1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tác động của xuất nhập khẩu thương mại dầu thô lên cán cân tài khoản vãng lai tại các quốc gia đang phát triển ở châu á

86 378 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 86
Dung lượng 1,16 MB

Nội dung

Do đó, luận văn này nghiên cứu tác động của xuất nhập khẩu dầu thô lên cán cân tài khoản vãng lai tại 20 quốc gia đang phát triển ở châu Á, giai đoạn năm 1990 – 2015, đồng thời xem xét

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH

- -

LÊ THỊ NHƯ PHƯỢNG

TÁC ĐỘNG CỦA XUẤT NHẬP KHẨU THƯƠNG MẠI DẦU THÔ LÊN CÁN CÂN TÀI KHOẢN

VÃNG LAI TẠI CÁC QUỐC GIA ĐANG PHÁT

TRIỂN Ở CHÂU Á

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Tp Hồ Chí Minh – Năm 2016

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH

- -

LÊ THỊ NHƯ PHƯỢNG

TÁC ĐỘNG CỦA XUẤT NHẬP KHẨU THƯƠNG MẠI DẦU THÔ LÊN CÁN CÂN TÀI KHOẢN VÃNG LAI TẠI CÁC QUỐC GIA ĐANG PHÁT

TRIỂN Ở CHÂU Á

Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng

Mã số: 60340201

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS TS NGUYỄN THỊ NGỌC TRANG

Tp Hồ Chí Minh – Năm 2016

Trang 3

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng Tôi với sự giúp đỡ của Giảng viên hướng dẫn trên cơ sở tham khảo các tài liệu trong và ngoài nước được liệt kê đầy đủ trong luận văn Các số liệu thống kê là trung thực được lấy từ các nguồn đáng tin cậy, nội dung và kết quả nghiên cứu được nêu trong luận văn này chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào cho tới thời điểm hiện nay

Tp Hồ Chí Minh, ngày 26 tháng 10 năm 2016

Tác giả

Lê Thị Như Phượng

Trang 4

Trang phụ bìa

Lời cam đoan

Mục lục

Danh mục các từ viết tắt

Danh mục các bảng biểu

TÓM TẮT 1

CHƯƠNG 1 PHẦN MỞ ĐẦU 2

1.1 Lý do nghiên cứu 2

1.2 Vấn đề và phạm vi nghiên cứu 3

1.3 Mục tiêu nghiên cứu 3

1.4 Phương pháp nghiên cứu 4

1.5 Nội dung nghiên cứu 4

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY 5

2.1 Khung lý thuyết 5

2.1.1 Tài khoản vãng lai 5

2.1.2 Các nhân tố tác động đến cán cân tài khoản vãng lai 6

2.1.3 Phương pháp tiếp cận liên thời kỳ 8

2.1.4 Lý thuyết thâm hụt kép 11

2.1.5 Lý thuyết “nghịch lý của tiết kiệm” 14

2.2 Các kết quả nghiên cứu thực nghiệm 16

2.2.1.Mối tương quan giữa xuất nhập khẩu dầu thô đến tài khoản vãng lai 16

2.2.2 Vai trò của giao dịch xuất nhập khẩu dầu 19

Trang 5

3.1 Dữ liệu nghiên cứu 27

3.2 Mô hình thực nghiệm 28

3.3 Mô tả biến 30

3.4 Phương pháp ước lượng 33

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM 36

4.1 Thống kê mô tả và ma trận tương quan 36

4.2 Kết quả nghiên cứu 40

4.2.1 Kết quả nghiên cứu chính 40

4.2.2 Kiểm định tính vững của mô hình nghiên cứu 43

4.2.3 Kiểm định tính vững của mô hình nghiên cứu 43

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN 51

5.1 Kết quả nghiên cứu 51

5.2 Khuyến nghị 51

5.3 Hạn chế và hướng phát triển đề tài 52

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 53

PHỤ LỤC 55

Trang 6

Từ viết

FEM Fixed effect model Mô hình nhân tố cố định

GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội

GLS Generalized Least Squares Phương pháp bình phương nhỏ

nhất tổng quát GMM Generalized method of moments Phương pháp Moment tổng quát NFA Net Foreign Assets Tài sản ròng nước ngoài

OLS Ordinary least squares Phương pháp bình phương nhỏ

nhất REM Random effect model Mô hình nhân tố ngẫu nhiên

3SLS 3 – Stage Lest Squares Phương pháp bình phương nhỏ

nhất ba giai đoạn

VAR Vector Autoregressive Vector tự hồi quy

WDI World Development Indicates Chỉ tiêu phát triển thế giới

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Trang 7

Bảng 3.1: Chi tiết các quốc gia 27

Bảng 4.1 Thống kê mô tả 36

Bảng 4.2 Ma trận tương quan giai đoạn toàn mẫu 38

Bảng 4.3 Ma trận tương quan giai đoạn trước và sau khủng hoảng 39

Bảng 4.4 Kết quả ước lượng với xuất khẩu dầu thuần 41

Bảng 4.5 Kết quả ước lượng với xuất khẩu và nhập khẩu 41

Bảng 4.6 Kết quả ước lượng với xuất khẩu và nhập khẩu theo giai đoạn trước và sau khủng hoảng 43

Bảng 4.7 Kết quả ước lượng với xuất khẩu thuần theo toàn thời gian, giai đoạn trước và sau khủng hoảng 44

Bảng 4.8 Kết quả ước lượng với xuất khẩu và nhập khẩu theo toàn thời gian, giai đoạn trước và sau khủng hoảng 46

Bảng 4.9 Kết quả ước lượng với biến phụ thuộc là tỷ lệ tiết kiệm theo toàn thời gian, giai đoạn trước và sau khủng hoảng 47

Bảng 4.10 Kết quả ước lượng với biến phụ thuộc là tỷ lệ tiết kiệm theo toàn thời gian, giai đoạn trước và sau khủng hoảng 48

Trang 8

TÓM TẮT

Dầu thô là một loại nguyên liệu đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của mỗi quốc gia Trong đó, việc khai thác và xuất nhập khẩu dầu thô ảnh hưởng mạnh mẽ đến cán cân tài khoản vãng lai Do đó, luận văn này nghiên cứu tác động của xuất nhập khẩu dầu thô lên cán cân tài khoản vãng lai tại 20 quốc gia đang phát triển ở châu Á, giai đoạn năm 1990 – 2015, đồng thời xem xét sự khác biệt của mối quan hệ này giữa các nước xuất khẩu và nhập khẩu dầu, trong đó nhấn mạnh sự khác biệt giữa Việt Nam với các quốc gia đang phát triển trong khu vực Thêm vào đó, nghiên cứu cũng đo lường tính bền vững của tác động từ xuất nhập khẩu thương mại dầu thô lên cán cân tài khoản vãng lai giai đoạn trước và sau cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 Bằng cách sử dụng phương pháp ước lượng OLS với các mô hình OLS gộp (pooled OLS), mô hình nhân tố cố định (Fixed Effects Models, FEM) và mô hình nhân tố ngẫu nhiên (Random Effects models, REM), cũng như các kiểm định Hausman (so sánh mô hình FEM và REM) và kiểm định nhân tử Breusch – Pagan Lagrangian (so sánh mô hình REM và Pooled OLS), bài nghiên cứu tìm thấy xuất nhập khẩu thương mại dầu thô có một tác động đáng kể lên cán cân tài khoản vãng lai và tác động tích cực này chủ yếu là do nhân tố xuất khẩu dầu thô chứ không phải nhân tố nhập khẩu dầu Đặc biệt tác động này tại Việt Nam có xu hướng mạnh hơn so với các quốc gia khác Thêm vào đó, mối quan hệ giữa các biến đại diện cho xuất nhập khẩu dầu và cán cân tài khoản vãng lai trong bài nghiên cứu này là bền vững trong giai đoạn trước và sau cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008, điều này góp phần khẳng định mối quan hệ giữa xuất nhập khẩu dầu thô và cán cân tài khoản vãng lai

Từ khóa: Dầu thô, cán cân tài khoản vãng lai

Trang 9

CHƯƠNG 1 PHẦN MỞ ĐẦU

1.1 Lý do nghiên cứu

Một trong những nhiên liệu đầu vào quan trọng nhất trong quá trình sản xuất của một nền kinh tế hiện đại chính là Dầu thô (dầu mỏ), trong đó, 50% dầu mỏ dùng để sản xuất năng lượng điện và là nhiên liệu của tất cả các phương tiện giao thông phục vụ vận chuyển hàng hóa ra thị trường, 50% còn lại dùng cho hóa dầu để sản xuất các chất dẻo, dung môi, phân bón, nhựa đường, thuốc trừ sâu và nhiều sản phẩm khác Việc khai thác

và xuất khẩu dầu thô góp phần rất quan trọng cho sự ổn định và phát triển nền kinh tế quốc dân thời gian qua Do tầm quan trọng của dầu mà nhu cầu tiêu thụ dầu thô trên thế giới hàng năm tăng từ 1- 2%/năm song song với nhịp độ phát triển kinh tế kỹ thuật hiện nay Tuy nhiên, với nguồn cung đang dư thừa bởi sự bùng nổ của việc khai thác dầu thô

đá phiến bằng sự kiện các công ty năng lượng Mỹ sử dụng công nghệ khoan ngang và ép thủy lực để thu nguồn dầu thô từ các tầng đá phiến đã làm cho giá dầu thô giảm mạnh trong những năm gần đây, đặc biệt là giảm sâu tới mức 35 USD/thùng vào cuối năm

2015 Bên cạnh đó, nguồn cung dầu thô tăng và giá dầu giảm cũng làm giảm sự phụ thuộc của các quốc gia vào việc nhập khẩu dầu thô, dẫn đến giảm thâm hụt cán cân tài khoản

vãng lai của quốc gia đó

Trong nhiều đề tài nghiên cứu liên quan đến cán cân tài khoản vãng lai, đã có không ít bài phân tích về mối quan hệ này Morsé và các cộng sự (2012) đã kết luận rằng ranh giới giữa nguồn cung của dầu đá phiến và khí ga tự nhiên, kết hợp với sự tiếp tục cải tiến hiệu suất năng lượng có thể làm giảm tài khoản vãng lai của Mỹ đến 60% trong vòng

8 năm tới (trước năm 2020) Tương tự, Medlock và các cộng sự (2011) cũng đã có những đánh giá khả quan trong hàm ý của việc cách mạng khí ga tự nhiên cho triển vọng thương mại Mỹ

Tuy nhiên, những nghiên cứu liên quan đến ảnh hưởng của biến động xuất nhập khẩu dầu thô với thâm hụt cán cân tài khoản vãng lai trong bối cảnh kinh tế của các nước đang phát triển ở Châu Á còn rất ít Điều này một phần là do thiếu các dữ liệu đáng tin cậy và một phần do sự ít phụ thuộc vào dầu mỏ trong lịch sử của các nước này Một điều

Trang 10

đáng chú ý là Châu Á là thị trường tiêu thụ dầu mỏ lớn nhất thế giới: 26 triệu thùng/ngày, chiếm gần 30% thế giới và dự báo, nhu cầu tiêu thụ dầu thô tại Châu Á đến năm 2030 có thể đạt tới 42,6 triệu thùng/ngày, chiếm khoảng 38% thế giới Do đó, trên cơ sở phương pháp tiếp cận và cách thức nghiên cứu của các bài nghiên cứu trước đây, đồng thời bổ sung bài nghiên cứu theo phương pháp định lượng, góp phần đưa ra những tài liệu tham khảo có ý nghĩa thực tiễn cho các nhà hoạch định chính sách tác giả đã thực hiện nghiên

cứu đề tài: “Tác động của xuất nhập khẩu thương mại dầu thô lên cán cân tài khoản vãng lai tại các quốc gia đang phát triển ở Châu Á”

