăng Thanh Phương 36 SVTH: Nguyễn Kim Thi Đề tài: Bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm 2004 con trai ông Quánh là Nguyễn Ngà kết hôn với chị Thơm giáo viên dạy cấp 2 huyện Núi Thành và sống với nhà ông. Tháng 4/2010 ông Quánh xây nhà mới với diện tích là 172 m2 (trong tổng số gần 350 m2 mà ông đƣợc công an huyện Núi Thành cấp sổ đỏ vào năm 2006). Ngôi nhà xây xong chƣa bao lâu ông Quánh phát hiện “Hợp đồng tặng cho tài sản giữa ông và vợ chồng chị Ngà” có chữ ký ông là giả mạo. Từ hợp đồng này thì ngôi nhà 172 m2 ông vừa xây xong đứng tên chủ sở hữu là vợ chồng chị Thơm. Theo khiếu nại của ông, tháng 3/2013 Công an tỉnh Quảng Nam kết luận giám định chữ ký trong hợp đồng không phải của ông Quánh, cán bộ tƣ pháp cũng thừa nhận ông Quánh không đến trực tiếp đăng ký vào hồ sơ tặng cho quyền sử dụng đất tại Ủy ban nhân dân huyện Núi Thành. Khi gởi đơn ly hôn tới Tòa án nhân dân huyện Núi Thành, Thơm trình bày “Về tài sản chung vợ chồng tôi có một căn nhà và có sổ đỏ 172 m2, nay tôi yêu cầu Tòa xem xét giao nhà và đất gắn liền cho tôi sở hữu và sử dụng, tôi sẽ trích ½ giá trị tài sản trả chồng tôi theo đúng quy định của pháp luật”. Việc con dâu bất ngờ gởi đơn ly hôn làm cho ông Quánh và gia đình bức xúc cho rằng ngôi nhà mới xây xong là của mình không phải của vợi chồng Thơm – Ngà, kẻ nào đó giả mạo chữ ký của ông để chiếm đoạt tài sản. Sau khi có kết luận của chính quyền địa phƣơng và cơ quan công an, ông Quánh gởi đơn cơ quan chức năng huyện Núi Thành điều tra làm rõ xác minh hợp đồng giả mạo này. Ông Quánh cũng gởi đơn cầu cứu đến báo Quảng Nam, ngày 10/8/2012 báo đăng bài “Giả mạo chữ ký ngƣời thân để làm sổ đỏ”, sau khi bài báo đăng chị Thơm cho rằng tác giả và bài báo cố tình xúc phạm mình trong khi chƣa có cơ quan chức năng nào kết luận chị là ngƣời làm giả hồ sơ này. Chị Thơm thuê luật sƣ kiện báo Quảng Nam và tác giả bài báo ra Tòa án nhân dân thành phố Tam Kỳ, chị Thơm yêu cầu tổng biên tập và phóng viên vào trụ sở Ủy ban nhân dân huyện Núi Thành để công khai xin lỗi chị Thơm, yêu cầu này của chị đƣợc đáp ứng. Chị Thơm cho rằng việc ông Quánh in, photo bài báo sai sự thật để đọc cho nhiều ngƣời nge và rải khắp thị trấn Núi Thành là xúc phạm danh dự, uy tín của chị nên kiện ông Quánh ra Tòa án nhân dân huyện Núi Thành. Tại phiên Tòa ngày 17/7, chị Thơm nói “Ông Quánh đã in, photo bài báo này trên mạng rồi đem cho nhiều ngƣời đọc và nhiều ngƣời nge, ông Quánh còn rải báo photo khắp thị trấn Núi Thành ai cũng biết làm mất danh dự, nhân phẩm, uy tín và đặc biệt là tổn thất tinh thần của tôi nhiều lắm”, còn ông Quánh khẳng định “Tôi gởi đơn cầu cứu đến báo Quảng Nam để nhờ điều tra làm sáng tỏ ai chủ mƣu giả mạo chữ ký của tôi đề làm hợp đồng tặng cho để làm “sổ đỏ” chiếm đất và nhà tôi. Khi báo đăng bài, tôi có nghe và mua một tờ đọc thôi chứ không in và rải khắp nơi nhƣ Thơm nói. Ông Quánh yêu cầu chị Thơm nói rõ là có thấy ông đem bài báo đọc cho nhiều ngƣời nge là ai, có tên tuổi và địa chỉ cụ thể không, có thấy ông đem bài báo photo đi rải khắp thị trấn Núi Thành không? Hội đồng xét xử yêu cầu chị Thơm cung cấp GVHD: ThS. Tăng Thanh Phương 37 SVTH: Nguyễn Kim Thi Đề tài: Bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm chứng cứ nhân chứng để chứng minh đã nhìn thấy ông Quánh phát tán bài báo. Tuy nhiên, chị Thơm không đƣa ra đƣợc chứng cứ khẳng định cha chồng đã làm việc này “Khi tôi nge chuyện này và đi hỏi đƣợc máy ngƣời dân nói là ông Quánh có đọc bài báo cho nge, nhƣng họ sợ không ai dám làm chứng” chị Thơm trình bày. Chị Thơm cho biết có một bà cụ làm chứng việc ông Quánh đọc bài báo cho nge, tuy nhiên Hội đồng xét xử đọc lời khai của ngƣời làm chứng này tại Tòa cho thấy