Những tác động của hỏi cung bị can đến bản cáo trạng

Một phần của tài liệu hoạt động hỏi cung bị can và những tác động của hoạt động hỏi cung bị can đến quá trình xét xử vụ án hình sự (Trang 34 - 41)

Bản cáo trạng là một văn bản tố tụng hình sự do Viện kiểm sát đưa ra dựa trên các nghiên cứu hồ sơ vụ án hình sự và bản kết luận điều tra. Bản cáo trạng có ý nghĩa buộc tội bị can về những hành vi cụ thể vi phạm những quy định trong Bộ luật hình sự12, đồng thời bản cáo trạng cũng là căn cứ pháp lý để Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử.

12

Mạc Giáng Châu, Nguyễn Chí Hiếu: Giáo trình luật Tố tụng hình sự Việt Nam phần hai, Nxb Đại học Cần Thơ, Cần Thơ 2010, tr. 30

Bản cáo trạng lập nên phải tuân theo những quy định về nội dung và hình thức tại điều 167 Bộ luật tố tụng hình sự 2003. Cụ thể nội dung trong bản cáo trạng được chia làm hai phẩn:

Phần một mô tả trình bày bản chất của sự việc: Ngày, giờ, tháng, năm, địa điểm xảy ra tội phạm; thủ đọan, mục đích, hậu quả của tội phạm và những tình tiết quan trọng khác; những chứng cứ xác định tội trạng của bị can, những tình tiết tăng nặng và tình tiết giảm nhẹ; nhân thân của bị can và mọi tình tiết khác có ý nghĩa đối với vụ án.

Phần hai kết luận ghi rõ tội danh và điều khoản Bộ luật hình sự cần áp dụng.

Những tác động của hỏi cung bị can đến những nội dung được ghi trong bản cáo trạng.

Bản cáo trạng là tổng hợp những nội dung, dựa trên các căn cứ pháp luật, căn cứ quyết định khởi tố vụ án và các nội dung trong quá trình điều tra để có thể lập nên. Đối với các nội dung trên, thì bản cáo trạng dựa theo các nội dung trong quá trình điều tra là rất nhiều, vì thế tác động từ quá trình điều tra lên bản cáo trang là rất lớn, theo đó “Việc truy tố và làm cáo trạng miễn tố, đình chỉ điều tra

hoặc tạm đình chỉ điều tra, dy lý vụ án (nói chung đối với các loại án) đều do Viện kiểm sát quyết định và chịu trách nhiệm, Viện kiểm sát cần nghiên cứu kỹ hồ sơ và các ý kiến đề xuất của cơ quan Công an trước khi quyết định 13”.Mà trong nội dung điều tra, hỏi cung bị can là nội dung được xác định là có tác động mạnh mẽ nhất lên tất cả các nội dung trong bản cáo trạng của Viện kiểm sát.

Tác động của hỏi cung bị can đến chủ thể bị truy tố trong bản cáo trạng của Viện kiểm sát.

Việc xác định chủ thể phạm tội để làm nên cáo trạng là rất quan trọng, vì việc xác định chủ thể này ảnh hưởng đến toàn bộ các hoạt động tiếp theo của quá trình giải quyết vụ án hình sự, nếu việc xác định đúng chủ thể thì sẽ giúp cho vụ án mau được giải quyết, ngược lại nếu việc xác định sai chủ thể, làm cho việc truy tố chủ thể trong bản cáo trạng sai thì sẽ gây ra hậu quả rất nghiêm trọng. Vì thế

13

Thông tư liên tịch 01/1984/TTLT – VKSNNTC – BNV, về quan hệ giữa hai nghành kiểm sát và công an trong công tác điều tra và kiểm sát điều tra, khoản 4.

việc xác định chủ thể trong vụ án để lập nên một bản cáo trạng là việc mà Viện kiểm sát phải xem xét một loạt vấn là đề, nội dung liên quan đến nhau, từ đó mới có thể đưa ra những kết luận để đưa đúng chủ thể phạm tội vào bản cáo trạng. Hỏi cung bị can tác động đến những vấn đề liên quan đến chủ thể trong bản cáo trạng như sau:

Thứ nhất: Cơ quan điều tra sẽ tiến hành các hoạt động điều tra, trong đó có

hỏi cung bị can, thông qua hoạt động hỏi cung bị can Cơ quan điều tra sẽ xác định những nội dung mà chủ thể đó khai nhận có đúng với các nội dung khác trong quá trình điều tra hay không, từ đó mới đưa ra một bản kết luận điều tra và Viện kiểm sát sẽ dựa theo bản kết luận điều tra để lập bản cáo trạng, đây là một chuỗi logic các sự việc để đi đến thành lập một bản cáo trạng, nếu mất đi một phần nào đó trong chuỗi các hoạt động này thì sẽ làm cho việc truy tố sai chủ thể, đây là nội dung đảm bảo các quy trình tố tụng diễn ra theo trình tự, thủ tục được quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự. Từ đó cho thấy hỏi cung bị can tác động đến trình tự để có thể xác định chủ thể để đưa vào bản cáo trạng.

Thứ hai: Để xác định chủ thể trong bản cáo trạng, Viện kiểm sát sẽ tiến

hành nghiên cứu các nội dung của bản kết luận điều tra, mà trong đó sẽ chú ý nhiều nhất vào biên bản hỏi cung bị can, vì thông qua biên bản hỏi cung bị can, Viện kiểm sát sẽ xác minh lại toàn bộ các chi tiết, lời khai của người bị hỏi cung, từ những chi tiết này mà có thể xem xét có phù hợp với các nội dung khác trong quá trình điều tra hay không. Thực tế ở một số vụ án vẫn có tình trạng nhận tội dùm cho người khác, tuy nhiên thông qua hoạt động hỏi cung bị can thì những tình tiết có sự sai lệch với nhau và từ đó đã bị phát hiện là không đúng chủ thể phạm tội.

VD: Vụ án của Đỗ Hùng Long và Nguyễn Đông Hòa ở Bà Rịa – Vũng Tàu, theo đó trước Cơ quan điều tra, Đỗ Hùng Long khai nhận chính mình là người lái xe gây cái chết anh Hà Minh Công, Cơ quan điều tra đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và tiến hành các hoạt động điều tra, sau đó đưa ra bản kết luận điều tra. Tuy nhiên, dựa vào các lời khai của Long tại Cơ quan điều tra, dựa vào biên bản hỏi cung bị can, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thấy có những nội dung không không phù hợp với vụ án, do đó tiến hành trả hồ sơ điều tra

lại, thông qua quá trình điều tra lại Long khai nhận là Nguyễn Đông Hòa mới đúng là người gây tai nạn, do vì thương bạn nên Long nhận tội dùm.

Tác động của hỏi cung bị can đến thời gian, địa điểm phạm tội được ghi trongbảncáo trạng.

Việc xác định thời gian, địa điểm gây ra việc phạm tội là việc cũng rất quan trọng, ngoài xác định thời gian, địa điểm phạm tội, thông qua địa điểm đó mà có thể có thêm những chứng cứ, hoặc thông qua thời gian có thể có những hình thức đưa ra các hình phạt khác nhau, trong bản cáo trạng cũng thế, việc xác định thời gian, địa điểm phạm tội có ý nghĩa quan trọng đến các nội dung khác trong bản cáo trạng như căn cứ để xác định tội trạng, những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trong bản cáo trạng, kết luận bản cáo trạng…

Việc xác định thời gian, địa điểm phạm tội không phải lúc nào cũng dễ dàng, vì một số lý do nào đó mà cơ quan điều tra không thể xác định thời gian, địa điểm của phạm tội gây ra, chẳng hạn trong các vụ án giết người, cơ quan điều tra gặp khó trong việc xác định thời gian một cách chính xác vì cơ quan giám định chỉ có thể xác định nạn nhân chết từ khoản thời gian nào đến thời gian nào mà không thể xác định một cách cụ thể, ngoài ra việc xác định địa điểm phạm tội cũng rất khó, vì không phải địa điểm nào tìm thấy thi thể người bị hại đều là địa điểm phạm tội, mà trong quá trình gây ra tội phạm thì người phạm tội có thể di dời đến nơi khác. Trong bản cáo trạng cần xác định thời gian, địa điểm chính xác, để có thể đưa ra những mức truy tố hình phạt đúng đối với chủ thể phạm tội

