sơ thẩm về mặt thực tiễn
Trên cơ sở tìm hiểu những vấn đề về những mặt chưa đạt của Hội thẩm nhân dân thì cần phải đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện vai trò của Hội thẩm nhân dân trong phiên tòa hình sự sơ thẩm
Giải pháp chung
Một là, nâng cao phẩm chất đạo đức, chính trị của Hội thẩm nhân dân bằng việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Hội thẩm nhân dân cần tự trao dồi kiến thức và làm theo tấn gương đạo đức Hồ Chí Minh, trong hoạt động nghiệp vụ cũng như trong quan hệ với quần chúng nhân dân. Tự rèn luyện đạo dức chính trị của bản thân trong việc noi gương Bác Hồ. Đây là điều cần thiết cho người Hội thẩm nhân dân vì Hội thẩm nhân dân là người luôn phải tiếp xúc với các mặt trái của xã hội nên vấn đề rèn luyện đạo đức và đều thường xuyên thực hiện. Hội thẩm nhân dân khong rèn luyện đạo đức dễ bị kẻ xấu mua chuộc, lợi dụng. Cho nên việc học tập và rèn luyện vấn đề đạo đức, tác phong của Hội thẩm được đặt lên hàng đầu.
Hai là, tăng cường sự lãnh đạo, quản lý, chỉ đạo của Chánh án Toà án nhân dân các cấp, sự phối hợp chỉ đạo quản lý của Hội đồng nhân dân các cấp, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nhằm nâng cao trách nhiệm của Hội thẩm nhân dân trong thực thi nhiệm vụ. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của Hội thẩm nhân dân nhằm kịp thời chấn chỉnh, xử lý nghiêm minh đối với những trường hợp Hội thẩm nhân dân vi phạm chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, có biểu hiện nhũng nhiễu, tiêu cực trong hoạt động nghề nghiệp.
Ba là, thường xuyên giáo dục ý thức trách nhiệm, cũng như trình độ chuyên môn cho nghiệp vụ cho Hội thẩm. Những vấn đề này có ý nghĩa quan trọng trong việc xét xử tại phiên tòa hình sự. Đây là trách nhiệm chung của Tòa án đối với Hội thẩm nhân dân. Riêng Hội thẩm nhân dân cũng cần phải tự học hỏi, tìm tòi, nghiên cứu và tự
GVHD: Th.s Mạc Giáng Châu SVTH: Lê Thị Tuyết Mai 66
hoàn thiện. Cần nâng cao trách nhiệm của Hội thẩm khi thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn, hướng cho Hội thẩm nhân dân thấy được nhiệm vụ cao cả vai trò thiêng liêng cuả mình. Trình độ là yếu tố cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ của Hội thẩm, do đó cần phải nâng cao trình độ pháp lí và ý thức trách nhiệm của Hội thẩm.
Bốn là, đổi mới việc đào tạo, bồi dưỡng Hội thẩm nhân dân. Trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp và phẩm chất chính trị của đội ngũ Hội thẩm nhân dân góp phần quyết định chất lượng công tác xét xử, đồng thời việc hoàn thiện pháp luật về Hội thẩm nhân dân sẽ không phát huy tác dụng nếu trình độ, phẩm chất, năng lực của Hội thẩm nhân dân không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. Vì vậy, bên cạnh việc hoàn thiện các quy định pháp luật về Hội thẩm nhân dân, cần chú trọng quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng Hội thẩm nhân dân. Cần tăng cường giáo dục phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp, nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ Hội thẩm nhân dân. Nâng cao chất lượng, đổi mới nội dung, phương pháp bồi dưỡng nghiệp vụ cho Hội thẩm nhân dân, để đảm bảo cho đội ngũ Hội thẩm nhân dân có kỹ năng nghề nghiệp, kiến thức thực tiễn, phẩm chất, đạo đức trong sạch và dũng cảm đấu tranh vì công lý, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Năm là, văn hóa ứng xử của Hội thẩm nhân dân tại phiên tòa hình sự là cách thức xử sự của Hội thẩm nhân dân với người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng. Tại phiên tòa Hội thẩm nhân dân tiếp xúc với nhiều đối tượng nên cần phải thể hiện văn hóa đúng mực. Để nâng cao văn hóa ứng xử của Hội thẩm nhân dân tại phiên tòa thì ngoài việc tuân thủ theo pháp luật, hiểu và vận dụng pháp luật Hội thẩm còn phải là tấm gương về việc chấp hành các quy định của pháp luật. Bên cạnh đó yêu cầu về trình độ và nghiệp vụ, kỹ năng xét hỏi, kỹ năng cảm hóa giáo dục và thuyết phục cũng không kém phần quan trọng. Ngoài ra đạo đức nghề nghiệp cũng góp phần vào việc nâng cao trình độ văn hóa ứng xử của Hội thẩm.
