Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 66 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
66
Dung lượng
618 KB
Nội dung
MỤC LỤC
Câu 1: Phân tích nguyên lý mối liên hệ phổ biến? Ý nghĩa phương pháp luận.
Câu 2. Nguyên lý về sự phát triển và ý nghĩa phương pháp luận?
Câu 3: Phân tích quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập. Liên hệ với cuộc đấu tranh
chống tiêu cực và vai trò của người thi hành pháp luật.
Caâu 4: Quy luaät chuyeån hoùa töø nhöõng söï thay ñoåi veà löôïng thaønh nhöõng söï thay ñoåi veà chaát vaø
ngöôïc laïi. YÙ nghóa phöông phaùp luaän cuûa quy luaät naøy?
Caâu 5: Quy luaät phuû ñònh cuûa phuû ñònh.YÙù nghóa phöông phaùp luaän?
Câu 6: Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức (câu dài)
Câu 7: Trình bày quy luật QHSX phù hợp với tính chất và trình độ của LLSX. Ý nghĩa phương
pháp luận. (câu dài)
Câu 8: Trình bày mối quan hệ biện chứng giữa CSHT và KTTT. Thực trạng CSHT và KTTT ở nước ta hiện
nay và sự vận dụng của Đảng trong qua trình đổi mới. Trách nhiệm của cán bộ Công an.
Câu 9. Vì sao nói sự phát triển của các hình thái KT - XH là quá trình lịch sử tự nhiên? Vận dụng
để giải thích con đường phát triển theo định hướng XHCN ở Việt Nam?
Caâu 10: Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa TTXH và YTXH. Nguyên nhân và phương hướng khắc phục
những hiện tượng tiêu cực trong xã hội hiện nay?
Caâu 11: Moái quan heä giöõa vaät chaát vaø yù thöùc.
Câu 12: Quan niệm về con người trong triết học Mác phương pháp luận đối với quá trình xây dựng
con người mới nói chung và xây dựng con người trong ngành công an nói riêng?
Caâu 12A: Ñònh nghóa vaät chaát cuûa Leâ nin.
Câu 12B. Nguồn gốc, bản chất và kết cấu của YT?
1
2
Câu 1: Phân tích nguyên lý mối liên hệ phổ biến? Ý nghĩa phương pháp luận.
Đặt vấn đề:
Khi nhìn nhận thế giới, chúng ta thấy các sự vật, hiện tượng, quá trình tồn tại một cách đa dạng, phong
phú, nhiều hình, nhiều vẻ. Chính vì vậy, trong tiến trình lịch sử Triết học, quá trình nghiên cứu về thế
giới, các nhà tư tưởng luôn cố gắng tìm hiểu và giải quyết câu hỏi: Các sự vật, hiện tượng, quá trình có
mối liên hệ qua lại, tác động ảnh hưởng lẫn nhau hay chúng tồn tại một cách biệt lập, tách rời? Nếu chúng
có mối liên hệ qua lại thì cái gì quy định mối liên hệ đó? Xoay quanh vấn đề này, đã có rất nhiều quan
điểm được đưa ra, mỗi một quan điểm có cách nhìn nhận và lý giải về thế giới khác nhau.
* Trả lời cho câu hỏi thứ nhất: các sự vật, hiện tượng, quá trình có mối liên hệ với nhau hay không,
tập trung vào hai quan điểm:
Những người theo quan điểm siêu hình cho rằng: các sự vật, hiện tượng, quá trình tồn tại một cách độc
lập, tách rời nhau, cái này bên cạnh cái kia, giữa chúng không có mối liên hệ bản chất. Chúng không có sự
phụ thuộc, ràng buộc, quy định lẫn nhau. Nếu giữa chúng có sự liên hệ với nhau thì cũng chỉ là những mối
liên hệ bên ngoài, mang tính ngẫu nhiên.
Chẳng hạn, hữu cơ và vô cơ không có liên hệ gì với nhau; tồn tại độc lập, không thâm nhập lẫn nhau;
tổng số đơn giản của những con người riêng lẻ tạo thành xã hội, đứng yên không vận động…
Ngược lại với quan điểm siêu hình, những người có quan điểm biện chứng lại xem xét thế giới vật chất
là một chỉnh thể thống nhất. Họ cho rằng: các sự vật, hiện tượng, quá trình vừa tồn tại độc lập nhưng cũng
vừa quy định, tác động qua lại và chuyển hoá lẫn nhau.
