Nguyên nhân

Một phần của tài liệu vai trò của hội thẩm nhân dân trong phiên tòa hình sự sơ thẩm (Trang 64)

Nguyên nhân khách quan

Gặp nhiều khó khăn trong sắp xếp tham gia xét xử. Trong quá trình tham gia xét xử án hình sự sơ thẩm, đa số Hội thẩm nhân dân gặp khó khăn trong thu xếp thời gian tham gia xét xử. Hội thẩm nhân dân đương chức thì vừa phải cân nhắc lịch xét xử của Tòa án, vừa phải chịu sự phân công, điều chỉnh công việc của lãnh đạo đơn vị. Hội thẩm nhân dân hưu trí thì thời gian có chủ động hơn nhưng gặp phải những khó khăn về sức khỏe và công việc gia đình hay bị cản trở bởi mối quan hệ tình cảm, huyết thống với những người liên quan đến vụ án mà theo qui định của pháp luật tố tụng hình sự là không được tham gia Hội đồng xét xử.

Các văn bản hướng dẫn chưa kịp thời và phù hợp gây khó khăn cho việc áp dụng. Một số quan hệ xã hội mới phát sinh chưa có văn bản pháp luật điều chỉnh hoặc những xung đột, vướng mắc về mặt pháp luật chưa được ngành liên quan hướng dẫn kịp thời, nhất là các qui định về một số tội phạm mới và một số nội dung pháp luật mới sửa đổi chờ văn bản hướng dẫn thi hành. Điều này phát sinh tâm lý bị động, lúng túng trong đánh giá, biểu quyết kết quả xét xử tại phiên tòa của Hội thẩm nhân dân.

GVHD: Th.s Mạc Giáng Châu SVTH: Lê Thị Tuyết Mai 62

Nguyên nhân chủ quan

Trình độ, năng lực của Hội thẩm nhân dân còn nhiều hạn chế. Trình độ, năng

lực của Hội thẩm nhân dân được kiểm chứng bằng khả năng hoàn thành nhiệm vụ tốt hay kém. Vì các vụ án trong xã hội xảy ra muôn màu muôn vẻ, các vấn đề nảy sinh trên nhiều lĩnh vực khác nhau và chứa đựng nhiều yếu tố bất ngờ do đó không thể lường trước được đâu là lĩnh vực có thể xảy ra phạm tội. Các Hội thẩm đã được bổ nhiệm trước không phải lúc nào cũng có thể đưa ra một nhận xét đúng đắn đối với tình tiết của vụ án. Ví dụ: trong thao tác của các công nhân nổ mìn khai thác đá không may gây ra chết người; các Hội thẩm nhân dân được bổ nhiệm trước đó từ các ngành nghề khác như sư phạm, bác sỹ… không phải là người làm trong lĩnh vực nổ mìn khai thác đá liệu có biết được bị cáo đã thực hiện sai quy trình kỹ thuật hay không để đưa ra nhận xét; hay một bác sỹ theo chỉ định được phép sử dụng chất moocphin để cấp cứu bệnh nhân nhưng nạn nhân bị chết, những thành viên Hội thẩm nhân dân không thuộc ngành nghề có thể đưa ra kết luận rằng anh ta đã làm như thế là không đúng với nghiệp vụ và lương tâm hay không,… Do Hội thẩm chỉ am hiểu về một lĩnh vực nhất định, chứ không am hiểu các lĩnh vực khác. Điều này gây khó khăn cho việc thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của Hội thẩm. Mặt khác, trình độ năng lực của Hội thẩm nhân dân còn ảnh hưởng do pháp luật chưa quy định cụ thể về tiêu chuẩn Hội thẩm nhân dân. Theo Điều 5 Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm Tòa án nhân dân năm 2002 thì một trong những tiêu chuẩn để trở thành Hội thẩm nhân dân là phải cần có kiến thức pháp lý. Nhưng pháp luật không quy định cụ thể kiến thức pháp lý của Hội thẩm khi tham gia xét xử các vụ án hình sự cần đáp ứng những yêu cầu gì, cần trình độ nào cho phù hợp với hoạt động xét xử của Tòa án. Trong khi kiến thức pháp lí là một trong những nền tảng vững chắc cho Hội thẩm đưa ra ý kiến chính xác, đúng đắn về vụ án. Ví dụ như trong suốt quá trình xét xử, Hội thẩm không hề đưa ra ý kiến, quan điểm hay đặt câu hỏi cho người tham gia tố tụng để làm sáng tỏ tình tiết vụ án. Do không sâu sắc về khoa học pháp lí trong các ngành luật và thời gian để nghiên cứu hồ sơ nên Hội thẩm sẽ ít nhiều sẽ bị chi phối bởi Thẩm phán ảnh hưởng đến vai trò của người Hội thẩm nhân dân. Do đó thực trạng về trình độ kiến thức pháp lí của Hội thẩm nhân dân hiện nay cần phải được quan tâm nhiều hơn sao cho họ có thể ngang quyền nhưng cũng vừa ngang tài với Thẩm phán thì mới đảm bảo vai trò dân chủ, khách quan, công bằng được; đặc biệt làm cho công tác xét xử đạt hiệu quả một cách cao nhất.

