xử vụ án
2.2.1 Tác động của hỏi cung đến chủ thể trong thành phần Hội đồng xét xử xử
Ở nước ta Tòa án là cơ quan duy nhất được Hiến pháp quy định có nhiệm vụ xét xử vụ án, các vụ tranh chấp trong xã hội. Và theo quy định của pháp luật Tòa án sẽ thực hiện chức năng xét xử của mình thông qua các Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân. Theo đó Thẩm phán có thể được hiểu là: “Người được bổ nhiệm
theo quy định của pháp luật để làm nhiệm vụ xét xử vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án 26”. Thẩm phán có vai trò rất quan trọng trong
quá trình tố tụng hình sự, là người điều khiển và đưa ra các quyết định trong phiên tòa. Vì tính chất quan trọng, vai trò cũng như trách nhiệm của mình nên Thẩm phán khi xét xử vụ án cần thận trọng trong các quyết định. Do đó khi xét Thẩm phán chịu sự tác động từ yếu tố chất lượng, nội dung đến tinh thần các hoạt động của cơ quan tư pháp, trách nhiệm của cơ quan và cán bộ tư pháp trong công tác điều tra, bắt, giam, giữ, truy tố 27.
Việc xuất hiện Hội thẩm nhân dân ngoài mục đích để tham gia xét xử vụ án mà còn thể hiện sự dân chủ của pháp luật Việt Nam. Theo quy định Hội thẩm nhân dân được hiểu là: “Người được bầu theo quy định của pháp luật để làm nhiệm vụ
xét xử những vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án 28”.Hội thẩm nhân dân là người
kiêm nhiệm giữ nhiệm vụ xét xử không chuyên do đó phải chịu sự phân công của Chánh án tòa án nơi được bầu – theo Điều 32 Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm tòa án nhân dân 2002. Tuy chịu sự phân công của Tòa án nhưng khi xét xử thì quyền hạn của Hội thẩm là ngang với Thẩm phán. Do đó Hội thẩm nhân dân có quyền tham gia vào việc nghiên cứu hồ sơ, có quyền từ chối tham gia Hội đồng xét xử, đề nghị Thẩm phán đưa ra các quyết định cần thiết thuộc thẩm quyền, tham
26
Pháp lệnh 02/2002/PL-UBTVQH11, Về Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân, Điều 1, Khoản 1.
27
Nguyễn Ngọc Đạt, Luận văn tốt nghiệp cử nhân Luật, Một số vấn đề về Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân, tr 23, Khóa 31,Trường Đại Học Cần Thơ, Cần Thơ 2009.
28
gia xét hỏi vụ án, thảo luận và tranh luận, tham gia đưa ra ý kiến trong quyết định của Hội đồng xét xử
2.1.1.1 Những nội dung trong việc xét xử của Thẩm phán và Hội Thẩm nhân dân có liên quan đến hỏi cung bị can.
Do tính chất là cùng nằm trong Hội đồng xét xử, cho nên những nội dung trong hỏi cung bị can có liên quan đến Thẩm phán và hội thẩm cũng có phần giống nhau:
Đối với Thẩm phán, những nội dung trong xét xử của Thẩm phán có liên quan đến nội dung trong hỏi cung bị can gồm có: Đề nghị kiểm sát viên công bố bản cáo trạng, hỏi những người tham gia tố tụng, dừng thủ thục hỏi tại phiên tòa, nghị án và tuyên án.
Đối với Hội thẩm, những nội dung trong hỏi cung bị can có liên quan đến các nội dung mà Hội thẩm tham gia trong quá trình xét cử vụ án gồm có: Việc hỏi tại phiên tòa, nghị án, nghị án.
2.2.1.2 Tác động của hỏi cung bị can đến những nội dung mà Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân tham gia.
Theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự, thì trước khi đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm hồ sơ vụ án được thu thập theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự do Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát thực hiện, Thẩm phán hoàn toàn không được tham gia, chứng kiến các hoạt động điều tra, thu thập tài liệu của Cơ quan điều tra. Do đó việc nghiên cứu hồ sơ vụ án, các nội dung điều tra (trong đó có hỏi cung bị can) là vô cùng quan trọng. Mục đích của việc nghiên cứu hồ sơ vụ án không chỉ để ra một trong các quyết định quy định tại khoản 2 Điều 176 Bộ luật tố tụng hình sự, mà còn phát hiện những vi phạm trong hoạt động tố tụng của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, và nếu vụ án được đưa ra xét xử thì đó còn là tập tài liệu để Thẩm phán chủ toạ phiên toà sử dụng trong quá trình xét xử 29.
Một hồ sơ vụ án hình sự hoàn chỉnh phải đầy đủ các tài liệu mà theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự các cơ quan tiến hành tố tụng phải thu thập và
29
Đinh Văn Quế, Một số vấn đề cần chú ý khi xét xử, Tòa án nhân dân tối cao,
http://www.toaan.gov.vn/portal/page/portal/tandtc/Baiviet?p_page_id=1754190&p_cateid=1751909&articl e_details=1&item_id=14079353, [ truy cập 8/10/2014]
được lưu trong hồ sơ vụ án. Vì thế, trong hồ sơ vụ án phải có biên bản hỏi cung bị can để Thẩm phán có thể kiểm tra và nghiên cứu.
Biên bản hỏi cung bị can tác động đến việc Thẩm phán có quyết định đưa vụ án ra xét xử hay không và quyết định đến nội dung đưa vụ án ra xét xử. tại khoản 1 Điều 178 có quy định về quyết định đưa vụ án ra xét xử phải ghi rõ họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh, nghề nghiệp, nơi cư trú của bị cáo. Phần này chính là nội dung trong hỏi cung bị can.
Bản cáo trạng là là nội dung tích lũy từ quá trình điều tra (tác động từ hỏi cung bị can). Vì thế, việc Thẩm phán đề nghị Kiểm sát viên công bố bản cáo trạng cũng là việc công bố một số nội dung trong quá trình điều tra của Cơ quan điều tra.
Cả Thẩm phán và Hội thẩm, trong quá trình xét xử vụ án đều phải dựa theo các tình tiết trong biên bản hỏi cung bị can để xét hỏi làm rõ các vấn đề chưa hiểu trong hỏi cung, đồng thời dựa vào hỏi cung để đặt ra những câu hỏi cho các chủ thể khác trong những nội dung có liên quan để làm rõ vấn đề.
Thẩm phán và Hội thẩm phải nhìn nhận rõ các nội dung mà các chủ thể tham gia xét xử tiến hành tranh luận tại phiên tòa, những vấn đề tranh luận thường liên quan đến các chi tiết trong vụ án, vì thế việc nhìn nhận là để xét xử một cách khách quan, phù hợp với tội danh mà bị cáo sẽ nhận, thông qua các tình tiết đó.
Trong việc đưa ra hình phạt cụ thể cho bị cáo, Thẩm phán và Hội thẩm phải dựa vào các tình tiết trong hỏi cung để xác định mức hình phạt, đồng thời phải chịu tác động từ bản cáo trạng của Viện kiểm sát (bản cáo trạng chịu tác động của hỏi cung bị can) để giới hạn xét xử cũng như giới hạn hình phạt đưa ra