Tác động của hỏi cung bị can đến ý nghĩa của Thẩm phán và Hộ

Một phần của tài liệu hoạt động hỏi cung bị can và những tác động của hoạt động hỏi cung bị can đến quá trình xét xử vụ án hình sự (Trang 58 - 60)

thẩm nhân dân trong xét xử vụ án hình sự.

Thẩm phán là người tiến hành điều khiển phiên tòa, vì thế để điều khiển phiên tòa tốt nhất thẩm phán phải tiến hành làm rõ tất cả các nội dung vướng mắc trong phiên tòa, những nội dung trong hỏi cung bị can hay các nội dung có liên quan khác. Thông qua các nội dung được làm rõ này, Thẩm phán cho cho tiến hành những nội dung tiếp theo để giải quyết vụ án.

Thẩm phán là người đại diện cho nhà nước để xét xử một người có tội, các nội dung xét xử của Thẩm phán phải tuân theo pháp luật, vì thế để đưa ra kết tội cho bị cáo, Thẩm phán phải có các căn cứ, tình tiết phù hợp với những quy định của pháp luật về tội trạng trong những tình tiết đó. Vì thế, Thẩm phán phải dựa vào các tình tiết trong hỏi cung bị can, sau đó tiến hành xác định tình tiết đó tại phiên tòa để làm căn cứ định tội cho bị can.

Một trong những quan điểm của nền tư pháp ở nước ta là sự có mặt của đại diện nhân dân tham gia vào quá trình xét xử. Theo đó, Hội thẩm nhân dân là những người được chọn trong một phiên tòa xét xử là đại diện cho nhân nhân, vì thế việc lựa chọn người trong thành phần Hội thẩm để phù hợp với từng loại tội phạm là rất quan trọng. Để có thể lựa chọn Hội thẩm phù hợp với từng vụ án, Tòa án sẽ nghiên cứu các hồ sơ có liên quan đến bị can để có thể yêu cầu Hội đồng nhân dân đề cử những người phù hợp làm Hội thẩm trong vụ án đó. Việc nghiên cứu của Tòa án phải dựa trên các nội dung trong quá trình điều tra của Cơ quan điều tra, trong đó hỏi cung bị can là nội dung nghiên cứu mật thiết nhất để lựa chọn Hội thẩm, vì thông qua hoạt động hỏi cung có thể xác định được bị can là người thế nào, thuộc trường hợp, thành phần nào trong xã hội (ví dụ sinh viên, học sinh…) cũng như tâm tư, suy nghĩ của bị can trong quá trình phạm tội (ví dụ người chưa thành niên phạm tội…) để có thể lựa chọn Hội thẩm phù hợp. Do đó, hỏi cung bị can tác động đến việc chọn Hội thẩm cho phiên tòa.

Ngoài ra, Hội thẩm tham gia vào phiên tòa còn có ý nghĩa bảo đảm việc xét xử vụ án được diễn ra trên hai cơ sở là lý và tình. Thông qua nội dung trong hỏi cung bị can, nó tác động đến tâm lý của Hội thẩm trong quá trình xét xử, khi đó Hội thẩm sẽ có những ý kiến để Thẩm phán đưa ra những quyết định về hình phạt phù hợp hơn với vụ án dựa trên phương diện tình cảm. Ví dụ như cùng với một tội danh giết người quy định ở Điều 93 Bộ luật hình sự, nhưng trong quá trình hỏi cung, một bị cáo khai là giết người do người đó nhìn mình với ánh mắt khiêu khích, còn vụ án khác thì bị cáo khai giết người đó do người đó đánh cha, mẹ mình… Thì cùng với tội danh giết người nhưng khi xét xử, những nội dung trong hỏi cung như vậy sẽ tác động đến tâm lý Hội thẩm, từ đó sẽ đưa ra những ý kiến để Thẩm phán đưa ra hình phạt cho người ở tình huống giết người thứ hai nhẹ hơn

tình huống giết người thứ nhất. Do đó, hỏi cung sẽ tác động đến ý nghĩa của Hội thẩm trong phiên tòa là việc xử lý vụ án phải có tình.

Một phần của tài liệu hoạt động hỏi cung bị can và những tác động của hoạt động hỏi cung bị can đến quá trình xét xử vụ án hình sự (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)