bà không thấy gì, không biết gì. Hội đồng xét xử kết luận chị Thơm khởi kiện cha chồng về hành vi trên không chứng minh, xuất trình đƣợc chứng cứ cho rằng ông Quánh có in, photo bài báo trên mạng đi rải khắp thị trấn Núi Thành và đọc cho nhiều ngƣời nge để xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của chị, ngoài ra chị không chứng minh đƣợc thiệt hại về tinh thần và sức khỏe nên Tòa án bác đơn khởi kiện của chị.17 Qua vụ án trên cho việc chị Thơm kiện ông Quánh là hoàn toàn không có căn cứ vì ngay từ ban đầu ngƣời làm sai là chị Thơm ông Quánh là chỉ đòi lại công bằng cho mình khi sổ đỏ nhà ông bị sang tên một cách rất vô lý hơn nữa việc Tòa soạn đăng tin cũng không đúng với sự thật, khi không có chứng cứ gì chị Thơm liên tục khẳng định cha chồng của mình làm ảnh hƣởng đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của chị rồi đi kiện, trong khi đó chị cho rằng mình bị thiệt hại mà cũng không chứng minh đƣợc. Tòa án bác đơn khởi kiện của chị Thơm là hoàn toàn có cơ sở hợp lý. Ngày nay các vụ kiện đòi bồi thƣờng thiệt hại ngày càng nhiều khi đó bên phía ngƣời bị kiện chỉ đơn phƣơng cho rằng mình bị thiệt hại mà không có cơ sở, nhƣ vậy làm ảnh hƣởng rất lớn đến chủ thể bị thiệt hại vì trên thực tế, một số trƣờng hợp ngƣời khởi kiện chủ động đi kiện nhƣng thực chất là không có hành vi xâm phạm gì xảy ra hết chỉ vì do ý kiến chủ quan của ngƣời khởi kiện là họ cho rằng mình bị thiệt hại mà đi khởi kiện một cách vô căn cứ làm ảnh hƣởng đến chủ thể khác. Ví dụ 4: Liên quan đến vụ bồi thƣờng giữa hai bà KT và TT tại huyện Gò Công Tây tỉnh Tiền Giang nhƣ sau: Do có xích mích từ trƣớc bà TT chửi bà KT với những lời lẽ khá nặng nề trƣớc mặt nhiều ngƣời, bà KT bức xúc khởi kiện yêu cầu bà TT xin lỗi công khai và bồi thƣờng tổn thất tinh thần 4,5 triệu đồng. Xử sơ thẩm Tòa án nhân dân huyện Gò Công Tây đã buộc bà TT xin lỗi công khai bà TT tại nơi cƣ trú nhƣng bác đơn yêu cầu đòi bòi thƣờng tổn thất về tinh thần của bà KT. Bà KT kháng cáo, xử phúc thẩm, Tòa án nhân dân tỉnh Tiền Giang cũng đồng quan điểm với cấp sơ thẩm khi nhận định: 17 Kiện cha chồng đòi bồi thường danh dự, Báo điện tử tin nhanh Việt Nam 2013, http://vnexpress.net/tin-tuc/phapluat/kien-cha-chong-doi-boi-thuong-danh-du-2851927.html, [truy cập ngày 05/10/2014]. GVHD: ThS. Tăng Thanh Phương 38 SVTH: Nguyễn Kim Thi Đề tài: Bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm Bà TT tuy có lời lẽ xúc phạm đến bà KT nhƣng chƣa đến mức nghiêm trọng nên không chấp nhận yêu cầu bồi thƣờng 4,5 triệu đồng của bà KT.18 Pháp luật Dân sự quy định danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân đƣợc pháp luật tôn trọng và bảo vệ, ngƣời có hành vi gây thiệt hại làm xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân phải có trách nhiệm bồi thƣờng, ngƣời bị xúc phạm có thể yêu cầu Tòa buộc ngƣời có hành vi vi phạm phải chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi cải chính công khai, bồi thƣờng thiệt hại về vật chất lẫn tinh thần. Tuy nhiên điều đáng nói ở đây là làm sao để xác định đúng thiệt hại khi những tổn thất về tinh thần rất khó xác định, thƣờng thì sự đối lập về tâm lý giữa ngƣời gây thiệt hại và ngƣời bị thiệt hại là rất lớn. Hiện nay cũng chƣa có quy định hay hƣớng dẫn rằng mức độ xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín nghiêm trọng đến mức nào thì ngƣời vi phạm sẽ bồi thƣờng, do đó việc chấp nhận yêu cầu bồi thƣờng hay không, nhất là bồi thƣờng tổn thất về tinh thần cũng thuộc toàn quyền xem xét của Tòa, chính vì vậy thực tế đã phát sinh nhiều đƣơng sự quyết kiện ra Tòa cũng chỉ cho rằng mình bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín nghiêm trọng, tuy nhiên trong khi nhiều