Vai trò của Hội thẩm nhân dân trong giai đoạn tranh luận tại phiên tòa

Một phần của tài liệu vai trò của hội thẩm nhân dân trong phiên tòa hình sự sơ thẩm (Trang 55)

Tồn tại

Trong giai đoạn tranh luận tại phiên tòa, vai trò của Hội thẩm nhân dân là theo dõi giám sát phần tranh luận giữa các bên để phục vụ cho việc đưa ra các quyết định trong khi nghị án được chính xác và khách quan. Đối đáp là một phần quan trọng trong việc tranh luận tại phiên tòa, nó thể hiện nguyên tắc tranh tụng và đảm bảo quyền bình đẳng trước Tòa án - Điều 218 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 quy định về vấn đề này, Điều luật chưa ghi nhận vai trò giám sát của Hội thẩm nhân dân, rất khó cho Hội thẩm nhân dân khi muốn đưa ra ý kiến nếu phát hiện những sai phạm trong việc đối đáp; để đảm bảo các quyền tranh luận bình đẳng của những người tham gia tố tụng trong tranh luận.

Giải pháp

Bổ sung Điều luật trên theo hướng nhằm thể hiện rõ vai trò của Hội thẩm nhân dân trong tranh luận. Cụ thể bổ sung Điều 218 lại như sau: “Bị cáo, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác có quyền trình bày ý kiến về luận tội của Kiểm sát viên và đưa ra đề nghị của mình; Kiểm sát viên phải đưa ra những lập luận của mình đối với từng ý kiến. Người tham gia tranh luận có quyền đáp lại ý kiến của người khác. Chủ toạ phiên toà và Hội thẩm nhân dân không được hạn chế thời gian tranh luận, tạo điều kiện cho những người tham gia tranh luận trình bày hết ý kiến, nhưng có quyền cắt những ý kiến không có liên quan đến vụ án. Chủ tọa phiên tòa và Hội thẩm nhân dân có quyền đề nghị Kiểm sát viên phải đáp lại những ý kiến có liên quan đến vụ án của người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác mà những ý kiến đó chưa

GVHD: Th.s Mạc Giáng Châu SVTH: Lê Thị Tuyết Mai 53

được Kiểm sát viên tranh luận.” Từ đó sẽ tạo điều kiện để Hội thẩm thể hiện vai trò của mình trong phần tranh luận.

Một phần của tài liệu vai trò của hội thẩm nhân dân trong phiên tòa hình sự sơ thẩm (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)