vai trò của hội thẩm nhân dân trong phiên tòa hình sự sơ thẩm

74 1.1K 3
vai trò của hội thẩm nhân dân trong phiên tòa hình sự sơ thẩm

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA LUẬT  LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NIÊN KHÓA (2011 – 2015) ĐỀ TÀI VAI TRÒ CỦA HỘI THẨM NHÂN DÂN TRONG PHIÊN TÒA HÌNH SỰ SƠ THẨM Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: Th.S Mạc Giáng Châu Lê Thị Tuyết Mai Bộ môn: Luật Tư pháp MSSV: 5115816 Lớp: Luật Tư pháp 1 – K37 Cần Thơ, tháng 11/2014 Luận văn tốt nghiệp: Vai trò của Hội thẩm nhân dân trong phiên tòa hình sự sơ thẩm MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU ................................................................................................................ 1 CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HỘI THẨM NHÂN DÂN VÀ PHIÊN TÒA HÌNH SỰ SƠ THẨM ............................................................................. 4 1.1. Khái quát chung về chế định Hội thẩm nhân dân và phiên tòa hình sự sơ thẩm ............................................................................................................................ 4 1.1.1. Khái quát chung về chế định Hội thẩm nhân dân.......................................... 4 1.1.1.1. Khái niệm Hội thẩm nhân dân ............................................................... 5 1.1.1.2. Tiêu chuẩn để trở thành Hội thẩm nhân dân ......................................... 7 1.1.1.3. Nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Hội thẩm nhân dân .................. 8 1.1.2. Khái quát chung về phiên tòa hình sự sơ thẩm ........................................... 11 1.1.2.1. Tội phạm và đặc điểm tội phạm hình sự .............................................. 11 1.1.2.2. Khái niệm phiên tòa hình sự sơ thẩm ................................................... 13 1.2. Cơ sở lý luận về vai trò và nguyên tắc xét xử độc lập của Hội thẩm nhân dân trong phiên tòa hình sự sơ thẩm .................................................................... 15 1.2.1. Vai trò của Hội thẩm nhân dân trong xét xử án hình sự sơ thẩm ................ 15 1.2.2. Những nguyên tắc cơ bản của việc xét xử án hình sự sơ thẩm ................... 18 1.2.2.1. Nhóm nguyên tắc chung trong xét xử án hình sự ................................. 19 1.2.2.2. Nhóm nguyên tắc có liên quan trực tiếp đến vai trò của Hội thẩm nhân dân trong xét xử sơ thẩm hình sự ...................................................................... 21 CHƯƠNG 2. VAI TRÒ CỦA HỘI THẨM NHÂN DÂN TRONG PHIÊN TÒA HÌNH SỰ SƠ THẨM THEO QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ ... 26 2.1 Vai trò của hội thẩm trong giai đoạn bắt đầu phiên tòa ................................ 26 2.1.1. Đảm bảo việc xét xử tại phiên tòa là có căn cứ và đúng pháp luật ............. 26 2.1.2. Đảm bảo việc giám sát của Hội thẩm tại phiên tòa ..................................... 28 2.2. Vai trò của hội thẩm nhân dân trong giai đoạn xét hỏi ................................ 30 2.2.1. Đảm bảo việc xét hỏi khách quan, công bằng, chí công vô tư .................... 30 2.2.2. Đảm bảo bảo vệ quyền dân chủ của người bị xét hỏi ................................. 32 2.3. Vai trò của Hội thẩm nhân dân tại giai đoạn tranh luận ............................. 34 2.3.1. Đảm bảo theo sát diễn biến của quá trình tranh luận .................................. 34 2.3.2. Đưa ra ý kiến đối với Chủ tọa phiên tòa trong trường hợp cần trở lại việc xét hỏi .................................................................................................................... 36 GVHD: Th.s Mạc Giáng Châu SVTH: Lê Thị Tuyết Mai Luận văn tốt nghiệp: Vai trò của Hội thẩm nhân dân trong phiên tòa hình sự sơ thẩm 2.3.3. Đảm bảo bảo vệ quyền tranh luận bình đẳng của những người tham gia tố tụng trong tranh luận ............................................................................................. 38 2.4. Vai trò của Hội thẩm nhân dân tại giai đoạn nghị án và tuyên án .............. 41 2.4.1. Đảm bảo giai đoạn nghị án diễn ra đúng pháp luật ..................................... 41 2.4.1.1. Hội thẩn nhân dân tham gia nghị án ngang quyền với Thẩm phán ..... 41 2.4.1.2. Hội thẩm nhân dân tham gia nghị án nhằm bảo vệ quyền dân chủ của công dân ............................................................................................................ 43 2.4.2. Đảm bảo việc tuyên án là đúng với bản án đã đưa ra tại giai đoạn nghị án 45 CHƯƠNG 3. THỰC TIỄN VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA HỘI THẨM NHÂN DÂN TRONG PHIÊN TÒA HÌNH SỰ SƠ THẨM .............. 49 3.1. Những tồn tại và giải pháp về mặt pháp lí ..................................................... 49 3.1.1. Vai trò của Hội thẩm nhân dân trong việc xét hỏi tại phiên tòa .................. 49 3.1.1.1. Trình tự xét hỏi ..................................................................................... 49 3.1.1.2. Về xem xét vật chứng và xem xét tại chỗ .............................................. 51 3.1.2. Vai trò của Hội thẩm nhân dân trong giai đoạn tranh luận tại phiên tòa .... 52 3.1.3. Vai trò của Hội thẩm nhân dân trong giai đoạn nghị án – tuyên án ............ 53 3.1.3.1. Về quy định trở lại việc xét hỏi và tranh luận ...................................... 53 3.1.3.2. Về tuyên án ........................................................................................... 54 3.2. Những tồn tại về thực tiễn và giải pháp nhằm nâng cao vai trò của Hội thẩm nhân dân trong phiên tòa hình sự sơ thẩm ................................................. 55 3.2.1. Tồn tại thực tiễn về vai trò của Hội thẩm nhân dân trong phiên tòa hình sự sơ thẩm................................................................................................................... 55 3.2.2. Nguyên nhân ................................................................................................ 61 3.2.3. Giải pháp nâng cao vai trò của Hội thẩm nhân dân trong phiên tòa hình sự sơ thẩm về mặt thực tiễn........................................................................................ 65 KẾT LUẬN .................................................................................................................. 70 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO GVHD: Th.s Mạc Giáng Châu SVTH: Lê Thị Tuyết Mai Luận văn tốt nghiệp: Vai trò của Hội thẩm nhân dân trong phiên tòa hình sự sơ thẩm LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Xây dựng nhà nước pháp quyền đang có xu hướng trở thành quy luật của mọi Nhà nước. Nói đến Nhà nước pháp quyền là nói đến sự đề cao vai trò của pháp luật trong việc điều chỉnh mọi hoạt động của Nhà nước và xã hội. Sự đề cao vai trò của pháp luật gắn với vai trò của hoạt động tư pháp hay nói cách khác hiệu quả, hiệu lực của pháp luật là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá mức độ thành công của việc xây dựng Nhà nước pháp quyền vì tư pháp có vai trò đảm bảo thực hiện tất cả các đặc trưng của Nhà nước ở mức độ này hay mức độ khác. Theo Điều 2 Hiến pháp năm 2013 “1. Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. 2. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dânvà đội ngũ tri thức.3. Quyền lực Nhà nước là sự thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.” Với bản chất là Nhà nước của dân, do dân, vì dân lấy dân làm gốc, Điều 15 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 cũng quy định: “Việc xét xử của Tòa án nhân dân có Hội thẩm nhân dân, của Tòa án quân sự có Hội thẩm quân nhân tham gia theo quy định của Bộ luật này. Khi xét xử Hội thẩm ngang quyền với Thẩm phán.” Trong hoạt động tố tụng dân sự, hành chính mà đặc biệt là tố tụng hình sự ít hay nhiều quyền con người dễ bị xâm phạm nên sự có mặt của Hội thẩm như vậy là rất cần thiết để đảm bảo tính dân chủ xã hội chủ nghĩa, đúng với bản chất thực sự của Nhà nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Hội thẩm nhân dân đại diện cho nhân dân tham gia xét xử ở Tòa án. Việc tham gia của Hội thẩm vào hoạt động xét xử của Tòa án nhằm bảo đảm khách quan trong hoạt động tư pháp, đảm bảo được quyền lợi ích của công dân, đồng thời đảm bảo việc nhân dân tham gia giám sát hoạt động của Nhà nước. Như vậy, ta thấy rằng vai trò của Hội thẩm nhân dân trong việc xét xử các vụ án nói chung và vụ án hình sự nói riêng là rất quan trọng. Chính vì những lí lẽ trên mà người viết đã chọn đề tài “Vai trò của Hội thẩm nhân dân trong phiên tòa hình sự sơ thẩm” để làm đề tài luận văn cho mình. GVHD: Th.s Mạc Giáng Châu SVTH: Lê Thị Tuyết Mai 1 Luận văn tốt nghiệp: Vai trò của Hội thẩm nhân dân trong phiên tòa hình sự sơ thẩm 2. Phạm vi nghiên cứu Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài người viết tập trung nghiên cứu những quy định của pháp luật về Hội thẩm nhân dân để làm rõ khái niệm, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội thẩm nhân dân. Bên cạnh đó người viết còn đề cập đến vai trò của Hội thẩm nhân dân trong phiên tòa hình sự sơ thẩm là đảm bảo tính dân chủ đại diện trong xét xử và giám sát việc tuân theo pháp luật cũng như việc bảo vệ quyền công dân trong xét xử. Trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề trên người viết còn làm rõ những tồn tại, vướng mắc của pháp luật và thực tiễn dối với Hội thẩm nhân dân nhằm đưa ra những giải pháp để khẳng định vai trò quan trọng của Hội thẩm nhân dân. 3. Mục tiêu nghiên cứu Đề tài chủ yếu làm sáng tỏ những vấn đề về Hội thẩm nhân dân và vai trò của Hội thẩm nhân dân trong phiên tòa hình sự sơ thẩm. Từ đó nhằm tạo ra nhận thức đúng đắn về vai trò, vị trí của Hội thẩm nhân dân trong xét xử các vụ án hình sự sơ thẩm. Tìm hiểu những quy định của pháp luật và thực trạng về Hội thẩm nhân dân để tìm ra những hạn chế từ đó góp phần đề ra những phương hướng thiết thực nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật về Hội thảm nhân dân, bên cạnh đó cũng góp phần vào việc nâng cao vai trò của Hội thẩm nhân dân trong phiên tòa hình sự sơ thẩm. 4. Phương pháp nghiên cứu Trong đề tài luận văn này, tác giả đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu: phương pháp nghiên cứu trên tài liệu, sách vở; phương pháp nghiên cứu và phân tích luật viết; phương pháp tổng hợp các thông tin qua sưu tầm một số vụ án, các bài viết, các văn bản pháp luật có liên quan, một số sách, tạp chí. 5. Cấu trúc đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, tài liệu tham khảo, luận văn có kết cấu gồm ba chương: Chương 1: Những vấn đề chung về Hội thẩm nhân dân và phiên tòa hình sự sơ thẩm Chương 2: Vai trò của Hội thẩm nhân dân trong phiên tòa hình sự sơ thẩm theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự Chương 3: Thực tiễn và giải pháp nhằm nâng cao vai trò của Hội thẩm nhân dân trong phiên tòa hình sự sơ thẩm GVHD: Th.s Mạc Giáng Châu SVTH: Lê Thị Tuyết Mai 2 Luận văn tốt nghiệp: Vai trò của Hội thẩm nhân dân trong phiên tòa hình sự sơ thẩm Vì thời gian nghiên cứu có hạn, việc tìm tài liệu còn hạn chế, đây cũng là lần đầu tiên người viết nghiên cứu một đề tài luận văn tốt nghiệp mang tính khoa học. Do đó, cũng không tránh khỏi những thiếu sót về việc phân tích, tổng hợp các quy định của pháp luật cũng như những bất cập còn tồn tại trên thực tiễn về vai trò của Hội thẩm nhân dân trong phiên tòa hình sự sơ thẩm. Người viết rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến đánh giá, phê bình của các Thầy, Cô để luận văn tốt nghiệp được hoàn thiện hơn. GVHD: Th.s Mạc Giáng Châu SVTH: Lê Thị Tuyết Mai 3 Luận văn tốt nghiệp: Vai trò của Hội thẩm nhân dân trong phiên tòa hình sự sơ thẩm CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HỘI THẨM NHÂN DÂN VÀ PHIÊN TÒA HÌNH SỰ SƠ THẨM Cơ sở lí luận là phần cơ bản đầu tiên trong bất kì đề tài nghiên cứu khoa học nào, qua đó để thấy được những vấn đề chung nhất, khái quát nhất nhằm giúp người đọc nắm được những phần cơ bản. Vì vậy, nghiên cứu lý luận là một nền tảng vững chắc có vai trò quan trọng, tạo tiền đề cho việc đưa ra phương hướng giải quyết những vấn đề cần hoàn thiện về mặt pháp lí cũng như thực tiễn một cách phù hợp nhất. Với đề tài “Vai trò của Hội thẩm nhân dân trong phiên tòa hình sự sơ thẩm”, thì vấn đề đầu tiên cần đề cập đến là nội dung chung về chế định Hội thẩm nhân dân, những đặc điểm, nhiệm vụ, quyền hạn cũng như vị trí của Hội Thẩm nhân dân trong hoạt động xét xử của Tòa án và nội dung tiếp theo là việc tìm hiểu khái quát chung về phiên tòa hình sự sơ thẩm. Những vấn đề trên là cơ sở nghiên cứu về mặt lý luận để nhằm mục đích thấy rõ vai trò của Hội thẩm nhân dân trong công tác xét xử của Toà án, cùng với những nguyên tắc cơ bản của việc xét xử án sơ thẩm hình sự, đặc biệt là nguyên tắc Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. 1.1. Khái quát chung về chế định Hội thẩm nhân dân và phiên tòa hình sự sơ thẩm 1.1.1. Khái quát chung về chế định Hội thẩm nhân dân Trong công tác phòng chống tội phạm Tòa án đóng một vai trò hết sức quan trọng. Pháp luật đã quy định cụ thể tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân trong hệ thống pháp luật như Hiến pháp năm 2013, Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002, sửa đổi bổ sung năm 2011. Sự ra đời của Tòa án do yêu cầu của việc xét xử công bằng tìm ra lẽ phải giải quyết vụ án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật và xét xử cũng là chức năng cơ bản của Tòa án nhân dân. Trong Hội đồng xét xử của Toà án thì cần phải nhắc đến sự cần thiết của các cá nhân cụ thể trong đó. Đối tượng quan trọng không thể thiếu, được nhắc đến ở đây đó chính là Hội thẩm nhân dân. Ở nước ta từ năm 1945 cùng với sự hình thành của Tòa án nhân dân là sự xuất hiện của chế định Hội thẩm nhân dân trong công tác xét xử. Hội đồng xét xử bao gồm Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân và sự có mặt của Hội thẩm nhân dân trong xét xử án sơ thẩm đã là một nguyên tắc hiến định. GVHD: Th.s Mạc Giáng Châu SVTH: Lê Thị Tuyết Mai 4 Luận văn tốt nghiệp: Vai trò của Hội thẩm nhân dân trong phiên tòa hình sự sơ thẩm 1.1.1.1. Khái niệm Hội thẩm nhân dân Như chúng ta đều biết, một trong những biểu hiện dân chủ của nền tư pháp kiểu mới là có đại diện nhân dân vào tham gia việc xét xử của Tòa án. V.I. Lênin đã từng khẳng định sau khi giai cấp vô sản giành được chính quyền: “Chúng ta phải tự mình xét xử, toàn thể công dân không trừ một ai đều phải tham gia xét xử và quản lý đất nước”1.Chế định Hội thẩm nhân dân là một trong những chế định quan trọng của pháp luật tố tụng hình sự đã được Hiến định, Luật tổ chức Tòa án nhân dân, Pháp lệnh về Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân. Theo từ điển tiếng Việt: Hội thẩm là đại biểu nhân dân người cùng xử án với Thẩm phán2. Theo sổ tay thuật ngữ pháp lí thông dụng, Hội thẩm nhân dân là một chức danh để chỉ những người cùng tham gia với thẩm phán trong Hội đồng xét xử ở Tòa án các cấp khi tham gia xét xử3. Chế định Hội thẩm nhân dân được ghi nhận lần đầu tiên trong hệ thống pháp luật nước ta tại Sắc lệnh số 13/SL ngày 24-01-1946 về Tổ chức Tòa án và các ngạch Thẩm phán với tên gọi Phụ thẩm. Theo đó, ở Tòa án Đệ nhị cấp và Tòa án thượng thẩm, khi xét xử việc tiểu hình và đại hình đều có Phụ thẩm nhân dân tham gia. Tuy nhiên, ở giai đoạn đầu của Nhà nước ta, việc tham gia của Phụ thẩm còn hạn chế, chỉ những vụ án hình sự và tùy từng cấp tòa, Phụ thẩm có thể phát biểu về tội trạng hoặc hình phạt, còn Thẩm phán tự quyết định khi xét xử các vụ tiểu hình; khi xét xử các vụ đại hình, Phụ thẩm mới cùng nghị xử với Thẩm phán về tất cả các vấn đề thuộc về tội trạng và hình phạt; Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1946 quy định sự tham gia xét xử của các Phụ thẩm nhân dân như là một nguyên tắc Hiến định; Sắc lệnh số 85/SL ngày 22/5/1950 về cải cách bộ máy tư pháp và luật tố tụng tiếp tục ghi nhận nguyên tắc này khi quy định Hội thẩm nhân dân (thay cho phụ thẩm nhân dân) tham gia xét xử. Trong các bản Hiến pháp nước ta 1959, 1980, 1992, sự tham gia của Hội thẩm tiếp tục được ghi nhận như là một trong những nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động Tòa án. Các Luật về tổ chức Tòa án nhân dân 1960, 1981, 1992, 2002; Bộ luật tố tụng hình sự 1988, 2003 và các Pháp lệnh khác cũng đều ghi nhận nguyên tắc này. 1 V.I. Lênin, Toàn tập, Tập 36, Nxb Tiến bộ Matxcơva, 1977 (tiếng Việt), trang 67-68 2 Viện ngôn ngữ: Từ điển tiếng Việt. Nxb từ điển Bách khoa, năm 2006, trang 420. 3 Nguyễn Duy Lâm (chủ biên): Sổ tay thuật ngữ pháp lí thông dụng, Nxb Giáo dục, năm 2006, trang 177. GVHD: Th.s Mạc Giáng Châu SVTH: Lê Thị Tuyết Mai 5 Luận văn tốt nghiệp: Vai trò của Hội thẩm nhân dân trong phiên tòa hình sự sơ thẩm Theo pháp luật hiện hành quy định: Hội thẩm là người được bầu hoặc cử theo quy định của pháp luật để làm nhiệm vụ xét xử những vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án4. Để đảm bảo tính công bằng, bình đẳng của pháp luật, việc xét xử không chỉ có những người chuyên môn mà còn có đại diện từ phía nhân dân. Hội thẩm nhân dân là một chế định pháp lý quan trọng trong hệ thống Tòa án nhân dân của nước ta; điều này đã được quy định trong Hiến pháp năm 2013: “Việc xét xử sơ thẩm của Tòa án nhân dân có Hội thẩm tham gia, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn” và các văn bản luật khác có liên quan; chẳng hạn như trong Pháp lệnh Thẩm phán và Hội Thẩm Tòa án nhân dân năm 2002, sửa đổi bổ sung năm 2011 cũng có quy định: “Việc xét xử của Toà án nhân dân địa phương có Hội thẩm nhân dân tham gia; việc xét xử của Toà án quân sự cấp quân khu và Toà án quân sự khu vực có Hội thẩm quân nhân tham gia theo quy định của pháp luật tố tụng. Khi xét xử, Hội thẩm ngang quyền với Thẩm phán; Khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”; Hội thẩm Tòa án nhân dân ở hệ thống Tòa án nước ta gồm có:  Hội thẩm nhân dân Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Hội thẩm nhân dân Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là Hội thẩm nhân dân).  Hội thẩm quân nhân Toà án quân sự quân khu và tương đương; Hội thẩm quân nhân Toà án quân sự khu vực (gọi chung là Hội thẩm quân nhân).5 Như vậy: Hội thẩm nhân dân là những công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc và chủ nghĩa xã hội, có kiến thức pháp lí, liêm khiết…được bầu để tham gia xét xử tại Tòa án; luật pháp Việt Nam qua các thời kì từ 1945 đến nay đều xác định địa vị pháp lý của chế định Hội thẩm nhân dân và từng bước hoàn thiện hơn; điều này là một yêu cầu tất yếu khách quan thể hiện nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước của dân, do dân và vì dân. Xem Khoản 2, Điều 1, Pháp lệnh Thẩm phán và Hội Thẩm Tòa án nhân dân năm 2002, sửa đổi bổ sung năm 2011 4 Xem Khoản 2, Điều 2, Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm Tòa án nhân dân năm 2002, sửa đổi bổ sung năm 2011 5 GVHD: Th.s Mạc Giáng Châu SVTH: Lê Thị Tuyết Mai 6 Luận văn tốt nghiệp: Vai trò của Hội thẩm nhân dân trong phiên tòa hình sự sơ thẩm 1.1.1.2. Tiêu chuẩn để trở thành Hội thẩm nhân dân Tiêu chuẩn là một điều được quy định làm căn cứ đánh giá. Theo đó tiêu chuẩn để trở thành Hội thẩm nhân dân được hiểu là những căn cứ tối thiểu của một cá nhân cần có mà chỉ khi đạt được đến mức sàn này thì những cá nhân mới có thể có cơ hội trở thành Hội thẩm. Tiêu chuẩn Hội thẩm nhân dân ở nước ta được quy định trong rất nhiều Điều luật như Điều 37, khoản 2 Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2002 và Điều 7 Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội thẩm Tòa án nhân dân 2005. Mà chung nhất, qui định khái quát nhất là ở khoản 2 Điều 2, Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm Tòa án nhân dân năm 2002, sửa đổi bổ sung năm 2011, quy định tiêu chuẩn trở thành người Hội thẩm nhân dân, cụ thể như sau:  Công dân Việt Nam, trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Hội thẩm nhân dân phải là công dân Việt Nam; người có quốc tịch Việt Nam đã đủ 18 tuổi có năng lực pháp luật của một công dân có nơi cư trú và sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam; người không phải là công dân Việt Nam sẽ không có đủ tiêu chuẩn để trở thành Hội thẩm. Hội thẩm nhân dân là người thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn liên quan đến quyền lực Nhà nước, quyết định của Hội thẩm nhân dân ảnh hưởng đến Nhà nước và công dân mà mình đang mang quốc tịch. Ngoài ra muốn trở thành Hội thẩm phải trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.  Có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết và trung thực: Phẩm chất đạo đức tốt được biểu hiện tập trung nhất ở người Hội thẩm là người trọng lẽ phải, công bằng, liêm khiết và trung thực, với phẩm chất đó sẽ giúp họ vượt lên mọi trở ngại khó khăn khi tham gia hoạt động xét xử. Quy định này là một mặt lựa chọn tìm kiếm người có đạo đức tốt, mặt khác đề cao giá trị đạo đức của con người là quan trọng nhất.  Có kiến thức pháp lí: Theo quy định pháp luật hiện hành thì tiêu chuẩn “có kiến thức pháp lý” là Hội thẩm nhân dân phải có trình độ hiểu biết pháp luật ở mức độ nhất định6. Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật này thì tiêu chuẩn về kiến thức pháp lý của Hội thẩm nhân dân chưa được quy định rõ ràng và đầy đủ. Hiện nay do yêu cầu, nhiệm vụ thì năng lực, trình độ của Hội thẩm ngày càng được nâng cao. Tội phạm ngày Xem Điểm 2 Mục II Thông tư liên tịch số 01/2004/TANDTC- UBTWMTTQVN của Tòa án nhân dân tối caoỦy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam hướng dẫn về việc chuẩn bị nhân sự và giới thiệu bầu Hội thẩm Tòa án nhân dân 6 GVHD: Th.s Mạc Giáng Châu SVTH: Lê Thị Tuyết Mai 7 Luận văn tốt nghiệp: Vai trò của Hội thẩm nhân dân trong phiên tòa hình sự sơ thẩm càng tinh vi, nhiều thủ đoạn trong mọi lĩnh vực đời sống, chính vì vậy khi Hội thẩm nhân dân có kiến thức pháp lí tốt sẽ nắm rõ các quy định của pháp luật trong các lĩnh vực sẽ dễ dàng hoàn thành tốt nhiệm vụ đầy trọng trách của mình trước nhân dân.  Có tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, kiên quyết đấu tranh bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân: Cá nhân là công dân Việt Nam phải có tinh thần bảo vệ pháp luật của Nhà nước xã hội chủ nghĩa được thể hiện triệt để và toàn diện. Cá nhân cần tự giác chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của Nhà nước, chống lại những tư tưởng phá hoại việc thực hiện pháp luật xã hội chủ nghĩa. Do chính Hội thẩm nhân dân là người đảm bảo cho pháp luật được thực hiện thì yếu tố này không thể thiếu trong tiêu chuẩn Hội thẩm nhân dân.  Có sức khỏe tốt để hoàn thành nhiệm vụ được giao: Người Hội thẩm nhân dân phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, ngoài thể lực cần thiết, còn bao gồm yếu tố ngoại hình đó là không có dị tật, dị hình ảnh hưởng đến tư thế hoặc việc thực hiện nhiệm vụ của Hội thẩm nhân dân. Tuổi của Hội thẩm nhân dân từ 70 tuổi trở xuống đối với nam và từ 65 tuổi trở xuống đối với nữ 7. Do nhu cầu của công việc của Tòa án, nhiều áp lực nên đòi hỏi người làm nhiệm vụ phải có sức khỏe tốt. Để những phán quyết của Tòa án được khách quan trung thực thì những người đang công tác tại các cơ quan Tòa án, Viện Kiểm sát, Điều tra, Thi hành án và luật sư thì không giới thiệu để bầu làm Hội thẩm Tòa án nhân dân. Tóm lại, Hội thẩm nhân dân là những công dân Việt Nam, trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, liêm khiết, trung thực, có tinh thần bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa được bầu làm nhiệm vụ xét xử ở Tòa án. Với tinh thần trách nhiệm cao thì Hội thẩm góp phần quan trọng trong công tác xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. 