1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ GIỮA CHIỀU SÂU TÀI CHÍNH VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CỦA CÁC QUỐC GIA ĐANG PHÁT TRIỂN Ở CHÂU Á.PDF

77 883 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 77
Dung lượng 1,8 MB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH  ĐẶNG THỊ THU THẢO NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ GIỮA CHIỀU SÂU TÀI CHÍNH VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CỦA CÁC QUỐC GIA ĐANG PHÁT TRIỂN Ở CHÂU Á LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2013 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH  ĐẶNG THỊ THU THẢO NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ GIỮA CHIỀU SÂU TÀI CHÍNH VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CỦA CÁC QUỐC GIA ĐANG PHÁT TRIỂN Ở CHÂU Á CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG MÃ SỐ: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN THỊ LIÊN HOA TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2013 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH PHÒNG QLĐT SAU ĐẠI HỌC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc TPHCM, ngày 30 tháng 09 năm 2013 Nhận xét của Người hướng dẫn khoa học 1. Họ và tên học viên: ĐẶNG THỊ THU THẢO - Khóa: 19 2. Mã ngành: 60340201 3. Đề tài nghiên cứu: “Nghiên cứu mối quan hệ giữa chiều sâu tài chính và tăng trưởng kinh tế của các quốc gia đang phát triển ở Châu Á”. 4. Họ tên Người hướng dẫn khoa học : PGS. TS. NGUYỄN THỊ LIÊN HOA 5. Nhận xét: (Kết cấu luận văn, phương pháp nghiên cứu, những nội dung (đóng góp) của đề tài nghiên cứu, thái độ làm việc của học viên) 6. Kết luận: …………………………………………………………… 7. Đánh giá: ( điểm /10). LỜI CẢM ƠN Trước hết tác giả xin gửi lời cám ơn chân thành đến người hướng dẫn đề tài, cô PGS. TS. Nguyễn Thị Liên Hoa, về những ý kiến đóng góp, những chỉ dẫn và hỗ trợ tận tình đối với việc hình thành, xây dựng và hoàn thiện luận văn. Tác giả xin gửi lời cám ơn đến gia đình, đồng nghiệp và rất nhiều bạn bè đã hết lòng ủng hộ, giúp đỡ và động viên tác giả trong suốt thời gian thực hiện luận văn này. Tp. Hồ Chí Minh, tháng 09 năm 2013 Học viên Đặng Thị Thu Thảo LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tác giả với sự giúp đỡ của Cô hướng dẫn và những người mà tác giả đã cảm ơn. Số liệu thống kê được lấy từ nguồn đáng tin cậy, nội dung và kết quả nghiên cứu của luận văn này chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào cho tới thời điểm hiện nay. Tp. Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 09 năm 2013 Tác giả Đặng Thị Thu Thảo MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU TÓM TẮT 1. GIỚI THIỆU 2 2. TỔNG QUAN CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY 4 2.1 Các nghiên cứu tìm thấy ảnh hưởng tích cực của chiều sâu tài chính đối với tăng trưởng kinh tế. 4 2.2 Các nghiên cứu nghi ngờ ảnh hưởng của chiều sâu tài chính đối với tăng trưởng kinh tế. 10 2.3 Nhận xét 15 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15 3.1 Phương pháp nghiên cứu 15 3.2 Mẫu nghiên cứu 18 3.3 Mô hình nghiên cứu 19 3.4 Mô tả các biến 19 3.4.1 Biến phụ thuộc Y it 19 3.4.2 Biến độc