1.2.1 Sự cần thiết của hỏi cung bị can đối với quá trình xét xử vụ án hình
sự
1.2.1.1 Là yếu tố quan trọng trong việc thu thập chứng cứ cho quá trình xét xử vụ án hình sự xét xử vụ án hình sự
Trong quá trình chứng minh, muốn giải quyết đúng đắn vụ án hình sự, muốn xác định sự thật khách quan, có cơ sở để kết luận đúng về hành vi phạm tội đã xảy ra thì cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng phải có tài liệu, chứng cứ để chứng minh bản chất của người phạm tội. Với tư cách là phương tiện của việc chứng minh, của việc xác định các sự kiện có ý nghĩa với việc giải quyết vụ án hình sự. Rõ ràng vai trò, giá trị của chứng cứ là rất quan trọng, là cơ sở, phương tiện để chứng minh trong vụ án hình sự, cho nên chứng cứ được các nhà làm luật cụ thể hóa trong Bộ luật Tố tụng hình sự.Theo đó chứng cứ có khái niệm như sau:
“ Chứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ
luật này quy định mà Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội cũng như những tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ án 9 ”.
Những biện pháp thu thập chứng cứ trong quá trình điều tra để phục vụ cho xét xử vụ án.
Chứng cứ là phương tiện quan trọng để khám phá và giải quyết đúng đắn vụ án hình sự vì thế việc thu thập chứng cứ là rất cần thiết. Những biện pháp thu thập chứng cứ rất đa dạng, tùy thuộc vào đặc điểm của từng loại chứng cứ nhưng phải hợp pháp. Chỉ được sử dụng các biện pháp mà Bộ luật tố tụng hình sự quy định và phải tuân theo một trình tự, thủ tục nhất định mới đảm bảo cho chứng cứ minh tội phạm và người phạm tội. Đồng thời, chỉ những người có thẩm quyền tố tụng mới được thu thập chứng cứ . Bị can, bị cáo và những người tham gia tố tụng
9
Mạc Giáng Châu: Giáo trình luật Tố tụng hình sự Việt Nam phần 1, Nxb Đại học Cần Thơ, Cần Thơ 2010, tr .54
khác có quyền đưa ra tài liệu, đồ vật có liên quan đến vụ án. Khi thu thập chứng cứ những người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải lập biên bản tố tụng để ghi nhận những chứng cứ đó. Điều 65 Bộ luật Tố tụng hình sự có quy định:“Để thu
thập chứng cứ, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án có quyền triệu tập những người biết về vụ án để hỏi và nghe họ trình bày về những vấn đề có liên quan đến vụ án, trưng cầu giám định, tiến hành khám xét, khám nghiệm và các hoạt động điều tra khác theo quy định của Bộ luật này; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, đồ vật, trình bày những tình tiết làm sáng tỏ vụ án”.
Cũng giống như các loại chứng cứ trong những hoạt động của điều tra vụ án hình sự, thì việc thu thập chứng cứ trong hỏi cung bị can cũng nhằm thu thập những chứng cứ như: Chứng cứ trực tiếp và chứng cứ gián tiếp; chứng cứ vật thể và chứng cứ phi vật thể; chứng cứ gốc và chứng cứ sao chép lại, thuật lại; chứng cứ buộc tội và gỡ tội. Để thu thập các chứng cứ này một cách đầy đủ chính xác thì yêu cầu Điều tra viên phải áp dụng nhiều biện pháp để thu thập như:
Thứ nhất: Sử dụng phương pháp tác động tâm lý bị can, việc sử dụng
phương pháp này giúp Điều tra viên nắm bắt một cách kịp thời, chính xác về tâm lý của bị can, nhất là các đặc điểm tâm lý có tính chất chi phối đến hoạt động khai báo của bị can, trên cơ sở đó giúp bị can thông thoáng hơn về suy nghĩ, đồng thời khai báo cụ thể để khai thác được chứng cứ trong trong quá trình phạm tội của họ.
