Mô hình thực nghiệm

Một phần của tài liệu Tác động của xuất nhập khẩu thương mại dầu thô lên cán cân tài khoản vãng lai tại các quốc gia đang phát triển ở châu á (Trang 35 - 37)

Dựa vào sự đề nghị của Huntington (2015) cũng như các biến được sử dụng trong các bài nghiên cứu trước đây như Chinn và Prasad (2003), Chinn và Ito (2007) và Gruber và Kamin (2007, 2009) khi phân tích cán cân tài khoản vãng lai của quốc gia cũng như mối quan hệ giữa cán cân tài khoản vãng lai và xuất khẩu dầu thô ròng của cac quốc gia đang phát triển ở Châu Á trong giai đoạn 1990 – 2015, tác giả tiến hành ước lượng mô hình thực nghiệm được viết dưới dạng phương trình sau:

𝐶𝐴𝑖𝑡 = 𝛼0+ 𝛼1∗ 𝐴𝐺𝐸𝑖𝑡 + 𝛼2∗ 𝐼𝑁𝐶𝑂𝑀𝐸𝑖𝑡 + 𝛼3∗ 𝐼𝑁𝐶𝑂𝑀𝐸𝑖𝑡2+ 𝛼4∗ 𝐺𝑂𝑉𝑖𝑡 +

𝛼5∗ 𝑇𝑅𝐴𝐷𝐸𝑂𝑃𝐸𝑁𝑖𝑡+ 𝛼6∗ 𝑂𝐼𝐿𝑖𝑡 + 𝜀𝑖𝑡 (1)

Trong đó, i thể hiện quốc gia trong mẫu nghiên cứu, t thể hiện năm nghiên cứu trong giai đoạn 1990 – 2015. 𝐶𝐴𝑖𝑡 là cán cân tài khoản vãng lai của quốc gia được tính toán bởi cán cân tài khoản vãng lai trên GDP. 𝐴𝐺𝐸𝑖𝑡 thể hiện mức độ dân số phụ thuộc được đo lường bởi tỷ lệ dân số dưới 15 tuổi và trên 64 tuổi trên số lượng người lao động (từ 15 – 65 tuổi). 𝐼𝑁𝐶𝑂𝑀𝐸𝑖𝑡 là mức độ thu nhập trên đầu người của quốc gia được đo lường bởi GDP trên dân số của quốc gia. 𝐼𝑁𝐶𝑂𝑀𝐸𝑖𝑡2 là giá trị bình phương của

𝐼𝑁𝐶𝑂𝑀𝐸𝑖𝑡 thể hiện mối quan hệ phi tuyến giữa thu nhập quốc gia và cán cân tài khoản vãng lai. 𝐺𝑂𝑉𝑖𝑡 thể hiện cán cân ngân sách của quốc gia được tính toán bởi chênh lệch của thu ngân sách và chi ngân sách của quốc gia trên giá trị GDP của quốc gia. 𝑇𝑅𝐴𝐷𝐸𝑂𝑃𝐸𝑁𝑖𝑡 đại diện độ mở cửa thương mại của quốc gia được tính toán bởi tổng

của xuất khẩu và nhập khẩu của quốc gia trên giá trị GDP của quốc gia. 𝑂𝐼𝐿𝑖𝑡 đại diện xuất khẩu dầu thô ròng của quốc gia được đo lường bởi tích giữa chênh lệch của xuất khẩu dầu thô và nhập khẩu dầu với giá dầu thô vào cuối năm trên giá trị GDP. Và cuối cùng 𝜀𝑖𝑡 là sai số của mô hình.

Ngoài ra, Huntington (2015) đề nghị nên phân tách tác động của xuất khẩu dầu thô ròng đến cán cân tài khoản vãng lai theo hai hướng là xuất khẩu dầu thô ròng âm và xuất khẩu dầu thô ròng dương để có thể thấy được tác động bất cân xứng của xuất khẩu dầu thô ròng đến cán cân tài khoản vãng lai. Vì vậy, tác giả tiến hành phân tách xuất khẩu dầu thô ròng thành hai biến số đại diện cho xuất khẩu dầu thô ròng âm và dương, phương trình (1) sẽ được viết lại dưới dạng sau:

𝐶𝐴𝑖𝑡 = 𝛼0+ 𝛼1∗ 𝐴𝐺𝐸𝑖𝑡 + 𝛼2∗ 𝐼𝑁𝐶𝑂𝑀𝐸𝑖𝑡 + 𝛼3∗ 𝐼𝑁𝐶𝑂𝑀𝐸𝑖𝑡2+ 𝛼4∗ 𝐺𝑂𝑉𝑖𝑡 +

𝛼5∗ 𝑇𝑅𝐴𝐷𝐸𝑂𝑃𝐸𝑁𝑖𝑡+ 𝛾1∗ 𝑂𝐼𝐿𝑃𝑂𝑆𝑖𝑡 + 𝛾2∗ 𝑂𝐼𝐿𝑁𝐸𝐺𝑖𝑡+ 𝜀𝑖𝑡 (2)