1.2 Vấn đề và phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu tập trung vào tìm hiểu tác động của xuất nhập khẩu thương mại dầu thô lên thâm hụt cán cân tài khoản vãng lai của 20 quốc gia đang phát triển Châu Á trong giai đoạn 1990 – 2015, đồng thời xem xét sự khác biệt của mối quan hệ này giữa các nước xuất khẩu và nhập khẩu dầu, trong đó nhấn mạnh sự khác biệt giữa Việt Nam với các quốc gia trong khu vực Thêm vào đó, nghiên cứu cũng đo lường tính bền vững tác động của xuất nhập khẩu thương mại dầu thô lên cán cân tài khoản vãng lai giai đoạn trước và sau cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 Từ đó tiến hành kiểm định mối quan hệ trên nhằm rút ra kết luận và những vấn đề còn tồn tại trong nền kinh tế các nước đang phát triển Châu Á

1.3 Mục tiêu nghiên cứu

Dựa vào những kết quả nghiên cứu trước đó, đặc biệt là nghiên cứu của Hillard G Huntington (2015), mục tiêu nghiên cứu trong bài này là:

Trong bối cảnh nền kinh tế 20 nước đang phát triển châu Á giai đoạn 1990 – 2015:

- Đo lường tác động của xuất nhập khẩu dầu thô lên thâm hụt tài khoản vãng lai

- Xem xét sự khác biệt về tác động của xuất nhập khẩu dầu thô lên thâm hụt tài khoản vãng lai tại các quốc gia xuất khẩu và nhập khẩu dầu Trong đó nhấn mạnh đến sự khác biệt giữa Việt Nam với các quốc gia khác trong khu vực

Trang 11

- Xem xét sự khác biệt về tác động của xuất nhập khẩu dầu thô lên thâm hụt tài khoản vãng lai tại các nước đang phát triển châu Á trong giai đoạn trước và sau cuộc khủng hoảng năm 2008

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu trên, tác giả sẽ thu thập dữ liệu từ 20 quốc gia đang phát triển Châu Á theo dữ liệu năm trong giai đoạn 1990 – 2015 Phương pháp nghiên cứu được sử dụng là kỹ thuật phân tích dữ liệu bảng sử dụng các phương pháp ước lượng bao gồm: Pooled OLS (Pooled Ordinary least squares), FEM (Fixed effect model), REM (Random effect model) và GMM (Generalized method of moments) hệ thống cũng như các kiểm định Hausman (so sánh mô hình FEM và REM) và kiểm định nhân tử Breusch – Pagan Lagrangian (so sánh mô hình REM và Pooled OLS)

1.5 Nội dung nghiên cứu

Cấu trúc của bài nghiên cứu gồm những phần quan trọng sau:

Chương 1: Tác giả đề cập lý do nghiên cứu, vấn đề và phạm vi nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu

Chương 2: Cơ sở lý thuyết và tổng quan những nghiên cứu trước đây Phần này trình bày sơ lược những nghiên cứu trước đây về vai trò của giao dịch dầu thô và cú sốc dầu tác động đến nền kinh tế và tác động của các giao dịch thương mại dầu thô lên thâm hụt tài khoản vãng lai

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Phần này trình bày về dữ liệu nghiên cứu, mô hình và phương pháp nghiên cứu

Chương 4: Nội dung và kết quả nghiên cứu Phần này trình bày kết quả hồi quy đạt được, kiểm định kết quả, phân tích kết quả và giải thích ý nghĩa

Chương 5: Kết luận các kết quả chính tìm thấy ở bài nghiên cứu, trình bày những

khuyến nghị, hạn chế và đề xuất các hướng nghiên cứu mới

Trang 12

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY

2.1 Khung lý thuyết

Trong phần này, tác giả sẽ trình bày lý thuyết về cán cân tài khoản vãng lai, các nhân tố tác động đến cán cân tài khoản vãng lai của một quốc gia nói chung, trong đó nhấn mạnh đến nhân tố xuất nhập khẩu dầu thô Tiếp theo trình bày phần lý thuyết “thâm hụt kép” liên quan đến việc sử dụng các biến trong mô hình và giải thích kết quả bài nghiên cứu và cuối cùng trình bày lý thuyết “Nghịch lý của tiết kiệm” được tác giả vận dụng trong bài nghiên cứu này

2.1.1 Tài khoản vãng lai

Theo giáo trình Tài chính quốc tế của GS.TS Trần Ngọc Thơ và các đồng nghiệp (2012), tài khoản vãng lai là thước đo rộng nhất của mậu dịch quốc tế về hàng hóa và dịch

vụ của một quốc gia Tài khoản vãng lai gồm các thành phần:

- Cán cân mậu dịch (Trade balance): giao dịch hàng hóa giữa các quốc gia là hoạt động mậu dịch lâu đời và tiêu biểu nhất cho các giao dịch kinh tế quốc tế Vì vậy, mà thành phần chủ yếu của tài khoản vãng lai được đặt một tên gọi riêng là cán cân mậu dịch dùng để đo lường giá trị giao dịch của hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa

- Cán cân dịch vụ: đo lường giá trị xuất khẩu và nhập khẩu dịch vụ giữa các nước Các giao dịch về dịch vụ quốc tế phổ biến nhất thường là dịch vụ ngân hàng, dịch vụ du lịch, hàng không và dịch vụ xây dựng của các công ty nội địa thực hiện ở nước ngoài Ở các quốc gia phát triển thì khoản mục này đã phát triển rất nhanh chóng trong suốt những thập niên vừa qua

- Thu nhập vãng lai chủ yếu thường đi kèm với những khoản đầu tư đã được thực hiện trong những thời kỳ trước đó

- Chuyển giao vãng lai (tổng các khoản cho, biếu tặng, viện trợ từ người di cư ra nước ngoài): khi nhận các khoản thanh toán phát sinh liên quan đến việc thay đổi quyền

sở hữu của một loại tài sản nào đó Tài sản thực hoặc tài sản tài chính Bất kỳ các giao

Trang 13

dịch nào có tính một chiều từ một quốc gia này với một quốc gia khác đều được phản ánh lên cán cân chuyển giao vãng lai

- Thông thường hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa chiếm tỷ trọng lớn trong cán cân tài khoản vãng lai của một quốc gia như đã mô tả ở trên cho nên cán cân mậu dịch đóng một vai trò quan trọng trong tài khoản vãng lai Tuy nhiên, ở các quốc gia công

nghiệp phát triển thì cán cân mậu dịch không quan trọng bằng cán cân dịch vụ

2.1.2 Các nhân tố tác động đến cán cân tài khoản vãng lai

Tài khoản vãng lai là thước đo rộng nhất của mậu dịch quốc tế về hàng hóa và dịch

vụ của một quốc gia Theo giáo trình Tài chính quốc tế của GS.TS Trần Ngọc Thơ và các đồng nghiệp (2012) và bài nghiên cứu của Mann (2002) thì tài khoản vãng lai là sự tương tác cân bằng tổng thể giữa nhiều yếu tố, trong đó những nhân tố được tác giả chọn để đưa vào bài nghiên cứu này như: thu nhập quốc dân, tiết kiệm (tỷ lệ dân số phụ thuộc), ngân sách chính phủ, độ mở cửa thương mại:

- Ảnh hưởng của thu nhập quốc dân theo lý thuyết giáo trình Tài chính quốc tế của

GS.TS Trần Ngọc Thơ và các đồng nghiệp (2012):

Nếu mức thu nhập của một quốc gia (thu nhập quốc dân) tăng theo một tỷ lệ cao hơn tỷ lệ tăng của các quốc gia khác, tài khoản vãng lai của quốc gia đó sẽ giảm nếu các yếu tố khác bằng nhau Do mức thu nhập thực tế (đã điều chỉnh do lạm phát) tăng, mức tiêu thụ của hàng hóa cũng tăng Một tỷ lệ tăng trong tiêu thụ hầu như sẽ phản ánh một mức cầu gia tăng đối với hàng hóa nước ngoài

- Ảnh hưởng của các nhân tố theo quan điểm Mann (2002):

+ Quan điểm trong nước dựa trên thu nhập quốc dân và sản lượng:

Cũng theo Mann (2002), các quan điểm đầu tiên về thâm hụt tài khoản vãng lai được dựa trên các tài khoản thu nhập quốc dân và sản lượng nội địa và cho thấy mô hình tiết kiệm và đầu tư nội địa được phản ánh trong cán cân thương mại và cán cân tài khoản vãng lai như thế nào Trong khuôn khổ tài khoản quốc gia, sản xuất nội địa trong một nền

Trang 14

kinh tế phải bằng chi tiêu cộng với cán cân thương mại Trong trường hợp thâm hụt thương mại, chi tiêu của một quốc gia sẽ vượt sản xuất trong nước

Tiết kiệm khu

vực tư nhân

trong nước

=+

Thâm hụt thương mại

=

= Đầu tư tư nhân +

+

Thâm hụt ngân sách chính phủ

Các tài khoản thu nhập quốc dân và tài khoản sản lượng có những điểm tương đồng, khi sản xuất bằng chi tiêu cũng ngụ ý rằng tiền tiết kiệm bằng đầu tư (S = I) Tiết kiệm có ba thành phần: tiết kiệm tư nhân (Sp) bao gồm tiết kiệm hộ gia đình và lợi nhuận doanh nghiệp; tiết kiệm khu vực công (T - G), và tiết kiệm nước ngoài, hay nghịch đảo của thâm hụt thương mại (M - X) Thay thế và kết hợp các thành phần theo nguồn và sử dụng các quỹ: Sp+ (M - X) = I + (G - T)

+ Quan điểm dựa trên thương mại quốc tế về hàng hoá và dịch vụ:

Quan điểm thứ hai trên tài khoản vãng lai là một quan điểm quốc tế dựa vào các yếu tố làm cơ sở cho các dòng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ Các quan điểm trước đó cho rằng người nước ngoài phản ứng lại một cách thụ động với những nhu cầu được phản ánh trong các tài khoản quốc gia Ví dụ, nếu một khoảng cách giữa tiết kiệm tư nhân thấp và đầu tư tư nhân cao trong nền kinh tế của Mỹ, các quan điểm đầu tiên dường như ngụ ý rằng các nhà đầu tư nước ngoài sẽ chỉ đơn giản là tiêu dùng ít hơn đồng thời tiết kiệm tăng và đầu tư tài chính vào nền kinh tế Mỹ Các quan điểm thứ hai, tập trung vào các lực lượng thúc đẩy dòng xuất khẩu và nhập khẩu, cung cấp một vai trò rõ ràng về nhu cầu nước ngoài đối với hàng hóa và dịch vụ Phương pháp thay thế này cho phép chúng ta kiểm tra tốc độ tăng trưởng GDP của thế giới và nội địa và tỷ giá hối đoái

có thể ảnh hưởng đến tài khoản vãng lai như thế nào Nó cũng cho phép chúng ta xem xét tác động về tài khoản thương mại và tài khoản vãng lai của các yếu tố cấu trúc như so sánh lợi thế và toàn cầu hóa (Mann, 2002)

Mỗi quan điểm là một góc nhìn riêng để thông qua đó phân tích cân bằng tổng thể Mỗi quan điểm liên quan đến một quyết định tập trung vào các biến hoặc các mối quan hệ

