như đối với hoạt động hỏi cung bị can trong giai đoạn Điều tra nói riêng “Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án phải áp dụng mọi biện pháp hợp pháp để xác định sự thật của vụ án một
Trang 1KHOA PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
XÉT XỬ VỤ ÁN HÌNH SỰ
Giảng viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
Th.S Mạc Giáng Châu Chiêm Thành Lâm
Bộ môn Luật Tư Pháp MSSV: 5117399 Lớp: HG1165A1
Cần Thơ, 12/2014
Trang 2
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp và tham gia buổi báo cáo hôm nay, em đã nhận được sự giúp đỡ rất nhiều từ thầy cô, gia đình và bạn bè Chính vì vậy, em xin được cám ơn chân thành đến thầy cô trường Đại học Cần Thơ, thầy cô thuộc khoa Phát Triển Nông Thôn, thầy cô thuộc khoa Luật đã tạo mọi điều kiện và luôn theo sát chúng em những năm học tập và nghiên cứu tại trường
Em xin được gửi lời cám ơn sâu sắc đến cô Mạc Giáng Châu đã dành nhiều
thời gian và tâm huyết tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình hoàn thành luận văn tốt nghiệp
Em xin gửi lời cảm ơn đến gia đình và bạn bè đã cùng em vượt qua khó khăn, giúp em có thêm động lực hoàn thành luận văn
Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu đề tài không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót Rất mong nhận được sự đóng góp tận tình từ thầy, cô và các bạn Xin trân trọng cảm ơn!
Cần Thơ, ngày 02 tháng 12 năm 2014
Người viết
Chiêm Thành Lâm
Trang 3
Trang 4
Trang 5
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG HỎI CUNG BỊ CAN, MỐI QUAN HỆ CỦA HỎI CUNG BỊ CAN VỚI QUÁ TRÌNH XÉT XỬ TRONG VỤ ÁN HÌNH SỰ 4
1.1 Khái quát chung về hỏi cung bị can, các nội dung và khái niệm khác có liên quan 4
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của hỏi cung bị can 4
1.1.1.1 Khái niệm hỏi cung bị can 4
1.1.1.2 Đặc điểm của hỏi cung bị can 6
1.1.2 Các nguyên tắc cần tuân thủ trong hỏi cung bị can 7
1.1.2.1 Nguyên tắc pháp chế 8
1.1.2.2 Nguyên tắc thận tôn trọng sự thật, tiến hành một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ 10
1.1.2.3 Nguyên tắc thận trọng, coi trọng chứng cứ, không dễ tin lời cung, lời khai của bị can phải được thẩm tra, xác minh đảm bảo tính xác thực, rõ ràng 12
1.1.3 Cơ sở pháp lý của hỏi cung bị can 13
1.1.3.1 Hỏi cung bị can trong Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam 13
1.1.3.2 Hỏi cung bị can trong các văn bản luật khác 14
1.1.4 Các nội dung khái niệm có liên quan 15
1.1.4.1 Nhận thức chung về thủ tục xét hỏi tại phiên tòa 15
1.1.4.2 Nhận thức chung về thủ tục tranh luận tại phiên tòa 16
1.2 Mối quan hệ của hỏi cung bị can với quá trình xét xử vụ án hình sự 17
1.2.1 Sự cần thiết của hỏi cung bị can đối với quá trình xét xử vụ án hình sự 17
1.2.1.1 Là yếu tố quan trọng trong việc thu thập chứng cứ cho quá trình xét xử vụ án hình sự 17
Trang 61.2.2.1 Là yếu tố để người tiến hành tố tụng có thể trực tiếp xác định lại tình
tiết vụ án để có hướng xử lý được chính xác và khách quan 22
1.2.2.2 Thể hiện đầy đủ những nguyên tắc tố tụng trong quá trình xét xử…… 23
CHƯƠNG 2 NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA HỎI CUNG BỊ CAN ĐẾN QUÁ TRÌNH XÉT XỬ VỤ ÁN HÌNH SỰ 26
2.1 Tác động của hỏi cung bị can đến quá trình xét xử 26
2.1.1 Tác động của lời cung bị can đến thủ tục xét hỏi tại phiên tòa 26
2.1.1.1 Những tác động của hỏi cung bị can đến bản cáo trạng 26
2.1.1.2 Tác động của hỏi cung bị can đến những câu hỏi của Hội đồng xét xử dành cho các chủ thể được hỏi và ý nghĩa của thủ tục hỏi tại phiên tòa 33
2.1.1.3 Ảnh hưởng đến việc công bố lời khai, các tài liệu của vụ án và nhận xét về các báo cáo của các cơ quan, tổ chức 37
2.1.1.4 Tác động của hỏi cung bị can đến việc kết thúc xét hỏi 39
2.1.2 Tác động của lời cung bị can đến việc tranh luận tại phiên tòa 40
2.1.2.1 Những nội dung tranh luận tại phiên tòa, tác động của hỏi cung bị can đến những nội dung tranh luận 40
2.1.2.2 Việc rút truy tố của Viện kiểm sát tại phiên tòa 42
2.1.3 Ảnh hưởng từ hỏi cung bị can đến kết quả xét xử vụ án 43
2.1.3.1 Ảnh hưởng đến kết quả xét xử phiên tòa sơ thẩm 43
2.1.3.2 Ảnh hưởng đến kết quả xét xử phiên tòa phúc thẩm 45
2.2 Tác động của hỏi cung đến chủ thể tiến hành tố tụng trong quá trình xét xử vụ án 47
2.2.1 Tác động của hỏi cung đến chủ thể trong thành phần Hội đồng xét xử 47
Trang 72.2.1.2 Tác động của hỏi cung bị can đến những nội dung mà Thẩm phán và
Hội thẩm nhân dân tham gia 48
2.2.1.3 Tác động của hỏi cung bị can đến ý nghĩa của Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân trong xét xử vụ án hình sự 50
2.2.2 Tác động của hỏi cung đến Kiểm sát viên 51
CHƯƠNG 3:THỰC TRẠNG CÁC VẤN VỀ HỎI CUNG BỊ CAN HIỆN NAY VÀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CỦA VIỆC HỎI CUNG 54
3.1 Thực trạng hỏi cung bị can ở nước ta hiện nay 54
3.1.1 Những thành tựu mà hỏi cung bị can đạt được cho quá trình xét xử vụ án hình sự 54
3.1.2 Ưu khuyết điểm của việc hỏi cung bị can đem lại 55
3.1.2.1 Ưu điểm của việc hỏi cung bị can hiện nay 55
3.1.2.2 Khuyết điểm của việc hỏi cung bị can hiện nay 59
3.2 Thực trạng các vấn đề trong hỏi cung bị can hiện nay và các giải pháp khắc phục 60
3.2.1 Thực trạng các vấn đề về mặt pháp lý của hỏi cung bị can hiện nay 60
3.2.1.1 Thực trạng vấn đề pháp lý sự tham gia của Kiểm sát viên khi hỏi cung bị can và giải pháp 60
3.2.1.2 Thực trạng vướng mắc pháp lý ảnh hưởng đến sự tham gia của người bào chữa trong hỏi cung bị can 62
3.2.1.3 Thực trạng pháp lý ảnh hưởng đến quyền im lặng của bị can trong quá trình hỏi cung và giải pháp khắc phục 63
3.2.1.4 Thực trạng vấn đề pháp lý dẫn đến bức cung và giải pháp khắc phục 67
Trang 83.2.2.1 Nguyên nhân thực tế dẫn đến sự tham gia của người bào chữa còn hạn chế và cách khắc phục 67 3.2.2.2 Thực trạng về vấn đề bức cung, dụ cung, mớm cung và dùng nhục hình trong hỏi cung bị can ở nước ta hiện nay và các giải pháp khắc phục 69 3.2.2.3 Thực trạng dẫn đến oan sai từ việc hỏi cung trong xét xử các vụ án ở nước ta hiện nay và các giải pháp khắc phục 71
KẾT LUẬN 75
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 9LỜI NÓI ĐẦU 1.Lí do chọn đề tài
Hỏi cung bị can là một trong những hoạt động quan trọng nhất trong tố tụng hình sự mà Nhà nước giao cho Cơ quan điều tra thực hiện Hoạt động này chiếm một vai trò rất quan trọng, đóng góp trực tiếp vào công cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm, cung cấp các nguồn tài liệu, nội dung, tình tiết và chứng cứ của
vụ án mà dựa vào đó mà các cơ quan khác trong tố tụng hình sự sẽ tiến hành đưa
vụ án ra xét xử để truy cứu trách nhiệm hình sự đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để lọt tội phạm và làm oan sai người vô tội Hiểu được tầm quan trọng của hỏi cung bị can, trong suốt các giai đoạn hình thành và phát triển của mình các
Cơ quan điều tra luôn xây dựng, hình thành và đào tạo đội ngũ Điều tra viên có năng lực, trình độ để tiến hành hỏi cung, từ đó đem lại kết quả cao cho giải quyết
vụ án
Năm 1986 Việt Nam bắt đầu công cuộc đổi mới, chuyển từ kinh tế kế hoạc hóa tập trung sang nền kinh tề thị trường, hội nhập với quốc tế Từ đây, tình hình tội phạm trên cả nước diễn biến phức tạp, đòi hỏi vấn đề lập pháp cũng như các vấn đề đấu tranh phòng chống tội phạm cần được đẩy mạnh Cùng với việc Bộ luật hình sự năm 1999 ra đời có nhiệm vụ bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, quyền làm chủ của người dân, đấu tranh phòng ngừa tội phạm trong thời kỳ mới thì Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 cũng ra đời, để quy định trình tự thủ tục giúp đưa vụ
án ra xét xử đúng các tội quy định trong Bộ luật hình sự Trong bộ luật tố tụng hình sự quy định rõ về công tác điều tra của Cơ quan điều tra, trong đó có nội dung hỏi cung bị can Ngày 20 tháng 8 năm 2004, để hoàn thiện tốt hơn các nội dung về hỏi cung bị can, cùng chủ thể tiến hành hỏi cung bị can, giúp giải quyết
vụ án nhanh và chính xác, Ủy ban thường vụ quốc hội đã thông qua pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự Từ đó đến nay, các nội dung và chủ thể tiến hành hỏi cung
bị can đều tuân thủ một cách nghiêm ngặt các quy định của Bộ luật tố tụng hình
sự, cũng như pháp lệnh điều tra hình sự, giúp đạt được nhiều thành tựu trong quá trình điều tra, giải quyết vụ án hình sự Tuy nhiên, trong những năm gần đây, hàng loạt các vụ án oan xảy ra, mà nguyên nhân chính là việc hỏi cung của Điều tra viên có những sai sót nhất định và các nội dung pháp luật về quy định hỏi cung bị can còn nhiều vướng mắc Vì thế, vấn đề hiện nay là cần tìm hiểu rõ về hỏi cung
Trang 10bị can, xem xét những tác động của hỏi cung bị can đến quá trình giải quyết vụ án hình sự, từ đó phát hiện những ưu nhược điểm mà hỏi cung bị can sẽ tác động đến, trên cơ sở đó, đề xuất các nội dung nhằm nâng cao, cũng như hạn chế toàn bộ các nội dung xấu mà hỏi cung bị can đem lại cho quá trình xét xử, tránh oan sai cho
người vô tội Do đó, trước tình hình nói trên người viết đã chọn đề tài “Hoạt động
hỏi cung bị can và những tác động của hoạt động hỏi cung bị can đến quá trình xét xử vụ án hình sự.”
3 Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở kế thừa kết quả nghiên cứu của những người đi trước và việc
tìm hiểu thực tiễn hiện nay, từ đề tài “Hoạt động hỏi cung bị can và những tác
động của hoạt động hỏi cung bị can đến quá trình xét xử vụ án hình sự.”
người viết đánh giá về thực trạng tác động của hỏi cung bị can trong xét xử vụ án hình sự, phân tích rõ những ưu, nhược điểm, các lợi ích và tác hại của hỏi cung bị can đến giai đoạn xét xử vụ án, từ đó đề xuất ra những kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động hỏi cung bị can đồng thời đưa ra những biện pháp để hạn chế những tác động xấu của hỏi cung bị can
4 Phương pháp nghiên cứu
Đối với đề tài này, tác giả sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như sau: phương pháp nghiên cứu trên tài liệu, sách vở; phương pháp nghiên cứu phân tích luật viết; phương pháp sưu tầm số liệu thực tế và phương pháp tổng hợp các thông tin qua các bài viết, các văn bản pháp luật có liên quan, một số sách vở, công trình nghiên cứu có giá trị và tạp chí chuyên ngành
Trang 115 Cấu trúc đề tài
Đề tài gồm ba phần: phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận Trong
đó, phần nội dung gồm ba chương:
- Chương 1: Lý luận chung về hoạt động hỏi cung bị can, mối quan hệ của hỏi cung bị can với quá trình xét xử trong vụ án hình sự
- Chương 2: Những tác động của hỏi cung bị can đến quá trình xét xử vụ án hình sự
- Chương 3: Thực trạng các vấn đề về hỏi cung bị can hiện nay và các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng của việc hỏi cung
Trang 12CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG HỎI CUNG BỊ CAN, MỐI QUAN HỆ
CỦA HỎI CUNG BỊ CAN VỚI QUÁ TRÌNH XÉT XỬ
TRONG VỤ ÁN HÌNH SỰ
Hỏi cung bị can là một hoạt động rất quan trọng và phức tạp, vì thế cần nắm vững các nội dung về khái niệm, nguyên tắc, chủ thể, nguyên tắc cũng như các khái niệm có liên quan đến hỏi cung bị can Đồng thời cần hiểu được mối quan
hệ giữa hỏi cung bị can và các nội dung khác trong việc giải quyết một vụ án hình
sự, từ đó góp phần giúp giải quyết vụ án chính xác hơn cũng như việc áp dụng các nội dung, nguyên tắc trong hỏi cung bị can đúng theo các quy định pháp luật Ở
chương 1 này sẽ làm rõ các vấn đề về “Lý luận chung về các hoạt động hỏi cung
bị can, mối quan hệ của hỏi cung bị can với quá trình xét xử vụ án hình sự”
để có thể nắm vững các nguyên tắc, trình tự thủ tục cũng như mối quan hệ của hỏi
cung đến hoạt động xét xử để làm tiền đề nghiên cứu nội dung ở chương 2
1.1 Khái quát chung về hỏi cung bị can, các nội dung và khái niệm khác có liên quan
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của hỏi cung bị can
1.1.1.1 Khái niệm hỏi cung bị can
Theo quy định tại khoảng 1 Điều 49 Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 thì “bị
can là người đã bị khởi tố về hình sự” Khi một người bị khởi tố về hình sự thì họ
sẽ trở thành đối tượng bị buộc tội trong vụ án, tuy nhiên điều đó không có nghĩa xác định họ là người có tội, vì theo Điều 9 Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 thì
“không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lục pháp luật”.Theo đó, ta có khái niệm về bị can như sau:
“ Bị can là người đã bị khởi tố về hình sự và tham gia tố tụng từ khi có quyết định khởi tố bị can Bị can sẽ tham gia vào điều tra, truy tố và một phần giai đoạn xét xử sơ thẩm”
Bị can tuy là người bị khởi tố về hình sự, có cơ sở xác định dấu hiệu của tội phạm, nhưng khi tiến hành các hoạt động tố tụng thì họ vẫn có những quyền và nghĩa vụ của mình, không bị ngăn cấm các quyền Trong hỏi cung bị can, bị can
Trang 13có một số quyền và nghĩa vụ cơ bản, theo Điều 131 Bộ luật tố tụng hình sự 2003
thì “ Trước khi hỏi cung, Điều tra viên phải đọc quyết định khởi tố và giải thích
cho bị can biết rõ quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Điều 49 của Bộ luật này…”
Theo đó, quyền và nghĩa vụ của bị can được quy định tại Điều 49 Bộ luật tố tụng hình sự gồm có:
Quyền: Được biết mình bị khởi tố về tội gì; được giải thích về quyền và
nghĩa vụ; Trình bày lời khai; đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu; đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch; tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa; được nhận quyết định khởi tố; quyết định áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn; bản kết luận điều tra; quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ điều tra; quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án; bản cáo trạng, quyết định truy tố; các quyết định tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này; khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
Nghĩa vụ: Bị can phải có mặt theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện
kiểm sát; trong trường hợp vắng mặt không có lý do chính đáng thì có thể bị áp giải; nếu bỏ trốn thì bị truy nã
Hỏi cung bị can là một hoạt động phức tạp, khó khăn và cần áp dụng nhiều biện pháp, nhằm mục đích đem lại những nội dung quan trọng trong quá trình điều tra để giải quyết vụ án
Theo từ điển Luật học thì hỏi cung bị can là hoạt động do Điều tra viên tiến hành ngay sau khi có quyết định khởi tố bị can Có thể hỏi cung bị can ở nơi tiến hành điều tra hoặc tại nơi ở của người đó
Từ đây ta có thể hiểu khái niệm hỏi cung như sau: “ Hỏi cung là biện pháp
điều tra nhằm thu thập lời khai của bị can về các tình tiết có liên quan đến vụ án nhằm phục vụ công tác điều tra xử lý vụ án đó 1 ”
1
Mạc Giáng Châu: Giáo trình luật Tố tụng hình sự Việt Nam phần 1, Nxb Đại học Cần Thơ, Cần Thơ
2010, tr 114
Trang 141.1.1.2 Đặc điểm của hỏi cung bị can
Tố tụng hình sự là cách thức, trình tự tiến hành các hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng, các cơ quan và tổ chức nhà nước góp phần vào giải quyết vụ án hình sự đúng theo trình tự, thủ tục của pháp luật tố tụng hình sự quy định Các giai đoạn trong tố tụng hình sự để giải quyết vụ án hình sự gồm có: Khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự cũng như các thủ tục đặc biệt là giám đốc thẩm và tái thẩm
Với tính chất là một giai đoạn độc lập của tố tụng hình sự, giai đoạn điều tra vụ án hình sự có chức năng thực hiện các nhiệm vụ cụ thể nhằm áp dụng các biện pháp cần thiết do luật định để chứng minh việc thực hiện tội phạm và người phạm tội, xác định rõ những nguyên nhân và điều kiện phạm tội, đồng thời kiến nghị các cơ quan và tổ chức hữu quan áp dụng đầy đủ các biện pháp khắc phục và phòng ngừa tội phạm Để thực hiện tốt các nội dung này, trong giai đoạn Điều tra thì có một thủ tục riêng biệt đối với cả chủ thể tiến hành và chủ thể bị tiến hành, thủ tục này là hỏi cung bị can
Về chủ thể có thẩm quyền hỏi cung
Do tính chất đặc biệt của hỏi cung bị can nên chủ thể của hoạt động này cũng được quy định một cách cụ thể và riêng biệt, chủ thể được tiến hành hỏi cung
bị can là Điều tra viên ( trong một số trường hợp cần thiết thì Kiểm sát viên có thể hỏi cung) Điều tra viên là chủ thể được tiến hành hỏi cung vì:
Thứ nhất, trên mặt pháp lý: Trong hoạt động hỏi cung bị can có quy định rõ
về chủ thể tiến hành:“ Việc hỏi cung bị can phải do Điều tra viên tiến hành ngay
sau khi có quyết định khởi tố bị can…” Tại khoảng 1 Điều 131 Bộ luật Tố tụng
hình sự 2003 Đồng thời Điều tra viên là người được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật để làm nhiệm vụ điều tra vụ án hình sự 2
Thứ hai trên phương diện nghiệp vụ: Điều tra viên những người có trình độ
đại học an ninh, đại học cảnh sát hoặc đại học luật, được đào tạo một cách bài bản
và riêng biệt, thực hiện các biện pháp nghiệp vụ riêng để áp dụng quá trình điều tra nói chung và hỏi cung bị can nói riêng
2
Pháp lệnh 23/2004/PL –UBTVQH11, về tổ chức điều tra hình sự, Điều 4
Trang 15Thứ ba về mặt phẩm chất đạo đức: Điều tra viên những người được lựa
chọn với phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết, đây chính là một trong những điều cần
có đối với hoạt động hỏi cung bị can, vì hỏi cung bị can có vai trò quan trọng trong giải quyết vụ án, đối với hoạt động này cần tôn trọng giá trị thực của lời cung, nếu Điều tra viên không phải là người đáp ứng các điều kiện về phẩm chất trên thì rất dễ gây tác động lên lời cung của bị can, không bảo đảm được các yêu cầu về bản chất và giá trị của lời cung, gây ảnh hưởng xấu đến quá trình giải quyết
vụ án
Chủ thể bị tiến hành hỏi cung
Trong tố tụng hình sự, có rất nhiều chủ thể tham gia vào quá trình tố tụng hình sự nói chung, cũng như giai đoạn điều tra nói riêng, các chủ thể này có thể là: người làm chứng, bị hại, người bị tạm giữ….Tuy nhiên trong các chủ thể này có duy nhất một chủ thể đặc biệt mà theo đó chủ thể này là chủ thể duy nhất bị hỏi cung trong giai đoạn điều tra đó chính là bị can Về nguyên nhân chỉ có chủ thể là
bị can bị tiến hành hỏi cung là vì:
Thứ nhất về mặt pháp lý: Bị can là người đã bị khởi tố theo quy định của
pháp luật “ bị can là người đã bị khởi tố về hình sự” Theo khoảng 1 Điều 49 Bộ
luật Tố tụng hình sự 2003 Vì chỉ có người bị khởi tố về hình sự mới bị tiến hành hỏi cung Ngoài ra, đã gọi là bị can thì người thực hiện hành vi đã có căn cứ cấu thành tội phạm vì thế phải tiến hành các trình tự trong tố tụng hình sự, trong đó có
hỏi cung để hoàn thành các thủ tục, hồ sơ cần thiết để giải quyết vụ án tốt nhất
Thứ hai về mặt nội dung: Bị can chính là chủ thể thực hiện hành vi phạm
tội, vì thế bị can chính là người nắm giữ tất cả các nội dung về chứng cứ, tình tiết, cách thức thực hiện tội phạm cũng như các đồng phạm (nếu có)…Vì tầm quan trọng như thế nên hỏi cung chỉ tiến hành ở chủ thể là bị can chứ không ở các chủ thể khác, vì ở những chủ thể khác không quy định cho hỏi cung và cũng không thể
nắm rõ những nội dung trên so với bị can
1.1.2 Các nguyên tắc cần tuân thủ trong hỏi cung bị can
Các hoạt động Tố tụng hình sự đều phải tuân theo những nguyên tắc nhất định, những nguyên tắc này được ghi nhận trong Hiến pháp, Bộ luật Tố tụng hình
sự, và các văn bản pháp luật có liên quan khác Do đó, hoạt động hỏi cung bị can
Trang 16nằm trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự thuộc các hoạt động của tố tụng hình sự cũng không nằm ngoài các nguyên tắc này,vì thế các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền khi tiến hành hoạt động điều tra vụ án hình sự nói chung và biện pháp hỏi cung bị can nói riêng phải tuân theo các nguyên tắc đặc thù được quy định trong
chương IX: “Những quy định chung về Điều tra” của Bộ luật Tố tụng hình sự
Theo đó, các Điều tra viên khi tiến hành hoạt động hỏi cung bị can phải tuân thủ tuyệt đối nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa một nguyên tắc hoạt động chung của bộ máy Nhà nước Việt Nam, của các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự nói chung và Cơ quan điều tra nói riêng, ngoài ra còn phải tuân thủ hai nguyên tắc đặc
thù của hoạt động này đó là: Nguyên tắc tôn trọng sự thật, tiến hành một cách
khách quan, toàn diện và đầy đủ; và nguyên tắc thận trọng, coi trọng chứng cứ, không dễ tin lời cung, lời khai của bị can phải được thẩm tra, xác minh đảm bảo tính xác thực, rõ ràng
1.1.2.1 Nguyên tắc pháp chế
Nguyên tắc pháp chế là một nguyên tắc cơ bản của hệ thống pháp luật Việt Nam, được quy định rõ trong hiến pháp “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân,
vì Nhân dân” Điều 2 Hiến pháp 2013 Nếu xét trên phạm vi rộng thì nguyên tắc này có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống kinh tế chính trị xã hội, tới các tố chức và
sự hoạt động của các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội, những người có chức
vụ quyền hạn và tất cả mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội, theo đó buộc tất cả các chủ thể nói trên phải tuân thủ, chấp hành một cách thường xuyên, nghiêm chỉnh, triệt để và chính xác theo pháp luật phù hợp với Hiến pháp trong những hoạt động của mình Xét trên phạm vi hẹp, mà đặc biệt là trong pháp luật tố tụng hình sự thì nguyên tắc pháp chế chính là những tư tưởng được quán triệt trong quá trình nhận thức, xây dựng và áp dụng pháp luật Tố tụng hình sự, có nghĩa là tất cả mọi hoạt động trong Tố tụng hình sự đã được luật điều chỉnh thì phải tuân thủ một cách nghiêm chỉnh, thống nhất Vì thế, hỏi cung bị can là một biện pháp điều tra trong giai đoạn Điều tra thuộc quá trình Tố tụng hình sự cũng phải tuân thủ tuyệt đối
nguyên tắc pháp chế là một điều tất yếu
Nguyên tắc pháp chế trong hỏi cung bị can được hiểu là “Tuân thủ triệt để,
nghiêm chỉnh và thống nhât các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự như quy định
Trang 17về trình tự, thủ tục triệu tập bị can, cách thức tiến hành hỏi cung bị can, lập biên bản hỏi cung bị can,… của Điều tra viên Trong trường hợp có vi phạp pháp luật, các cơ quan có trách nhiệm phải áp dụng biện pháp để khắc phục vi phạm đó”
Như đã phân tích trên phần khái niệm của nguyên tắc pháp chế thì hỏi cung
bị can là một biện pháp nằm trong giai đoạn Điều tra của tố tụng hình sự vì thế
phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật trong tố tụng hình sự “Mọi hoạt
động Tố tụng hình sự của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng phải được tiến hành theo quy định của bộ luật này” Điều 3
Bộ luật Tố tụng hình sự về “Bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong Tố tụng
hình sự” Và các quy định về Điều tra vụ án hình sự “Mọi hoạt động điều tra phải tuân theo quy định Bộ luật tố tụng hình sự và pháp lệnh này” 3 Do đó, để hiểu rõ, cũng như đánh giá đúng trong việc thực hiện và tôn trọng nguyên tắc pháp chế trong quá trình hỏi cung bị can, thì cần thực hiện đúng các nội dung sau:
Trong trường hợp hỏi cung bị can, Điều tra viên phải tiến hành theo đúng quy định, trình tự và thủ tục về việc triệu tập bị can, trình tự tiến hành hỏi cung bị can và về việc lập biên bản hỏi cung bị can được quy định tại điều 129, 130, 131,
132 Bộ luật Tố tụng hình sự Khi tiến hành hỏi cung bị can, Điều tra viên phải bảo đảm và tôn trọng các quyền tố tụng của bị can được quy định tại Điều 49 Bộ luật
Tố tụng hình sự như bị can có quyền biết mình bị khởi tố về tội gì, có quyền đưa
ra chứng cứ, đưa ra yêu cầu, đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người bào chữa…… Ngoài ra, khi tiến hành hỏi cung đối tượng là trẻ vị thành niên còn phải
có sự có mặt của người đại điện hợp pháp của bị can Những vấn đề đưa ra giải thích, giáo dục bị can phải đúng pháp luật, đúng đường lối, chính sách của Đảng
và Nhà nước Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam về bản chất “là một nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân” Điều 2
Hiến pháp 2013, do đó những vấn đề mà Điều tra viên đưa ra để giải thích, giáo dục bị can trong quá trình hỏi cung để họ thành khẩn khai báo, từ đó mở ra cơ hội cho họ làm lại cuộc đời, trở thành người công dân có ích cho xã hội Vì thế Điều tra viên cần phải có sự tiếp xúc, giáo dục bằng những chính sách về đường lối và chính sách của Đảng và Nhà nước cũng như những quy định nghiêm minh của
3
Pháp lệnh 23/2004/PL –UBTVQH11, về tổ chức điều tra hình sự, Điều 5, Khoản 1
Trang 18pháp luật vì “vũ khí đấu tranh chĩ có thể là lý luận chính trị, là chân lý và lẽ phải,
là tinh thần nhân đạo cách mạng của các chủ trương chính sách và tính nghiêm minh của pháp luật nhà nước xã hội chủ nghĩa, tuyệt nhiên không phải là đòn roi, tra tấn hoặc truy bức, nhục hình” 4
Việc áp dụng nguyên tắc pháp chế trong hỏi cung bị can là rất quan trọng,
vì thế việc áp dụng nguyên tắc này có những ý nghĩa sau:
Thứ nhất: Giúp cho quá trình hỏi cung diễn ra theo đúng thứ tự trước, sau
theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự, mà không hề bị đảo lộn, do vậy các quá trình của hỏi cung sẽ không bị chồng chéo về vai trò, nhiệm vụ, thẩm quyền quy định trong chủ thể trong tiến hành hỏi cung bị can Giúp cho quá trình hỏi cung diễn ra một cách đồng bộ, hợp lý, là cơ sở giúp cho Điều tra viên thực hiện việc hỏi cung được logic, hợp lý trong hỏi cung từ đó khai thác tốt các vấn đề có liên quan đem lại kết quả cao cho điều tra vụ án
Thứ hai: Là cơ sở quan trọng cho việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của bị can, đảm bảo việc đấu tranh trong hỏi cung diễn ra một cách khách quan, ngăn chặn được việc làm oan người vô tội trong quá trình hỏi cung, là định hướng
và xây dựng tốt các nội dung trong hỏi cung bị can
Thứ ba: Thực hiện các đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, áp
dụng pháp luật trong hỏi cung một cách triệt để, đảm bảo một Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong tất cả mọi hoạt động của tố tụng hình sự
1.1.2.2 Nguyên tắc thận tôn trọng sự thật, tiến hành một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ
Giữa Điều tra viên và bị can thuộc hai lập trường tư tưởng và hai vị thế xã hội khác nhau, vì thế xung đột tư tưởng là rất dễ xảy ra do đó dễ dẫn đến thu thập lời khai trái pháp luật, làm sai lệch nội dung vụ án, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình giải quyết vụ án cũng như xâm hại đến quyền và lợi ích chính đáng của
bị can Trước những yêu cầu trên, pháp luật tố tụng hình sự bên cạnh nguyên tắc pháp chế đã đề ra nguyên tắc tôn trọng sự thật, tiến hành một cách thận trọng, khác quan, toàn diện và đầy đủ trong toàn bộ quá trình tố tụng hình sự nói chung cũng
4
Phan Hữu Ký, Mấy kinh nghiệm về phương pháp và chiến thuật xét hỏi cung bị can, NXB Công an nhân
dân, Hà Nội, 1987, Tr 58
Trang 19như đối với hoạt động hỏi cung bị can trong giai đoạn Điều tra nói riêng “Cơ quan
điều tra, Viện kiểm sát và Toà án phải áp dụng mọi biện pháp hợp pháp để xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ, làm rõ những chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội, những tình tiết tăng nặng và những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo…” Điều 10 Bộ
Hoạt động hỏi cung bị can là một trong những hoạt động rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình điều tra, xét xử vụ án, vì thế việc bảo đảm tôn trọng
sự thật, tiến hành một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ là một trong những nguyên tắc cơ bản trong hỏi cung, để thực hiện tốt nguyên tắc này thì cần hiểu rõ nội dung sau:
Thứ nhất: Khách quan là việc xem xét, đánh giá sự vật hiện tượng phải căn
cứ vào sự thật vốn có của sự vật hiện tượng đó, phải có nhận định trung thực, tránh định kiến chủ quan khi nhìn nhận Khi hỏi cung, Điều tra viên cần có thái độ khách quan khi nhìn nhận tội phạm, người phạm tội hoặc các khía cạnh khác của
vụ án Thái độ khách quan được định hình từ trong tư tưởng, phương pháp cộng tác, phát hiện, thu thập cũng như đánh giá chứng cứ
Thứ hai: Toàn diện là nguyên tắc được thể hiện rõ trong nội dung thực hiện
và áp dụng chính xác các điều luật của Bộ luật Tố tụng hình sự, Bộ luật hình sự Trong hỏi cung bị can cần thu thập, đánh giá cả những chứng cứ buộc tội lẫn gỡ tội, các tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, nhân thân cũng như nguyên nhân, điều kiện phạm tội để không làm oan người vô tội
Thứ ba: Đầy đủ nguyên tắc này là buộc Điều tra viên chấp hành nghiêm
chỉnh các nguyên tắc và các quy định cụ thể trong Bộ luật Tố tụng hình sự, bằng
Trang 20tất cả nghiệp vụ của mình để làm sáng tỏ tất cả các tình tiết có liên quan đến vụ án,
vì trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về cơ các quan tiến hành tố tụng 5
Ngoài ra việc áp dụng tốt nguyên tắc này đem lại ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện hỏi cung, những ý nghĩa về nguyên tắc này gồm có:
Thứ nhất: Khi tuân thủ nguyên tắc này thì Điều tra viên sẽ không bị vướng
vô các nội dung trái pháp luật trong hỏi cung, đồng thời nhìn nhận sự việc cũng như đối tượng bị hỏi cung có một cách toàn diện, từ đó góp phần giúp cho vụ án không bị các sai lệch, ảnh hưởng xấu đến quá trình giải quyết vụ án
Thứ hai: Giúp hoàn thiện hơn tất cả các mặt từ chứng cứ cho đến các cấu
thành tội phạm, đảm bảo có đủ cả chất và lượng cần trong điều tra, góp phần xác định chính xác, đầy đủ về mọi mặt, từ đó giải quyết vụ án được nhanh chóng và
toàn diện
1.1.2.3 Nguyên tắc thận trọng, coi trọng chứng cứ, không dễ tin lời cung, lời khai của bị can phải được thẩm tra, xác minh đảm bảo tính xác thực, rõ ràng 6
Lời khai của bị can giúp xác định được một phần hoặc toàn bộ sự thật khác quan của vụ án, âm mưu, thủ đoạn, phương thức hoạt động của tội phạm, cách thức tổ chức đồng phạm của tội phạm Tuy vậy, do tính chất quan trọng từ lời khai của bị can, nếu đúng sự thật, thì là nguồn chứng cứ rất có giá trị, nhưng ngược lại thì dễ dẫn tới những tác hại rất nghiêm trọng
Theo đó, Điều tra viên phải tuân thủ một cách triệt để một trong những nguyên tắc đặc thù trong hỏi cung là thận trọng, coi trọng chứng cứ, không dễ tin lời cung, lời khai của bị can phải được thẩm tra, xác minh đảm bảo tính xác thực,
rõ ràng Nguyên tắc này được định nghĩa như sau:
“Thu thập những lởi khai trong quá trình hỏi cung bị can là hết sức quan trọng, lời khai của bị can phản ánh các diễn biến của vụ án, là nguồn cơ sở quan trọng để xác định chứng cứ, tuy nhiên không vì thế mà tin tưởng một cách tuyệt đối vào lời khai của bị can thông qua hỏi cung để áp dụng trực tiếp vào các bước
Trang 21tiếp theo của điều tra mà phải thông qua tất cả các chứng cứ, nội dung khác để xác minh lại lời khai của bị can, như thế mới bảo đảm những nội dung được áp dụng hoàn toàn phù hợp, logic với nhau, góp phần cho quá trình tố tụng hình sự được diễn ra nhanh chóng và chính xác”
Đối với nguyên tắc này, có những nội dung mà yêu cầu Điều tra viên phải thực hiện một cách tốt nhất để đem lại kết quả tốt trong quá trình hỏi cung, những nội dung này gồm có:
Điều tra viên phải xem xét, đánh giá một cách kỹ lưỡng có so sánh, không được xem xét một cách phiến diện vì sẽ dễ rơi vào trạng thái nhận thức một chiều Trong những vụ án có nhiều bị can nếu có trạng thái này thì dễ làm oan cho người
vô tội và còn bỏ sót tội phạm Lời khai của bị can chỉ được coi là chứng cứ nếu
phù hợp với những căn cứ đã thu thập được
Yêu cầu Điều tra viên phải có những phương pháp khoa học có nội dung,
kế hoạch thẩm tra, xác minh cụ thể, những hành vi phạm tội hoặc liên quan đến tội phạm của bị can phải được phản ánh đấy đủ, chính xác trong lời cung của họ, đồng thời phải phân tích đánh giá nội dung lời khai một cách khách quan, có cơ sở để chứng minh lời khai của bị can là đúng, tuyệt đối không có thái độ đại khái, vô trách nhiệm trong việc đánh giá lời khai bị can
Đối với việc áp dụng nguyên tắc này cũng đem lại những ý nghĩa sau:
Thứ nhất: Việc áp dụng nguyên tắc giúp khắc phục lối làm việc hoa loa, hời
hợt, coi nhẹ chứng cứ, dễ tin lời cung 7
Thứ hai: Bảo đảo được mục đích, ý nghĩa của việc hỏi cung là thu thập
những tài liệu, chứng cứ,… để xác định sự thật vụ án
1.1.3 Cơ sở pháp lý của hỏi cung bị can
1.1.3.1 Hỏi cung bị can trong Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam
Bộ luật tố tụng hình sự quy định rõ về trình tự, thủ tục hỏi cung bị can, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của những cơ quan, người tiến hành hỏi cung bị can, các quyền và nghĩa vụ cụ thể của bị can trong việc hỏi cung,
7
Phan Hữu Ký, Mấy kinh nghiệm về phương pháp và chiến thuật xét hỏi cung bị can, NXB Công an nhân
dân, Hà Nội, 1987, Tr 77
Trang 22quy định cách thức trong việc hỏi cung, hình thức cũng như nội dung được ghi trong biên bản hỏi cung, đồng thời cũng quy định những hình thức xử lý đối với những hành vi trái pháp luật trong việc hỏi cung bị can, gấy ảnh hưởng đến quá trình tố tụng hình sự, những nội dung trên thể được quy định trong các Điều 131, Điều 132 Bộ luật tố tụng hình sự Từ những quy định trong bộ luật tố tụng hình sự cho thấy sự thống nhất, chặt chẽ, hướng đến một nhà nước pháp quyền, bảo vệ quyền xã hội , lợi ích hợp pháp của nhân dân, đề lên vai trò, trách nhiệm của cơ quan tiến hành, trong hoạt động hỏi cung
1.1.3.2 Hỏi cung bị can trong các văn bản luật khác
Tại Điều 1 Thông tư liên tịch số 01/2006/TT-BCA Về hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Điều 35 Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 có quy định về việc Điều tra viên là người có thể ký giấy triệu tập bị can tại ngoại để hỏi cung, có quyền ký Phiếu yêu cầu trích xuất bị can đang bị tạm giam hoặc người đang bị tạm giữ trong trại tạm giam hoặc nhà tạm giữ để thực hiện các biện pháp điều tra như hỏi cung, đồng thời quy định thái độ của Điều tra viên khi tiến hành điều tra và hỏi
cung “Điều tra viên phải có thái độ đúng mực, lịch sự, ứng xử có văn hóa trong
hoạt động điều tra Nghiêm cấm mọi hành vi hống hách, quan liêu, cửa quyền, lăng mạ, xúc phạm danh dự, uy tín, nhân phẩm của người được triệu tập đến Cơ quan điều tra để tiến hành lấy lời khai, hỏi cung ” và quy định về việc lập biên
bản hỏi cung bị can “Biên bản hỏi cung bị can do Điều tra viên lập theo quy định
tại Điều 132 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 Biên bản ghi lời khai người làm chứng, biên bản ghi lời khai ngươi bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án phải thực hiện theo đúng quy định tại các điều 95, 125, 136 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003.”
Tại Điều 35 thông tư số 28/2014/TT-BCA về công tác điều tra hình sự trong Công an nhân dân có quy định về trách nhiệm của Điều tra viên trong điều tra vụ án hình sự, cụ thể có quy định về việc hỏi cung bị can tại ngoại, các trình tự
tiến hành cũng như những việc không nên làm khi hỏi cung bị can tại ngoại “Khi
triệu tập, hỏi cung bị can tại ngoại; triệu tập và lấy lời khai người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đến vụ án, Điều tra viên phải thực hiện theo đúng quy định về trình tự, thủ
Trang 23tục của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, Thông tư liên tịch số BCA(C11) ngày 12/01/2006 và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan”
01/2006/TT-Tại thông tư liên tịch số 05/2005/TTLT-VKSTC-BCA-BQP về quan hệ phối hợp giữa cơ quan điều tra và Viện kiểm sát thực hiện một số quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự quy định những trường hợp Kiểm sát viên có quyền hỏi cung
bị can, cụ thể tại khoản 14.1 Thông tư này có quy định“Trong quá trình điều tra,
khi có yêu cầu của Cơ quan điều tra hoặc qua kiểm sát việc hỏi cung phát hiện thấy bị can kêu oan, lời khai của bị can trước sau không thống nhất lúc nhận tội, lúc không nhận tội; bị can có khiếu nại về việc điều tra, có căn cứ để nghi ngờ về tính xác thực của lời khai bị can; trường hợp bị can bị khởi tố về tội đặc biệt nghiêm trọng thì Kiểm sát viên có thể trực tiếp gặp, hỏi cung bị can Khi cần hỏi cung, Kiểm sát viên phải báo cáo Viện trưởng, Phó Viện trưởng và thông báo trước cho Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra”
Trong pháp lệnh về Tổ chức điều tra hình sự số 23/2004/PL-UBTVQH11 ngày 20 tháng 8 năm 2004 có quy định về người được giao nhiệm vụ về điều tra
vụ án hình sự là Điều tra viên, các việc mà Điều tra viên không được làm trong quá trình hỏi cung bị can
1.1.4 Các nội dung khái niệm có liên quan
1.1.4.1 Nhận thức chung về thủ tục xét hỏi tại phiên tòa
Xét hỏi là một thủ tục quan trọng trong quá trình xét xử tại phiên tòa Việc xét hỏi được tiến hành một theo những trình tự được quy định cụ thể tại Điều 207
Bộ luật tố tụng hình sự Thủ tục xét hỏi tại phiên tòa có thể hiểu như sau “Là cuộc
điều tra công khai được thực hiện thông qua việc xét hỏi các bị cáo và những người tham gia tố tụng khác, xem xét chứng cứ, các tài liệu nhằm kiểm tra chứng
cứ và làm sáng tỏ tình tiết vụ án”
Việc xét hỏi tại phiên tòa có vai trò giúp Hội đồng xét xử được có tội phạm xảy ra hay không, làm sáng tỏ các tình tiết của vụ án dựa trên cơ sở nghiên cứu các căn cứ được Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát cung cấp Ngoài ra thông qua việc xét hỏi còn có thể làm rõ thêm các tình tiết mới phát sinh, những tình tiết mà
Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát chưa thể tiếp cận Từ những nội dung đã được
Trang 24làm rõ sẽ cung cấp những căn cứ để bảo đảm việc ra bản án đúng người, đúng tội, chính xác và khách quan
Thủ tục xét hỏi tại phiên tòa được thực hiện theo các bước sau: Đọc bản cáo trạng; xét hỏi; xem xét vật chứng; xem xét tại chỗ; trình bày, công bố các tài liệu của vụ án và nhận xét, báo cáo của cơ quan, tổ chức; kết thúc xét hỏi; những nội dung trên được quy định tại các điều từ 206 đến 216 Bộ luật Tố tụng hình sự
1.1.4.2 Nhận thức chung về thủ tục tranh luận tại phiên tòa
Giống như các nội dung, thủ tục khác diễn ra trong phiên tòa xét xử vụ án hình sự, tranh luận phiên tòa cũng là một thủ tục vô cùng quan trọng, là nơi tập trung cao nhất của hoạt động tranh tụng Tranh luận tại phiên tòa được hiểu là:
“Các bên có quan điểm đối lập về vụ án sẽ đem ra tranh luận, việc tranh
luận diễn ra giữa bên thực hành quyền công tố, bảo vệ bản cáo trạng với bên bào chữa theo hướng giảm nhẹ hoặc chứng minh sự vô tội của các bị cáo”
Việc tranh luận tại phiên tòa có vai trò là điều kiện để các quan điểm khác nhau có sự liên hệ, cọ xát, từ đó làm nổi bật lên bản chất khác quan của vụ án 8 Ngoài ra tranh luận tại phiên tòa còn có ý nghĩa đảm bảo thực hiện các nguyên tắc trong xét xử, là cơ chế đảm bảo quyền được thực hiện quyền bào chữa của bị cáo, quyền bình đẳng trước tòa án Từ những quan điểm, luận cứ được đưa ra trong quá trình tranh luận, Hội đồng xét xử sẽ có những căn cứ chính xác, thuyết phục cho quyết định của mình trong giai đoạn nghị án, là cơ sở để đảm bảo cho việc nghị án được chính xác và khách quan
Ngoài ra việc tranh luận tại phiên tòa cũng phải diễn ra theo một trình tự và thủ tục nhất định được quy định tại Điều 217 Bộ luật Tố tụng hình sự, theo đó trình tự tranh luận bắt đầu do Kiểm sát viên trình bày lời buộc tội, tiếp đến là bị cáo (hoặc người đại diện hợp pháp của bị cáo, người bào chữa) trình bày lời bào chữa, sau đó tới người bị hại, nguyên đơn dân sự, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ án hoặc người đại diện hợp pháp của họ trình bày, bổ sung ý kiến
để bảo vệ quyền lợi ích của mình
8
Mạc Giáng Châu, Nguyễn Chí Hiếu: Giáo trình luật Tố tụng hình sự Việt Nam phần hai, Nxb Đại học
Cần Thơ, Cần Thơ 2010, tr.51
Trang 251.2 Mối quan hệ của hỏi cung bị can với quá trình xét xử vụ án hình sự
1.2.1 Sự cần thiết của hỏi cung bị can đối với quá trình xét xử vụ án hình
vụ án hình sự Rõ ràng vai trò, giá trị của chứng cứ là rất quan trọng, là cơ sở, phương tiện để chứng minh trong vụ án hình sự, cho nên chứng cứ được các nhà làm luật cụ thể hóa trong Bộ luật Tố tụng hình sự.Theo đó chứng cứ có khái niệm như sau:
“ Chứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ
luật này quy định mà Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án dùng làm căn cứ
để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội cũng như những tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ án 9 ”
Những biện pháp thu thập chứng cứ trong quá trình điều tra để phục vụ cho xét xử vụ án
Chứng cứ là phương tiện quan trọng để khám phá và giải quyết đúng đắn
vụ án hình sự vì thế việc thu thập chứng cứ là rất cần thiết Những biện pháp thu thập chứng cứ rất đa dạng, tùy thuộc vào đặc điểm của từng loại chứng cứ nhưng phải hợp pháp Chỉ được sử dụng các biện pháp mà Bộ luật tố tụng hình sự quy định và phải tuân theo một trình tự, thủ tục nhất định mới đảm bảo cho chứng cứ minh tội phạm và người phạm tội Đồng thời, chỉ những người có thẩm quyền tố tụng mới được thu thập chứng cứ Bị can, bị cáo và những người tham gia tố tụng
9
Mạc Giáng Châu: Giáo trình luật Tố tụng hình sự Việt Nam phần 1, Nxb Đại học Cần Thơ, Cần Thơ
2010, tr 54
Trang 26khác có quyền đưa ra tài liệu, đồ vật có liên quan đến vụ án Khi thu thập chứng
cứ những người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải lập biên bản tố tụng để ghi
nhận những chứng cứ đó Điều 65 Bộ luật Tố tụng hình sự có quy định:“Để thu
thập chứng cứ, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án có quyền triệu tập những người biết về vụ án để hỏi và nghe họ trình bày về những vấn đề có liên quan đến vụ án, trưng cầu giám định, tiến hành khám xét, khám nghiệm và các hoạt động điều tra khác theo quy định của Bộ luật này; yêu cầu cơ quan, tổ chức,
cá nhân cung cấp tài liệu, đồ vật, trình bày những tình tiết làm sáng tỏ vụ án”
Cũng giống như các loại chứng cứ trong những hoạt động của điều tra vụ
án hình sự, thì việc thu thập chứng cứ trong hỏi cung bị can cũng nhằm thu thập những chứng cứ như: Chứng cứ trực tiếp và chứng cứ gián tiếp; chứng cứ vật thể
và chứng cứ phi vật thể; chứng cứ gốc và chứng cứ sao chép lại, thuật lại; chứng
cứ buộc tội và gỡ tội Để thu thập các chứng cứ này một cách đầy đủ chính xác thì yêu cầu Điều tra viên phải áp dụng nhiều biện pháp để thu thập như:
Thứ nhất: Sử dụng phương pháp tác động tâm lý bị can, việc sử dụng
phương pháp này giúp Điều tra viên nắm bắt một cách kịp thời, chính xác về tâm
lý của bị can, nhất là các đặc điểm tâm lý có tính chất chi phối đến hoạt động khai báo của bị can, trên cơ sở đó giúp bị can thông thoáng hơn về suy nghĩ, đồng thời khai báo cụ thể để khai thác được chứng cứ trong trong quá trình phạm tội của họ
Thứ hai: Sử dụng phương pháp giải thích, thuyết phục, việc sử dụng
phương pháp này nhằm mục đích thay đổi hoặc tạo nên những quan điểm, thái độ của bị can, tạo sự lôi kéo bị can có thể thành khẩn khai báo các nội dung và nguồn chứng cứ Tuy nhiên để xử dụng tốt phương pháp này thì cần nắm rõ phương pháp tác động tâm lý bị can và phải nghiên cứu hồ sơ một cách kỹ càng mới có thể đạt hiệu quả cao
Thứ ba: Sử dụng phương pháp truyền đạt thông tin, có nghĩa là đưa ra các
thông báo về những thông tin liên quan đến việc phạm tội, hành vi phạm tội cũng như các sự kiện, sự việc khác có liên quan đến quá trình điều tra vụ án, nhằm làm xuất hiện các cảm xúc hay thay đổi thái độ của bị can, giúp bị can nhận ra là quá trình phạm tội của mình đã được phơi bày ra pháp luật, từ đó khai báo chi tiết và
cụ thể, từ đó có thể thu thập được thêm các chứng cứ khác
Trang 27Ngoài ra, trong quá trình hỏi cung, không cần các phương pháp nào cũng có thể có được thêm các chứng cứ, vì trong quá trình hỏi cung thì bị can có thể đưa ra những tài liệu, chứng cứ có liên quan đến vụ án vì đó là một trong các quyền của
bị can
Chứng cứ trong hỏi cung bị can là một trong những nguồn cung cấp chứng
cứ được quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự vì thế chứng cứ từ hoạt động hỏi cung bị can cũng có đầy đủ các giá trị pháp lý để phục vụ cho giải quyết vụ án
hình sự, khoản 2 Điều 64 Bộ luật Tố tụng hình sự có quy định “ Chứng cứ được
xác định bằng: Vật chứng; lời khai của người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người bị bắt, người bị tạm giam, tạm giữ, bị can, bị cáo;…” Ngoài ra những chứng cứ đó phải
phù hợp với các chứng cứ khác của vụ án, đồng thời trong quá trình hỏi cung bị can để thu thập chứng cứ phải tiến hành lập biên bản theo đúng quy định của pháp luật có như thế để các chứng cứ được thu thập trong quá trình hỏi cung bị can mới hoàn thiện về bản chất pháp lý của nó
Việc hỏi cung bị can để thu thập được những chứng cứ có liên quan đến vụ
án, từ đó ta thấy được việc hỏi cung có vai trò và ý nghĩa rất lớn trong việc thu thập chứng cứ:
Thứ nhất: Trong chứng cứ liên quan đến vụ án thì có rất nhiều loại chứng
cứ, việc hỏi cung bị can góp phần thu thập cùng lúc nhiều loại chứng cứ của vụ án
từ hữu hình đến vô hình, buộc tội đến gỡ tội….Những chứng cứ có liên quan đến những chứng cứ khác cũng như những chứng cứ để xác định đồng phạm trong vụ
án
Thứ hai: Hỏi cung có vai trò xác định vị trí, và ý nghĩa của từng loại chứng
cứ, giúp cho việc thu thập chứng cứ trong quá trình phạm tội của bị can diễn ra một cách nhanh chóng, vì những chứng cứ này chỉ có bị can là người hiểu rõ nhất
về nguồn gốc cũng như sự tồn tại của nó trong vụ án
VD: Trong vụ án cướp tiệm vàng Ngọc Bích xảy ra ngày ngày 24 tháng 8 năm 2011 trên địa bàn xã Thanh Lâm, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang thì nhờ vào quá trình hỏi cung đối với bị can Lê Văn Luyện mà Cơ quan điều tra mới có
Trang 28thể thu thập được nhiều chứng cứ mà luyện giấu ở nhiều nơi khác nhau như hung khí, vàng…trong vụ cướp
Thứ ba: Từ việc hỏi cung, thông qua trả lời của bị can, bằng các biện pháp
nghiệp vụ mà từ đó Cơ quan điều tra có thể xác định về độ chính xác của các chứng cứ đã thu thập được trong các hoạt động khác của quá trình điều tra
1.2.1.2 Là yếu tố giúp xác định cấu thành tội phạm của người phạm tội
Theo khoa học luật hình sự, thì cấu thành tội phạm có rất nhiều định nghĩa
như: cấu thành tội phạm là hệ thống các dấu hiệu khác quan và chủ quan được
quy định trong pháp luật hình sự đặc trưng cho hành vi nguy hiểm cho xã hội là tội phạm 10 hoặc cấu thành tội phạm là tổng hợp những dấu hiệu pháp lý đặc trưng không thể thiếu của một hành vi gây nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm Tuy nhiên dù với các định nghĩa nào thì đều có một điểm chung về cấu thành tội phạm
là hệ thống các dấu hiệu có tính đặc trưng cho hành vi bị coi là tội phạm Do vậy
có thể hiểu khái niệm cấu thành tội phạm như sau:
“ Cấu thành tội phạm là tổng hợp những dấu hiệu chung có tính đặc trưng
cho một loại tội phạm cụ thể được quy định trong luật hình sự 11 ”
Cấu thành tội phạm là nội dung rất quan trọng trong xét xử vụ án hình sự,
là phương hướng để định tội người phạm tội Trong đó, cấu thành tội phạm được xác định thông qua nhiều giai đoạn trong tố tụng hình sự để có thể xác định được.Vì thế ở hoạt động hỏi cung bị can thì có vai trò không nhỏ trong cấu xác định cấu thành tội phạm đối với người phạm tội Những đấu hiệu cấu thành tội phạm mà thông qua việc hỏi cung có thể xác định được gốm có:
Thứ nhất: Mặt khách quan của tội phạm là những biểu hiện bên ngoài của tội phạm như hành vi nguy hiểm cho xã hội, hậu quả nguy hiểm cho xã hội, mỗi quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả , thông qua hỏi cung thì có thể xác định được hành vi của bị can có đủ để cấu thành trong một tội nào đó được quy trong pháp luật hình sự không, như có nhiều quy định về tội giết người, nhưng để xác định họ giết người được quy định cụ thể trong điều luật nào thì cần phải xác
Trang 29định hành vi của họ, việc để xác định hành vi của họ phải thông qua hỏi cung mới
có thể xác định một cách chính xác và cụ thể hơn
Thứ hai: Mặt khác thể từ việc hỏi cung bị can mà ta có thể biết được những
quan hệ xã hội mà bị can đã xâm hại hoặc đe dọa gây thiệt hại, xác định được mục đích của bị can trong việc phạm tội, chẵn hạn như vụ án của Đoàn Hoàng Trung
và các đồng phạm được xét xử ngày 21 tháng 7 năm 2014 tại TAND TP.HCM thì
từ lời khai của bị can Đoàn Hoàng Trung trong lúc hỏi cung mới có thể biết được mục đích của Trung và đồng bọn đứng trước nhà bà Nguyễn Thị Hồng Vân là để đợi bà này về để cướp giỏ xách và dây chuyền vàng (quan hệ tài sản) của bà này
Thứ ba: Về mặt chủ thể quá trình hỏi cung chính là biện pháp tốt nhất để
xác định chính xác lại lý lịch của bị can một cách rõ ràng nhất, đồng thời việc hỏi cung giúp xác định chủ thể này thuộc các trường hợp nào khi phạm tội, thuộc quy định của pháp luật hình sự, ví dụ như khi phạm tội người đó ở độ tuổi nào, tình trạng năng lực trách nhiệm hình sự như thế nào….từ đó mới có xác định cấu thành tội phạm chính xác, để áp dụng tội danh cụ thể cũng như hình phạt trong xét xử vụ
án
Thứ tư: Về mặt chủ quan của tội phạm, mặt này khó có thể khai thác ở cách
hoạt động khác của quá trình điều tra, mà chỉ có thể khai thác thông qua quá trình hỏi cung, vì thông qua hỏi cung Điều tra viên có thể trực tiếp biết được là bị can gây án trong tình thế nào, vì mặt chủ quan là nói về lỗi trong phạm tội của bị can,
từ lời trả lời của bị can mà có thể biết được đó là lỗi trực tiếp hay gián tiếp, cố ý hay vô ý….ví dụ như cùng một hành vi là làm chết người nhưng thông qua hỏi cung thì có thể biết được người đó cố ý hay vô ý giết người, từ đó quá trình xét xử
vụ án sẽ tốt hơn, tránh xử oan sai, làm oan người vô tội
Hỏi cung bị can có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xác định cấu thành tội phạm, việc hỏi cung là đặt ra những câu hỏi cụ thể từ các diễn biến, cách thức, và kết quả của quá trình phạm tội, thông qua các câu hỏi này bị can trình những câu trả lời trên một cách chi tiết và rõ ràng nhất về phạm tội của mình, vì thế có thể xác định các yếu tố cấu thành tội phạm một cách dễ dàng thông qua hỏi cung
Trang 30Đồng thời, thông qua hoạt động hỏi cung bị can để xác định cấu thành tội phạm là tuân thủ ngiêm ngặt các quy định về trình tự giải quyết vụ án trong tố tụng hình sự, nâng cao vai trò nguyên tắc pháp chế trong hoạt động này
1.2.2 Ý nghĩa của hỏi cung bị can đối với quá trình xét xử vụ án hình sự
1.2.2.1 Là yếu tố để người tiến hành tố tụng có thể trực tiếp xác định lại tình tiết vụ án để có hướng xử lý được chính xác và khách quan
Hỏi cung bị can là tài liệu phản ánh nội dung, các chi tiết và kết quả của quá trình điều tra
Trong quá trình hỏi cung bị can, những diễn biến, nội dung của quá trình hỏi cung được ghi chép và lập biên bản một cách cụ thể trong biên bản hỏi cung và được lập theo các trình tự, thủ tục được quy định cụ thể trong bộ luật tố tụng hình
sự, vì thế, thông qua biên bản hỏi cung mà người tiến hành tố tụng trong giai đoạn xét xử có thể biết được diễn biên cũng như nội dung của quá trình hỏi cung có đúng theo pháp luật hay không, từ đó có thể đưa ra các phương hướng giải quyết tốt nhất để giúp ích cho xét xử vụ án chính xác Ngoài ra hỏi cung bị can cũng là một phần trong các kết quả của quá trình điều tra đem lại, từ những tình tiết về thời gian, nội dung, chứng cứ…trong quá trình phạm tội
Nội dung hỏi cung bị can được xử dụng như một cơ sở để người tiến hành tố tụng có thể xác định lại sự thật vụ án một cách chính xác
Theo đó, trước tiên là đối với Kiểm sát viên, khi lập một bản cáo trạng để định tội người phạm tội thì trước tiên phải xác định vụ án một cách chính xác về
sự thật của vụ án, để xác định sự thật vấn đề vụ án thì phải thông qua biên bản hỏi cung bị can và các tài liệu chứng cứ khác, vì để lập một bản cáo trạng thì cần phải căn cứ vào kết luận điều tra và những lời khai của những người trong vụ án
Tiếp theo, đối với thành phần hội đồng xét xử, các chủ thể gồm Thẩm phán
và Hội thẩm có thể thông qua biên bản hỏi cung bị can để nhận định về tính chính xác của vụ án Thẩm phán thông qua biên bản hỏi cung còn những vấn đề vướng mắc trong vụ án, hay có nghi ngờ về sự chính xác trong về lời khai của bị can hoặc các nội dung mà Điều tra viên ghi trong biên bản hỏi cung mà có thể đặt ra những
Trang 31câu hỏi, nội dung nhằm xác thực lại sự thật trong lời khai của bị can cũng như sự thật trong biên bản hỏi cung Vì Tòa án phải có trách nhiệm xác định sự thật của
vụ án được quy định tại Điều 10 Bộ luật Tố tụng hình sự
Nội dung hỏi cung bị can là phương hướng, nội dung để các chủ thể tranh luận tại phiên tòa
Trong phần tranh luận tại phiên tòa, nội dung trong hỏi cung bị can được sử dụng rất nhiều trong từng phần tranh luận của các chủ thể tại phiên tòa Như đã phân tích ở về vai trò của hỏi cung trong việc xác định các loại dấu hiệu của cấu thành tội phạm từ khách thể, khách quan, chủ thể đến chủ quan Từ những nội dung trong việc xác định cấu thành tội phạm mà các chủ thể tham gia tranh luận tại phiên tòa có thể đưa ra những nội dung có ích đối với chủ thể mà mình bảo vệ (Luật sư bảo vệ quyền lợi ích của bị cáo, người bị hại, người có quyền nghĩa vụ liên quan…) Vì chỉ cần một nội dung sai đem lại trong quá trình tranh luận thì sẽ thay đổi kết quả xét xử rất lớn (Ví dụ, là tội giết người nhưng nếu là lỗi cố ý với lỗi vô ý thì sẽ có kết quả xét xử, định tội khác nhau.)
1.2.2.2 Thể hiện đầy đủ những nguyên tắc tố tụng trong quá trình xét xử
Hỏi cung bị can là hoạt động nhằm tìm ra sự thật, các chứng cứ, tài liệu có liên quan đến vụ án Tuy nhiên hoạt động hỏi cung bị can cũng là tài liệu mà thông qua đó một số nguyên tắc trong xét xử vụ án hình sự được thể hiện rõ nhất
Thứ nhất: Hỏi cung bị can thể hiện hiện nguyên tắc tôn trọng và bảo vệ các
quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp nói chung
và pháp luật Tố tụng hình sự nói riêng Cụ thể thông hoạt động hỏi cung, thì bị can vẫn có một số quyền nhất định trong hoạt động để bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của mình như biết mình bị truy tố về tội gì, có quyền được bào chữa…từ đây cho thấy dù là người có dấu hiệu phạm tội (bị can) nhưng họ vẫn được bình đẳng trước pháp luật, không bị hạn chế một số quyền của công dân Ngoài ra, trong quá trình xét xử vụ án, các chủ thể tham gia tiến hành tố tụng đặt những câu hỏi, hoặc buộc tội thông qua các tình tiết trong biên bản hỏi cung, thì bị cáo có quyền trình bày về những nội dung đó, bào chữa cho mình về những nội dung trong biên bản hỏi cung, quy định này có trong khoản 2 Điều 50 Bộ luật tố tụng hình sự về quyền của
bị cáo
Trang 32Thứ hai: Hoạt động hỏi cung bị can cũng góp phần bảo đảm nguyên tắc
công khai trong Tố tụng hình sự nói chung và xét xử vụ án nói riêng Cụ thể trong quá trình hỏi cung thì bị can vẫn được xem lại nội dung trong hỏi cung thông qua biên bản hỏi cung, đồng thời nội dung trong hỏi cung bị can cũng được công bố tại phiên tòa như bản cáo trạng của Viện kiểm sát (bản cáo trạng căn cứ tại kết luận điều tra, lời khai của những người có liên quan đến vụ án) và trong những câu hỏi
mà tòa đặt ra cho bị cáo trong quá trình xét xử, ngoài ra trong những lời khai của
bị cáo trong quá trình xét xử có mâu thuẫn với lời khai trong hoạt động hỏi cung thì lời khai này sẽ được công bố, quy định này tại khoản 2 Điều 208 về công bố
những lời khai tại Cơ quan điều tra nếu “Lời khai của người được xét hỏi tại phiên
tòa có mâu thuẫn với lời khai của họ tại Cơ quan điều tra”
Ngoài ra, nội dung hỏi cung bị can còn bảo đảm nguyên tắc pháp chế trong xét xử vụ án hình sự:
Xét xử vụ án hình sự phải tuân theo nguyên tắc pháp chế, cụ thể việc xét xử
vụ án hình sự phải theo một trình tự thủ tục nhất định được quy định được quy định cụ thể trong Bộ luật Tố tụng hình sự, thủ tục hỏi cung bị can là một trong những trình tự, thủ tục được quy định trong khi xét xử vụ án hình sự
Các cơ quan tiến hành xét xử phải áp dụng các biện pháp mà pháp luật yêu cầu và cho phép để tiến hành các hoạt động của mình để xác minh người phạm tội,
cụ thể để xác minh lại các tình tiết trong vụ án để có thể đưa ra kết quả trong xét
xử, ngoài dựa vào các yếu tố khác thì bắt buộc người tiến hành xét xử phải dựa vào biên bản hỏi cung bị can để xác thực lại các tình tiết
Nội dung trong hỏi cung bị can là tài liệu cần thiết để bảo đảm sự toàn diện, đầy đủ trong tố tụng hình sự
Về mặt trình tự, hỏi cung bị can là một trong những hoạt động nhằm bảo đảm cho quá trình xét xử vụ án hình sự được quy định theo thủ tục, thông qua thủ tục hỏi cung bị can, người tiến hành tố tụng mới có thể áp dụng các thủ tục tiếp theo để tiếp tục cho quá trình xét xử vụ án
Về mặt nội dung, như đã phân tích ở một số phần, hỏi cung bị can là nội dung không thể thiếu để hoàn thành các hoạt động khác trong quá trình xét xử, đó
có thể là nội dung của bản cáo trạng của Viện kiểm sát, nội dung tranh tụng tại
Trang 33phiên tòa, các vấn đề, câu hỏi mà Thẩm phán đặt ra để hỏi các chủ thể và củng là nội dung để đưa ra một bản án Ở nội dung này có liên quan đến chương 2 về những tác động của hỏi cung bị can đến quá trình xét xử vụ án hình sự, chúng ta sẽ phân tích kỹ hơn về nội dung này
Đối với nội dung chương này, tác giả đã tập trung nghiên cứu các vấn đề về hoạt động hỏi cung bị can gồm khái niệm hỏi cung bị can, các chủ thể có tham gia trong quá trình hỏi cung bị can, các nguyên tắc cần phải tuân thủ trong quá trình hỏi cung bị can, đồng thời thông qua đó tìm hiểu một số mối quan hệ của hỏi cung
bị can với các nội dung xét xử và các khái niệm khác có liên quan đến hoạt động xét xử như khái niệm xét hỏi tại phiên tòa, khái niệm tranh luận tại phiên tòa…
Trang 34CHƯƠNG 2 NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA HỎI CUNG BỊ CAN ĐẾN
QUÁ TRÌNH XÉT XỬ VỤ ÁN HÌNH SỰ
Hỏi cung bị can là hoạt động rất quan trọng trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, hoạt động hỏi cung bị can tác động lên một chuỗi các quá trình trong tố tụng hình sự Ở giai đoạn xét xử, hoạt động hỏi cung là nội dung để các cơ quan
có thể đưa ra các nội dung các quyết định thuộc thẩm quyền của mình Đối với cơ quan công tố (Viện kiểm sát) hoạt động hỏi cung tác động trực tiếp lên nội dung công tố của mình, thông qua bản cáo trạng và bảo vệ nội dung công tố thông qua việc tranh luận tại phiên tòa, còn đối với cơ quan xét xử (Tòa án) thì hỏi cung bị can tác động trực tiếp lên các nội dung mà Tòa án tham gia, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả xét xử Ngoài ra hoạt động hỏi cung bị can còn tác động đến các chủ thể khác như: bị cáo, người bào chữa trong việc bào chữa cho bị cáo, tác động đến người bị hại, người làm chứng, người giám định và các chủ thể có liên quan khác
Vì thế để có thể làm sáng tỏa các nội dung mà hỏi cung bị can tác động đến các cơ
quan và các chủ thể thì nội dung phân tích ở này sẽ phân tích vào “Những tác
động của hỏi cung bị can đến quá trình xét xử vụ án hình sự” Để từ đó nhìn
thấy những lợi ích mà tác động của hỏi cung đem lại, tạo tiền đề để nâng cao việc thực hiện và đồng thời đưa ra các giải pháp khi có những vướng mắc
2.1 Tác động của hỏi cung bị can đến quá trình xét xử
2.1.1 Tác động của lời cung bị can đến thủ tục xét hỏi tại phiên tòa
2.1.1.1 Những tác động của hỏi cung bị can đến bản cáo trạng
Bản cáo trạng là một văn bản tố tụng hình sự do Viện kiểm sát đưa ra dựa trên các nghiên cứu hồ sơ vụ án hình sự và bản kết luận điều tra Bản cáo trạng có
ý nghĩa buộc tội bị can về những hành vi cụ thể vi phạm những quy định trong Bộ luật hình sự12, đồng thời bản cáo trạng cũng là căn cứ pháp lý để Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử
12
Mạc Giáng Châu, Nguyễn Chí Hiếu: Giáo trình luật Tố tụng hình sự Việt Nam phần hai, Nxb Đại học
Cần Thơ, Cần Thơ 2010, tr 30
Trang 35Bản cáo trạng lập nên phải tuân theo những quy định về nội dung và hình thức tại điều 167 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 Cụ thể nội dung trong bản cáo trạng được chia làm hai phẩn:
Phần một mô tả trình bày bản chất của sự việc: Ngày, giờ, tháng, năm, địa điểm xảy ra tội phạm; thủ đọan, mục đích, hậu quả của tội phạm và những tình tiết quan trọng khác; những chứng cứ xác định tội trạng của bị can, những tình tiết tăng nặng và tình tiết giảm nhẹ; nhân thân của bị can và mọi tình tiết khác có ý nghĩa đối với vụ án
Phần hai kết luận ghi rõ tội danh và điều khoản Bộ luật hình sự cần áp dụng
Những tác động của hỏi cung bị can đến những nội dung được ghi trong bản cáo trạng
Bản cáo trạng là tổng hợp những nội dung, dựa trên các căn cứ pháp luật, căn cứ quyết định khởi tố vụ án và các nội dung trong quá trình điều tra để có thể lập nên Đối với các nội dung trên, thì bản cáo trạng dựa theo các nội dung trong quá trình điều tra là rất nhiều, vì thế tác động từ quá trình điều tra lên bản cáo
trang là rất lớn, theo đó “Việc truy tố và làm cáo trạng miễn tố, đình chỉ điều tra
hoặc tạm đình chỉ điều tra, dy lý vụ án (nói chung đối với các loại án) đều do Viện kiểm sát quyết định và chịu trách nhiệm, Viện kiểm sát cần nghiên cứu kỹ hồ sơ và các ý kiến đề xuất của cơ quan Công an trước khi quyết định 13”.Mà trong nội dung điều tra, hỏi cung bị can là nội dung được xác định là có tác động mạnh mẽ nhất lên tất cả các nội dung trong bản cáo trạng của Viện kiểm sát
Tác động của hỏi cung bị can đến chủ thể bị truy tố trong bản cáo trạng của Viện kiểm sát
Việc xác định chủ thể phạm tội để làm nên cáo trạng là rất quan trọng, vì việc xác định chủ thể này ảnh hưởng đến toàn bộ các hoạt động tiếp theo của quá trình giải quyết vụ án hình sự, nếu việc xác định đúng chủ thể thì sẽ giúp cho vụ
án mau được giải quyết, ngược lại nếu việc xác định sai chủ thể, làm cho việc truy
tố chủ thể trong bản cáo trạng sai thì sẽ gây ra hậu quả rất nghiêm trọng Vì thế
13
Thông tư liên tịch 01/1984/TTLT – VKSNNTC – BNV, về quan hệ giữa hai nghành kiểm sát và công
an trong công tác điều tra và kiểm sát điều tra, khoản 4
Trang 36việc xác định chủ thể trong vụ án để lập nên một bản cáo trạng là việc mà Viện kiểm sát phải xem xét một loạt vấn là đề, nội dung liên quan đến nhau, từ đó mới
có thể đưa ra những kết luận để đưa đúng chủ thể phạm tội vào bản cáo trạng Hỏi cung bị can tác động đến những vấn đề liên quan đến chủ thể trong bản cáo trạng như sau:
Thứ nhất: Cơ quan điều tra sẽ tiến hành các hoạt động điều tra, trong đó có
hỏi cung bị can, thông qua hoạt động hỏi cung bị can Cơ quan điều tra sẽ xác định những nội dung mà chủ thể đó khai nhận có đúng với các nội dung khác trong quá trình điều tra hay không, từ đó mới đưa ra một bản kết luận điều tra và Viện kiểm sát sẽ dựa theo bản kết luận điều tra để lập bản cáo trạng, đây là một chuỗi logic các sự việc để đi đến thành lập một bản cáo trạng, nếu mất đi một phần nào đó trong chuỗi các hoạt động này thì sẽ làm cho việc truy tố sai chủ thể, đây là nội dung đảm bảo các quy trình tố tụng diễn ra theo trình tự, thủ tục được quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự Từ đó cho thấy hỏi cung bị can tác động đến trình tự
để có thể xác định chủ thể để đưa vào bản cáo trạng
Thứ hai: Để xác định chủ thể trong bản cáo trạng, Viện kiểm sát sẽ tiến
hành nghiên cứu các nội dung của bản kết luận điều tra, mà trong đó sẽ chú ý nhiều nhất vào biên bản hỏi cung bị can, vì thông qua biên bản hỏi cung bị can, Viện kiểm sát sẽ xác minh lại toàn bộ các chi tiết, lời khai của người bị hỏi cung,
từ những chi tiết này mà có thể xem xét có phù hợp với các nội dung khác trong quá trình điều tra hay không Thực tế ở một số vụ án vẫn có tình trạng nhận tội dùm cho người khác, tuy nhiên thông qua hoạt động hỏi cung bị can thì những tình tiết có sự sai lệch với nhau và từ đó đã bị phát hiện là không đúng chủ thể phạm tội
VD: Vụ án của Đỗ Hùng Long và Nguyễn Đông Hòa ở Bà Rịa – Vũng Tàu, theo đó trước Cơ quan điều tra, Đỗ Hùng Long khai nhận chính mình là người lái
xe gây cái chết anh Hà Minh Công, Cơ quan điều tra đã ra quyết định khởi tố vụ
án, khởi tố bị can và tiến hành các hoạt động điều tra, sau đó đưa ra bản kết luận điều tra Tuy nhiên, dựa vào các lời khai của Long tại Cơ quan điều tra, dựa vào biên bản hỏi cung bị can, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thấy có những nội dung không không phù hợp với vụ án, do đó tiến hành trả hồ sơ điều tra
Trang 37lại, thông qua quá trình điều tra lại Long khai nhận là Nguyễn Đông Hòa mới đúng
là người gây tai nạn, do vì thương bạn nên Long nhận tội dùm
Tác động của hỏi cung bị can đến thời gian, địa điểm phạm tội được ghi trong bản cáo trạng
Việc xác định thời gian, địa điểm gây ra việc phạm tội là việc cũng rất quan trọng, ngoài xác định thời gian, địa điểm phạm tội, thông qua địa điểm đó mà có thể có thêm những chứng cứ, hoặc thông qua thời gian có thể có những hình thức đưa ra các hình phạt khác nhau, trong bản cáo trạng cũng thế, việc xác định thời gian, địa điểm phạm tội có ý nghĩa quan trọng đến các nội dung khác trong bản cáo trạng như căn cứ để xác định tội trạng, những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trong bản cáo trạng, kết luận bản cáo trạng…
Việc xác định thời gian, địa điểm phạm tội không phải lúc nào cũng dễ dàng, vì một số lý do nào đó mà cơ quan điều tra không thể xác định thời gian, địa điểm của phạm tội gây ra, chẳng hạn trong các vụ án giết người, cơ quan điều tra gặp khó trong việc xác định thời gian một cách chính xác vì cơ quan giám định chỉ
có thể xác định nạn nhân chết từ khoản thời gian nào đến thời gian nào mà không thể xác định một cách cụ thể, ngoài ra việc xác định địa điểm phạm tội cũng rất khó, vì không phải địa điểm nào tìm thấy thi thể người bị hại đều là địa điểm phạm tội, mà trong quá trình gây ra tội phạm thì người phạm tội có thể di dời đến nơi khác Trong bản cáo trạng cần xác định thời gian, địa điểm chính xác, để có thể đưa ra những mức truy tố hình phạt đúng đối với chủ thể phạm tội
Thời gian, địa điểm phạm tội trong biên bản hỏi cung bị can cũng chính là thời gian, địa điểm được phạm tội được ghi trong bản cáo trạng vì bản cáo trạng phải dựa vào bản kết luận điều tra Ví dụ như vụ án của Nguyễn Phương Uyên về tội Tuyên truyền chống phá Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam, theo đó Uyên trong quá trình hỏi cung, Uyên khai nhận các thời gian, địa điểm của để thực hiện việc chống phá nhà nước của mình, và các thời gian, địa điểm này sau khi được nghiên cứu và xác định độ xác thật, thì Viện kiểm sát đã đưa vào bản cáo trạng dành cho Uyên
Ngoài ra, có một điều đánh chú ý thì trong bản cáo trạng, sau khi nêu một thời gian, địa điểm cụ thể về quá trình phạm tội của người phạm tội thì ở phần
Trang 38dưới có ghi một dòng ghi chú là về lời của bị can, trong biên bản nào và có đánh
số cụ thể về biên bản đó Để làm rõ nội dung này ta tiếp tục quay lại vụ án của Nguyễn Phương Uyên Trong biên bản của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Long An
có đoạn “ Vào tháng 4 và tháng 5/2012, qua trang mạng Facebook Nguyễn
Phương Uyên đã làm quen với Nguyễn Thiện Thành……” thì dưới đoạn này có
một đoạn khác ghi “lời khai của Uyên, bút lục số 738-742, biên bản hỏi cung bị
can, bút lục 1428-1431, người làm chứng Nguyễn Thị Thanh Hòa, bút lục
1668-1671 14 ” Từ đây cho ta thấy tác động của hỏi cung bị can vào bản cáo trạng là
trực tiếp, không những ghi thời gian bản cáo trạng, mà còn xác định nội dung về thời gian một cách chi tiết được lấy từ biên bản hỏi cung bị can
Tác động của hỏi cung bị can đến những thủ đoạn, mục đích, hậu quả, động cơ phạm tội và những tình tiết có liên quan đến vụ án được ghi trong bản cáo trạng
Cũng giống như việc xác định chủ thể, thời gian, địa điểm thì việc xác định thủ đoạn, mục đích, hậu quả động cơ phạm tội và những tình tiết có liên quan đến
vụ án là điều cần thiết và quan trọng trong bản cáo trạng, việc xác định nội dung này ảnh hưởng trực tiếp đến những nội dung tiếp theo của quá trình xét xử, chẵng hạn như dựa vào mục đích của người phạm tội mới có thể xác định được tội danh cho phù hợp, ngoài ra việc xác định và ghi những nội dung trên vào bản cáo trạng cũng là định hướng cho quá trình tranh luận tại phiên tòa
Đối với những thủ đoạn, mục đích, hậu quả, động cơ phạm tội và những tình tiết liên quan đến vụ án, muốn được áp dụng vào bản cáo trạng thì cần phải thông qua nhiều quá trình để làm rõ như: hỏi cung bị can, giám định pháp y, hỏi người làm chứng… Tuy nhiên, ở một số vụ án không phải lúc nào cũng có đầy đủ những chủ thể trên hoặc những nội dung giám định một cách rõ ràng nhất Nhưng những nội dung này bị can là người nắm rõ tất cả, là người trực tiếp phạm tội nên
để xác định những nội dung trên một cách chi tiết cần thông qua quá trình hỏi cung, đồng thời việc thông qua các nội dung hỏi cung là việc làm cần phải có nếu muốn xác định các nội dung trên trong bản cáo trạng, vì đó là một trình tự bắt buộc cơ quan tiến hành tố tụng phải tuân theo.Vì thế, đối vời những nội dung trên,
14
Bản cáo trạng, số 31/ QĐ – KSĐT, Long An 06/03/2013
Trang 39bản cáo trạng của Viện kiểm sát chịu sự tác động của hỏi cung bị can từ vấn đề thủ tục cho đến nội dung
Tác động của hỏi cung bị can đến các chứng cứ được đưa vào bản cáo trạng
Trong bản cáo trạng, có rất nhiều loại chứng cứ được đưa vào từ các nguồn khác nhau, sử dụng chứng cứ trong phải xác định những chứng cứ quan trọng đối với vụ án, xác định chứng cứ buộc tội đối với người phạm tội, xác định chứng cứ
để thay đổi tội danh, xác định chứng cứ để thay đổi khung hình phạt đối với bị can, bị cáo và xác định chứng cứ để chứng minh động cơ, mục đích, vị trí, vai trò
bị cáo trong vụ án có đồng phạm 15 Vì thế, việc xác định những loại chứng cứ này rất phức tạp, đòi hỏi phải thông qua nhiều nội dung để có thể xác định, trong các nội dung để xác định chứng cứ thì hỏi cung bị can là một nội dung có tác động lớn trong việc xác định chứng cứ để thành lập bản cáo trạng
Hỏi cung bị can là một trong những nguồn cung cấp chứng cứ cho cơ quan điều tra, từ đó, thông qua các nội dung hoạt động của cơ quan điều tra để xác định các chứng cứ từ nguồn hỏi cung bị can, nếu thấy hợp lý Viện kiểm sát sẽ đưa những chứng cứ này vào bản cáo trạng
Ngoài ra, từ những chứng cứ đã thu thập được trong các hoạt động khác của quá trình điều tra, để xác định lại những chứng cứ này có đúng với nội dung vụ án hay không, thì Cơ quan điều tra sẽ tiến hành các hoạt động để xác định, trong đó
có hoạt động hỏi cung bị can Từ hoạt động hỏi cung bị can cùng kết luận của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát sẽ tiến hành nghiên cứu hồ sơ của hai nội dung này, xem có liên hệ mật thiết và phù hợp với nhau hay không, thì mới xác định để đưa chứng cứ vào bản cáo trạng
Tác động của hỏi cung bị can đến căn cứ để xác định tội trạng trong bản cáo trạng
Nội dung để xác định tội trạng hướng vào chứng cứ xác thực đã qua thẩm tra của Cơ quan điều tra, trên cơ sở đó tập trung phân tích, đánh giá chứng cứ, viện
15
Nguyễn Hữu Hậu, Về kỹ năng xây dựng và trình bày bản luận tội, Tạp chí kiểm sát số 02 ngày
17/08/2014
Trang 40dẫn chứng cứ để chứng minh tội trạng bị cáo, đánh giá tính chất, mức độ, tác hại của hành vi phạm tội, phương pháp, thủ đoạn phạm tội, động cơ, mục đích phạm tội cùng với hậu quả thiệt hại, nguyên nhân, điều kiện phạm tội, vai trò trách nhiệm của bị cáo (và của đồng phạm nếu có) Và như đã phân tích tác động của hỏi cung bị can đến những căn cứ để xác định tội trạng ở trên, vì thế việc xác định tội trạng phải dựa vào những căn cứ mà đã chịu tác động lớn từ hỏi cung bị can, vì thế tội trạng trong bản cáo trạng cũng sẽ chịu tác động của nội dung hỏi cung bị can
Tác động của hỏi cung bị can đến phần kết luận bản cáo trạng
Phần kết luận của bản cáo trạng là tổng hợp lại một số nội dung về chủ thể trong bản cáo trạng như họ tên, độ tuổi, nghề nghiệp, nhân thân, các tiền án tiền sự
và quyết định truy tố tội danh nào trong bộ luật hình sự, những nội dung này cũng được nghiên cứu thông qua những nội dung trong bản hỏi cung bị can về chủ thể
và căn cứ truy tố, vì thế có thể thấy nội dung trong phần kết luận của bản cáo trạng chịu ảnh hưởng của hỏi cung bị can, vì đã phân tích cụ thể ở những nội dung trên nên tác giả không phân tích ở ở nội dung này nữa, chúng ta có thể xem lại ở những nội dung trên
Tác động của hỏi cung bị can đến ý nghĩa của bản cáo trạng
Bản cáo trạng có ý nghĩa là thể hiện quyền công tố được Nhà nước giao cho Viện kiểm sát, là lời luận tội dành cho các chủ thể vi phạm vào các quy định của
Bộ luật hình sự Để bảo vệ các quan điểm luận tội của mình, Viện kiểm sát phải đưa ra những nội dung có đủ tính thuyết phục, vì thế, những nội dung trong hỏi cung bị can được đưa vào vì cung cấp đầy đủ về chủ thể, tình tiết, và chứng cứ của quá trình phạm tội
Ngoài ra, bản cáo trạng là một văn bản thể hiện nguyên tắc công khai trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, những nội dung chưa được công bố trong các giai đoạn khác thì sẽ được đưa vào công bố trong bản cáo trạng, nội dung trong hỏi cung bị can cũng vậy, nội dung này trong quá trình điều tra vụ án, sẽ không được công khai vì bảo đảm tính bảo mật trong giai đoạn điều tra, vì thế khi đã đưa
ra xét xử thì cần phải công khai, để thấy tính thuyết phục hơn để luận tội