1.1.1.3. Nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Hội thẩm nhân dân Nhiệm vụ quyền hạn và trách nhiệm là những phạm trù liên quan mật thiết với nhau, việc quy định những quyền hạn nhằm mục đích để những chủ thể được trao quyền có thể thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Đồng thời quy định trách nhiệm như là Xem Khoản 3, Mục II, Thông tư liên tịch số 01/2004/TANDTC- UBTWMTTQVN của Tòa án nhân dân tối cao - Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam hướng dẫn về việc chuẩn bị nhân sự và giới thiệu bầu Hội thẩm Tòa án nhân dân 7 GVHD: Th.s Mạc Giáng Châu SVTH: Lê Thị Tuyết Mai 8 Luận văn tốt nghiệp: Vai trò của Hội thẩm nhân dân trong phiên tòa hình sự sơ thẩm một biện pháp chế tài để hạn chế thấp nhất những vi phạm có thể xảy ra trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Hội thẩm Tòa án nhân dân là một công dân, do vậy Hội thẩm Tòa án nhân dân cũng có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của một công dân theo quy định của pháp luật. Với tư cách là một công dân, họ được làm tất cả những gì pháp luật không cấm, nhưng khi thực hiện nhiệm vụ xét xử thì họ chỉ được làm những gì pháp luật cho phép. Bên cạnh đó, Hội thẩm còn có quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm mà pháp luật quy định. Cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Hội thẩm được quy định trong các văn bản như Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002; Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm Tòa án nhân dân năm 2002, sửa đổi bổ sung năm 2011; Quy chế về tổ chức và hoạt động của Hội thẩm Tòa án nhân dân năm 2005. Hội thẩm nhân dân là người kiêm nhiệm giữ nhiệm vụ xét xử không chuyên, chịu sự quản lí của Chánh án Tòa án nhân dân địa phương theo quy chế về tổ chức và hoạt động của Hội thẩm. Cũng như Thẩm phán “Hội thẩm nhân dân làm nhiệm vụ theo sự phân công của Chánh án” (Điều 32, Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm Tòa án nhân dân năm 2002, sửa đổi bổ sung năm 2011). Quan hệ giữa Thẩm phán và Hội thẩm lúc này là quan hệ đồng nghiệp trong một đơn vị, gắn bó với nhau trong hoạt động, tác động qua lại lẫn nhau cùng hướng tới một mục tiêu là chuẩn bị cho việc xét xử thật vô tư khách quan nhưng phải trên nguyên tắc: “Khi xét xử Thẩm phán và Hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”8. Hội thẩm nhân dân được thực hiện tất cả các quyền và nghĩa vụ do pháp luật quy định kể từ khi nhận được quyết định phân công xét xử của Tòa án. Quyền hạn của Hội Thẩm pháp luật quy định “khi xét xử Hội thẩm ngang quyền với Thẩm phán”, nội hàm của quyền này đã được cụ thể hóa ở các văn bản quy phạm pháp luật, Hội thẩm ngang quyền với Thẩm phán từ khi được mời tham gia Hội đồng xét xử đến tất cả các giai đoạn và trong mọi thủ tục tố tụng giải quyết vụ án khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử. Hội thẩm ngang quyền với Thẩm phán được hiểu là thẩm quyền pháp lý của các thành viên Hội đồng xét xử ngang nhau, ý kiến của mọi thành viên Hội đồng xét xử đều được tôn trọng và có tính quyết định như nhau, những quyền đó được quy định trong các lĩnh vực sau: quyền nghiên cứu hồ sơ, việc nghiên cứu hồ sơ vụ án giúp tạo điều kiện cho Hội thẩm nhân dân hiểu rõ nội dung vụ án, nắm bắt được cụ thể các vấn đề đang đòi hỏi được giải quyết giúp cho Hội thẩm có quan 8 Xem thêm Điều 103 Hiến pháp 2013 GVHD: Th.s Mạc Giáng Châu SVTH: Lê Thị Tuyết Mai 9 Luận văn tốt nghiệp: Vai trò của Hội thẩm nhân dân trong phiên tòa hình sự sơ thẩm điểm độc lập, khách quan, vô tư và chuẩn bị tốt cho công tác xét xử, qua việc nghiên cứu hồ sơ, Hội thẩm có cơ sở phát hiện những thiếu sót trong hồ sơ và có đánh giá sơ bộ về tính xác thực của chứng cứ nếu trường hợp thấy còn thiếu cơ sở pháp lí để tiến hành đưa vụ án ra xét xử thì có thể đề nghị Thẩm phán ra quyết định phù hợp với pháp luật, nếu Hội thẩm nhận thấy chứng cứ không có giá trị chứng minh hoặc thiếu tính chính xác thì chủ động đề nghị Thẩm phán trả hồ sơ điều tra bổ sung, thu thập thêm chứng cứ; Hội thẩm có quyền từ chối tham gia xét xử nếu thấy sự tham gia của mình là không khách quan trong khi giải quyết vụ án; trong khi nghị án Hội thẩm có quyền cùng thảo luận, tranh luận và đưa ra ý kiến quyết định của của mình đối với các vấn đề của vụ án, những ý kiến khác nhau của các thành viên trong Hội đồng xét xử được ghi lại một cách trung thực, khách quan trong biên bản nghị án, nếu có ý kiến cần bảo lưu thì được ghi nhận bằng văn bản riêng và được lưu và trong hồ sơ vụ án. Hội thẩm phải tuân thủ đạo đức nghề nghiệp, giữ bí mật theo quy định của pháp luật, phải tôn trọng nhân dân chịu sự giám sát của nhân dân. Hội thẩm có nhiệm vụ vận động giải thích cho nhân dân thực hiện pháp luật, đồng thời đóng vai trò hòa giải viên nhân dân trong việc giữ gìn trật tự xã hội, văn hóa tại địa phương. Hội thẩm còn phải chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, thường xuyên rèn luyện, nâng cao kiến thức, phấn đấu để luôn đảm bảo những tiêu chuẩn khi được bầu. Trong thời gian Hội thẩm làm nhiệm vụ theo sự phân công của Chánh án thì cơ quan, tổ chức có Hội thẩm nhân dân đó không được điều động, phân công Hội thẩm làm việc khác, trừ trường hợp đặc biệt. Cũng như cán bộ, công chức khác Hội thẩm vẫn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ quyền hạn của mình, kể cả trách nhiệm hình sự. Điều 295 Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi 2009 quy đinh: “Hội thẩm nào ra bản án mà mình biết rõ là trái pháp luật, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm; phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm; phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm; người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm.” Mặt khác, theo điều 8 Pháp lệnh Thẩm phán va Hội thẩm Tòa án nhân dân năm 2002, sửa đổi năm 2011 thì: “Thẩm phán, Hội thẩm trong khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình mà gây thiệt hại thì Toà án nơi Thẩm phán, Hội thẩm đó thực hiện nhiệm vụ xét xử phải có trách nhiệm bồi thường và Thẩm phán, Hội thẩm đã gây thiệt hại có trách nhiệm bồi hoàn cho Toà án theo quy định của pháp luật”. Quy định này GVHD: Th.s Mạc Giáng Châu SVTH: Lê Thị Tuyết Mai 10 Luận văn tốt nghiệp: Vai trò của Hội thẩm nhân dân trong phiên tòa hình sự sơ thẩm nhằm nhắc nhở các Hội thẩm phải có tinh thần trách nhiệm, phải thận trọng và cân nhắc để phán quyết sự việc vì lẽ công bằng chứ không vị nể hay vụ lợi. “Hội thẩm được bồi dưỡng về nghiệp vụ, tham gia hội nghị tổng kết công tác xét xử của Toà án. Kinh phí bồi dưỡng về nghiệp vụ cho Hội thẩm được dự toán trong kinh phí hoạt động của Toà án nhân dân, có sự hỗ trợ của ngân sách địa phương”9. Trình độ nghiệp vụ của Hội thẩm được nâng cao là điều kiện tiên quyết để Hội thẩm thực hiện quyền: “Khi xét xử Hội thẩm ngang quyền với Thẩm phán”. Đồng thời để tạo điều kiện cho Hội thẩm khi làm nhiệm vụ, Điều 34 Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm Tòa án nhân dân năm 2002, sửa đổi bổ sung 2011 còn có quy định “Hội thẩm được cấp trang phục, Giấy chứng minh Hội thẩm để làm nhiệm vụ xét xử”. 1.1.2. Khái quát chung về phiên tòa hình sự sơ thẩm 1.1.2.1. Tội phạm và đặc điểm tội phạm hình sự Tội phạm là một danh từ diễn tả một hành vi mà con người cho đó là xấu xa, tai hại, đáng bị lên án và trừng phạt10. Một góc độ khác thuật ngữ pháp lí định nghĩa: Tội phạm là những hành vi gây nguy hại cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự11. Theo luật hiện đại, tội phạm được xem là một hành vi vi phạm pháp luật hình sự với tất cả các dấu hiệu pháp lí của nó. Tội phạm là hành vi nguy hiểm nhất trong tất cả các hành vi, vi phạm pháp luật nói chung. Ở nước ta, sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa ra đời, trở thành Nhà nước dân chủ, thực sự của nhân dân. Để bảo vệ nền cộng hòa còn non trẻ, bảo vệ lợi ích chính đáng của quần chúng nhân dân, trừng trị những hành vi chống lại nền hòa bình dân tộc, Nhà nước đã ban hành hàng loạt văn bản pháp luật thay thế các văn bản cũ. Tuy chưa đưa ra một định nghĩa về tội phạm, nhưng rải rác trong một số văn bản ấy đã thể hiện rõ ràng: Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho các quan hệ xã hội chủ nghĩa, chống đối pháp luật, có lỗi và phải chịu hình phạt. Xem thêm Khoản 1 Điều 33 Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm Tòa án nhân dân năm 2002, sửa đổi bổ sung năm 2011 9 10 Phạm Văn Beo: Luật Hình sự Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, trang 109 11 Nguyễn Duy Lâm (chủ biên): Sổ tay thuật ngữ pháp lí thông dụng, Nxb Giáo dục, năm 2006, trang 375. GVHD: Th.s Mạc Giáng Châu SVTH: Lê Thị Tuyết Mai 11 Luận văn tốt nghiệp: Vai trò của Hội thẩm nhân dân trong phiên tòa hình sự sơ thẩm Hiện nay, trên một số sách báo cũng như nhận thức cuả một số cán bộ, kể cả cán bộ pháp lí đã không phân biệt giữa các khái niệm “có tội”, “phạm tội” và “tội phạm” dẫn đến những khuynh hướng trái ngược nhau trong cách đối xử với bị can trong giai đoạn điều tra, với bị cáo trong giai đoạn xét xử.  Có tội là khái niệm chỉ thuộc tính của chủ thể mà ở đây là con người, là tính từ chỉ tính chất của một sự vật, hiện tượng; người có tội hay không có tội là sự đánh giá của xã hội đối với một con người, cũng như ta thường nói người này tốt người kia xấu. Tuy nhiên sự đánh giá một con người có tội hay không chỉ có Tòa án mới có quyền, ngoài Tòa án không một cơ quan hay một các nhân nào có quyền này.  Phạm tội là động từ chỉ hành động (hành vi) của con người đã thực hiện một tội phạm do Bộ luật hình sự quy định. Vì vậy, khi nói hành vi phạm tội, tức là nói đến một thực trạng khách quan đã và đang xảy ra và việc ngăn chặn hành vi này là rất cần thiết như bắt giữ, ra lệnh tạm giam, tiến hành các biện pháp điều tra xác minh theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự để chứng minh hành vi phạm tội của một người.12  Tội phạm là khái niệm pháp lí, là danh từ chỉ một hiện tượng xã hội tồn tại khách quan. Theo Điều 8 Bộ luật hình sự hiện hành thì tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa. Theo Luật hình sự hiện hành, dựa trên khái niệm về tội phạm, hành vi bị xem là tội phạm phải có đủ bốn dấu hiệu, đồng thời là bốn đặc điểm của tội phạm hình sự: Tính nguy hiểm cho xã hội, tính trái pháp luật hình sự, tính có lỗi và tính chịu hình phạt. Tội phạm là một hiện tượng xã hội tiêu cực, mang tính lịch sử, thay đổi theo sự phát triển của xã hội. Tội phạm được quy định xuất phát từ lợi ích của giai cấp thống trị trong các hình thái kinh tế xã hội khác nhau, vì vậy tội phạm luôn mang bản chất giai cấp13. Việc nghiên cứu khái niệm tội phạm có một ý nghĩa vô cùng quan trọng trong luật hình sự, 12 Đinh Văn Quế: Bình luận khoa học Bộ luật Tố tụng hình sự 2003, NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh, trang 26 13 Phạm Văn Beo: Luật Hình sự Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, trang 126 GVHD: Th.s Mạc Giáng Châu SVTH: Lê Thị Tuyết Mai 12 Luận văn tốt nghiệp: Vai trò của Hội thẩm nhân dân trong phiên tòa hình sự sơ thẩm bởi vì qua đó sẽ thể hiện bản chất giai cấp, các đặc điểm kinh tế, chính trị, pháp lí của mỗi quốc gia. Vụ án Lê Văn Luyện là một vụ án giết người cướp tài sản xảy ra tại tiệm vàng Ngọc Bích (xã Phương Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang) ngày 24 tháng 8 năm 2011, đã làm chấn động toàn xã hội về hành vi giết người dã man. Lê Văn Luyện đã giết chết vợ chồng chủ tiệm vàng cùng con gái nhỏ 18 tháng tuổi. Con gái lớn của họ mới 8 tuổi bị chém đứt tay. Hắn phá tủ kính của tiệm lấy tổng số vàng ước chừng hơn 200 chỉ vàng ta, hơn 150 chỉ vàng tây14. Tội phạm ở đây là tội giết người cướp tài sản, và cuối cùng Luyện cũng đã bị bắt và phải chịu một bản án 18 năm tù do Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Giang tuyên. Đây là một hành vi gây nguy hiểm cho xã hội, ở chỗ Luyện đã dùng thủ đoạn để đột nhập sát hại vợ chồng chủ tiệm vàng cùng con gái nhỏ 18 tháng tuổi; hành vi trên của Lê Văn Luyện là hành vi gây nguy hiểm cho xã hội, đã xâm phạm đến quyền lợi ích hợp pháp của công dân được pháp luật hình sự bảo vệ cụ thể là tính mạng và tài sản của người dân, bằng hành vi cố ý của mình nên Luyện phải chịu hình phạt tương xứng với tội phạm của mình gây ra. Từ những phân tích trên ta có khái niệm tội phạm như sau: Tội phạm là hành vi gây nguy hiểm cho xã hội và chịu các hình phạt theo quy định của Bộ luật hình sự; là khái niệm cơ bản nhất của luật hình sự Việt Nam, là cơ sở để xây dựng phần quy định những quy phạm phần riêng và đồng thời để xây dựng những khung hình phạt tương ứng cho từng loại tội phạm cụ thể. 1.1.2.2. Khái niệm phiên tòa hình sự sơ thẩm Phiên tòa là nơi diễn ra hoạt động xét xử của tòa án nhân dân. Theo từ điển Luật học thì định nghĩa sơ thẩm là lần đầu tiên đưa ra xét xử vụ án tại một Tòa án có thẩm quyền. Phiên tòa hình sự sơ thẩm là phiên tòa xét xử lần thứ nhất (cấp thứ nhất) vụ án hình sự do Tòa án được giao thẩm quyền thực hiện theo quy định của pháp luật. Phiên tòa hình sự sơ thẩm gồm bốn giai đoạn: thủ tục bắt đầu phiên tòa, giai đoạn xét hỏi, tranh luận tại phiên tòa, nghị án - tuyên án. Trong các giai đoạn tố tụng hình sự, thì xét xử tại phiên tòa là quan trọng nhất. Bởi lẽ, suy cho đến cùng thì việc xử lí một người phạm tội được thể hiện và tập trung nhất Cảnh Kiên: Luật sư kể về bàn tay lạnh của Lê Văn Luyện, http://www.24h.com.vn/an-ninh-hinh-su/luat-su-keve-ban-tay-lanh-cua-le-van-luyen-c51a581450.html [truy cập ngày 19-09-2014] 14 GVHD: Th.s Mạc Giáng Châu SVTH: Lê Thị Tuyết Mai 13 Luận văn tốt nghiệp: Vai trò của Hội thẩm nhân dân trong phiên tòa hình sự sơ thẩm ở hoạt động xét xử của Tòa án. Tại phiên tòa sau khi đã nghiên cứu, xem xét hồ sơ và các tình tiết của vụ án một cách công khai, khách quan, toàn diện, Tòa án ra một bản án khẳng định bị cáo có tội hoặc không có tội, nếu có phạm tội, thì phạm tội gì theo quy định tại điều khoản nào của Bộ luật hình sự. Tòa án có áp dụng hình phạt đối với bị cáo hay không, nếu có áp dụng hình phạt thì hình phạt đó là loại hình phạt gì. Đồng thời Tòa án quyết định các biện pháp đối với bị cáo cũng như trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho hành vi phạm tội của bị cáo gây ra hoặc kiến nghị với các cơ quan nhà nước; tổ chức xã hội sửa chữa những thiếu sót trong công tác quản lí Nhà nước; quản lí con người. Mỗi giai đoạn tố tụng hình sự tương ứng với một chức năng nhất định trong hoạt động tư pháp hình sự và có những đặc điểm phân biệt với các giai đoạn khác. Giai đoạn xét xử là giai đoạn trung tâm của quá trình giải quyết vụ án hình sự, nó phản ánh trực tiếp thông qua phiên tòa, do vậy phiên tòa hình sự nói chung và phiên tòa hình sự sơ thẩm nói riêng cũng mang các đặc điểm của giai đoạn xét xử. Giai đoạn xét xử vụ án hình sự có những đặc điểm sau15:  Chủ thể duy nhất có thẩm quyền xét xử vụ án hình sự là Tòa án. Xuất phát từ nguyên tắc tổ chức bộ máy nhà nước tại điều 2 Hiến pháp năm 2013: “Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”, theo đó xét xử là một quyền tư pháp và chỉ thuộc về cơ quan duy nhất là Tòa án.  Hành vi tố tụng đặc trưng của giai đoạn xét xử vụ án hình sự là các hoạt động tố tụng tại phiên tòa như xét hỏi, tranh luận, nghị án và tuyên án…Các hoạt động này được thực hiện bởi các chủ thể: Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân (Hội đồng xét xử), Kiểm sát viên, người bào chữa, bị cáo, người bị hại… nhằm mục đích cuối cùng làm sáng tỏ sự thật vụ án để Hội đồng xét xử ra bản án (hoặc quyết định) có hiệu lực pháp luật.  Văn bản tố tụng đặc trưng của giai đoạn xét xử vụ án hình sự là bản án hoặc quyết định của Tòa án. Bản án hình sự là văn bản tố tụng hình sự ghi nhận các kết luận và quyết định của Hội đồng xét xử - cao hơn nữa đây còn là sự đánh giá của nhà nước đối với một hành vi, một con người cụ thể khi hành vi đó, con người đó bị truy tố trước Mạc Giáng Châu, Nguyễn Chí Hiếu: Giáo trình luật tố tụng hình sự - Học phần 2, khoa Luật, Trường Đại học Cần Thơ, 2010, trang 33 15 GVHD: Th.s Mạc Giáng Châu SVTH: Lê Thị Tuyết Mai 14 Luận văn tốt nghiệp: Vai trò của Hội thẩm nhân dân trong phiên tòa hình sự sơ thẩm Tòa án. Chính vì vậy, bản án mang một ý nghĩa chính trị, xã hội sâu sắc và trước hết trực tiếp ảnh hưởng tới người bị đưa ra xét xử - bị cáo. Tóm lại, mọi hoạt động phương thức đều có những đặc điểm riêng, phiên tòa hình sự sơ thẩm cũng không ngoại lệ, nếu nắm được và hiểu được các đặc điểm của nó thì người tiến hành tố tụng nói chung và Hội thẩm nhân dân nói riêng sẽ nhanh chóng áp dụng pháp luật phù hợp với từng đặc điểm của phiên tòa, đó cũng chính là cơ sở để hoạt động của phiên tòa có chất lượng, có tác dụng nâng cao ý thức pháp luật cho mọi công dân. 1.2. Cơ sở lý luận về vai trò và nguyên tắc xét xử độc lập của Hội thẩm nhân dân trong phiên tòa hình sự sơ thẩm 1.2.1. Vai trò của Hội thẩm nhân dân trong xét xử án hình sự sơ thẩm Trong thành phần của Hội đồng xét xử có sự tham gia của Hội thẩm nhân dân đó chính là việc luật hóa quan điểm tư tưởng của Đảng và Nhà nước về nội dung: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân”, “Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam do nhân dân làm chủ, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân”16 Nhà nước pháp quyền là nơi ý chí của giai cấp thống trị xã hội được xây dựng thành luật và các tổ chức phù hợp để thực thi quyền lực của mình. Bản chất nhà nước ta là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Nhân dân thực hiện quyền lực của mình thông qua hình thức dân chủ đại diện. Việc xét xử của Tòa án nhân dân có sự tham gia của Hội thẩm nhân dân là yêu cầu tất yếu khách quan của nền tư pháp xã hội chủ nghĩa. Trước tiên về mặt pháp lí, Điều 103 Hiến pháp năm 2013 đã quy định “Việc xét xử sơ thẩm của Tòa án nhân dân có Hội thẩm tham gia”,“Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”. Đối với một Nhà nước pháp quyền Hiến pháp là đạo luật gốc có giá trị pháp lí cao nhất. Hiến pháp đã qui định và điều chỉnh những quan hệ căn bản nhất của con người, tổ chức xã hội về mọi mặt chính trị - kinh tế, văn hóa… Mọi văn bản luật đều phải chịu sự chi phối của Hiến pháp và không được trái với Hiến pháp. Do vậy việc quy định chế định Hội thẩm nhân dân trong công tác xét xử của Tòa án là một nguyên tắc Hiến định. Sự tham gia của Hội thẩm vào công tác xét xử của Tòa án nhằm: 16 Xem thêm Điều 2 Hiến pháp 2013 GVHD: Th.s Mạc Giáng Châu SVTH: Lê Thị Tuyết Mai 15 Luận văn tốt nghiệp: Vai trò của Hội thẩm nhân dân trong phiên tòa hình sự sơ thẩm Thứ nhất, thể hiện vai trò đại diện của nhân dân và tăng cường tính chất dân chủ trong hoạt động xét xử của toà. Hội thẩm là những người được Hội đồng nhân dân tín nhiệm bầu ra, thay mặt cho nhân dân tham gia hoạt động xét xử các vụ án sơ thẩm, đảm bảo cho hoạt động xét xử đúng người, đúng tội và đúng pháp luật. Việc xét xử của Tòa án có Hội thẩm Tòa án nhân dân tham gia Hội đồng xét xử là một trong những biểu hiện rõ nét nhất cụ thể nhất của chế độ dân chủ, của phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Hội thẩm nhân dân là những người sống trong cộng đồng dân cư, sâu sát thực tế, là đại diện của các tổ chức và có ngành nghề khác nhau do vậy họ nắm chắc được tâm tư nguyện vọng của quần chúng và cũng chính vì vậy người Hội thẩm nhân dân có điều kiện thuận lợi để tìm ra nguyên nhân, hoàn cảnh phạm tội, diễn biến tâm lý của bị cáo trong các vụ án hình sự, điều này giúp việc xét xử được khách quan, công minh và toàn diện hơn. Trong quá trình xét xử sơ thẩm hình sự nhiều Hội thẩm đã tỏ ra bản lĩnh, nêu cao trách nhiệm, kiên định bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa và với niềm tin nội tâm sâu sắc của mình đã góp phần quan trọng vào sự thành công của vụ án. Trong phiên toà hình sự sơ thẩm, mỗi giai đoạn của phiên toà đều có những tính chất và yêu cầu khác nhau. Với vai trò đại diện quyền làm chủ của nhân dân trong hoạt động xét xử, Hội thẩm cần phải thể hiện trách nhiệm được nhân dân giao phó trong việc bảo đảm và bảo vệ quyền dân chủ, bình đẳng của bị cáo và những người tham gia tố tụng khác trong vụ án với một số nội dung chính như sau: Hội thẩm nhân dân với vai trò đảm bảo bảo vệ quyền dân chủ của người bị xét hỏi và bảo vệ quyền dân chủ của công dân trong khi nghị án. Những người tham gia tố tụng bao gồm bị cáo, người bào chữa, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi nghĩa vụ khác phải được Hội đồng xét xử và nhất là Hội thẩm quan tâm, bảo vệ quyền dân chủ ở những khía cạnh khác nhau tuỳ vào địa vị tham gia tố tụng của họ trong phiên toà. Đối với bị cáo trong phiên toà, theo quy định của pháp luật họ vẫn không bị coi là có tội, quyền dân chủ của họ vẫn được pháp luật tôn trọng và bảo vệ. Giai đoạn xét hỏi là để Hội đồng xét xử xem xét các tài liệu, vật chứng của vụ án kết hợp với việc hỏi các đối tượng được xét hỏi để tìm ra sự thật khách quan của vụ án, cách xét hỏi của Hội thẩm phải mang tính khách quan, không áp đặt. Thái độ của Hội thẩm đối với những người được xét hỏi phải dân chủ và bình đẳng và tôn trọng họ. Khi nghị án Hội thẩm phải có tầm nhìn GVHD: Th.s Mạc Giáng Châu SVTH: Lê Thị Tuyết Mai 16 Luận văn tốt nghiệp: Vai trò của Hội thẩm nhân dân trong phiên tòa hình sự sơ thẩm khách quan, toàn diện, chính xác về các vấn đề của vụ án để xét xử đúng người, đúng tội, không để lọt tội phạm cũng không được xảy ra oan sai đối với người vô tội. Hội thẩm còn có vai trò đảm bảo cho việc xét hỏi khách quan, công bằng, chí công vô tư và đảm bảo bảo vệ quyền tranh luận bình đẳng của những người tham gia tố tụng trong tranh luận. Việc xét hỏi và tranh luận là hai giai đoạn quan trọng của phiên toà tuy tính chất có khác nhau nhưng việc xét hỏi phải khách quan, công bằng, chí công vô tư giữa những người tiến hành tố tụng và những người tham gia tố tụng. Quyền tranh luận phải bình đẳng giữa những người tham gia tranh luận và Hội thẩm phải có trách nhiệm cùng với Thẩm phán - Chủ toạ phiên toà làm tốt vai trò trọng tài công lý trong giai đoạn tranh luận của vụ án. Trong khi thực thi vai trò đảm bảo bảo vệ quyền dân chủ của những người bị xét hỏi cũng như bảo đảm quyền tranh luận bình đẳng trong phiên toà, Hội thẩm nhân dân phải luôn thể hiện được vai trò đại diện cho nhân dân trong việc xét xử công bằng, chí công vô tư để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà nước, của các tổ chức xã hội và của mọi công dân. Thứ hai, Hội thẩm nhân dân còn là người thay mặt cho nhân dân thực hiện vai trò, chức năng giám sát pháp luật trong hoạt động xét xử, bảo đảm việc tuân theo pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo đảm xét xử đúng pháp luật. Tòa án thực hiện chức năng xét xử là thực hiện một bộ phận quyền lực của nhân dân, nhân dân có quyền giám sát việc thực hiện quyền lực đó. Quá trình tham gia hoạt động xét xử các vụ án sơ thẩm của Hội thẩm nhân dân cũng là quá trình Hội thẩm nhân dân giám sát hoạt động của Tòa án. Trong xét xử án hình sự, quyền con người và lợi ích của những người tham gia tố tụng rất dễ bị xâm phạm nên Hội thẩm nhân dân cần quan tâm giám sát những vấn đề sau trong phiên toà hình sự sơ thẩm: Hội thẩm nhân dân phải bảo đảm việc xét xử là có căn cứ pháp luật, phải theo dõi và giám sát các giai đoạn của phiên toà đồng thời luôn nêu cao trách nhiệm tuân thủ nguyên tắc khi xét xử Hội thẩm và Thẩm phán xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật và Hội thẩm ngang quyền với Thẩm phán trong xét xử. Thứ ba, góp phần quan trọng trong việc đảm bảo các bản án của Tòa án tuyên chính xác, khách