Hội thẩm nhân dân tham gia nghị án nhằm bảo vệ quyền dân chủ của

Một phần của tài liệu vai trò của hội thẩm nhân dân trong phiên tòa hình sự sơ thẩm (Trang 46)

càng phải nêu cao vai, trò trách nhiệm trong công tác xét xử nói chung và trong việc sử dụng việc ngang quyền với Thẩm phán khi nghị án.

2.4.1.2. Hội thẩm nhân dân tham gia nghị án nhằm bảo vệ quyền dân chủ của công dân của công dân

Nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân và vì dân “Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân” 42. Ở nước ta quyền công dân được pháp luật công nhận, tôn trọng và bảo vệ. Trong các quyền công dân thì quyền dân chủ luôn có một vai trò quan trọng, bao hàm gần như toàn bộ các quyền công dân. Quyền dân chủ qui định trong Hiến pháp bao gồm các quyền: mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, quyền tự do đi lại, tự do ngôn luận, quyền khiếu nại, tố cáo…

Khi công dân vi phạm pháp luật, Toà án đem ra xét xử, tuy trong phiên toà họ bị gọi là bị cáo, nhưng “người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lựcpháp luật”43, do vậy công dân cần được bảo vệ ở đây chính là bị cáo và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Tại thời điểm nghị án, bị cáo vẫn không bị coi là có tội. Quyền dân chủ của công dân cần được của họ phải được Hội đồng xét xử bảo đảm và bảo vệ trên hai khía cạnh:

41 Xem thêm Khoản 4 Điều 222 Bộ luật tố tụng hình sự 2003

42 Xem thêm Điều 3 Hiến pháp 2013

GVHD: Th.s Mạc Giáng Châu SVTH: Lê Thị Tuyết Mai 44

Thứ nhất, tại thời điểm nghị án bị cáo vẫn được coi là không có tội, quyền dân chủ, bình đẳng trước pháp luật vẫn của họ tồn tại và Hội đồng xét xử phải bảo đảm cho họ điều này.

Thứ hai, với vai trò là người đại diện cho nhân dân,là người đưa tiếng nói từ phía xã hội vào trong công tác xét xử, Hội thẩm nhân dân có trách nhiệm bảo vệ quyền dân chủ của bị cáo, quyền và lợi ích hợp pháp của những người có liên quan khác trong vụ án.

Từ hai quan điểm trên ta nhận thấy việc bảo vệ quyền dân chủ cho bị cáo trong khi nghị án là việc Hội thẩm nhân dân có vai trò, trách nhiện bảo đảm cho bị cáo không bị kết tội oan sai, thiếu căn cứ, đồng thời bị cáo cũng phải chịu trách nhiệm hình sự tương xứng khi phạm tội. Việc bảo vệ quyền dân chủ phải công bằng, bình đẳng giữa các bên bị cáo và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan khác. Và trên tất cả việc bảo vệ quyền dân chủ cho bị cáo và những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan khác không được để quyền và lợi ích Nhà nước bị xâm phạm.

Để thực thi vai trò bảo vệ quyền dân chủ của công dân trong khi nghị án, Bộ luật tố tụng hình sự đã có những qui định về vấn đề này như sau:

Chỉ Thẩm phán và Hội thẩm mới có quyền nghị án. Việc xét xử có Hội thẩm tham gia vào Hội đồng xét xử là nguyên tắc Hiến định, với sự có mặt của Hội thẩm trong khi nghị án và không có thêm một ai khác ngoài các thành viên của Hội đồng xét xử tham gia nghị án đã là một sự bảo đảm bảo vệ về mặt thể chế dân chủ và tính khách quan, độc lập, tuân theo pháp luật trong nghị án.

Khi nghị án “Các thành viên của Hội đồng xét xử phải giải quyết tất cả các vấn đề của vụ án bằng cách biểu quyết theo đa số về từng vấn đề một”44 Khi xét xử án sơ thẩm hình sự trong Hội đồng xét xử có từ hai hoặc ba Hội thẩm tuỳ theo tính chất của vụ án, với số Hội thẩm luôn nhiều hơn Thẩn phán việc bảo vệ quyền dân chủ càng có cơ sở bảo đảm. Việc lấy kết quả biểu quyết theo đa số thì trong mọi trường hợp biểu quyết lá phiếu của một trong các Hội thẩm luôn có tính quyết định tới kết quả cuối cùng của việc biểu quyết.

Khi biểu quyết từng vấn đề đã thảo luận của vụ án, Hội thẩm biểu quyết trước, sau đó mới đến Thẩm phán, đây cũng là một điều thuận lợi cho Hội thẩm khi thực hiện

GVHD: Th.s Mạc Giáng Châu SVTH: Lê Thị Tuyết Mai 45

việc biểu quyết theo quan điểm và kết luận của mình về các vấn đề của vụ án mà không bị áp lực do Thẩm phán biểu quyết sau Hội thẩm.

Khi nghị án có thể trong số Hội Thẩm hoặc Thẩm phán có ý kiến thiểu số, luật quy định ý kiến thiểu số đó được ghi nhận bằng văn bản và được đưa vào hồ sơ vụ án. Đây cũng là cơ sở cho việc xem xét kháng cáo nếu có hoặc xem xét việc khiếu nại, tố cáo có liên quan tới Hội đồng xét xử.

Dân chủ là một trong những quyền cơ bản của công dân, được pháp luật công nhận, bảo đảm và bảo vệ. Tuy nhiên quyền lực bao giờ cũng đi đôi với nghĩa vụ, mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật. Thấm nhuần quan điểm này sẽ giúp cho Hội thẩm nhân dân thuận lợi hơn trong việc bảo vệ quyền dân chủ của công dân khi nghị án, đồng thời Hội thẩm cũng cần thấy rõ trách nhiệm của mình trước nhân dân, trước pháp luật trong việc giữ đúng pháp chế xã hội chủ nghĩa trong xét xử, bảo đảm việc xét xử đúng người, đúng tội nhưng cũng không làm oan, sai người vô tội. Và chỉ có như vậy, việc Hội thẩm nhân dân thực hiện vai trò bảo vệ quyền dân chủ của công dân trong nghị án mới được thực hiện trọn vẹn với đầy đủ ý nghĩa.

Một phần của tài liệu vai trò của hội thẩm nhân dân trong phiên tòa hình sự sơ thẩm (Trang 46)