Tồn tại thực tiễn về vai trò của Hội thẩm nhân dân trong phiên tòa hình sự

Một phần của tài liệu vai trò của hội thẩm nhân dân trong phiên tòa hình sự sơ thẩm (Trang 58)

nhân dân trong phiên tòa hình sự sơ thẩm

Việc xét xử có Hội thẩm nhân dân tham gia đã được Hiến pháp và pháp luật quy định, đó là một trong những nguyên tắc thể hiện rõ tư tưởng “Nhà nước của dân, do dân và vì dân” và chế độ xã hội chủ nghĩa. Ghi nhận vai trò của Hội thẩm trong việc xét xử án hình sự sơ thẩm trong những năm qua. Tuy nhiên cũng cần thẳng thắn nhìn nhận rằng một số nơi, việc tham gia của Hội thẩm tại các phiên tòa vẫn còn mang nặng tính hình thức, còn phụ thuộc nhiều vào Thẩm phán, chưa thể hiện được vai trò của mình tại phiên tòa. Trong khi mục đích của chế định Hội thẩm nhân dân không đơn thuần là cùng với Thẩm phán xét xử, mà quan trọng hơn là pháp luật giao trọng trách cho Hội thẩm nhân dân thay mặt nhân dân tham gia xét xử, giám sát hạn chế tiêu cực trong hoạt dộng của Tòa án, bảo vệ công lý, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa. Thực tế thời gian qua cho thấy vai trò của Hội thẩm nhân dân tại các phiên tòa hình sự sơ thẩm còn mờ nhạt dẫn đến chất lượng xét xử các vụ án chưa cao.

3.2.1. Tồn tại thực tiễn về vai trò của Hội thẩm nhân dân trong phiên tòa hình sự sơ thẩm sơ thẩm

Việc xét hỏi tại phiên tòa của Hội thẩm nhân dân còn nhiều bất cập. Là một thành viên chiếm đa số trong Hội đồng xét xử nhưng tại phiên tòa vai trò của Hội thẩm trong lúc xét hỏi rất mờ nhạt. Có rất nhiều trường hợp Hội thẩm nhân dân không tập trung tham gia xét xử, có vị thì ngồi đọc báo, có vị thì nghe điện thoại ngay trong lúc phiên tòa được diễn ra. Chính vì thái độ thờ ơ, vô tâm, không có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc nên hầu hết các Hội thẩm thường rất thụ động trong quá trình xét hỏi do Hội thẩm nhân dân chưa nhận thức đúng đắn về việc xét hỏi tại phiên tòa. Đa số các Hội thẩm nhân dân chưa thấy được vai trò quan trọng của mình trong việc xét hỏi bị cáo, bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan nên trong phần thủ tục này đa phần là do Thẩm phán chủ tọa phiên tòa xét hỏi còn Hội thẩm chỉ dừng lại ở mức “phụ họa”, trong khi vai trò mà pháp luật quy định cho Hội thẩm là đảm bảo bảo vệ quyền lợi của bị cáo, người bị hại trước Tòa, đảm bảo việc

