Các vướng mắc ảnh hưởng đến quyền im lặng của bị can trong hoạt động hỏi cung hiện nay.
Thứ nhất: Theo điểm c Khoản 2 Điều 49 Bị can có quyền “trình bày lời khai”. Có nghĩa đây là quyền của bị can, và đã là quyền thì bị can có quyền không
thực hiện. Tuy nhiên, tại điểm b khoản 2 Điều 208 của Bộ luật tố tụng hình sự lại quy định chỉ được công bố những lời khai tại cơ quan điều tra trong trường hợp
“người được xét hỏi không khai tại phiên tòa”.Có thể hiểu bị can phải khai tại Cơ
quan điều tra, bởi nếu không khai tại giai đoạn này và ở phiên tòa cũng không khai thì Hội đồng xét xử sẽ không có gì để công bố cả.
Thứ hai: Tại khoản 2, Điều 49 Bộ luật Tố tụng hình sự, bị can có các
quyền: “Được biết mình bị khởi tố về tội gì; được giải thích về quyền và nghĩa vụ;
… tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa”. Xét trên điều luật này, bị can có
thể chờ luật sư của mình có mặt, rồi mới trả lời các câu hỏi của Cơ quan điều tra. Tuy nhiên, tại Điều 131 Bộ luật Tố tụng hình sự “việc hỏi cung bị can phải do Điều tra viên tiến hành ngay sau khi có quyết định khởi tố bị can”. Có nghĩa là bị
can phải trả lời hỏi cung ngay khi Điều tra viên đã đọc xong quyết định khởi tố, không được im lặng dù không có sự tham gia của người bào chữa.
Thứ ba: Tại đoạn 2 điều 10 Bộ luật tố tụng hình sự quy định: “Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng. Bị can, bị cáo có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội”. Có nghĩa là bị can
không có nghĩa vụ phải khai báo. Tuy nhiên tại điểm quy khoản 2 điều 46 bộ luật hình sự về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự lại quy định “Người phạm
tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải”. Việc quy định như vậy là bắt buộc bị
can phải khai báo, nếu không thì sẽ bị quy vô là ngoan cố, không thành khẩn khai báo, không được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.
Thứ tư: Tại điều 71 BLTTHS quy định “người bị bắt, tạm giữ trình bày về những tình tiết liên quan đến vụ việc họ bị nghi thực hiện phạm tội” và khoản 1
là một dấu hiệu mới, gián tiếp quy định ép buộc nghĩa vụ khai báo hành vi phạm tội của bị can trong hỏi cung.
Thứ năm: Tại điều 132 quy định về biên bản hỏi cung bị can. Theo đó, trong biên bản hỏi cung bị can thì phải có nội dung mới có thể lập biên bản và ký tên. Từ biên bản hỏi cung bị can mới có thể thực hiện các bước tiếp theo của tố tụng hình sự (như lập bản cáo trạng). Vì thế, nếu bị can không khai gì trong khi hỏi cung thì việc lập biên bản không được tiến hành từ đó các nội dung tố tụng khác cũng không được tiến hành vì thế bắt buộc bị can phải khai mới có thể lập biên bản hỏi cung, để tiến hành các hoạt động khác. Vì thế, việc bị can phải khai báo như vậy sẽ không bảo đảm được quyền im lặng của bị can.
Giải pháp nhằm bảo đảm thực hiện quyền im lặng của bị can trong hoạt động hỏi cung.
Luật hóa quyền im lặng của bị can một cách chi tiết, cụ thể bằng một điều luật33. Trước khi hỏi cung bị can, Điều tra viên có nhiệm vụ thông báo cho bị can biết rằng “Ông(bà) có quyền giữ im lặng và từ chối trả lời câu hỏi. Bất cứ điều gì
ông(bà) nói cũng sẽ được dùng để chống lại ông(bà) trước tòa. Ông(bà) có quyền có luật sư trước khi khai báo với Cơ quan điều tra, và luật sư sẽ hiện diện khi ông(bà) bị các Điều tra viên hỏi cung. Nếu ông(bà) không thể tìm được luật sư, ông(bà) sẽ được cung cấp một luật sư trước khi trả lời các câu hỏi. Ông(bà) có thể trả lời câu hỏi khi không có luật sư, nhưng ông(bà) vẫn có quyền ngừng trả lời bất cứ lúc nào, đợi đến khi có sự hiện diện của luật sư mới phải trả lời tiếp” và
việc thông báo này phải được lập biên bản và có chữ ký của các chủ thể tham gia. Việc luật hóa quyền im lặng của bị can có những tác đụng sau:
Thứ nhất: Áp dụng quyền im lặng của bị can là để thực thi quyền được bào
chữa của họ được quy định trong Hiến pháp. Theo đó tại điều 31 Hiến pháp 2013 quy định: “Người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa”. Vì khi áp dụng quyền
im lặng, thì bị can sẽ có quyền chờ đến khi có sự tham gia của luật sư vào qua trình
33
Võ Thị Kim Oanh, Luật hóa quyền im lặng để giảm chống oan sai, Đại học luật Thành phố Hồ Chí Minh.
