Ảnh hưởng đến kết quả xét xử phiên tòa phúc thẩm

Một phần của tài liệu hoạt động hỏi cung bị can và những tác động của hoạt động hỏi cung bị can đến quá trình xét xử vụ án hình sự (Trang 53 - 56)

Xét xử phúc thẩm là việc Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ án hoặc xét lại quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm mà bản án, quyết định sơ thẩm đối với vụ án đó chưa có hiệu lục pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị 25.

24

Phạm Văn Beo, Giáo trình luật hình sự Việt Nam 1, Nxb Đại học Cần Thơ, Cần Thơ, 2009, tr.392.

25

Mạc Giáng Châu, Nguyễn Chí Hiếu: Giáo trình luật Tố tụng hình sự Việt Nam phần hai, Nxb Đại học Cần Thơ, Cần Thơ 2010, tr. 59.

Việc xét xử sơ thẩm là xét xử lần đầu tiên, vì vậy không phải bất cứ trường hợp nào các bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm đều chính xác, khách quan và hợp pháp. Do vậy, hoạt động xét xử phúc thẩm khi được thực hiện có nhiệm vụ tìm kiếm và chỉnh sữa những sai lầm, thiếu sót của Tòa án cấp sơ thẩm thể hiện trong bản án, hoặc quyết định sơ thẩm.

Cũng giống như xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm phải dựa vào nhiều nội dung, tài liệu của Cơ quan điều tra cung cấp trong quá trình điều tra. Vì thế, các quyết định của Hội đồng xét xử trong phiên tòa phúc thẩm cũng sẽ chịu sự tác động của quá trình điều tra.

Tác động của hỏi cung bị can đến việc sửa bản án và hủy bản án sơ thẩm xử trong phiên tòa phúc thẩm.

Tác động cảu hỏi cung bị can đến việc sửa bản án sơ thẩm trong phiên tòa phúc thẩm.

Đối với việc sủa bản án sơ thẩm thì Tòa cấp phúc thẩm phải tuân theo các nguyên tác trong Điều 249 Bộ luật tố tụng hình sự. tại khoản 2 Điều này, có quy định “ Nếu có căn cứ, Tòa án cấp phúc thẩm có thể giảm hình phạt….”. Điều này có nghĩa là để tiến hành sửa bản án sơ thẩm thì tòa cấp phúc thẩm phải dựa vào các căn cứ, vậy để có các căn cứ, thì tòa cấp phúc thẩm phải dựa vào nhiều nội dung khác nhau, trong đó căn cứ để thay sửa bản án có lẽ nằm phần nhiều trong hỏi cung bị can, vì thông qua các hoạt động trong hỏi cung bị can, mà tòa cấp phúc thẩm sẽ được xác định lại các tình tiết vụ án mà ở cấp sơ thẩm có thể chưa làm rõ và chính xác nhất, nếu xét thấy các tình tiết trong vụ án mà quyết định của tòa cấp sơ thẩm không phù hợp với tội danh cũng như hình phạt thì tòa cấp phúc thẩm sẽ sửa bản án sơ thẩm.

Tác động của hỏi cung bị can đến việc hủy bản án sơ thẩm

Thứ nhất: Quy định tại Điều 250 Bộ luật tố tụng hình sự về việc hủy bản án

sơ thẩm để điều tra lại hoặc xét xử lại. Việc hủy bản án như thế này có tác động rất lớn từ nội dung trong hỏi cung bị can là vì:

Đầu tiên, thông qua các nội dung trong hỏi cung bị can, tòa cấp phúc thẩm nhận thấy là các nội dung này đầy đủ để có thể định tội bị cáo, đồng thời thời các

nội dung này tòa phúc thẩm cũng không thể bổ sung được, vì thế tòa sẽ tiến hành hủy bản án sơ thẩm và điều tra lại, đây là quy định tại khoảng 1 Điều 250

Tiếp theo, tại điểm a khoản 2 Điều 250 có quy định về tòa cấp phúc thẩm sẽ hủy bản án sơ thẩm để xét xử lại khi “thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm không

đúng luật định hoặc có vi phạm nghiêm trọng khác về thủ tục tố tụng”.

Hoạt động hỏi cung bị can là một trong những hoạt động ngoài việc khai thác các tình tiết, nội dung, chứng cứ của vụ án còn làm việc để xác định chủ thể, nhân thân của người phạm tội. Vì thế, thông qua hỏi cung bị can, tòa phúc thẩm sẽ xác định được nhân thân của bị cáo, từ nhân thân này tòa sẽ biết được thành phần hội đồng xét xử ở cấp sơ thẩm có quan hệ về nhân thân với bị cáo hay không, nếu có quan hệ nhân thân thì hoạt động xét xử ở giai đoạn sơ thẩm sẽ không được khác quan, vì thế tòa cấp phúc thẩm sẽ hủy bản án sơ thẩm và xét xử lại.

Thông qua các nội dung trong hỏi cung bị can, tòa cấp phúc thẩm sẽ tiến hành hỏi bị cáo tại phiên tòa các nội dung trong hỏi cung có phù hợp với những gì bị cáo đã khai không, nếu xét thấy các nội dung trong hỏi cung bị can không được logic và thủ tục hỏi cung có sự sai sót nghiêm trọng thì tòa cấp phúc thẩm sẽ tiến hành hủy bản án và điều tra lại. Ví dụ, ở một số vụ án, Điều tra viên tiến hành hỏi cung, các nội dung trong hỏi cung bị làm sai lệch và không logic, nhưng tòa cấp sơ thẩm không nhận ra mà vẫn xét xử, khi bị cáo kháng cáo lên cấp phúc thẩm, thì thông qua các nội dung hỏi cung đó mà tòa cấp phúc thẩm nhìn nhận thấy sự sai sót trong hoạt động điều tra của Cơ quan điều tra.

Kế tiếp, Thông qua các nội dung trong hỏi cung bị can, tòa án cấp phúc thẩm nhận thấy, những hành vi, tình tiết trong vụ án là đủ căn cứ để kết tội bị cáo, nhưng ở giai đoạn xét xử sơ thẩm thì tòa sơ thẩm tuyên bố không có tội, tòa án cấp phúc thẩm sẽ tiến hành hủy bản án và xét xử lại. Điều này được quy định tại điểm b, khoản 2 Điều 250.

Thứ hai: Tác động của hỏi cung bị can đến việc hủy bản án sơ thẩm và đình

chỉ điều tra, được quy định tại Điều 251 Bộ luật tố tụng hình sự.

Thông qua các nội dung trong hỏi cung bị can, thì sẽ xác định được những nội dung, tình tiết, mà xét thấy những nội dung tình tiết này không thể hiện sự việc phạm tội hoặc không đủ các căn cứ để cấu thành tội phạm, do đó việc mà tòa cấp

sơ thẩm đưa ra một bản án cho bị cáo là sai, vì thế tòa cấp phúc thẩm sẽ hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ điều tra.

Một phần của tài liệu hoạt động hỏi cung bị can và những tác động của hoạt động hỏi cung bị can đến quá trình xét xử vụ án hình sự (Trang 53 - 56)