GVHD: Th.s Mạc Giáng Châu SVTH: Lê Thị Tuyết Mai 56

thực hiện xét hỏi công bằng, khách quan, chí công vô tư nhưng đi dự phiên tòa thực tế thì chúng ta thấy những Hội thẩm không hỏi được lời nào, khi Thẩm phán hỏi Hội thẩm có ý kiến gì để hỏi người tham gia tố tụng hay không thì chỉ nhận được câu trả lời bằng cái lắc đầu rất nhẹ nhàng. Có những Hội thẩm tham gia xét hỏi nhưng không chuẩn bị nghiên cứu hồ sơ kĩ lưỡng tình tiết của vụ án, vì vậy những câu hỏi mà họ đặt ra không sát với thực tế, không đúng trọng tâm vụ án, chưa thể hiện được vai trò đảm bảo thực hiện việc xét hỏi công bằng, khách quan. Ví dụ tiêu biểu cho trường hợp này là: Trong một phiên tòa xét xử hình sự sơ thẩm, tội danh xâm phạm sở hữu, cụ thể hơn là tội trộm cắp tài sản quy định tại điều 138 Bộ luật hình sự do Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội xét xử, có vị Hội thẩm giải thích với bị cáo rằng: “Việc anh lấy cắp tài sản của chị A là anh phạm lỗi với Nhà nước, do đó anh phải chịu trách nhiệm trước Nhà nước”. Sự giải thích này hoàn toàn thiếu chính xác. Bởi vì, hành vi ai đó lấy cắp tài sản của người khác, trước tiên người này xâm phạm vào quyền sở hữu tài sản của người bị mất tài sản, còn dưới góc độ luật pháp, quyền sở hữu này được Nhà nước bảo vệ, được pháp luật bảo vệ; do vậy, nếu có sự xâm phạm, các cơ quan Nhà nước sẽ đứng ra bảo vệ, giải quyết, phán xét. Đáng nói hơn, đã có không ít Hội thẩm còn không xác định chính xác tên gọi của các bị can, bị cáo theo tiến trình tố tụng. Đơn cử như vụ án hình sự sơ thẩm được Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội xét xử vào ngày 31/10/2007 vừa qua, tại phần thẩm vấn, những người tham dự phiên tòa đếm được không dưới 10 lần vị Hội thẩm gọi bị cáo đang đứng trước vành móng ngựa là bị can. Với vẻ mặt trịnh trọng, Hội thẩm nọ phân tích, giảng giải cho bị cáo những sai trái của mình, nhưng thay vì tên gọi đúng như luật định dành cho những người đứng trước vành móng ngựa là “bị cáo” thì vị Hội thẩm này lại luôn miệng “bị can”49. Hay tại một phiên tòa xử vụ án gây rối trật tự công cộng của một Tòa án nhân dân huyện, vị Hội thẩm nhân dân cao giọng hỏi một bị cáo: “Khi tham gia gây rối có đem theo dao không?”. Bị cáo lí nhí thưa: “Dạ có”. Vị này hỏi tiếp: “Đem theo dao sao không đâm?”. Bị cáo chỉ biết ngơ ngác nhìn tòa, miệng ú ớ không biết nói gì. Hay tại một phiên tòa xét xử vụ án trộm cắp, một vị Hội thẩm nhân dân cũng hỏi bị cáo: “Trước khi đi ăn trộm, bị cáo có ghé nhà ai không?”. Bị cáo khai: “Dạ có, bị cáo ghé nhà ông nội của bị cáo chơi”. “Sao không ghé nhà ông ngoại?”. Bị cáo nhìn quanh rồi thưa: “Bị cáo không biết ạ”50. Từ những

49 Bảo Thắng: Cần nâng cao trình độ của hội thẩm, http://www.anninhthudo.vn/an-ninh-doi-song/can-nang-cao-

trinh-do-cua-hoi-tham/316128.antd [truy cập ngày 10/10/2014]

GVHD: Th.s Mạc Giáng Châu SVTH: Lê Thị Tuyết Mai 57

vụ việc trên cho thấy nhiều vụ Hội thẩm chỉ hỏi những tình tiết quá đơn giản hoặc những câu hỏi mang tính chất hỏi đáp trả lời hàm ý trong câu hỏi, không giúp nhiều cho việc làm sáng tỏ tính chất, mức độ nguy hiểm của vụ án, hoặc có những vị Hội thẩm đặt những câu hỏi mang tính chất nhắc lại, khẳng định lại những người tiến hành tố tụng đã hỏi trước đó; thậm chí khi đặt câu hỏi rồi Hội thẩm không biết giải thích điều luật của bị cáo đã phạm phải để phân tích đúng sai cho bị cáo hiểu rõ được hành vi của mình là vi phạm pháp luật nên từ đó Hội thẩm đã tự mình làm giảm đi hình ảnh một người Hội thẩm của nhân dân trong lòng nhân dân, và đặc biệt là ảnh hưởng đến uy nghiêm của Hội đồng xét xử.

Vấn đề ứng xử của Hội thẩm nhân dân đối với bị cáo tại phiên tòa vẫn là vấn đề

cần xem xét. Một số Hội thẩm nhân dân chưa nhận thức đúng đắn về việc xét xử của

Tòa án, vì “Không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật.”; xét xử là xem xét một cách công khai và toàn diện các chứng cứ để chứng minh có hay không hành vi phạm tội của bị cáo, do đó bị cáo chưa được xem là người có tội mà chỉ là nghi phạm. Một số Hội thẩm nhân dân chưa nhận thức đúng đắn về việc này nên đã có thái độ ứng xử không phù hợp với bị cáo; thái độ không phù hợp với văn hóa tại phiên tòa của Hội thẩm nhân dân thể hiện qua cử chỉ, lời nói, hành động của Hội thẩm khi tham gia xét hỏi với bị cáo tại phiên tòa; Hội thẩm có những lời chỉ trích bị cáo khi bị cáo có lời lẽ mạt sát Hội thẩm hay Hội thẩm dùng lời lẽ không phù hợp với bị cáo như lòng lang dạ sói, tâm địa xấu xa. Hội thẩm còn có thái độ quát nạt, đập bàn chỉ tay vào mặt bị cáo khi bị cáo có hành vi xúc phạm đến Hội thẩm. Tiêu biểu như: trong một vụ án, bị cáo nữ bị truy tố về tội “lừa đảo” do sau khi ngã giá, nhận tiền bán dâm xong, bị cáo lợi dụng sơ hở “chuồn”. Không may lần đó gặp phải một khách hàng không vừa, anh này bỏ thời gian tìm bị cáo ở nhiều điểm thường tụ tập gái bán dâm và “tóm” được bị cáo nộp công an. Trong phần xét hỏi vị Hội thẩm nhân dân nói: “Bị cáo là người vô nhân đạo. Đã nhận tiền của người ta thì phải đi bán dâm chứ ai nhận tiền rồi lại chạy. Làm ăn như thế là mất uy tín...” Hôm ấy không riêng gì người dự phiên tòa, ngay cả các thành viên khác trong Hội đồng xét xử dường như cũng cố nhịn để không bật cười.51 Đây là thái độ ứng xử

