Kiểm định tính vững của mô hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu Tác động của xuất nhập khẩu thương mại dầu thô lên cán cân tài khoản vãng lai tại các quốc gia đang phát triển ở châu á (Trang 50 - 58)

Bảng 4.6. Kết quả ước lượng với xuất khẩu và nhập khẩu theo giai đoạn trước và sau khủng hoảng

ca Toàn thời gian Trước khủng hoảng Sau khủng hoảng Hệ số P-value Hệ số P-value Hệ số P-value

age 0.70*** 0.00 -0.15** 0.02 -0.30*** 0.01 incomeper 11.70*** 0.00 -1.28 0.91 -18.51 0.51 incomeper2 -0.10 0.66 0.38 0.58 0.94 0.54 gov 0.43*** 0.00 0.22*** 0.00 0.86*** 0.00 tradeopen 0.03*** 0.01 0.02** 0.03 0.02 0.11 netexportoil 97.34*** 0.00 143.76*** 0.00 62.46*** 0.00 Dumvn*netexportoil -4979.19*** 0.00 -866.64** 0.05 -113.94 0.83 Hằng số -125.36*** 0.00 -4.61 0.92 104.68 0.43 AR (2) 0.31 0.14 0.27 Hansen 0.68 0.26 0.67

*, ** và ***: tương ứng với mức ý nghĩa 10%, 5% và 1%

Từ kết quả bảng 4.6, ta có thể thấy rằng, hệ số của biến tương tác giữa biến giả Việt Nam và xuất khẩu dầu thô ròng là âm và có giá trị tuyệt đối lớn hơn hệ số của biến xuất khẩu dầu thô ròng (netexportoil) cho hay giai đoạn: toàn mẫu và trước khủng hoảng. Do đó, kết quả thực nghiệm cho thấy rằng, so với các nước đang phát triển ở châu Á thì ảnh hưởng của xuất khẩu dầu thô ròng tại Việt nam có xu hướng làm giảm thâm hụt tài khoản vãng lai nhiều hơn các quốc gia khác.

4.2.3. Kiểm định tính vững của mô hình nghiên cứu

Trong phần này, tác giả kiểm định tính vững của mô hình nghiên cứu bằng ba cách. Thứ nhất, thay vì dùng các phương pháp hồi quy phổ thông là OLS, FEM, REM thì tác giả sẽ dùng phương pháp GMM. Như đã trình bày trong chương 3, phương pháp GMM có khả năng khắc phục được hầu hết các hiện tượng của kinh tế lượng như:

Phương sai thay đổi, tự tương quan và đăc biệt là hiện tượng nội sinh. Cách thứ hai, tác giả chia giai đoạn nghiên cứu thành hai giai đoạn nhỏ là trước năm 2008 (tác giả đặt là giai đoạn trước khủng hoảng) và giai đoạn từ 2008-2015 (tác giả đặt là giai đoạn sau khủng hoảng) để xem xét ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng lên bài nghiên cứu này ra sao. Cách thứ ba, tác giả thay biến phụ thuộc bằng biến tỷ lệ tiết kiệm quốc gia để đánh giá một cách trung gian ảnh hưởng của xuất khẩu dầu thô ròng lên tài khoản vãng lai.

Nếu các kết quả trong phần này vẫn giữ nguyên so với các kết quả ước lượng chính, nghĩa là giữ nguyên về mặt dấu (không phải về giá trị tuyệt đối) thì tác giả kết luận rằng các kết luận của tác giả là bền vững và tác giả có thể rút ra kết luận cuối cùng của bài nghiên cứu này một cách nhất quán và có độ tin cậy cao nhất.

Đầu tiên, bảng 4.7 trình bày các kết quả kiểm định với việc tách xuất khẩu dầu thô ròng ra thành hai phần xuất khẩu và nhập khẩu cho các giai đoạn trước và sau khủng hoảng tài chính. Các kết quả gần như không có gì thay đổi về mặt dấu so với các kết quả ước lượng chính ngoại trừ hai tình huống có phần khác biệt. Thứ nhất là đối với kết quả hồi quy theo phương OLS cho giai đoạn trước khủng hoảng, ta có thể thấy rằng biến nhập khẩu dầu ròng có ý nghĩa thống kê ở mức 10%. Điều này phần nào cho thấy rằng, hoạt động nhập khẩu cũng một phần có ảnh hưởng theo chiều dương lên cán cân tài khoản vãng lai, tuy nhiên, các kết quả lại không bền vững. Thứ hai, đối với hồi quy FEM cho giai đoạn sau khủng hoảng thì mối quan hệ giữa thu nhập bình quân đầu người và cán cân tài khoản vãng lai lại biểu hiện dưới dạng chữ U ngược (do hệ số của thu nhập bình phương là âm). Tuy nhiên, các kết quả này có thể không bền vững do các hiện tượng như phương sai thay đổi, tự tương quan và nội sinh có thể làm cho kết quả mô hình có phần sai lệch. Do đó, để kết luận chắc chắn hơn về tính vững, tiếp theo sau đây tác giả sẽ trình bày kiểm định tính vững bằng cách sử dụng phương pháp GMM.