Thời gian, địa điểm phạm tội trong biên bản hỏi cung bị can cũng chính là thời gian, địa điểm được phạm tội được ghi trong bản cáo trạng vì bản cáo trạng phải dựa vào bản kết luận điều tra. Ví dụ như vụ án của Nguyễn Phương Uyên về tội Tuyên truyền chống phá Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam, theo đó Uyên trong quá trình hỏi cung, Uyên khai nhận các thời gian, địa điểm của để thực hiện việc chống phá nhà nước của mình, và các thời gian, địa điểm này sau khi được nghiên cứu và xác định độ xác thật, thì Viện kiểm sát đã đưa vào bản cáo trạng dành cho Uyên

Ngoài ra, có một điều đánh chú ý thì trong bản cáo trạng, sau khi nêu một thời gian, địa điểm cụ thể về quá trình phạm tội của người phạm tội thì ở phần

dưới có ghi một dòng ghi chú là về lời của bị can, trong biên bản nào và có đánh số cụ thể về biên bản đó. Để làm rõ nội dung này ta tiếp tục quay lại vụ án của Nguyễn Phương Uyên. Trong biên bản của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Long An có đoạn “ Vào tháng 4 và tháng 5/2012, qua trang mạng Facebook Nguyễn Phương Uyên đã làm quen với Nguyễn Thiện Thành……” thì dưới đoạn này có

một đoạn khác ghi “lời khai của Uyên, bút lục số 738-742, biên bản hỏi cung bị

can, bút lục 1428-1431, người làm chứng Nguyễn Thị Thanh Hòa, bút lục 1668- 1671 14”. Từ đây cho ta thấy tác động của hỏi cung bị can vào bản cáo trạng là

trực tiếp, không những ghi thời gian bản cáo trạng, mà còn xác định nội dung về thời gian một cách chi tiết được lấy từ biên bản hỏi cung bị can.

Tác động của hỏi cung bị can đến những thủ đoạn, mục đích, hậu quả, động cơ phạm tội và những tình tiết có liên quan đến vụ án được ghi trong bản cáo trạng.

Cũng giống như việc xác định chủ thể, thời gian, địa điểm thì việc xác định thủ đoạn, mục đích, hậu quả động cơ phạm tội và những tình tiết có liên quan đến vụ án là điều cần thiết và quan trọng trong bản cáo trạng, việc xác định nội dung này ảnh hưởng trực tiếp đến những nội dung tiếp theo của quá trình xét xử, chẵng hạn như dựa vào mục đích của người phạm tội mới có thể xác định được tội danh cho phù hợp, ngoài ra việc xác định và ghi những nội dung trên vào bản cáo trạng cũng là định hướng cho quá trình tranh luận tại phiên tòa.

Đối với những thủ đoạn, mục đích, hậu quả, động cơ phạm tội và những tình tiết liên quan đến vụ án, muốn được áp dụng vào bản cáo trạng thì cần phải thông qua nhiều quá trình để làm rõ như: hỏi cung bị can, giám định pháp y, hỏi người làm chứng…..Tuy nhiên, ở một số vụ án không phải lúc nào cũng có đầy đủ những chủ thể trên hoặc những nội dung giám định một cách rõ ràng nhất. Nhưng những nội dung này bị can là người nắm rõ tất cả, là người trực tiếp phạm tội nên để xác định những nội dung trên một cách chi tiết cần thông qua quá trình hỏi cung, đồng thời việc thông qua các nội dung hỏi cung là việc làm cần phải có nếu muốn xác định các nội dung trên trong bản cáo trạng, vì đó là một trình tự bắt buộc cơ quan tiến hành tố tụng phải tuân theo.Vì thế, đối vời những nội dung trên,

14

bản cáo trạng của Viện kiểm sát chịu sự tác động của hỏi cung bị can từ vấn đề thủ tục cho đến nội dung.

Tác động của hỏi cung bị can đến các chứng cứ được đưa vào bản cáo trạng.

Trong bản cáo trạng, có rất nhiều loại chứng cứ được đưa vào từ các nguồn khác nhau, sử dụng chứng cứ trong phải xác định những chứng cứ quan trọng đối với vụ án, xác định chứng cứ buộc tội đối với người phạm tội, xác định chứng cứ để thay đổi tội danh, xác định chứng cứ để thay đổi khung hình phạt đối với bị can, bị cáo và xác định chứng cứ để chứng minh động cơ, mục đích, vị trí, vai trò bị cáo trong vụ án có đồng phạm 15. Vì thế, việc xác định những loại chứng cứ này rất phức tạp, đòi hỏi phải thông qua nhiều nội dung để có thể xác định, trong các nội dung để xác định chứng cứ thì hỏi cung bị can là một nội dung có tác động lớn trong việc xác định chứng cứ để thành lập bản cáo trạng.