lập 20 3.4.3 Mô hình cụ thể 24 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 26 4.1 Kết quả nghiên cứu giả thiết 1 27 4.2 Kết quả nghiên cứu giả thiết 2 31 4.3 Kết quả nghiên cứu giả thiết 3 33 5. KẾT LUẬN 37 5.1 Tóm tắt kết quả nghiên cứu chính 37 5.2 Thảo luận kết quả nghiên cứu. 38 5.3 Đề xuất 41 5.4 Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo 42 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DW: Durbin-Watson FEM: Fixed Effects Model GDP: Gross Domestic Product IMF: International Monetary Fund. M1: cung tiền M1 M2: cung tiền mở rộng M2 OLS: Ordinary least square REM: Random Effects Model WB: World Bank DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 3.1: Mô tả kỳ vọng dự kiến của mô hình 25 Bảng 4.1: Thống kê mô tả các biến 26 Bảng 4.2: Kiểm định tương quan của giả thuyết 1 27 Bảng 4.3: Kết quả hồi quy giả thuyết 1 28 Bảng 4.4: Kết quả hồi quy giả thiết 1 bằng mô hình FEM (tác động quốc gia) 30 Bảng 4.5: Kết quả hồi quy giả thuyết 2 32 Bảng 4.6: Kết quả hồi quy giả thiết 2 bằng mô hình FEM (tác động quốc gia) 33 Bảng 4.7: Kết quả hồi quy giả thuyết 3 34 Bảng 4.8: Kết quả hồi quy giả thiết 3 bằng mô hình FEM (tác động quốc gia) 35 Bảng 4.9: Kết quả hiệu chỉnh phương sai thay đổi 37 1 TÓM TẮT Mục tiêu chính của nghiên cứu nhằm tìm hiểu chiều sâu tài chính tại các quốc gia đang phát triển Châu Á thực sự có ảnh hưởng hay tác động như thế nào đến tăng trưởng kinh tế. Để kiểm định các giả thiết liên quan đến mục tiêu nghiên cứu, tác giả sử dụng biến tăng trưởng GDP thực bình quân đầu người trong mối quan hệ lần lượt với các biến tỷ lệ tiền mở rộng M2 trên GDP, tỷ lệ tiền M2 trừ tiền M1 trên GDP, tỷ lệ tín dụng nội địa phân bổ tới khu vực tư nhân. Mẫu nghiên cứu gồm 30 quốc gia trong giai đoạn từ năm 1994 đến 2011 với phương pháp phân tích hồi quy Pooled OLS, hồi quy hiệu ứng cố định và hiệu ứng ngẫu nhiên thường được sử dụng trong các dữ liệu bảng. Kết quả quan sát cho thấy cả 3 biến đại diện cho chiều sâu tài chính đều có mối tương quan âm với tăng trưởng kinh tế với độ tin cậy chắc chắn. Lý giải cho vấn đề này, tác giả đề xuất một số nhận xét cá nhân dựa trên tình hình phát triển tài chính và kinh tế của khu vực Châu Á trong những năm vừa qua  2 1. GIỚI THIỆU Phát triển tài chính là cần thiết cho tăng trưởng. Sự phát triển các thể chế tài chính như ngân hàng, thị trường trái phiếu, thị trường cổ phiếu, công ty bảo hiểm và quỹ hưu trí là cần thiết để hỗ trợ đầu tư vốn cố định, tăng khả năng doanh nghiệp tiếp cận vốn lưu động, chi tiêu lương và đầu vào sản xuất, tạo cơ chế dàn trải rủi ro và đảm bảo rằng nền kinh tế có đủ thanh khoản hoàn thành những giao dịch cần thiết. Như chúng ta đã biết, những thể chế này tập hợp vốn từ người tiết kiệm và chuyển sang cho bên vay, qui trình này gọi là trung gian (tài chính). Thị trường tài chính cung cấp cho nền kinh tế các dịch vụ thiết yếu trong đó gồm có quản lý rủi ro và thông tin, hoặc góp vốn và huy động các khoản tiết kiệm. Rộng và hiệu quả hơn, ví dụ hệ thống tài chính sâu hơn phù hợp với việc cung cấp hiệu quả các dịch vụ tài chính này cho toàn bộ hoạt động cung cầu của nền kinh tế. Từ quan