Bảng 4.7. Kết quả ước lượng với xuất khẩu thuần theo toàn thời gian, giai đoạn trước và sau khủng hoảng

Trước khủng hoảng

Hệ số P-value Hệ số P-value Hệ số P-value age -0.16*** 0.00 -0.06 0.46 -0.11 0.16 incomeper -18.01*** 0.00 8.54 0.31 2.60 0.73 incomeper2 1.25*** 0.00 -0.40 0.45 -0.06 0.90 gov 0.89*** 0.00 0.94*** 0.00 0.96*** 0.00 tradeopen 0.00 0.78 -0.01 0.76 0.00 0.96 oilpos 46.26** 0.04 156.75*** 0.01 97.56** 0.03 oilneg 89.22* 0.06 45.69 0.69 52.40 0.57 Hằng số 74.50*** 0.00 -36.67 0.31 -8.47 0.79 Số quan sát 380 380 380 R2 0.56 0.51 0.55 Hausman 0.66 Sau khủng hoảng

ca OLS FEM REM

Hệ số P-value Hệ số P-value Hệ số P-value

age -0.13* 0.06 0.15 0.50 0.07 0.61 incomeper -40.10*** 0.00 31.44** 0.05 2.70 0.84 incomeper2 2.31*** 0.00 -1.91** 0.04 -0.21 0.78 gov 0.77*** 0.00 0.37*** 0.00 0.52*** 0.00 tradeopen 0.01 0.34 0.00 0.97 0.04** 0.05 oilpos 64.16*** 0.01 406.62*** 0.00 221.60*** 0.00 oilneg -35.86 0.38 -29.33 0.70 -40.92 0.53 Hằng số 178.99*** 0.00 -137.26* 0.06 -14.84 0.81 Số quan sát 140 140 140 R2 0.74 0.34 0.61 Hausman 0.00

Bảng 4.8 kiểm định lại các kết quả của bảng 4.4. bằng cách sử dụng phương pháp GMM hệ thống. Trước khi phân tích các kết quả chính, ta có thể thấy rằng các kiểm định tính phù hợp của phương pháp GMM là AR(2) và Kiểm định Hansen đều thỏa mãn cách sử dụng phương pháp GMM (các giá trị đều lớn hơn 0.1).

Bảng 4.8. Kết quả ước lượng với xuất khẩu và nhập khẩu theo toàn thời gian, giai đoạn trước và sau khủng hoảng

ca Toàn thời gian Trước khủng hoảng Sau khủng hoảng Hệ số P-value Hệ số P-value Hệ số P-value

age 0.22*** 0.00 -0.39*** 0.00 -0.28*** 0.00 incomeper -34.09*** 0.00 -35.76*** 0.00 -1.48 0.86 incomeper2 2.27*** 0.00 2.21*** 0.00 0.00 0.99 gov 0.39*** 0.00 0.25*** 0.00 0.87*** 0.00 tradeopen -0.02*** 0.00 0.01 0.12 0.04*** 0.00 netexportoil 47.48*** 0.00 142.47*** 0.00 66.06*** 0.00 Hằng số 112.34*** 0.00 162.99*** 0.00 26.96 0.45 AR (2) 0.26 0.20 0.29 Hansen 0.63 0.20 0.73

*, ** và ***: tương ứng với mức ý nghĩa 10%, 5% và 1%

Dựa vào kết quả từ bảng 4.8 ta có thể thấy rằng dấu của các hệ số khi sử dụng phương pháp GMM gần như đồng nhất với các kết quả có được từ bảng 4.4. Cụ thể hơn, xuất khẩu dầu thô thuần có ảnh hưởng tích cực và có ý nghĩa thống kê lên cán cân tài khoản vãng lai, tương tự các kết quả của hồi quy OLS, FEM và REM. Điểm đáng chú ý ở đây là trong khi các phương pháp FEM và REM không cho thấy mối quan hệ có ý nghĩa giữa thu nhập bình quân đầu người và cán cân tài khoản vãng lai thì phương pháp GMM cho thấy một mối quan hệ có ý nghĩa thống kê khá cao (ở mức 1%) giữa thu nhập bình quân đầu người và cán cân tài khoản vãng lai (tương tự phương pháp OLS). Đây là mối

quan hệ dạng chữ U. Các biến còn lại đều khá tương đồng so với bảng 4.4. Do đó, tác giả kết luận các kết quả trong bảng 4.4 là bền vững.

