Tồn tại
Trình tự xét hỏi tại phiên tòa được ghi nhận tại khoản 2 Điều 207 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003: “Khi xét hỏi từng người, chủ tọa phiên tòa hỏi trước rồi đến các Hội thẩm, sau đó đến Kiểm sát viên, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của
đương sự”. Quy định này đặt nặng trách nhiệm chứng minh tội phạm lên vai Hội thẩm
nhân dân cũng như Thẩm phán; vì vậy các chủ thể tham gia tranh tụng như: Kiểm sát viên, luật sư,… chưa ý thức được đầy đủ về quyền và nghĩa vụ của mình trong tranh tụng. Việc xét hỏi tại phiên tòa là một giai đoạn tranh tụng tại phiên tòa cho nên cần phải để các bên tranh tụng thực hiện trách nhiệm chứng minh tiến hành xét hỏi là chủ
GVHD: Th.s Mạc Giáng Châu SVTH: Lê Thị Tuyết Mai 50
yếu, còn Hội thẩm nhân dân và Thẩm phán chỉ thực hiện việc giám sát, duy trì trình tự xét hỏi và có quyền tham gia vào việc xét hỏi ở bất kì thời điểm nào khi thấy cần thiết phải làm sáng tỏ các tình tiết của vụ án chưa được các bên làm sáng tỏ trong quá trình xét hỏi. Như vậy, trình tự xét hỏi như hiện nay chưa thể hiện được tính chủ động của Kiểm sát viên trong xét hỏi tại phiên tòa và cũng ảnh hưởng đến vai trò xét hỏi của Hội thẩm nhân dân và Thẩm phán. Xét hỏi là thủ tục quan trọng của quá trình xét xử. Trong đó người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng tiến hành xem xét và làm sáng tỏ chứng cứ tại phiên tòa. Tuy nhiên trình tự xét hỏi như vậy là chưa thực sự phù hợp so với yêu cầu của cải cách tư pháp “Đổi mới việc tổ chức phiên tòa xét xử, xác định rõ hơn vị trí, quyền hạn, trách nhiệm của người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng theo hướng bảo đảm tính công khai, dân chủ, nghiêm minh; nâng cao chất lượng tranh tụng tại các phiên tòa xét xử, coi đây là khâu đột phá của hoạt động tư pháp”48. Những người tham dự phiên tòa có cảm nhận Hội thẩm nhân dân vừa là người cùng Viện kiểm sát buộc tội, vừa là người kết tội bị cáo. Cần nhấn định rõ vai trò của Hội thẩm nhân dân trong việc xét hỏi là không phải để đặt ra những câu hỏi buộc tội mà là chỉ là người “trọng tài”, Hội thẩm nhân dân đảm bảo việc xét hỏi công bằng, chí công vô tư, đảm bảo quyền dân chủ của công dân, đặt ra những câu hỏi có nội dung làm rõ nội dung vụ án mà thôi.
Giải pháp
Chức năng của Tòa án trong tố tụng hình sự là xét xử, có ý nghĩa là vai trò của Hội thẩm nhân dân tại phiên tòa là người trọng tài đứng giữa bên buộc tội và bên gỡ tội để giải quyết vụ án. Bởi vậy, Tòa án chỉ có thể thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm pháp lý thuộc về chức năng xét xử. Để đáp ứng được yêu cầu cải cách tư pháp, đưa Tòa án về vị trí trung tâm là trọng tài, Hội thẩm nhân dân phát huy tốt vai trò của mình trong việc xét hỏi, từ đó có nhận xét khách quan để cùng với Hội đồng xét xử phân xử đúng sai, còn Kiểm sát viên, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác là các chủ thể chứng minh thì theo người viết thì trình tự của việc xét hỏi tại phiên tòa tại khoản 2 Điều 207 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 cần sửa lại: “Khi xét hỏi từng người, Kiểm sát viên hỏi trước rồi đến người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự. Những người tham gia phiên tòa cũng có quyền đề nghị với Chủ tọa phiên
48 Mục II, Tiểu mục 2, Nghị quyết 49 ngày 02 tháng 6 năm 2005 của Bộ Chính trị về về chiến lược cải cách tư
GVHD: Th.s Mạc Giáng Châu SVTH: Lê Thị Tuyết Mai 51
tòa hỏi thêm về những tình tiết cần làm sáng tỏ. Hội đồng xét xử có thể hỏi bất kì lúc nào để làm sáng tỏ nội dung của vụ án”. Sửa đổi trình tự xét hỏi như trên nhằm đảm bảo vai trò của Hội thẩm nhân dân là bảo vệ quyền dân chủ của người bị xét hỏi, củng cố vai trò điều khiển phiên tòa của Hội đồng xét xử, đảm bảo việc xét hỏi được công bằng khách quan, chí công vô tư, đồng thời qua đó nhằm làm tăng tính chủ động của Kiểm sát viên trong việc thực hành quyền công tố, đúng theo tinh thần cải cách tư pháp hiện nay.