Hội thẩn nhân dân tham gia nghị án ngang quyền với Thẩm phán

Một phần của tài liệu vai trò của hội thẩm nhân dân trong phiên tòa hình sự sơ thẩm (Trang 44)

Nghị án là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của Hội đồng xét xử, bởi việc ra bản án phải căn cứ vào các vấn đề thảo luận và kết quả biểu quyết của Hội đồng xét xử đã thực hiện khi nghị án.

Bộ luật tố tụng hình sự qui định “Chỉ có Thẩm phán và Hộithẩm mới có quyền nghị án”. Nghị án là việc Hội đồng xét xử thảo luận các vấn đề của vụ án tại phòng nghị án và biểu quyết từng vấn đề một. Việc nghị án được tiến hành trong một phòng riêng và không một ai ngoài Hội đồng xét xử được có mặt trong lúc nghị án, việc này sẽ giúp cho việc nghị án được khách quan và vô tư.

Tuy Hiến pháp 2013 không còn qui định “Khi xét xử Hội thẩm ngang quyền với Thẩm phán” như qui định của Hiến pháp năm 1992, nhưng với các qui định “Thẩm

phán và Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật” và “Toà án nhân dânxét xử tập thể và quyết định theo đa số” thì tinh thần của nguyên tắc “Khi xét xử Hội thẩm

GVHD: Th.s Mạc Giáng Châu SVTH: Lê Thị Tuyết Mai 42

ngang quyền với Thẩm phán”39vẫn được bảo đảm và các điều của Bộ luật tố tụng hình sự 2003 có liên quan đến nguyên tắc này không trái với tinh thần của Hiến pháp 2013. Hội thẩm chỉ là người của cơ quan, tổ chức được Hội đồng nhân dân các cấp bầu làm đại diện cho nhân dân tham gia vào hoạt động xét xử của Tòa án, nhưng khi tham gia xét xử Hội thẩm lại được pháp luật giao cho nhiều quyền trong đó có việc ngang quyền với Thẩm phán khi nghị án. Đây là cơ sở pháp lí rất quan trọng để Hội thẩm nhân dân thực sự pháp huy được vai trò là đại diện cho quần chúng nhân dân trong hoạt động tư pháp.

Khi nghị án, Hội thẩm ngang quyền với Thẩm phán được hiểu là Hội thẩm và Thẩm phán có quyền ngang nhau trong việc thảo luận và biểu quyết các vấn đề của vụ án, không phân biệt vấn đề đó là về mặt nội dung luật tố tụng hình sự hay về mặt nội dung luật hình sự. Các vấn đề cụ thể mà Hội đồng xét xử thảo luận, biểu quyết khi nghị án là: Bị cáo có tội hay không có tội,nếu có thì là tội gì, vi phạm điều nào của Bộ luật hình sự, loại hình phạt và mức hình phạt mà Hội đồng xét xử áp dụng buộc bị cáo phải thi hành… Khi xem xét, biểu quyết các vấn đề của vụ án thì Hội thẩm phải thực hiện đầy đủ yêu cầu “chỉ được căn cứ vào các tài liệu đã được thẩm tra tại phiên toà, trên cơ sở xem xét toàn diện các chứng cứ, ý kiến của Kiểm sát viên, người bào chữa, bị cáo, và những người tham gia tố tụng khác tại phiên toà”40.Chỉ có như vậy Hội thẩm mới thể hiện được trách nhiệm của mình trong việc sử dụng việc ngang quyền với Thẩm phán khi nghị án.

Khoản 1 Điều 222 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 qui định khi nghị án thì “Các thành viên của Hội đồng xét xử phải giải quyết tất cả các vấn đề của vụ án bằng cách biểu quyết theo đa số về từng vấn đề một”. Từ điều luật này ta nhận thấy: Kết quả biểu quyết của từng vấn đề một của vụ án luôn tuỳ thuộc vào một trong những lá phiếu của Hội thẩm, bởi vì khi biểu quyết các vấn đề của vụ án thì kết quả biểu quyết của Hội thẩm có giá trị pháp lí ngang bằng với kết quả của Thẩm phán, trong khi số Hội thẩm trong Hội đồng xét xử án hình sự sơ thẩm luôn là 2/3 hoặc 3/5 số thành viên của Hội đồng xét xử.

Để đảm bảo cho kết quả nghị án được ghi nhận trung thực, đầy đủ các ý kiến,các kết quả biểu quyết của các thành viên trong Hội đồng xét xử và là căn cứ để

39 Xem thêm Điều 15 Bộ luật tố tụng hình sự 2003

GVHD: Th.s Mạc Giáng Châu SVTH: Lê Thị Tuyết Mai 43

Hội đồng xét xử ra bản án, Bộ luật tố tụng hình sự qui định phải có biên bản ghi lại ý kiến đã thảo luận và các quyết định của Hội đồng xét xử. “Biên bản nghị án phải được tất cả các thành viên Hội đồng xét xử ký tại phòng nghị án trước khi tuyên án.”41

Nguyên tắc khi nghị án Hội thẩm ngang quyền với Thẩm phán cùng với qui định lấy kết quả biểu quyết của từng vấn đề theo đa số đã đương nhiên ghi nhận vai trò quyết định của Hội thẩm trong khi nghị án tại phiên toà hình sự sơ thẩm. Hội thẩm nhân dân cần nhận thức đầy đủ và sâu sắc quyền năng của mình đã được luật pháp giao cho để thực hiện tốt việc xét xử các vụ án. Phiên toà hình sự sơ thẩm là phiên toà giải quyết các vấn đề có liên đến “tội phạm” và “phạm tội”, có thể ảnh hưởng đến các quyền con

Một phần của tài liệu vai trò của hội thẩm nhân dân trong phiên tòa hình sự sơ thẩm (Trang 44)