Đảm bảo việc xét hỏi khách quan, công bằng, chí công vô tư

Một phần của tài liệu vai trò của hội thẩm nhân dân trong phiên tòa hình sự sơ thẩm (Trang 33)

Sau khi xét thấy phần thủ tục bắt đầu đã thực hiện đầy đủ, không có ai có ý kiến gì thì chủ tọa phiên tòa tuyên bố kết thúc phần này và chuyển sang phần xét hỏi, Kiểm sát viên đọc bản cáo trạng và đưa ra ý kiến bổ sung để làm rõ hơn nội dung bản cáo trạng.

Xét hỏi tại phiên tòa là một phần của xét xử tại phiên tòa, trong đó Hội đồng xét xử và những người tham gia tố tụng tiến hành việc nghiên cứu và kiểm tra các chứng cứ, kết luận điều tra, bản cáo trạng một cách công khai về các tình tiết của vụ án. Trong giai đoạn xét hỏi, Hội đồng xét xử áp dụng các biện pháp được Bộ luật tố tụng cho phép để nghiên cứu các tình tiết của vụ án một cách khách quan, toàn diện, và đầy đủ nhằm xác định sự thật của vụ án, đồng thời loại bỏ những tình tiết không liên quan đến vụ án theo tinh thần của nguyên tắc “xác định sự thật của vụ án” được ghi nhận tại Điều 10 BLTTHS năm 2003, để đảm bảo việc xử lý vụ án được công minh không để lọt tội phạm đồng thời không làm oan người vô tội.

Xét hỏi tại phiên tòa là giai đoạn trung tâm của hoạt động xét xử và cũng là giai đoạn quan trọng nhất để xác định sự thật vụ án, có thể những câu hỏi và những câu trả lời tại phiên tòa không khác những câu hỏi và trả lời tại cơ quan điều tra, nhưng nó có một ý nghĩa vô cùng quan trọng là việc hỏi và trả lời diễn ra công khai, nó là hình thức kiểm nghiệm kết quả điều tra của cơ quan điều tra26. Bởi vì, trong giai đoạn này Hội đồng xét xử sơ thẩm phải kiểm tra các chứng cứ kết luận điều tra, hỏi những người tham gia tố tụng về những phần liên quan đến vụ án, xem xét vật chứng, đọc biên bản… Là người được nghiên cứu hồ sơ vụ án cùng với Thẩm phán trong thời gian chuẩn bị xét xử 27. Hội thẩm có thời gian để suy nghĩ về những vấn đề cần hỏi để làm rõ những chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội, những tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo28. Để làm tốt vai trò

26 Đinh Văn Quế: “Thủ tục xét xử các vụ án hình sự”, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, trang 179.

27 Quy chế tổ chức và hoạt động Hội thẩm nhân dân năm 2005

GVHD: Th.s Mạc Giáng Châu SVTH: Lê Thị Tuyết Mai 31

của một người đại diện cho nhân dân tại phiên tòa thì vấn đề đặt ra đối với Hội thẩm đó là về phạm vi xét hỏi của Hội thẩm phải liên quan đến toàn bộ vụ án. Nghĩa là, phải hỏi tất cả những vấn đề liên quan từ hành vi của bị can, bị cáo khi thực hiện tội phạm đến những điều người làm chứng được chứng kiến, cũng như hỏi những vấn đề liên quan đến việc thẩm định của người giám định…, không được tập trung vào một đối tượng xét hỏi vì điều này có thể dẫn Hội thẩm đến ý kiến chủ quan của mình làm sự thật vụ án bị sai lệch.

Trong phiên tòa hình sự sơ thẩm nhiệm vụ của Kiểm sát viên là thực hành quyền công tố thì Kiểm sát viên phải chủ động xét hỏi để bảo vệ bản cáo trạng. Luật sư với trách nhiệm bảo vệ bị can bị cáo, luật sư có quyền chỉ hỏi về những tình tiết có khả năng gỡ tội cho thân chủ của mình. Nhưng nhiệm vụ của Hội thẩm nhân dân là người “trọng tài” đi tìm sự thật khách quan cho vụ án vì thế họ phải thật sự là những người chí công vô tư theo đó Hội thẩm phải hỏi theo nhiều hướng khác nhau như: gỡ tội, buộc tội, theo hướng tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho bị can bị cáo để nhận định những vấn đề cần thiết góp phần bảo vệ công lý tránh làm thay công việc của Kiểm sát viên buộc tội bị cáo hay làm thay công việc của luật sư nếu trong quá trình chuẩn bị Hội thẩm đã định kiến bị cáo không có tội.

Là người đại diện cho nhân dân đồng thời là người góp phần bảo vệ công lý, để làm được điều này thì thông qua việc xét hỏi tại phiên tòa hội thẩm phải thể hiện sự công bằng, không có sự thiên vị giữa các đối tượng bị hỏi, có nghĩa là, khi xét hỏi Hội thẩm phải thật sự tuân thủ Điều 10 Bộ luật tố tụng hình sự về trách nhiệm xác định sự thật vụ án của mình, đồng thời nắm chắc được nguyên tắc “không ai bị xem là có tội khi chưa có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật” được quy định tại Điều 9 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 để có thể đặt những câu hỏi thật sự khách quan. Đồng nghĩa với việc Hội thẩm xác định nội dụng vụ án đúng các tình tiết của vụ án như thực tế diễn ra trên cơ sở chứng cứ đã được thu thập không được định kiến suy diễn theo ý chí chủ quan. Để vai trò là một người trọng tài của vị Hội thẩm nhân dân phát huy được trong quá trình xét hỏi cần thiết Hội thẩm phải có chính kiến của mình khi nhận định về vụ án và hoàn toàn tách biệt với những vấn đề mà Thẩm phán đặt ra để tính độc lập trong xét xử được nâng cao, đồng thời để cái lý và cái tình được chan hòa trong một vụ án, phát huy được tính đại diện nhân dân của vị Hội thẩm.

GVHD: Th.s Mạc Giáng Châu SVTH: Lê Thị Tuyết Mai 32

Một phần của tài liệu vai trò của hội thẩm nhân dân trong phiên tòa hình sự sơ thẩm (Trang 33)