điểm lý thuyết này, mối quan hệ giữa tài chính và phát triển kinh tế đã được nghiên cứu theo nhiều hướng khác nhau. Mặt khác, khu vực tài chính có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng thông qua kênh tích lũy và kênh tái phân phối. Kênh tích lũy nhấn mạnh ảnh hưởng tích cực của tài chính đem lại trong việc tích lũy nguồn vốn con người và vật chất đến kinh tế. Kênh tái phân phối tập trung vào việc gia tăng hiệu quả của quá trình phân phối nguồn lực được tạo ra bởi chiều sâu tài chính và do đó đẩy mạnh kinh tế. Chiều sâu tài chính thường được dùng để đánh giá mức độ phát triển tài chính của một quốc gia, được đo lường bằng nhiều chỉ số như cung tiền mở rộng M3/GDP, tỷ lệ tài sản ngân hàng tư nhân so với tổng tài sản hệ thống ngân hàng, tỷ lệ tín dụng tư nhân/GDP, giá trị các loại tiền trong hệ thống ngân hàng (M3-M1)… Tuy nhiên, bên cạnh khía cạnh ảnh hưởng tích cực được nêu trong lý thuyết kinh tế và các kiểm định thực nghiệm truyền thống, cũng có nhiều ý kiến nghi ngờ về độ tin cậy và sự chắc chắn của mối quan hệ này. Sự phát triển quá nhanh hoặc không ổn định của hệ thống tài chính có thể đem lại các rủi ro, nguy hiểm cho quá trình tăng trưởng. Một quốc gia có chiều sâu tài chính lớn không phải luôn luôn là một quốc gia có hệ thống tài chính tốt. Đặc biệt trong những năm gần đây, có nhiều [...]... hưởng đến tăng trưởng kinh tế của các quốc gia này hay không? Cấu trúc của nghiên cứu gồm 5 phần chính: 1 Giới thiệu 2 Tổng quan các kết quả nghiên cứu trước đây 3 Phương pháp nghiên cứu 4 Nội dung và các kết quả nghiên cứu 5 Kết luận của nghiên cứu 4 2 TỔNG QUAN CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY 2.1 Các nghiên cứu tìm thấy ảnh hưởng tích cực của chiều sâu tài chính đối với tăng trưởng kinh tế Các nghiên. .. chiều sâu tài chính – với tăng trưởng kinh tế? Đó là lý do tác giả đã chọn vấn đề chiều sâu tài chính làm mục tiêu nghiên cứu của mình Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là phân tích ảnh hưởng của chiều sâu tài chính lên tăng trưởng kinh tế của 30 quốc gia đang phát triển tại Châu Á với dữ liệu trong khoảng thời gian từ năm 1994 đến 2011 Luận văn tập trung giải quyết câu hỏi liệu chiều sâu tài chính. .. sâu tài chính ảnh hưởng thuận chiều hay ngược chiều với GDP vẫn là câu hỏi đặt ra Liệu đối với các nước đang phát triển Châu Á, có thể kỳ vọng rằng chiều sâu tài chính sẽ mang lại khả năng tăng trưởng cao hay không? Về mặt cá nhân, tác giả vẫn kỳ vọng các mối quan hệ giữa biến tài chính và tăng trưởng kinh tế sẽ là thuận chiều Một quốc gia có chiều sâu tài chính càng cao, nghĩa là quốc gia đó có hệ thống... quả của trung gian tài chính sẽ giúp thúc đẩy và tạo ảnh hưởng đầu tiên lên tăng trưởng kinh tế Bài nghiên cứu của Klein và Olivei (1999) cho kết quả nghiên cứu về tác động rõ ràng của việc mở rộng tài khoản vốn lên chiều sâu tài chính, từ đó chiều sâu tài chính tiếp tục ảnh hưởng tích cực lên tăng trưởng kinh tế thông qua dữ liệu chéo của gần 100 nước (gồm 21 nước công nghiệp và hơn 70 nước đang phát. .. kinh tế của lý thuyết tăng trưởng Schumpete (1911) Nhìn chung, các kết quả thực nghiệm ở trên đã khẳng định mạnh mẽ về quy mô xác định mang tính quốc gia đối với mối quan hệ giữa tài chính và tăng trưởng, giải thích cho kết quả tăng trưởng kinh tế không thể thiếu yếu tố đóng góp của phát triển tài chính Tuy nhiên, một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng ảnh hưởng tích cực của tài chính đối với tăng trưởng chỉ... quản lý và chất lượng hệ thống tài chính đạt được một số điều kiện nhất định 2.2 Các nghiên cứu nghi ngờ ảnh hưởng của chiều sâu tài chính đối với tăng trưởng kinh tế Mặc dù mối quan hệ nhân quả giữa tăng trưởng – tài chính đã được khẳng định, nhưng mức độ chính xác hay mối hoài nghi về kết quả của các nghiên cứu thực nghiệm vẫn là một câu hỏi Các nhà kinh tế độc lập như Joan Robinson hay Friedman và Schwartz... quan đến việc làm suy giảm ảnh hưởng của chiều sâu tài chính lên tăng trưởng kinh tế Độ sâu tài chính nếu cao quá mức hoặc mức tăng trưởng tín dụng quá nhanh có thể dẫn đến lạm phát và hệ thống ngân hàng suy yếu, từ đó lần lượt làm gia tăng khủng hoảng tài chính và ngăn cản tăng trưởng kinh tế Độ sâu tài chính quá mức cũng có thể là kết quả của tự do hóa tài chính mở rộng trong cuối thập niêm 80, đầu... nhiều chiều hướng khác nhau, từ đó tác giả tiến hành phân tích thực nghiệm để đánh giá lại vấn đề đó đối với các nước đang phát triển châu Á Theo trực quan và cách nhìn lý thuyết thì phát triển tài chính là cần thiết cho tăng trưởng Các quốc gia có chiều sâu tài chính lớn sẽ là điều kiện hỗ trợ, thúc đẩy và làm cho tăng trưởng nền kinh tế đi lên hay chính là sự tăng trưởng của GDP Rất nhiều các nghiên cứu. .. sâu tài chính được xây dựng như là một thước đo của tự do hóa tài chính và phát triển tài chính Đây là thuật ngữ dùng để chỉ quá trình phát triển các trung gian tài chính, bao gồm cả quá trình tự do hóa khu vực ngân hàng và phát triển thị trường trái phiếu, cổ phiếu năng động Tác giả sẽ giới thiệu một số nghiên cứu trước đây đã nghiên cứu về mối quan hệ giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế. .. và mức độ phát triển tài chính bình quân thời kỳ 1960-1989 Mức độ phát triển tài chính càng cao thì càng tương quan dương với tỷ lệ cao hơn của tăng trưởng kinh tế, chỉ số tích lũy vốn con người và cải tiến hiệu suất kinh tế Ngoài ra, tác giả cũng xem xét mối quan hệ giữa mức độ phát triển tài chính ở hiện tại và tỷ lệ tăng trưởng kinh tế, tích lũy 6 nguồn vốn hiện vật và những cải tiến hiệu suất kinh . ĐẶNG THỊ THU THẢO NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ GIỮA CHIỀU SÂU TÀI CHÍNH VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CỦA CÁC QUỐC GIA ĐANG PHÁT TRIỂN Ở CHÂU Á CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG MÃ SỐ: 60340201. nghiên cứu trước đây đã nghiên cứu về mối quan hệ giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế thông qua xem xét ảnh hưởng của chiều sâu tài chính lên tăng trưởng kinh tế. Trước hết, Barro. tiêu chính của nghiên cứu nhằm tìm hiểu chiều sâu tài chính tại các quốc gia đang phát triển Châu Á thực sự có ảnh hưởng hay tác động như thế nào đến tăng trưởng kinh tế. Để kiểm định các giả

Ngày đăng: 07/08/2015, 21:04

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w