Thứ hai: Sử dụng phương pháp giải thích, thuyết phục, việc sử dụng phương pháp này nhằm mục đích thay đổi hoặc tạo nên những quan điểm, thái độ của bị can, tạo sự lôi kéo bị can có thể thành khẩn khai báo các nội dung và nguồn chứng cứ. Tuy nhiên để xử dụng tốt phương pháp này thì cần nắm rõ phương pháp tác động tâm lý bị can và phải nghiên cứu hồ sơ một cách kỹ càng mới có thể đạt hiệu quả cao.
Thứ ba: Sử dụng phương pháp truyền đạt thông tin, có nghĩa là đưa ra các
thông báo về những thông tin liên quan đến việc phạm tội, hành vi phạm tội cũng như các sự kiện, sự việc khác có liên quan đến quá trình điều tra vụ án, nhằm làm xuất hiện các cảm xúc hay thay đổi thái độ của bị can, giúp bị can nhận ra là quá trình phạm tội của mình đã được phơi bày ra pháp luật, từ đó khai báo chi tiết và cụ thể, từ đó có thể thu thập được thêm các chứng cứ khác.
Ngoài ra, trong quá trình hỏi cung, không cần các phương pháp nào cũng có thể có được thêm các chứng cứ, vì trong quá trình hỏi cung thì bị can có thể đưa ra những tài liệu, chứng cứ có liên quan đến vụ án vì đó là một trong các quyền của bị can.
Chứng cứ trong hỏi cung bị can là một trong những nguồn cung cấp chứng cứ được quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự vì thế chứng cứ từ hoạt động hỏi cung bị can cũng có đầy đủ các giá trị pháp lý để phục vụ cho giải quyết vụ án hình sự, khoản 2 Điều 64 Bộ luật Tố tụng hình sự có quy định “ Chứng cứ được
xác định bằng: Vật chứng; lời khai của người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người bị bắt, người bị tạm giam, tạm giữ, bị can, bị cáo;…”. Ngoài ra những chứng cứ đó phải
phù hợp với các chứng cứ khác của vụ án, đồng thời trong quá trình hỏi cung bị can để thu thập chứng cứ phải tiến hành lập biên bản theo đúng quy định của pháp luật có như thế để các chứng cứ được thu thập trong quá trình hỏi cung bị can mới hoàn thiện về bản chất pháp lý của nó.
Việc hỏi cung bị can để thu thập được những chứng cứ có liên quan đến vụ án, từ đó ta thấy được việc hỏi cung có vai trò và ý nghĩa rất lớn trong việc thu thập chứng cứ:
Thứ nhất: Trong chứng cứ liên quan đến vụ án thì có rất nhiều loại chứng cứ, việc hỏi cung bị can góp phần thu thập cùng lúc nhiều loại chứng cứ của vụ án từ hữu hình đến vô hình, buộc tội đến gỡ tội….Những chứng cứ có liên quan đến những chứng cứ khác cũng như những chứng cứ để xác định đồng phạm trong vụ án.
Thứ hai: Hỏi cung có vai trò xác định vị trí, và ý nghĩa của từng loại chứng
cứ, giúp cho việc thu thập chứng cứ trong quá trình phạm tội của bị can diễn ra một cách nhanh chóng, vì những chứng cứ này chỉ có bị can là người hiểu rõ nhất về nguồn gốc cũng như sự tồn tại của nó trong vụ án.
VD: Trong vụ án cướp tiệm vàng Ngọc Bích xảy ra ngày ngày 24 tháng 8 năm 2011 trên địa bàn xã Thanh Lâm, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang thì nhờ vào quá trình hỏi cung đối với bị can Lê Văn Luyện mà Cơ quan điều tra mới có
thể thu thập được nhiều chứng cứ mà luyện giấu ở nhiều nơi khác nhau như hung khí, vàng…trong vụ cướp.
Thứ ba: Từ việc hỏi cung, thông qua trả lời của bị can, bằng các biện pháp
nghiệp vụ mà từ đó Cơ quan điều tra có thể xác định về độ chính xác của các chứng cứ đã thu thập được trong các hoạt động khác của quá trình điều tra.