Giải pháp cụ thể
Giải quyết vấn đề kiêm nhiệm của Hội thẩm nhân dân cũng là một nội dung quan trọng đảm bảo việc xét hỏi có chất lượng, đúng trọng tâm, tìm ra sự thật vụ án nhanh chống, chính xác, nâng cao chất lượng trong phiên tòa hình sự sơ thẩm. Để phần xét hỏi tại phiên tòa có chất lượng cũng như nghị án được diễn ra suôn sẻ thì cần phải có khâu nghiên cứu hồ sơ cẩn thận, sự chuẩn bị chu đáo. Theo quy định của pháp luật thì khi được phân công làm nhiệm vụ xét xử, trong thời hạn ít nhất bảy ngày làm việc
GVHD: Th.s Mạc Giáng Châu SVTH: Lê Thị Tuyết Mai 67
trước khi mở phiên tòa, Thẩm phán được phân công làm chủ tọa phiên tòa có trách nhiệm gửi giấy mời Hội thẩm đến trụ sở Tòa án để nghiên cứu hồ sơ vụ án và trao đổi về các vấn đề cần thiết về nghiệp vụ xét xử đối với vụ án đó56. Tuy nhiên, cũng cần phải tăng thêm thời gian cụ thể, hợp lí để Hội thẩm có thể nghiên cứu hồ sơ một cách thấu đáo và hiệu quả nhất. Bên cạnh đó pháp luật ta nên quy định Hội thẩm nhân dân có một bản sao hồ sơ vụ án để Hội thẩm có thể nghiên cứu bất cứ lúc nào mà mình cảm thấy thuận tiện để có thể nắm bắt nội dung, tình tiết có trong hồ sơ một cách nhanh chóng. Qua đó, Hội thẩm sẽ chủ động hơn và độc lập với Thẩm phán trong quá trình xét hỏi, khi kiểm tra, đối chứng với các chứng cứ cóa trong hồ sơ vụ án và các chứng cứ mới có tại phiên tòa. Mặt khác, Tòa án phải thường xuyên chú ý, quan tâm tới Hội thẩm để tạo điều kiện cho Hội thẩm làm công việc kiêm nhiệm của mình một cách hiệu quả nhất, cụ thể: Tòa án phải phân công cán bộ chuyên trách gửi lịch phân công xét xử hàng tháng đến các Hội thẩm nếu có thay đổi thì bổ sung kịp thời và thông báo đến các Hội thẩm để sắp xếp công việc nghiên cứu hồ sơ, chuẩn bị tốt về mọi mặt để tham gia xét xử, phát huy vai trò của mình trong phiên tòa. Giải quyết tốt vấn đề kiêm nhiệm của Hội thẩm giúp Hội thẩm có thể tập trung nghiên cứu hồ sơ, nắm bắt nội dung vụ án một cách đúng đắn và chính xác. Từ đó Hội thẩm có thể đưa ra những ý kiến, quan điểm của mình về giải quyết vụ án, không phụ thuộc vào Thẩm phán, góp phần làm cho bản án được tuyên mang đậm tính dân chủ hơn.