ngƣời khác chỉ cho trằng đó là chuyện lặt vặt không có gì là xúc phạm nghiêm trong hay cũng chƣa có thiệt hại gì xảy ra đến mức phải kiện ra Tòa để yêu cầu bồi thƣờng, vì thế việc giải quyết các vụ kiện hoàn toàn dựa trên căn cứ tại Tòa. Khi một bên cho rằng mình bị thiệt hại còn bên còn lại khẳng định hành vi của mình không có gì nghiêm trọng đến mức phải chịu trách nhiệm bồi thƣờng vì thế mới phát sinh nhiều tranh cãi. Qua thực tiễn xét xử các vụ án thì cho thấy giữa ngƣời gây thiệt hại và ngƣời bị thiệt hại luôn có sự đối lập về tâm lý rất lớn vì thế vấn đề đặt ra là làm sao để đảm bảo đƣợc công bằng cho các chủ thể vẫn còn là vấn đề cần đƣợc quan tâm và xem xét trong các văn bản quy định của pháp luật. 3.2 Một số kiến nghị và giải pháp hoàn thiện pháp luật về bồi thƣờng thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm 3.2.1 Một số kiến nghị về trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm Qua việc nghiên cứu tìm hiểu về trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại do danh dƣ, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm ngƣời viết xin đƣa ra một số ý kiến sau nhằm góp phần tìm hiểu kỷ hơn những quy định của pháp luật cũng nhƣ để hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm. - Đối với thiệt hại về danh dự, nhân phẩm, uy tín thì hiện nay ngoài Bộ luật dân sự năm 2005 và Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP thì chƣa có một văn bản nào hƣớng dẫn chi tiết về vấn đề này, Bộ luật dân sự cũng không xác định thiệt hại danh dự, nhân phẩm, uy 18 Xúc phạm danh dự nhân phẩm đến đâu thì phải bồi thường, Báo điện tử tin mới, 2003, http://www.tinmoi.vn/xucpham-danh-du-nhan-pham-den-dau-thi-phai-boi-thuong-011265828.html, [truy cập ngày 05/10/2014]. GVHD: ThS. Tăng Thanh Phương 39 SVTH: Nguyễn Kim Thi Đề tài: Bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm tín là một trƣờng hợp riêng biệt của trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng, nên vì thế mà không có khái niệm cụ thể nào quy định vấn đề này nên trong quá trình áp dụng vẫn còn gặp nhiều vƣớng mắc, việc bồi thƣờng thiệt hại do xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín chỉ mang tính chung chung. Vì thế theo ngƣời viết thì Bộ luật dân sự nên bổ sung thêm các điều luật quy định rõ ràng thế nào là danh dự, nhân phẩm, uy tín và những hành vi nào bị coi là xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín phải bồi thƣờng để việc áp dụng giải quyết vấn đề bồi thƣờng thiệt hại về danh dự, nhân phẩm, uy tín đƣợc dễ dàng hơn: Danh dự là yếu tố gắn liền với một chủ thể nhất định, là một trong những yếu tố để khẳng định vai trò, vị trí của chủ thể trong xã hội. Khi một ngƣời nào đó có hành vi vu khống xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của một cá nhân thì ngƣời bị xâm hại có quyền yêu cầu pháp luật bảo vệ mình, Bộ luật dân sự cũng quy định cụ thể điều này vì thế mỗi cá nhân đều có quyền yêu cầu ngƣời khác tôn trọng mình Nhân phẩm: Là phẩm giá con ngƣời, là giá trị tinh thần của một cá nhân với tính cách là một con ngƣời. Nhân phẩm đã gắn liền với mỗi con ngƣời từ khi họ sinh ra, khác với danh dự, nhân phẩm chỉ là khái niệm đối với cá nhân. Uy tín: Đối với cá nhân uy tín là giá trị về mặt đạo đức và tài năng đƣợc công nhận ở một cá nhân thông qua hoạt động thực tiễn của mình tới mức mà mọi ngƣời trong một tổ chức, một dân tộc phải tôn kính và tự nguyện nghe theo. Đối với tổ chức uy tín là những giá trị tốt đẹp mà trong quá trình hoạt động đƣợc xã hội tin tƣởng và công nhận. Bên cạnh đó cần xem xét đến sự thống nhất của các văn bản pháp luật khi quy định trách nhiệm bồi thƣờng thiệt về danh dự, nhân phẩm, uy tín, bởi vì hiện nay luật vẫn chƣa có