Chẳng hạn, bão từ diễn ra trên mặt trời sẽ tác động đến từ trường trái đất và do đó tác động đến mọi sự
vật, trong đó có con người; sự gia tăng về dân số sẽ tá động đến kinh tế, xã hội, giáo dục, y tế… không chỉ
trên một nước mà còn ảnh hưởng trên toàn thế giới.
* Để giải quyết câu hỏi thứ hai: cái gì quy định mối liên hệ thì giữa hai quan điểm trái ngược nhau:
Chủ nghĩa duy tâm cho rằng cái quyết định mối liên hệ, sự chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện
tượng, quá trình là một lực lượng siêu tự nhiên (như trời) hay ở ý thức, cảm giác của con người.
Trái lại, chủ nghĩa duy vật đã dựa trên sự khái quát những thành tựu của khoa học tự nhiên để khẳng
định tính thống nhất vật chất của thế giới là cơ sở của mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng, quá trình.
Các sự vật hiện tượng tạo thành thế giới dù có đa dạng, phong phú, có khác nhau bao nhiêu, song chúng
đều chỉ là những dạng khác nhau của thế giới duy nhất, thống nhất là thế giới vật chất.
=>Vượt lên trên quan điểm siêu hình, duy tâm, khắc phục những hạn chế của những nhà tư tưởng đi
trước, chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng: nhờ có tính thống nhất của thế giới vật chất mà sự vật, hiện
tượng không thể tồn tại biệt lập, tách rời nhau mà tồn tại trong sự tác động qua lại, chuyển hoá lẫn nhau
theo những quan hệ nhất định. Đó là sự liên hệ khách quan, là cái vốn có của bản thân thế giới vật chất.
Trên cơ sở đó, Mac đã xây dựng phép biện chứng duy vật , bao gồm: hai nguyên lý, ba quy luật, cùng
sáu cặp phạm trù. Trong đó, nguyên lý về mối liên hệ phổ biến là một trong những nội dung cơ bản nhất
của phép biện chứng duy vật.
a. Khái niệm mối liên hệ:
- “Mối liên hệ” là phạm trù triết học dùng để chỉ sự quy định, sự tác động qua lại, sự chuyển hóa
lẫn nhau giữa sự vật, hiện tượng hay giữa các mặt của một sự vật, một hiện tượng trong thế giới .
Đây là sự liên hệ đặc biệt, trong đó, các sự vật, hiện tượng là đối tượng biến đổi của nhau một cách
trực tiếp, hoặc gián tiếp, nhờ đó mà sự vận động, biến hóa của thế giới được thực hiện thường xuyên và
liên tục. Các sự vật, hiện tượng trong thế giới chỉ biểu hiện sự tồn tại của mình thông qua sự vận động, tác
động qua lại với các sự vật, hiện tượng khác.
- Như vậy, các sự vật, hiện tượng luôn tồn tại mối liên hệ với nhau. Và mối liên hệ ấy biểu hiện dưới
những hình thức riêng biệt, cụ thể theo điều kiện nhất định. Dù vậy, dù dưới hình thức nào, những mối
liên hệ chỉ là biểu hiện của mối liên hệ chung nhất, phổ biến nhất. Phép biện chứng duy vật chỉ nghiên
cứu những mối liên hệ này và gọi nó là mối liên hệ phổ biến.
b. Các tính chất của mối liên hệ:
Khi nghiên cứu về mối liên hệ phổ biến, Mac cũng đã chỉ rõ ba tính chất rất cơ bản và khái quát của
mối liên hệ, đó là: khách quan, phổ biến và đa dạng, phức tạp.
- Tính khách quan.