Trang 15

kinh tế nhất định và giảm dần hoặc thậm chí bỏ qua các biến và các mối quan hệ khác Mỗi quan điểm có thể hữu ích trong các tình huống hoặc khung thời gian nhất định Tóm lại, ba quan điểm đưa ra nhận định phù hợp và hỗ trợ lẫn nhau

- Mối quan hệ giữa giao dịch dầu thô và Thâm hụt tài khoản vãng lai:

Thông thường, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa chiếm tỷ trọng lớn trong cán cân tài khoản vãng lai của một quốc gia như đã trình bày ở trên và dầu thô là một trong những hàng hóa cơ bản của rỗ hàng hóa xuất nhập khẩu Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải Quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa cả nước trong quý I/2016 đạt 29,61 tỷ USD, trong đó, tổng trị giá xuất khẩu là 15,12 tỷ USD, tăng 49,7% và tổng trị giá nhập khẩu là 14,49 tỷ USD Dầu thô là 1 trong số 12 hàng hóa xuất khẩu chính và tính đến hết tháng 3/2016 lượng dầu thô xuất khẩu của cả nước đạt 1,82 triệu tấn (#498 triệu USD), chiếm 3,23% tổng giá trị xuất khẩu Do đó, giao dịch xuất nhập khẩu dầu thô của một quốc gia sẽ tác động đến cán cân thương mại và góp phần gây ra thâm hụt hoặc thặng

dư cán cân tài khoản vãng lai của quốc gia đó

2.1.3 Phương pháp tiếp cận liên thời kỳ

Phương pháp tiếp cận liên thời kỳ đi sâu hơn vào việc phân tích tác động của nhiều biến số tới thâm hụt tài khoản vãng lai Ưu điểm của phương pháp này là cho thấy những thay đổi của cán cân thương mại có thể phản ánh những nhân tố ảnh hưởng đến tình hình tiết kiệm và đầu tư quốc gia Điều này cho phép mô hình có thể mở rộng ra rất nhiều biến

số có thể tác động tiềm ẩn lên tài khoản vãng lai

Có rất nhiều bài nghiên cứu đề xuất phương pháp cận này và đã được tác giả thực hiện công trình nghiên cứu khoa học “Nhân tố tác động đến cán cân tài khoản vãng lai Việt Nam – Góc nhìn từ cách tiếp cận liên thời kỳ và hàm ý chính sách” năm 2013, tổng hợp như:

Phương pháp tiếp cận này được phát triển bởi Obstfeld và Rogoff (1994) Thực nghiệm các ứng dụng của mô hình liên thời kỳ đi theo hai hướng chính Một mặt, nhiều nghiên cứu cố gắng thiết lập bằng chứng ủng hộ mô hình cơ bản sử dụng các “chiến lược

Trang 16

kiểm định” khác nhau (different testing strategies) (Bergin & Sheffrin, 2000; Nason & Rogers, 2006) Mặt khác, một số bài viết đã xem xét các mối quan hệ dài hạn giữa cán cân vãng lai và các nhân tố vĩ mô cơ bản quyết định nó bằng cách áp dụng các kỹ thuật kinh tế lượng chuẩn (Debelle & Faruquee, 1996; Chinn & Prasad, 2003; Gruber & Kamin, 2005; Lucun Yang, 2011) Bài nghiên cứu của chúng tôi sẽ đi theo hướng thứ hai tương tự như những nghiên cứu này

Phương pháp tiếp cận liên thời kỳ xem xét tài khoản vãng lai như là sự khác biệt giữa tiết kiệm và đầu tư trong nước:

CA= S - I

và tập trung vào các yếu tố vĩ mô mà quyết định tới hai biến này Phương pháp tiếp cận liên thời kỳ cho rằng hệ quả quyết định tiết kiệm và đầu tư dài hạn được tính toán dựa trên giá trị kỳ vọng của các yếu tố kinh tế vĩ mô khác nhau Phương pháp này cố gắng giải thích sự phát triển của tài khoản vãng lai thông qua việc xem xét kỹ hơn các quyết định tiêu dùng, tiết kiệm và đầu tư theo thời kỳ Cách tiếp cận này đã tổng hợp quan điểm thương mại và dòng chảy tài chính bằng cách xem xét các yếu tố vĩ mô ảnh hưởng như thế nào tới giá tương đối trong tương lai và giá tương đối này lại ảnh hưởng như thế nào tới quyết định tiết kiệm và đầu tư (Obstfeld & Rogoff, 1994)

Cách tiếp cận liên thời kỳ chỉ ra rằng, đối với nền kinh tế đang phát triển, tăng trưởng dài hạn có thể làm phức tạp thêm các phân tích bởi việc cho phép cán cân tài khoản vãng lai khác không tại trạng thái ổn định Điều này đồng nhất với tỷ lệ NFA/GDP

là ổn định, ngụ ý rằng tại trạng thái ổn định ta có:

Trang 17

Cũng có sự khác nhau giữa nước đi vay và nước cho vay trong mối quan hệ giữa NFA và CA Kraay & Ventura (2003) lập luận rằng những dấu hiệu của tài khoản vãng lai với những cú sốc tạm thời phụ thuộc vào phần tài sản nước ngoài (đi vay hoặc cho vay) trên tổng tài sản trong nước của một quốc gia Theo một số giả định, họ cho rằng phản ứng của tài khoản vãng lai trước những cú sốc tạm thời bằng sự gia tăng tiết kiệm được tạo ra trong thời gian xảy ra cú sốc Quy tắc này ngụ ý rằng với một cú sốc có lợi sẽ tạo ra thâm hụt cán cân vãng lai đối với nước đi vay và thặng dư ở nước cho vay

Cách tiếp cận liên thời kỳ cũng cho thấy tỷ giá hối đoái thực tế đóng một vai trò quan trọng trong giải thích sự phát triển dài hạn sự phát triển tài khoản vãng lai thông qua mức độ của xu hướng tiết kiệm Đặc biệt, sự đánh giá cao của tỷ giá hối đoái thực làm tăng sức mua hàng hoá nhập khẩu bằng cả thu nhập hiện tại và tương lai Hiệu ứng này gây ra xu hướng tăng tiêu dùng và giảm tiết kiệm, do vậy làm giảm số dư tài khoản vãng lai

Ngoài ra cách tiếp cận này chỉ ra rằng có thể xác định tài khoản vãng lai thông qua tập trung rõ hơn vào phần còn lại trong cán cân thanh toán đó là tài khoản vốn Trong một nền kinh tế mở, tài khoản vốn có thể bị ảnh hưởng bởi đặc điểm các quốc gia và sự phản ứng lại đối với các chính sách kinh tế vĩ mô Ví dụ, mức độ mở thương mại quốc tế có thể phản ánh các lựa chọn chính sách, bao gồm cả các chế độ thuế quan, hạn ngạch Theo các nghiên cứu chỉ ra, các quốc gia cởi mở hơn trong thương mại quốc tế có xu hướng thu hút vốn nước ngoài để tài trợ cho chi tiêu liên quan tới thu nhập, góp phần tạo ra thâm hụt tài khoản vãng lai Do đó, các quốc gia mà duy trì tài khoản vốn tương đối mở sẽ có khả năng có sự mất cân bằng lớn trong cán cân vãng lai hơn là không duy trì Vì vậy độ mở thương mại có thể có tác động quan trọng trong dài hạn đối với tài khoản vãng lai

Một nhân tố khác quyết định tới tiết kiệm mà theo Edwards (1995) là độ sâu tài chính, thường được đại diện bởi tỷ lệ cung tiền M2/GDP Có thể giải thích rằng biến này như là một thước đo cho sự phát triển của hệ thống tài chính, hệ thống tài chính càng phát triển có thể gây ra tiết kiệm nhiều hơn Nhưng biến này cũng có thể xem như là đại diện cho các hạn chế cho vay đối với các cá nhân, do đó, thực sự có liên quan với mức độ thấp

Trang 18

hơn trong tiết kiệm tư nhân Tuy nhiên, Chinn & Prasad (2003) cho rằng những ảnh hưởng của độ sâu tài chính thường ít rõ ràng hơn từ góc độ lý thuyết

2.1.4 Lý thuyết thâm hụt kép

Lý thuyết giải thích cho giả thuyết thâm hụt kép được dựa trên mô hình nổi tiếng Mundell-Fleming Theo mô hình này, sự gia tăng thâm hụt ngân sách gây áp lực lên lãi suất mà lần lượt các dòng vốn di chuyển và đánh giá cao của tỷ giá hối đoái Cuối cùng,

sự tăng giá đồng nội tệ sẽ dẫn đến sự gia tăng thâm hụt tài khoản vãng lai Tiết kiệm tư nhân vẫn được duy trì vì công chúng nhận thức phát hành trái phiếu chính phủ để tài trợ cho thâm hụt như gia tăng sự giàu có của họ Phản ứng của đầu tư trong nước và thâm hụt tài khoản vãng lai phụ thuộc vào sự huy động vốn Do đó, dòng vốn nước ngoài sẽ nhanh chóng bù đắp sự sụt giảm đầu tư trong nước Dòng vốn lần lượt đặt áp lực lên tỷ giá hoặc thông qua một tỷ lệ tăng lên trong tỷ giá danh nghĩa trong trường hợp của một chế độ tỷ giá cố định hay giá cả tăng cao trong một hệ thống tỷ giá hối đoái linh hoạt Vì vậy mô hình Mundell – Fleming dự đoán một mối quan hệ tích cực giữa hai thâm hụt (Nguyễn Thị Lan Hương, 2015)

Bên cạnh mô hình lý thuyết Mundell – Fleming, lý thuyết Keynes cũng cho thấy mối quan hệ giữa hai thâm hụt Theo lý thuyết Keynes, sự gia tăng thâm hụt ngân sách sẽ dẫn đến lãi suất cao, tiết kiệm thấp và giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế, tăng nhập khẩu và việc mở rộng nhập khẩu sẽ dẫn đến gia tăng thâm hụt tài khoản vãng lai Do đó giống như các mô hình Mundell – Fleming, các trường phái Keynes cho thấy rằng mối quan hệ nhân quả giữa hai biến từ thâm hụt ngân sách đến thâm hụt tài khoản vãng lai và không tồn tại mối quan hệ ngược lại

Theo lý thuyết thâm hụt kép, sự thay đổi trong thâm hụt ngân sách dẫn đến sự thay đổi trong thâm hụt tài khoản vãng lai và ngược lại Để làm rõ mối quan hệ giữa hai biến này, chúng ta bắt đầu với định nghĩa thu nhập quốc gia cho một nền kinh tế mở:

𝑌 = 𝐶 + 𝐼 + 𝐺 + 𝑋 − 𝑀 (1) Trong đó:

Trang 19

Y: Tổng cầu (tổng thu nhập)

C: Tiêu dùng khu vực tư nhân

I: Đầu tư

G: Chi tiêu chính phủ (hàng hóa và dịch vụ)

X: Xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ

M: Nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ

Từ phương trình (1), tài khoản vãng lai (CA) được viết lại như sau:

𝐶𝐴 = 𝑌 − (𝐶 + 𝐼 + 𝐺) (2) Trong một nền kinh tế đóng không có thương mại quốc tế, tiết kiệm (S) bằng đầu

tư (I): (S=I) Tuy nhiên trong một nền kinh tế mở:

𝑆 = 𝐼 + 𝐶𝐴 (3)

Từ phương trình (3) cho thấy trong nền kinh tế mở, một quốc gia có thể tìm kiếm nguồn đầu tư cả trong nước lẫn ngoài nước để gia tăng thu nhập trong tương lai Tiết kiệm quốc gia có thể chia làm hai phần: tiết kiệm tư nhân (SP) và tiết kiệm chính phủ (Sg) Ta có:

𝑆𝑝 = Y − T − C (4)

Và,

𝑆𝑔= 𝑇 − 𝐺 (5) Trong đó, T là tổng thuế của chính phủ

Sử dụng phương trình (4) và (5) thay thế vào phương trình (3) ta có được kết quả như sau:

𝑆𝑝 = 𝐼 + 𝐶𝐴 − 𝑆𝑔 (6) Hay:

𝑆𝑝 = 𝐼 + 𝐶𝐴 − (𝐺 − 𝑇)(7)

Trang 20

Hay:

𝐶𝐴 = 𝑆𝑃− 𝐼 − (𝐵𝐷) (8) Với BD = G – T: Ngân sách Nhà nước

Từ phương trình (8), dấu của (BD) là dấu âm Điều này cho thấy: sự gia tăng trong thâm hụt ngân sách sẽ gây ra một sự gia tăng tương tự trong thâm hụt tài khoản vãng lai nếu đầu tư và tiết kiệm tư nhân ít thay đổi Điều này ủng hộ quan điểm của Keynes

Theo bài nghiên cứu của Bernheim (1988) cũng lập luận rằng nếu thị trường vốn thế giới được hợp nhất và cân bằng Ricardo không giữ vững thì sự gia tăng thâm hụt ngân sách gần như chắc chắn sẽ đóng góp vào sự thâm hụt tài khoản vãng lai

Ngược lại, bài nghiên cứu của Summers (1988) lập luận rằng một quan hệ nhân quả đảo ngược có thể chạy từ tài khoản vãng lai đến biến ngân sách Chính phủ khi suy giảm trong thâm hụt tài khoản vãng lai dẫn đến tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm hơn và sau đó làm tăng thâm hụt ngân sách

Theo giả thuyết cân bằng Recardo – Ricardian Equivalence Hypothesis (REH), khi Chính phủ cắt giảm thuế và tăng thâm hụt ngân sách, người dân dự đoán rằng họ sẽ phải đối mặt với các mức thuế cao hơn trong tương lai và sau đó họ phải trả lại các khoản nợ của Chính phủ Vì vậy, sẽ giảm chi tiêu của họ và tăng tiết kiệm tư nhân để bù đắp cho sự sụt giảm trong tiết kiệm của chính phủ Như vậy, thâm hụt ngân sách không có ảnh hưởng đến thâm hụt tài khoản vãng lai

Bài nghiên cứu của Baxter (1995) xem xét sự gia tăng chi tiêu chính phủ và thấy rằng nó làm giảm tỷ số tài khoản vãng lai trên GDP Điều này đúng cho cả những cú sốc chi tiêu tạm thời và vĩnh viễn, do nguồn cung lao động nội sinh Tác giả tiếp tục giả định rằng chi tiêu chính phủ được tài trợ thông qua nợ Giả định này gây ra một mối tương quan dương giữa thâm hụt ngân sách và thâm hụt tài khoản vãng lai mặc dù cân bằng Ricardo tồn tại Việc giảm thuế bóp méo được coi là tốt: Baxter thấy rằng nó làm giảm tài khoản vãng lai nếu nó bền vững vì trong trường hợp này các kích thích đầu tư chi phối sự gia tăng cung ứng lao động Gần đây hơn, trong bài nghiên cứu của Erceg, Guerrieri và

Trang 21

Gust (2005) phân tích chính sách tài khóa trong một mô hình trong đó 50% là các hộ gia đình tiêu dùng thu nhập khả dụng của mình trong từng thời kỳ Các tác giả thấy rằng một món nợ tăng chi tiêu chính phủ làm giảm cán cân thương mại sau 2-3 năm

Tóm lại, trong khi có một số bằng chứng ủng hộ cho một mối quan hệ thâm hụt kép thì cũng cần lưu ý rằng kết quả mâu thuẫn đã được nêu ra Sự phân tán tương đối cao của các kết quả bản thân nó không gây ngạc nhiên vì những nghiên cứu này sử dụng thời kỳ mẫu khác nhau, sử dụng kỹ thuật khác nhau và tập trung vào các quốc gia khác nhau Tuy nhiên, trong mọi trường hợp, các tác giả cho rằng mối quan hệ thâm hụt kép hoặc là

không mạnh mẽ hoặc không ổn định qua thời gian (Mann, 2002)

2.1.5 Lý thuyết “nghịch lý của tiết kiệm”

Môt trong những phương pháp để tác giả kiểm định tính bên vững của mô hình nghiên cứu trong bài nghiên cứu này là tác giả thay biến phụ thuộc bằng biến tỷ lệ tiết kiệm quốc gia để đánh giá một cách trung gian ảnh hưởng của xuất khẩu dầu thô ròng lên tài khoản vãng lai Khi đó, mối quan hệ giữa thu nhập bình quân đầu người và tiết kiệm quốc gia theo lý thuyết “nghịch lý của tiết kiệm” (the paradox of thrift) do Keynes khởi xướng

Trong những năm qua, khi tình hình kinh tế trở nên khó khăn thì người dân sẽ bắt đầu thắt chặt chi tiêu và tăng tiết kiệm Tăng tiết kiệm trong điều kiện kinh tế khó khăn thì tốt cho mỗi cá nhân nhưng không nhất thiết cũng tốt cho cả nền kinh tế Khi mỗi người dân cố gắng gia tăng tiết kiệm thì chưa hẳn tổng tiết kiệm của nền kinh tế cũng gia tăng Keynes cho rằng, chi tiêu của người tiêu dùng đóng góp vào lợi ích của tập thể, tức làm tăng thu nhập của người khác Chính vì vậy khi người ta tiết kiệm nhiều hơn thay vì chi tiêu sẽ làm giảm doanh thu buộc doanh nghiệp phải cắt giảm sản xuất, giảm lương và sa thải lao động Người ta gọi đây là nghịch lý của tiết kiệm

Giả sử nhiều người quyết định tiết kiệm nhiều hơn Điều này dễ làm nhiều người lầm tưởng rằng tổng tiết kiệm quốc dân cũng sẽ tăng lên Cái được gọi là ảo tưởng về sự tổng gộp (fallacy of composition) ở đây chính là các quyết định hợp lý của mỗi người lại

Trang 22

được khái quát hóa thành một nền kinh tế toàn dụng Khi tiết kiệm tăng thì có nghĩa là chi tiêu sẽ giảm đi mà điều này sẽ làm sụt giảm tổng cầu và từ đó lại kéo nền kinh tế đi xuống Khi nền kinh tế đi xuống thì thu nhập lại càng giảm và từ đó lại ảnh hưởng lên mức tiết kiệm Sự sụt giảm tiết kiệm lúc này thậm chí còn lớn hơn mức tiết kiệm gia tăng thêm ban đầu (Krugman 2009)

Thông thường là nếu ngân hàng trung ương cắt giảm lãi suất sẽ làm cho cầu đầu tư tăng lên Tuy nhiên, điều không may là việc cắt giảm lãi suất chưa hẳn đã làm tăng cầu đầu tư Tình huống phổ biến là khi lãi suất danh nghĩa đã bắt đầu tiệm cận giới hạn 0 (zero-bound) và nền kinh tế rơi vào bẫy thanh khoản (liquidity trap) thì việc tiếp tục giảm lãi suất là điều không thể Nhưng cũng cần phải biết rằng bẫy thanh khoản cũng có thể xuất hiện trong một số trường hợp ngay cả khi lãi suất danh nghĩa còn ở mức dương, khi

đó việc tiếp tục hạ thêm lãi suất một vài điểm phần trăm vẫn không chắc sẽ giúp tăng cầu đầu tư bởi nhà đầu tư vẫn đang cố gắng giải nợ (deleveraging)

Điều này một phần có thể là do đầu tư đã tăng quá mức trong những giai đoạn tăng trưởng nóng trước đây dẫn đến tồn kho tăng cao nên cần phải có thời gian để nền kinh tế hấp thụ Một phần lý do nữa, có thể đã đi cùng với giai đoạn tăng đầu tư quá mức trên đây, là do gánh nặng nợ vay quá lớn đi kèm với những rủi ro vỡ nợ mà các doanh nghiệp phải đặt mục tiêu trước mắt là thu hẹp bảng cân đối tài sản bằng cách giải nợ Chính xu hướng giảm nợ phổ biến này mới là động lực làm giảm lãi suất Nhưng vẫn còn yếu tố quan trọng khác đó chính là sự kỳ vọng của nhà đầu tư về triển vọng của nền kinh tế Khi

sự bi quan vẫn là yếu tố chủ đạo thì việc hạ lãi suất không phải là một biện pháp hữu hiệu

để kích thích đầu tư Người dân giữ tiền, trả bớt nợ và không muốn chi tiêu vì họ lo ngại thu nhập của mình sẽ giảm trong tương lai Trong khi đó, các doanh nghiệp cũng giữ tiền

và không muốn gia tăng đầu tư bởi vì không đủ cầu trong nền kinh tế Như vậy, hai trong

ba thành phần của tổng cầu nội địa đều suy giảm, ở đó các doanh nghiệp trì hoãn đầu tư trong khi đó người dân thì trì hoãn tiêu dùng

Trang 23

Tuy nhiên, đối với một nền kinh tế mở thì vấn đề có đôi chút khác biệt Trong một nền kinh tế mở, việc gia tăng tỉ lệ tiết kiểm và giảm tiêu dùng có thể tác động lên phía cầu nhập khẩu của nền kinh tế chứ không chỉ là tổng cầu nội địa Đối với đa phần các nước đang phát triển, tình trạng suy giảm kinh tế thường đi kèm với sự cải thiện của cán cân thương mại Việc người dân gia tăng tiết kiệm trong thời kỳ khó khăn này cũng tác động làm giảm cầu hơn nữa đối với hàng nhập khẩu và từ đó càng giúp cải thiện tình trạng mất cân bằng cán cân thương mại Ngoài ra, đối với một số quốc gia, xuất khẩu là lối thoát cho sự dư thừa năng lực sản xuất của nền kinh tế được tích lũy những năm bùng nổ trước

đó Tất nhiên điều này còn phụ thuộc vào năng lực tham gia ngoại thương của các sản phẩm có thể ngoại thương (tradable goods) Tuy nhiên, đây không hẳn là một tín hiệu tốt

mà ngược lại nó cho thấy sự phụ thuộc của các nước này vào thương mại quốc tế và nguồn tài trợ hay giải pháp thường đến từ bên ngoài

Tóm lại, Nghịch lý trên được diễn giải là: "Trong một nền kinh tế không có đủ việc làm, các hộ gia đình càng tiết kiệm thì sản lượng và việc làm càng thấp" hoặc theo cách thứ hai là “Khi mọi người muốn gia tăng tiết kiệm ở mọi mức thu nhập so với trước, thì cuối cùng tiết kiệm của nền kinh tế sẽ giảm xuống” Với giả định Yd không đổi, cơ chế lan truyền như sau:

S↑→ C↓→ AD↓→ Y↓→ Yd↓→ S↓

2.2 Các kết quả nghiên cứu thực nghiệm

Trong phần này, tác giả trình bày các nghiên cứu thực nghiệm về mối tương quan của xuất nhập khẩu dầu thô và thâm hụt tài khoản vãng lai ở nhiều quốc gia thảo luận và

vai trò của dầu thô như một biến giải thích cho cán cân tài khoản vãng lai

2.2.1 Mối tương quan giữa xuất nhập khẩu dầu thô đến tài khoản vãng lai

Theo phân tích của Huntington (2015), có rất nhiều chỉ số giá đo lường chi phí dầu thô ở các khu vực khác nhau trên thị trường dầu mỏ thế giới Ở hầu hết các khu vực, các chỉ số giá dầu thô có mối tương quan mạnh mẽ với nhau vì dầu thô là sản phẩm rất dễ