khái niệm cụ thể về vấn đề này nên việc áp dụng pháp luật để giải quyết trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại do hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín vẫn còn dựa trên sự phán đoán của Tòa án đối với từng vụ việc. - Thiệt hại về danh dự, nhân phẩm, uy tín đôi khi cũng ảnh hƣởng nặng nề đến tâm lý ngƣời bị thiệt hại, họ phải gánh chịu những buồn đau, tổn thƣơng làm họ mặc cảm hay bị xa lánh mà việc bồi thƣờng thì chỉ mang tính chất tƣơng đối đôi khi nó không thỏa đáng với thiệt hại xảy ra, vì thiệt hại về tinh thần không thể cân đo đƣợc một cách chính xác và cũng không thể tính đƣợc giá trị thành tiền bởi vậy không thể nêu ra nguyên tắc bồi thƣờng toàn bộ nhƣ đối với thiệt hại về vật chất đƣợc, có những thiệt hại khi xảy ra trên thực tế thì nó ảnh hƣởng rất lớn đến ngƣời bị thiệt hại nhƣng việc bồi thƣờng thì đôi khi không phù hợp với thực tế vì thế theo ý kiến của ngƣời viết nên nâng khoản tiền bù đắp tổn thất cho ngƣời bị thiệt hại theo quy định tại khoản 2 Điều 611 Bộ luật dân sự năm 2005 nhƣ sau:“nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa không quá hai mươi tháng GVHD: ThS. Tăng Thanh Phương 40 SVTH: Nguyễn Kim Thi Đề tài: Bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định” nếu danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm. - Đối với những thiệt hại về tinh thần thƣờng rất khó xác định vì trên thực tế thì không có thể định lƣợng một cách chính xác thiệt hại là bao nhiêu, việc bồi thƣờng hoàn toàn dựa trên sự đánh giá của Tòa án vì vậy theo ý kiến của ngƣời viết đối với một số trƣờng hợp Tòa án nên tổ chức thành lập hội đồng giám định thiệt hại về tinh thần mà ngƣời bị thiệt hại phải chịu là nhiều hay ít để từ đó Tòa án có thể đƣa ra mức bồi thƣờng phù hợp cho ngƣời bị thiệt hại. - Đối với các vụ án do xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín mà gây thiệt hại ngoài mức bồi thƣờng tổn thất thì ngƣời gây thiệt hại bị Tòa án buộc phải công khai xin lỗi tại Khoản 3 Điều 307 Bộ luật dân sự thì Tòa án nhân dân các cấp nên tổ chức những phiên Tòa xét xữ lƣu động nhằm mục đích tuyên truyền cho ngƣời dân hiểu biết thêm về pháp luật răn đe ngƣời gây thiệt hại và để khôi phục lại danh dự cũng nhƣ niềm tin cho ngƣời bị thiệt hại. - Đối với trƣờng hợp ngƣời chƣa thành niên mà gây thiệt hại xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của ngƣời khác thì theo ngƣời viết ngoài việc ngƣời đó phải có trách nhiệm xin lỗi công khai thì cha mẹ, ngƣời giám hộ của ngƣời đó phải có trách nhiệm xin lỗi đối với ngƣời bị hại nếu ngƣời đó có yêu cầu, đây là tâm lý chung của ngƣời Việt Nam, vì thế nên bổ sung thêm một điểm trong điều 606 Bộ luật dân sự năm 2005 nhƣ sau: “nếu thiệt hại về tinh thần do người dưới mười lăm tuổi gây ra thì trách nhiệm công khai xin lỗi thuộc về cha, mẹ hoặc người giám hộ nếu người giám hộ có lỗi trong việc giám hộ”. 3.2.2 Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật nâng cao chất lƣợng xét xử bồi thƣờng thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm Ngày nay các vụ kiện yêu cầu bồi thƣờng danh dự, nhân phẩm, uy tín đã không còn xa lạ đối với ngƣời dân, nhất là hiện nay do nhu cầu cuộc sống ngày càng hiện đại và phát triển thì quyền đƣợc bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín ngày càng đƣợc đề cao hơn nữa, Bộ luật dân sự ra đời nhƣ một công cụ pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mọi công dân trong xã hội. Trong nhiều năm qua trong hoạt động xét xữ nghành Tòa án đã đạt đƣợc nhiều thành tựu rất đáng kể, có thể nói rằng các cán bộ Tòa án đã vận dụng các quy định của pháp luật dân sự để giải quyết cụ thể các vấn đề liên quan đến tranh chấp bồi thƣờng thiệt