51 Báo Thanh niên: Bi hài văn hóa pháp đình, http://luatdaiviet.vn/xem-tin-tuc/bi-hai-van-hoa-phap-dinh [truy

GVHD: Th.s Mạc Giáng Châu SVTH: Lê Thị Tuyết Mai 58

thiếu văn hóa của Hội thẩm và sẽ làm mất đi hình ảnh Hội thẩm nhân dân tại phiên tòa, chưa phát huy được vai trò mà nhân dân mong đợi, pháp luật giao phó.

Hội thẩm nhân dân chưa thực sự thể hiện được sự ngang quyền trong phần nghị án. Việc xét xử của Tòa án có Hội thẩm Tòa án nhân dân tham gia Hội đồng xét xử đã được Hiến pháp và pháp luật qui định là một trong những biểu hiện rõ nét nhất cụ thể nhất của chế độ dân chủ, của phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Ghi nhận vai trò của Hội thẩm nhân dân trong công tác xét xử của ngành Tòa án trong những năm qua khá tích cực, bằng việc tham gia của mình vào xét xử có những Hội thẩm nhân dân có kiến thức chuyên môn vững vàng, kĩ năng tốt, nghiệp vụ xét xử vững vàng đã phát huy hết khả năng góp phần giúp cho việc xét xử trở nên khách quan, dân chủ hơn, số án bị kháng cáo kháng nghị, án bị hủy giảm đáng kể. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng cần nhìn nhận thẳng thắn rằng việc tham gia xét xử của một số Hội thẩm một số nơi mang nặng tính hình thức, còn phụ thuộc khá nhiều vào Thẩm phán chủ tọa phiên tòa, chưa thể hiện tính độc lập tuyệt đối của các thành viên trong Hội đồng xét xử. Trong quá trình nghị án thì tính “hình thức” của Hội thẩm nhân dân thể hiện rõ nét nhất, tại khoản 1 Điều 222 Bộ luật tố tụng hình sự có quy định rõ “… Các thành viên của Hội đồng xét xử phải giải quyết tất cả các vấn đề của vụ án bằng cách biểu quyết theo đa số về từng vấn đề một. Thẩm phán biểu quyết sau cùng. Người có ý kiến thiểu số có quyền trình bày ý kiến của mình bằng văn bản và được đưa vào hồ sơ vụ án.” như vậy thông thường Hội thẩm sẽ là người đưa lên ý kiến, quan điểm của mình về vụ án trước còn Thẩm phán là người đưa ra ý kiến và biểu quyết sau cùng. Nhưng trên thực tế có những Hội thẩm khi vào phòng nghị án chẳng nêu lên ý kiến gì, chỉ chờ biên bản nghị án viết sẵn rồi kí vào là xong. Trong khi Điều 17 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 qui định: “Thẩm phán và Hội thẩm xét xử tập thể và quyết định theo đa số”. Như vậy, tuy luật đã trao cho Hội thẩm nhân dân quyền hạn trong giai đoạn nghị án là rất cao: Hội thẩm được nêu lên ý kiến, quan điểm riêng, nếu không được sự đồng thuận đa số thì có quyền được bảo lưu ý kiến ghi rõ trong biên bản nghị án nhưng dường như chẳng Hội thẩm nào chịu nêu lên quan điểm mình mà chỉ ký vào bản án cho đúng thủ tục. Bên cạnh đó, khi tranh luận để nghị án Hội thẩm nhân dân thường là người yếu thế hơn Thẩm phán trong xác định hình phạt, trách nhiệm dân sự, quyền lợi và nghĩa vụ bị xâm phạm và yêu cầu bồi thường nên họ sẽ để các Thẩm phán tự dẫn chiếu quy phạm và luật để áp dụng chứ chẳng dại gì tham gia vào đó và điều này đã làm ảnh hưởng

GVHD: Th.s Mạc Giáng Châu SVTH: Lê Thị Tuyết Mai 59

nghiêm trọng đến nguyên tắc “Thẩm phán và Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”.

