Tồn tại
Điều 226 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 quy định còn thiếu chặt chẽ và chưa quy định vai trò của Hội thẩm trong việc đảm bảo bản án được tuyên đúng với bản án trong giai đoạn nghị án. Tuyên án là việc Hội đồng xét xử tuyên đọc bản án. Do việc nghị án và ra bản án là công việc của Hội đồng xét xử được tiến hành trong phòng nghị án và không ai khác được phép có mặt hoặc tìm cách can thiệp vào quá trình này, nên việc tuyên án rất quan trọng đối với bị cáo, bị hại và những người tham gia tố tụng khác, thời điểm này bị cáo được biết mình không có tội hay có tội, nếu bị kết án thì ở mức độ nào…Bị hại cũng chờ đợi sự nghiêm minh của pháp luật dành cho bị cáo. Hội thẩm nhân dân phải có trách nhiệm bảo đảm cho việc tuyên đọc bản án là đúng với bản án đã được ra trong lúc nghị án. Mà Điều luật không qui định bản án được tuyên là bản án nào bản án gốc hay bản án chính theo hướng dẫn Nghị quyết số 04/2004/NQ-HĐTP ngày 05 tháng 11 năm 2004 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao. Từ đó sẽ tạo kẽ hở trong việc tuyên đọc bản án, dẫn đến tiêu cực làm bản án được tuyên khác với bản án đã ra trong lúc nghị án. Hội thẩm nhân dân là người đại diện cho nhân dân vào xét xử nên theo người viết cần thiết bổ sung thêm vào điều luật vai trò của Hội thẩm đảm bảo bản án được tuyên là đúng với bản án trong giai đoạn nghị án.
Giải pháp
Để đảm bảo tính pháp lí của bản án được tuyên tại phiên toà đúng là bản án đã ra trong khi nghị án cần bổ sung thêm trong phần đầu của Điều 226 là: “Trước và trong khi tuyên án, Hội thảm nhân dân phải kiểm tra, giám sát bản án được tuyên là bản án đã đưa ra trong lúc nghị án và là bản án có đủ chữ kí của Hội đồng xét xử.” Từ đó Hội thẩm có điều kiện thuận lợi để thực hiện vai trò giám sát việc tuyên đọc bản án là có
GVHD: Th.s Mạc Giáng Châu SVTH: Lê Thị Tuyết Mai 55
căn cứ pháp luật, bảo đảm cho việc bản án được tuyên là đúng với bản án đã đưa ra trong lúc nghị án. Chỉ có như vậy vai trò giám sát của Hội thẩm nhân dân trong giai đoạn tuyên án mới có điều kiện bảo đảm.