5. Kết cấu của đề tài
2.1.2 Hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật
Trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng đƣợc quy định từ rất lâu theo tinh thần của Thông tƣ 173/UBTP ngày 23/3/1972 của Tòa án nhân dân tối cao thì hành vi đƣợc xem là trái pháp luật là hành vi “có thể là một việc về hình sự, một vi phạm pháp
luật về dân sự, một vi phạm về đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước” nhƣng khi
Bộ luật dân sự ra đời thì hành vi trái pháp luật đƣợc hiểu nhƣ sau: hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín... là hành vi trái pháp luật (Điều 604 Bộ luật Dân sự năm 2005).
Pháp luật cấm tất cả các hành vi gây thiệt hại cho ngƣời khác cho dù hành vi đó là cố ý hay vô ý, nếu một ngƣời thực hiện hành vi của mình mà gây thiệt hại làm ảnh hƣởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể khác mà pháp luật cấm thì đó đƣợc xem là hành vi trái pháp luật và phải chịu trách nhiệm bồi thƣờng.
Quyền đƣợc bảo hộ danh dự, nhân phẩm, uy tín là một trong những quyền nhân thân tuyệt đối của mọi công dân, tổ chức không ai đƣợc quyền xâm phạm điều này đƣợc quy định cụ thể trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật hiện hành theo đó mọi ngƣời điều phải tôn trọng những quyền này không ai đƣợc thực hiện bất cứ hành vi nào xâm
GVHD: ThS. Tăng Thanh Phương 20 SVTH: Nguyễn Kim Thi
phạm gây ảnh hƣởng làm thiệt hại đến ngƣời khác. Một ngƣời có hành vi xâm phạm đến những quyền tuyệt đối này điều bị coi là hành vi trái pháp luật dù họ có lỗi cố ý hay vô ý thậm chí cả trong trƣờng hợp là không có lỗi.6
Quy định này xuất phát từ nguyên tắc chung của pháp luật dân sự là “không đƣợc xâm phạm đến lợi ích của nhà nƣớc, lợi ích công cộng, lợi ích hợp pháp của ngƣời khác”7 việc xâm phạm mà gây thiệt hại đƣợc xem là hành vi trái pháp luật đƣợc hƣớng dẫn tại Nghị quyết 03/2006/NQHĐTP-TANDTC.
Hành vi trái pháp luật là những xử xự cụ thể của con ngƣời đƣợc thể hiện thông qua hành đông hoặc không hành động trái với những quy định của pháp luật làm xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm và uy tín của ngƣời khác, là điều kiện tiên quyết làm phát sinh trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại. Hành vi trái pháp luật là những biểu hiện thông qua hành động hoặc không hành động theo quy định của pháp luật, tuy nhiên nhƣng không phải bất kỳ hành vi xử xự nào của con ngƣời cũng hình thành nên trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại, chỉ những hành vi xử xự trái với quy định của pháp luật mới hình thành trách nhiệm bồi thƣờng.8
Ví dụ: Công ty A là công ty chuyên sản xuất các loại bánh kẹo có uy tín rất lớn trên địa bàn Thành phố Cần Thơ, lợi dụng uy tín của công ty A trên thị trƣờng công ty B đã âm thầm sản xuất các mặt hàng bánh kẹo kém chất lƣợng giống nhƣ của công ty A và sản phẩm để nguồn gốc là của công ty A sản xuất, khi đƣợc đƣa ra thị trƣờng các sản phẩm kém chất lƣợng của công ty B đã bị ngƣời tiêu dùng phản hồi và cho là công ty A không cam kết đúng chất lƣợng sản phẩm, các cửa hàng ngƣng nhập bánh kẹo của công ty do ngƣời tiêu dùng không tin tƣởng nữa, sự việc trên đã khiến công ty A mất lòng tin từ phía ngƣời tiêu dùng và bị thua lỗ một khoản tiền. Vậy hành vi của công ty B là hành vi trái pháp luật trực tiếp xâm phạm đến lợi ích và uy tín của công ty A.
Nhƣ vậy từ những phân tích trên ta có thể kết luận hành vi trái pháp luật là hành vi có ý chí của con ngƣời làm phát sinh hậu quả pháp lý, trái quy định của pháp luật gây thiệt hại cho ngƣời khác bao gồm thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín và ngƣời gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật của mình thì phải có trách nhiệm bồi thƣờng.
6 Bộ Tƣ pháp, Bình luận khoa học một số vấn đề cơ bản của Bộ luật dân sự, Nxb Chính trị Quốc gia, năm 1997, tr.233.
7
Điều 10 Bộ luật dân sự năm 2005
8 Xem Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08 tháng 7 năm 2006 của Hội đồng thầm phán Tòa án nhân dân tối cao hƣớng dẫn một số quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 về trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng
GVHD: ThS. Tăng Thanh Phương 21 SVTH: Nguyễn Kim Thi