Hội thẩm nhân dân là những người bước vào phòng xử án cùng lúc với thẩm phán, là những người được chứng kiến toàn bộ thủ tục bắt đầu phiên tòa, Hội thẩm là người hiểu biết pháp luật do vậy thông qua sự quan sát của mình Hội thẩm có thể đánh giá một cách khách quan về giai đoạn bắt đầu phiên tòa, để có thể đưa ra chính kiến của mình trong phần thủ tục mở đầu phiên tòa nhằm làm tốt hơn vai trò của Hội đồng xét xử. Bởi vì, theo ghi nhận tại Điều 16 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 thì
“Hội thẩm và Thẩm phán xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”, trong Hội đồng xét xử Thẩm phán và Hội thẩm đều ngang quyền nhau trong việc xem xét, quyết định các vấn đề về giải quyết vụ án hình sự. Cũng như xem xét đưa ra nhận định của mình về những vấn đề liên quan đến phần bắt đầu phiên tòa, để tránh những trường hợp làm sai thủ tục tố tụng làm ảnh hưởng đến Hội đồng xét xử nói chung và bản thân Hội thẩm nói riêng bởi lẽ pháp luật ghi nhận “Hội thẩm phải chịu trách nhiệm về hành vi và quyết định của mình”.
Hội thẩm nhân dân là đại biểu nhân dân người cùng xử án với Thẩm phán
“được bầu hoặc cử theo quy định của pháp luật để làm nhiệm vụ xét xử những vụ án
thuộc thẩm quyền của Tòa án”24. Hội thẩm nhân dân là những người đại diện cho
23 Xem thêm Nghị quyết số 04/2004 Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi
hành một số quy định trong phần thứ ba “xét xử sơ thẩm” của Bộ luật tố tụng hình sự”.
24 Xem thêm Khoản 2 Điều 1 Pháp lệnh Thẩm phán và Hội Thẩm Tòa án nhân dân năm 2002, sửa đổi bổ sung
GVHD: Th.s Mạc Giáng Châu SVTH: Lê Thị Tuyết Mai 29
nhân dân tham gia vào quá trình tố tụng hình sự để giám sát hoạt động của Tòa án theo tinh thần của nguyên tắc dân chủ được ghi nhận tại Điều 2 Hiến pháp năm 2013
“Nước Cộng hòa xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam do nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực
nhà nước thuộc về nhân dân”. Bởi lẽ, Hội thẩm là một chức danh do Hội dồng nhân
dân bầu ra, nên Hội thẩm phải có nghĩa vụ đại diện cho nhân dân giám sát công tác xét xử của Tòa án. Trong giai đoạn bắt đầu phiên tòa thì xem xét: trình tự thủ tục bắt đầu, Thư kí và Thẩm phán có làm đúng thẩm quyền, phiên tòa có diễn ra theo đúng quyết định đưa vụ án ra xét xử…Từ đó có những kiến nghị để Tòa án thực hiện đúng nhiệm vụ của mình, nhằm phát huy tính dân chủ đại diện trong nhân dân. Có thể thấy, bản chất nhân dân, tính chất dân chủ của Toà án ở nước ta không chỉ thể hiện ở việc các công chức tư pháp tận tụy (việc quy định về trách nhiệm của Thẩm phán tại Điều 39 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003) hết lòng với nhân dân mà còn thể hiện đậm nét ở việc huy động ngày càng đông đảo quần chúng nhân dân tham gia và kiểm tra, giám sát công tác xét xử (sự tham gia của Hội thẩm nhân dân trong phiên tòa hình sự sơ thẩm là bắt buộc).
Thông qua việc quan sát các trình tự thủ tục diễn ra trong giai đoạn bắt đầu phiên tòa Hội thẩm bảo vệ quyền lợi của người tham gia tố tụng, bởi lẽ những vấn đề cần giải quyết trong giai đoạn này quan trọng nhất là giải quyết những trường hợp hoãn hay vẫn tiếp tục phiên tòa cũng như việc thay đổi người tiến hành tố tụng theo những trường hợp được quy định tại Điều 45, 46, 47 Bộ luật tố tụng hình sự 2003, những công việc này là nhiệm vụ của Hội đồng xét xử, trong đó có hội thẩm nhân dân, thông qua việc biểu quyết cùng với Thẩm phán, Hội thẩm sẽ đưa ra ý kiến của mình để quyết định những vấn đề có lợi nhất cho người tham gia tố tụng trong vụ án đó (Hội thẩm chiếm 2/3 hoặc 3/5 số phiếu25), từ đó tránh được việc Thẩm phán hoặc Thư ký lạm dụng việc biết luật nhưng làm sai luật gây ảnh hưởng quyền lợi đối với những người thàm gia tố tụng là người dân lao động nghèo, người chưa thành niên hay người cao tuổi. Ví dụ: Bị cáo A là người chưa thành niên tham gia tố tụng, do chưa nhận được quyết định đưa vụ án ra xét xử của tòa án và cũng không hiểu rõ quyền lợi của mình tại Điều 201 do Thẩm phán giải thích nhưng không đầy đủ nên không yêu cầu việc hoãn phiên tòa. Trong trường hợp này là một người đại diện cho nhân dân bảo vệ quyền làm chủ của nhân dân trước tòa án, thì Hội thẩm nhân dân
GVHD: Th.s Mạc Giáng Châu SVTH: Lê Thị Tuyết Mai 30
phải đề nghị Thẩm phán chủ tọa phiên tòa ra quyết định hoãn phiên tòa và giao quyết định đưa vụ án ra xét xử cho bị cáo A.