GVHD: Th.s Mạc Giáng Châu SVTH: Lê Thị Tuyết Mai 63

Vấn đề kiêm nhiệm của Hội thẩm cũng là điều cần phải quan tâm khi vai trò xét

hỏi của Hội thẩm không được đảm bảo thực hiện. Do Hội thẩm nhân dân kiêm nhiệm

nên việc nghiên cứu hồ sơ trước khi ra phiên tòa xét xử gặp nhiều khó khăn vì không thể tập trung hết thời gian để nghiên cứu vụ án trước khi xét xử. Có những Hội thẩm trước ngày xét xử mới chạy đến tòa mở hồ sơ vụ án ra xem một cách qua loa hoặc có những Hội thẩm khi phát hiện ra tài liệu mới để nghiên cứu thì không còn thời gian xem đến lúc được mời tham gia xét xử thì Hội thẩm không thể nắm bắt được tình tiết một cách chính xác và đúng đắn nhất. Hiện nay vẫn còn tình trạng một số Hội thẩm không đảm bảo đúng kế hoạch tham gia xét xử dẫn đến Hội thẩm khác phải thay thế để đảm bảo đúng kế hoạch xét xử, hạn chế án tồn hoặc phải hoãn phiên tòa. Những Hội thẩm được chọn để “chữa cháy” này chắc chắn sẽ không kịp nghiên cứu hồ sơ hoặc nghiên cứu hồ sơ không kỹ nên phần nào cũng ảnh hưởng đến việc đưa ra ý kiến trong phần xét hỏi khi được Thẩm phán hỏi đến, do vậy thường đồng ý theo ý kiến của các thành viên khác trong Hội đồng xét xử, thường là theo ý kiến của Thẩm phán chủ tọa phiên tòa chính từ nguyên nhân này đã làm cho việc xét hỏi của Hội thẩm nhân dân tại phiên tòa hình sự sơ thẩm không công bằng, khách quan, không đảm bảo được quyền dân chủ của người bị xét hỏi. Liên quan đến vấn đề kiêm nhiệm của Hội thẩm nhân dân ngày 5 tháng 5 năm 2009 Hội đồng nhân dân thành phố Hồ Chí Minh khóa VII đã họp lần thừ 15 để bầu ra 762 Hội thẩm nhân dân cho Tòa án 24 quận, huyện. Qua kì họp lần này có nhiều ý kiến về Hội thẩm, trong đó ý kiến của đại biểu Trương Trọng Nghĩa – Phó ban ngân sách Hội đồng nhân dân thành phố lo ngại: “quá nhiều cán bộ đương nhiệm tham gia Hội thẩm nhân dân” sẽ dẫn đến việc không đạt hiệu quả như mong muốn. Ngoài ra ông Nghĩa cũng lo lắng: “trong danh sách đề cử có quá nhiều công chức, công việc của Hội thẩm hiện nay cũng đang quá tải, nếu không đủ thời gian nghiên cứu vụ án thì khó mà làm tốt, chỉ có thể nghe theo phán quyết của Thẩm phán mà thôi. Công chức nhà nước thì họ cũng có công việc của chính họ, sợ không đủ thời gian nghiên cứu hồ sơ vụ án”54. Chính vì vậy chất lượng xét hỏi nói riêng, và chất lượng xét xử nói chung sẽ bị ảnh hưởng rất lớn, không đảm bảo được vai trò xét hỏi công bằng, khách quan và dân chủ của người bị xét hỏi và đương nhiên bản án được tuyên cũng sẽ không đảm bảo tính chính xác, khách quan, dân chủ. Hội thẩm chưa tự