Hội thẩm nhân dân nhận thức sai lệch, thiếu bản lĩnh chính trị dễ bị kẻ xấu lợi dụng, mua chuộc, lợi dụng. Một thực tế hiện nay là có một số Hội thẩm nhân dân tha hóa biến chất không đủ bản lĩnh chính trị để chống tội phạm và chống lại thế lực đồng tiền nên có hành vi vi phạm pháp luật. Ví dụ: Lãnh đạo Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh vừa quyết định kể từ ngày 02/8/2002, ông Hồ Ngọc Cứ (Trưởng ban liên lạc Hội thẩm nhân dân Tòa án nhân dân thành phố) sẽ không được tham gia xét xử. Ông Cứ liên quan đến vụ chạy án cho hai đối tượng tội phạm ma túy Lý Trường Giang và Nguyễn Minh Hùng. Tóm tắt vụ án: Theo kết quả điều tra, Lý Trường Giang và Nguyễn Minh Hùng bị Công an quận 1 bắt quả tang ngày 10/2/2000 khi đang tàng trữ trái phép ma túy. Trong quá trình được tại ngoại, Giang, Hùng quen Nguyễn Việt Quang (điều tra viên Đội Cảnh sát điều tra quận 1). Quang được nhờ và đã nhận lời giới thiệu cho hai người tới gặp Hoàng Hữu Hạnh. Cuối tháng 8/2000, nhận được cáo trạng do Viện kiểm sát thành phố tống đạt, Giang photo gửi cho Hạnh để mang tới toà chạy án. Hạnh vốn có quan hệ làm ăn với hai thư ký tòa hình sự là Tú Anh và Bùi Thanh Phú (đã bị bắt tạm giam trong một vụ chạy án khác) nhưng không hợp tác trong vụ này, mà quay sang tìm ông Hồ Ngọc Cứ (hội thẩm của Tòa án nhân dân thành phố) với hy vọng tìm được đường dây “mạnh hơn”. Tại nhà riêng vị hội thẩm, Hạnh đặt vấn đề “lo cho Giang mức án 5 năm tù, Hùng 2 năm tù và không bắt tại toà”. Ông Cứ đồng ý giúp, ra giá 25 triệu đồng, giao đủ trước ngày mở phiên toà. Hạnh tạm ứng 500.000 đồng để ông Cừ “ăn cơm với hội đồng xét xử”. Hạnh và Quang “làm giá” lại với Giang và Hùng lên 35 triệu đồng, với sự chứng kiến của Phạm Văn Hưng (cảnh sát hình sự quận 1). Phần chênh 10 triệu đồng hai người chia nhau. Chiều 5/9/2000, ông Cứ yêu cầu Hạnh đem tiền đến nhà. Ông nói: “Giang bị truy tố theo khoản 2 Điều 194 Bộ luật hình sự nên chỉ có thể xử mức khởi điểm 7 năm tù, còn Hùng lẽ ra là 3 năm nhưng có thể lo xuống 2 năm tù, và bảo đảm không bắt tại tòa”. Giá tiền chạy án vì vậy giảm xuống, còn 15 triệu đồng. Vụ án được đưa ra xét xử với mức án đúng như thỏa thuận. Sau khi kết thúc “hợp đồng”, ông Cứ yêu cầu Hạnh bỏ thêm 2 triệu vào phong bì để đưa cho một công tố viên.52 Qua ví dụ trên cho ta nhận thấy hành vi nhận hối lộ của

52http://vietbao.vn/An-ninh-Phap-luat/15-trieu-dong-giam-duoc-1-nam-tu-va-khong-bi-bat-tai- toa/10781368/218/ [truy cập ngày 17/10/2014]

GVHD: Th.s Mạc Giáng Châu SVTH: Lê Thị Tuyết Mai 60

Hội thẩm ông Cứ thật đáng phê phán, đã có vi phạm trầm trọng trong việc xét xử, trước cám dỗ vật chất, vì đồng tiền mà họ không thể giữ được phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp cao quý của mình tiếp tay cho Giang và Hùng chạy tội; không làm tốt vai trò xét xử của mình.

Thực tiễn xét xử cho thấy, bên cạnh những điểm tiêu cực của một số ít Hội thẩm nhân dân thì đa phần các vị Hội thẩm nhân dân làm tốt đảm bảo tính độc lập của Hội thẩm nhân dân trong quá trình xét hỏi và nghị án, bàn bạc quyết định những vấn đề trọng yếu của vụ án. Đơn cử trong phiên tòa xét xử sơ thẩm sáng ngày 01/8/2014 Tòa

Một phần của tài liệu vai trò của hội thẩm nhân dân trong phiên tòa hình sự sơ thẩm (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)