Xuất phát từ tính thống nhất vật chất của thế giới, cho nên mối liên hệ là bản chất, là tất yếu của thế
giới vật chất. Mối liên hệ tồn tại khách quan không phụ thuộc vào ý thức của con người. MLH tồn tại
ngoài ý thức con người: Đó là những mối quan hệ hiện thực, vốn có của sự vật hiện tượng. Ý thức của con
3
người chỉ có thể phản ánh những mối liên hệ đó, chứ không thể tuỳ tiện sáng tạo ra nó được. Không thể
lấy những mối liên hệ của tinh thần, của tư tưởng để giải thích những mối liên hệ hiện thực. Ngược lại
phải từ những mối quan hệ khách quan để cắt nghĩa những mối liên hệ tinh thần, tư tưởng.
Ngay cả những vật vô tri, vô giác cũng đang hàng ngày, hàng giờ chịu sự tác động của các sự vật, hiện
tượng khác (ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, áp suất không khí… đôi khi là sự tác động của con người). Con
người, một sinh vật phát triển cao nhất trong tự nhiên, dù muốn hay không muốn cũng luôn luôn bị tác
động bởi các sự vật, hiện tượng khác và các yếu tố ngay trong chính bản thân con người. Ngoài sự tác
động của tự nhiên, con người còn tiếp nhận sự tác động của xã hội và của người khác. Chính con người và
chỉ có con người mới tiếp nhận vô vàn quan hệ, mối liên hệ chằng chịt. Vấn đề là con người phải hiểu biết
các mối liên hệ, vận dụng chúng vào hoạt động của mình giải quyết các mối liên hệ phù hợp nhằm phục
vụ nhu cầu, lợi ích của xã hội và của bản thân con người.
- Tính phổ biến: bất kỳ một sự vật, hiện tượng nào; bất kỳ không gian nào và ở bất kỳ ở bất kỳ thời
gian nào cũng có mối liên hệ với những sự vật, hiện tượng khác. Ngay trong cùng một sự vật, hiện tượng
thì bất kỳ một thành phần nào, một yếu tố nào cũng có mối liên hệ với những thành phần, những yếu tố
khác. Cụ thể:
Tính phổ biến, được thể hiện trên những mặt căn bản sau đây:
+ Xét về mặt không gian: mỗi sự vật hiện tượng là một chỉnh thể riêng biệt, song chúng tồn tại không
phải trong trạng thái biệt lập, tách rời tuyệt đối với các sự vật khác.
Trong hiện thực khách quan không có sự vật hiện tượng nào cô lập, không tác động và không nhận tác
động từ sự vật, hiện tượng khác, vừa tách biệt nhau, vừa phụ thuộc vào nhau – đó là hai mặt của quá trình
tồn tại, vận động, phát triển của mỗi sự vật hiện tượng.
Mối liên hệ tồn tại trong cả ba lĩnh vực: tự nhiên, xã hội và tư duy.
Ănghen viết: “Tất cả thế giới mà chúng ta có thể nghiên cứu được là một hệ thống, một tập hợp gồm
các vật thể khăng khích với nhau…. Việc các vật thể ấy đều có mối liên hệ qua lại với nhau đã có nghĩa
là các vật thể này tác động lẫn nhau và sự tác động qua lại ấy chính là sự vận động...”
Trong thế giới vật chất, không có sự vật, hiện tượng nào nằm ngoài mối liên hệ. Trong thời đại ngày
nay, không có một quốc gia nào không có quan hệ, không có liên hệ với các quốc gia khác về mọi mặt của
đời sống xã hội. Chính vì vậy hiện nay trên thế giới đã và đang xuất hiện xu hướng toàn cầu hóa, khu vực
hóa mọi mặt của đời sống xã hội. Nhiều vấn đề đã và đang trở thành vấn đề toàn cầu như: đói nghèo, bệnh
hiểm nghèo, môi trường sinh thái, dân số và kế hoạch hóa gia đình, chiến tranh và hòa bình…
+ Xét về mặt cấu tạo, cấu trúc của mỗi sự vật hiện tượng: các yếu tố, bộ phận cấu thành nên sự vật
không tồn tại trong trạng thái biệt lập hay hổn độn mà chúng được kết cấu theo một trật tự logic nhất định,
một kiểu tổ chức nhất định tạo thành một chỉnh thể. Giữa các bộ phận, yếu tố trong chỉnh thế đó vừa đảm
trách phần việc của mình, vừa tạo điều kiện cho những bộ phận khác, tức là giữa chúng có liên hệ, cấu kết
ảnh hưởng lẫn nhau. Sự biến đổi của bộ phận nào đó trong cấu trúc của sự vật sẽ gây ảnh hưởng đến các
bộ phận khác và với cả chính thể sự vật đó.