Trang 24

thay thế mặc dù giữa chúng có sự khác biệt trong các thuộc tính quan trọng như trọng lực

và khối lượng riêng Hiện nay, giá dầu Brent đã trở thành chuẩn mực giá dẫn đầu toàn cầu cho dầu thô lưu vực Đại Tây Dương, đây là khu vực chiếm hai phần ba (2/3) cung dầu thô được giao dịch trên toàn thế giới Không giống như giá dầu thô WTI (Western Texas Intermediate) được sử dụng rộng rãi cho khu vực nước Mỹ trong những năm gần đây, giá dầu Brent không bị bóp méo bởi tính mất cân đối (như tình trạng thiếu hụt nguồn cung dầu) ở khu vực Để phản ánh vấn đề này, cơ quan quản ký thông tin năng lượng của Mỹ (EIA) đã chuyển từ giá dầu WTI và chi phí mua lại nhà máy lọc dầu ở Mỹ sang giá Brent

khi thảo luận về xu hướng giá dầu toàn cầu

Xu hướng biến động hàng năm của giá dầu thô Brent được Jones (1990) quan sát

từ giai đoạn sau năm 1984 Khi đó, giá dầu giảm mạnh vào năm 1985 ngay sau khi Ả Rập

Xê – Út quyết định mở rộng sản xuất của mình để lấy lại một số các thị phần mà nó đã

mất trong thời gian năm năm trước

Trong giai đoạn sau năm 2004, khi tăng trưởng kinh tế châu Á bùng nổ nhanh hơn nhiều so với dự kiến và nguồn cung dầu mỏ có sẵn vẫn tương đối ổn định, bài nghiên cứu của Hamilton (2009) tìm thấy giá dầu bắt đầu tăng mạnh trong giai đoạn này Tác giả tìm hiểu sự giống và khác nhau giữa sự tăng lên của giá dầu trong những năm 2007 - 2008 và các cú sốc giá dầu trước đó bằng cách nhìn vào những gì gây ra sự tăng giá này và những tác động trong nền kinh tế Trong đó, những cú sốc giá dầu giai đoạn trước đã được gây ra chủ yếu là do sự gián đoạn vật lý của nguồn cung, tuy nhiên giá tăng lên trong giai đoạn 2007- 2008 là do đối mặt với tình trạng trì trệ sản xuất trên thế giới Mặc dù nguyên nhân

là khác nhau nhưng hậu quả cho nền kinh tế dường như là tương tự như quan sát thấy trong các thời kỳ trước đó, với những tác động đáng kể đến chi tiêu tiêu dùng và việc mua

xe ô tô nội địa nói riêng Giai đoạn quý IV năm 2007 – quý III năm 2008 nên được thêm vào danh sách các cuộc suy thoái ở Mỹ mà giá dầu dường như đã làm một góp phần quan

trọng

Mối quan hệ giữa giao dịch dầu thô và sự thâm hụt tài khoản vãng lai của các nước xuất và nhập khẩu dầu trên thế giới cũng được Hungtington (2015) nghiên cứu Bài

Trang 25

nghiên cứu sử dụng dữ liệu bảng lấy từ 91 quốc gia trong giai đoạn 1984 – 2009 để giải thích cán cân tài khoản vãng lai hàng năm Các biến độc lập được chọn tương tự như được dùng trong các nghiên cứu dữ liệu bảng trước đó của Chinn và Prasad (2003), Chinn

và Ito (2007) và Gruber và Kamin (2007, 2009) Các tác giả tập trung vào khoản thời gian trung hạn hơn là ngắn hạn nên ưu tiên cho dữ liệu năm hơn là quý Tương tự, các tác giả xuất phát từ phương pháp của những bài nghiên cứu trên, nơi mà khoảng thời gian cho mỗi quan sát sẽ dài và được đo lường bởi trung bình trong 1 giai đoạn 5 năm Trong bài nghiên cứu trước, các trung bình được tính trong khoản thời gian ngắn hơn 5 năm khi có

dữ liệu bị thiếu Trong bài nghiên cứu này, những quan sát hàng năm với dữ liệu bị thiếu đã được giảm từ phân tích, kết quả là một mẫu dữ liệu không cân bằng Tuy nhiên với hầu hết các quốc gia, dữ liệu bao phủ toàn bộ giai đoạn sau năm 1983 Những nghiên cứu đã

đề cập trước nhấn mạnh rằng cán cân tài khoản vãng lai là một khái niệm tương đối, đáp ứng các điều kiện ở trong nước cũng như ở nước ngoài Chính các biến trong nước là không đủ để xác định cán cân tài khoản vãng lai Để thống nhất với các nghiên cứu về dữ liệu bảng trước đây với cùng chủ đề này, bài nghiên cứu đã chuyển đổi tất cả các biến từ cấp quốc gia đến độ lệch của chúng từ toàn cầu trung bình mỗi năm Các biến độc lập trong bài bao gồm: TUỔI là tỷ lệ tương đối dân số trong độ tuổi phụ thuộc so với dân số trong độ tuổi lao động, GOV là phần trăm thâm hụt ngân sách chính phủ so với GDP (giá danh nghĩa), TRADE là độ mở của nền kinh tế được đo bằng phần trăm tổng kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu so với GDP (danh nghĩa), INCOME là GDP thực tế bình quân đầu người (2000 triệu $), INCOME2 là bình phương của GDP thực tế bình quân đầu người (triệu $ 2000) và OIL là phần trăm cán cân xuất khẩu dầu thuần so với GDP (danh nghĩa) Kết quả của bài nghiên cứu cho thấy rằng giảm sự phụ thuộc vào nhập khẩu dầu ban đầu có thể làm giảm thâm hụt thương mại tổng hợp của quốc gia trong những điều kiện nhất định Bài phân tích tìm ra bản chất của mối quan hệ này và sau khi kiểm soá các nhân tố ngoại sinh, tác giả thấy rằng xuất khẩu dầu thuần là một yếu tố quan trọng trong việc giải thích thặng dư tài khoản vãng lai nhưng nhập khẩu dầu thuần thường không ảnh hưởng đến thâm hụt tài khoản vãng lai Trong số tất cả các quốc gia nhập khẩu dầu tồn tại một ngoại lệ cho các quốc gia tương đối giàu có, khi đó nhập khẩu dầu càng tăng sẽ đóng

Trang 26

góp cho thâm hụt tài khoản vãng lai càng lớn Một giải thích cho xu hướng này là các quốc gia xuất khẩu dầu và quốc gia nhập khẩu dầu mỏ giàu có thể xem mức lãi và lỗ là

nguồn thu nhập tạm thời ảnh hưởng đến các mô hình tiết kiệm của họ

Mặc dù bài nghiên cứu này đã thiết lập mối quan hệ khá đầy đủ về mối quan hệ giữa xuất nhập khẩu dầu thô và cán cân tài khoản vãng lai, đồng thời xem xét tác động của các biến kinh tế khác Tuy nhiên, để kiểm định mối quan hệ kinh tế của xuất nhập khẩu dầu thô lên cán cân tài khoản vãng lai tại khu vực các quốc gia đang phát triển ở Châu Á mà đặt biệt ở Việt Nam như thế nào, đồng thời mối quan hệ này có tồn tại sự khác biệt giữa trước và sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 Những vấn đề

này sẽ được thảo luận nhiều hơn ở các phần sau

2.2.2 Vai trò của giao dịch xuất nhập khẩu dầu

Dầu thô đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với hoạt động kinh tế của một quốc gia, do đó biến động của giá dầu hay của việc khai thác, thương mại xuất nhập khẩu dầu thô sẽ tác động rất lớn đền tình hình kinh tế của các quốc gia đó, đặt biệc là cán cân tài khoản vãng lai Mức độ và thời gian của các phản ứng ngắn hạn của cán cân thương mại trong phạm vi một quốc gia nhập khẩu dầu thô trước sự thay đổi giá cả năng lượng phụ thuộc vào nguồn gốc của cú sốc và các cơ chế truyền tải khác nhau

Kilian, Rebucci and Spatafora (2007) nghiên cứu những tác động của các cú sốc cung và cầu trong thị trường dầu thô toàn cầu về một số thước đo của cán cân thanh toán quốc gia, bao gồm cán cân thương mại dầu, cán cân thương mại phi dầu mỏ, tài khoản vãng lai và những thay đổi trong tài sản nước ngoài ròng (NFA) trong giai đoạn 1975-

2004 Tác giả chọn quan điểm đa phương và toàn cầu Ngoài Mỹ, khu vực Châu Âu và Nhật Bản, còn xem xét một số khu vực bao gồm cả nền kinh tế xuất khẩu dầu và nền kinh

tế nhập khẩu dầu có mức thu nhập trung bình Kết quả đầu tiên của tác giả là tác động của những cú sốc dầu đối với cán cân thương mại hàng hóa và tài khoản vãng lai, phụ thuộc vào nguồn của các cú sốc có thể lớn, phụ thuộc rất nhiều vào sự tác động trở lại của cán cân thương mại phi dầu mỏ và sự khác biệt có hệ thống giữa Hoa Kỳ và các nước nhập khẩu dầu khác Thứ hai, sử dụng tập dữ liệu Lane-Milesi-Ferretti NFA, tác giả ghi lại sự

Trang 27

hiện diện của các tác động lớn và có hệ thống (nhưng không phải lúc nào cũng có ý nghĩa thống kê) Tác định để phản ứng lại với những cú sốc dầu, không chỉ đối với Mỹ, mà còn cho nền kinh tế dầu nhập khẩu khác và các nước xuất khẩu dầu Ước lượng của tác giả gợi ý rằng tăng cường hội nhập tài chính quốc tế sẽ có xu hướng giảm nhẹ tác động của những cú sốc đến vị trí NFA đối với các nhà xuất khẩu dầu lớn và Mỹ, nhưng có thể khuyếch đại tác động này đối với nhà nhập khẩu dầu khác

Blinder and Rudd (2008) kiểm định lại tác động của các cú sốc cung về dầu của những năm 1970 dưới các dữ liệu mới, sự kiện mới, những lý thuyết mới và nghiên cứu những nền kinh tế mới đã tích lũy qua nhiều thế kỷ qua Các tác giả thấy rằng việc giải thích cú sốc cung cổ điển đang đứng yên, nó không hiệu chỉnh dữ liệu cũng không được cập nhật các ước lượng kinh tế đang thay đổi đáng kể của giai đoạn 1972 -1983 đã được thực hiện hơn 25 năm trước đây Tác giả cũng bác bỏ một số biến cho rằng chính sách tiền tệ, chứ không phải là cú sốc cung, đã thực sự làm tăng lạm phát Cuối cùng, chúng ta xem xét một số thay đổi trong nền kinh tế có thể giải thích lý do tại sao các tác động của các cú sốc dầu rất nhỏ hơn nhiều hơn so với trong những năm 1970

