Ảnh hưởng đến kết quả xét xử phiên tòa sơ thẩm

Một phần của tài liệu hoạt động hỏi cung bị can và những tác động của hoạt động hỏi cung bị can đến quá trình xét xử vụ án hình sự (Trang 52 - 53)

Xét xử sơ thẩm vụ án là một giai đoạn của quá trình tố tụng hình sự trong đó Tòa án có thẩm quyền sau khi xem xét hồ sơ vụ án lần đầu tiên đưa vụ án ra xét xử. Mục đích của xét xử vụ án là xem xét toàn diện vụ án, theo quy định của pháp luật nhằm xác định hành vi tội phạm, người thực hiện hành vi phạm tội và những tình tiết có liên quan đến vụ án, trên cơ sở đó định tội, đưa ra bản án và quyết định hình phạt đối với những nội dung có trong vụ án.

Tác động của hỏi cung bị can đến kết quả xét xử tại phiên tòa sơ thẩm.

Về định một tội danh cho bị cáo, theo các quy định của pháp luật Tố tụng hình sự thì Tòa án khi xem xét để đi đến tuyên bị cáo một tội nào đó thì phải dựa theo các kết quả điều tra, các chứng cứ và những tình tiết trong vụ án. Những nội dung để đưa ra kết quả của buổi xét xử có liên hệ một cách mật thiết với những nội dung trong hỏi cung bị can.

Thứ nhất: Tòa án khi xét xử sẽ bị một giới hạn nhất định. Theo quy định tại

Điều 196 Bộ luật Tố tụng hình sự thì “Tòa án chỉ xét xử những bị cáo và những hành vi theo tội danh mà Viện kiểm sát truy tố và Tòa án đã quyết định đưa ra xét xử. Toà án có thể xét xử bị cáo theo khoản khác với khoản mà Viện kiểm sát đã truy tố trong cùng một điều luật hoặc về một tội khác bằng hoặc nhẹ hơn tội mà Viện kiểm sát đã truy tố”, theo đó:

Toà án không được kết án bị cáo về một tội phạm khác (tội danh khác) nặng hơn tội danh mà Viện kiểm sát truy tố. Ví dụ: Viện kiểm sát truy tố bị cáo về tội cố ý gây thương tích, thì Toà án không được kết án bị cáo về tội giết người. Nhưng Toà án án lại có quyền kết án bị cáo về tội bằng hoặc nhẹ hơn tội danh mà Viện kiểm sát đã truy tố. Ví dụ: Viện kiểm sát truy tố bị cáo về tội giết người, Toà án có thể kết án bị cáo về tội cố ý gây thương tích hoăc tội vô ý làm chết người. Tương tự như vậy, Toà án có thể kết án bị cáo theo điều khoản khác với điều

khoản mà Viện kiểm sát truy tố trong cùng một điều luật. Tuy nhiên, Toà án không chỉ kết án bị cáo theo điều khoản của Bộ luật hình sự nhẹ hơn với điều khoản mà Viện kiểm sát truy tố trong cùng một điều luật, mà còn có thể kết án bị cáo về điều khoản nặng hơn với điều khoản mà Viện kiểm sát truy tố trong cùng một điều luật. Đối với các nội dung mà Viện kiểm sát đưa vào bản cáo trạng để truy tố thì như đã phân tích, đều chịu tác động từ hỏi cung bị can, vì thế giới hạn xét xử cũng bị tác động từ hỏi cung bị can.

Thứ hai: Ngoài áp dụng giới hạn xét xử trong vụ án, khi muốn làm rõ

những nội dung về hành vi để xác định cấu thành tội phạm cho bị cáo thì tòa phải nghiên cứ các nội dung trong vụ án, và để làm rõ các nội dung này, trong phiên tòa Hội đồng xét xử sẽ áp dụng những nội dung trong hỏi cung bị can để làm sáng tỏa thông qua việc hỏi tại phiên tòa, các chủ thể khi tranh luận cũng phải dựa vào nội dung hỏi cung bị can.

Về hình phạt dành cho bị cáo, việc quyết định hình phạt là giai đoạn quan trọng nhất của hoạt động xét xử tại Tòa án, bởi vì chỉ khi quyết định một hình phạt đúng pháp luật, công bằng và hợp lý thì mục đích của hình phạt mới đạt được. Vì thể, để có được một hình phạt đúng đắn và hiệu quả cao, khi quyết định hình phạt, Tòa án không chỉ tuân theo các nguyên tắc quyết định hình phạt mà còn dựa trên những căn cứ quyết định hình phạt 24. Những căn cứ quyết định hình phạt gồm có các quy định của Bộ luật hình sự, tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự. Ở những căn cứ quyết định hình phạt này, ngoài nội dung các quy định của Bộ luật hình sự, thì để có được những nội dung còn lại, thì thông qua hoạt động điều tra mà cụ thể là hỏi cung bị can để có thể làm rõ những nỗi dung trên.

Một phần của tài liệu hoạt động hỏi cung bị can và những tác động của hoạt động hỏi cung bị can đến quá trình xét xử vụ án hình sự (Trang 52 - 53)