+ Xét về mặt thời gian: mỗi sự vật, hiện tượng nói riêng cả thế giới khách quan nói chung đều trải qua
các giai đoạn, các quá trình vận động, phát triển khác nhau. Các giai đoạn, quá trình đó không tách rời
nhau mà có liên hệ làm tiền đề, tạo điều kiện cho nhau. Sự kết thúc của giai đoạn này là sự mở đầu cho
giai đoạn khác. Điều này thể hiện rõ trong mối liên hệ giữa quá khứ - hiện tại và tương lai.
- Tính đa dạng, phong phú và phức tạp:
Xuất phát từ tính chất vốn dĩ là đa dạng, phong phú và phức tạp của thế giới vật chất, điều kiện khác
nhau, sự vật hiện tượng khác nhau dẫn đến mối liên hệ cũng khác nhau.
Khi nghiên cứu hiện thực khách quan có thể phân chia sự vật, hiện tượng ra thành từng loại khác nhau
tùy theo tính chất phức tạp hay đơn giản, phạm vi rộng hay hẹp, trình độ nông hay sâu, vai trò trực tiếp
hay gián tiếp, vai trò chủ yếu hay thứ yếu….
Trên cơ sở đó, khái quát lại có những mối liên hệ chính sau đây: mối liên hệ bên trong và mối liên hệ
bên ngoài, mối liên hệ chủ yếu và mối liên hệ thứ yếu, mối liên hệ chung và mối liên hệ riêng, mối liên hệ
trực tiếp và mối liên hệ gián tiếp, mối liên hệ bản chất và mối liên hệ không bản chất, mối liên hệ tất
nhiên và mối liên hệ ngẫu nhiên, mối liên hệ cơ bản và mối liên hệ không cơ bản...
Trong đó những mối liên hệ bên trong, trực tiếp, bản chất, tất nhiên, cơ bản bao giờ cũng có vai trò
quan trọng, quyết định đối với sự tồn tại phát triển của sự vật, hiện tượng.
Chính tính đa dạng trong quá trình tồn tại, vận động và phát triển của bản thân sự vật, hiện tượng quy
định tính đa dạng của mối liên hệ. Vì vậy, trong một sự vật có thể bao gồm rất nhiều mối liên hệ khác
nhau.
4
Chẳng hạn, mỗi cá nhân trong một tập thể nhất định vừa có mối liên hệ bên trong, vừa có mối liên hệ
bên ngoài, vừa có mối liên hệ bản chất vừa có mối liên hệ không bản chất, vừa có mối liên hệ trực tiếp
vừa có mối liên hệ gián tiếp…
Mỗi loại mối liên hệ nêu ra trên đây có vai trò khác nhau đối với sự vận động và phát triển của sự vật.
Chẳng hạn, mối liên hệ bên trong là sự tác động qua lại, sự quy định, sự chuyển hoá lẫn nhau giữa các
yếu tố, các thuộc tính, các mặt trong một sự vật, hiện tượng. Mối liên hệ này giữa vai trò quyết định đối
với sự tồn tại và phát triển của sự vật, hiện tượng đó. Còn mối liên hệ bên ngoài là mối liên hệ giữa các sự
vật, hiện tượng với nhau, không giữ vai tò quyết định đối voqí sự tồn tại, vận động và phát triển của sự
vật, hiện tượng. Nó thường phải thông qua mối liên hệ bên trong mới có thể tác động đối với sự tồn tại,
vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng.
Hay chẳng hạn, sự lĩnh hội tri thức của người học trước hết và chủ yếu được quyết định bởi chính
người đó (trình độ, năng lực, tâm lý…); sự tác động bên ngoài (nghệ thuật truyền thụ tri thức, cơ sở vật
chất…) dù có tốt, có đầy đủ bao nhiêu chăng nữa mà người học “nghe tai này, ra tai kia” thì người đó
không bao giờ lĩnh hội được tri thức. Song nếu không có sự tác động từ bên ngoài bằng cách này hay cách
khác thì người đó cũng không có tri thức hoặc không lĩnh hội được tri thức một cách đầy đủ, đặc biệt là
những tri thứuc khoa học được tiếp cận lần đầu tiên.