Le và Chang (2013) thực hiện bài nghiên cứu nhằm mục đích để kiểm tra xem một phần lớn sự thay đổi của cán cân thương mại và các thành phần dầu và phi dầu của cán cân thương mại được kết hợp với biến động giá dầu Các quan hệ nhân quả dài hạn chạy

từ giá dầu đến tổng thể, cán cân thương mại dầu và phi dầu và các động lực ngắn hạn, tác giả được nghiên cứu bằng cách áp phương pháp nhân quả và hàm phản ứng đẩy tổng quát (IRFs) của (Toda và Yamamoto, 1995), tương ứng với dữ liệu hàng tháng kéo dài từ tháng 1 năm 1999 đến tháng 11 năm 2011 Ba nền kinh tế châu Á đại diện cho ba đặc điểm riêng biệt về dầu được lựa chọn và kiểm tra: Malaysia là một nước xuất khẩu dầu, Singapore như một nhà máy lọc dầu và Nhật Bản là một nước nhập khẩu dầu Tính vững của quan hệ nhân quả cũng được kiểm tra và ước lượng phản ứng đẩy qua các giai đoạn khác nhau cũng được kiểm tra Các kết quả có ý nghĩa đối với các nhà hoạch định chính sách và mô hình kinh tế về tác động của các cú sốc giá dầu

Trang 28

Kết quả nghiên cứu của Kalian và các cộng sự (2009), Le và Chang (2013) cũng cho thấy những tác động tăng thêm của giá dầu thô thông qua cả kênh thương mại và kênh tài chính Biến động giá dầu sẽ tác động làm thay đổi giá cả và số lượng hàng hóa và dịch vụ có thể giao dịch và thay đổi vị trí danh mục đầu tư từ nhà đầu tư nước ngoài và giá cả tài sản Chi phí giá dầu càng cao sẽ được truyền vào giá cả hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu trong tất cả các quốc gia và dẫn đến lãi suất cao hơn nếu cơ quan quản lý tiền

tệ cố gắng dung hòa duy trì tỷ lệ lạm phát Những điều chỉnh này ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế với tác động vào nhập khẩu và xuất khẩu tương ứng với từng quốc gia khác nhau

Hanan Morsy (2009) thực hiện bài nghiên cứu nhằm mục tiêu mô tả đặc điểm cho yếu tố quyết định chính của cán cân tài khoản vãng lai trung hạn cho các nước xuất khẩu dầu mỏ sử dụng kỹ thuật ước lượng bảng động Các nghiên cứu trước bao gồm một số lượng rất hạn chế các nước xuất khẩu dầu mỏ trong các mẫu của họ, làm gia tăng mối liên quan về khả năng ứng dụng của các hệ số ước tính cho các nước dầu mỏ Hơn nữa, phương pháp tiếp cận hiện tại không được thiết kế đặc biệt với các nước sản xuất dầu mỏ

vì họ không nắm bắt những ảnh hưởng của sự giàu có từ dầu và mức độ thuần thục trong việc sản xuất dầu Bài nghiên cứu này khám phá những yếu tố quyết định cơ bản của cán cân tài khoản vãng lai cho một mẫu lớn các nước xuất khẩu dầu, và mở rộng các đặc điểm thường được sử dụng trong các tài liệu bao gồm biến sự giàu có từ dầu, cũng như biến đại diện cho mức độ của sự thuần thục trong sản xuất dầu Do đó, bài nghiên cứu đóng góp cho nguồn tài liệu hiện tại cả về mẫu nghiên cứu cũng như các biến xem xét Kết quả cho thấy rằng yếu tố quan trọng trong việc xác định trạng thái cân bằng cán cân tài khoản vãng lai của các nước xuất khẩu dầu là sự cân bằng tài chính, sự cân bằng dầu, sự giàu có

từ dầu, độ tuổi phụ thuộc và mức độ của thuần thục trong sản xuất dầu

Blanchard and Galí (2010) nghiên cứu và là làm sáng tỏ bản chất của những thay đổi trong các tác động kinh tế vĩ mô của những cú sốc dầu, cũng như một số nguyên nhân của chúng Giải quyết vấn đề các yếu tố đằng sau những thay đổi đó là chìa khóa để đánh giá mức độ mà các thời kỳ của tình trạng lạm phát những năm 1970 có thể tái xuất hiện để phản ứng lại với những cú sốc dầu trong tương lai, và nếu như vậy, để hiểu được vai trò

Trang 29

của chính sách tiền tệ có thể chơi để giảm thiểu tác động bất lợi của chúng Một giả thuyết hợp lý là những tác động của việc tăng giá dầu là giống nhau qua các giai đoạn, nhưng trùng khớp với thời gian những cú sốc lớn có tính chất rất khác nhau (ví dụ, tăng mạnh trong giá cả hàng hóa trong những năm 1970, tăng trưởng sản lượng cao, và nhu cầu thế giới trong những năm 2000) Sự trùng hợp ngẫu nhiên có thể làm sai lêch đáng kể bất kỳ đánh giá về tác động của các cú sốc dầu dựa trên một quan sát đơn giản của các biến động trong các biến tổng hợp ở mỗi giai đoạn Để đánh giá giả thuyết này cần phải cô lập các thành phần của biến động kinh tế vĩ mô gắn với những thay đổi ngoại sinh trong giá dầu

Để làm như vậy, các tác giả xác định và đánh giá tác động của các cú sốc giá dầu sử dụng

kỹ thuật Vector tự hồi quy (VAR) cấu trúc Chúng tôi báo cáo và so sánh các ước lượng cho các giai đoạn mẫu khác nhau và thảo luận chúng thay đổi theo thời gian như thế nào Tác giả thực hiện theo hai cách tiếp cận khác nhau Cách đầu tiên dựa trên mô hình VAR lớn và chia mẫu thành với năm 1980 ở giữa Cách tiếp cận thứ hai là dựa vào VAR hai biến, bao gồm biến giá dầu và một biến khác tại một thời điểm Cách tiếp cận thứ hai cho phép thay đổi dần dần tác động của các cú sốc giá dầu, mà không gián đoạn thành một khoảng thời gian đơn lẻ Hai kết luận tìm được từ phân tích này: đầu tiên, có những cú sốc bất lợi khác tại trong những năm 1970 và giá dầu chỉ giải thích được một phần tình trạng lạm phát trong giai đoạn này Thứ hai, và quan trọng, tác động của mỗi biến động trong giá dầu đã thay đổi đáng kể theo thời gian

Các điều chỉnh về sau trong nền kinh tế có thể ủng hộ hoặt phản đối kết luận bất cứ

sự suy giảm trong cán cân thương mại có nguyên nhân từ nhập khẩu dầu thô Do đó, các quốc gia sẽ thấy chi phí để sản xuất sản phẩm đầu ra đầu ra là cao hơn với chi phí đầu vào trung gian đắt hơn vì nhập khẩu từ nước ngoài Doanh thu của các chứng khoán vốn và hệ thống lương thiết lập có thể bị ảnh hưởng tăng cao khi đưa vào chi phí trực tiếp và giá dầu thực nghiệm cao hơn có thể giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế trong vài quý

Huntington (2015) cho rằng đường cầu về dầu mỏ có giá không co dãn (phản ứng chậm với những thay đổi của thị trường) trong ngắn hạn, dẫn đến giá dầu mỏ càng cao thì kinh ngạch nhập khẩu dầu càng cao đối với các quốc gia nhập khẩu dầu thô Theo thời gian, cán cân tài khoản vãng lai của các quốc gia nhập khẩu dầu thô sẽ được điều chỉnh

Trang 30

khi chi phí của các nhân tố thay đổi, tỷ giá hối đoái và dòng thu nhập gián tiếp sẽ thay thế việc sản xuất và tiêu dùng tất cả các hàng hóa và dịch vụ Liệu rằng các quốc gia sản xuất dầu tái tạo nguồn doanh thu từ dầu sẽ tác động lên tài khoản vãng lai của quốc gia đó bằng cách làm tăng các quỹ đầu tư có sẵn đầu tư ra nước ngoài

Trong dài hạn, phương thức vay và cho vay của một quốc gia rất quan trọng trong việc xác định xuất khẩu ròng phản ứng như thế nào đối với việc giảm sự phụ thuộc vào nhập khẩu dầu Cán cân thương mại có thể cho thấy một sự suy giảm ròng sau khi điều chỉnh nếu nước này vay mượn từ nước khác để bù đắp một sự mất cân bằng giữa tiết kiệm khu vực chính phủ và khu vực tư nhân và tổng đầu tư trong nền kinh tế Nhiều nhà nghiên cứu xem giả thuyết thâm hụt kép giữa tổng tiết kiệm ròng khu vực công và khu vực tư nhân với cán cân tài khoản thương mại như một nguyên nhân chính cho thâm hụt tài khoản vãng lai Trong quan điểm này, sự tăng lên trong thâm hụt liên bang và tiết kiệm của Mỹ đã đóng góp trực tiếp vào tình trạng tài khoản vãng lai của Mỹ xấu đi kể từ năm

2002

Bên cạnh đó, theo bài nghiên cứu của Campbell và Mankiw (1989) thì khi tổng thu nhập giảm, các nước nhập khẩu dầu sẽ duy trì mức tiêu thụ tổng hợp bằng cách giảm tiết kiệm nội địa Khi các quốc gia này đi vay ròng thay vì giảm tiết kiệm nội địa, họ sẽ duy trì mức tiêu thụ tổng hợp và tiếp tục nhập khẩu nhiều hàng hóa và dịch vụ, dẫn đến sự suy giảm trong cán cân tài khoản vãng lai Tương tự đối với hoạt động các quốc gia xuất khẩu dầu nếu họ xem những thu nhập này là thu nhập tạm thời thay vì thu nhập vĩnh viễn Các quốc gia này sẽ đầu tư nguồn thu nhập ra nước ngoài thay vì chi tiêu nhiều cho các hàng hóa và dịch vụ trong nước Miễn là quốc gia chi tiêu thu nhập tạm thời ít hơn nhu nhập vĩnh viễn thì biến động giá dầu có thể là nguyên nhân thay đổi tiết kiệm ròng và dẫn đến mất cân bằng tài khoản vãng lai Theo như kết quả này, mối quan hệ giữa xuất nhập khẩu dầu thô và tài khoản vãng lai trở thành một thực nghiệm chứ không còn là một vấn đề khái niệm

Tại Việt Nam, Thạc sỹ kinh tế Nguyễn Tiến Dũng (2015) đã nghiên cứu về tác động bất cân xứng của các cú sốc thị trường dầu thô đến tỷ giá hối đoái của Việt Nam

Trang 31

Trong bài nghiên cứu này, tác giả sử dụng mô hình SVAR để phân tách các cú sốc thị trường dầu thành các cú sốc phía cung và phía cầu riêng biệt, sau đó sử dụng hàm phản ứng xung dồn tích (CIRF) có được mô hình VAR để trình bày và diễn giải các bằng chứng thực nghiệm Với giai đoạn nghiên cứu nền kinh tế Việt Nam giai đoạn từ tháng 09/1994 đến tháng 12/2014 Kết quả cho thấy cú sốc cầu dầu tác động ngược chiều và có

ý nghĩa thống kê đến tỷ giá hối đoái, trong khi cú sốc cung dầu và cú sốc tổng cầu toàn thị trường thế giới thì không Điều này thể hiện sự bất cân xứng trong tác động của các cú sốc thị trường dầu Ngoài ra tác giả còn tìm thấy cú sốc cung dầu âm và cú sốc cầu dầu dương tác động nghịch chiều và có ý nghĩa thống kê đến tỷ giá hối đoái, trong khi các cú sốc trái dấu tương tự thì không Điều này làm bằng chứng cho tác động bất cân xứng về dấu của hai loại cú sốc này

Do đó, để bổ sung thêm bằng chứng thực nghiệm cho mối quan hệ giữa xuất nhập khẩu dầu thô và cán cân tài khoản vãng lai tại các nước đang phát triển của châu Á, đặc biệt nhấn mạnh ở Việt Nam, tác giả thực hiện bài nghiên cứu dựa trên các cơ sở lý thuyết

và phương pháp của các nghiên cứu thực nghiệm trước đây Phương pháp và kết quả

nghiên cứu sẽ được trình bày cu thể trong chương 3, chương 4 của bài nghiên cứu này