quan, phù hợp với lợi ích, nguyện vọng của quần chúng nhân dân Hội thẩm là người sinh sống trong các cụm dân cư, làm việc trong cơ quan, xí nghiệp trường học, đơn vị sản xuất…là người có kinh nghiệm hoạt động xã hội, có mối quan hệ khá rộng với nhiều tầng lớp dân cư, nên có khả năng hiểu đặc điểm, hoàn cảnh, tâm GVHD: Th.s Mạc Giáng Châu SVTH: Lê Thị Tuyết Mai 17 Luận văn tốt nghiệp: Vai trò của Hội thẩm nhân dân trong phiên tòa hình sự sơ thẩm lý của người vi phạm pháp luật nói chung, người phạm tội nói riêng, từ đó giúp Tòa án giải quyết vụ án kịp thời và đúng đắn, phù hợp nguyện vọng quần chúng nhân dân, đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm. Thứ tư, tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Toà án với quần chúng nhân dân Thông qua hoạt động của Hội thẩm nhân dân, Tòa án có điều kiện nắm bắt ý kiến quần chúng nhân dân đối với hoạt động xét xử của Tòa án. Giúp quần chúng nhân dân hiểu rõ về hoạt động của Tòa án nói chung, hoạt động xét xử nói riêng. Quần chúng nhân dân được nâng cao ý thức pháp luật, tự giác chấp hành và bảo vệ pháp luật. Thứ năm, Hội thẩm còn góp phần tuyên truyền, phổ biến pháp luật nói chung, kết quả xét xử các vụ án cho quần chúng nhân dân nói riêng. Là những người cùng sinh sống, làm việc trong các cụm dân cư, các đơn vị sản xuất, các cơ quan hành chính, sự nghiệp; người có sự hiểu biết pháp luật nhất định. Sau mỗi phiên tòa, Hội thẩm nhân dân trở về với dân cư nơi sinh sống và nơi làm việc, nên Hội thẩm nhân dân có điều kiện phổ biến pháp luật và kết quả xét xử vụ án của Tòa án cho quần chúng nhân dân. 1.2.2. Những nguyên tắc cơ bản của việc xét xử án hình sự sơ thẩm Nguyên tắc được hiểu là những tư tưởng, quan điểm cơ bản mang tính chỉ đạo các hành động cụ thể, nguyên tắc thường được thể hiện dưới hình thức các luận điểm, các nguyên lý có tính xuất phát điểm, định hướng và nhất thiết phải được tôn trọng và quán triệt trong một loạt việc làm17. Công tác xét xử nói chung và xét xử án hình sự nói riêng đều phải tuân theo những nguyên tắc, qui định của phát luật. Những nguyên tắc tố tụng cơ bản khi xét xử vụ án hình sự đều được qui định trong Bộ luật Tố tụng hình sự với mục đích bảo đảm các quyền và nghĩa vụ tố tụng của những người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng nhằm tìm ra sự thật của vụ án, xét xử đúng người, đúng tội, không để lọt tội phạm cũng không để làm oan người vô tội. Tòa án là bộ phận hợp thành bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nên cũng được tổ chức theo nguyên tắc chung của việc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước như các nguyên tắc: Đảng lãnh đạo, nguyên tắc tập trung dân chủ, nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa…Tuy nhiên, Tòa án là một cơ quan nhà nước 17 PGS.TS Võ Khánh Vinh. PGS.TS. Nguyễn Mạnh Kháng (chủ biên): Pháp luật thi hành án hình sự Việt Nam những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb. Tư Pháp, 2006, trang 45 GVHD: Th.s Mạc Giáng Châu SVTH: Lê Thị Tuyết Mai 18 Luận văn tốt nghiệp: Vai trò của Hội thẩm nhân dân trong phiên tòa hình sự sơ thẩm đặc biệt, là cơ quan tài phán với chức năng xét xử là chính nên Tòa án có một vị trí hết sức quan trọng trong hệ thống các cơ quan nhà nước. Cũng chính vì vậy, mà trong công tác xét xử của mình Tòa án được tổ chức và hoạt động theo những nguyên tắc riêng đặc thù dựa trên nền tảng các nguyên tắc nói chung. Như vậy, có thể xác định nguyên tắc cơ bản của việc xét xử án hình sự sơ thẩm là những tư tưởng quan điểm thể hiện bản chất dân chủ của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa được vận dụng vào quá trình xét xử các vụ án hình sự. Việc hiểu và áp dụng đúng đắn các nguyên tắc tố tụng hình sự là một yêu cầu không thể thiếu với những người tham gia tiến hành tố tụng đặc biệt là Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân trong phiên toà sơ thẩm hình sự. 1.2.2.1. Nhóm nguyên tắc chung trong xét xử án hình sự Nguyên tắc bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tố tụng hình sự. Đây là nguyên tắc cơ bản mang tính chỉ đạo và bao trùm nhất được thể hiện trong mọi hoạt động của các cơ quan tư pháp và nhất là hoạt động xét xử của Toà án. Trong công tác xét xử để nguyên tắc này không bị vi phạm đòi hỏi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân phải tuân thủ đầy đủ và nghiêm chỉnh các qui định của pháp luật tố tụng trong khi thực hiện quyền hạn, nhiệm vụ của mình, từ các quy định của pháp luật tố tụng đến các quy định của pháp luật về nội dung. Nguyên tắc tôn trọng và bảo vệ quyền cơ bản của công dân trước pháp luật. Ở nước ta những quyền cơ bản của công dân được pháp luật công nhận và bảo vệ. Bộ luật tố tụng hình sự qui định những người tiến hành tố tụng có trách nhiệm trực tiếp tôn trọng và bảo vệ các quyền cơ bản của công dân. “Khi tiến hành tố tụng,Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra, Điều tra viên, Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Chánh án, Phó Chánh án Toà án, Thẩm phán, Hội thẩm trong phạm vi trách nhiệm của mình phải tôn trọng và bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, thường xuyên kiểm tra tính hợp pháp và sự cần thiết của những biện pháp đã áp dụng, kịp thời huỷ bỏ hoặc thay đổi những biện pháp đó, nếu xét thấy có vi phạm hoặc không còn cần thiết nữa”18. Nguyên tắc này còn được các nguyên tắc khác cụ thể hoá và bảo đảm cho nguyên tắc này được thực hiện như: Nguyên tắc bảo đảm quyền bất khả xâm 18 Xem thêm Điều 4 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 GVHD: Th.s Mạc Giáng Châu SVTH: Lê Thị Tuyết Mai 19 Luận văn tốt nghiệp: Vai trò của Hội thẩm nhân dân trong phiên tòa hình sự sơ thẩm phạm về thân thể của công dân, nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật. Nguyên tắc xác định sự thật của vụ án. Đây là một nguyên tắc xuyên suốt trong quá trình tố tụng ở tất cả các giai đoạn, mỗi giai đoạn lại có nột yêu cầu riêng để nguyên tắc này được thực hiện. Tại phiên toà việc chủ yếu của Hội đồng xét xử là kiểm tra lại tính hợp pháp của các chứng cứ đã được cơ quan điều tra,viện kiểm sát thu thập; hoạt động đánh giá chứng cứ là nhiệm vụ chủ yếu của Hội đồng xét xử. Nguyên tắc không ai bị coi là có tội khi chưa có bản án có hiệu lực của Tòa án. Một người thực hiện hành vi phạm tội nếu họ chưa bị Toà án xét xử và kết án thì họ chưa bị coi là có tội. Việc quy định nguyên tắc này trong Luật tố tụng hình sự có ý ngĩa lý luận và thực tiễn, thể hiện sự phát triển về tư duy pháp lý trên cơ sở khoa học, khắc phục được sự định kiến của các cở quan tiến hành tố tụng đối với bị can, bị cáo cho rằng họ là người phạm tội nên trong quá trình giải quyết vụ án chỉ thu thập chứng cứ buộc tội mà bỏ qua chứng cứ gỡ tội; ngoài ra định kiến đó còn dẫn đến việc đối xử với bị can, bị cáo như người phạm tội mà thực ra họ có thể là người không phạm tội, dẫn đến việc giải quyết vụ án không khách quan. Nguyên tắc đảm bảo sự vô tư của những người tiến hành hoặc người tham gia tố tụng. Nguyên tắc này yêu cầu Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên,Thư kí và những người tham gia tố tụng khác phải thực sự vô tư khi thực hiện nhiệm vụ của mình, đồng thời trong quá trình xét xử mà phát hiện có hiện tượng thiên vị thì phải cương quyết đấu tranh, ví dụ như Hội thẩm phát hiện Kiển sát viên là người thân thích với bị cáo thì phải thông báo cho họ biết để họ xin không làm nhiệm vụ tham gia xét xử hoặc phải báo cho người có thẩm quyền biết để thay đổi Kiểm sát viên. Nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo. Quyền bào chữa của bị can, bị cáo là nguyên tắc cơ bản đồng thời là chế định quan trọng của Luật tố tụng hình sự. Theo quy định này thì cơ quan tiến hành tố tụng phải tạo điều kiện trên cơ sở quy định của luật để bị can, bị cáo thực hiện quyền tự mình bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa. Nguyên tắc xét xử công khai, trừ trường hợp do luật định. Việc xét xử công khai, một mặt đảm bảo nhân dân có thể giám sát hoạt động của Tòa án, mặt khác phát huy được tính giáo dục chính trị, pháp lý và tác động phòng ngừa của hoạt động xét xử. Phiên tòa được tiến hành một cách công khai, mọi người có độ tuổi từ 16 tuổi trở lên GVHD: Th.s Mạc Giáng Châu SVTH: Lê Thị Tuyết Mai 20 Luận văn tốt nghiệp: Vai trò của Hội thẩm nhân dân trong phiên tòa hình sự sơ thẩm mới có thẩm quyền tham dự phiên tòa xét xử, trừ những trường hợp những người dưới 16 tuổi được triệu tập tham gia phiên tòa. Nội quy phiên tòa, thời gian, địa điểm mở phiên tòa được niêm yết công khai trước khi xét xử. Trong trường hợp để đảm bảo bí mật nhà nước hoặc bí mật của đương sự thì Toà án không xét xử công khai nhưng vẫn phải tuyên án công khai. 1.2.2.2. Nhóm nguyên tắc có liên quan trực tiếp đến vai trò của Hội thẩm nhân dân trong xét xử sơ thẩm hình sự Như trên đã phân tích, Hội thẩm nhân dân có một vai trò quan trọng trong việc xét xử của Tòa án, nên trong hệ thống các nguyên tắc gải quyết án hình sự cũng có một nhóm nguyên tắc xét xử của Tòa án liên quan đến chế định này. Thứ nhất, nguyên tắc việc xét xử của Tòa án nhân dân có Hội Thẩm nhân dân tham gia, Hội thẩm ngang quyền với Thẩm phán. Một trong những đặc trưng của Nhà nước ta là Nhà nước của dân, do dân, vì dân, tất cả quyền lực thuộc về nhân dân. Bản thân chế định Hội thẩm là sự thể hiện tư tưởng “lấy dân làm gốc”, bảo đảm nguyên tắc thực hiện quyền lực của nhân dân trong hoạt động xét xử của Tòa án. Tòa án là cơ quan quyền lực của Nhà nước, Nhà nước thông qua Tòa án để thực hiện quyền lực tư pháp của mình. Chính bằng hoạt động xét xử, Tòa án giáo dục công dân trung thành với Tổ quốc, tôn trọng pháp luật, đấu tranh phòng và chống tội phạm, bảo vệ lợi ích của nhân dân. Hội thẩm bằng sự tham gia của mình vào Hội đồng xét xử mà thực hiện quyền lực tư pháp và thông qua đó để nhân dân tham gia một cách có hiệu quả vào công tác quản lý Nhà nước nói chung, hoạt động của Tòa án nói riêng. Nguyên tắc này có ý nghĩa hết sức quan trọng trong xét xử, bởi việc tham gia của Hội thẩm giúp cho Tòa án xét xử không chỉ đúng pháp luật mà còn phù hợp với nguyện vọng của nhân dân. Tại Hội nghị học tập của ngành cán bộ Tư pháp năm 1950 Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Trong công tác xử án phải công bằng, liêm khiết, trong sạch. Như thế cũng chưa đủ. Không chỉ giới hạn hoạt động của mình trong khung Tòa án mà phải gần dân, hiểu dân, giúp dân, học dân…”. Muốn đưa ra phán quyết đúng, giải quyết các tranh chấp đúng pháp luật, hợp với lẽ công bằng, xử phạt đúng người, đúng tội, hiển nhiên đòi hỏi những người làm công tác xét xử phải có đạo đức trong sáng, có bản lĩnh, có trình độ chuyên môn và nghiệp vụ vững vàng. Ngoài ra, để Hội đồng xét xử có phán quyết đúng đắn, đòi hỏi họ cũng phải có kiến thức và vốn hiểu biết cuộc sống, có kinh nghiệm hoạt động xã hội. Vì thế pháp luật quy định khi xét xử có Hội thẩm nhân dân GVHD: Th.s Mạc Giáng Châu SVTH: Lê Thị Tuyết Mai 21 Luận văn tốt nghiệp: Vai trò của Hội thẩm nhân dân trong phiên tòa hình sự sơ thẩm tham gia là sự bổ sung cần thiết cho những lĩnh vực đó. Hơn nữa, Hội thẩm là đại diện của các giới, các ngành, các tổ chức xã hội, nghề nghiệp, hội thẩm có thể phản ánh một cách khách quan cách nhìn nhận về sự kiện, vụ việc từ suy nghĩ, tâm tư của quần chúng nhân dân, chứ không phải từ góc độ của một luật gia thuần túy. Thứ hai, nguyên tắc Tòa án xét xử tập thể và quyết định theo đa số. Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, một mặt do chưa có kinh nghiệm trong tổ chức nhà nước, mặt khác do thiếu cán bộ nên nguyên tắc này chưa được xác lập, khi đó pháp luật quy định: “Tại phiên tòa, Thẩm phán xét xử một mình, lục sự giữ bút ký, lập biên bản án tù”19. Hiến pháp năm 1946 vẫn chưa xác định nguyên tắc này chỉ từ sau cải cách tư pháp, nguyên tắc Tòa án xét xử tập thể và quyết định theo đa số mới được qui định trong luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 1960 tại Điều 12. Nguyên tắc này được giữ gìn và phát huy qua các thời kì, đến nay nguyên tắc này vẫn được ghi nhận trong bản Hiến pháp năm 2013 tại Điều 103 và nguyên tắc này bắt nguồn từ nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước. Xét xử là một hoạt động đặc thù của nhà nước nhằm bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, có liên quan đến số phận của một cá nhân, gia đình, quyền lợi ích của nhà nước, tổ chức xã hội. Do đó công tác xét xử luôn cần phải thận trọng, có quyết định đúng đắn, đòi hỏi trí tuệ của cả tập thể, vì thế nhất thiết phải thành lập Hội đồng xét xử. Thứ ba, nguyên tắc Thẩm phán và Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Tòa án chiếm vị trí vai trò hết sức quan trọng. Bởi lẽ, Tòa án chính là cơ quan thực thi quyền tư pháp của bộ máy nhà nước, có ảnh hưởng đến mục tiêu và các giá trị của công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam. Tòa án cũng là nơi thể hiện sâu sắc bản chất của Nhà nước và nền công lý của chế độ, đồng thời thể hiện chất lượng hoạt động và uy tín của cả hệ thống tư pháp trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Cũng chính vì vậy mà khi nói đến một nền tư pháp công bằng, dân chủ mà ở đó tồn tại những con người thật sự công minh, vô tư và liêm khiết thì phải nhắc đến nguyên tắc độc lập xét xử của Tòa án mà đại diện là Thẩm phán và Hội thẩm, những người trực tiếp xét xử; đưa ra các phán quyết có ảnh hưởng đến danh dự Nhà nước và tính mạng sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của nhân dân. 19 Điều thứ 10 Sắc lệnh số 13 ngày 24/1/1946 về tổ chức các Tòa án và các ngạch Thẩm phán GVHD: Th.s Mạc Giáng Châu SVTH: Lê Thị Tuyết Mai 22 Luận văn tốt nghiệp: Vai trò của Hội thẩm nhân dân trong phiên tòa hình sự sơ thẩm Ở nước ta khái niệm pháp quyền được thể hiện trong cả Hiến pháp và pháp luật. Cụ thể Hiến pháp đã qui định Tòa án nhân dân các cấp từ Tòa án nhân dân tối cao cho đến các Tòa án nhân dân địa phương là cơ quan xét xử của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quan điểm mọi quyền lực của nhà nước thuộc về nhân dân; bảo đảm cho nhân dân tham gia vào công tác xét xử của Tòa án được thể hiện bằng quy định có Hội thẩm nhân dân trong Hội đồng xét xử. Hiến pháp từ năm 1946 đến nay tuy có những thay đổi nhưng vẫn luôn có qui định về chế định Hội thẩm nhân dân trong công tác xét xử của Tòa án. Để đảm bảo cho Hội thẩm nhân dân có thực quyền trong xét xử, Hiến pháp còn qui định: “Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm”; “Tòa án xét xử tập thể và quyết định theo đa số”. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đòi hỏi ở Tòa án các yếu tố, chuẩn mực như: sự công bằng, dân chủ, hiệu quả, trong đó nguyên tắc độc lập xét xử là cơ sở nền tảng thực hiện các yêu cầu này. Độc lập xét xử được xem như một điều kiện đảm bảo hoạt động của Tòa án, cho một trình tự tư pháp công bằng trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Cũng chính vì vậy mà nguyên tắc độc lập có tầm quan trọng rất lớn trong việc bảo vệ quyền con người thông qua các nguyên tắc trong Bộ luật tố tụng hình sự và suy cho cùng những nguyên tắc đó chỉ được đảm bảo khi có một nền tư pháp độc lập. Việc nguyên tắc độc lập và chỉ tuân theo pháp luật được đảm bảo sẽ nâng cao tinh thần trách nhiệm, tính tự chủ của Thẩm phán và Hội thẩm. Theo đó họ sẽ chủ động nghiên cứu mọi tình tiết vụ án, không bị lên thuộc vào lí do của những người tham gia tố tụng hay kết luận của Viện kiểm sát đưa ra. Mặt khác nguyên tắc này buộc các thành viên Hội đồng xét xử nghiêm chỉnh tuân theo pháp luật mà pháp luật nội dung và pháp luật tố tụng chính là chuẩn mực để họ xem xét đối chiếu với sự việc xảy ra, với hành vi được mang ra xét xử. Trên cơ sở đó họ sẽ đưa ra các phán quyết của mình một cách chính xác, khách quan phù hợp với diễn biến thực tế của vụ án xảy ra. Trong hoạt động xét xử, ngành Tòa án phải luôn đảm bảo tính độc lập, tính công khai, minh bạch. Tuyệt đối tránh sự can thiệp của các cấp chính quyền trong hoạt động xét xử nhất là sự can thiệp của các cơ quan hành pháp. Việc đảm bảo nguyên tắc độc lập cũng là việc đảm bảo các bản án được tuyên tại phiên tòa là công khai, minh bạch, xử lý đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để tội phạm ung dung ngoài vòng pháp luật. Đặc biệt hiện nay vấn đề phòng chống oan sai trong tố tụng hình sự được coi là mục tiêu quan trọng của cải cách tư pháp nói chung và cải cách hình sự nói riêng. GVHD: Th.s Mạc Giáng Châu SVTH: Lê Thị Tuyết Mai 23 Luận văn tốt nghiệp: Vai trò của Hội thẩm nhân dân trong phiên tòa hình sự sơ thẩm Bởi lẽ oan sai trong tố tụng hình sự dù ở mức độ nào cũng dễ dẫn đến những hậu quả tiêu cực đối với cá nhân và gia đình họ, đối với xã hội, đối với Nhà nước, không đảm bảo công lý, công bằng xã hội và phòng ngừa tội phạm. Nguyên tắc độc lập và chỉ tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự không mâu thuẫn với nguyên tắc “Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn các Tòa án áp dụng thống nhất pháp luật”20, vì việc hướng dẫn cho các Tòa án địa phương áp dụng thống nhất pháp luật cũng là mục tiêu để Tòa án các cấp áp dụng đúng pháp luật làm cho nguyên tắc độc lập và chỉ tuân theo pháp luật càng được thể hiện một cách nghiêm túc hơn. Tuy nhiên, Thẩm phán và Hội thẩm xét xử độc lập không có nghĩa là tách rời đường lối chính sách của Đảng. Độc lập xét xử cũng phải chịu sự kiểm tra, giám sát. Thẩm phán và Hội thẩm xét xử độc lập không có nghĩa là xét xử tùy tiện, muốn làm gì thì làm mà độc lập phải trong khuôn khổ mà pháp luật cho phép, tuân theo những quy định của luật pháp. Độc lập là điều kiện cần thiết để Hội thẩm khi xét xử chỉ tuân theo pháp luật; tuân theo pháp luật là cơ sở không thể thiếu để Hội thẩm độc lập khi xét xử. Độc lập mà không tuân theo pháp luật thì độc lập trong xét xử không còn ý nghĩa gì vì sự xét xử độc đoán, chủ quan, cảm tính khi đánh giá vấn đề. Ta có thể nói đến yếu tố độc lập và tuân theo pháp luật của Hội thẩm trong quá trình xét xử có mối quan hệ biện chứng với nhau, độc lập trong sự thống nhất với việc tuân theo pháp luật. Nguyên tắc Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật có ý nghĩa vô cùng quan trọng góp phần bảo đảm sự chính xác của việc xét xử, Tòa án xét xử căn cứ vào kết quả tranh tụng của bên buộc tội và bên bào chữa, nghe ý kiến của những người tham dự phiên tòa, kiểm tra chứng cứ, đánh giá chứng cứ một cách khách quan, chính xác, không thiên vị và có phán quyết đúng đắn về vụ án. Việc đảm bảo tính độc lập trong hoạt động xét xử cũng là việc đảm bảo các bản án được tuyên tại tòa là công khai, minh bạch, xử lý đúng người đúng tội, đúng pháp luật, không bỏ lọt tội phạm nhưng cũng không để oan sai cho người vô tội. Tóm lại, với sự tham gia của Hội thẩm trong công tác xét xử vai trò làm chủ tập thể của nhân dân hay tư tưởng “lấy dân làm gốc” của Đảng Cộng sản Việt Nam trong hệ thống luật tư pháp đã được luật hóa một cách cụ thể. Chế định Hội thẩm nhân dân 20 Xem thêm Điều 19 Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002 GVHD: Th.s Mạc Giáng Châu SVTH: Lê Thị Tuyết Mai 24 Luận văn tốt nghiệp: Vai trò của Hội thẩm nhân dân trong phiên tòa hình sự sơ thẩm tham gia xét xử ở Tòa án sơ thẩm là quy định bắt buộc của pháp luật; Hội thẩm nhân dân phải luôn nắm chắc và vận dụng nhuần nhuyễn nguyên tắc xét xử trong án hình sự sơ thẩm. Như vậy mới hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và đáp ứng được sự tin tưởng của nhân dân đối với sự công minh của pháp luật. GVHD: Th.s Mạc Giáng Châu SVTH: Lê Thị Tuyết Mai 25 Luận văn tốt nghiệp: Vai trò của Hội thẩm nhân dân trong phiên tòa hình sự sơ thẩm CHƯƠNG 2. VAI TRÒ CỦA HỘI THẨM NHÂN DÂN TRONG PHIÊN TÒA HÌNH SỰ SƠ THẨM THEO QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ Vai trò của Hội thẩm nhân dân trong phiên tòa nói chung và phiên tòa hình sự nói riêng là rất quan trọng vì nó là nền tảng đảm bảo cho việc xét xử bình đẳng, dân chủ, khách quan. Vai trò này xuất phát từ bản chất của Nhà nước ta là “Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân”. Tại phiên tòa giải quyết các vụ án hình sự, đòi hỏi các Hội thẩm nhân dân phải luôn nắm được các thủ tục tố tục tố tụng cơ bản từ bắt đầu phiên tòa, xét hỏi, đến tranh luận tại phiên tòa và nghị án – tuyên án; kỹ năng giải quyết vụ án cần thiết để phát huy hết vai trò mà Nhà nước và nhân dân giao phó là đảm bảo việc xét xử tại phiên tòa là có căn cứ, đúng pháp luật; đảm bảo tính dân chủ trong xét hỏi cũng như vai trò giám sát các hoạt động tại phiên tòa dưới góc nhìn của một thành viên Hội đồng xét xử để từ đó đưa ra các phán quyết thật sự khách quan, chính xác, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. 