Các Hội thẩm nhân dân phải nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, giữ gìn đạo đức, lương tâm nghề nghiệp. Bởi lẽ, năng lực xét xử và đạo đức phẩm chất trong sáng không thể tách rời nhau; có năng lực thì đạo đức mới phát huy, có đạo đức thì năng lực mới giữ vững phẩm chất trong sạch. Chất lượng Hội thẩm nhân dân cần được quan tâm đúng mức hơn từ khâu giới thiệu người để bầu, đến khâu bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ Hội thẩm. Cụ thể là khi lựa chọn Hội thẩm cầm kiểm tra, xem xét kỹ về mặt pháp lí mà từng Hội thẩm đã hiểu biết kiến thức pháp lí đến mức nào để bồi dưỡng cho thích hợp. Về nội dung bồi dưỡng nghiệp vụ chủ yếu nâng cao hiểu biết về kiến thức pháp lí cơ bản, kinh nghiệm xét xử; nhiệm vụ và quyền hạn của Hội thẩm theo qui định pháp luật. Nội dung kiến thức pháp lí cơ bản để phục vụ tốt cho quá trình xét xử sơ thẩm hình sự: Hội thẩm nắm được các điều khoản về các tội cơ bản trong Bộ
56 Quy chế về Tổ chức hoạt động của Hội thẩm tòa án nhân dân (Ban hành kèm theo Nghị quyết số
05/2005/NQLT – TANDTC – BNV – UBTUMTTQ ngày 05 tháng 12 năm 2005 của Tòa án nhân dân tối cao – Bộ Nội vụ - Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam)
GVHD: Th.s Mạc Giáng Châu SVTH: Lê Thị Tuyết Mai 68
luật hình sự, quy định về khung hình phạt như thế nào cho hợp lí, đồng thời các cấu thành tội phạm của một vụ án có đầy đủ và khớp với tình tiết vụ án không. Cần phải có kế hoạch bồi dưỡng hợp lí và đồng bộ cho Hội thẩm nhân dân. Cần đổi mới cơ chế bồi dưỡng Hội thẩm theo hướng phù hợp cần mở các lớp bồi dưỡng Hội thẩm có ít nhất là 2 kì (một kì tập huấn và một kì chuyên đề nghiệp vụ) mỗi kỳ từ 5 đến 7 ngày; biên soạn tài liệu bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ thống nhất cho Hội thẩm: việc bồi dưỡng nghiệp vụ xét xử cho Hội thẩm nhân dân cần được biên soạn thành nội dung chương trình để tất cả những người được bầu làm Hội thẩm đều được bồi dưỡng nghiệp vụ với thời hạn ít nhất từ một tháng đến ba tháng. Ngoài ra, Hội thẩm cần chú ý đến các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ để có thể quyết định đúng đắn trong phần nghị án. Bên cạnh đó việc nắm vững các nguyên tắc cơ bản trong hoạt động xét xử của tòa án, các nguyên tắc trong Bộ luật tố tụng hình sự chắc chắn cũng cần thiết để Hội thẩm có những kiến thức pháp lí vững vàng phục vụ cho việc xét hỏi, tranh luận, nghị án được dễ dàng và có hiệu quả hơn. Một nền tư pháp nhân dân không thể thiếu đại diện của nhân dân tham gia vào việc xét xử, nhưng cũng không thể chấp nhận tính hình thức của những đại diện đó. Vì vậy, việc nâng cao kiến thức của Hội thẩm nhân dân là vấn đề vô cùng quan trọng và thiết thực trong tình hình hiện nay.
Cần có cơ chế bảo đảm tính mạng, sức khỏe, danh dự cho Hội thẩm và thành viên gia đình họ. Để hoàn thành tốt vai trò của mình tại phiên tòa thì Hội thẩm phải có một tâm lí thoải mái, không bị áp lực đe dọa từ bất kí thế lực nào. Do đặc thù công việc xét xử là phải thường xuyên đối mặt với mặt trái của xã hội để bảo vệ công lí không ít Hội thẩm đã bị xâm hại đến quyền lợi của mình kể cả về danh dự, nhân phẩm và sức khỏe cho đến nay việc xử lí nghiêm những hành vi đó là hết sức cần thiết. Chính vì chưa có quy định bảo vệ nên đã có những trường hợp Hội thẩm xét xử xong bị hành hung, bị đe dọa đến tính mạng như vụ Hội đồng xét xử sơ thẩm vụ án mua bán ma túy tại Tòa án nhân dân thành phố Hạ Long - tỉnh Quảng Ninh bị người thân của bị cáo đánh đuổi. Vụ án được tóm tắt như sau: Sáng ngày 28/2/2005 Tòa án nhân dân thành phố Hạ Long (Quảng Ninh) mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử 10 đối tượng phạm tội mua bán ma túy. Hội đồng xét xử gồm 3 người do Thẩm phán Nguyễn Bình Vân làm chủ toạ. Sau lời tuyên án, lực lượng cảnh sát dẫn giải bị cáo ra xe thì bị cáo Nguyễn Hoàng Anh (mức án 10 năm tù) lớn tiếng chửi bới Hội đồng xét xử. Trong số người tham dự phiên tòa có ông Hợi - bố của Hoàng Anh. Ông này kích động người thân của các bị cáo khác cùng lăng mạ các cán bộ tham gia xét xử. Đám đông khoảng
GVHD: Th.s Mạc Giáng Châu SVTH: Lê Thị Tuyết Mai 69
20 người lao vào phòng xử án (nơi thẩm phán và các hội thẩm nhân dân đang “cố thủ”) đập phá bàn ghế, ấm chén và đuổi đánh Hội đồng xét xử. Hội thẩm nhân dân Đào Bá Sắc bị đám đông túm áo, giữ tay, đấm đá khiến khắp cơ thể thâm tím.57 Tuy kẻ ác đã bị trừng trị, nhưng đây là những thiệt thòi không thể bù đắp được đối với người Hội thẩm đã hết mình vì công lí thể hiện hết vai trò của mình nhưng lại bị hành hung như thế. Tuy vết thương thân thể cũng là điều đáng quan tâm nhưng điều quan trọng hơn ở đây là mối quan ngại của những người sắp được bầu làm Hội thẩm và những người thân của họ. Thậm chí có thể dẫn đến việc tránh nguy hiểm cho bản thân và người thân nên họ e ngại trước tội phạm, không an tâm thể hiện hết vai trò của mình trong phiên tòa. Cũng chính vì lẽ đó càng thấy rõ sự cần thiết phải có cơ chế đảm bảo tính mạng, sức khỏe, danh dự cho Hội thẩm.
