Về quy định trở lại việc xét hỏi và tranh luận

Một phần của tài liệu vai trò của hội thẩm nhân dân trong phiên tòa hình sự sơ thẩm (Trang 56)

Tồn tại

Quy định của Điều 223 Bộ luật tố tụng hình sự: “Qua việc nghị án nếu thấy có tình tiết của vụ án chưa được xét hỏi hoặc xét hỏi chưa đầy đủ thì Hội đồng xét xử quyết định trở lại việc xét hỏi và tranh luận”. Theo quy định của Điều luật này thì Hội thẩm nhân dân có quyền đưa ra ý kiến biểu quyết quyết định trở lại việc xét hỏi trong trường hợp có tình tiết liên quan đến việc giải quyết vụ án chưa được điều tra công khai tại phiên tòa hoặc tình tiết đó đã được hỏi nhưng hỏi chưa đầy đủ để có thể đưa ra phán quyết đúng về vụ án. Vậy trong trường hợp qua việc nghị án nếu thấy có chứng cứ đã xét hỏi nhưng chưa rõ, cần xem xét thêm mà giai đoạn tranh luận Hội hội đồng xét xử chưa phát hiện ra, chứng cứ đó có thể ảnh hưởng lớn đến việc đưa ra phán quyết của Hội đồng xét xử trong khi nghị án thì sẽ giải quyết như thế nào, Hội thẩm nhân dân có được quyền biểu quyết để trở lại việc xét hỏi và tranh luận để làm rõ vấn đề như việc phát hiện tình tiết mà Điều 219 Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành quy định hay không. Mà theo Điều 63 Bộ luật tố tụng hình sự về những vấn đề phải chứng minh trong vụ án hình sự; Điều 64 quy định về chứng cứ; Điều 66 về đánh giá chứng cứ thì chứng cứ và những tình tiết của vụ án rất quan trọng là những vấn đề cần phải xem xét chính xác để chứng minh các vấn đề của vụ án, do vậy không được bỏ sót việc xem xét chứng cứ và những tình tiết của vụ án. Như vậy Điều luật trên chưa nêu đầy đủ việc quay lại xét hỏi và tranh luận trong trường hợp có chứng cứ cần xem xét thêm mà ở giai đoạn tranh luận Hội đồng xét xử không phát hiện ra; đây là một thiếu sót của Luật. Tồn tại trên có thể gây ra một loạt hậu quả như: các bên tham gia tố tụng không có cơ hội xét hỏi và tranh luận tiếp; nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng bị vi phạm,việc tìm ra sự thật của vụ án bị ảnh hưởng, mà quan trọng nhất là Hội thẩm không làm tròn vai trò đại diện dân chủ và giám sát pháp luật của mình trong giai đoạn nghị án.

Giải pháp

Để đạt được mục tiêu việc xét xử của Tòa án là toàn diện, khách quan, chính xác. Hội thẩm nhân dân có điều kiện thực hiện được đầy đủ vai trò của mình trong việc

GVHD: Th.s Mạc Giáng Châu SVTH: Lê Thị Tuyết Mai 54

nghị án, tìm ra sự thật, thì Điều luật cần bổ sung quy định về chứng cứ vào Điều luật, cụ thể Điều 223 sửa đổi thành: “Qua việc nghị án nếu thấy có tình tiết của vụ án chưa được xét hỏi hoặc việc xét hỏi chưa đầy đủ; hoặc thấy cần xem xét thêm chứng cứ mà ở giai đoạn tranh luận không phát hiện ra thì Hội đồng xét xử quyết định trở lại việc xét hỏi và tranh luận”; từ đó nếu qua quá trình nghị án nếu phát hiện có chứng cứ, tình tiết vụ án chưa được xem xét thì Hội thẩm nhân dân có thể cùng với Thẩm phán quyết định trở lại việc xét hỏi và tranh luận, làm rõ vấn đề; đảm bảo nguyên tắc bình đẳng được thực hiện.

Một phần của tài liệu vai trò của hội thẩm nhân dân trong phiên tòa hình sự sơ thẩm (Trang 56)