Bảng 2.1: Tóm tắt các kết quả nghiên cứu trước đây

Tác giả tiêu

biểu

Quốc gia thực hiện nghiên cứu

Thời gian nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu

Trang 32

khẩu dầu thuần thường không ảnh hưởng Trong

số tất cả các quốc gia nhập khẩu dầu tồn tại một ngoại

lệ cho các quốc gia giàu

có, khi đó nhập khẩu dầu càng tăng sẽ đóng góp cho thâm hụt tài khoản vãng lai càng lớn

Vai trò của giao dịch xuất nhập khẩu dầu

Kilian, Rebucci

và Spatafora

(2007)

Mỹ, Nhật Bản và các nước châu

Âu

Giai đoạn 1975-

2004

Tác động của những cú sốc dầu đối với cán cân thương mại hàng hóa và tài khoản vãng lai, phụ thuộc vào nguồn của các cú sốc có thể lớn, phụ thuộc rất nhiều vào sự tác động trở lại của cán cân thương mại phi dầu mỏ và sự khác biệt

Kalian và các

cộng sự (2008)

Các quốc gia OPEC

Giai đoạn 1973

-2006

những tác động tăng thêm của giá dầu thô thông qua

cả kênh thương mại và kênh tài chính

Trang 33

vãng lai của các nước xuất khẩu dầu là sự cân bằng tài chính, sự cân bằng dầu, sự giàu có từ dầu, độ tuổi phụ thuộc và mức độ của thuần thục trong sản xuất dầu

Blanchard và

Galí (2010) Các quốc gia G7 Giai đoạn 1970

-2002

Bản chất của những thay đổi trong các tác động kinh

tế vĩ mô của những cú sốc dầu, cũng như một số nguyên nhân của chúng

Le và Chang

(2013)

Malaysia, Singapore và Nhật Bản

Giai đoạn 1999

-2011

Các quan hệ nhân quả dài hạn chạy từ giá dầu đến tổng thể, cán cân thương mại dầu và phi dầu và các động lực ngắn hạn

Nguyễn Tiến

Dũng (2015) Việt Nam Giai đoạn 09/1994

- 12/2014

Tác động bất cân xứng của các cú sốc thị trường dầu thô đến tỷ giá hối đoái của Việt Nam

Trang 34

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Dữ liệu nghiên cứu

Nhằm mục đích xem xét mối quan hệ giữa cán cân tài khoản vãng lai và xuất khẩu dầu thô ròng, trong luận văn này tác giả sử dụng dữ liệu của các quốc gia đang phát triển Châu Á theo dữ liệu năm trong giai đoạn 1990 – 2015 Tuy nhiên, tác giả tiếp tục loại trừ các quốc gia không có đủ số liệu liên tục trong vòng 26 năm từ 1990 – 2015 (chẳng hạn như Campuchia, Lào, Myanmar, Iraq, Papua New Guinea, Quatar và Syria…) Do đó mẫu nghiên cứu cuối cùng của tác giả sử dụng trong luận văn này bao gồm 20 quốc trong giai đoạn 1990 – 2015 Chi tiết các quốc gia được tác giả trình bày trong bảng 3.1

Bảng 3.1: Chi tiết các quốc gia

07 Islamic Republic of Iran 17 Singapore

Trang 35

đoạn 2012, do đó so với giai đoạn 26 năm của toàn mẫu thì 3 năm này là tương đối nhỏ và tác giả cho rằng, nó không ảnh hưởng đến ý nghĩa tổng thể của bài nghiên cứu

Ngoài ra, nguồn dữ liệu mà tác giả thu thập các biến số đại diện cho cán cân tài khoản vãng lai các yếu tố kinh tế vĩ mô khác chủ yếu từ cơ sở dữ liệu Chỉ tiêu phát triển thế giới (World Development Indicates, WDI) của Ngân hàng Thế giới (WorldBank, WB) Riêng đối với dữ liệu xuất khẩu dầu thô ròng, tác giả thực hiện thu thập số liệu xuất nhập khẩu dầu và giá dầu thô trên trang Cơ quan Thông tin Năng lượng của Mỹ (US Energy Information Administration) theo như đề nghị của Huntington (2015)

𝐶𝐴𝑖𝑡 = 𝛼0+ 𝛼1∗ 𝐴𝐺𝐸𝑖𝑡 + 𝛼2∗ 𝐼𝑁𝐶𝑂𝑀𝐸𝑖𝑡 + 𝛼3∗ 𝐼𝑁𝐶𝑂𝑀𝐸𝑖𝑡2+ 𝛼4∗ 𝐺𝑂𝑉𝑖𝑡 +

Trong đó, i thể hiện quốc gia trong mẫu nghiên cứu, t thể hiện năm nghiên cứu trong giai đoạn 1990 – 2015 𝐶𝐴𝑖𝑡 là cán cân tài khoản vãng lai của quốc gia được tính toán bởi cán cân tài khoản vãng lai trên GDP 𝐴𝐺𝐸𝑖𝑡 thể hiện mức độ dân số phụ thuộc được đo lường bởi tỷ lệ dân số dưới 15 tuổi và trên 64 tuổi trên số lượng người lao động (từ 15 – 65 tuổi) 𝐼𝑁𝐶𝑂𝑀𝐸𝑖𝑡 là mức độ thu nhập trên đầu người của quốc gia được đo lường bởi GDP trên dân số của quốc gia 𝐼𝑁𝐶𝑂𝑀𝐸𝑖𝑡2 là giá trị bình phương của 𝐼𝑁𝐶𝑂𝑀𝐸𝑖𝑡 thể hiện mối quan hệ phi tuyến giữa thu nhập quốc gia và cán cân tài khoản vãng lai 𝐺𝑂𝑉𝑖𝑡 thể hiện cán cân ngân sách của quốc gia được tính toán bởi chênh lệch của thu ngân sách và chi ngân sách của quốc gia trên giá trị GDP của quốc gia 𝑇𝑅𝐴𝐷𝐸𝑂𝑃𝐸𝑁𝑖𝑡 đại diện độ mở cửa thương mại của quốc gia được tính toán bởi tổng

Trang 36

của xuất khẩu và nhập khẩu của quốc gia trên giá trị GDP của quốc gia 𝑂𝐼𝐿𝑖𝑡 đại diện xuất khẩu dầu thô ròng của quốc gia được đo lường bởi tích giữa chênh lệch của xuất khẩu dầu thô và nhập khẩu dầu với giá dầu thô vào cuối năm trên giá trị GDP Và cuối cùng 𝜀𝑖𝑡 là sai số của mô hình

Ngoài ra, Huntington (2015) đề nghị nên phân tách tác động của xuất khẩu dầu thô ròng đến cán cân tài khoản vãng lai theo hai hướng là xuất khẩu dầu thô ròng âm và xuất khẩu dầu thô ròng dương để có thể thấy được tác động bất cân xứng của xuất khẩu dầu thô ròng đến cán cân tài khoản vãng lai Vì vậy, tác giả tiến hành phân tách xuất khẩu dầu thô ròng thành hai biến số đại diện cho xuất khẩu dầu thô ròng âm và dương, phương trình (1) sẽ được viết lại dưới dạng sau:

𝐶𝐴𝑖𝑡 = 𝛼0+ 𝛼1∗ 𝐴𝐺𝐸𝑖𝑡 + 𝛼2∗ 𝐼𝑁𝐶𝑂𝑀𝐸𝑖𝑡 + 𝛼3∗ 𝐼𝑁𝐶𝑂𝑀𝐸𝑖𝑡2+ 𝛼4∗ 𝐺𝑂𝑉𝑖𝑡 +

𝛼5∗ 𝑇𝑅𝐴𝐷𝐸𝑂𝑃𝐸𝑁𝑖𝑡+ 𝛾1∗ 𝑂𝐼𝐿𝑃𝑂𝑆𝑖𝑡 + 𝛾2∗ 𝑂𝐼𝐿𝑁𝐸𝐺𝑖𝑡+ 𝜀𝑖𝑡 (2)

Trong đó, 𝑂𝐼𝐿𝑃𝑂𝑆𝑖𝑡 thể hiện các quan sát có giá trị xuất khẩu dầu thô ròng dương

và 𝑂𝐼𝐿𝑁𝐸𝐺𝑖𝑡 hiện các quan sát có giá trị xuất khẩu dầu thô ròng âm Tác giả kì vọng ảnh hưởng của 𝑂𝐼𝐿𝑃𝑂𝑆𝑖𝑡 và 𝑂𝐼𝐿𝑁𝐸𝐺𝑖𝑡 đến cán cân tài khoản vãng lai lần lượt là cùng chiều (𝛾1> 0) và ngược chiều (𝛾2 < 0) như sự kỳ vọng của Huntington (2015) Các biến còn lại trong phương trình (2) đã được đề cập trong phương trình (1)

Đồng thời, Huntington (2015) cũng khẳng định rằng cán cân tài khoản vãng lai sẽ

có xu hướng chuyển động cùng chiều với các nhân tố làm gia tăng mức độ tiết kiệm của quốc gia, do đó, Huntington đã thay thế biến cán cân tài khoản vãng lai bởi biến mức độ tiết kiệm của quốc gia để có cái nhìn tổng quát hơn về ảnh hưởng của xuất khẩu dầu thô ròng đến cán cân tài khoản vãng lai cũng như mức độ tiết kiệm của quốc gia Vì vậy, phương trình (1) và (2) sẽ được viết lại như sau:

𝑆𝐴𝑉𝐼𝑁𝐺𝑖𝑡 = 𝛼0+ 𝛼1∗ 𝐴𝐺𝐸𝑖𝑡 + 𝛼2∗ 𝐼𝑁𝐶𝑂𝑀𝐸𝑖𝑡 + 𝛼3∗ 𝐼𝑁𝐶𝑂𝑀𝐸𝑖𝑡2+ 𝛼4∗

𝑆𝐴𝑉𝐼𝑁𝐺𝑖𝑡 = 𝛼0+ 𝛼1∗ 𝐴𝐺𝐸𝑖𝑡 + 𝛼2∗ 𝐼𝑁𝐶𝑂𝑀𝐸𝑖𝑡 + 𝛼3∗ 𝐼𝑁𝐶𝑂𝑀𝐸𝑖𝑡2+ 𝛼4∗

𝐺𝑂𝑉𝑖𝑡 + 𝛼5∗ 𝑇𝑅𝐴𝐷𝐸𝑂𝑃𝐸𝑁𝑖𝑡+ 𝛾1∗ 𝑂𝐼𝐿𝑃𝑂𝑆𝑖𝑡+ 𝛾2∗ 𝑂𝐼𝐿𝑁𝐸𝐺𝑖𝑡 + 𝜀𝑖𝑡 (4)

Trang 37

Trong đó, 𝑆𝑎𝑣𝑖𝑛𝑔𝑖𝑡 là mức độ tiết kiệm của quốc gia được đo lường bởi tiết kiệm của quốc gia trên GDP của quốc gia và các biến còn lại như trong phương trình (1) và (2)

Hơn thế nữa, trong luận văn này, tác giả cũng nghiên cứu xem sự khác biệt của mối quan hệ giữa cán cân tài khoản vãng lai và xuất khẩu dầu thô ròng trong giai đoạn trước và sau khủng hoảng tài chính xảy ra bằng cách phân chia mẫu nghiên cứu thành hai mẫu nhỏ với các quan sát trước năm 2007, và các quan sát sau năm 2007, đồng thời tiến hành ước lượng lại các phương trình (1) – (4)