Bảng 4.9 kiểm định lại các kết quả của bảng 4.5 bằng cách sử dụng phương pháp GMM. Tương tự bảng 4.8, các giá trị của kiểm định AR(2) và Hansen của bảng 4.9 đều cho thấy phương pháp GMM được sử dụng trong bảng này là phù hợp. Từ các kết quả trong bảng 4.9, dấu của các hệ số gần như vẫn giữ nguyên so với các hệ số trong bảng 4.5. Một điểm đặc biệt từ kết quả bảng 4.9 là việc nhập khẩu dầu thô ròng có ảnh hưởng tiêu cực lên tài khoản vãng lai cho giai đoạn toàn mẫu nhưng lại ảnh hưởng tích cực lên tài khoản vãng lai sau giai đoạn khủng hoảng. Sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu thì chính phủ các quốc gia đang phát triển cố gắng kích thích nền kinh tế vực dậy sau khủng hoảng. Do đó, nhu cầu về năng lượng nhằm mục đích hỗ trợ cho các hoạt động sản xuất, công nghiệp tăng lên, dẫn đến nhu cầu nhập khẩu dầu thô tăng. Lượng dầu thô nhập khẩu sẽ phục vụ cho các hoạt động sản xuất, giao thương quốc tế tại các quốc gia này. Do đó, điều này sẽ giúp tài khoản vãng lai của các quốc gia này tăng lên nhờ việc gia tăng các hoạt động xuất khẩu. Tuy nhiên, các kết quả có được từ bảng 4.5 vẫn không có gì thay đổi, do đó, tác giả có thể kết luận rằng các kết quả từ bảng 4.5 trong phát hiện của tác giả là bền vững.

Bảng 4.9. Kết quả ước lượng với biến phụ thuộc là tỷ lệ tiết kiệm theo toàn thời gian, giai đoạn trước và sau khủng hoảng

ca Toàn thời gian Trước khủng hoảng Sau khủng hoảng Hệ số P-value Hệ số P-value Hệ số P-value

age 0.48*** 0.00 0.15 0.53 -0.27*** 0.00 incomeper -13.48 0.11 -23.44*** 0.00 -10.34 0.21 incomeper2 1.23*** 0.00 1.81*** 0.00 0.49 0.28 gov 0.26*** 0.00 0.04 0.44 0.88*** 0.00 tradeopen -0.01 0.80 -0.04 0.27 0.03*** 0.00 oilpos 132.80*** 0.00 232.84*** 0.00 60.62*** 0.00 oilneg -142.64** 0.03 -203.37 0.18 80.95** 0.02

Hằng số -3.20 0.95 60.01*** 0.01 66.53* 0.08

AR (2) 0.54 0.44 0.28

Hansen 0.78 0.23 0.69

*, ** và ***: tương ứng với mức ý nghĩa 10%, 5% và 1%

Cuối cùng, một điều thú vị để khám phá phạm vi của các yếu tố tương tự mà có thể giải thích cán cân tài khoản vãng lai cũng có thể giải thích mô hình tiết kiệm của một quốc gia. Tài khoản thu nhập quốc gia cho thấy một sự xác đinh giữa tiết kiệm ròng và cán cân tài khoản vãng lai. Tuy nhiên, sự phát hiện này không phải là một lời giải thích mà là một trạng thái cân bằng xảy ra khi nền kinh tế điều chỉnh. Việc bổ sung đánh giá thêm biến SAVING trong bài nghiên cứu này nhằm mục đích đánh giá trạng thái cân bằng tổng cung – tổng cầu của quốc gia. Trạng thái cân bằng tổng cung, tổng cầu có mối liên hệ khá chặt chẽ với cán cân tài khoản vãng lai. Do đó, việc đưa vào xem xét biến SAVING cũng giúp kiểm định độ vững của các kết quả nghiên cứu. Tổng mức tiết kiệm như tỷ lệ phần trăm của GDP được giải thích bởi các biến khác trong bảng 4.10. Cán cân xuất khẩu dầu thô dương, thặng dư ngân sách của chính phủ, mở cửa thương mại, thu nhập bình quân đầu người và dân số phụ thuộc vào tuổi là tất cả các đặc trưng nổi bật trong phương trình này, với tác động có ý nghĩa ở mức 1, 5% hoặc 10%. Một điểm đặc biệt trong trường hợp này là cán cân thương mại dầu âm đối với các nhà nhập khẩu dầu có ảnh hưởng tiêu cực và có ý nghĩa lên tỷ lệ tiết kiệm quốc gia. Đây là điểm mới nhất trong trường hợp này so với các kết quả trên vì hầu hết các kết quả ở trên đều không cho thấy sự ảnh hưởng có ý nghĩa của cán cân thương mại dầu âm (nhập khẩu dầu).