1.2.1.2 Là yếu tố giúp xác định cấu thành tội phạm của người phạm tội
Theo khoa học luật hình sự, thì cấu thành tội phạm có rất nhiều định nghĩa như: cấu thành tội phạm là hệ thống các dấu hiệu khác quan và chủ quan được
quy định trong pháp luật hình sự đặc trưng cho hành vi nguy hiểm cho xã hội là tội phạm 10 hoặc cấu thành tội phạm là tổng hợp những dấu hiệu pháp lý đặc trưng không thể thiếu của một hành vi gây nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm. Tuy nhiên dù với các định nghĩa nào thì đều có một điểm chung về cấu thành tội phạm là hệ thống các dấu hiệu có tính đặc trưng cho hành vi bị coi là tội phạm. Do vậy có thể hiểu khái niệm cấu thành tội phạm như sau:
“ Cấu thành tội phạm là tổng hợp những dấu hiệu chung có tính đặc trưng
cho một loại tội phạm cụ thể được quy định trong luật hình sự 11 ”.
Cấu thành tội phạm là nội dung rất quan trọng trong xét xử vụ án hình sự, là phương hướng để định tội người phạm tội. Trong đó, cấu thành tội phạm được xác định thông qua nhiều giai đoạn trong tố tụng hình sự để có thể xác định được.Vì thế ở hoạt động hỏi cung bị can thì có vai trò không nhỏ trong cấu xác định cấu thành tội phạm đối với người phạm tội. Những đấu hiệu cấu thành tội phạm mà thông qua việc hỏi cung có thể xác định được gốm có:
Thứ nhất: Mặt khách quan của tội phạm lànhững biểu hiện bên ngoài của tội phạm như hành vi nguy hiểm cho xã hội, hậu quả nguy hiểm cho xã hội, mỗi quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả..., thông qua hỏi cung thì có thể xác định được hành vi của bị can có đủ để cấu thành trong một tội nào đó được quy trong pháp luật hình sự không, như có nhiều quy định về tội giết người, nhưng để xác định họ giết người được quy định cụ thể trong điều luật nào thì cần phải xác
10
Võ Khánh Vinh, Giáo trình luật hình sự Việt Nam (phần chung), Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2005, tr.143
11
định hành vi của họ, việc để xác định hành vi của họ phải thông qua hỏi cung mới có thể xác định một cách chính xác và cụ thể hơn.
Thứ hai: Mặt khác thể từ việc hỏi cung bị can mà ta có thể biết được những
quan hệ xã hội mà bị can đã xâm hại hoặc đe dọa gây thiệt hại, xác định được mục đích của bị can trong việc phạm tội, chẵn hạn như vụ án của Đoàn Hoàng Trung và các đồng phạm được xét xử ngày 21 tháng 7 năm 2014 tại TAND TP.HCM thì từ lời khai của bị can Đoàn Hoàng Trung trong lúc hỏi cung mới có thể biết được mục đích của Trung và đồng bọn đứng trước nhà bà Nguyễn Thị Hồng Vân là để đợi bà này về để cướp giỏ xách và dây chuyền vàng (quan hệ tài sản) của bà này.
Thứ ba: Về mặt chủ thể quá trình hỏi cung chính là biện pháp tốt nhất để
xác định chính xác lại lý lịch của bị can một cách rõ ràng nhất, đồng thời việc hỏi cung giúp xác định chủ thể này thuộc các trường hợp nào khi phạm tội, thuộc quy định của pháp luật hình sự, ví dụ như khi phạm tội người đó ở độ tuổi nào, tình trạng năng lực trách nhiệm hình sự như thế nào….từ đó mới có xác định cấu thành tội phạm chính xác, để áp dụng tội danh cụ thể cũng như hình phạt trong xét xử vụ án.
Thứ tư: Về mặt chủ quan của tội phạm, mặt này khó có thể khai thác ở cách
hoạt động khác của quá trình điều tra, mà chỉ có thể khai thác thông qua quá trình hỏi cung, vì thông qua hỏi cung Điều tra viên có thể trực tiếp biết được là bị can gây án trong tình thế nào, vì mặt chủ quan là nói về lỗi trong phạm tội của bị can, từ lời trả lời của bị can mà có thể biết được đó là lỗi trực tiếp hay gián tiếp, cố ý hay vô ý….ví dụ như cùng một hành vi là làm chết người nhưng thông qua hỏi cung thì có thể biết được người đó cố ý hay vô ý giết người, từ đó quá trình xét xử vụ án sẽ tốt hơn, tránh xử oan sai, làm oan người vô tội.
Hỏi cung bị can có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xác định cấu thành tội phạm, việc hỏi cung là đặt ra những câu hỏi cụ thể từ các diễn biến, cách thức, và kết quả của quá trình phạm tội, thông qua các câu hỏi này bị can trình những câu trả lời trên một cách chi tiết và rõ ràng nhất về phạm tội của mình, vì thế có thể xác định các yếu tố cấu thành tội phạm một cách dễ dàng thông qua hỏi cung.
Đồng thời, thông qua hoạt động hỏi cung bị can để xác định cấu thành tội phạm là tuân thủ ngiêm ngặt các quy định về trình tự giải quyết vụ án trong tố tụng hình sự, nâng cao vai trò nguyên tắc pháp chế trong hoạt động này.
1.2.2 Ý nghĩa của hỏi cung bị can đối với quá trình xét xử vụ án hình sự
1.2.2.1 Là yếu tố để người tiến hành tố tụng có thể trực tiếp xác định lại tình tiết vụ án để có hướng xử lý được chính xác và khách quan
Hỏi cung bị can là tài liệu phản ánh nội dung, các chi tiết và kết quả của quá trình điều tra.
Trong quá trình hỏi cung bị can, những diễn biến, nội dung của quá trình hỏi cung được ghi chép và lập biên bản một cách cụ thể trong biên bản hỏi cung và được lập theo các trình tự, thủ tục được quy định cụ thể trong bộ luật tố tụng hình sự, vì thế, thông qua biên bản hỏi cung mà người tiến hành tố tụng trong giai đoạn xét xử có thể biết được diễn biên cũng như nội dung của quá trình hỏi cung có đúng theo pháp luật hay không, từ đó có thể đưa ra các phương hướng giải quyết tốt nhất để giúp ích cho xét xử vụ án chính xác. Ngoài ra hỏi cung bị can cũng là một phần trong các kết quả của quá trình điều tra đem lại, từ những tình tiết về thời gian, nội dung, chứng cứ…trong quá trình phạm tội.
Nội dung hỏi cung bị can được xử dụng như một cơ sở để người tiến hành tố tụng có thể xác định lại sự thật vụ án một cách chính xác.
Theo đó, trước tiên là đối với Kiểm sát viên, khi lập một bản cáo trạng để định tội người phạm tội thì trước tiên phải xác định vụ án một cách chính xác về sự thật của vụ án, để xác định sự thật vấn đề vụ án thì phải thông qua biên bản hỏi cung bị can và các tài liệu chứng cứ khác, vì để lập một bản cáo trạng thì cần phải căn cứ vào kết luận điều tra và những lời khai của những người trong vụ án.
Tiếp theo, đối với thành phần hội đồng xét xử, các chủ thể gồm Thẩm phán và Hội thẩm có thể thông qua biên bản hỏi cung bị can để nhận định về tính chính xác của vụ án. Thẩm phán thông qua biên bản hỏi cung còn những vấn đề vướng mắc trong vụ án, hay có nghi ngờ về sự chính xác trong về lời khai của bị can hoặc các nội dung mà Điều tra viên ghi trong biên bản hỏi cung mà có thể đặt ra những
câu hỏi, nội dung nhằm xác thực lại sự thật trong lời khai của bị can cũng như sự thật trong biên bản hỏi cung. Vì Tòa án phải có trách nhiệm xác định sự thật của vụ án được quy định tại Điều 10 Bộ luật Tố tụng hình sự.
Nội dung hỏi cung bị can là phương hướng, nội dung để các chủ thể tranh luận tại phiên tòa.
Trong phần tranh luận tại phiên tòa, nội dung trong hỏi cung bị can được sử