Từ thực tiễn nghiên cứu về các vấn đề về những mặt tồn tại về pháp lý và trên thực tiễn của vai trò của Hội thẩm nhân dân trong phiên tòa hình sự sơ thẩm. Cho thấy vấn đề Hội thẩm nhân dân còn nhiều thiếu sót và bất cập trong thực tế cũng như trong quy định của pháp luật về Hội thẩm. Vấn đề đặt ra là việc hoàn thiện pháp luật cũng như thực tiễn về Hội thẩm nhân dân phải được kịp thời và hiệu quả. Đồng thời đưa ra những giải pháp, đề xuất đúng đắn nhằm khẳng định vai trò của Hội thẩm nhân dân tỏng phiên tòa hình sự sơ thẩm. Chính từ sự nhận thức và hành động thiết thực đối với vai trò của Hội thẩm nhân dân sẽ góp phần giải quyết vụ án được chính xác, đúng người, đúng tội.
57 Thẩm phán bị đuổi đánh, http://pda.vietbao.vn/An-ninh-Phap-luat/Tham-phan-bi-duoi-danh/55054749/218/
GVHD: Th.s Mạc Giáng Châu SVTH: Lê Thị Tuyết Mai 70
KẾT LUẬN
Đề tài “Vai trò của Hội thẩm nhân dân trong phiên tòa hình sự sơ thẩm”,
đã và đang là một vấn đề thời sự được nhiều người quan tâm trong khoa học tố tụng hình sự. Trên những kết quả đạt được khi nghiên cứu sẽ góp phần hoàn thiện hơn nữa các chế định và góp phần xây dựng một nhà nước pháp quyền, một xã hội dân chủ, văn minh, đảm bảo cho mọi công dân được công bằng hạnh phúc.
Trong suốt quá trình tìm hiểu, nghiên cứu đề tài này trên nhiều phương diện như lý luận, pháp lý và thực tiễn; người viết đã đúc kết được các vấn đề như sau:
Trong điều kiện hiện nay chúng ta đang tiếp tục thực hiện công cuộc đổi mới, tiến hành sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước, tiến hành cải cách tư pháp, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của dân, do dân và vì dân. Cùng với việc phát triển kinh tế, xã hội hiện nay; bên cạnh những tiến bộ xã hội đang được ổn định và giữ vững, cũng phát sinh nhiều vấn đề cần giải quyết; trong đó vấn đề tội phạm hình sự ngày càng gia tăng về số lượng, tính chất cũng phức tạp hơn. Vì thế làm công tác xét xử của Toà án ngày càng nặng nề hơn, khó khăn, phức tạp hơn và công việc đó đặt trên vai đội ngũ Hội thẩm nhân dân.
Trước những yêu cầu trên thì việc phải nâng cao vai trò của Hội thẩm nhân dân trong phiên tòa hình sự sơ thẩm hình sự là yêu cầu khách quan, giải pháp quan trọng để thực hiện chủ trương cải cách tư pháp nói chung và nâng cao chất lượng và hiệu quả xét xử của Toà án nói riêng. Đáp ứng mọi yêu cầu đòi hỏi của xã hội, của nhân dân trong việc bảo vệ công lý, quyền con người. Với vai trò là thành viên của Hội đồng xét xử, Hội thẩm nhân dân có nhiệm vụ đảm bảo việc xét xử tại phiên tòa là có căn cứ và đúng pháp luật, đảm bảo việc xét xử dân chủ. Tuy nhiên trên thực tế thì trong quá trình thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của Hội thẩm cong tồn tại nhiều mặt hạn chế. Trong đó yếu tố đầu tiên chính là những quy định của pháp luật về Hội thẩm chưa rõ ràng gây