Hỏi cung bị can là một trong những nguồn cung cấp chứng cứ cho cơ quan điều tra, từ đó, thông qua các nội dung hoạt động của cơ quan điều tra để xác định các chứng cứ từ nguồn hỏi cung bị can, nếu thấy hợp lý Viện kiểm sát sẽ đưa những chứng cứ này vào bản cáo trạng.

Ngoài ra, từ những chứng cứ đã thu thập được trong các hoạt động khác của quá trình điều tra, để xác định lại những chứng cứ này có đúng với nội dung vụ án hay không, thì Cơ quan điều tra sẽ tiến hành các hoạt động để xác định, trong đó có hoạt động hỏi cung bị can. Từ hoạt động hỏi cung bị can cùng kết luận của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát sẽ tiến hành nghiên cứu hồ sơ của hai nội dung này, xem có liên hệ mật thiết và phù hợp với nhau hay không, thì mới xác định để đưa chứng cứ vào bản cáo trạng.

Tác động của hỏi cung bị can đến căn cứ để xác định tội trạng trong bản cáo trạng.

Nội dung để xác định tội trạng hướng vào chứng cứ xác thực đã qua thẩm tra của Cơ quan điều tra, trên cơ sở đó tập trung phân tích, đánh giá chứng cứ, viện

15

Nguyễn Hữu Hậu, Về kỹ năng xây dựng và trình bày bản luận tội, Tạp chí kiểm sát số 02 ngày 17/08/2014

dẫn chứng cứ để chứng minh tội trạng bị cáo, đánh giá tính chất, mức độ, tác hại của hành vi phạm tội, phương pháp, thủ đoạn phạm tội, động cơ, mục đích phạm tội cùng với hậu quả thiệt hại, nguyên nhân, điều kiện phạm tội, vai trò trách nhiệm của bị cáo (và của đồng phạm nếu có). Và như đã phân tích tác động của hỏi cung bị can đến những căn cứ để xác định tội trạng ở trên, vì thế việc xác định tội trạng phải dựa vào những căn cứ mà đã chịu tác động lớn từ hỏi cung bị can, vì thế tội trạng trong bản cáo trạng cũng sẽ chịu tác động của nội dung hỏi cung bị can.

Tác động của hỏi cung bị can đến phần kết luận bản cáo trạng.

Phần kết luận của bản cáo trạng là tổng hợp lại một số nội dung về chủ thể trong bản cáo trạng như họ tên, độ tuổi, nghề nghiệp, nhân thân, các tiền án tiền sự và quyết định truy tố tội danh nào trong bộ luật hình sự, những nội dung này cũng được nghiên cứu thông qua những nội dung trong bản hỏi cung bị can về chủ thể và căn cứ truy tố, vì thế có thể thấy nội dung trong phần kết luận của bản cáo trạng chịu ảnh hưởng của hỏi cung bị can, vì đã phân tích cụ thể ở những nội dung trên nên tác giả không phân tích ở ở nội dung này nữa, chúng ta có thể xem lại ở những nội dung trên.

Tác động của hỏi cung bị can đến ý nghĩa của bản cáo trạng.

Bản cáo trạng có ý nghĩa là thể hiện quyền công tố được Nhà nước giao cho Viện kiểm sát, là lời luận tội dành cho các chủ thể vi phạm vào các quy định của Bộ luật hình sự. Để bảo vệ các quan điểm luận tội của mình, Viện kiểm sát phải đưa ra những nội dung có đủ tính thuyết phục, vì thế, những nội dung trong hỏi cung bị can được đưa vào vì cung cấp đầy đủ về chủ thể, tình tiết, và chứng cứ của quá trình phạm tội.

Ngoài ra, bản cáo trạng là một văn bản thể hiện nguyên tắc công khai trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, những nội dung chưa được công bố trong các giai đoạn khác thì sẽ được đưa vào công bố trong bản cáo trạng, nội dung trong

Một phần của tài liệu hoạt động hỏi cung bị can và những tác động của hoạt động hỏi cung bị can đến quá trình xét xử vụ án hình sự (Trang 34 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)