2.1 Vai trò của hội thẩm trong giai đoạn bắt đầu phiên tòa 2.1.1. Đảm bảo việc xét xử tại phiên tòa là có căn cứ và đúng pháp luật Xét xử sơ thẩm là một giai đoạn tố tụng mà ở đó đòi hỏi những người tiến hành tố tụng xử trí những tình huống nhanh chóng để kết thúc vụ án một cách chính xác và đầy thuyết phục, không chỉ đảm bảo việc thực thi công lý nghiêm minh, mà còn phải cân bằng cái tình trong từng vụ án. Tại Điều 103 Hiến pháp năm 2013 ghi nhận “việc xét xử sơ thẩm của Tòa án nhân dân có hội thẩm tham gia” chính là việc thể hiện ý nghĩa này. Bởi lẽ, Thẩm phán là người đại diện cho quyền lực Nhà nước, pháp luật quốc gia, còn Hội thẩm là người xuất thân từ nhân dân, mang tiếng nói nhân dân, đại diện cho nhân dân lao động tham gia vào xét xử. Có thể thấy, phiên tòa hình sự sơ thẩm chỉ được diễn ra trên thực tế khi có sự hiện diện của Hội thẩm nhân dân. Do vậy, việc tham gia xét xử của hội thẩm là một căn cứ để cho thấy rằng phiên tòa đang diễn ra đúng Luật định. Mỗi giai đoạn trong phiên tòa hình sự sơ thẩm đều được diễn ra theo một trình tự nhất định, một cách chặt chẽ để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của người tham gia tố tụng. Thủ tục bắt đầu phiên tòa, chính là phần mở đầu của phiên tòa, là một giai đoạn mang tính thủ tục, bao gồm nhiều việc phải tiến hành, nhiều tình huống cần giải quyết. Khi bắt đầu phiên tòa, Hội đồng xét xử vào phòng xử án, mọi người trong GVHD: Th.s Mạc Giáng Châu SVTH: Lê Thị Tuyết Mai 26 Luận văn tốt nghiệp: Vai trò của Hội thẩm nhân dân trong phiên tòa hình sự sơ thẩm phòng đứng dậy, Thẩm phán - Chủ tọa phiên tòa đọc quyết định đưa vụ án ra xét xử, việc chủ tọa phiên tòa đọc quyết định đưa vụ án ra xét xử là bắt buộc và coi đây là hình thức khai mạc phiên tòa, nếu chủ tọa phiên tòa không đọc quyết định đưa vụ án ra xét xử là vi phạm thủ tục tố tụng. Ngoài ra chủ tọa phiên tòa và các thành viên khác của Hội đồng xét xử không phải nói gì thêm, bởi vì quyết định đưa vụ án ra xét xử đã thể hiện đầy đủ các thông tin cần thiết cho việc mở và tiến hành phiên tòa21. Sau đó, Thư ký phiên tòa báo cáo cho Hội đồng xét xử biết danh sách những người được triệu tập đã có mặt. Nếu có người vắng mặt, Hội đồng xét xử trao đổi với nhau rồi căn cứ vào quy định của pháp luật và tình hình cụ thể của vụ án để quyết định tiếp tục xét xử hoặc quyết định hoãn. Khi phiên tòa được tiếp tục, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa kiểm tra căn cước của từng người bằng cách hỏi và trả lời, đồng thời giải thích cho họ biết quyền và nghĩa vụ theo từng vị trí tố tụng. Trong trường hợp được quy định tại Điều 201 BLTTHS năm 2003 “bị cáo chưa được giao nhận bản cáo trạng theo quy định tại khoản 2 Điều 149 và quyết định đưa vụ án ra xét xử trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 182 và bị cáo có yêu cầu thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa”. Giai đoạn bắt đầu phiên tòa là giai đoạn được diễn ra thông qua hoạt động của Thư ký Tòa án và Thẩm phán đại diện cho Hội đồng xét xử, Hội thẩm nhân dân tuy không hành động nhưng có thể thấy Hội thẩm có nhiệm vụ cùng Thẩm phán chủ tọa phiên tòa thực hiện những thủ tục này đúng trình tự luật định, bởi vì nhiệm vụ khai mạc phiên tòa là của Hội đồng xét xử trong đó có hội thẩm22, Hội thẩm vẫn là người có quyền quyết định trong vấn đề tiếp tục hay hoãn phiên tòa. Bởi lẽ, nguyên tắc “Tòa án xét xử tập thể và quyết định theo đa số” là một trong những nguyên tắc quan trọng trong tố tụng hình sự đã được ghi nhận tại Điều 131 Hiến pháp năm 2013. Theo nguyên tắc này thì việc xét xử các vụ án ở mọi cấp đều được tiến hành theo chế độ Hội đồng (Hội đồng xét xử), chứ không phải do một cá nhân thẩm phán nào, nhằm huy động trí tuệ tập thể, bảo đảm việc xét xử vụ án được thận trọng, khách quan, chính xác, tránh độc đoán. Từ phân tích trên có thể thấy vai trò của Hội thẩm nhân dân là quan trọng trong giai đoạn bắt đầu phiên tòa. Trong khi Thẩm phán chủ tọa phiên tòa làm việc, Hội thẩm nhân dân bằng hiểu biết pháp luật của mình có thể đánh giá được căn cứ đưa vụ án ra xét xử và việc 21 Xem thêm Điều 178 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 22 Xem thêm Điều 185 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 GVHD: Th.s Mạc Giáng Châu SVTH: Lê Thị Tuyết Mai 27 Luận văn tốt nghiệp: Vai trò của Hội thẩm nhân dân trong phiên tòa hình sự sơ thẩm hoãn phiên tòa có đúng pháp luật hay không. Đồng thời, trong quá trình kiểm tra căn cước của những người tham gia tố tụng, Hội thẩm có thể đánh giá được phần kiểm tra của Thẩm phán có đảm bảo những yêu cầu cơ bản phục vụ cho quá trình xét hỏi kế tiếp hay không. Bởi vì, tùy địa vị pháp lý của những người tham gia tố tụng mà có phạm vi kiểm tra khác nhau23. Từ đó có thể đưa ra ý kiến đóng góp với Thẩm phán làm tốt hơn nhiệm vụ của Hội đồng xét xử. Bên cạnh đó, Hội thẩm là người biểu quyết và quyết định cùng với Thẩm phán trong việc xem xét thay đổi người tiến hành tố tụng. Để làm được điều này hội thẩm phải thực sự công tâm, khách quan và hiểu biết pháp luật; nhằm tránh những trường hợp để đời tư cá nhân làm ảnh hưởng đến công tác xét xử cũng như ảnh hưởng đến chức năng đại diện nhân dân tham gia xét xử của người Hội thẩm. 2.1.2. Đảm bảo việc giám sát của Hội thẩm tại phiên tòa Hội thẩm nhân dân là những người bước vào phòng xử án cùng lúc với thẩm phán, là những người được chứng kiến toàn bộ thủ tục bắt đầu phiên tòa, Hội thẩm là người hiểu biết pháp luật do vậy thông qua sự quan sát của mình Hội thẩm có thể đánh giá một cách khách quan về giai đoạn bắt đầu phiên tòa, để có thể đưa ra chính kiến của mình trong phần thủ tục mở đầu phiên tòa nhằm làm tốt hơn vai trò của Hội đồng xét xử. Bởi vì, theo ghi nhận tại Điều 16 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 thì “Hội thẩm và Thẩm phán xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”, trong Hội đồng xét xử Thẩm phán và Hội thẩm đều ngang quyền nhau trong việc xem xét, quyết định các vấn đề về giải quyết vụ án hình sự. Cũng như xem xét đưa ra nhận định của mình về những vấn đề liên quan đến phần bắt đầu phiên tòa, để tránh những trường hợp làm sai thủ tục tố tụng làm ảnh hưởng đến Hội đồng xét xử nói chung và bản thân Hội thẩm nói riêng bởi lẽ pháp luật ghi nhận “Hội thẩm phải chịu trách nhiệm về hành vi và quyết định của mình”. Hội thẩm nhân dân là đại biểu nhân dân người cùng xử án với Thẩm phán “được bầu hoặc cử theo quy định của pháp luật để làm nhiệm vụ xét xử những vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án”24. Hội thẩm nhân dân là những người đại diện cho Xem thêm Nghị quyết số 04/2004 Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ ba “xét xử sơ thẩm” của Bộ luật tố tụng hình sự”. 23 Xem thêm Khoản 2 Điều 1 Pháp lệnh Thẩm phán và Hội Thẩm Tòa án nhân dân năm 2002, sửa đổi bổ sung năm 2011 24 GVHD: Th.s Mạc Giáng Châu SVTH: Lê Thị Tuyết Mai 28 Luận văn tốt nghiệp: Vai trò của Hội thẩm nhân dân trong phiên tòa hình sự sơ thẩm nhân dân tham gia vào quá trình tố tụng hình sự để giám sát hoạt động của Tòa án theo tinh thần của nguyên tắc dân chủ được ghi nhận tại Điều 2 Hiến pháp năm 2013 “Nước Cộng hòa xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam do nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân”. Bởi lẽ, Hội thẩm là một chức danh do Hội dồng nhân dân bầu ra, nên Hội thẩm phải có nghĩa vụ đại diện cho nhân dân giám sát công tác xét xử của Tòa án. Trong giai đoạn bắt đầu phiên tòa thì xem xét: trình tự thủ tục bắt đầu, Thư kí và Thẩm phán có làm đúng thẩm quyền, phiên tòa có diễn ra theo đúng quyết định đưa vụ án ra xét xử…Từ đó có những kiến nghị để Tòa án thực hiện đúng nhiệm vụ của mình, nhằm phát huy tính dân chủ đại diện trong nhân dân. Có thể thấy, bản chất nhân dân, tính chất dân chủ của Toà án ở nước ta không chỉ thể hiện ở việc các công chức tư pháp tận tụy (việc quy định về trách nhiệm của Thẩm phán tại Điều 39 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003) hết lòng với nhân dân mà còn thể hiện đậm nét ở việc huy động ngày càng đông đảo quần chúng nhân dân tham gia và kiểm tra, giám sát công tác xét xử (sự tham gia của Hội thẩm nhân dân trong phiên tòa hình sự sơ thẩm là bắt buộc). Thông qua việc quan sát các trình tự thủ tục diễn ra trong giai đoạn bắt đầu phiên tòa Hội thẩm bảo vệ quyền lợi của người tham gia tố tụng, bởi lẽ những vấn đề cần giải quyết trong giai đoạn này quan trọng nhất là giải quyết những trường hợp hoãn hay vẫn tiếp tục phiên tòa cũng như việc thay đổi người tiến hành tố tụng theo những trường hợp được quy định tại Điều 45, 46, 47 Bộ luật tố tụng hình sự 2003, những công việc này là nhiệm vụ của Hội đồng xét xử, trong đó có hội thẩm nhân dân, thông qua việc biểu quyết cùng với Thẩm phán, Hội thẩm sẽ đưa ra ý kiến của mình để quyết định những vấn đề có lợi nhất cho người tham gia tố tụng trong vụ án đó (Hội thẩm chiếm 2/3 hoặc 3/5 số phiếu25), từ đó tránh được việc Thẩm phán hoặc Thư ký lạm dụng việc biết luật nhưng làm sai luật gây ảnh hưởng quyền lợi đối với những người thàm gia tố tụng là người dân lao động nghèo, người chưa thành niên hay người cao tuổi. Ví dụ: Bị cáo A là người chưa thành niên tham gia tố tụng, do chưa nhận được quyết định đưa vụ án ra xét xử của tòa án và cũng không hiểu rõ quyền lợi của mình tại Điều 201 do Thẩm phán giải thích nhưng không đầy đủ nên không yêu cầu việc hoãn phiên tòa. Trong trường hợp này là một người đại diện cho nhân dân bảo vệ quyền làm chủ của nhân dân trước tòa án, thì Hội thẩm nhân dân 25 Xem thêm Điều 185 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 GVHD: Th.s Mạc Giáng Châu SVTH: Lê Thị Tuyết Mai 29 Luận văn tốt nghiệp: Vai trò của Hội thẩm nhân dân trong phiên tòa hình sự sơ thẩm phải đề nghị Thẩm phán chủ tọa phiên tòa ra quyết định hoãn phiên tòa và giao quyết định đưa vụ án ra xét xử cho bị cáo A. 2.2. Vai trò của hội thẩm nhân dân trong giai đoạn xét hỏi 2.2.1. Đảm bảo việc xét hỏi khách quan, công bằng, chí công vô tư Sau khi xét thấy phần thủ tục bắt đầu đã thực hiện đầy đủ, không có ai có ý kiến gì thì chủ tọa phiên tòa tuyên bố kết thúc phần này và chuyển sang phần xét hỏi, Kiểm sát viên đọc bản cáo trạng và đưa ra ý kiến bổ sung để làm rõ hơn nội dung bản cáo trạng. Xét hỏi tại phiên tòa là một phần của xét xử tại phiên tòa, trong đó Hội đồng xét xử và những người tham gia tố tụng tiến hành việc nghiên cứu và kiểm tra các chứng cứ, kết luận điều tra, bản cáo trạng một cách công khai về các tình tiết của vụ án. Trong giai đoạn xét hỏi, Hội đồng xét xử áp dụng các biện pháp được Bộ luật tố tụng cho phép để nghiên cứu các tình tiết của vụ án một cách khách quan, toàn diện, và đầy đủ nhằm xác định sự thật của vụ án, đồng thời loại bỏ những tình tiết không liên quan đến vụ án theo tinh thần của nguyên tắc “xác định sự thật của vụ án” được ghi nhận tại Điều 10 BLTTHS năm 2003, để đảm bảo việc xử lý vụ án được công minh không để lọt tội phạm đồng thời không làm oan người vô tội. Xét hỏi tại phiên tòa là giai đoạn trung tâm của hoạt động xét xử và cũng là giai đoạn quan trọng nhất để xác định sự thật vụ án, có thể những câu hỏi và những câu trả lời tại phiên tòa không khác những câu hỏi và trả lời tại cơ quan điều tra, nhưng nó có một ý nghĩa vô cùng quan trọng là việc hỏi và trả lời diễn ra công khai, nó là hình thức kiểm nghiệm kết quả điều tra của cơ quan điều tra26. Bởi vì, trong giai đoạn này Hội đồng xét xử sơ thẩm phải kiểm tra các chứng cứ kết luận điều tra, hỏi những người tham gia tố tụng về những phần liên quan đến vụ án, xem xét vật chứng, đọc biên bản… Là người được nghiên cứu hồ sơ vụ án cùng với Thẩm phán trong thời gian chuẩn bị xét xử 27. Hội thẩm có thời gian để suy nghĩ về những vấn đề cần hỏi để làm rõ những chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội, những tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo28. Để làm tốt vai trò 26 Đinh Văn Quế: “Thủ tục xét xử các vụ án hình sự”, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, trang 179. 27 Quy chế tổ chức và hoạt động Hội thẩm nhân dân năm 2005 28 Xem thêm Điều 10 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 GVHD: Th.s Mạc Giáng Châu SVTH: Lê Thị Tuyết Mai 30 Luận văn tốt nghiệp: Vai trò của Hội thẩm nhân dân trong phiên tòa hình sự sơ thẩm của một người đại diện cho nhân dân tại phiên tòa thì vấn đề đặt ra đối với Hội thẩm đó là về phạm vi xét hỏi của Hội thẩm phải liên quan đến toàn bộ vụ án. Nghĩa là, phải hỏi tất cả những vấn đề liên quan từ hành vi của bị can, bị cáo khi thực hiện tội phạm đến những điều người làm chứng được chứng kiến, cũng như hỏi những vấn đề liên quan đến việc thẩm định của người giám định…, không được tập trung vào một đối tượng xét hỏi vì điều này có thể dẫn Hội thẩm đến ý kiến chủ quan của mình làm sự thật vụ án bị sai lệch. Trong phiên tòa hình sự sơ thẩm nhiệm vụ của Kiểm sát viên là thực hành quyền công tố thì Kiểm sát viên phải chủ động xét hỏi để bảo vệ bản cáo trạng. Luật sư với trách nhiệm bảo vệ bị can bị cáo, luật sư có quyền chỉ hỏi về những tình tiết có khả năng gỡ tội cho thân chủ của mình. Nhưng nhiệm vụ của Hội thẩm nhân dân là người “trọng tài” đi tìm sự thật khách quan cho vụ án vì thế họ phải thật sự là những người chí công vô tư theo đó Hội thẩm phải hỏi theo nhiều hướng khác nhau như: gỡ tội, buộc tội, theo hướng tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho bị can bị cáo để nhận định những vấn đề cần thiết góp phần bảo vệ công lý tránh làm thay công việc của Kiểm sát viên buộc tội bị cáo hay làm thay công việc của luật sư nếu trong quá trình chuẩn bị Hội thẩm đã định kiến bị cáo không có tội. Là người đại diện cho nhân dân đồng thời là người góp phần bảo vệ công lý, để làm được điều này thì thông qua việc xét hỏi tại phiên tòa hội thẩm phải thể hiện sự công bằng, không có sự thiên vị giữa các đối tượng bị hỏi, có nghĩa là, khi xét hỏi Hội thẩm phải thật sự tuân thủ Điều 10 Bộ luật tố tụng hình sự về trách nhiệm xác định sự thật vụ án của mình, đồng thời nắm chắc được nguyên tắc “không ai bị xem là có tội khi chưa có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật” được quy định tại Điều 9 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 để có thể đặt những câu hỏi thật sự khách quan. Đồng nghĩa với việc Hội thẩm xác định nội dụng vụ án đúng các tình tiết của vụ án như thực tế diễn ra trên cơ sở chứng cứ đã được thu thập không được định kiến suy diễn theo ý chí chủ quan. Để vai trò là một người trọng tài của vị Hội thẩm nhân dân phát huy được trong quá trình xét hỏi cần thiết Hội thẩm phải có chính kiến của mình khi nhận định về vụ án và hoàn toàn tách biệt với những vấn đề mà Thẩm phán đặt ra để tính độc lập trong xét xử được nâng cao, đồng thời để cái lý và cái tình được chan hòa trong một vụ án, phát huy được tính đại diện nhân dân của vị Hội thẩm. GVHD: Th.s Mạc Giáng Châu SVTH: Lê Thị Tuyết Mai 31 Luận văn tốt nghiệp: Vai trò của Hội thẩm nhân dân trong phiên tòa hình sự sơ thẩm 2.2.2. Đảm bảo bảo vệ quyền dân chủ của người bị xét hỏi Dân chủ là một quyền cơ bản của công dân, được thực hiện trên hai nguyên tắc trực tiếp và gián tiếp được đảm bảo thực hiện ở mọi lúc mọi nơi, tại phiên tòa hình sự sơ thẩm cũng không ngoại lệ dù họ là đối tượng nào đi chăng nữa họ cũng cần được tôn trọng và bảo vệ quyền lợi của mình bởi vì trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan tiến hành tố tụng được ghi nhận tại Điều 10 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003. Theo đó, bị can bị cáo có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội, do vậy việc đưa ra lý lẽ để biện minh cho việc làm của mình là vấn đề riêng của mỗi cá nhân không ai được ép buộc họ khai nhận trái với ý muốn của họ “không ai bị xem là có tội khi chưa có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật”29 . Hội thẩm tham gia xét hỏi sẽ góp phần đảm bảo tính toàn diện, đầy đủ và khách quan của các quyết định của Toà án. Việc kết hợp giữa sự tinh thông của Thẩm phán, những thao tác của những người làm công tác pháp luật chuyên nghiệp, cùng với sự từng trải, kinh nghiệm sống của Hội thẩm, với tiếng nói và hơi thở của cuộc sống (Hội thẩm là người xuất thân từ nhân dân, đại diện cho nhân dân) sẽ tạo ra những yếu tố loại trừ những hạn chế của Thẩm phán chuyên nghiệp như “định kiến” buộc tội, hay là muốn phán quyết giống như vụ án đã xét xử trước đây. Hội thẩm đã mang một bầu không khí đời thường, một kiểu đánh giá và tiếp nhận các sự kiện và tình tiết của vụ án theo một cách khác, cách của những người không có nếp quen ngồi toà nhiều. Họ mang đến phiên toà những ý niệm, quan niệm đạo đức chung của xã hội, những sự nhận xét, đánh giá chung của các tầng lớp nhân dân về hành vi phạm tội,... với những ý niệm công bằng, nghiêm minh, thiện, ác, đúng, sai. Chẳng hạn quy định tại Điều 207 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 ghi nhận “Những người tham gia phiên tòa cũng có quyền đề nghị với chủ tọa phiên tòa hỏi thêm về những tình tiết cần làm sáng tỏ”; trong trường hợp này nếu thấy yêu cầu của họ là hợp lí, có căn cứ và cần hỏi thêm để làm sáng tỏ vụ án thì Chủ tọa phiên tòa hỏi thêm người được hỏi về vấn đề đó, nếu thấy không có căn cứ thì Chủ tọa phiên tòa bác yêu cầu hỏi thêm. Ngoài ra chủ tọa phiên tòa cũng có thể trao đổi với Hội thẩm nhân dân để quyết định vấn đề này; việc trao đổi với các Hội thẩm chính là vì những mục đích tìm ra một ý kiến sáng suốt hơn để xem những yêu cầu của những người tham gia phiên tòa; bởi lẽ 29 Xem thêm Điều 9 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 GVHD: Th.s Mạc Giáng Châu SVTH: Lê Thị Tuyết Mai 32 Luận văn tốt nghiệp: Vai trò của Hội thẩm nhân dân trong phiên tòa hình sự sơ thẩm cách suy nghĩ lối tư duy của Thẩm phán phần nào sẽ có sự cách biệt lớn so với những người tham gia phiên tòa còn Hội thẩm là những người có xuất thân bình dị sẽ thông cảm và hiểu họ hơn, chính quy định này đã thể hiện sự quan tâm của nhà làm luật đến quyền lợi của những người tham gia phiên tòa mà đại diện bảo vệ quyền lợi đó của họ là Hội thẩm nhân dân. Không dừng lại ở đó để có thể kiểm tra và xem xét chứng cứ đã thu thập được qua giai đoạn điều tra được khách quan chính xác cũng như đảm bảo nguyên tắc xét xử trực tiếp bằng lời nói thì Hội đồng xét xử phải hỏi những người tham gia tố tụng hình sự đã có mặt tại phiên tòa để xác định những tình tiết của vụ án khi xét hỏi thì bắt buộc những người xét hỏi không công bố lời khai của họ tại Cơ quan điều tra, trước khi họ khai tại phiên tòa30; từ quy định này cho thấy những người bị xét hỏi luôn có quyền tự chủ của mình trong việc đưa ra lời khai trước những người tiến hành tố tụng và không bị ràng buộc vào những lời khai đã đưa ra trước đây bởi vì những lời khai của họ trước Cơ quan điều tra không phải lúc nào cũng phản ánh đúng sự thật; có những trường hợp vì những lí do khác nhau mà lời khai của họ ở Cơ quan điều tra thiếu chính xác. Có thể thấy cách thể hiện của Hội thẩm nhân dân người đại diện cho nhân dân tại phiên tòa cũng góp phần không nhỏ đến niềm tin nội tâm trong việc trả lời câu hỏi của những người tham gia tố tụng. Theo đó, tùy vào bị cáo là đối tượng nào sẽ có những Hội thẩm tiến hành tố tụng là khác nhau, ví dụ: tại Điều 307 ghi nhận “thành phần hội đồng xét xử người chưa thành niên phải có một Hội thẩm là giáo viên hoặc cán bộ đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh”. Điều này góp phần tăng thêm niềm tin nội tâm cũng như tính dân chủ của bị cáo, đồng thời thể hiện được vai trò đại diện cho các tầng lớp nhân dân của vi Hội thẩm tại phiên tòa sơ thẩm vụ án hình sự nói chung và thủ tục xét hỏi nói riêng. Bên cạnh đó, là người đại diện cho nhân dân mang tiếng nói của nhân dân đến phiên tòa vì thế khi xét hỏi hội thẩm phải dùng những văn phong phù hợp với từng đối tượng khác nhau, tạo nên sự tôn trọng, thiện cảm với những người bị xét hỏi. Ví dụ: nếu bị cáo là người chưa thành niên thì cách nói chuyện của Hội thẩm phải thực sự gần gũi tránh việc làm đối tượng sợ hãi không dám khai báo, làm cho tính chất việc xét hỏi không đạt được mục đích. 30 Xem thêm Khoản 1 Điều 208 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 GVHD: Th.s Mạc Giáng Châu SVTH: Lê Thị Tuyết Mai 33 Luận văn tốt nghiệp: Vai trò của Hội thẩm nhân dân trong phiên tòa hình sự sơ thẩm Xác định sự thật của vụ án là một nguyên tắc rất quan trọng mà những người tiến hành tố tụng cần nắm rõ. Đặc biệt đối với người Hội thẩm đại diện cho quyền lợi cho nhân dân nguyên tắc này phải được áp dụng đồng bộ cùng với việc chan hòa giữa tình và lý. Theo đó, khi xét hỏi Hội thẩm phải đặt những câu hỏi liên quan trực tiếp đến vụ án để tìm ra sự thật tránh trường hợp xen quá nhiều vào đời tư của người bị hỏi, một mặt là tôn trọng đời tư cá nhân của người bị hỏi trước những người có mặt tại phiên tòa, mặt khác thể hiện sự hiểu biết của Hội thẩm đối với vụ án đang xét xử. Điều này góp phần tạo nên một cái nhìn thiện cảm, khách quan của những người tham dự đối với vị Hội thẩm. 2.3. Vai trò của Hội thẩm nhân dân tại giai đoạn tranh luận 2.3.1. Đảm bảo theo sát diễn biến của quá trình tranh luận Các chủ thể tham gia vào giai đoạn tranh luận tại phiên tòa hình sự sơ thẩm bao gồm: Chủ thể buộc tội, chủ thể bào chữa và chủ thể xét xử vụ án để thực hiện các chức năng tương ứng là buộc tội, gỡ tội và xét xử. Ở giai đoạn này ta nhận thấy chỉ có chức năng buộc tội của Kiểm sát viên và chức năng bào chữa của người bào chữa để gỡ tội là được thực hiện đầy đủ. Chức năng xét xử của Hội đồng xét xử được thể hiện ở vai trò “trọng tài công lí” và giám sát các hoạt động tranh luận. Là thành viên của Hội đồng xét xử, Hội thẩm có nhiệm vụ theo sát diễn biến của quá trình tranh luận để góp phần đảm bảo việc tranh luận diễn ra bình đẳng, đúng pháp luật và qua theo dõi, giám sát Hội thẩm thấy cần xem xét thêm chứng cứ thì đề nghị Hội đồng xét xử quyết định trở lại việc xét hỏi. Cũng qua việc theo dõi tranh luận Hội thẩm sẽ có thêm cơ sở cho việc thảo luận và biểu quyết các vấn đề của vụ án khi nghị án. Tranh luận là dùng lí lẽ, chứng cứ để trình bày kết luận của mình và phản bác quan điểm của phía bên kia nhằm bảo vệ quan điểm của mình đưa ra là đúng. Thông qua việc trình bày ý kiến và đối đáp của các bên, các vấn đề của vụ án sẽ được phân tích, chứng minh ở nhiều góc độ khác nhau. Tranh luận là một giai đoạn của phiên toà theo qui định của thủ tục tố tụng hình sự, đồng thời việc các bên tham gia tranh luận còn là biện pháp được Toà án thực hiện để góp phần vào việc xác định sự thật của vụ án vì thông qua tranh luận các vấn đề của vụ án sẽ được nhìn nhận một cách khách quan và toàn diện hơn. Trình tự tiến hành việc tranh luận tại phiên toà hình sự sơ thẩm bao gồm chủ thể của bên buộc tội (Kiểm sát viên) và bên bào chữa (người bào chữa, bị GVHD: Th.s Mạc Giáng Châu SVTH: Lê Thị Tuyết Mai 34 Luận văn tốt nghiệp: Vai trò của Hội thẩm nhân dân trong phiên tòa hình sự sơ thẩm cáo…) phát biểu ý kiến, phân tích các chứng cứ được đưa ra xem xét và trình bày kết luận của mình về các vấn đề đúng, sai của mỗi bên. Theo qui định của khoản 1 Điều 217 của Bộ luật tố tụng hình sự thì trình tự, yêu cầu của việc tranh luận bao gồm: “Sau khi kết thúc việc xét hỏi tại phiên tòa, Kiểm sát viên trình bày lời luận tội, đề nghị kết tội bị cáo theo toàn bộ hay một phần nội dung cáo trạng hoặc kết luận về tội nhẹ hơn;nếu thấy không có căn cứ để kết tội thì rút toàn bộ quyết định truy tố và đề nghị Hội đồng xét xử tuyên bị cáo không có tội”. Luận tội là việc xem xét, cân nhắc để định tội, đây là quyền công tố của Kiểm sát viên đã được luật qui định. Thông thường lời luận tội của Kiểm sát viên bao gồm: Phân tích những chứng cứ buộc tội đối với bị cáo (nếu luận tội theo hướng buộc tội) hoặc chứng cứ gỡ tội đối với bị cáo (nếu theo hướng gỡ tội); nêu các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự; đề nghị Hội đồng xét xử quyết định hình phạt, mức hình phạt đối với bị cáo; nghĩa vụ bồi thường, mức bồi thường cho người bị hại… Khi nghe Kiểm sát viên trình bày lời luận tội bị cáo, Hội thẩm phải tự mình đánh giá, xem xét lời luận tội đó có “căn cứ vào những tài liệu, chứng cứ đã được kiểm tra tại phiên toà và ý kiến của bị cáo, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự và những người tham gia tố tụng khác tại phiên toà”31 hay không. Khi Kiểm sát viên trình bày lời luận tội xong thì “Bị cáo trình bày lời bào chữa, nếu bị cáo có người bào chữa thì người này bào chữa cho bị cáo. Bị cáo có quyền bổ sung ý kiến bào chữa”32. Bị cáo hoặc người bào chữa cho bị cáo căn cứ vào lời luận tội của Kiểm sát viên để bào chữa và tranh luận. Đối với trường hợp bị cáo không nhờ người bào chữa hoặc từ chối người bào chữa do Toà án yêu cầu đoàn luật sư cử đến thì bị cáo tự bào chữa. Trong trường hợp “Kiểm sát viên rút một phần quyết định truy tố hoặc kết luận về tội nhẹ hơn thì Hội đồng xét xử vẫn tiếp tục xét xử vụ án”33 và ra bản án theo thủ tục chung. Nếu Kiểm sát viên rút toàn bộ quyết định truy tố thì Hội đồng xét xử phải yêu cầu những người tham gia tố tụng trình bày ý kiến về việc rút quyết định truy tố đó, trong trường hợp này sẽ không còn việc tranh luận, Hội đồng xét xử tiến hành nghị án và tuyên án theo qui định. 31 Xem thêm Khoản 1 Điều 217 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 32 Xem thêm Khoản 2 Điều 217 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 33 Xem thêm Khoản 1 Điều 221 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 GVHD: Th.s Mạc Giáng Châu SVTH: Lê Thị Tuyết Mai 35 Luận văn tốt nghiệp: Vai trò của Hội thẩm nhân dân trong phiên tòa hình sự sơ thẩm Cùng chịu trách nhiệm với Thẩm phán - Chủ toạ phiên toà thực hiện vai trò là trọng tài của việc tranh luận giữa các bên, Hội thẩm có thể đề xuất với chủ tọa phiên tòa định hướng cho việc tranh luận đi vào trọng tâm, nhanh gọn, rõ ràng nhưng vẫn đảm bảo được những quy định của pháp luật. Hội thẩm không được can thiệp trái qui định pháp luật vào quá trình tranh luận như không được yêu cầu Chủ tọa phiên tòa hạn chế thời gian tranh luận hoặc cắt ngang việc tranh luận; nếu thấy Kiểm sát viên chưa đáp lại những ý kiến có liên quan đến vụ án của người bào chữa và những người tham gia tranh luận khác thì Hội thẩm phải yêu cầu Chủ toạ phiên toà đề nghị Kiểm sát viên đáp lại những ý kiến đó. Trong quá trình diễn ra tranh luận Hội thẩm phải giữ thái độ vô tư, khách quan, không được phát biểu quan điểm của mình về bất cứ vấn đề gì, mọi nhận xét, đánh giá về các vấn đề đúng, sai của các bên tham gia tranh luận chỉ được thể hiện trong khi nghị án. Muốn theo sát được diễn biến của quá trình tranh luận, Hội thẩm phải lắng nghe và ghi chép những ý quan trọng đồng thời vẫn luôn phải quan sát diễn biến của toàn bộ phiên toà, do vậy chỉ có tập trung tinh thần cao độ, Hội thẩm mới nắm được ý kiến, quan điểm và đề nghị của các bên than gia tranh luận, từ đó có thêm nhận thức, căn cứ tìm ra sự thật về từng vấn đề để phục vụ cho việc đưa ra các quyết định trong khi nghị án được chính xác và khách quan. Tranh luận có một ý nghĩa quan trọng đối với quá trình xét xử của vụ án, việc tranh luận thể hiện tính dân chủ của pháp luật tố tụng hình sự. Đảm bảo theo sát diễn biến của quá trình tranh luận cũng chính là việc Hội thẩm thực hiện vai trò giám sát của mình trong phiên tòa để việc tranh luận diễn ra bình đẳng, đúng pháp luật giữa các bên tham gia tranh luận. Để hoàn thành tốt vai trò giám sát, Hội thẩm cần nâng cao trách nhiệm của mình đồng thời luật pháp cần có những qui định cụ thể hơn về nhiệm vụ giám sát của Hội thẩm trong công tác xét xử nói chung và trong giai đoạn tranh luận tại phiên toà hình sự nói riêng. 