Bảng 4.10. Kết quả ước lượng với biến phụ thuộc là tỷ lệ tiết kiệm theo toàn thời gian, giai đoạn trước và sau khủng hoảng

saving Toàn thời gian Trước khủng hoảng Sau khủng hoảng Hệ số P-value Hệ số P-value Hệ số P-value

age 0.26* 0.07 0.93*** 0.00 -0.35*** 0.00

incomeper2 -0.01 0.99 2.90*** 0.01 -2.72*** 0.00 gov 0.10*** 0.00 -0.47*** 0.00 0.65*** 0.00 tradeopen 0.12 0.20 0.00 0.97 0.07*** 0.00 oilpos 208.80*** 0.00 597.50*** 0.00 179.82*** 0.00 oilneg -6.07 0.97 -1499.29*** 0.00 -136.25*** 0.01 Hằng số -85.37* 0.09 64.53 0.32 -120.03** 0.03 AR (2) 0.41 0.12 0.52 Hansen 0.89 0.27 0.87

*, ** và ***: tương ứng với mức ý nghĩa 10%, 5% và 1%

Đối với việc phân chia giai đoạn nghiên cứu thành hai giai đoạn trước khủng hoảng tài chính và sau khủng hoảng tài chính thì ta có thể thấy một phát hiện rất đáng chú ý rằng, đối với giai đoạn sau khủng hoảng thì thu nhập bình quân đầu người có mối quan hệ phi tuyến với tiết kiệm quốc gia theo dạng hình chữ U ngược (vì hệ số bình phương thu nhập mang giá trị âm). Điều này có thể được lý giải theo lý thuyết “Ngịch lý của tiết kiệm”, có nghĩa là khi thu nhập của quốc gia càng tăng thì tiết kiệm tại quốc gia đó càng tăng, tuy nhiên, đến một mức độ nhất định thì khi thu nhập tăng thì tiết kiệm lại giảm. Bởi vì, tại điểm này nếu tiết kiệm tiếp tục tăng thì thu nhập của quốc gia lại càng giàm (nghịch lý của tiết kiếm). Ngoài ra, các hệ số còn lại đều không có gì thay đổi. Do đó, tác giả có thể kết luận rằng mối quan hệ giữa các biến đại diện cho xuất nhập khẩu dầu và cán cân tài khoản vãng lai trong bài nghiên cứu này là bền vững.

Cuối cùng, trong chương 5, tác giả sẽ tóm tắt lại các kết quả nghiên cứu cũng như đưa ra các khuyến nghị cũng như hạn chế và hướng phát triển đề tài.

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN 5.1. Kết quả nghiên cứu

Bằng việc sử dụng mẫu dữ liệu của 20 quốc gia đang phát triển tại châu Á trong giai đoạn từ năm 1990-2015, bài nghiên cứu này phát hiện ra mối quan hệ tích cực giữa xuất khẩu dầu thô ròng và cán cân tài khoản vãng lai. Ngoài ra, khi chia xuất khẩu dầu thô ròng ra thành các quốc gia xuất khẩu và nhập khẩu thì bài nghiên cứu này cũng cho thấy rằng, xuất khẩu thực sự có ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê hơn lên cán cân tài khoản vãng lai (ảnh hưởng tích cực), trong khi nhập khẩu không cho thấy các kết quả bền vững về mối quan hệ với cán cân tài khoản vãng lai. Tuy nhiên, một điều thú vị là nhập khẩu dầu thô ròng lại cho thấy các mối quan hệ có ý nghĩa thống kê khá cao với tỷ lệ tiết kiệm quốc gia. Ngoài ra, bài nghiên cứu còn phát hiện ra rằng, thu nhập bình quân đầu người có mối quan hệ phi tuyến với cán cân tài khoản vãng lai theo dạng chữ U, trong khi đó, mối quan hệ này lại là dạng chữ U ngược trong mối quan hệ giữa thu nhập bình quân đầu người và tỷ lệ tiết kiệm quốc gia đối với giai đoạn sau khủng hoảng.

Cuối cùng, bài nghiên cứu này cũng xem xét ảnh hưởng của xuất khẩu dầu thô ròng trong trường hợp của Việt Nam so với các quốc gia khác trong mẫu dữ liệu. Kết quả cho thấy rằng, ảnh hưởng của xuất khẩu dầu thô ròng tại Việt Nam có xu hướng làm thâm hụt tài khoản vãng lai nhiều hơn so với các quốc gia còn lại trong mẫu.

Một phần của tài liệu Tác động của xuất nhập khẩu thương mại dầu thô lên cán cân tài khoản vãng lai tại các quốc gia đang phát triển ở châu á (Trang 50 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)