Triết học Mác Xít thừa nhận rằng các loại liên hệ khác nhau có thể chuyển hóa lẩn nhau, thay đổi vị
trí cho nhau, sự chuyển hóa đó diễn ra có thể do sự thay đổi phạm vi bao quát khi nghiên cứu xem xét
hoặc có thể do kết quả vận động khách quan của chính sự vật, hiện tượng. Chẳng hạn nếu xem xét lĩnh
vực đức dục, trí dục, mỹ dục và thể dục như những lĩnh vực khác biệt thì mối liên hệ giữa chúng là mối
liên hệ bên ngoài. Nhưng nếu chúng ta coi chúng là bốn lĩnh vực cơ bản của công tác giáo dục trong nhà
trường nhằm hình thành và phát triển nhân cách, xây dựng con người mới thì mối liên hệ giữa chúng trở
thành mối liên hệ bên trong.
c. Ý nghĩa phương pháp luận
Từ việc nghiên cứu về mối liên hệ phổ biến của các sự vật, hiện tượng, chúng ta cần rút ra quan điểm
toàn diện và quan điểm lịch sử cụ thể trong việc nhận thức các sự vật, hiện tượng cũng như trong hoạt
động thực tiễn.
* Quan điểm toàn diện: Các sự vật và hiện tượng trong thế giới đều tồn tại trong mối liên hệ phổ biến
và nhiều vẻ. Nếu không có quan điểm toàn diện sẽ không có kết quả một cách đầy đủ và đúng đắn.
- Về mặt nhận thức:
+ Để có nhận thức đúng về sự vật cần phải nghiên cứu, xem xét nó trong mối liên hệ qua lại với các sự
vật, hiện tượng khác.
+ Phải xem xét tất cả các mặt, các yếu tố, các thuộc tính, các mắt, khâu, các quá trình trong chính sự
vật, hiện tượng đó. Lê Nin khẳng định: “Muốn thực sự hiểu được sự vật, cần phải nhìn bao quát và
nghiên cứu tất cả các mặt các mối liên hệ và quan hệ gián tiếp của sự vật đó” .
Đồng thời, để nhận thức đúng sự vật còn đòi hỏi phải xem xét nó trong mối liên hệ với mục đích, lợi
ích, nhu cầu thực tiễn của con người. Ứng với mỗi thời kỳ, mỗi thế hệ, con người bao giờ cũng chỉ phản
ánh được một số lượng hữu hạn những mối liên hệ. Vì vậy, tri thức đạt được về sự vật chỉ là tương đối,
không đầy đủ và cần được bổ sung thêm. Do vậy, tránh tuyệt đối hóa tri thức đã đạt được về sự vật, xem
đó là chân lý bất biến không thể bổ sung.
+ Tuy nhiên, không phải xem xét tất cả các mối liên hệ của sự vật, hiện tượng, không phải xem xét một
cách tràn lan, dàn trải. Nhận thức toàn diện về sự vật đòi hỏi chúng ta phải phát hiện ra những liên hệ của
nó, đồng thời biết phân loại, đánh giá chính xác tính chất, vai trò của mối liên hệ đó đối với sự tồn tại
phát triển của sự vật.
+ Cần chống cả hai khuynh hướng sai lầm, phiến diện, một chiều, tuỳ tiện và đánh giá ngang bằng vị
trí vai trò của các loại liên hệ, không thấy mối liên hệ nào quyết định sự tồn tại, phát triển của sự vật,
thậm chí quy cái thứ yếu thành cái chủ yếu, cái không cơ bản thành cái cơ bản.
- Về mặt hoạt động thực tiễn:
+ Quan điểm toàn diện đòi hỏi để cải tạo được sự vật, chúng ta phải biết sử dụng sức mạnh tổng hợp,
cả ngoại lực và nội lực, tác động vào nhiều mối liên hệ khác nhau theo nhu cầu, mục đích, lợi ích của việc
nhận thức; bằng hoạt động thực tiễn của mình làm biến đổi những mối liên hệ bên trong của sự vật cũng
như những liên hệ qua lại với các sự vật khác.