2.3.2. Đưa ra ý kiến đối với Chủ tọa phiên tòa trong trường hợp cần trở lại việc xét hỏi Tại giai đoạn tranh luận ở phiên tòa hình sự sơ thẩm một trong những nội dung quan trọng mà Hội đồng xét xử phải xem xét, giải quyết đó là quy định “Trở lại việc xét hỏi”. Như vậy Hội thẩm nhân dân cũng có quyền đưa ra ý kiến đối với Chủ tọa phiên tòa trong trường hợp cần trở lại việc xét hỏi. Điều 219 Bộ luật tố tụng hình sự GVHD: Th.s Mạc Giáng Châu SVTH: Lê Thị Tuyết Mai 36 Luận văn tốt nghiệp: Vai trò của Hội thẩm nhân dân trong phiên tòa hình sự sơ thẩm 2003 qui định “Nếu qua tranh luận mà thấy cần xem xét thêm chứng cứ thì Hội đồng xét xử có thể quyết định trở lại việc xét hỏi. Xét hỏi xong phải tiếp tục tranh luận”. Cơ sở ra đời của điều luật trên chính là việc cần xem xét thêm chứng cứ. Chứng cứ phải được Hội đồng xét xử đánh giá với tinh thần trách nhiệm cao nhất, xem xét một cách toàn diện, khách quan và đầy đủ ở giai đoạn xét hỏi và giai đoạn nghị án tại phiên toà. Một vụ án hình sự xảy ra bao giờ cũng để lại dấu vết và những dấu vết đó được thể hiện dưới những hình thức khác nhau, những dấu vết này có ý nghĩa quan trọng nhằm xác định có hay không có hành vi phạm tội. Những dấu vết đó được gọi là chứng cứ. Theo điều 64 Bộ luật tố tụng hình sự thì “Chứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định mà Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội cũng như những tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ án”. Chứng cứ được xác định bằng: vật chứng; lời khai của người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo; kết luận giám định; biên bản về hoạt động điều tra, xét xử và các tài liệu, đồ vật khác. Căn cứ vào điều luật trên ta nhận thấy chứng cứ giữ vai trò rất đặc biệt trong xét xử. Chứng cứ là phương tiện của việc chứng minh, xác định các vấn đề có ý nghĩa với việc giải quyết vụ án. Thông qua các tài liệu, chứng cứ, các sự kiện thực tế được xác định, khẳng định và có thể phủ định các sự kiện không xảy ra trong thực tế. Như vậy vai trò, giá trị của chứng cứ là rất quan trọng, là căn cứ để các cơ quan tiến hành tố tụng xác định các vấn đề trong vụ án hình sự như xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội...Việc xem xét, xác định các sự kiện, tình tiết của vụ án được tiến hành trên cơ sở của các chứng cứ và chỉ bằng cách dựa vào các chứng cứ mới có căn cứ làm sáng tỏ được những vấn đề cần chứng minh trong vụ án hình sự. Tại phiên toà hình sự sơ thẩm, theo trình tự thủ tục tố tụng việc xem xét, đánh giá chứng cứ được Hội đồng xét xử thực hiện ở giai đoạn xét hỏi. Do vậy ở giai đoạn tranh luận khi thấy cần thiết xem xét thêm chứng cứ thì Hội đồng xét xử phải quyết định trở lại việc xét hỏi, nếu không thực hiện điều này thì Hội đồng xét xử đã vi phạm nguyên tắc “Xác định sự thật của vụ án”34, vì đã không áp mọi biện pháp để xác định 34 Xem thêm Điều 10 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 GVHD: Th.s Mạc Giáng Châu SVTH: Lê Thị Tuyết Mai 37 Luận văn tốt nghiệp: Vai trò của Hội thẩm nhân dân trong phiên tòa hình sự sơ thẩm sự thật vụ án một cách khách quan, toàn diện; hậu quả của việc này có thể dẫn đến oan, sai cho người vô tội hoặc bỏ lọt tội phạm. Nguyên tắc xét hỏi trực tiếp đòi hỏi những người tham gia tranh luận chỉ được căn cứ vào những chứng cứ đã được xem xét trong giai đoạn xét hỏi tại phiên toà để trình bày ý kiến của mình, không được đưa ra những chứng cứ mà chưa được xét hỏi tại phiên toà để tranh luận. Khi có chứng cứ mới hoặc thấy cần phải xem xét thêm chứng cứ thì Kiểm sát viên và những người tham gia tranh luận khác đều có thể đưa ra yêu cầu Hội đồng xét xử trở lại việc xét hỏi. Việc có quay trở lại xét hỏi hay không là do Hội đồng xét xử xem xét, quyết định. Trong khi theo dõi quá trình tranh luận, nếu phát hiện ra vấn đề phải xem xét thêm chứng cứ thì Hội đồng xét xử quyết định trở lại việc xét hỏi. Hội thẩm nhân dân với vai trò giám sát các hoạt động tranh luận đồng thời qua việc theo dõi diễn biến của phiên tranh luận khi nhận thấy việc phân tích, đánh giá chứng cứ của các bên có thể khác nhau hoặc có vấn đề chưa được làm rõ trong xét hỏi và tranh luận thì cần có ý kiến yêu cầu Chủ toạ phiên toà quay trở lại việc xét hỏi. Bộ luật tố tụng hình sự còn qui định trường hợp phải quay trở lại việc xét hỏi khi bị cáo nói lời sau cùng “Nếu trong lời nói sau cùng, bị cáo trình bày thêm tình tiết mới có ý nghĩa quan trọng đối với vụ án, thì Hội đồng xét xử phải quyết định trở lại việc xét hỏi”35 Bị cáo là người bị đem ra xét xử tại phiên toà, nhưng khi toà chưa tuyên án và bản án chưa có hiệu lực pháp luật thì họ vẫn không bị coi là có tội, các quyền bình đẳng trong xét xử vẫn phải được tôn trọng. Thường trong lời nói sau cùng bị cáo sẽ trình bày những lời tâm huyết của mình và khi đó xuất hiện những thông tin có giá trị, những tình tiết mới có ý nghĩa quan trọng đối với vụ án thì Hội thẩm cần phải yêu cầu Thẩm phán - Chủ toạ phiên toà cùng Hội đồng xét xử xem xét, quyết định việc trở lại xét hỏi. Khi chứng cứ, tình tiết mới được xem xét xong tại giai đoạn quay trở lại việc xét hỏi thì phiên toà lại tiếp tục giai đoạn tranh luận. 2.3.3. Đảm bảo bảo vệ quyền tranh luận bình đẳng của những người tham gia tố tụng trong tranh luận Các quyền cơ bản trong đó có quyền bình đẳng của công dân luôn được pháp luật tôn trọng và bảo vệ, đây cũng là việc thể hiện luật hoá quan điểm bản chất Nhà 35 Xem thêm Điều 220 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 GVHD: Th.s Mạc Giáng Châu SVTH: Lê Thị Tuyết Mai 38 Luận văn tốt nghiệp: Vai trò của Hội thẩm nhân dân trong phiên tòa hình sự sơ thẩm nước ta là nhà nước của dân, do dân và vì dân. Nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng trước Tòa án trong tố tụng hình sự giữa những người tiến hành tố tụng và những người tham gia tố tụng trong phiên toà hình sự đã được thể hiện trong điều 19 Bộ luật tố tụng hình sự 2003: “Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người đại diện hợp pháp của họ, người bảo vệ quyền lợi của đương sự đều có quyền bình đẳng trong việc đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, đưa ra yêu cầu và tranh luận dân chủ trước tòa án. Tòa án có trách nhiệm tạo điều kiện cho họ thực hiện các quyền đó nhằm làm rõ sự thật khách quan của vụ án”. Quyền bình đẳng trước Tòa án được tôn trọng và thực hiện bởi vai trò của Hội đồng xét xử lúc này là người trọng tài công lí giữa bên buộc tội (Kiểm sát viên) và bên gỡ tội (bị cáo và người bào chữa). Hội đồng xét xử còn có trách nhiệm đảm bảo cho bị cáo và người bào chữa không bị hạn chế trong việc trình bày trước tòa án mọi tình tiết của vụ án, các chứng cứ và lý lẽ để Hội đồng xét xử xem xét và trên cơ sở đó có những phán quyết công minh, đúng pháp luật. Trong giai đoạn tranh luận tại phiên toà hình sự sơ thẩm, quyền tranh luận bình đẳng các chủ thể có quyền bình đẳng trước pháp luật được các bên sử dụng để hướng tới các mục đích khác nhau. Kiểm sát viên trình bày lời luận tội, đối đáp là để thực hiện quyền công tố, bảo vệ cáo trạng, buộc tội bị cáo. Bị cáo nhân vật trung tâm của phiên toà, bị Viện kiểm sát ra quyết định truy tố và Toà án đem ra xét xử, tới giờ phút này họ vẫn không bị coi là người có tội, các quyền cơ bản của công dân vẫn được pháp luật tôn trọng và bảo vệ. Muốn bảo vệ công lí, muốn luật pháp được thực hiện nghiêm minh đúng với nguyên tắc “Bất cứ người nào phạm tội đều bị xử lí theo pháp luật”36 thì việc luận tội của Kiểm sát viên phải có cơ sở pháp lí, “phải căn cứ vào những tài liệu, chứng cứ đã được kiểm tra tại phiên toà và ý kiến của bị cáo, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự và những người tham gia tố tụng khác tại phiên toà ”37 Chỉ khi nào những nguyên tắc trên được thực hiện nghiêm túc thì việc luận tội của Kiểm sát viên mới có giá trị và qua đó quyền bình đẳng trong tranh luận được qui định trong luật mới có ý nghĩa. Khi Kiểm sát viên trình bày lời luận tội xong, người bào chữa cho bị cáo hoặc bị cáo thực hiện quyền bào chữa của mình nhằm mục đích gỡ tội hoặc theo hướng giảm 36 Xem thêm Điều 5 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 37 Xem thêm Điều 217 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 GVHD: Th.s Mạc Giáng Châu SVTH: Lê Thị Tuyết Mai 39 Luận văn tốt nghiệp: Vai trò của Hội thẩm nhân dân trong phiên tòa hình sự sơ thẩm nhẹ tội cho bị cáo. Căn cứ pháp lí để người bào chữa, bị cáo và những người tham gia phiên toà tranh luận, bào chữa là những vấn đề xung quanh nội dung luận tội của Kiển sát viên. Sau khi người bào chữa, bị cáo đã trình bày lời bào chữa thì người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan được trình bày ý kiến để bảo vệ quyền và lợi ích của mình. Theo quy định tại Điều 19 Bộ luật tố tụng hình sự thì “Tòa án có trách nhiệm tạo điều kiện cho họ thực hiện các quyền đó nhằm làm rõ sự thật khách quan của vụ án” Chủ thể có trách nhiệm bảo đảm quyền bình đẳng của các đối tượng tham gia tranh luận chính là Hội đồng xét xử. Thẩm phán - Chủ toạ phiên Toà và Hội thẩm phải đảm bảo việc tranh luận diễn ra vô tư, công bằng, dân chủ, đúng pháp luật. Trong giai đoạn này Thẩm phán - Chủ toạ phiên toà có nhiệm vụ điều khiển việc tranh luận. Để việc tranh luận diễn ra bình đẳng giữa các bên tham gia tranh luận thì Chủ toạ phiên toà cùng Hội đồng xét xử xét xử phải có thái độ vô tư, khách quan, không được thiên vị bên nào. Trong khi đối đáp giữa các bên thì “Bị cáo, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác có quyền trình bày ý kiến về luận tội của Kiểm sát viên và đưa ra đề nghị của mình”38. Việc trình bày ý kiến của bị cáo, người bào chữa và những người tham gia tranh luận khác phải phải xoay quanh các vấn đề mà Kiểm sát viên đã nêu trong lời luận tội. Chủ tọa phiên tòa có quyền đề nghị Kiểm sát viên phải đáp lại những ý kiến có liên quan đến vụ án của người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác mà những ý kiến đó chưa được Kiểm sát viên tranh luận. Quy định này buộc Kiểm sát viên phải tranh luận, đối đáp với người bào chữa, bị cáo và những người tham gia tố tụng khác, nhằm khắc phục tình trạng vì một lí do nào đó mà Kiểm sát viên không trả lời hoặc chỉ trả lời là giữ nguyên lời luận tội mà không đưa ra được một lập luận xác đáng nào. Đối với bị cáo, nếu họ từ chối việc bào chữa thì thì Hội đồng xét xử không được buộc họ phải trình bày lời bào chữa và tranh luận vì bào chữa là quyền chứ không phải là nghĩa vụ của bị cáo. Một yếu tố quan trọng để việc tranh luận diễn ra bình đẳng là quy định “Chủ toạ phiên toà không được hạn chế thời gian tranh luận, tạo điều kiện cho những người tham gia tranh luận trình bày hết ý kiến”. Tuy Hội thẩm nhân dân không trực tiếp điều khiển việc tranh luận nhưng sự có mặt của họ trong Hội đồng xét xử đã là một sự bảo 38 Xem thêm Điều 218 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 GVHD: Th.s Mạc Giáng Châu SVTH: Lê Thị Tuyết Mai 40 Luận văn tốt nghiệp: Vai trò của Hội thẩm nhân dân trong phiên tòa hình sự sơ thẩm đảm về mặt pháp lí cho quá trình tranh luận diễn ra bình đẳng. Khi cần thiết Hội thẩm có quyền yêu cầu Chủ toạ phiên toà thực hiện đúng và đầy đủ những điều mà luật đã quy định và chỉ có như vậy Hội đồng xét xử trong đó có Hội thẩm mới thực hiện tốt vai trò “trọng tài công lí” trong phiên tranh luận. Tranh luận là biểu hiện tập trung nhất của quá trình tranh tụng dân chủ, bình đẳng giữa bên tiến hành tố tụng (Kiểm sát viên) và những người tham gia tố tụng (người bào chữa, bị cáo…). Thông qua tranh luận bình đẳng các quyền cơ bản của công dân được tôn trọng và bảo vệ. Trước Toà án, bị cáo có cơ hội, có quyền để chứng minh sự trong sạch của mình nếu họ thực sự vô tội. Cũng qua tranh luận sự thật khách quan của vụ án sẽ được sáng tỏ hơn. Hội đồng xét xử nói chung và Hội thẩm nhân dân nói riêng phải có trách nhiệm đảm bảo bảo vệ quyền tranh luận bình đẳng của những người tham gia tranh luận. Đây là sự thể hiện vai trò của Hội thẩm trong việc thực hiện quyền làm chủ đại diện của nhân dân trong công tác xét xử, vừa là trách nhiệm giám sát việc thực hiện các qui định của pháp luật tố tụng hình sự trong phiên toà. 2.4. Vai trò của Hội thẩm nhân dân tại giai đoạn nghị án và tuyên án 2.4.1. Đảm bảo giai đoạn nghị án diễn ra đúng pháp luật 2.4.1.1. Hội thẩn nhân dân tham gia nghị án ngang quyền với Thẩm phán Nghị án là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của Hội đồng xét xử, bởi việc ra bản án phải căn cứ vào các vấn đề thảo luận và kết quả biểu quyết của Hội đồng xét xử đã thực hiện khi nghị án. Bộ luật tố tụng hình sự qui định “Chỉ có Thẩm phán và Hội thẩm mới có quyền nghị án”. Nghị án là việc Hội đồng xét xử thảo luận các vấn đề của vụ án tại phòng nghị án và biểu quyết từng vấn đề một. Việc nghị án được tiến hành trong một phòng riêng và không một ai ngoài Hội đồng xét xử được có mặt trong lúc nghị án, việc này sẽ giúp cho việc nghị án được khách quan và vô tư. Tuy Hiến pháp 2013 không còn qui định “Khi xét xử Hội thẩm ngang quyền với Thẩm phán” như qui định của Hiến pháp năm 1992, nhưng với các qui định “Thẩm phán và Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật” và “Toà án nhân dân xét xử tập thể và quyết định theo đa số” thì tinh thần của nguyên tắc “Khi xét xử Hội thẩm GVHD: Th.s Mạc Giáng Châu SVTH: Lê Thị Tuyết Mai 41 Luận văn tốt nghiệp: Vai trò của Hội thẩm nhân dân trong phiên tòa hình sự sơ thẩm ngang quyền với Thẩm phán”39 vẫn được bảo đảm và các điều của Bộ luật tố tụng hình sự 2003 có liên quan đến nguyên tắc này không trái với tinh thần của Hiến pháp 2013. Hội thẩm chỉ là người của cơ quan, tổ chức được Hội đồng nhân dân các cấp bầu làm đại diện cho nhân dân tham gia vào hoạt động xét xử của Tòa án, nhưng khi tham gia xét xử Hội thẩm lại được pháp luật giao cho nhiều quyền trong đó có việc ngang quyền với Thẩm phán khi nghị án. Đây là cơ sở pháp lí rất quan trọng để Hội thẩm nhân dân thực sự pháp huy được vai trò là đại diện cho quần chúng nhân dân trong hoạt động tư pháp. Khi nghị án, Hội thẩm ngang quyền với Thẩm phán được hiểu là Hội thẩm và Thẩm phán có quyền ngang nhau trong việc thảo luận và biểu quyết các vấn đề của vụ án, không phân biệt vấn đề đó là về mặt nội dung luật tố tụng hình sự hay về mặt nội dung luật hình sự. Các vấn đề cụ thể mà Hội đồng xét xử thảo luận, biểu quyết khi nghị án là: Bị cáo có tội hay không có tội,nếu có thì là tội gì, vi phạm điều nào của Bộ luật hình sự, loại hình phạt và mức hình phạt mà Hội đồng xét xử áp dụng buộc bị cáo phải thi hành… Khi xem xét, biểu quyết các vấn đề của vụ án thì Hội thẩm phải thực hiện đầy đủ yêu cầu “chỉ được căn cứ vào các tài liệu đã được thẩm tra tại phiên toà, trên cơ sở xem xét toàn diện các chứng cứ, ý kiến của Kiểm sát viên, người bào chữa, bị cáo, và những người tham gia tố tụng khác tại phiên toà”40.Chỉ có như vậy Hội thẩm mới thể hiện được trách nhiệm của mình trong việc sử dụng việc ngang quyền với Thẩm phán khi nghị án. Khoản 1 Điều 222 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 qui định khi nghị án thì “Các thành viên của Hội đồng xét xử phải giải quyết tất cả các vấn đề của vụ án bằng cách biểu quyết theo đa số về từng vấn đề một”. Từ điều luật này ta nhận thấy: Kết quả biểu quyết của từng vấn đề một của vụ án luôn tuỳ thuộc vào một trong những lá phiếu của Hội thẩm, bởi vì khi biểu quyết các vấn đề của vụ án thì kết quả biểu quyết của Hội thẩm có giá trị pháp lí ngang bằng với kết quả của Thẩm phán, trong khi số Hội thẩm trong Hội đồng xét xử án hình sự sơ thẩm luôn là 2/3 hoặc 3/5 số thành viên của Hội đồng xét xử. Để đảm bảo cho kết quả nghị án được ghi nhận trung thực, đầy đủ các ý kiến,các kết quả biểu quyết của các thành viên trong Hội đồng xét xử và là căn cứ để 39 Xem thêm Điều 15 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 40 Xem thêm Khoản 3 Điều 222 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 GVHD: Th.s Mạc Giáng Châu SVTH: Lê Thị Tuyết Mai 42 Luận văn tốt nghiệp: Vai trò của Hội thẩm nhân dân trong phiên tòa hình sự sơ thẩm Hội đồng xét xử ra bản án, Bộ luật tố tụng hình sự qui định phải có biên bản ghi lại ý kiến đã thảo luận và các quyết định của Hội đồng xét xử. “Biên bản nghị án phải được tất cả các thành viên Hội đồng xét xử ký tại phòng nghị án trước khi tuyên án.”41 Nguyên tắc khi nghị án Hội thẩm ngang quyền với Thẩm phán cùng với qui định lấy kết quả biểu quyết của từng vấn đề theo đa số đã đương nhiên ghi nhận vai trò quyết định của Hội thẩm trong khi nghị án tại phiên toà hình sự sơ thẩm. Hội thẩm nhân dân cần nhận thức đầy đủ và sâu sắc quyền năng của mình đã được luật pháp giao cho để thực hiện tốt việc xét xử các vụ án. Phiên toà hình sự sơ thẩm là phiên toà giải quyết các vấn đề có liên đến “tội phạm” và “phạm tội”, có thể ảnh hưởng đến các quyền con người, quyền dân chủ, bình đẳng, tự do của công dân…Do vậy Hội thẩm nhân dân càng phải nêu cao vai, trò trách nhiệm trong công tác xét xử nói chung và trong việc sử dụng việc ngang quyền với Thẩm phán khi nghị án. 2.4.1.2. Hội thẩm nhân dân tham gia nghị án nhằm bảo vệ quyền dân chủ của công dân Nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân và vì dân “Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân” 42. Ở nước ta quyền công dân được pháp luật công nhận, tôn trọng và bảo vệ. Trong các quyền công dân thì quyền dân chủ luôn có một vai trò quan trọng, bao hàm gần như toàn bộ các quyền công dân. Quyền dân chủ qui định trong Hiến pháp bao gồm các quyền: mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, quyền tự do đi lại, tự do ngôn luận, quyền khiếu nại, tố cáo… Khi công dân vi phạm pháp luật, Toà án đem ra xét xử, tuy trong phiên toà họ bị gọi là bị cáo, nhưng “người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật”43, do vậy công dân cần được bảo vệ ở đây chính là bị cáo và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Tại thời điểm nghị án, bị cáo vẫn không bị coi là có tội. Quyền dân chủ của công dân cần được của họ phải được Hội đồng xét xử bảo đảm và bảo vệ trên hai khía cạnh: 41 Xem thêm Khoản 4 Điều 222 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 42 Xem thêm Điều 3 Hiến pháp 2013 43 Xem thêm Khoản 1 Điều 31 Hiến pháp 2013 GVHD: Th.s Mạc Giáng Châu SVTH: Lê Thị Tuyết Mai 43 Luận văn tốt nghiệp: Vai trò của Hội thẩm nhân dân trong phiên tòa hình sự sơ thẩm Thứ nhất, tại thời điểm nghị án bị cáo vẫn được coi là không có tội, quyền dân chủ, bình đẳng trước pháp luật vẫn của họ tồn tại và Hội đồng xét xử phải bảo đảm cho họ điều này. Thứ hai, với vai trò là người đại diện cho nhân dân,là người đưa tiếng nói từ phía xã hội vào trong công tác xét xử, Hội thẩm nhân dân có trách nhiệm bảo vệ quyền dân chủ của bị cáo, quyền và lợi ích hợp pháp của những người có liên quan khác trong vụ án. Từ hai quan điểm trên ta nhận thấy việc bảo vệ quyền dân chủ cho bị cáo trong khi nghị án là việc Hội thẩm nhân dân có vai trò, trách nhiện bảo đảm cho bị cáo không bị kết tội oan sai, thiếu căn cứ, đồng thời bị cáo cũng phải chịu trách nhiệm hình sự tương xứng khi phạm tội. Việc bảo vệ quyền dân chủ phải công bằng, bình đẳng giữa các bên bị cáo và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan khác. Và trên tất cả việc bảo vệ quyền dân chủ cho bị cáo và những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan khác không được để quyền và lợi ích Nhà nước bị xâm phạm. Để thực thi vai trò bảo vệ quyền dân chủ của công dân trong khi nghị án, Bộ luật tố tụng hình sự đã có những qui định về vấn đề này như sau: Chỉ Thẩm phán và Hội thẩm mới có quyền nghị án. Việc xét xử có Hội thẩm tham gia vào Hội đồng xét xử là nguyên tắc Hiến định, với sự có mặt của Hội thẩm trong khi nghị án và không có thêm một ai khác ngoài các thành viên của Hội đồng xét xử tham gia nghị án đã là một sự bảo đảm bảo vệ về mặt thể chế dân chủ và tính khách quan, độc lập, tuân theo pháp luật trong nghị án. Khi nghị án “Các thành viên của Hội đồng xét xử phải giải quyết tất cả các vấn đề của vụ án bằng cách biểu quyết theo đa số về từng vấn đề một”44 Khi xét xử án sơ thẩm hình sự trong Hội đồng xét xử có từ hai hoặc ba Hội thẩm tuỳ theo tính chất của vụ án, với số Hội thẩm luôn nhiều hơn Thẩn phán việc bảo vệ quyền dân chủ càng có cơ sở bảo đảm. Việc lấy kết quả biểu quyết theo đa số thì trong mọi trường hợp biểu quyết lá phiếu của một trong các Hội thẩm luôn có tính quyết định tới kết quả cuối cùng của việc biểu quyết. Khi biểu quyết từng vấn đề đã thảo luận của vụ án, Hội thẩm biểu quyết trước, sau đó mới đến Thẩm phán, đây cũng là một điều thuận lợi cho Hội thẩm khi thực hiện 44 Xem thêm Điều 222 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 GVHD: Th.s Mạc Giáng Châu SVTH: Lê Thị Tuyết Mai 44 Luận văn tốt nghiệp: Vai trò của Hội thẩm nhân dân trong phiên tòa hình sự sơ thẩm việc biểu quyết theo quan điểm và kết luận của mình về các vấn đề của vụ án mà không bị áp lực do Thẩm phán biểu quyết sau Hội thẩm. Khi nghị án có thể trong số Hội Thẩm hoặc Thẩm phán có ý kiến thiểu số, luật quy định ý kiến thiểu số đó được ghi nhận bằng văn bản và được đưa vào hồ sơ vụ án. Đây cũng là cơ sở cho việc xem xét kháng cáo nếu có hoặc xem xét việc khiếu nại, tố cáo có liên quan tới Hội đồng xét xử. Dân chủ là một trong những quyền cơ bản của công dân, được pháp luật công nhận, bảo đảm và bảo vệ. Tuy nhiên quyền lực bao giờ cũng đi đôi với nghĩa vụ, mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật. Thấm nhuần quan điểm này sẽ giúp cho Hội thẩm nhân dân thuận lợi hơn trong việc bảo vệ quyền dân chủ của công dân khi nghị án, đồng thời Hội thẩm cũng cần thấy rõ trách nhiệm của mình trước nhân dân, trước pháp luật trong việc giữ đúng pháp chế xã hội chủ nghĩa trong xét xử, bảo đảm việc xét xử đúng người, đúng tội nhưng cũng không làm oan, sai người vô tội. Và chỉ có như vậy, việc Hội thẩm nhân dân thực hiện vai trò bảo vệ quyền dân chủ của công dân trong nghị án mới được thực hiện trọn vẹn với đầy đủ ý nghĩa. 