Thực trạng vướng mắc pháp lý ảnh hưởng đến sự tham gia của ngườ

Một phần của tài liệu hoạt động hỏi cung bị can và những tác động của hoạt động hỏi cung bị can đến quá trình xét xử vụ án hình sự (Trang 71 - 73)

người bào chữa trong hỏi cung bị can.

Những vướng mắc pháp lý ảnh hưởng đến sự tham gia của người bào chữa trong hỏi cung bị can.

Thứ nhất: Những quy định pháp luật dẫn đến sự tham gia của người bào

chữa bị hạn chế trong hỏi cung bị can

Đầu tiên, tại điểm a khoản 2 Điều 58 Bộ luật tố tụng hình sự thì người bào chữa có quyền “Có mặt khi lấy lời khai của người bị tạm giữ, khi hỏi cung bị can”. Đây là quyền của người bào chữa, vì thế không quy định trách nhiệm của

Cơ quan điều tra bắt buộc phải có người bào chữa mới được hỏi cung, do đó Cơ quan điều tra sẽ tiến hành hỏi cung cho dù không có người bào chữa.

Kế tiếp, theo điểm b khoản 2 điều 58 “Đề nghị Cơ quan điều tra báo trước

về thời gian và địa điểm hỏi cung bị can để có mặt khi hỏi cung bị can”. Quy định

này cũng là quyền của người bào chữa và đồng thời quy định này cũng không bắt buộc Cơ quan điều tra phải thực hiện, vì thế người bào chữa sẽ không biết được thời gian và địa điểm để có thể tham gia vào lúc hỏi cung nếu Cơ quan điều tra không chịu thông báo.

Đồng thời, Tại khoản 2, Điều 49 Bộ luật Tố tụng hình sự “Bị can có quyền

tự….. bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa”. Tuy nhiên, tại Điều 131, Bộ luật

Tố tụng hình sự “việc hỏi cung bị can phải do Điều tra viên tiến hành ngay sau

khi có quyết định khởi tố bị can” . Hai quy định này trái chiều với nhau, vì thế có

hay không việc tham gia của người bào chữa thì hoạt động hỏi cung vẫn diễn ra khi Điều tra viên đã đọc quyết định khởi tố

Thứ hai: Theo điểm a khoản 1 Điều 58 quy định về việc hỏi bị can trong

lúc tham gia hỏi cung của người bào chữa là “Nếu được Điều tra viên đồng ý, thì

được hỏi…”. Với quy định này, thì có thể thấy được sự chuyên quyền của Điều tra

người bào chữa, làm ảnh hưởng đến vai trò của người bào chữa khi tham gia vào hỏi cung, không giúp ích được cho bị can, sự tham gia của người bào chữa có chăng chỉ là giúp hoàn thiện các thủ tục chứ không có ý nghĩa về mặt nội dung.

Giải pháp nhằm nâng cao vai trò cũng như sự tham gia của người bào chữa vào hoạt động hỏi cung bị can.

Thứ nhất: Cần phải có quy định bắt buộc Điều tra viên phải thông báo rõ

nội dung, địa điểm, thời gian tiến hành hỏi cung bị can để luật sư có thể tham gia hỏi cung bị can. Theo đó sẽ sữa đổi điểm b khoản 2 điều 58 như sau: “Cơ quan

điều tra phải báo trước về thời gian và địa điểm hỏi cung bị can để người bào chữa có mặt đúng thời gian và địa điểm khi tiến hành hỏi cung”

Thứ hai: Bỏ phần nội dung ở điểm a khoản 2 Điều 58 về quyền của người bào chữa “Có mặt khi lấy lời khai của người bị tạm giữ, khi hỏi cung bị can”.

Thay vào đó quy định ở khoản 3 Điều 58 về nghĩa vụ của người bào chữa là “Phải

có mặt khi cơ quan Điều tra thông báo về thời gian và địa điểm hỏi cung bị can, nếu không có mặt thì cơ quan điều tra sẽ không tiến hành hỏi cung, đồng thời hủy tư cách bào chữa của người bào chữa nếu không có lý do chính đáng và tiến hành thay thế người bào chữa khác để giải quyết vụ án nhanh chóng”

Thứ ba: Bảo đảm sự bình đẳng của Điều tra viên và người bào chữa trong quá trình hỏi cung bị can. Theo đó, bỏ đoạn “nếu Điều tra viên đồng ý thì được hỏi người bị tạm giữ, bị can…”. Thay vào đó quy định “được hỏi người bị tạm giữ, bị can khi cần thiết…”.

Đối với các nội dung này, nếu thực hiện tốt thì sẽ bảo đảm nâng cao sự tham gia của người bào chữa vào hoạt động hỏi cung bị can, giúp bị can có thể có người bào chữa, thực hiện tốt quyền bào chữa của bị can được quy định tại Điều 31 Hiến pháp và Điều 49 của Bộ luật tố tụng hình sự. Ngoài ra, bảo đảm sự bình đẳng của các chủ thể (giữa Điều tra viên và người bào chữa) khi tham gia vào hỏi cung bị can, tránh việc Điều tra viên chuyên quyền, đồng thời giúp cho việc giải quyết vụ án không bị chậm trễ.

3.2.1.3 Thực trạng pháp lý ảnh hưởng đến quyền im lặng của bị can trong quá trình hỏi cungvà giải pháp khắc phục.

Một phần của tài liệu hoạt động hỏi cung bị can và những tác động của hoạt động hỏi cung bị can đến quá trình xét xử vụ án hình sự (Trang 71 - 73)