hại về danh dự, nhân phẩm, uy tín đáp ứng mọi nhu cầu thỏa đáng cho công dân góp phần to lớn để đảm bảo ngyên tắc mọi công dân điều bình đẳng trƣớc pháp luật theo quy định của nhà nƣớc. Tuy nhiên Bộ luật dân sự chỉ mới quy định chung nhất về vấn đề bồi thƣờng thiệt hại về danh dự nhân phẩm, uy tín còn cụ thể chi tiết nhƣ thế nào thì điều do việc hiểu và vận dụng của Thẩm phán vì các vấn đề bồi GVHD: ThS. Tăng Thanh Phương 41 SVTH: Nguyễn Kim Thi Đề tài: Bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm thƣờng liên quan đến thiệt hại về tinh thần thƣờng rất khó xác định một cách chính xác cụ thể mà chỉ có thể dựa vào các căn cứ tại Tòa để quy định mức bồi thƣờng chính vì điều này đã dẫn đến việc áp dụng pháp luật chƣa có sự thống nhất, cách giải quyết bồi thƣờng đôi khi lại không thỏa đáng cho các chủ thể vì vậy để trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín đƣợc áp dụng tốt hơn ngƣời viết xin đƣa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng xét xử về trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại do xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín nhƣ sau: - Thứ nhất: Cần rà soát lại toàn bộ các quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại do xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín qua đó xem xét lại sự thống nhất của các văn bản pháp luật khi quy định bồi thƣờng danh dự, nhân phẩm, uy tín để từ đó có sự sửa đổi, bổ sung hoàn thiện pháp luật. - Thứ hai: Cần nâng cao chất lƣợng hoạt động xét xử trong ngành Tòa án, cũng nhƣ trình độ chuyên môn của đội ngũ thẩm phán vì đối với những vụ việc yêu cầu bồi thƣờng thiệt hại về tinh thần thƣờng dựa trên sự đánh giá tại Tòa án vì thế để đảm bảo công bằng cho các chủ thể thì Thẩm phán phải là ngƣời có cái nhìn khách quan trong đối với tất cả các vụ án để có thể đƣa ra những nhận định chính xác mà giải quyết thỏa đáng nhu cầu của ngƣời dân đây cũng đƣợc xem là một phần quan trọng. - Thứ ba: Thƣờng xuyên tổng kết đánh giá tình hình áp dụng pháp luật, nắm bắt tình hình phản ánh của Thẩm phán các Tòa án nhân dân các địa phƣơng về những khó khăn vƣớng mắc xung quanh việc thực hiện các quy định của Bộ luật dân sự trong việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến việc bồi thƣờng thiệt về danh dự, nhân phẩm, uy tín để có phƣơng hƣớng khắc phục. Đồng thời thƣờng xuyên tổ chức các hội thảo và hội nghị chuyên đề ở địa phƣơng, lắng nghe ý kiến của các cán bộ làm công tác xét xử để nắm bắt đƣợc cách hiểu và vận dụng pháp luật ở địa phƣơng trong lĩnh vực bồi thƣờng thiệt hại để có cách hiểu và áp dụng pháp luật một cách thống nhất. - Thứ tư: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền pháp luật và giáo dục ý thức pháp luật trong nhân dân, để từ đó giúp ngƣời dân có ý thức pháp luật tốt hơn nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những hành vi gây thiệt hại. GVHD: ThS. Tăng Thanh Phương 42 SVTH: Nguyễn Kim Thi Đề tài: Bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm KẾT LUẬN Chế định bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng với tƣ cách là một chế định dân sự độc lập có vai trò quan trọng trong toàn bộ hệ thống pháp luật dân sự. Thông qua chế định này mà các nhà thực thi pháp luật có cơ sở để đảm bảo quyền và lợi ích cho từng cá nhân trong xã hội trƣớc các hành vi bị xâm phạm trong đó có quyền đƣợc bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín. Pháp luật dân sự đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mọị công dân, bên cạnh đó pháp luật cũng là công cụ pháp lý quan trọng để xử lý những hành vi vi phạm trong đó có hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín. Bộ luật dân sự năm 2005 quy định rất chi tiết cụ thể về quyền này, trong bối cảnh hiện nay khi xã hội ngày càng phát triển nhu cầu cuộc sống ngày càng đƣợc nâng cao về cả vật chất lẫn tinh thần do đó việc bảo vệ quyền nhân thân nói chung và bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín là điều hết sức cần thiết và quan trọng. Mục đích của việc quy định bồi thƣờng thiệt hại do xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín không chỉ đơn thuần là đƣa ra một khoản tiền bồi thƣờng cho ngƣời bị thiệt hại mà quan trọng hơn của việc quy định trách nhiệm bồi thƣờng thiêt hại về danh dự, nhân phẩm, uy tín là đề cao giá trị của con ngƣời, đảm bảo công bằng xã hội để từ đó đảm bảo quyền bình đẳng của mọi công dân trƣớc pháp luật. Từ những vấn đề phân tích trên ta nhận thấy một điều là trong xã hội hiện nay chế định bồi thƣờng thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm đang đƣợc xã hội quan tâm, khi mà cuộc sống ngày càng hiện đại và phát triển, trình dộ dân trí ngày càng đƣợc nâng cao thì nhu cầu đƣợc tôn trọng và bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân ngày càng đƣợc đề cao và có giá trị tinh thần to lớn, vì thế bất cứ một chủ thể nào có hành vi gây thiệt hại điều phải có trách nhiệm bồi thƣờng tƣơng xứng với những gì mình đã gây ra theo đúng quy định của pháp luật. Đề tài “Bồi thường thiệt hại do xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín” đã tập trung phân tích những quy định của Bộ luật dân sự và các văn bản hƣớng dẫn thi hành Bộ luật dân sự có liên quan, để từ đó có thể hiểu rõ thêm về những quy định của pháp luật và việc vận dụng vào thực tiễn để giải quyết các tranh chấp về bồi thƣờng thiệt hại do xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín mới đƣợc khách quan và chính xác. Thông qua việc tìm hiểu các quy định của pháp luật, xem xét thực tiễn vận dụng các quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 trong việc giải quyết vấn đề bồi thƣờng thiệt hại do xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín đề tài cũng chỉ ra đƣợc những khó khăn bất cập trong việc vận dụng các quy định của pháp luật vào thực tiễn giải quyết tranh chấp bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung và bồi thƣờng thiệt hại do xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín nói riêng, đây đƣợc coi là vấn đề có ý nghĩa quan trọng trong việc GVHD: ThS. Tăng Thanh Phương 43 SVTH: Nguyễn Kim Thi Đề tài: Bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm nghiên cứu và áp dụng pháp luật khi giải quyết các tranh chấp pháp sinh khi danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm. Qua việc tìm hiểu, nghiên cứu các quy định của pháp luật và xem xét các vụ án có liên quan đến bồi thƣờng thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm ngƣời viết đã chỉ ra một số vƣớng mắc trong các quy định của pháp luật cũng nhƣ nột số khó khăn bất cập trong việc áp dụng pháp luật vì thế ngƣời viết đã đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn những quy định của pháp luật. Tất cả các luận giải, giải pháp mà đề tài đƣa ra đều dựa trên cơ sở phân tích đánh giá của ngƣời viết, để từ đó có thể hiểu rõ thêm về trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hai khi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín. GVHD: ThS. Tăng Thanh Phương 44 SVTH: Nguyễn Kim Thi Đề tài: Bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO   Danh mục văn bản quy phạm pháp luật 1. Hiến pháp năm 1980 2. Hiến pháp năm 1992 ( sửa đổi bổ sung năm 2001) 3. Hiến pháp năm 2013 4. Bộ luật dân sự năm 1995 5. Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 6. Bộ tố tụng dân sự năm 2004( sửa đổi bổ sung năm 2011) 7. Bộ luật dân sự năm 2005 8. Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 ( sửa đổi bổ sung năm 2010) 9. Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08 tháng 7 năm 2006 10. Thông tƣ số 173 – TANDTC ngày 23 tháng 3 năm 1972  Sách, báo, tạp chí 1. Bộ Tƣ pháp, “Bình luận khoa học một số vấn đề cơ bản của Bộ luật dân sự”, Nxb Chính trị quốc gia, năm 1997 2. Lê Đình Nghị, “Giáo trình luật dân sự Việt Nam” (tập 2), Nxb Giáo dục Việt Nam, năm 2009 3. Nguyễn Ngọc Điện, “Giáo trình luật dân sự Việt Nam” (tập 2), Khoa luật Trƣờng Đại học Cần thơ, năm 2008 4. Phạm Thế Dân, “Một số vấn đề về lỗi trong luật dân sự”, tạp chí bảo hiểm số 04/2001 5. Nguyễn Thị Ngọc Tuyền, “Bài giảng luật dân sự 2”, Khoa luật Trƣờng Đại học CầnThơ, năm 2010 6. Phạm Kim Anh, “Về quy định bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm trong Bộ luật dân sự Việt Nam và hướng dẫn hoàn thiện”, tạp chí khoa học số 3 năm 2001 GVHD: ThS. Tăng Thanh Phương 45 SVTH: Nguyễn Kim Thi Đề tài: Bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm  Trang thông tin điện tử 1. Nguyễn Minh Oanh, Khái niệm chung về trách nhiệm bồi thường thiệt hại và phân loại trách nhiệm bồi thường thiệt hại, xem tại: http://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2010/04/05/4702-2/b, [truy cập ngày 05/10/2014] 2. Phạm Kim Anh, Khái niệm lỗi trong trách nhiệm dân sự, xem tại: http://www.hcmulaw.edu.vn/hcmulaw/index.php?option=com_content&view=article&ca tid=93:ctc20033&id=233:tc2003so3knlttnds&Itemid=106, [truy cập ngày 05/10/2014] 3. Lê Thị Trang, Một số lý luận về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và hướng hoàn thiện, xem tại: http://vienkiemsathaiphong.gov.vn/index.php/home/detail/545/Motso-van-de-ly-luan-ve-boi-thuong-thiet-hai-ngoai-hop-dong-va-huong-hoan-thien, [truy cập ngày 15/10/2014] 3. Xúc phạm danh dự nhân phẩm đến đâu thì phải bồi thường, Báo điện tử tin mới, 2003, xem tại http://www.tinmoi.vn/xuc-pham-danh-du-nhan-pham-den-dau-thi-phai-boi-thuong011265828.html, [truy cập ngày 05/10/2014]. 4. Kiện cha chồng đòi bồi thường danh dự, Báo điện tử tin nhanh Việt Nam 2013, xem tại: http://vnexpress.net/tin-tuc/phap-luat/kien-cha-chong-doi-boi-thuong-danh-du2851927.html, [truy cập ngày 05/10/2014]. 5. Nguyên Trƣờng, Gen ẩu phải đền tiền, xem tại: http://nld.com.vn/phap-luat/ghen-au-phai-den-tien-2009112609340441.htm, ngày 05/10/2014] GVHD: ThS. Tăng Thanh Phương 46 [truy cập SVTH: Nguyễn Kim Thi [...]... Phương 7 SVTH: Nguyễn Kim Thi Đề tài: Bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm 1.3.2 Đặc điểm Cũng là một loại trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng nên trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại danh dự, nhân phẩm, uy tín cũng mang những đặc điểm sau: Về điều kiện phát sinh trách nhiệm: Các điều kiện thiệt hại ngoài hợp đồng do xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín gồm bốn yếu tố... Bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được pháp luật tôn trọng và bảo vệ”, “Không ai được xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác”, bên cạnh đó Bộ luật dân sự năm 1995 còn cụ thể hóa rõ ràng về trách nhiệm bồi thƣờng danh dự, nhân phẩm, uy tín tại Điều 609 nhƣ sau: “Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm đến tính mạng,... do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm là khoản thu nhập thực tế bị mất không đƣợc suy đoán, nếu sau khi hành vi gây thiệt hại xảy GVHD: ThS Tăng Thanh Phương 25 SVTH: Nguyễn Kim Thi Đề tài: Bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm ra làm cho ngƣời bị thiệt hại mất khoản thu nhập so với lúc trƣớc khi có thiệt hại thì đƣợc xem là thu nhập thực tế bị giảm sút Thu nhập bị giảm... quyền) Nghĩa vụ bồi thƣờng thiệt hại là một