2.4.2. Đảm bảo việc tuyên án là đúng với bản án đã đưa ra tại giai đoạn nghị án Tuyên án là việc Chủ toạ phiên toà hoặc một thành viên khác của Hội đồng xét xử đọc bản án tại phòng xử án. Việc ra bản án và tuyên đọc bản án là nhiệm vụ của Hội đồng xét xử “nhân danh nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ”45 Bản án là sự thể hiện kết quả xét xử của Toà án đối với bị cáo và toàn bộ vụ án. Bản án có ý nghĩa chính trị, xã hội cũng như tính pháp lí quan trọng. Các quyết định trong bản án sẽ phát sinh hiệu lực thi hành đối với bị cáo, những người có liên quan và các cơ quan thực thi pháp luật khi nó đã có hiệu lực pháp luật. Việc đảm bảo tuyên đọc bản án trước phiên toà đúng như bản án đã đưa ra trong giai đoạn nghị án là hết sức quan trọng, là vai trò, trách nhiệm của Hội đồng xét xử nói chung cũng như Hội thẩm nói riêng trong khi thực hiện nhiệm vụ xét xử của mình. Hậu quả của việc tuyên bản án không đúng với bản án đã ra trong lúc nghị án là rất lớn. Trước hết nó làm sai lệch kết quả xét xử, ảnh hưởng đến bị cáo và những người có liên quan trong vụ án, đồng thời gây ra sự mất niềm tin của nhân dân đối với Toà án và lòng tin vào sự nghiêm minh của pháp luật bị ảnh hưởng. Đây có thể coi là việc 45 Xem thêm Điều 224 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 GVHD: Th.s Mạc Giáng Châu SVTH: Lê Thị Tuyết Mai 45 Luận văn tốt nghiệp: Vai trò của Hội thẩm nhân dân trong phiên tòa hình sự sơ thẩm không hoàn thành trách nhiệm xét xử vụ án của Hội đồng xét xử nói chung và là sự vi phạm pháp luật của người tuyên đọc bản án nói riêng. Vì vậy, một bản án được ra đúng theo quy định của pháp luật sẽ là cơ sở góp phần cho bản án được tuyên đọc đúng là bản án mà Hội đồng xét xử đã ra trong lúc nghị án. Theo qui trình khi nghị án xong, Thẩm phán - Chủ toạ phiên toà hoặc Thẩm phán được phân công sẽ viết và hoàn chỉnh bản án. Phần nội dung bản án trình bày việc phạm tội của bị cáo, phân tích những chứng cứ xác định có tội hay không có tội, nếu bị cáo phạm tội thì là tội gì, hình phạt thế nào, căn cứ vào điều khoản nào của Bộ luật hình sự… Phần “xét thấy” của bản án phải phân tích, đánh giá, nhận định đầy đủ, toàn diện, khách quan các tài liệu, chứng cứ của vụ án. Phần cuối cùng của bản án ghi những quyết định của toà án và quyền kháng cáo đối với bản án. Các quyết định của bản án phải cụ thể, rõ ràng và chỉ có một cách hiểu duy nhất. Nghị án thế nào thì quyết định của bản án phải đúng như vậy. Do đó, nội dung các kết quả thảo luận, biểu quyết khi nghị án và phần “xét thấy”, phần quyết định của bản án là một thể thống nhất chặt chẽ, không thể có mâu thuẫn trong từng phần hoặc giữa các phần với nhau. Về tính chất pháp lí của bản án phải căn cứ vào Nghị quyết số 04/2004/NQHĐTP ngày 05 tháng 11 năm 2004 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định trong Phần thứ ba “Xét xử sơ thẩm” của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định: “Cùng với biên bản nghị án, bản án gốc phải được các thành viên Hội đồng xét xử thông qua và ký tại phòng nghị án và được lưu vào hồ sơ vụ án. Trên cơ sở bản án gốc, Thẩm phán chủ toạ phiên toà thay mặt Hội đồng xét xử ký các bản án chính và Toà án thực hiện việc giao bản án theo quy định tại Điều 229 của Bộ luật tố tụng hình sự”. Bản án gốc là bản án được Hội đồng xét xử thông qua tại phòng nghị án và đã được các thành viên trong Hội đồng xét xử ký với đầy đủ họ, tên. Việc các thành viên Hội đồng xét xử ký vào bản án gốc bao giờ cũng diễn ra sau khi đã ký vào biên bản nghị án bởi bản án buộc phải và chỉ được đúng với những kết luận đã ghi trong biên bản nghị án. Với những qui định của pháp luật đã nêu trên ta thấy tính pháp lí của việc ra bản án được bảo đảm.Theo nguyên tắc việc “Việc xét xử phải tiến hành liên tục, trừ thời gian nghỉ”46 do vậy ngay sau khi các thành viên của Hội đồng xét xử kí vào biên bản nghị án và bản án thì Hội đồng xét xử phải tiến hành tuyên đọc bản án tại phòng xử án 46 Xem thêm Khoản 2 Điều 184 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 GVHD: Th.s Mạc Giáng Châu SVTH: Lê Thị Tuyết Mai 46 Luận văn tốt nghiệp: Vai trò của Hội thẩm nhân dân trong phiên tòa hình sự sơ thẩm và ta có thể hiểu bản án được tuyên đọc chính là bản án có đầy đủ chữ ký của các thành viên trong Hội đồng xét xử (bản án gốc). Trong thực tế từ lúc Hội đồng xét xử kí xong bản án cho đến lúc đến phòng xử án để chuẩn bị tuyên án thì thời gian có thể khác nhau (do khoảng cách từ phòng nghị án đến phòng tuyên án, do Hội đồng có thể còn nghỉ giải lao…) vì vậy trước khi đọc bản án Hội thẩm nên chủ động yêu cầu Chủ toạ phiên toà cùng các thành viên của Hội đồng xét xử nhanh chóng kiểm tra lại tính pháp lí của bản án sắp đọc như xem có đầy đủ chữ kí của các thành viên Hội đồng xét xử không. Việc tuyên án là do “Chủ toạ phiên toà hoặc một thành viên khác của Hội đồng xét xử đọc bản án” 47 . Để thực hiện vai trò giám sát việc tuân theo pháp luật của Hội đồng xét xử trong khi tuyên án thì Hội thẩm nhân dân nên có bản sao bản án (bản photocopy, do Hội đồng xét xử thực hiện tại phòng nghị án) để nghe và đối chiếu nội dung bản án đang tuyên đọc có đúng với bản án đã ra trong lúc nghị án không. Trong trường hợp bản án dài, được phân công đọc tiếp bản án với Chủ toạ phiên toà thì Hội thẩm phải có trách nhiệm tuyên đọc bản án rõ ràng và chính xác những gì đã viết trong bản án đang đọc. Để đảm bảo việc tuyên án là đúng với bản án đã đưa ra tại giai đoạn nghị án. Hội đồng xét xử nói chung và Hội thẩm nhân dân nói riêng cần nêu cao tinh thần trách nhiệm trước Toà án và nhân dân, tuân thủ pháp luật, giám sát chặt chẽ việc tuyên án và chỉ có như vậy mới hoàn thành vai trò giám sát việc tuân theo pháp luật và vai trò là người đại diện cho nhân dân trong công tác xét xử của Toà án. Trong suốt quá trình làm nhiệm vụ xét xử tại phiên toà hình sự sơ thẩm Hội thẩm nhân dân đã áp dụng nhuần nhuyễn các nguyên tắc xét xử theo qui định của pháp luật, trong đó nguyên tắc “Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, khi xét xử Hội thẩm ngang quyền với Thẩm phán” luôn được tôn trọng và thực hiện ở tất cả các giai đoạn của phiên tòa để thực hiện nhiệm vụ xét xử của mình. Tuy nhiên do đặc điểm, tính chất và yêu cầu của mỗi giai đoạn trong phiên toà có khác nhau nên vai trò, nhiệm vụ của Hội thẩm thể hiện ở từng giai đoạn cũng có những mức độ khác nhau. Bằng việc bảo đảm cho việc xét hỏi khách quan, chí công vô tư; bảo vệ quyền làm chủ của người được xét hỏi cũng như bảo vệ quyền tranh luận bình đẳng của những người tham gia tố tụng Hội thẩm nhân dân đã thể hiện vai trò đại diện cho quyền làm chủ của nhân dân và đưa tiếng nói từ thực tiễn cuộc sống xã hội vào công tác xét xử. Thứ hai, 47 Xem thêm Điều 226 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 GVHD: Th.s Mạc Giáng Châu SVTH: Lê Thị Tuyết Mai 47 Luận văn tốt nghiệp: Vai trò của Hội thẩm nhân dân trong phiên tòa hình sự sơ thẩm vai trò giám sát và thực hiện việc tuân theo pháp luật trong công tác xét xử cũng được Hội thẩm thể hiện tốt để đảm bảo việc xét xử tại phiên tòa là có căn cứ và đúng pháp luật; giám sát quá trình tranh luận và góp phần đảm bảo việc tuyên án đúng pháp luật. GVHD: Th.s Mạc Giáng Châu SVTH: Lê Thị Tuyết Mai 48 Luận văn tốt nghiệp: Vai trò của Hội thẩm nhân dân trong phiên tòa hình sự sơ thẩm CHƯƠNG 3. THỰC TIỄN VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA HỘI THẨM NHÂN DÂN TRONG PHIÊN TÒA HÌNH SỰ SƠ THẨM Hội thẩm nhân dân là những người được bầu theo quy định của pháp luật xét xử những vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án. Vai trò của Hội thẩm nhân dân ngày càng quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn. Hội thẩm nhân dân đóng góp tích cực vào việc đấu tranh, phòng chống tội phạm, bảo vệ và thực thi pháp luật. Tìm hiểu vai trò của Hội thẩm nhân dân để xem xét những vấn đề liên quan đến Hội thẩm nhân dân nhằm vạch rõ những tồn tại và bất cập khi thực hiện vai trò tại phiên tòa hình sự sơ thẩm. Đồng thời tìm hiểu rõ những mặt hạn chế, các quy định của pháp luật chưa phù hợp về Hội thẩm nhân dân để kịp thời đưa ra những phương hướng hoàn thiện đúng đắn và phù hợp. Nội dung của Chương 3 chủ yếu đề cập đến thực trạng pháp lí và thực tiễn vai trò của Hội thẩm nhân dân qua đó nhằm đưa ra phương hướng để hoàn thiện vai trò của Hội thẩm nhân dân tại phiên tòa hình sự sơ thẩm. 3.1. Những tồn tại và giải pháp về mặt pháp lí Chế định hội thẩm nhân dân là sự thể hiện tư tưởng “lấy dân làm gốc”, bảo đảm nguyên tắc thực hiện quyền lực của nhân dân trong hoạt động xét xử của tòa án, thể hiện bản chất nhà nước của dân, do dân và vì dân. Tuy nhiên vai trò của đội ngũ này còn mờ nhạt do hạn chế trước hết từ luật định. 3.1.1. Vai trò của Hội thẩm nhân dân trong việc xét hỏi tại phiên tòa 3.1.1.1. Trình tự xét hỏi Tồn tại Trình tự xét hỏi tại phiên tòa được ghi nhận tại khoản 2 Điều 207 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003: “Khi xét hỏi từng người, chủ tọa phiên tòa hỏi trước rồi đến các Hội thẩm, sau đó đến Kiểm sát viên, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự”. Quy định này đặt nặng trách nhiệm chứng minh tội phạm lên vai Hội thẩm nhân dân cũng như Thẩm phán; vì vậy các chủ thể tham gia tranh tụng như: Kiểm sát viên, luật sư,… chưa ý thức được đầy đủ về quyền và nghĩa vụ của mình trong tranh tụng. Việc xét hỏi tại phiên tòa là một giai đoạn tranh tụng tại phiên tòa cho nên cần phải để các bên tranh tụng thực hiện trách nhiệm chứng minh tiến hành xét hỏi là chủ GVHD: Th.s Mạc Giáng Châu SVTH: Lê Thị Tuyết Mai 49 Luận văn tốt nghiệp: Vai trò của Hội thẩm nhân dân trong phiên tòa hình sự sơ thẩm yếu, còn Hội thẩm nhân dân và Thẩm phán chỉ thực hiện việc giám sát, duy trì trình tự xét hỏi và có quyền tham gia vào việc xét hỏi ở bất kì thời điểm nào khi thấy cần thiết phải làm sáng tỏ các tình tiết của vụ án chưa được các bên làm sáng tỏ trong quá trình xét hỏi. Như vậy, trình tự xét hỏi như hiện nay chưa thể hiện được tính chủ động của Kiểm sát viên trong xét hỏi tại phiên tòa và cũng ảnh hưởng đến vai trò xét hỏi của Hội thẩm nhân dân và Thẩm phán. Xét hỏi là thủ tục quan trọng của quá trình xét xử. Trong đó người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng tiến hành xem xét và làm sáng tỏ chứng cứ tại phiên tòa. Tuy nhiên trình tự xét hỏi như vậy là chưa thực sự phù hợp so với yêu cầu của cải cách tư pháp “Đổi mới việc tổ chức phiên tòa xét xử, xác định rõ hơn vị trí, quyền hạn, trách nhiệm của người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng theo hướng bảo đảm tính công khai, dân chủ, nghiêm minh; nâng cao chất lượng tranh tụng tại các phiên tòa xét xử, coi đây là khâu đột phá của hoạt động tư pháp”48. Những người tham dự phiên tòa có cảm nhận Hội thẩm nhân dân vừa là người cùng Viện kiểm sát buộc tội, vừa là người kết tội bị cáo. Cần nhấn định rõ vai trò của Hội thẩm nhân dân trong việc xét hỏi là không phải để đặt ra những câu hỏi buộc tội mà là chỉ là người “trọng tài”, Hội thẩm nhân dân đảm bảo việc xét hỏi công bằng, chí công vô tư, đảm bảo quyền dân chủ của công dân, đặt ra những câu hỏi có nội dung làm rõ nội dung vụ án mà thôi. Giải pháp Chức năng của Tòa án trong tố tụng hình sự là xét xử, có ý nghĩa là vai trò của Hội thẩm nhân dân tại phiên tòa là người trọng tài đứng giữa bên buộc tội và bên gỡ tội để giải quyết vụ án. Bởi vậy, Tòa án chỉ có thể thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm pháp lý thuộc về chức năng xét xử. Để đáp ứng được yêu cầu cải cách tư pháp, đưa Tòa án về vị trí trung tâm là trọng tài, Hội thẩm nhân dân phát huy tốt vai trò của mình trong việc xét hỏi, từ đó có nhận xét khách quan để cùng với Hội đồng xét xử phân xử đúng sai, còn Kiểm sát viên, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác là các chủ thể chứng minh thì theo người viết thì trình tự của việc xét hỏi tại phiên tòa tại khoản 2 Điều 207 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 cần sửa lại: “Khi xét hỏi từng người, Kiểm sát viên hỏi trước rồi đến người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự. Những người tham gia phiên tòa cũng có quyền đề nghị với Chủ tọa phiên Mục II, Tiểu mục 2, Nghị quyết 49 ngày 02 tháng 6 năm 2005 của Bộ Chính trị về về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 48 GVHD: Th.s Mạc Giáng Châu SVTH: Lê Thị Tuyết Mai 50 Luận văn tốt nghiệp: Vai trò của Hội thẩm nhân dân trong phiên tòa hình sự sơ thẩm tòa hỏi thêm về những tình tiết cần làm sáng tỏ. Hội đồng xét xử có thể hỏi bất kì lúc nào để làm sáng tỏ nội dung của vụ án”. Sửa đổi trình tự xét hỏi như trên nhằm đảm bảo vai trò của Hội thẩm nhân dân là bảo vệ quyền dân chủ của người bị xét hỏi, củng cố vai trò điều khiển phiên tòa của Hội đồng xét xử, đảm bảo việc xét hỏi được công bằng khách quan, chí công vô tư, đồng thời qua đó nhằm làm tăng tính chủ động của Kiểm sát viên trong việc thực hành quyền công tố, đúng theo tinh thần cải cách tư pháp hiện nay. 3.1.1.2. Về xem xét vật chứng và xem xét tại chỗ Tồn tại Theo quy định tại các Điều luật 212 và Điều 213 của Bộ luật tố tụng hình sự quy định về việc “Xem xét vật chứng” và “Xem xét tại chỗ”. Cụ thể: “…Khi cần thiết, Hội đồng xét xử có thể cùng với Kiểm sát viên, người bào chữa và những người khác tham gia phiên tòa đến xem xét tại chỗ những vật chứng không thể đưa đến phiên tòa được…”; “Nếu xét thấy cần thiết, Hội đồng xét xử có thể cùng với Kiểm sát viên, người bào chữa và những người khác tham gia phiên tòa đến xem xét nơi đã xảy ra tội phạm hoặc những địa điểm khác có liên quan đến vụ án…” Nguyên tắc xét xử của Tòa án là xét xử tập thể quyết định theo đa số như vậy vai trò của Hội thẩm càng quan trọng trong việc xem xét quyết định có xem xét vật chứng hay xem xét tại chỗ hay không do số lượng Hội thẩm nhân dân trong thành phần Hội đồng xét xử hình sự sơ thẩm lúc nào cũng chiếm đa số. Điều luật quy định còn mang tính chất bỏ ngõ, “khi xét thấy cần thiết” là trong trường hợp nào, làm cho Hội thẩm nhân dân gặp khó khăn khi cần áp dụng để thực hiện nhiệm vụ của mình. Nguyên tắc khi xây dựng một điều luật là phải dùng những từ ngữ tường minh, rõ nghĩa, dễ hiểu; ở đây điều luật đã vi phạm nguyên tắc trên làm cho điều luật khó hiểu. Mặt khác, việc Hội thẩm nhân dân xem xét vật chứng tại chỗ và địa điểm xảy ra vụ án sẽ gặp nhiều khó khăn trong những trường hợp vật chứng hay địa điểm xảy ra vụ án không còn lưu được những dấu vết như mới xảy ra vụ án, địa hình phức tạp; trong hoàn cảnh và điều kiện như vậy việc đánh giá chứng cứ theo quy định của Điều 66 của Bộ luật tố tụng hình sự sẽ không được đảm bảo tính khách quan, toàn diện và chính xác được. Hậu quả của việc đánh giá chứng cứ không đúng lúc, chính xác sẽ dẫn đến việc xét xử sai lệch bỏ sót tội phạm, oan sai… GVHD: Th.s Mạc Giáng Châu SVTH: Lê Thị Tuyết Mai 51 Luận văn tốt nghiệp: Vai trò của Hội thẩm nhân dân trong phiên tòa hình sự sơ thẩm Giải pháp Để Hội thẩm nói riêng và Hội đồng xét xử nói chung có thể thực hiện tốt vai trò xét xử của mình trong việc xem xét vật chứng và xem xét tại chỗ thì cần sửa đổi các Điều luật trên theo tinh thần quy định cụ thể hơn: Khi nào Hội đồng xét xử quyết định xem xét vật chứng, xem xét tại chỗ; không quy định chung chung như hiện tại. Thứ hai, khi xảy ra trường hợp này thì Hội đồng xét xử nên quyết định dừng xét xử vụ án trả hồ sơ cho Viện kiểm sát yêu cầu điều tra bổ sung. Như vậy sẽ đảm bảo chứng cứ được đánh giá chính xác, kịp thời và đầy đủ hơn, hạn chế việc bỏ sót tội phạm, xử oan người vô tội. 3.1.2. Vai trò của Hội thẩm nhân dân trong giai đoạn tranh luận tại phiên tòa Tồn tại Trong giai đoạn tranh luận tại phiên tòa, vai trò của Hội thẩm nhân dân là theo dõi giám sát phần tranh luận giữa các bên để phục vụ cho việc đưa ra các quyết định trong khi nghị án được chính xác và khách quan. Đối đáp là một phần quan trọng trong việc tranh luận tại phiên tòa, nó thể hiện nguyên tắc tranh tụng và đảm bảo quyền bình đẳng trước Tòa án - Điều 218 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 quy định về vấn đề này, Điều luật chưa ghi nhận vai trò giám sát của Hội thẩm nhân dân, rất khó cho Hội thẩm nhân dân khi muốn đưa ra ý kiến nếu phát hiện những sai phạm trong việc đối đáp; để đảm bảo các quyền tranh luận bình đẳng của những người tham gia tố tụng trong tranh luận. Giải pháp Bổ sung Điều luật trên theo hướng nhằm thể hiện rõ vai trò của Hội thẩm nhân dân trong tranh luận. Cụ thể bổ sung Điều 218 lại như sau: “Bị cáo, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác có quyền trình bày ý kiến về luận tội của Kiểm sát viên và đưa ra đề nghị của mình; Kiểm sát viên phải đưa ra những lập luận của mình đối với từng ý kiến. Người tham gia tranh luận có quyền đáp lại ý kiến của người khác. Chủ toạ phiên toà và Hội thẩm nhân dân không được hạn chế thời gian tranh luận, tạo điều kiện cho những người tham gia tranh luận trình bày hết ý kiến, nhưng có quyền cắt những ý kiến không có liên quan đến vụ án. Chủ tọa phiên tòa và Hội thẩm nhân dân có quyền đề nghị Kiểm sát viên phải đáp lại những ý kiến có liên quan đến vụ án của người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác mà những ý kiến đó chưa GVHD: Th.s Mạc Giáng Châu SVTH: Lê Thị Tuyết Mai 52 Luận văn tốt nghiệp: Vai trò của Hội thẩm nhân dân trong phiên tòa hình sự sơ thẩm được Kiểm sát viên tranh luận.” Từ đó sẽ tạo điều kiện để Hội thẩm thể hiện vai trò của mình trong phần tranh luận. 3.1.3. Vai trò của Hội thẩm nhân dân trong giai đoạn nghị án – tuyên án 3.1.3.1. Về quy định trở lại việc xét hỏi và tranh luận Tồn tại Quy định của Điều 223 Bộ luật tố tụng hình sự: “Qua việc nghị án nếu thấy có tình tiết của vụ án chưa được xét hỏi hoặc xét hỏi chưa đầy đủ thì Hội đồng xét xử quyết định trở lại việc xét hỏi và tranh luận”. Theo quy định của Điều luật này thì Hội thẩm nhân dân có quyền đưa ra ý kiến biểu quyết quyết định trở lại việc xét hỏi trong trường hợp có tình tiết liên quan đến việc giải quyết vụ án chưa được điều tra công khai tại phiên tòa hoặc tình tiết đó đã được hỏi nhưng hỏi chưa đầy đủ để có thể đưa ra phán quyết đúng về vụ án. Vậy trong trường hợp qua việc nghị án nếu thấy có chứng cứ đã xét hỏi nhưng chưa rõ, cần xem xét thêm mà giai đoạn tranh luận Hội hội đồng xét xử chưa phát hiện ra, chứng cứ đó có thể ảnh hưởng lớn đến việc đưa ra phán quyết của Hội đồng xét xử trong khi nghị án thì sẽ giải quyết như thế nào, Hội thẩm nhân dân có được quyền biểu quyết để trở lại việc xét hỏi và tranh luận để làm rõ vấn đề như việc phát hiện tình tiết mà Điều 219 Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành quy định hay không. Mà theo Điều 63 Bộ luật tố tụng hình sự về những vấn đề phải chứng minh trong vụ án hình sự; Điều 64 quy định về chứng cứ; Điều 66 về đánh giá chứng cứ thì chứng cứ và những tình tiết của vụ án rất quan trọng là những vấn đề cần phải xem xét chính xác để chứng minh các vấn đề của vụ án, do vậy không được bỏ sót việc xem xét chứng cứ và những tình tiết của vụ án. Như vậy Điều luật trên chưa nêu đầy đủ việc quay lại xét hỏi và tranh luận trong trường hợp có chứng cứ cần xem xét thêm mà ở giai đoạn tranh luận Hội đồng xét xử không phát hiện ra; đây là một thiếu sót của Luật. Tồn tại trên có thể gây ra một loạt hậu quả như: các bên tham gia tố tụng không có cơ hội xét hỏi và tranh luận tiếp; nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng bị vi phạm,việc tìm ra sự thật của vụ án bị ảnh hưởng, mà quan trọng nhất là Hội thẩm không làm tròn vai trò đại diện dân chủ và giám sát pháp luật của mình trong giai đoạn nghị án. Giải pháp Để đạt được mục tiêu việc xét xử của Tòa án là toàn diện, khách quan, chính xác. Hội thẩm nhân dân có điều kiện thực hiện được đầy đủ vai trò của mình trong việc GVHD: Th.s Mạc Giáng Châu SVTH: Lê Thị Tuyết Mai 53 Luận văn tốt nghiệp: Vai trò của Hội thẩm nhân dân trong phiên tòa hình sự sơ thẩm nghị án, tìm ra sự thật, thì Điều luật cần bổ sung quy định về chứng cứ vào Điều luật, cụ thể Điều 223 sửa đổi thành: “Qua việc nghị án nếu thấy có tình tiết của vụ án chưa được xét hỏi hoặc việc xét hỏi chưa đầy đủ; hoặc thấy cần xem xét thêm chứng cứ mà ở giai đoạn tranh luận không phát hiện ra thì Hội đồng xét xử quyết định trở lại việc xét hỏi và tranh luận”; từ đó nếu qua quá trình nghị án nếu phát hiện có chứng cứ, tình tiết vụ án chưa được xem xét thì Hội thẩm nhân dân có thể cùng với Thẩm phán quyết định trở lại việc xét hỏi và tranh luận, làm rõ vấn đề; đảm bảo nguyên tắc bình đẳng được thực hiện. 3.1.3.2. Về tuyên án Tồn tại Điều 226 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 quy định còn thiếu chặt chẽ và chưa quy định vai trò của Hội thẩm trong việc đảm bảo bản án được tuyên đúng với bản án trong giai đoạn nghị án. Tuyên án là việc Hội đồng xét xử tuyên đọc bản án. Do việc nghị án và ra bản án là công việc của Hội đồng xét xử được tiến hành trong phòng nghị án và không ai khác được phép có mặt hoặc tìm cách can thiệp vào quá trình này, nên việc tuyên án rất quan trọng đối với bị cáo, bị hại và những người tham gia tố tụng khác, thời điểm này bị cáo được biết mình không có tội hay có tội, nếu bị kết án thì ở mức độ nào…Bị hại cũng chờ đợi sự nghiêm minh của pháp luật dành cho bị cáo. Hội thẩm nhân dân phải có trách nhiệm bảo đảm cho việc tuyên đọc bản án là đúng với bản án đã được ra trong lúc nghị án. Mà Điều luật không qui định bản án được tuyên là bản án nào bản án gốc hay bản án chính theo hướng dẫn Nghị quyết số 04/2004/NQ-HĐTP ngày 05 tháng 11 năm 2004 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao. Từ đó sẽ tạo kẽ hở trong việc tuyên đọc bản án, dẫn đến tiêu cực làm bản án được tuyên khác với bản án đã ra trong lúc nghị án. Hội thẩm nhân dân là người đại diện cho nhân dân vào xét xử nên theo người viết cần thiết bổ sung thêm vào điều luật vai trò của Hội thẩm đảm bảo bản án được tuyên là đúng với bản án trong giai đoạn nghị án. Giải pháp Để đảm bảo tính pháp lí của bản án được tuyên tại phiên toà đúng là bản án đã ra trong khi nghị án cần bổ sung thêm trong phần đầu của Điều 226 là: “Trước và trong khi tuyên án, Hội thảm nhân dân phải kiểm tra, giám sát bản án được tuyên là bản án đã đưa ra trong lúc nghị án và là bản án có đủ chữ kí của Hội đồng xét xử.” Từ đó Hội thẩm có điều kiện thuận lợi để thực hiện vai trò giám sát việc tuyên đọc bản án là có GVHD: Th.s Mạc Giáng Châu SVTH: Lê Thị Tuyết Mai 54 Luận văn tốt nghiệp: Vai trò của Hội thẩm nhân dân trong phiên tòa hình sự sơ thẩm căn cứ pháp luật, bảo đảm cho việc bản án được tuyên là đúng với bản án đã đưa ra trong lúc nghị án. Chỉ có như vậy vai trò giám sát của Hội thẩm nhân dân trong giai đoạn tuyên án mới có điều kiện bảo đảm. 3.2. Những tồn tại về thực tiễn và giải pháp nhằm nâng cao vai trò của Hội thẩm nhân dân trong phiên tòa hình sự sơ thẩm Việc xét xử có Hội thẩm nhân dân tham gia đã được Hiến pháp và pháp luật quy định, đó là một trong những nguyên tắc thể hiện rõ tư tưởng “Nhà nước của dân, do dân và vì dân” và chế độ xã hội chủ nghĩa. Ghi nhận vai trò của Hội thẩm trong việc xét xử án hình sự sơ thẩm trong những năm qua. Tuy nhiên cũng cần thẳng thắn nhìn nhận rằng một số nơi, việc tham gia của Hội thẩm tại các phiên tòa vẫn còn mang nặng tính hình thức, còn phụ thuộc nhiều vào Thẩm phán, chưa thể hiện được vai trò của mình tại phiên tòa. Trong khi mục đích của chế định Hội thẩm nhân dân không đơn thuần là cùng với Thẩm phán xét xử, mà quan trọng hơn là pháp luật giao trọng trách cho Hội thẩm nhân dân thay mặt nhân dân tham gia xét xử, giám sát hạn chế tiêu cực trong hoạt dộng của Tòa án, bảo vệ công lý, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa. Thực tế thời gian qua cho thấy vai trò của Hội thẩm nhân dân tại các phiên tòa hình sự sơ thẩm còn mờ nhạt dẫn đến chất lượng xét xử các vụ án chưa cao. 3.2.1. Tồn tại thực tiễn về vai trò của Hội thẩm nhân dân trong phiên tòa hình sự sơ thẩm Việc xét hỏi tại phiên tòa của Hội thẩm nhân dân còn nhiều bất cập. Là một thành viên chiếm đa số trong Hội đồng xét xử nhưng tại phiên tòa vai trò của Hội thẩm trong lúc xét hỏi rất mờ nhạt. Có rất nhiều trường hợp Hội thẩm nhân dân không tập trung tham gia xét xử, có vị thì ngồi đọc báo, có vị thì nghe điện thoại ngay trong lúc phiên tòa được diễn ra. Chính vì thái độ thờ ơ, vô tâm, không có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc nên hầu hết các Hội thẩm thường rất thụ động trong quá trình xét hỏi do Hội thẩm nhân dân chưa nhận thức đúng đắn về việc xét hỏi tại phiên tòa. Đa số các Hội thẩm nhân dân chưa thấy được vai trò quan trọng của mình trong việc xét hỏi bị cáo, bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan nên trong phần thủ tục này đa phần là do Thẩm phán chủ tọa phiên tòa xét hỏi còn Hội thẩm chỉ dừng lại ở mức “phụ họa”, trong khi vai trò mà pháp luật quy định cho Hội thẩm là đảm bảo bảo vệ quyền lợi của bị cáo, người bị hại trước Tòa, đảm bảo việc GVHD: Th.s Mạc Giáng Châu SVTH: Lê Thị Tuyết Mai 55 Luận văn tốt nghiệp: Vai trò của Hội thẩm nhân dân trong phiên tòa hình sự sơ thẩm thực hiện xét hỏi công bằng, khách quan, chí công vô tư nhưng đi dự phiên tòa thực tế thì chúng ta thấy những Hội thẩm không hỏi được lời nào, khi Thẩm phán hỏi Hội thẩm có ý kiến gì để hỏi người tham gia tố tụng hay không thì chỉ nhận được câu trả lời bằng cái lắc đầu rất nhẹ nhàng. Có những Hội thẩm tham gia xét hỏi nhưng không chuẩn bị nghiên cứu hồ sơ kĩ lưỡng tình tiết của vụ án, vì vậy những câu hỏi mà họ đặt ra không sát với thực tế, không đúng trọng tâm vụ án, chưa thể hiện được vai trò đảm bảo thực hiện việc xét hỏi công bằng, khách quan. Ví dụ tiêu biểu cho trường hợp này là: Trong một phiên tòa xét xử hình sự sơ thẩm, tội danh xâm phạm sở hữu, cụ thể hơn là tội trộm cắp tài sản quy định tại điều 138 Bộ luật hình sự do Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội xét xử, có vị Hội thẩm giải thích với bị cáo rằng: “Việc anh lấy cắp tài sản của chị A là anh phạm lỗi với Nhà nước, do đó anh phải chịu trách nhiệm trước Nhà nước”. Sự giải thích này hoàn toàn thiếu chính xác. Bởi vì, hành vi ai đó lấy cắp tài sản của người khác, trước tiên người này xâm phạm vào quyền sở hữu tài sản của người bị mất tài sản, còn dưới góc độ luật pháp, quyền sở hữu này được Nhà nước bảo vệ, được pháp luật bảo vệ; do vậy, nếu có sự xâm phạm, các cơ quan Nhà nước sẽ đứng ra bảo vệ, giải quyết, phán xét. Đáng nói hơn, đã có không ít Hội thẩm còn không xác định chính xác tên gọi của các bị can, bị cáo theo tiến trình tố tụng. Đơn cử như vụ án hình sự sơ thẩm được Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội xét xử vào ngày 31/10/2007 vừa qua, tại phần thẩm vấn, những người tham dự phiên tòa đếm được không dưới 10 lần vị Hội thẩm gọi bị cáo đang đứng trước vành móng ngựa là bị can. Với vẻ mặt trịnh trọng, Hội thẩm nọ phân tích, giảng giải cho bị cáo những sai trái của mình, nhưng thay vì tên gọi đúng như luật định dành cho những người đứng trước vành móng ngựa là “bị cáo” thì vị Hội thẩm này lại luôn miệng “bị can”49. Hay tại một phiên tòa xử vụ án gây rối trật tự công cộng của một Tòa án nhân dân huyện, vị Hội thẩm nhân dân cao giọng hỏi một bị cáo: “Khi tham gia gây rối có đem theo dao không?”