Trong đó, 𝑂𝐼𝐿𝑃𝑂𝑆𝑖𝑡 thể hiện các quan sát có giá trị xuất khẩu dầu thô ròng dương và 𝑂𝐼𝐿𝑁𝐸𝐺𝑖𝑡 hiện các quan sát có giá trị xuất khẩu dầu thô ròng âm. Tác giả kì vọng ảnh hưởng của 𝑂𝐼𝐿𝑃𝑂𝑆𝑖𝑡 và 𝑂𝐼𝐿𝑁𝐸𝐺𝑖𝑡 đến cán cân tài khoản vãng lai lần lượt là cùng chiều (𝛾1> 0) và ngược chiều (𝛾2 < 0) như sự kỳ vọng của Huntington (2015). Các biến còn lại trong phương trình (2) đã được đề cập trong phương trình (1).

Đồng thời, Huntington (2015) cũng khẳng định rằng cán cân tài khoản vãng lai sẽ có xu hướng chuyển động cùng chiều với các nhân tố làm gia tăng mức độ tiết kiệm của quốc gia, do đó, Huntington đã thay thế biến cán cân tài khoản vãng lai bởi biến mức độ tiết kiệm của quốc gia để có cái nhìn tổng quát hơn về ảnh hưởng của xuất khẩu dầu thô ròng đến cán cân tài khoản vãng lai cũng như mức độ tiết kiệm của quốc gia. Vì vậy, phương trình (1) và (2) sẽ được viết lại như sau:

𝑆𝐴𝑉𝐼𝑁𝐺𝑖𝑡 = 𝛼0+ 𝛼1∗ 𝐴𝐺𝐸𝑖𝑡 + 𝛼2∗ 𝐼𝑁𝐶𝑂𝑀𝐸𝑖𝑡 + 𝛼3∗ 𝐼𝑁𝐶𝑂𝑀𝐸𝑖𝑡2+ 𝛼4∗

𝐺𝑂𝑉𝑖𝑡 + 𝛼5∗ 𝑇𝑅𝐴𝐷𝐸𝑂𝑃𝐸𝑁𝑖𝑡+ 𝛼6∗ 𝑂𝐼𝐿𝑖𝑡 + 𝜀𝑖𝑡 (3)

𝑆𝐴𝑉𝐼𝑁𝐺𝑖𝑡 = 𝛼0+ 𝛼1∗ 𝐴𝐺𝐸𝑖𝑡 + 𝛼2∗ 𝐼𝑁𝐶𝑂𝑀𝐸𝑖𝑡 + 𝛼3∗ 𝐼𝑁𝐶𝑂𝑀𝐸𝑖𝑡2+ 𝛼4∗

Trong đó, 𝑆𝑎𝑣𝑖𝑛𝑔𝑖𝑡 là mức độ tiết kiệm của quốc gia được đo lường bởi tiết kiệm của quốc gia trên GDP của quốc gia và các biến còn lại như trong phương trình (1) và (2).

Hơn thế nữa, trong luận văn này, tác giả cũng nghiên cứu xem sự khác biệt của mối quan hệ giữa cán cân tài khoản vãng lai và xuất khẩu dầu thô ròng trong giai đoạn trước và sau khủng hoảng tài chính xảy ra bằng cách phân chia mẫu nghiên cứu thành hai mẫu nhỏ với các quan sát trước năm 2007, và các quan sát sau năm 2007, đồng thời tiến hành ước lượng lại các phương trình (1) – (4).

Cuối cùng, trong bài nghiên cứu này, tác giả cũng muốn kiểm định xem ảnh hưởng của việc xuất khẩu dầu thô ròng lên tài khoản vãng lai trong trường hợp tại Việt Nam như thế nào so với các nước đang phát triển còn lại trong khu vực. Do đó, mô hình nghiên cứu mở rộng so với bài nghiên cứu của Huntington (2015) có dạng như sau:

𝐶𝐴𝑖𝑡 = 𝛼0+ 𝛼1∗ 𝐴𝐺𝐸𝑖𝑡+ 𝛼2∗ 𝐼𝑁𝐶𝑂𝑀𝐸𝑖𝑡 + 𝛼3∗ 𝐼𝑁𝐶𝑂𝑀𝐸𝑖𝑡2+ 𝛼4∗ 𝐺𝑂𝑉𝑖𝑡 + 𝛼5∗ 𝑇𝑅𝐴𝐷𝐸𝑂𝑃𝐸𝑁𝑖𝑡+ 𝛼6∗ 𝑁𝐸𝑇𝐸𝑋𝑃𝑂𝑅𝑇𝑂𝐼𝐿𝑖𝑡 + 𝛼7∗ 𝐷𝑈𝑀𝑉𝑁 ∗ 𝑁𝐸𝑇𝐸𝑋𝑃𝑂𝑅𝑇𝑂𝐼𝐿𝑖𝑡 + 𝜀𝑖𝑡

Một phần của tài liệu Tác động của xuất nhập khẩu thương mại dầu thô lên cán cân tài khoản vãng lai tại các quốc gia đang phát triển ở châu á (Trang 35 - 37)