hỏi cung, vì thế khi đã có luật sư thì bị can đã đảm bảo được mình có người bào chữa và thực hiện quyền bào chữa của mình
Thứ hai: Việc ghi nhận quyền im lặng của nghi can là để nâng cao vị thế,
vai trò của luật sư trong các vụ án hình sự. Vì chỉ khi có luật sư mới có thể tiến hành hỏi cung bị can, nếu không có luật sư bị can có quyền không khai.
Thứ ba: Việc luật hóa quyền im lặng sẽ nâng cao tin thần, trách nhiệm
chứng minh tội phạm của cơ quan tố tụng, tránh được oan sai…..vì hiện nay cơ quan tố tụng coi trọng việc lấy lời khai của bị can, bị cáo hơn là việc thu thập, đánh giá chứng cứ khác nên dẫn đến nhiều trường hợp oan sai. Có nhiều vụ án công tác điều tra, truy tố, xét xử được tiến hành hời hợt, các cơ quan tố tụng chỉ dựa vào lời khai của bị can ở giai đoạn điều tra để đưa ra phán quyết. Mà nhiều khi lời khai của bị can ở giai đoạn điều tra sai sự thật vì bị mớm cung, ép cung, dùng nhục hình. Vì thế, khi bị can có quyền được im lặng, thì các cơ quan tố tụng sẽ tích cực hơn trong các công tác để chứng minh tội phạm một cách thuyết phục nhất, không còn trọng cung hơn trọng chứng.
Chẳng hạn, vụ ông Nguyễn Thanh Chấn bị oan, chúng ta thấy rằng Cơ quan điều làm sai, kéo theo VKS làm sai và cuối cùng tòa cũng phán quyết sai. Theo đó, các cơ quan tố tụng đã làm việc một cách chủ quan, chỉ dựa vào lời khai được ghi nhận trong kết luận điều tra để truy tố, xét xử mà không xem xét thấu đáo đến các bằng chứng, lập luận mà luật sư, bị cáo đã trình bày tại phiên tòa.
Thứ tư: Áp dụng quyền im lặng của nghi can không phải là tạo thêm rào cản
cho quá trình điều tra, truy tố, xét xử. Thời gian qua, nhiều ý kiến cho rằng áp dụng quyền im lặng sẽ gây cản trở cho quá trình điều tra, truy tố, xét xử. Lý do này không thỏa đáng. Nguyên tắc của pháp luật hình sự là bị can không có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ để chống lại chính mình, việc chứng minh tội phạm thuộc trách nhiệm của các cơ quan tố tụng. Do đó ý kiến cho rằng áp dụng quyền im lặng sẽ gây cản trở cho quá trình điều tra, truy tố, xét xử là một quan điểm hoàn toàn trái với nguyên tắc cơ bản trên. Hơn nữa, pháp luật đã quy định khai báo trung thực là một tình tiết giảm nhẹ hình phạt. Đương nhiên nghi can sẽ có những cân nhắc trong việc khai báo để hưởng được sự khoan hồng.
Thứ năm: Việc áp dụng quyền im lặng sẽ thể hiện xu hướng tiện bộ trong tố
tụng hình sự34. Vì hầu hết các nước trên thế giới đã và đang áp dụng quyền im lặng. Theo đó, đặc điểm, tính chất của tội phạm hình sự thì nơi đâu trên thế giới này cũng giống nhau; chúng ta không thể tìm ra cái đặc thù riêng để từ chối áp dụng quyền im lặng. Các nước trên thế giới đã áp dụng quyền im lặng từ lâu và cho đến nay vẫn duy trì thì chắc chắn rằng bản thân việc áp dụng quyền im lặng đã mang lại nhiều cái hay, cái tốt để chúng ta học hỏi.