54 Tùng Nguyên: Băn khoăn việc quá nhiều cán bộ kiêm hội thẩm nhân dân,

http://nhansuvietnam.vn/tintuc/xa_hoi/ban-khoan-viec-qua-nhieu-can-bo-kiem-hoi-tham-nhan-dan/75600.html

GVHD: Th.s Mạc Giáng Châu SVTH: Lê Thị Tuyết Mai 64

mình thấy trách nhiệm là phải luôn nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, nghiệp vụ xét xử; chưa thấy hết vị trí, vai trò và quyền hạn của mình khi tham gia xét xử, từ đó chưa mạnh dạn tranh luận, đưa ra quyết định và chịu trách nhiệm trước quyết định của mình. Vì vậy, bản thân Hội thẩm phải không ngừng nâng cao trình độ kiến thức pháp luật ở các lĩnh vực cũng như nghiệp vụ xét xử để ngang tầm với Thẩm phán. Từ đó khẳng định được vị trí vai trò của mình đã được pháp luật quy định “Khi xét xử Hội thẩm

ngang quyền với Thẩm phán”, dám tranh luận, dám bảo lưu ý kiến, dám đưa ra quyết

định, dám chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

Chế độ chính sách đối với Hội thẩm nhân dân. Có thể nói rằng sự đãi ngộ đối

với Hội thẩm nhân dân chưa tương xứng về vật chất lẫn tinh thần; trong khi đó chúng ta có xu hướng đòi hỏi ngày càng cao đối với các Hội thẩm nhân dân. Bởi một lẽ, việc chỉ được 90.000 đồng cho một ngày ngồi phiên tòa55 chắc hẳn ảnh hưởng ít nhiều dến sự nhiệt tình của các Hội thẩm, nhất là các Hội thẩm ở vùng sâu vùng xa, không thuận lợi cho việc đi lại, số tiền bồi dưỡng trên không đủ chi phí cho Hội thẩm khi đến tham gia phiên tòa. Đối với những cán bộ đương chức hiện là Hội thẩm nhân dân cũng như cán bộ hưu trí thì việc tính toán cho thù lao cho công sức bỏ ra và trách nhiệm tinh thần của họ trước pháp luật là điều cần thiết.

Hội thẩm nhân dân phải chịu thách thức và áp lực. Hội thẩm nhân dân cùng với Thẩm phán được “nhân danh Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” để tuyên một bản án là một niềm tự hào và vinh dự; song bên cạnh niềm vinh dự tự hào đó thì cũng là những thách thức và trách nhiệm của Hội đồng xét xử bởi lẽ lao động của họ là lao động đặc thù, hoạt động dựa trên cơ sở các quy định của pháp luật. Đối tượng mà Hội đồng xét xử giải quyết là con người, là quyền lợi hợp pháp của họ, mỗi phán quyết của Tòa án ảnh hưởng đến quyền lợi của mỗi con người cả về chính trị, kinh tế, danh dự nhân phẩm, đôi khi là cả sinh mạng của con người. Do vậy để kết quả xét xử đúng người đúng tội đúng pháp luật không để oan người vô tội, không bỏ loạt tội phạm, mang lại công bằng cho nhân dân là một áp lực và thách thức không hề nhỏ. Lao động của Hội thẩm phải chịu áp lực từ các phần tử tội phạm, xã hội, công luận, sự giám sát cảu nhân dân. Bên cạnh đó tình hình tội phạm hiện nay càng phức tạp, thủ đoạn phạm tội hết sức tinh vi, áp lực công việc chuyên môn và việc xét xử ngày một cao;

55 Quyết định số 41/2012/QĐ-TTg ngày 05/10/2012 về chế độ bồi dưỡng đối với người tham gia phiên tòa, phiên

GVHD: Th.s Mạc Giáng Châu SVTH: Lê Thị Tuyết Mai 65

trong khi đó theo quy định tại Điều 10 của Bộ luật tố tụng hình sự 2003 thì “trách

nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan tiến hành tố tụng”. Như vậy ngoài chức

năng xét xử Hội thẩm nhân dân còn phải có cả nghĩa vụ chứng minh vụ án đây cũng là một thách thức lớn, nếu không cẩn trọng, thiếu trách nhiệm thì có thể đưa ra những quyết định chủ quan khi phán quyết về tội danh và hình phạt.

Một phần của tài liệu vai trò của hội thẩm nhân dân trong phiên tòa hình sự sơ thẩm (Trang 64)