Về xem xét vật chứng và xem xét tại chỗ

Một phần của tài liệu vai trò của hội thẩm nhân dân trong phiên tòa hình sự sơ thẩm (Trang 54)

Tồn tại

Theo quy định tại các Điều luật 212 và Điều 213 của Bộ luật tố tụng hình sự quy định về việc “Xem xét vật chứng” và “Xem xét tại chỗ”. Cụ thể: “…Khi cần thiết, Hội đồng xét xử có thể cùng với Kiểm sát viên, người bào chữa và những người khác tham gia phiên tòa đến xem xét tại chỗ những vật chứng không thể đưa đến phiên tòa được…”; “Nếu xét thấy cần thiết, Hội đồng xét xử có thể cùng với Kiểm sát viên, người bào chữa và những người khác tham gia phiên tòa đến xem xét nơi đã xảy ra tội phạm

hoặc những địa điểm khác có liên quan đến vụ án…” Nguyên tắc xét xử của Tòa án là

xét xử tập thể quyết định theo đa số như vậy vai trò của Hội thẩm càng quan trọng trong việc xem xét quyết định có xem xét vật chứng hay xem xét tại chỗ hay không do số lượng Hội thẩm nhân dân trong thành phần Hội đồng xét xử hình sự sơ thẩm lúc nào cũng chiếm đa số. Điều luật quy định còn mang tính chất bỏ ngõ, “khi xét thấy cần

thiết” là trong trường hợp nào, làm cho Hội thẩm nhân dân gặp khó khăn khi cần áp

dụng để thực hiện nhiệm vụ của mình. Nguyên tắc khi xây dựng một điều luật là phải dùng những từ ngữ tường minh, rõ nghĩa, dễ hiểu; ở đây điều luật đã vi phạm nguyên tắc trên làm cho điều luật khó hiểu. Mặt khác, việc Hội thẩm nhân dân xem xét vật chứng tại chỗ và địa điểm xảy ra vụ án sẽ gặp nhiều khó khăn trong những trường hợp vật chứng hay địa điểm xảy ra vụ án không còn lưu được những dấu vết như mới xảy ra vụ án, địa hình phức tạp; trong hoàn cảnh và điều kiện như vậy việc đánh giá chứng cứ theo quy định của Điều 66 của Bộ luật tố tụng hình sự sẽ không được đảm bảo tính khách quan, toàn diện và chính xác được. Hậu quả của việc đánh giá chứng cứ không đúng lúc, chính xác sẽ dẫn đến việc xét xử sai lệch bỏ sót tội phạm, oan sai…

GVHD: Th.s Mạc Giáng Châu SVTH: Lê Thị Tuyết Mai 52

Giải pháp

Để Hội thẩm nói riêng và Hội đồng xét xử nói chung có thể thực hiện tốt vai trò xét xử của mình trong việc xem xét vật chứng và xem xét tại chỗ thì cần sửa đổi các Điều luật trên theo tinh thần quy định cụ thể hơn: Khi nào Hội đồng xét xử quyết định xem xét vật chứng, xem xét tại chỗ; không quy định chung chung như hiện tại. Thứ hai, khi xảy ra trường hợp này thì Hội đồng xét xử nên quyết định dừng xét xử vụ án trả hồ sơ cho Viện kiểm sát yêu cầu điều tra bổ sung. Như vậy sẽ đảm bảo chứng cứ được đánh giá chính xác, kịp thời và đầy đủ hơn, hạn chế việc bỏ sót tội phạm, xử oan người vô tội.

Một phần của tài liệu vai trò của hội thẩm nhân dân trong phiên tòa hình sự sơ thẩm (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)