Thực trạng vấn đề pháp lý sự tham gia của Kiểm sát viên khi hỏi cung

Một phần của tài liệu hoạt động hỏi cung bị can và những tác động của hoạt động hỏi cung bị can đến quá trình xét xử vụ án hình sự (Trang 69 - 71)

cung bị can và giải pháp.

Thực trạng vấn đề pháp lý dẫn đến hạn chế trong việc tham gia hỏi cung bị can của Kiểm sát viên.

Tại khoản 3 điều 131 Bộ luật tố tụng hình sự quy định “Trong trường hợp

cần thiết, Kiểm sát viên có thể hỏi cung bị can.” Từ điều luật này cho thấy, quy

định này như là một quyền của Kiểm sát viên, vì thế Kiểm sát viên có quyền nhưng không có nghĩa vụ phải tham gia. Vì thế, vì thế Kiểm sát viên cũng có quyền không tham gia hỏi cung và không có vi phạm nguyên tắc nào trong Tố tụng hình sự

Tại Điều 10 BLTTHS quy định “Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc

về cơ quan tiến hành tố tụng”. Viện kiểm sát chính là cơ quan được thành lập với

mục đích công tố (buộc tội), vì thế việc chứng minh tội phạm phải thuộc về Viện kiểm sát. Tuy nhiên do luật không quy định cụ thể một cơ quan nào và thực trạng cho thấy việc chứng minh tội phạm là do Cơ quan điều tra thực hiện.Từ nguyên nhân nội dung luật quy định còn chưa cụ thể nên Viện kiểm sát không chú tâm vào việc chứng minh, họ chỉ chứng minh tội phạm thông qua các nội dung Cơ quan điều tra cung cấp, do đó việc hời hợt và không tham gia hỏi cung bị can là điều hiển nhiên.

Giải pháp nhằm nâng cao việc Kiểm sát viên tham gia vào hỏi cung bị can

Vì các nguyên nhân trên, thứ nhất cần phải đưa ra một điều luật cụ thể để có sự tham gia của Kiểm sát viên trong hoạt động hỏi cung bị can. Có thể áp dụng điều luật như sau: “Khi tiến hành hỏi cung bị can Kiểm sát viên phải có mặt và tham gia từ lúc bắt đầu cho đến khi kết thúc. Trong biên bản hỏi cung bị can phải có chữ ký của Kiểm sát viên thì biên bản đó mới được xem là hợp lệ”.

Thay đổi nội dung trong Điều 10 của Bộ luật tố tụng hình sự. Cụ thể thay đổi như sau: “Nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan tiến hành công tố”.

Việc áp dụng các nội dung trên nhằm hoàn thiện hơn các quy định pháp luật trong vấn đề hỏi cung bị can, nâng cao sự tham gia của Kiểm sát viên vào hoạt động hỏi cung bị can.

Ngoài ra, áp dụng như vậy cũng bảo đảm thực hiện đúng hai quyền của Viện kiểm sát trong giải quyết vụ án hình sự

Thứ nhất: Khi tham gia vào quá trình hỏi cung bị can, Kiểm sát viên sẽ trực

tiếp kiểm sát hoạt động điều tra (quyền kiểm sát các hoạt động tư pháp), vì thông qua việc tham gia vào hỏi cung bị can, Kiểm sát viên sẽ chứng kiến toàn bộ quá trình hỏi cung, qua đó có thể thấy được việc Điều tra viên có thực hiện đúng các quy định của pháp luật trong hỏi cung bị can không.

Thứ hai: Khi trực tiếp tham gia vào hỏi cung bị can, Kiểm sát viên sẽ trực

tiếp đánh giá các nội dung, tình tiết vụ án, để có thể thực hiện quyền công tố (buộc tội) của mình một cách chính xác nhất, hạn chế được oan sai khi các nội dung hỏi

cung do Cơ quan điều tra cung cấp không đúng với sự thật vụ án (do móm cung, dụ cung, nhục hình…).

Một phần của tài liệu hoạt động hỏi cung bị can và những tác động của hoạt động hỏi cung bị can đến quá trình xét xử vụ án hình sự (Trang 69 - 71)