loại quan hệ dân sự trong đó ngƣời xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản các quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời khác gây thiệt hại thì phải bồi thƣờng với những thiệt hại mình gây ra Từ những phân tích trên ta có thể khái niệm về trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại về danh dự, nhân phẩm, uy tín nhƣ sau: Bồi thường thiệt hại danh. .. Bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm hại và bên gây ra thiệt hại cũng nhƣ rất khó để xác định mức bồi thƣờng thiệt hại nhƣ thế nào là hợp lý Việc gây ra thiệt hại cho ngƣời khác thì phải bồi thƣờng là vấn đề tất yếu, trong đó bao gồm trách nhiệm bồi thƣờng về vật chất và và trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại về tinh thần Nhƣ vậy khi tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy. .. khi tính thiệt hại bị mất hoặc bị giảm sút phải tính đến cả thu nhập thƣờng xuyên và ổn định của ngƣời bị thiệt hại để quy định mức bồi thƣờng cho phù hợp Ngoài ra ngƣời gây thiệt hại do xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của ngƣời khác phải bồi thƣờng một khoản tổn thất về tinh thần cho ngƣời bị thiệt hại, tổn thất về tinh thần là thiệt hại phi vật chất không thể tính bằng tài sản do đó nguyên tắc bồi. .. để khắc phục thiệt hại; GVHD: ThS Tăng Thanh Phương 24 SVTH: Nguyễn Kim Thi Đề tài: Bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút; 2 Người xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác phải bồi thường theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tồn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu Mức bồi thường bù dắp... nhiệm bồi thƣờng, ngoài xác định lỗi của cá nhân thì chế định bồi thƣờng thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm còn xác định lỗi của pháp nhân và cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền, vì đây là thiệt hại phi vật chất ảnh hƣởng trực tiếp đến tâm lý của ngƣời bị thiệt hại Có thể bỏ qua căn cứ có thiệt hại xảy ra hay không vì khi bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm bản thân ngƣời đó đã chịu thiệt hại. .. con ngƣời càng đƣợc đề cao chính vì thế để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân pháp luật quy định mọi hành vi xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của ngƣời khác đều phải chịu mọi chế tài nghiêm khắc 1.3 Khái niệm về trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm Danh dự, nhân phẩm, uy tín đƣợc xem là quyền nhân thân quan trọng của công dân đƣợc pháp luật Việt... ngƣời bị thiệt hại thì không phải mọi trƣờng hợp nào chủ thể gây ra thiệt hại cũng phải có trách nhiệm bồi thƣờng Nếu việc GVHD: ThS Tăng Thanh Phương 23 SVTH: Nguyễn Kim Thi Đề tài: Bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm gây thiệt hại đó mà có lỗi của ngƣời bị thiệt hại thì theo quy định tại Điều 616 Bộ luật dân sự năm 2005 sẽ giải quyết nhƣ sau: "Khi ngƣời bị thiệt hại cũng ... Phương SVTH: Nguyễn Kim Thi Đề tài: Bồi thường thiệt hại danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm CHƢƠNG KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI DO DANH DỰ, NHÂN PHẨM, UY TÍN BỊ XÂM PHẠM 1.1 Khái... NHIỆM BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI DO XÂM PHẠM DANH DỰ, NHÂN PHẨM, UY TÍN Ngày có nhiều vụ kiện Tòa yêu cầu bồi thường thiệt hại danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm, pháp luật dân quy định cụ thể mức bồi. .. Kim Thi Đề tài: Bồi thường thiệt hại danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm 1.4 Lịch sử phát triển trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm theo quy định cuả pháp

Ngày đăng: 03/10/2015, 22:52

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan