Thể hiện đầy đủ những nguyên tắc tố tụng trong quá trình xét xử

Một phần của tài liệu hoạt động hỏi cung bị can và những tác động của hoạt động hỏi cung bị can đến quá trình xét xử vụ án hình sự (Trang 31 - 34)

Hỏi cung bị can là hoạt động nhằm tìm ra sự thật, các chứng cứ, tài liệu có liên quan đến vụ án. Tuy nhiên hoạt động hỏi cung bị can cũng là tài liệu mà thông qua đó một số nguyên tắc trong xét xử vụ án hình sự được thể hiện rõ nhất.

Thứ nhất: Hỏi cung bị can thể hiện hiện nguyên tắc tôn trọng và bảo vệ các

quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp nói chung và pháp luật Tố tụng hình sự nói riêng. Cụ thể thông hoạt động hỏi cung, thì bị can vẫn có một số quyền nhất định trong hoạt động để bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của mình như biết mình bị truy tố về tội gì, có quyền được bào chữa…từ đây cho thấy dù là người có dấu hiệu phạm tội (bị can) nhưng họ vẫn được bình đẳng trước pháp luật, không bị hạn chế một số quyền của công dân. Ngoài ra, trong quá trình xét xử vụ án, các chủ thể tham gia tiến hành tố tụng đặt những câu hỏi, hoặc buộc tội thông qua các tình tiết trong biên bản hỏi cung, thì bị cáo có quyền trình bày về những nội dung đó, bào chữa cho mình về những nội dung trong biên bản hỏi cung, quy định này có trong khoản 2 Điều 50 Bộ luật tố tụng hình sự về quyền của bị cáo.

Thứ hai: Hoạt động hỏi cung bị can cũng góp phần bảo đảm nguyên tắc

công khai trong Tố tụng hình sự nói chung và xét xử vụ án nói riêng. Cụ thể trong quá trình hỏi cung thì bị can vẫn được xem lại nội dung trong hỏi cung thông qua biên bản hỏi cung, đồng thời nội dung trong hỏi cung bị can cũng được công bố tại phiên tòa như bản cáo trạng của Viện kiểm sát (bản cáo trạng căn cứ tại kết luận điều tra, lời khai của những người có liên quan đến vụ án) và trong những câu hỏi mà tòa đặt ra cho bị cáo trong quá trình xét xử, ngoài ra trong những lời khai của bị cáo trong quá trình xét xử có mâu thuẫn với lời khai trong hoạt động hỏi cung thì lời khai này sẽ được công bố, quy định này tại khoản 2 Điều 208 về công bố những lời khai tại Cơ quan điều tra nếu “Lời khai của người được xét hỏi tại phiên

tòa có mâu thuẫn với lời khai của họ tại Cơ quan điều tra”.

Ngoài ra, nội dung hỏi cung bị can còn bảo đảm nguyên tắc pháp chế trong xét xử vụ án hình sự:

Xét xử vụ án hình sự phải tuân theo nguyên tắc pháp chế, cụ thể việc xét xử vụ án hình sự phải theo một trình tự thủ tục nhất định được quy định được quy định cụ thể trong Bộ luật Tố tụng hình sự, thủ tục hỏi cung bị can là một trong những trình tự, thủ tục được quy định trong khi xét xử vụ án hình sự.

Các cơ quan tiến hành xét xử phải áp dụng các biện pháp mà pháp luật yêu cầu và cho phép để tiến hành các hoạt động của mình để xác minh người phạm tội, cụ thể để xác minh lại các tình tiết trong vụ án để có thể đưa ra kết quả trong xét xử, ngoài dựa vào các yếu tố khác thì bắt buộc người tiến hành xét xử phải dựa vào biên bản hỏi cung bị can để xác thực lại các tình tiết.

Nội dung trong hỏi cung bị can là tài liệu cần thiết để bảo đảm sự toàn diện, đầy đủ trong tố tụng hình sự.

Về mặt trình tự, hỏi cung bị can là một trong những hoạt động nhằm bảo đảm cho quá trình xét xử vụ án hình sự được quy định theo thủ tục, thông qua thủ tục hỏi cung bị can, người tiến hành tố tụng mới có thể áp dụng các thủ tục tiếp theo để tiếp tục cho quá trình xét xử vụ án.

Về mặt nội dung, như đã phân tích ở một số phần, hỏi cung bị can là nội dung không thể thiếu để hoàn thành các hoạt động khác trong quá trình xét xử, đó có thể là nội dung của bản cáo trạng của Viện kiểm sát, nội dung tranh tụng tại

phiên tòa, các vấn đề, câu hỏi mà Thẩm phán đặt ra để hỏi các chủ thể và củng là nội dung để đưa ra một bản án. Ở nội dung này có liên quan đến chương 2 về những tác động của hỏi cung bị can đến quá trình xét xử vụ án hình sự, chúng ta sẽ phân tích kỹ hơn về nội dung này.

Đối với nội dung chương này, tác giả đã tập trung nghiên cứu các vấn đề về hoạt động hỏi cung bị can gồm khái niệm hỏi cung bị can, các chủ thể có tham gia trong quá trình hỏi cung bị can, các nguyên tắc cần phải tuân thủ trong quá trình hỏi cung bị can, đồng thời thông qua đó tìm hiểu một số mối quan hệ của hỏi cung bị can với các nội dung xét xử và các khái niệm khác có liên quan đến hoạt động xét xử như khái niệm xét hỏi tại phiên tòa, khái niệm tranh luận tại phiên tòa…

CHƯƠNG 2

NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA HỎI CUNG BỊ CAN ĐẾN QUÁ TRÌNH XÉT XỬ VỤ ÁN HÌNH SỰ

Hỏi cung bị can là hoạt động rất quan trọng trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, hoạt động hỏi cung bị can tác động lên một chuỗi các quá trình trong tố tụng hình sự. Ở giai đoạn xét xử, hoạt động hỏi cung là nội dung để các cơ quan có thể đưa ra các nội dung các quyết định thuộc thẩm quyền của mình. Đối với cơ quan công tố (Viện kiểm sát) hoạt động hỏi cung tác động trực tiếp lên nội dung công tố của mình, thông qua bản cáo trạng và bảo vệ nội dung công tố thông qua việc tranh luận tại phiên tòa, còn đối với cơ quan xét xử (Tòa án) thì hỏi cung bị can tác động trực tiếp lên các nội dung mà Tòa án tham gia, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả xét xử. Ngoài ra hoạt động hỏi cung bị can còn tác động đến các chủ thể khác như: bị cáo, người bào chữa trong việc bào chữa cho bị cáo, tác động đến người bị hại, người làm chứng, người giám định và các chủ thể có liên quan khác. Vì thế để có thể làm sáng tỏa các nội dung mà hỏi cung bị can tác động đến các cơ quan và các chủ thể thì nội dung phân tích ở này sẽ phân tích vào “Những tác

động của hỏi cung bị can đến quá trình xét xử vụ án hình sự”. Để từ đó nhìn

thấy những lợi ích mà tác động của hỏi cung đem lại, tạo tiền đề để nâng cao việc thực hiện và đồng thời đưa ra các giải pháp khi có những vướng mắc.

Một phần của tài liệu hoạt động hỏi cung bị can và những tác động của hoạt động hỏi cung bị can đến quá trình xét xử vụ án hình sự (Trang 31 - 34)