. Bị cáo lí nhí thưa: “Dạ có”. Vị này hỏi tiếp: “Đem theo dao sao không đâm?”. Bị cáo chỉ biết ngơ ngác nhìn tòa, miệng ú ớ không biết nói gì. Hay tại một phiên tòa xét xử vụ án trộm cắp, một vị Hội thẩm nhân dân cũng hỏi bị cáo: “Trước khi đi ăn trộm, bị cáo có ghé nhà ai không?”. Bị cáo khai: “Dạ có, bị cáo ghé nhà ông nội của bị cáo chơi”. “Sao không ghé nhà ông ngoại?”. Bị cáo nhìn quanh rồi thưa: “Bị cáo không biết ạ”50. Từ những Bảo Thắng: Cần nâng cao trình độ của hội thẩm, http://www.anninhthudo.vn/an-ninh-doi-song/can-nang-caotrinh-do-cua-hoi-tham/316128.antd [truy cập ngày 10/10/2014] 49 50 http://danluat.thuvienphapluat.vn/cau-chuyen-phap-dinh-99591.aspx?PageIndex=2, [truy cập ngày 12/10/2014] GVHD: Th.s Mạc Giáng Châu SVTH: Lê Thị Tuyết Mai 56 Luận văn tốt nghiệp: Vai trò của Hội thẩm nhân dân trong phiên tòa hình sự sơ thẩm vụ việc trên cho thấy nhiều vụ Hội thẩm chỉ hỏi những tình tiết quá đơn giản hoặc những câu hỏi mang tính chất hỏi đáp trả lời hàm ý trong câu hỏi, không giúp nhiều cho việc làm sáng tỏ tính chất, mức độ nguy hiểm của vụ án, hoặc có những vị Hội thẩm đặt những câu hỏi mang tính chất nhắc lại, khẳng định lại những người tiến hành tố tụng đã hỏi trước đó; thậm chí khi đặt câu hỏi rồi Hội thẩm không biết giải thích điều luật của bị cáo đã phạm phải để phân tích đúng sai cho bị cáo hiểu rõ được hành vi của mình là vi phạm pháp luật nên từ đó Hội thẩm đã tự mình làm giảm đi hình ảnh một người Hội thẩm của nhân dân trong lòng nhân dân, và đặc biệt là ảnh hưởng đến uy nghiêm của Hội đồng xét xử. Vấn đề ứng xử của Hội thẩm nhân dân đối với bị cáo tại phiên tòa vẫn là vấn đề cần xem xét. Một số Hội thẩm nhân dân chưa nhận thức đúng đắn về việc xét xử của Tòa án, vì “Không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật.”; xét xử là xem xét một cách công khai và toàn diện các chứng cứ để chứng minh có hay không hành vi phạm tội của bị cáo, do đó bị cáo chưa được xem là người có tội mà chỉ là nghi phạm. Một số Hội thẩm nhân dân chưa nhận thức đúng đắn về việc này nên đã có thái độ ứng xử không phù hợp với bị cáo; thái độ không phù hợp với văn hóa tại phiên tòa của Hội thẩm nhân dân thể hiện qua cử chỉ, lời nói, hành động của Hội thẩm khi tham gia xét hỏi với bị cáo tại phiên tòa; Hội thẩm có những lời chỉ trích bị cáo khi bị cáo có lời lẽ mạt sát Hội thẩm hay Hội thẩm dùng lời lẽ không phù hợp với bị cáo như lòng lang dạ sói, tâm địa xấu xa. Hội thẩm còn có thái độ quát nạt, đập bàn chỉ tay vào mặt bị cáo khi bị cáo có hành vi xúc phạm đến Hội thẩm. Tiêu biểu như: trong một vụ án, bị cáo nữ bị truy tố về tội “lừa đảo” do sau khi ngã giá, nhận tiền bán dâm xong, bị cáo lợi dụng sơ hở “chuồn”. Không may lần đó gặp phải một khách hàng không vừa, anh này bỏ thời gian tìm bị cáo ở nhiều điểm thường tụ tập gái bán dâm và “tóm” được bị cáo nộp công an. Trong phần xét hỏi vị Hội thẩm nhân dân nói: “Bị cáo là người vô nhân đạo. Đã nhận tiền của người ta thì phải đi bán dâm chứ ai nhận tiền rồi lại chạy. Làm ăn như thế là mất uy tín...” Hôm ấy không riêng gì người dự phiên tòa, ngay cả các thành viên khác trong Hội đồng xét xử dường như cũng cố nhịn để không bật cười.51 Đây là thái độ ứng xử Báo Thanh niên: Bi hài văn hóa pháp đình, http://luatdaiviet.vn/xem-tin-tuc/bi-hai-van-hoa-phap-dinh [truy cập ngày 16/10/2014] 51 GVHD: Th.s Mạc Giáng Châu SVTH: Lê Thị Tuyết Mai 57 Luận văn tốt nghiệp: Vai trò của Hội thẩm nhân dân trong phiên tòa hình sự sơ thẩm thiếu văn hóa của Hội thẩm và sẽ làm mất đi hình ảnh Hội thẩm nhân dân tại phiên tòa, chưa phát huy được vai trò mà nhân dân mong đợi, pháp luật giao phó. Hội thẩm nhân dân chưa thực sự thể hiện được sự ngang quyền trong phần nghị án. Việc xét xử của Tòa án có Hội thẩm Tòa án nhân dân tham gia Hội đồng xét xử đã được Hiến pháp và pháp luật qui định là một trong những biểu hiện rõ nét nhất cụ thể nhất của chế độ dân chủ, của phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Ghi nhận vai trò của Hội thẩm nhân dân trong công tác xét xử của ngành Tòa án trong những năm qua khá tích cực, bằng việc tham gia của mình vào xét xử có những Hội thẩm nhân dân có kiến thức chuyên môn vững vàng, kĩ năng tốt, nghiệp vụ xét xử vững vàng đã phát huy hết khả năng góp phần giúp cho việc xét xử trở nên khách quan, dân chủ hơn, số án bị kháng cáo kháng nghị, án bị hủy giảm đáng kể. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng cần nhìn nhận thẳng thắn rằng việc tham gia xét xử của một số Hội thẩm một số nơi mang nặng tính hình thức, còn phụ thuộc khá nhiều vào Thẩm phán chủ tọa phiên tòa, chưa thể hiện tính độc lập tuyệt đối của các thành viên trong Hội đồng xét xử. Trong quá trình nghị án thì tính “hình thức” của Hội thẩm nhân dân thể hiện rõ nét nhất, tại khoản 1 Điều 222 Bộ luật tố tụng hình sự có quy định rõ “… Các thành viên của Hội đồng xét xử phải giải quyết tất cả các vấn đề của vụ án bằng cách biểu quyết theo đa số về từng vấn đề một. Thẩm phán biểu quyết sau cùng. Người có ý kiến thiểu số có quyền trình bày ý kiến của mình bằng văn bản và được đưa vào hồ sơ vụ án.” như vậy thông thường Hội thẩm sẽ là người đưa lên ý kiến, quan điểm của mình về vụ án trước còn Thẩm phán là người đưa ra ý kiến và biểu quyết sau cùng. Nhưng trên thực tế có những Hội thẩm khi vào phòng nghị án chẳng nêu lên ý kiến gì, chỉ chờ biên bản nghị án viết sẵn rồi kí vào là xong. Trong khi Điều 17 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 qui định: “Thẩm phán và Hội thẩm xét xử tập thể và quyết định theo đa số”. Như vậy, tuy luật đã trao cho Hội thẩm nhân dân quyền hạn trong giai đoạn nghị án là rất cao: Hội thẩm được nêu lên ý kiến, quan điểm riêng, nếu không được sự đồng thuận đa số thì có quyền được bảo lưu ý kiến ghi rõ trong biên bản nghị án nhưng dường như chẳng Hội thẩm nào chịu nêu lên quan điểm mình mà chỉ ký vào bản án cho đúng thủ tục. Bên cạnh đó, khi tranh luận để nghị án Hội thẩm nhân dân thường là người yếu thế hơn Thẩm phán trong xác định hình phạt, trách nhiệm dân sự, quyền lợi và nghĩa vụ bị xâm phạm và yêu cầu bồi thường nên họ sẽ để các Thẩm phán tự dẫn chiếu quy phạm và luật để áp dụng chứ chẳng dại gì tham gia vào đó và điều này đã làm ảnh hưởng GVHD: Th.s Mạc Giáng Châu SVTH: Lê Thị Tuyết Mai 58 Luận văn tốt nghiệp: Vai trò của Hội thẩm nhân dân trong phiên tòa hình sự sơ thẩm nghiêm trọng đến nguyên tắc “Thẩm phán và Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”. Hội thẩm nhân dân nhận thức sai lệch, thiếu bản lĩnh chính trị dễ bị kẻ xấu lợi dụng, mua chuộc, lợi dụng. Một thực tế hiện nay là có một số Hội thẩm nhân dân tha hóa biến chất không đủ bản lĩnh chính trị để chống tội phạm và chống lại thế lực đồng tiền nên có hành vi vi phạm pháp luật. Ví dụ: Lãnh đạo Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh vừa quyết định kể từ ngày 02/8/2002, ông Hồ Ngọc Cứ (Trưởng ban liên lạc Hội thẩm nhân dân Tòa án nhân dân thành phố) sẽ không được tham gia xét xử. Ông Cứ liên quan đến vụ chạy án cho hai đối tượng tội phạm ma túy Lý Trường Giang và Nguyễn Minh Hùng. Tóm tắt vụ án: Theo kết quả điều tra, Lý Trường Giang và Nguyễn Minh Hùng bị Công an quận 1 bắt quả tang ngày 10/2/2000 khi đang tàng trữ trái phép ma túy. Trong quá trình được tại ngoại, Giang, Hùng quen Nguyễn Việt Quang (điều tra viên Đội Cảnh sát điều tra quận 1). Quang được nhờ và đã nhận lời giới thiệu cho hai người tới gặp Hoàng Hữu Hạnh. Cuối tháng 8/2000, nhận được cáo trạng do Viện kiểm sát thành phố tống đạt, Giang photo gửi cho Hạnh để mang tới toà chạy án. Hạnh vốn có quan hệ làm ăn với hai thư ký tòa hình sự là Tú Anh và Bùi Thanh Phú (đã bị bắt tạm giam trong một vụ chạy án khác) nhưng không hợp tác trong vụ này, mà quay sang tìm ông Hồ Ngọc Cứ (hội thẩm của Tòa án nhân dân thành phố) với hy vọng tìm được đường dây “mạnh hơn”. Tại nhà riêng vị hội thẩm, Hạnh đặt vấn đề “lo cho Giang mức án 5 năm tù, Hùng 2 năm tù và không bắt tại toà”. Ông Cứ đồng ý giúp, ra giá 25 triệu đồng, giao đủ trước ngày mở phiên toà. Hạnh tạm ứng 500.000 đồng để ông Cừ “ăn cơm với hội đồng xét xử”. Hạnh và Quang “làm giá” lại với Giang và Hùng lên 35 triệu đồng, với sự chứng kiến của Phạm Văn Hưng (cảnh sát hình sự quận 1). Phần chênh 10 triệu đồng hai người chia nhau. Chiều 5/9/2000, ông Cứ yêu cầu Hạnh đem tiền đến nhà. Ông nói: “Giang bị truy tố theo khoản 2 Điều 194 Bộ luật hình sự nên chỉ có thể xử mức khởi điểm 7 năm tù, còn Hùng lẽ ra là 3 năm nhưng có thể lo xuống 2 năm tù, và bảo đảm không bắt tại tòa”. Giá tiền chạy án vì vậy giảm xuống, còn 15 triệu đồng. Vụ án được đưa ra xét xử với mức án đúng như thỏa thuận. Sau khi kết thúc “hợp đồng”, ông Cứ yêu cầu Hạnh bỏ thêm 2 triệu vào phong bì để đưa cho một công tố viên.52 Qua ví dụ trên cho ta nhận thấy hành vi nhận hối lộ của 52 http://vietbao.vn/An-ninh-Phap-luat/15-trieu-dong-giam-duoc-1-nam-tu-va-khong-bi-bat-taitoa/10781368/218/ [truy cập ngày 17/10/2014] GVHD: Th.s Mạc Giáng Châu SVTH: Lê Thị Tuyết Mai 59 Luận văn tốt nghiệp: Vai trò của Hội thẩm nhân dân trong phiên tòa hình sự sơ thẩm Hội thẩm ông Cứ thật đáng phê phán, đã có vi phạm trầm trọng trong việc xét xử, trước cám dỗ vật chất, vì đồng tiền mà họ không thể giữ được phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp cao quý của mình tiếp tay cho Giang và Hùng chạy tội; không làm tốt vai trò xét xử của mình. Thực tiễn xét xử cho thấy, bên cạnh những điểm tiêu cực của một số ít Hội thẩm nhân dân thì đa phần các vị Hội thẩm nhân dân làm tốt đảm bảo tính độc lập của Hội thẩm nhân dân trong quá trình xét hỏi và nghị án, bàn bạc quyết định những vấn đề trọng yếu của vụ án. Đơn cử trong phiên tòa xét xử sơ thẩm sáng ngày 01/8/2014 Tòa án nhân dân quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ tuyên phạt bị cáo Phạm Kha Ly (sinh năm 1983, thường trú tại ấp Tân An, xã Tân Đức, huyện Đầm Dơi, Cà Mau) về tội danh “Hành hạ vợ”, theo Điều 151, Bộ luật Hình sự với mức án 9 tháng tù (cho hưởng án treo). Trong phần xét hỏi Hội thẩm Nguyễn Thị Ánh đã thể hiện tốt vai trò xét xử của mình dám mạnh mẽ thẳng thắn chỉ ra hành vi của bị cáo là dã man, sai trái. Tóm tắt vụ án: ngày 21/3/2013, chị Loan điện thoại báo tin cho Ly biết là mình đã có thai. Thay vì vui mừng, Ly lại nghi ngờ chị Loan mang thai với người khác. Ly đã bắt xe từ TP.HCM về Cần Thơ, ghé chợ An Lạc mua một sợi dây xích và 1 ổ khóa. Khoảng 9 giờ sáng 22/3, chị Loan sử dụng que thử thai và báo cho chồng tin vui. Lúc này, Kha Ly giả vờ tỏ ra rất vui mừng và bế vợ mình vào phòng ngủ. Sau đó, Ly đã dùng sợ dây xích mua sẵn trói tay chị Loan và khóa chặt. Ly tiếp tục dùng lời lẽ thô tục chửi và dùng tay đánh vào mặt, ngồi lên bụng và yêu cầu chị Loan khai ra mối quan hệ bất chính với người khác mà y nghi ngờ. Chưa dừng lại ở đó, Ly tiếp tục kéo chị Loan ra phía sau bếp dùng dao cắt tóc, dùng tay chân đá vào mặt, bụng và mông chị Loan. Thậm chí, Ly còn dùng chân đạp vào cổ chị Loan; đòi đưa tiền, vàng, nữ trang rồi buộc chị Loan ký đơn ly hôn…Sau gần 6 tiếng đồng hồ, chị Loan mới thoát khỏi sự tra tấn dã man của Kha Ly. Tại bản kết luận của Trung tâm Pháp y cho thấy, chị Trần Cẩm Loan bị tổn hại sức khỏe là 2%. Còn thai nhi hơn 4 tuần tuổi của chị Loan bị sẩy thì chưa được giám định.53 Bà Nguyễn Thị Ánh - Hội thẩm nhân dân hỏi: “Bị cáo nghe từ đâu mà đặt vấn đề là vợ mình ngoại tình? Hay mới chỉ nghe bâng quơ ở đâu rồi vu cho vợ?”. Kha Ly chỉ ậm ờ mà không đưa ra được một chứng cứ hay lời nói nào thuyết phục. Bà Ánh còn lập luận rằng, mục đích của bị báo mua dây xích về là để trói vợ. Quốc Huy: Bác sĩ lột đồ đánh vợ bầm dập, sẩy thai, http://vietnamnet.vn/vn/xa-hoi/190120/bac-si-lot-do-danhvo-bam-dap--say-thai.html [truy cập ngày 17/10/2014] 53 GVHD: Th.s Mạc Giáng Châu SVTH: Lê Thị Tuyết Mai 60 Luận văn tốt nghiệp: Vai trò của Hội thẩm nhân dân trong phiên tòa hình sự sơ thẩm Tuy nhiên, vì sao bị cáo trói vợ mà phải lột toàn bộ quần áo ra vậy? Bị cáo có coi vợ mình là con người hay không? “Lột đồ của một người phụ nữ rồi trói, đánh đập, hành hạ, bị cáo coi đó là hành động của con người hay của ai?” - bà Ánh hỏi. Nhưng bị cáo Kha Ly chỉ cúi đầu mà không dám trả lời. Chỉ đến khi, bà Hội thẩm hỏi: “Nếu như bị cáo có người thân là chị em ruột bị ngược đãi như thế thì lương tâm nghĩ sao?”. Kha Ly trả lời: “Nếu người thân bị cáo bị như thế thì rất bức xúc”. Ngoài ra, bà Ánh còn hỏi bị cáo là một bác sĩ, đang công tác tại khoa Tiêu hóa – Huyết học, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ, làm vậy thì sau này ai dám vào khoa đó, bệnh viện đó mà khám bệnh nữa. Vợ bị cáo còn đối xử nhẫn tâm như vậy thì đối với người ngoài bệnh thì đối xử thế nào? “Là một bác sĩ được đào tạo hẳn hỏi, tri thức đàng hoàng nhưng lương tâm y đức bị cáo để đâu?” – bà Ánh truy vấn. Bà Hội thẩm nhân dân còn đề nghị Tòa án nhân dân Q.Ninh Kiều gửi văn bản đến Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ xem xét lại y đức mỗi bác sĩ khi chữa bệnh cho người dân. Nói rõ lương tâm nghề nghiệp của bác sĩ trị bệnh phải như thế nào. Qua vụ việc trên ta có thể thấy việc đặt câu hỏi của bà Ánh rất hay, đúng trọng tâm, làm cho bị cáo tâm phục khẩu phục và nhận ra hành vi của mình là sai, trái với đạo đức xã hội. 3.2.2. Nguyên nhân Nguyên nhân khách quan Gặp nhiều khó khăn trong sắp xếp tham gia xét xử. Trong quá trình tham gia xét xử án hình sự sơ thẩm, đa số Hội thẩm nhân dân gặp khó khăn trong thu xếp thời gian tham gia xét xử. Hội thẩm nhân dân đương chức thì vừa phải cân nhắc lịch xét xử của Tòa án, vừa phải chịu sự phân công, điều chỉnh công việc của lãnh đạo đơn vị. Hội thẩm nhân dân hưu trí thì thời gian có chủ động hơn nhưng gặp phải những khó khăn về sức khỏe và công việc gia đình hay bị cản trở bởi mối quan hệ tình cảm, huyết thống với những người liên quan đến vụ án mà theo qui định của pháp luật tố tụng hình sự là không được tham gia Hội đồng xét xử. Các văn bản hướng dẫn chưa kịp thời và phù hợp gây khó khăn cho việc áp dụng. Một số quan hệ xã hội mới phát sinh chưa có văn bản pháp luật điều chỉnh hoặc những xung đột, vướng mắc về mặt pháp luật chưa được ngành liên quan hướng dẫn kịp thời, nhất là các qui định về một số tội phạm mới và một số nội dung pháp luật mới sửa đổi chờ văn bản hướng dẫn thi hành. Điều này phát sinh tâm lý bị động, lúng túng trong đánh giá, biểu quyết kết quả xét xử tại phiên tòa của Hội thẩm nhân dân. GVHD: Th.s Mạc Giáng Châu SVTH: Lê Thị Tuyết Mai 61 Luận văn tốt nghiệp: Vai trò của Hội thẩm nhân dân trong phiên tòa hình sự sơ thẩm Nguyên nhân chủ quan Trình độ, năng lực của Hội thẩm nhân dân còn nhiều hạn chế. Trình độ, năng lực của Hội thẩm nhân dân được kiểm chứng bằng khả năng hoàn thành nhiệm vụ tốt hay kém. Vì các vụ án trong xã hội xảy ra muôn màu muôn vẻ, các vấn đề nảy sinh trên nhiều lĩnh vực khác nhau và chứa đựng nhiều yếu tố bất ngờ do đó không thể lường trước được đâu là lĩnh vực có thể xảy ra phạm tội. Các Hội thẩm đã được bổ nhiệm trước không phải lúc nào cũng có thể đưa ra một nhận xét đúng đắn đối với tình tiết của vụ án. Ví dụ: trong thao tác của các công nhân nổ mìn khai thác đá không may gây ra chết người; các Hội thẩm nhân dân được bổ nhiệm trước đó từ các ngành nghề khác như sư phạm, bác sỹ… không phải là người làm trong lĩnh vực nổ mìn khai thác đá liệu có biết được bị cáo đã thực hiện sai quy trình kỹ thuật hay không để đưa ra nhận xét; hay một bác sỹ theo chỉ định được phép sử dụng chất moocphin để cấp cứu bệnh nhân nhưng nạn nhân bị chết, những thành viên Hội thẩm nhân dân không thuộc ngành nghề có thể đưa ra kết luận rằng anh ta đã làm như thế là không đúng với nghiệp vụ và lương tâm hay không,… Do Hội thẩm chỉ am hiểu về một lĩnh vực nhất định, chứ không am hiểu các lĩnh vực khác. Điều này gây khó khăn cho việc thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của Hội thẩm. Mặt khác, trình độ năng lực của Hội thẩm nhân dân còn ảnh hưởng do pháp luật chưa quy định cụ thể về tiêu chuẩn Hội thẩm nhân dân. Theo Điều 5 Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm Tòa án nhân dân năm 2002 thì một trong những tiêu chuẩn để trở thành Hội thẩm nhân dân là phải cần có kiến thức pháp lý. Nhưng pháp luật không quy định cụ thể kiến thức pháp lý của Hội thẩm khi tham gia xét xử các vụ án hình sự cần đáp ứng những yêu cầu gì, cần trình độ nào cho phù hợp với hoạt động xét xử của Tòa án. Trong khi kiến thức pháp lí là một trong những nền tảng vững chắc cho Hội thẩm đưa ra ý kiến chính xác, đúng đắn về vụ án. Ví dụ như trong suốt quá trình xét xử, Hội thẩm không hề đưa ra ý kiến, quan điểm hay đặt câu hỏi cho người tham gia tố tụng để làm sáng tỏ tình tiết vụ án. Do không sâu sắc về khoa học pháp lí trong các ngành luật và thời gian để nghiên cứu hồ sơ nên Hội thẩm sẽ ít nhiều sẽ bị chi phối bởi Thẩm phán ảnh hưởng đến vai trò của người Hội thẩm nhân dân. Do đó thực trạng về trình độ kiến thức pháp lí của Hội thẩm nhân dân hiện nay cần phải được quan tâm nhiều hơn sao cho họ có thể ngang quyền nhưng cũng vừa ngang tài với Thẩm phán thì mới đảm bảo vai trò dân chủ, khách quan, công bằng được; đặc biệt làm cho công tác xét xử đạt hiệu quả một cách cao nhất. GVHD: Th.s Mạc Giáng Châu SVTH: Lê Thị Tuyết Mai 62 Luận văn tốt nghiệp: Vai trò của Hội thẩm nhân dân trong phiên tòa hình sự sơ thẩm Vấn đề kiêm nhiệm của Hội thẩm cũng là điều cần phải quan tâm khi vai trò xét hỏi của Hội thẩm không được đảm bảo thực hiện. Do Hội thẩm nhân dân kiêm nhiệm nên việc nghiên cứu hồ sơ trước khi ra phiên tòa xét xử gặp nhiều khó khăn vì không thể tập trung hết thời gian để nghiên cứu vụ án trước khi xét xử. Có những Hội thẩm trước ngày xét xử mới chạy đến tòa mở hồ sơ vụ án ra xem một cách qua loa hoặc có những Hội thẩm khi phát hiện ra tài liệu mới để nghiên cứu thì không còn thời gian xem đến lúc được mời tham gia xét xử thì Hội thẩm không thể nắm bắt được tình tiết một cách chính xác và đúng đắn nhất. Hiện nay vẫn còn tình trạng một số Hội thẩm không đảm bảo đúng kế hoạch tham gia xét xử dẫn đến Hội thẩm khác phải thay thế để đảm bảo đúng kế hoạch xét xử, hạn chế án tồn hoặc phải hoãn phiên tòa. Những Hội thẩm được chọn để “chữa cháy” này chắc chắn sẽ không kịp nghiên cứu hồ sơ hoặc nghiên cứu hồ sơ không kỹ nên phần nào cũng ảnh hưởng đến việc đưa ra ý kiến trong phần xét hỏi khi được Thẩm phán hỏi đến, do vậy thường đồng ý theo ý kiến của các thành viên khác trong Hội đồng xét xử, thường là theo ý kiến của Thẩm phán chủ tọa phiên tòa chính từ nguyên nhân này đã làm cho việc xét hỏi của Hội thẩm nhân dân tại phiên tòa hình sự sơ thẩm không công bằng, khách quan, không đảm bảo được quyền dân chủ của người bị xét hỏi. Liên quan đến vấn đề kiêm nhiệm của Hội thẩm nhân dân ngày 5 tháng 5 năm 2009 Hội đồng nhân dân thành phố Hồ Chí Minh khóa VII đã họp lần thừ 15 để bầu ra 762 Hội thẩm nhân dân cho Tòa án 24 quận, huyện. Qua kì họp lần này có nhiều ý kiến về Hội thẩm, trong đó ý kiến của đại biểu Trương Trọng Nghĩa – Phó ban ngân sách Hội đồng nhân dân thành phố lo ngại: “quá nhiều cán bộ đương nhiệm tham gia Hội thẩm nhân dân” sẽ dẫn đến việc không đạt hiệu quả như mong muốn. Ngoài ra ông Nghĩa cũng lo lắng: “trong danh sách đề cử có quá nhiều công chức, công việc của Hội thẩm hiện nay cũng đang quá tải, nếu không đủ thời gian nghiên cứu vụ án thì khó mà làm tốt, chỉ có thể nghe theo phán quyết của Thẩm phán mà thôi. Công chức nhà nước thì họ cũng có công việc của chính họ, sợ không đủ thời gian nghiên cứu hồ sơ vụ án”54. Chính vì vậy chất lượng xét hỏi nói riêng, và chất lượng xét xử nói chung sẽ bị ảnh hưởng rất lớn, không đảm bảo được vai trò xét hỏi công bằng, khách quan và dân chủ của người bị xét hỏi và đương nhiên bản án được tuyên cũng sẽ không đảm bảo tính chính xác, khách quan, dân chủ. Hội thẩm chưa tự Tùng Nguyên: Băn khoăn việc quá nhiều cán bộ kiêm hội thẩm nhân dân, http://nhansuvietnam.vn/tintuc/xa_hoi/ban-khoan-viec-qua-nhieu-can-bo-kiem-hoi-tham-nhan-dan/75600.html [truy cập ngày 19/10/2014] 54 GVHD: Th.s Mạc Giáng Châu SVTH: Lê Thị Tuyết Mai 63 Luận văn tốt nghiệp: Vai trò của Hội thẩm nhân dân trong phiên tòa hình sự sơ thẩm mình thấy trách nhiệm là phải luôn nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, nghiệp vụ xét xử; chưa thấy hết vị trí, vai trò và quyền hạn của mình khi tham gia xét xử, từ đó chưa mạnh dạn tranh luận, đưa ra quyết định và chịu trách nhiệm trước quyết định của mình. Vì vậy, bản thân Hội thẩm phải không ngừng nâng cao trình độ kiến thức pháp luật ở các lĩnh vực cũng như nghiệp vụ xét xử để ngang tầm với Thẩm phán. Từ đó khẳng định được vị trí vai trò của mình đã được pháp luật quy định “Khi xét xử Hội thẩm ngang quyền với Thẩm phán”, dám tranh luận, dám bảo lưu ý kiến, dám đưa ra quyết định, dám chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Chế độ chính sách đối với Hội thẩm nhân dân. Có thể nói rằng sự đãi ngộ đối với Hội thẩm nhân dân chưa tương xứng về vật chất lẫn tinh thần; trong khi đó chúng ta có xu hướng đòi hỏi ngày càng cao đối với các Hội thẩm nhân dân. Bởi một lẽ, việc chỉ được 90.000 đồng cho một ngày ngồi phiên tòa55 chắc hẳn ảnh hưởng ít nhiều dến sự nhiệt tình của các Hội thẩm, nhất là các Hội thẩm ở vùng sâu vùng xa, không thuận lợi cho việc đi lại, số tiền bồi dưỡng trên không đủ chi phí cho Hội thẩm khi đến tham gia phiên tòa. Đối với những cán bộ đương chức hiện là Hội thẩm nhân dân cũng như cán bộ hưu trí thì việc tính toán cho thù lao cho công sức bỏ ra và trách nhiệm tinh thần của họ trước pháp luật là điều cần thiết. Hội thẩm nhân dân phải chịu thách thức và áp lực. Hội thẩm nhân dân cùng với Thẩm phán được “nhân danh Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” để tuyên một bản án là một niềm tự hào và vinh dự; song bên cạnh niềm vinh dự tự hào đó thì cũng là những thách thức và trách nhiệm của Hội đồng xét xử bởi lẽ lao động của họ là lao động đặc thù, hoạt động dựa trên cơ sở các quy định của pháp luật. Đối tượng mà Hội đồng xét xử giải quyết là con người, là quyền lợi hợp pháp của họ, mỗi phán quyết của Tòa án ảnh hưởng đến quyền lợi của mỗi con người cả về chính trị, kinh tế, danh dự nhân phẩm, đôi khi là cả sinh mạng của con người. Do vậy để kết quả xét xử đúng người đúng tội đúng pháp luật không để oan người vô tội, không bỏ loạt tội phạm, mang lại công bằng cho nhân dân là một áp lực và thách thức không hề nhỏ. Lao động của Hội thẩm phải chịu áp lực từ các phần tử tội phạm, xã hội, công luận, sự giám sát cảu nhân dân. Bên cạnh đó tình hình tội phạm hiện nay càng phức tạp, thủ đoạn phạm tội hết sức tinh vi, áp lực công việc chuyên môn và việc xét xử ngày một cao; Quyết định số 41/2012/QĐ-TTg ngày 05/10/2012 về chế độ bồi dưỡng đối với người tham gia phiên tòa, phiên họp giải quyết vụ việc dân sự 55 GVHD: Th.s Mạc Giáng Châu SVTH: Lê Thị Tuyết Mai 64 Luận văn tốt nghiệp: Vai trò của Hội thẩm nhân dân trong phiên tòa hình sự sơ thẩm trong khi đó theo quy định tại Điều 10 của Bộ luật tố tụng hình sự 2003 thì “trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan tiến hành tố tụng”. Như vậy ngoài chức năng xét xử Hội thẩm nhân dân còn phải có cả nghĩa vụ chứng minh vụ án đây cũng là một thách thức lớn, nếu không cẩn trọng, thiếu trách nhiệm thì có thể đưa ra những quyết định chủ quan khi phán quyết về tội danh và hình phạt. 3.2.3. Giải pháp nâng cao vai trò của Hội thẩm nhân dân trong phiên tòa hình sự sơ thẩm về mặt thực tiễn Trên cơ sở tìm hiểu những vấn đề về những mặt chưa đạt của Hội thẩm nhân dân thì cần phải đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện vai trò của Hội thẩm nhân dân trong phiên tòa hình sự sơ thẩm Giải pháp chung Một là, nâng cao phẩm chất đạo đức, chính trị của Hội thẩm nhân dân bằng việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Hội thẩm nhân dân cần tự trao dồi kiến thức và làm theo tấn gương đạo đức Hồ Chí Minh, trong hoạt động nghiệp vụ cũng như trong quan hệ với quần chúng nhân dân. Tự rèn luyện đạo dức chính trị của bản thân trong việc noi gương Bác Hồ. Đây là điều cần thiết cho người Hội thẩm nhân dân vì Hội thẩm nhân dân là người luôn phải tiếp xúc với các mặt trái của xã hội nên vấn đề rèn luyện đạo đức và đều thường xuyên thực hiện. Hội thẩm nhân dân khong rèn luyện đạo đức dễ bị kẻ xấu mua chuộc, lợi dụng. Cho nên việc học tập và rèn luyện vấn đề đạo đức, tác phong của Hội thẩm được đặt lên hàng đầu. Hai là, tăng cường sự lãnh đạo, quản lý, chỉ đạo của Chánh án Toà án nhân dân các cấp, sự phối hợp chỉ đạo quản lý của Hội đồng nhân dân các cấp, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nhằm nâng cao trách nhiệm của Hội thẩm nhân dân trong thực thi nhiệm vụ. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của Hội thẩm nhân dân nhằm kịp thời chấn chỉnh, xử lý nghiêm minh đối với những trường hợp Hội thẩm nhân dân vi phạm chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, có biểu hiện nhũng nhiễu, tiêu cực trong hoạt động nghề nghiệp. Ba là, thường xuyên giáo dục ý thức trách nhiệm, cũng như trình độ chuyên môn cho nghiệp vụ cho Hội thẩm. Những vấn đề này có ý nghĩa quan trọng trong việc xét xử tại phiên tòa hình sự. Đây là trách nhiệm chung của Tòa án đối với Hội thẩm nhân dân. Riêng Hội thẩm nhân dân cũng cần phải tự học hỏi, tìm tòi, nghiên cứu và tự GVHD: Th.s Mạc Giáng Châu SVTH: Lê Thị Tuyết Mai 65 Luận văn tốt nghiệp: Vai trò của Hội thẩm nhân dân trong phiên tòa hình sự sơ thẩm hoàn thiện. Cần nâng cao trách nhiệm của Hội thẩm khi thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn, hướng cho Hội thẩm nhân dân thấy được nhiệm vụ cao cả vai trò thiêng liêng cuả mình. Trình độ là yếu tố cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ của Hội thẩm, do đó cần phải nâng cao trình độ pháp lí và ý thức trách nhiệm của Hội thẩm. Bốn là, đổi mới việc đào tạo, bồi dưỡng Hội thẩm nhân dân. Trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp và phẩm chất chính trị của đội ngũ Hội thẩm nhân dân góp phần quyết định chất lượng công tác xét xử, đồng thời việc hoàn thiện pháp luật về Hội thẩm nhân dân sẽ không phát huy tác dụng nếu trình độ, phẩm chất, năng lực của Hội thẩm nhân dân không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. Vì vậy, bên cạnh việc hoàn thiện các quy định pháp luật về Hội thẩm nhân dân, cần chú trọng quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng Hội thẩm nhân dân. Cần tăng cường giáo dục phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp, nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ Hội thẩm nhân dân. Nâng cao chất lượng, đổi mới nội dung, phương pháp bồi dưỡng nghiệp vụ cho Hội thẩm nhân dân, để đảm bảo cho đội ngũ Hội thẩm nhân dân có kỹ năng nghề nghiệp, kiến thức thực tiễn, phẩm chất, đạo đức trong sạch và dũng cảm đấu tranh vì công lý, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa. Năm là, văn hóa ứng xử của Hội thẩm nhân dân tại phiên tòa hình sự là cách thức xử sự của Hội thẩm nhân dân với người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng. Tại phiên tòa Hội thẩm nhân dân tiếp xúc với nhiều đối tượng nên cần phải thể hiện văn hóa đúng mực. Để nâng cao văn hóa ứng xử của Hội thẩm nhân dân tại phiên tòa thì ngoài việc tuân thủ theo pháp luật, hiểu và vận dụng pháp luật Hội thẩm còn phải là tấm gương về việc chấp hành các quy định của pháp luật. Bên cạnh đó yêu cầu về trình độ và nghiệp vụ, kỹ năng xét hỏi, kỹ năng cảm hóa giáo dục và thuyết phục cũng không kém phần quan trọng. Ngoài ra đạo đức nghề nghiệp cũng góp phần vào việc nâng cao trình độ văn hóa ứng xử của Hội thẩm. Giải pháp cụ thể  Giải quyết vấn đề kiêm nhiệm của Hội thẩm nhân dân cũng là một nội dung quan trọng đảm bảo việc xét hỏi có chất lượng, đúng trọng tâm, tìm ra sự thật vụ án nhanh chống, chính xác, nâng cao chất lượng trong phiên tòa hình sự sơ thẩm. Để phần xét hỏi tại phiên tòa có chất lượng cũng như nghị án được diễn ra suôn sẻ thì cần phải có khâu nghiên cứu hồ sơ cẩn thận, sự chuẩn bị chu đáo. Theo quy định của pháp luật thì khi được phân công làm nhiệm vụ xét xử, trong thời hạn ít nhất bảy ngày làm việc GVHD: Th.s Mạc Giáng Châu SVTH: Lê Thị Tuyết Mai 66 Luận văn tốt nghiệp: Vai trò của Hội thẩm nhân dân trong phiên tòa hình sự sơ thẩm trước khi mở phiên tòa, Thẩm phán được phân công làm chủ tọa phiên tòa có trách nhiệm gửi giấy mời Hội thẩm đến trụ sở Tòa án để nghiên cứu hồ sơ vụ án và trao đổi về các vấn đề cần thiết về nghiệp vụ xét xử đối với vụ án đó56. Tuy nhiên, cũng cần phải tăng thêm thời gian cụ thể, hợp lí để Hội thẩm có thể nghiên cứu hồ sơ một cách thấu đáo và hiệu quả nhất. Bên cạnh đó pháp luật ta nên quy định Hội thẩm nhân dân có một bản sao hồ sơ vụ án để Hội thẩm có thể nghiên cứu bất cứ lúc nào mà mình cảm thấy thuận tiện để có thể nắm bắt nội dung, tình tiết có trong hồ sơ một cách nhanh chóng. Qua đó, Hội thẩm sẽ chủ động hơn và độc lập với Thẩm phán trong quá trình xét hỏi, khi kiểm tra, đối chứng với các chứng cứ cóa trong hồ sơ vụ án và các chứng cứ mới có tại phiên tòa. Mặt khác, Tòa án phải thường xuyên chú ý, quan tâm tới Hội thẩm để tạo điều kiện cho Hội thẩm làm công việc kiêm nhiệm của mình một cách hiệu quả nhất, cụ thể: Tòa án phải phân công cán bộ chuyên trách gửi lịch phân công xét xử hàng tháng đến các Hội thẩm nếu có thay đổi thì bổ sung kịp thời và thông báo đến các Hội thẩm để sắp xếp công việc nghiên cứu hồ sơ, chuẩn bị tốt về mọi mặt để tham gia xét xử, phát huy vai trò của mình trong phiên tòa. Giải quyết tốt vấn đề kiêm nhiệm của Hội thẩm giúp Hội thẩm có thể tập trung nghiên cứu hồ sơ, nắm bắt nội dung vụ án một cách đúng đắn và chính xác. Từ đó Hội thẩm có thể đưa ra những ý kiến, quan điểm của mình về giải quyết vụ án, không phụ thuộc vào Thẩm phán, góp phần làm cho bản án được tuyên mang đậm tính dân chủ hơn.  Các Hội thẩm nhân dân phải nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, giữ gìn đạo đức, lương tâm nghề nghiệp. Bởi lẽ, năng lực xét xử và đạo đức phẩm chất trong sáng không thể tách rời nhau; có năng lực thì đạo đức mới phát huy, có đạo đức thì năng lực mới giữ vững phẩm chất trong sạch. Chất lượng Hội thẩm nhân dân cần được quan tâm đúng mức hơn từ khâu giới thiệu người để bầu, đến khâu bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ Hội thẩm. Cụ thể là khi lựa chọn Hội thẩm cầm kiểm tra, xem xét kỹ về mặt pháp lí mà từng Hội thẩm đã hiểu biết kiến thức pháp lí đến mức nào để bồi dưỡng cho thích hợp. Về nội dung bồi dưỡng nghiệp vụ chủ yếu nâng cao hiểu biết về kiến thức pháp lí cơ bản, kinh nghiệm xét xử; nhiệm vụ và quyền hạn của Hội thẩm theo qui định pháp luật. Nội dung kiến thức pháp lí cơ bản để phục vụ tốt cho quá trình xét xử sơ thẩm hình sự: Hội thẩm nắm được các điều khoản về các tội cơ bản trong Bộ Quy chế về Tổ chức hoạt động của Hội thẩm tòa án nhân dân (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 05/2005/NQLT – TANDTC – BNV – UBTUMTTQ ngày 05 tháng 12 năm 2005 của Tòa án nhân dân tối cao – Bộ Nội vụ - Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam) 56 GVHD: Th.s Mạc Giáng Châu SVTH: Lê Thị Tuyết Mai 67 Luận văn tốt nghiệp: Vai trò của Hội thẩm nhân dân trong phiên tòa hình sự sơ thẩm luật hình sự, quy định về khung hình phạt như thế nào cho hợp lí, đồng thời các cấu thành tội phạm của một vụ án có đầy đủ và khớp với tình tiết vụ án không. Cần phải có kế hoạch bồi dưỡng hợp lí và đồng bộ cho Hội thẩm nhân dân. Cần đổi mới cơ chế bồi dưỡng Hội thẩm theo hướng phù hợp cần mở các lớp bồi dưỡng Hội thẩm có ít nhất là 2 kì (một kì tập huấn và một kì chuyên đề nghiệp vụ) mỗi kỳ từ 5 đến 7 ngày; biên soạn tài liệu bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ thống nhất cho Hội thẩm: việc bồi dưỡng nghiệp vụ xét xử cho Hội thẩm nhân dân cần được biên soạn thành nội dung chương trình để tất cả những người được bầu làm Hội thẩm đều được bồi dưỡng nghiệp vụ với thời hạn ít nhất từ một tháng đến ba tháng. Ngoài ra, Hội thẩm cần chú ý đến các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ để có thể quyết định đúng đắn trong phần nghị án. Bên cạnh đó việc nắm vững các nguyên tắc cơ bản trong hoạt động xét xử của tòa án, các nguyên tắc trong Bộ luật tố tụng hình sự chắc chắn cũng cần thiết để Hội thẩm có những kiến thức pháp lí vững vàng phục vụ cho việc xét hỏi, tranh luận, nghị án được dễ dàng và có hiệu quả hơn. Một nền tư pháp nhân dân không thể thiếu đại diện của nhân dân tham gia vào việc xét xử, nhưng cũng không thể chấp nhận tính hình thức của những đại diện đó. Vì vậy, việc nâng cao kiến thức của Hội thẩm nhân dân là vấn đề vô cùng quan trọng và thiết thực trong tình hình hiện nay.  Cần có cơ chế bảo đảm tính mạng, sức khỏe, danh dự cho Hội thẩm và thành viên gia đình họ. Để hoàn thành tốt vai trò của mình tại phiên tòa thì Hội thẩm phải có một tâm lí thoải mái, không bị áp lực đe dọa từ bất kí thế lực nào. Do đặc thù công việc xét xử là phải thường xuyên đối mặt với mặt trái của xã hội để bảo vệ công lí không ít Hội thẩm đã bị xâm hại đến quyền lợi của mình kể cả về danh dự, nhân phẩm và sức khỏe cho đến nay việc xử lí nghiêm những hành vi đó là hết sức cần thiết. Chính vì chưa có quy định bảo vệ nên đã có những trường hợp Hội thẩm xét xử xong bị hành hung, bị đe dọa đến tính mạng như vụ Hội đồng xét xử sơ thẩm vụ án mua bán ma túy tại Tòa án nhân dân thành phố Hạ Long - tỉnh Quảng Ninh bị người thân của bị cáo đánh đuổi. Vụ án được tóm tắt như sau: Sáng ngày 28/2/2005 Tòa án nhân dân thành phố Hạ Long (Quảng Ninh) mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử 10 đối tượng phạm tội mua bán ma túy. Hội đồng xét xử gồm 3 người do Thẩm phán Nguyễn Bình Vân làm chủ toạ. Sau lời tuyên án, lực lượng cảnh sát dẫn giải bị cáo ra xe thì bị cáo Nguyễn Hoàng Anh (mức án 10 năm tù) lớn tiếng chửi bới Hội đồng xét xử. Trong số người tham dự phiên tòa có ông Hợi - bố của Hoàng Anh. Ông này kích động người thân của các bị cáo khác cùng lăng mạ các cán bộ tham gia xét xử. Đám đông khoảng GVHD: Th.s Mạc Giáng Châu SVTH: Lê Thị Tuyết Mai 68 Luận văn tốt nghiệp: Vai trò của Hội thẩm nhân dân trong phiên tòa hình sự sơ thẩm 20 người lao vào phòng xử án (nơi thẩm phán và các hội thẩm nhân dân đang “cố thủ”) đập phá bàn ghế, ấm chén và đuổi đánh Hội đồng xét xử. Hội thẩm nhân dân Đào Bá Sắc bị đám đông túm áo, giữ tay, đấm đá khiến khắp cơ thể thâm tím.57 Tuy kẻ ác đã bị trừng trị, nhưng đây là những thiệt thòi không thể bù đắp được đối với người Hội thẩm đã hết mình vì công lí thể hiện hết vai trò của mình nhưng lại bị hành hung như thế. Tuy vết thương thân thể cũng là điều đáng quan tâm nhưng điều quan trọng hơn ở đây là mối quan ngại của những người sắp được bầu làm Hội thẩm và những người thân của họ. Thậm chí có thể dẫn đến việc tránh nguy hiểm cho bản thân và người thân nên họ e ngại trước tội phạm, không an tâm thể hiện hết vai trò của mình trong phiên tòa. Cũng chính vì lẽ đó càng thấy rõ sự cần thiết phải có cơ chế đảm bảo tính mạng, sức khỏe, danh dự cho Hội thẩm. Từ thực tiễn nghiên cứu về các vấn đề về những mặt tồn tại về pháp lý và trên thực tiễn của vai trò của Hội thẩm nhân dân trong phiên tòa hình sự sơ thẩm. Cho thấy vấn đề Hội thẩm nhân dân còn nhiều thiếu sót và bất cập trong thực tế cũng như trong quy định của pháp luật về Hội thẩm. Vấn đề đặt ra là việc hoàn thiện pháp luật cũng như thực tiễn về Hội thẩm nhân dân phải được kịp thời và hiệu quả. Đồng thời đưa ra những giải pháp, đề xuất đúng đắn nhằm khẳng định vai trò của Hội thẩm nhân dân tỏng phiên tòa hình sự sơ thẩm. Chính từ sự nhận thức và hành động thiết thực đối với vai trò của Hội thẩm nhân dân sẽ góp phần giải quyết vụ án được chính xác, đúng người, đúng tội. Thẩm phán bị đuổi đánh, http://pda.vietbao.vn/An-ninh-Phap-luat/Tham-phan-bi-duoi-danh/55054749/218/ [truy cập ngày 19/10/2014] 57 GVHD: Th.s Mạc Giáng Châu SVTH: Lê Thị Tuyết Mai 69 Luận văn tốt nghiệp: Vai trò của Hội thẩm nhân dân trong phiên tòa hình sự sơ thẩm KẾT LUẬN Đề tài “Vai trò của Hội thẩm nhân dân trong phiên tòa hình sự sơ thẩm”, đã và đang là một vấn đề thời sự được nhiều người quan tâm trong khoa học tố tụng hình sự. Trên những kết quả đạt được khi nghiên cứu sẽ góp phần hoàn thiện hơn nữa các chế định và góp phần xây dựng một nhà nước pháp quyền, một xã hội dân chủ, văn minh, đảm bảo cho mọi công dân được công bằng hạnh phúc. Trong suốt quá trình tìm hiểu, nghiên cứu đề tài này trên nhiều phương diện như lý luận, pháp lý và thực tiễn; người viết đã đúc kết được các vấn đề như sau: Trong điều kiện hiện nay chúng ta đang tiếp tục thực hiện công cuộc đổi mới, tiến hành sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước, tiến hành cải cách tư pháp, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của dân, do dân và vì dân. Cùng với việc phát triển kinh tế, xã hội hiện nay; bên cạnh những tiến bộ xã hội đang được ổn định và giữ vững, cũng phát sinh nhiều vấn đề cần giải quyết; trong đó vấn đề tội phạm hình sự ngày càng gia tăng về số lượng, tính chất cũng phức tạp hơn. Vì thế làm công tác xét xử của Toà án ngày càng nặng nề hơn, khó khăn, phức tạp hơn và công việc đó đặt trên vai đội ngũ Hội thẩm nhân dân. Trước những yêu cầu trên thì việc phải nâng cao vai trò của Hội thẩm nhân dân trong phiên tòa hình sự sơ thẩm hình sự là yêu cầu khách quan, giải pháp quan trọng để thực hiện chủ trương cải cách tư pháp nói chung và nâng cao chất lượng và hiệu quả xét xử của Toà án nói riêng. Đáp ứng mọi yêu cầu đòi hỏi của xã hội, của nhân dân trong việc bảo vệ công lý, quyền con người. Với vai trò là thành viên của Hội đồng xét xử, Hội thẩm nhân dân có nhiệm vụ đảm bảo việc xét xử tại phiên tòa là có căn cứ và đúng pháp luật, đảm bảo việc xét xử dân chủ. Tuy nhiên trên thực tế thì trong quá trình thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của Hội thẩm cong tồn tại nhiều mặt hạn chế. Trong đó yếu tố đầu tiên chính là những quy định của pháp luật về Hội thẩm chưa rõ ràng gây khó khăn cho quá trình thực hiện vai trò của Hội thẩm. Ngoài ra về thực tiễn nhận thức và khả năng trình độ của một số bộ phận Hội thẩm còn nhiều yếu kém chưa đáp ứng được yêu cầu của tình hình tội phạm và gây khó khăn cho việc xét xử tại phiên tòa hình sự sơ thẩm. Để tạo điều kiện thuận lợi cho Hội thẩm thực hiện tốt nhiệm vụ và quyền hạn thì cần có những giải pháp thiết thực nhằm hoàn thiện những vấn đề về pháp lý và thực tiễn đối với Hội thẩm nhân dân. GVHD: Th.s Mạc Giáng Châu SVTH: Lê Thị Tuyết Mai 70 Luận văn tốt nghiệp: Vai trò của Hội thẩm nhân dân trong phiên tòa hình sự sơ thẩm Trên cơ sở nghiên cứu về một số vấn đề về Hội thẩm nhân dân đã đạt được những kết quả hữu ích đối với việc thực hiện vai trò của Hội thẩm nhân dân trong phiên tòa hình sự sơ thẩm. Đề tài đã làm rõ những tồn tại cơ bản về mặt pháp lý đối với vai trò của Hội thẩm, đồng thời đã có những giải pháp nhằm khắc phục và hoàn thiện những tồn tại đó để đảm bảo cho Hội thẩm thực hiện nhiệm vụ một cách thuận lợi và chính xác. Bên cạnh đó đề tài đã phân tích, lý giải được những mặt hạn chế thực tiễn đối với Hội thẩm khi thực hiện vai trò của mình tại phiên tòa hình sự sơ thẩm theo quy định của pháp luật. Từ đó giúp cho Hội thẩm có nhận thức đúng dắn hơn về tầm quan trọng của bản thân khi tham gia xét xử. Ngoài ra còn tạo điều kiện cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền đề ra những phương hướng, chủ trương, kê hoạch nhằm xây dựng đội ngũ Hội thẩm nhân dân phù hợp với yêu cầu cải cách tư pháp. Trên đây là kết quả nghiên cứu ban đầu của người viết về vai trò của Hội thẩm nhân dân trong phiên tòa hình sự sơ thẩm. Do điều kiện nghiên cứu, cũng như năng lực bản thân hạn chế trong việc tìm hiểu và phân tích luật nên đề tài khó tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý Thầy, Cô để đề tài nghiên cứu này của người viết được hoàn thiện hơn. GVHD: Th.s Mạc Giáng Châu SVTH: Lê Thị Tuyết Mai 71 [...]... nghiệp: Vai trò của Hội thẩm nhân dân trong phiên tòa hình sự sơ thẩm CHƯƠNG 2 VAI TRÒ CỦA HỘI THẨM NHÂN DÂN TRONG PHIÊN TÒA HÌNH SỰ SƠ THẨM THEO QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ Vai trò của Hội thẩm nhân dân trong phiên tòa nói chung và phiên tòa hình sự nói riêng là rất quan trọng vì nó là nền tảng đảm bảo cho việc xét xử bình đẳng, dân chủ, khách quan Vai trò này xuất phát từ bản chất của Nhà nước ta... Hội thẩm nhân dân nói riêng sẽ nhanh chóng áp dụng pháp luật phù hợp với từng đặc điểm của phiên tòa, đó cũng chính là cơ sở để hoạt động của phiên tòa có chất lượng, có tác dụng nâng cao ý thức pháp luật cho mọi công dân 1.2 Cơ sở lý luận về vai trò và nguyên tắc xét xử độc lập của Hội thẩm nhân dân trong phiên tòa hình sự sơ thẩm 1.2.1 Vai trò của Hội thẩm nhân dân trong xét xử án hình sự sơ thẩm Trong. .. 1.1.2.2 Khái niệm phiên tòa hình sự sơ thẩm Phiên tòa là nơi diễn ra hoạt động xét xử của tòa án nhân dân Theo từ điển Luật học thì định nghĩa sơ thẩm là lần đầu tiên đưa ra xét xử vụ án tại một Tòa án có thẩm quyền Phiên tòa hình sự sơ thẩm là phiên tòa xét xử lần thứ nhất (cấp thứ nhất) vụ án hình sự do Tòa án được giao thẩm quyền thực hiện theo quy định của pháp luật Phiên tòa hình sự sơ thẩm gồm bốn... của nhân dân trước tòa án, thì Hội thẩm nhân dân 25 Xem thêm Điều 185 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 GVHD: Th.s Mạc Giáng Châu SVTH: Lê Thị Tuyết Mai 29 Luận văn tốt nghiệp: Vai trò của Hội thẩm nhân dân trong phiên tòa hình sự sơ thẩm phải đề nghị Thẩm phán chủ tọa phiên tòa ra quyết định hoãn phiên tòa và giao quyết định đưa vụ án ra xét xử cho bị cáo A 2.2 Vai trò của hội thẩm nhân dân trong giai... định Hội thẩm nhân dân trong công tác xét xử của Tòa án là một nguyên tắc Hiến định Sự tham gia của Hội thẩm vào công tác xét xử của Tòa án nhằm: 16 Xem thêm Điều 2 Hiến pháp 2013 GVHD: Th.s Mạc Giáng Châu SVTH: Lê Thị Tuyết Mai 15 Luận văn tốt nghiệp: Vai trò của Hội thẩm nhân dân trong phiên tòa hình sự sơ thẩm Thứ nhất, thể hiện vai trò đại diện của nhân dân và tăng cường tính chất dân chủ trong. .. nghiệp: Vai trò của Hội thẩm nhân dân trong phiên tòa hình sự sơ thẩm nhân dân tham gia vào quá trình tố tụng hình sự để giám sát hoạt động của Tòa án theo tinh thần của nguyên tắc dân chủ được ghi nhận tại Điều 2 Hiến pháp năm 2013 “Nước Cộng hòa xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam do nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân Bởi lẽ, Hội thẩm là một chức danh do Hội dồng nhân dân bầu ra, nên Hội. .. UBTWMTTQVN của Tòa án nhân dân tối cao - Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam hướng dẫn về việc chuẩn bị nhân sự và giới thiệu bầu Hội thẩm Tòa án nhân dân 7 GVHD: Th.s Mạc Giáng Châu SVTH: Lê Thị Tuyết Mai 8 Luận văn tốt nghiệp: Vai trò của Hội thẩm nhân dân trong phiên tòa hình sự sơ thẩm một biện pháp chế tài để hạn chế thấp nhất những vi phạm có thể xảy ra trong quá trình thực hiện nhiệm vụ Hội thẩm Tòa án nhân. .. với sự tham gia của Hội thẩm trong công tác xét xử vai trò làm chủ tập thể của nhân dân hay tư tưởng “lấy dân làm gốc” của Đảng Cộng sản Việt Nam trong hệ thống luật tư pháp đã được luật hóa một cách cụ thể Chế định Hội thẩm nhân dân 20 Xem thêm Điều 19 Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002 GVHD: Th.s Mạc Giáng Châu SVTH: Lê Thị Tuyết Mai 24 Luận văn tốt nghiệp: Vai trò của Hội thẩm nhân dân trong phiên. .. quyền hạn và trách nhiệm của Hội thẩm được quy định trong các văn bản như Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002; Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm Tòa án nhân dân năm 2002, sửa đổi bổ sung năm 2011; Quy chế về tổ chức và hoạt động của Hội thẩm Tòa án nhân dân năm 2005 Hội thẩm nhân dân là người kiêm nhiệm giữ nhiệm vụ xét xử không chuyên, chịu sự quản lí của Chánh án Tòa án nhân dân địa phương theo quy... trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo28 Để làm tốt vai trò 26 Đinh Văn Quế: “Thủ tục xét xử các vụ án hình sự , Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, trang 179 27 Quy chế tổ chức và hoạt động Hội thẩm nhân dân năm 2005 28 Xem thêm Điều 10 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 GVHD: Th.s Mạc Giáng Châu SVTH: Lê Thị Tuyết Mai 30 Luận văn tốt nghiệp: Vai trò của Hội thẩm nhân dân trong phiên tòa hình sự sơ thẩm của một

Ngày đăng: 03/10/2015, 05:27

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan