5. Kết cấu của đề tài
2.4 Thời hiệu yêu cầu bồi thƣờng thiệt hại
Thời hiệu là một chế định pháp lý quan trọng trong việc xác lập quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ dân sự. Theo quy định tại Điều 154 Bộ luật dân sự năm 2005: “Thời hiệu là thời hạn do pháp luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì chủ thể được hưởng quyền dân sự, được miễn trừ nghĩa vụ dân sự hoặc mất quyền khởi kiện vụ án dân sự, quyền yêu cầu giải quyết việc dân sự”. Khoảng thời gian trong thời hiệu là
do pháp luật quy định, vì thế các bên không đƣợc phép tự thỏa thuận với nhau về khoảng thời gian dài ngắn của thời hiệu hay làm thay đổi khoảng thời gian mà pháp luật đã quy định cho thời hiệu. Kết thúc khoảng thời gian trong thời hiệu sẽ làm phát sinh một hoặc các hậu quả pháp lý sau đây: Chủ thể đƣợc hƣởng quyền dân sự chủ thể đƣợc miễn trừ nghĩa vụ dân sự, chủ thể bị mất quyền yêu cầu giải quyết việc dân sự.
Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thƣờng thiệt hại đƣợc quy định tại Điều 607 Bộ luật dân sự năm 2005: “Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thƣờng thiệt hại là hai năm kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân chủ thể khác bị xâm phạm”. Nhƣ vậy thời hiệu để các chủ thể thực hiện quyền khởi kiện yêu cầu bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung và khởi kiện yêu cầu bồi thƣờng thiệt hại do tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín nói riêng là hai năm kể từ ngày tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm.
Cách tính thời hiệu
Đơn vị tính thời hiệu là ngày, tháng hoặc năm những thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc thời hiệu đƣợc xác định theo cách xác định ngày tròn. Theo quy định tại Điều 156 Bộ luật dân sự năm 2005: “Thời hiệu được tính từ thời điểm bắt đầu ngày đầu
tiên của thời hiệu và chấm dứt tại thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hiệu”. Nếu
ngày cuối cùng của thời hiệu là ngày cuối tuần hoặc ngày lễ thì thời điểm kết thúc thời hiệu đƣợc tính đến cuối ngày kế tiếp của ngày cuối tuần hoặc ngày lễ đó.
Tại Điều 159 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà chủ thể đƣợc quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi
GVHD: ThS. Tăng Thanh Phương 32 SVTH: Nguyễn Kim Thi
ích hợp pháp bị xâm phạm, nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện trừ trƣờng hợp pháp luật có quy định khác. Còn theo quy định tại Điều 607 thì thời hiệu khởi kiện bồi thƣờng thiệt hại là hai năm kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác bị xâm phạm và theo hƣớng dẫn tại Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP có hƣớng dẫn việc xác định thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thƣờng thiệt hại nhƣ sau:
Đối với những trƣờng hợp bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng phát sinh kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2005 (ngày Bộ luật dân sự có hiệu lực), thì thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thƣờng thiệt hại là hai năm kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân và chủ thể khác bị xâm phạm.
Đối với những trƣờng hợp bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng phát sinh trƣớc ngày 01 tháng 01 năm 2005, thì thời hiệu yêu cầu bồi thƣờng thiệt hại là hai năm kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2005.
Với những quy định trên của pháp luật thì chỉ cho phép ngƣời bị thiệt hại yêu cầu bồi thƣờng thiệt hại là hai năm kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm. Nếu hết thời gian này mà ngƣời bị thiệt hại không khởi kiện thì sẽ không còn quyền khởi kiện nửa vì đã hết thời hiệu. Tuy nhiên trong quá trình giải quyết sẽ có những trƣờng hợp phải kéo dài thời gian giải quyết nên sẽ gây thiệt thòi cho ngƣời bị thiệt hại vì thời hiệu khởi kiện không đƣợc tính liên tục vì thế theo quy định tại Điều 161 Bộ luật dân sự năm 2005 thì thời gian sẽ không đƣợc tính vào thời hiệu nếu xảy ra một trong các sự kiện sau đây:
- Sự kiện bất khảng kháng hoặc trở ngại khách quan làm cho chủ thể có quyền khởi kiện, yêu cầu khởi kiện hoặc không thể khởi kiện, yêu cầu trong phạm vi thời hiệu. Sự kiện bất khảng kháng là trở ngại thực tế khách quan, không thể lƣờng trƣớc đƣợc và không thể khắc phục đƣợc mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.
- Chƣa có ngƣời đại diện trong trƣờng hợp ngƣời có quyền khởi kiện, ngƣời có quyền yêu cầu trong trƣờng hợp là ngƣời chƣa thành niên, ngƣời mất năng lực hành vi dân sự. Mặc dù quyền và lợi ích hợp pháp của đối tƣợng này bị xâm phạm nhƣng bản thân họ chỉ có thể thực hiện quyền khởi kiện, quyền yêu cầu thông qua ngƣời đại diện hợp pháp của họ.
- Chƣa có ngƣời đại diện khác thay thế vì lý do chính đáng mà không thể tiếp tục đại diện đƣợc trong trƣờng hợp ngƣời đại diện của ngƣời chƣa thành niên, ngƣời mất năng lực hành vi dân sự, ngƣời bị hạn chế năng lực hành vi dân sự chết.
GVHD: ThS. Tăng Thanh Phương 33 SVTH: Nguyễn Kim Thi
CHƢƠNG 3
THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VÀ HƢỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI DO
XÂM PHẠM DANH DỰ, NHÂN PHẨM, UY TÍN
Ngày nay có nhiều vụ kiện ra Tòa yêu cầu được bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm, pháp luật dân sự quy định rất cụ thể về mức bồi thường cho các bên khi bị thiệt hại tuy nhiên trên thực tế thì thiệt hại xảy ra và mức bồi thường vẫn chưa phù hợp, vì vậy đã gây ra nhiều tranh cãi trong dư luận hiện nay, làm sao để xác định được thiệt hại về tinh thần vẫn còn là vấn đề cần được quan tâm xem xét. Từ thực tiễn xét xử các vụ án hiện nay cho thấy vấn đề bồi thường thiệt hại về tinh thần là vấn đề phức tạp trong việc xác định mức bồi thường, vì thế việc xét xử gặp không ít khó khăn thứ nhất là vấn đề về mức bồi thường thiệt hại thực tế thì có nhiều vụ án xảy ra người gây thiệt hại để lại cho người bị thiệt hại những hậu quả hết sức nghiêm trọng nhưng khi xét xử thì đôi khi Tòa chỉ áp dụng một khoản tiền bù đắp về tinh thần cho người bị thiệt hại và gia đình người bị thiệt hại, có những khoản bù đắp không tương xứng với thiệt hại, bên cạnh đó trong quá trình xét xử Tòa án cũng gặp không ít khó khăn vì không thể xác định được chứng cứ rõ ràng mà đưa ra mức án công bằng cho các chủ thể, để giải quyết thỏa đáng cho các đương sự đảm bảo công bằng xã hội.
3.1 Thực tiễn xét xử của ngành Tòa án nhân dân đối với những yêu cầu bồi thƣờng danh dự, nhân phẩm, uy tín
Gây thiệt hại thì phải bồi thƣờng đó là quy luật tất yếu trong xã hội, pháp luật quy định trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại do hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín là nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời bị thiệt hại, để bù đắp những tổn thất về tinh thần mà họ phải chịu cũng nhƣ nhằm xoa dịu nỗi đau mất mát, khắc phục khó khăn cho ngƣời bị thiệt hại. Bồi thƣờng thiệt hại do xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín là một khái niệm trừu tƣợng vì những tổn thất về tinh thần thƣờng dựa trên trạng thái tâm lý của ngƣời bị thiệt hại, vì thế việc xác định có thiệt hại xảy ra do hành vi xâm phạm để quy định trách nhiệm bồi thƣờng hiện nay vẩn còn nhiều khó khăn, thƣờng thì hành vi gây thiệt hại có thể bằng một lời nói hay một hành động mang tính chất lăng mạ, xúc phạm ngƣời khác, việc giải quyết các vụ án bồi thƣờng thiệt hại về danh dự, nhân phẩm, uy tín hiện nay cũng gặp nhiều bất cập khi mà giữa ngƣởi gây thiệt hại và ngƣời bị thiệt hại luôn đối lập về mặt tâm lý.
Ví dụ 1: Tòa án nhân dân tỉnh Bến Tre vừa xử phúc thẩm đối với vụ án đòi bồi thƣờng thiệt hại danh dự, nhân phẩm sau. Theo hồ sơ bà C trình bày rằng một ngày cuối tháng 12 năm 2008, thấy chồng ra khỏi nhà bà liền theo dõi và thủ sẵn cái máy ảnh. Đến
GVHD: ThS. Tăng Thanh Phương 34 SVTH: Nguyễn Kim Thi
nhà bà N, bà đứng ngoài rình một lát thì xông vào thấy chồng mình và bà N đang ôm nhau trên một bộ ván nên bà C lấy máy ảnh ra chụp nhiều kiểu. Ngƣợc lại bà N kể lúc đó bà đã phân bua ngay là chồng bà C đến mua rƣợu, thấy có mỗi mình bà nên nên dở chứng làm càn nhƣng bà C nhất quyết không chịu nge, còn kêu ngƣời đến làm chứng. Ngƣời làm chứng đến không chứng kiến đƣợc gì cả nhƣng cũng lớn tiếng bảo bà N có quan hệ với chồng bà C, bà N đã cố gắng giải thích là “ông ấy cƣỡng bức tôi”, sau đó mạnh ai về nhà nấy. Một tuần sau cả xóm chợ nơi hai bên sinh sống ai cũng truyền miệng nhau rằng “bà N giựt chồng bà C”, vì lẽ đó mà bà N chẳng dám ra đƣờng con cái bị mọi ngƣời dè bỉu, gia đình thì hụt hặc. Qua tìm hiểu gia đình bà N mới biết gia đình bà C đem sự việc trên kể cho nhiều ngƣời nge, ngƣời chồng thì bảo trƣớc giờ có quan hệ lén lúc với bà N, còn ngƣời vợ thì luôn miệng khẳng định bà N giựt chồng mình. Đến một ngày con gái bà N không chịu đƣợc lời bàn ra tán vào nên đã đến gặp bà C yêu cầu chấm dứt việc tuyên truyền này, hai bên lại cự cãi bà C chử thẳng “Má mày giựt chồng tao”. Thế là bà N nộp đơn nhờ chính quyền địa phƣơng yêu cầu bà C không xúc phạm mình nữa thế nhƣng chồng bà C vẫn khẳng định bà N là “bồ nhí” của mình, còn bà C thì yêu cầu bà N phải xin lỗi vì ngoại tình với chồng bà.
Vì chính quyền không giải quyết đƣợc bà N đã khởi kiện ra Tòa yêu cầu vợ chồng bà C bồi thƣờng thiệt hại do xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của bà. Tại phiên Tòa sơ thẩm bà C thừa nhận có nói chuyện “giựt chồng” của bà N cho nhiều ngƣời nge. Dù vậy bà từ chối bồi thƣờng và xin lỗi vì khẳng định bà N có quan hệ lén lút với chồng mình, chồng bà C vẫn khẳng định mình có quan hệ lén lút với bà N từ lâu. Bà N thì mếu máo “Chồng bà C là em bà con chú bác với chồng tôi, hơn nữa gia đình tôi con cái ngoan ngoãn, chồng thì lo lắng cho vợ con trƣớc sau hết mình làm sao có chuyện tôi ngoại tình đƣợc”, thậm chí bà N còn trình bày “So vẻ bề ngoài chồng bà C xấu hơn chồng tôi nhiều làm sao tôi thích ông ấy đƣợc”.
Thấy hai bên cự cãi Tòa yêu cầu bà C cung cấp hình ảnh chồng mình ôm bà N thì bà bảo xóa hết rồi. Theo Tòa không có chứng cứ trong tay mà bà C lại có hành vi lời nói xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của bà N, những hành vi này trực tiếp làm ảnh hƣởng đến hạnh phúc gia đình bà N cũng nhƣ gây cho họ những mặc cảm tổn thất về tinh thần thì vợ chồng bà C phải công khai xin lỗi và bồi thƣờng cho bà N là 5,4 triệu đồng. Vợ chồng bà C tiếp tục kháng cáo, tại phiên Tòa phúc thẫm vừa qua vợ chồng bà C không cung cấp đƣợc chứng cứ nên Tòa án bác toàn bộ kháng cáo, vẫn giữ nguyên án sơ thẩm.16
16Nguyên Trƣờng, Gen ẩu phải đền tiền, http://nld.com.vn/phap-luat/ghen-au-phai-den-tien- 2009112609340441.htm, [truy cập ngày 05/10/2014].
GVHD: ThS. Tăng Thanh Phương 35 SVTH: Nguyễn Kim Thi
Nhƣ vậy việc bà C không có chứng cứ gì mà kết luận bà N giật chồng mình dùng những lời lẽ bịa đặt làm làm ảnh hƣởng đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của bà N nhƣng bà C nhất quyết không chịu xin lỗi vì bà cho rằng mình không sai, còn về phía bà N thì mong muốn Tòa án giải quyết để bà khôi phục danh dự, nhân phẩm của mình. Trong khi đó bà N không thể chứng minh đƣợc hành vi gây thiệt hại của bà C để buộc bà C phải xin lỗi và bồi thƣờng thì cũng là một tổn thất cho bà N, vì thiệt hại do hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín thì ngƣời bị thiệt hại chỉ muốn đƣợc xin lỗi nhằm để khôi phục lại danh dự nhƣng ngƣời gây thiệt hại nhất quyết không nhận là mình sai, vì không thể buộc bà C xin lỗi Tòa án buộc bà C phải bồi thƣờng 5,4 triệu đồng cho bà N, nhƣng không thể buộc bà C xin lỗi để khôi phục danh dự cho bà N.
Ví dụ 2: Theo hồ sơ, cô L và thầy T là đồng nghiệp dạy cùng trƣờng, vì cô L xinh xắn có duyên nên thầy T buông lời trêu gẹo bóng gió và tỏ ra quan tâm quá mức tình đồng nghiệp, tình bạn. Tính tình nghiêm túc và đã lập gia đình nên cô L rất khó chịu nhiều lần nhắc nhở thầy T. Thầy T không tiếp thu mà còn phao tin khắp nơi rằng “Cô ta đã hiến thân cho tôi rồi”. Sau khi cô L báo cáo sự việc, đề nghị lãnh đạo trƣờng làm rõ, thầy T còn đứng trƣớc hội nhà trƣờng khẳng định “Cô L quyến rủ tôi, tôi nhiều lần cho cô ấy tiền, từ 20 ngàn đồng đến 100 ngàn đồng mỗi lần”… Sau đó thầy T còn hùng hồn tuyên bố trƣớc hai cô giáo khác cùng trƣờng “tôi biết đƣợc vết tích trên thân thể cô ta”. Lãnh đạo nhà trƣờng nhiều lần mời thầy T đến làm việc, yêu cầu chấm dứt việc phao tin sai sự thật nhƣng thầy T vẫn không chấp hành. Vì thế chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Rạch Giá ra quyết định kỷ luật thầy T với hình thức khiển trách vì đã có hành vi xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín làm ảnh hƣởng đến hạnh phúc gia đình của đồng nghiệp và uy tín của đơn vị.
Bị xúc phạm, cô L khởi kiện yêu cầu Tòa án nhân dân thành phố Rạch Giá buộc thầy T phải xin lỗi công khai trên báo chí vì đã phao tin xấu làm ảnh hƣởng nghiêm trọng đến đời sống, hạnh phúc gia đình và danh dự, nhân phẩm của cô. Tại phiên Tòa sơ thẩm, thầy T không đƣa ra đƣợc chứng cứ nào chứng minh những lời phao tin của mình không phải là bịa đặt. Về phần mình cô L cũng rút lại yêu cầu đòi xin lỗi trên báo chí mà chỉ yêu cầu thầy T xin lỗi cô ngay tại phiên tòa, dù vậy Tòa án nhân dân thành phố Rạch Giá vẫn bác đơn khởi kiện của cô L với lý do thầy T đã bị Ủy ban nhân dân thành phố Rạch Giá xử lý kỷ luật. Không chấp nhận bản án nên cô L kháng cáo.
Tại phiên xử phúc thẩm vừa qua của Tòa án nhân dân tỉnh Kiên Giang, nghẹn ngào trong nƣớc mắt cô L trình bày “Sau khi sự việc xảy ra thầy T đã bị kỷ luật và chuyển đi trƣờng khác nhƣng vẫn tiếp tục phao tin, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của tôi tại trƣờng mới, do sợ mất lòng liên lụy nên không ai dám đứng ra làm chứng cho tôi, thầy T chƣa từng xin lỗi tôi và quyết định kỷ luật của thầy T mãi về sau này tôi mới đƣợc biết,
GVHD: ThS. Tăng Thanh Phương 36 SVTH: Nguyễn Kim Thi
nếu biết tôi đã khiếu nại quyết định đó rồi”. Theo hội đồng xét xử, những chứng cứ về hành vi vu khống bịa đặt của thầy T đã rõ ràng thể hiện đầy đủ trong hồ sơ vụ án. Việc Tòa án nhân dân thành phố Rạch Giá lấy lý do thầy T đã bị kỷ luật rồi nên bác đơn yêu