Cuối cùng, trong bài nghiên cứu này, tác giả cũng muốn kiểm định xem ảnh hưởng của việc xuất khẩu dầu thô ròng lên tài khoản vãng lai trong trường hợp tại Việt Nam như thế nào so với các nước đang phát triển còn lại trong khu vực Do đó, mô hình nghiên cứu

mở rộng so với bài nghiên cứu của Huntington (2015) có dạng như sau:

𝐶𝐴𝑖𝑡 = 𝛼0+ 𝛼1∗ 𝐴𝐺𝐸𝑖𝑡+ 𝛼2∗ 𝐼𝑁𝐶𝑂𝑀𝐸𝑖𝑡 + 𝛼3∗ 𝐼𝑁𝐶𝑂𝑀𝐸𝑖𝑡2+ 𝛼4∗ 𝐺𝑂𝑉𝑖𝑡 + 𝛼5∗𝑇𝑅𝐴𝐷𝐸𝑂𝑃𝐸𝑁𝑖𝑡+ 𝛼6∗ 𝑁𝐸𝑇𝐸𝑋𝑃𝑂𝑅𝑇𝑂𝐼𝐿𝑖𝑡 + 𝛼7∗ 𝐷𝑈𝑀𝑉𝑁 ∗ 𝑁𝐸𝑇𝐸𝑋𝑃𝑂𝑅𝑇𝑂𝐼𝐿𝑖𝑡 + 𝜀𝑖𝑡

3.3 Mô tả biến

Tỷ lệ dân số phụ thuộc (AGE)

Theo Huntington (2015), tỷ lệ dân số phụ thuộc đại diện mức độ dân số phụ thuộc trên dân số thuộc độ tuổi lao động Trong đó, dân số phụ thuộc được xác định bởi dân số thuộc độ tuổi dưới 15 tuổi và trên 64 tuổi và dân số thuộc độ tuổi lao động là dân số có độ tuổi nằm trong khoảng 15 đến 64 tuổi Ví dụ như tỷ lệ dân số phụ thuộc là 0,65 thì hàm ý rằng có 65 người phụ thuộc trong 100 người lao động Đồng thời, Chinn và Prasad (2003), Chinn và Ito (2007), Gruber và Kamin (2007, 2009) và Huntington (2015) cho rằng quốc gia có dân số càng trẻ và càng già (độ tuổi dưới 15 và trên 64) thì càng sẽ có xu hướng tiêu dùng nhiều hơn và ít tiết kiệm hơn so với những người thuộc độ tuổi lao động

Do đó, tỷ lệ dân số phụ thuộc càng cao thì cán cân tài khoản vãng lai sẽ càng có xu hướng

Trang 38

giảm1 Vì vậy, tác giả kỳ vọng mối quan hệ ngược chiều giữa tỷ lệ dân số phụ thuộc và cán cân tài khoản vãng lai giữa các quốc gia như đã được kỳ vọng bởi Huntington (2015)

𝐴𝐺𝐸 = 𝐷â𝑛 𝑠ố 𝑐ó độ 𝑡𝑢ổ𝑖 𝑑ướ𝑖 15 + 𝐷â𝑛 𝑠ố 𝑐ó độ 𝑡𝑢ổ𝑖 𝑡𝑟ê𝑛 64

𝐷â𝑛 𝑠ố 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 độ 𝑡𝑢ổ𝑖 15 đế𝑛 64 𝑡𝑢ổ𝑖

Thu nhập quốc gia (INCOME)

Theo như Huntington (2015) đã đề cập, thu nhập bình quân đầu người của quốc gia sẽ làm giảm cán cân tài khoản vãng lai, tuy nhiên giá trị bình phương của thu nhập bình quân đầu người của quốc gia sẽ làm gia tăng cán cân tài khoản vãng lai nguyên nhân

do giai đoạn đầu của sự phát triển, các quốc gia càng có thu nhập càng cao sẽ càng nhập khẩu để phát triển thị trường trong nước và sẽ làm cho cán cân tài khoản vãng lai trong giai đoạn này sẽ thâm hụt (hoặc càng giảm); nhưng khi các quốc gia đạt được mức thu nhập nhất định để trở thành quốc gia giàu hơn thì các quốc gia này sẽ càng có xu hướng tiết kiệm hơn đồng thời đầu tư dòng vốn vào các quốc gia khác, vì vậy cán cân tài khoản vãng lai lúc này sẽ trở nên thặng dư (hoặc càng tăng) Vì vậy, tác giả kỳ vộng một mối quan hệ hình chữ U giữa cán cân tài khoản vãng lai và thu nhập của quốc gia (hay hệ số

𝛼2 < 0 và 𝛼3 > 0)

𝐼𝑁𝐶𝑂𝑀𝐸 = 𝑙𝑜𝑔𝑎𝑟𝑖𝑡ℎ𝑚(𝐺𝐷𝑃 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛 đầ𝑢 𝑛𝑔ườ𝑖)

Cán cân ngân sách (GOV)

Mối quan hệ giữa cán cân ngân sách và cán cân tài khoản vãng lai được các nghiên cứu trước đây xác định là một mối quan hệ thâm hụt kép theo như nghiên cứu của Abell (1990), Piersanti (2000), Salvatore (2006), Panagiotis (2008), Afonso và Rault (2009) và Huntington (2015) Do đó, tác giả cũng kỳ vọng một mối quan hệ cùng chiều giữa cán cân ngân sách và cán cân tài khoản vãng lai như các nghiên cứu trước đây đã tìm thấy

1 Theo công thức xác định cán cân tài khoản vãng lai, CA = Y – (C + I + G) = S + (T – G) – I; do đó, nếu C tăng (tiêu dùng tăng) hoặc S giảm (tiết kiệm giảm) thì CA sẽ có xu hướng sụt giảm

Trang 39

𝐺𝑂𝑉 = 𝑇ℎ𝑢 𝑛𝑔â𝑛 𝑠á𝑐ℎ − 𝐶ℎ𝑖 𝑛𝑔â𝑛 𝑠á𝑐ℎ

𝐺𝐷𝑃

Độ mở cửa thương mại (TRADEOPEN)

Nghiên cứu của Chinn và Prasad (2003), Aristovnik (2006), Huntington (2015) cho thấy độ mở cửa thương mại là một nhân tố quan trọng trong việc xác định cán cân tài khoản vãng lai của quốc gia Trong đó, độ mở cửa thương mại được đo lường bởi tổng xuất khẩu và nhập khẩu trên GDP của quốc gia, Chinn và Prasad (2003) cho rằng một quốc gia càng mở cửa hội nhập giao thương hàng hóa với các quốc gia khác trên thế giới thì sẽ càng có giá trị cán cân tài khoản vãng lai càng cao (hoặc càng thặng dư) Do đó, tác giả kì vọng một mối quan hệ cùng chiều giữa cán cân tài khoản vãng lai và độ mở cửa thương mại của quốc gia

𝑇𝑅𝐴𝐷𝐸𝑂𝑃𝐸𝑁 = 𝑋𝑢ấ𝑡 𝑘ℎẩ𝑢 + 𝑁ℎậ𝑝 𝑘ℎẩ𝑢

𝐺𝐷𝑃

Xuất khẩu dầu ròng (OIL)

Huntington (2015) cho rằng xuất khẩu dầu thô ròng có ảnh hưởng đáng kể đến cán cân tài khoản vãng lai của quốc gia Theo cách xác định của Huntington, xuất khẩu dầu thô ròng được tính toán bởi chênh lệch của xuất khẩu dầu thô và nhập khẩu dầu của quốc gia nhân với giá dầu vào thời điểm cuối năm Đồng thời, Huntington (2015) cũng cho rằng quốc gia có sự thặng dư trong việc xuất khẩu dầu thô ròng sẽ càng có sự thặng dư trong cán cân tài khoản vãng lai, dựa vào đó, tác giả kỳ vọng mối quan hệ giữa cán cân tài khoản vãng lai và xuất khẩu dầu thô ròng là một mối quan hệ cùng chiều

𝑂𝐼𝐿 = (𝑋𝑢ấ𝑡 𝑘ℎẩ𝑢 𝑑ầ𝑢 − 𝑁ℎậ𝑝 𝑘ℎẩ𝑢 𝑑ầ𝑢) ∗ 𝐺𝑖á 𝑑ầ𝑢 Trong đó, xuất khẩu và nhập khẩu dầu được tính theo số thùng dầu mà một quốc gia xuất khẩu ra nước ngoài hoặc nhập khẩu về nước Giá dầu được tính dựa theo giá dầu Brent tại thời điểm cuối mỗi năm (Được tính theo giá USD) Vì bài nghiên cứu này đánh giá tác động của hoạt động giao thương quốc tế, nên việc sử dụng dữ liệu giá dầu riêng của từng quốc gia sẽ kém chính xác vì nó còn phụ thuộc vào giá trị đồng tiền của quốc gia

đó Thứ hai, theo Hungtinton (2015) thì giá dầu Brent là chỉ số giá dẫn dắt chuẩn toàn

Trang 40

cầu Do đó, trong bài nghiên cứu này tác giả sử dụng giá dầu Brent chung cho cả xuất khẩu và nhập khẩu Nguồn dữ liệu của các đại lượng này được lấy từ Trung tâm quản lý thông tin năng lượng Hoa Kỳ Sau đó, biến OIL này được chia cho GDP của các quốc gia nhằm đo lường quy mô tương đối của hoạt động xuất nhập khẩu dầu thô so với quy mô nền kinh tế

3.4 Phương pháp ước lượng

Phương pháp ước lượng được tác giả dự kiến sử dụng ban đầu trong luận văn này tương tự như phương pháp ước lượng của Huntington (2015) đã sử dụng đó là phương pháp ước lượng OLS với các mô hình OLS gộp (pooled OLS), mô hình ảnh hưởng cố định (Fixed Effects Models, FEM) và mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên (Random Effects models, REM), cũng như các kiểm định Hausman (so sánh mô hình FEM và REM) và kiểm định nhân tử Breusch – Pagan Lagrangian (so sánh mô hình REM và Pooled OLS)

Tuy nhiên, tác giả nhận thấy rằng phương pháp ước lượng OLS này sẽ có thể gây

ra kết quả chệch (biased) nguyên nhân mô hình thực nghiệm của tác giả được viết dưới dạng phi tuyến do sự hiện diện của biến bình phương của thu nhập của quốc gia Hơn thế nữa, tác giả cho rằng có sự tồn tại vấn đề nội sinh trong mô hình nghiên cứu của mình, được thể hiện: (1) ảnh hưởng nhân quả giữa biến phụ thuộc (cán cân tài khoản vãng lai)

và các biến độc lập (chẳng hạn như mối quan hệ thâm hụt kép giữa cán cân tài khoản vãng lai và cán cân ngân sách…), (2) sự tương quan giữa các biến số kinh tế vĩ mô trong

mô hình nghiên cứu, (3) sự tương quan giữa các biến độc lập và phần dư của mô hình nghiên cứu Do đó, để khắc phục được vấn đề nội sinh cũng như hồi quy mô hình dưới dạng phi tuyến thì tác giả sử dụng phương pháp ước lượng GMM như sự đề nghị của Milena (2007) Đồng thời, các nghiên cứu trước đây cho rằng việc sử dụng phương pháp ước lượng GMM hệ thống (system GMM) sẽ cho kết quả hiệu quả hơn so với kết quả có được từ phương pháp ước lượng GMM sai phân (different GMM)2

2 Theo Arellano và Bover (1995) và Blundell và Bond (1998)

Ngày đăng: 19/07/2017, 23:56

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w