-> Muốn vậy phải sử dụng đồng bộ nhiều biện pháp, nhiều phương tiện khác nhau để tác động nhằm
thay đổi những liên hệ tương ứng.
5
+ Mặt khác, quan điểm toàn diện đòi hỏi trong hoạt động thực tiễn cần phải kết hợp chặt chẽ “chính
sách dàn đều” với “chính sách có trọng điểm”, vừa chú ý giải quyết tổng thể các vấn đề, vừa biết lựa
chọn vấn đề trọng tâm, trọng điểm để tập trung giải quyết dứt điểm, tạo đà giải quyết những vấn đề khác.
Vận dụng vào công cuộc đổi mới của phần này
Trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam, Đảng Cộng sản VN xác định đổi mới toàn diện các lĩnh vực của
đời sống xã hội (kinh tế, chính trị, văn hoá, giáo dục…), mà trước hết là đổi mới tư duy lý luận, tư duy
chính trị về CNXH. Cụ thể:
Về xã hội: giải quyết tốt mối liên hệ giữa công nhân, nông dân và trí thức tạo thành mối liên hệ công
nông trí thức.
Về chính trị: đổi mới hệ thống chính trị, đổi mới hệ thống, chức năng, tránh chồng chéo, tạo sự đồng
bộ giữa đảng và nhà nước.
Về tư tưởng: với ba bộ phận chủ yếu: văn hóa, giáo dục đào tọa và khoa học công nghệ. Nó phải có
mối liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau, trong đó giáo dục đào tạo được coi là quốc sách hàng đầu.
Tuy nhiên không phải đổi mới tất cả các lĩnh vực ngay cùng một lúc (như thế sẽ không đủ lực để thực
hiện) mà phải xác định đổi mới có trọng tâm, trọng điểm. Trong đổi mới các lĩnh vực chính trị, kinh tế,
văn hóa giáo dục…. Đảng xác định đổi mới kinh tế là trước hết; đổi mới giáo đào tạo, khoa học công nghệ
là quốc sách hàng đầu trên cơ sở phát huy sức mạnh nội lực và tranh thủ ngoại lực.
+ Một điều cần lưu ý nữa là trong cả nhận thức và hoạt động thực tiễn cần phê phán quan điểm phiến
diện, một chiều. Đặc biệt, cần tích cực chống lại chủ nghĩa chiết trung (mục đích là kết hợp giữa chủ
nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm, hoặc ý định của bọn xét lại là muốn kết hợp chủ nghĩa Mác và chủ
nghĩa kinh nghiệm phê phán). Chủ nghĩa chiết trung không biết rút ra từ tổng số những mối liên hệ và
quan hệ của thế giới khách quan thành những mối liên hệ chủ yếu, cơ bản của sự vật, hiện tượng trong
tính lịch sử - cụ thể của nó và thuật nguỵ biện (lập luận chủ quan, đánh tráo mối liên hệ không cơ bản,
không quan trọng với mối liên hệ cơ bản, quan trọng ).
* Mỗi sự vật, hiện tượng đều tồn tại trong không gian, thời gian nhất định và mang dấu ấn của không
gian – thời gian đó, Do vậy chúng ta cần có quan điểm lịch sử – cụ thể khi xem xét và giải quyết các
vấn đề trong thực tiễn.
Đối với quan điểm lịch sử cụ thể đòi hỏi chúng ta khi nhận thức về sự vật và tác động vào sự vật phải
chú ý những hoàn cảnh, điều kiện lịch sử - cụ thể, môi trường cụ thể trong đó sự vật sinh ra, tồn tại và
phát triển. Mỗi một điều kiện, hoàn cảnh khác nhau thì mối liên hệ cũng khác nhau. Muốn đánh gía đúng
bản chất của sự vật, hiện tượng phải đặt nó trong một thời điểm, một không gian, một thời gian lịch sử cụ
thể, một mối liên hệ xác định trong quá trình phát sinh, phát triển của sự vật, hiện tượng đó.
Chẳng hạn, khi xem xét tư tưởng Nho giáo, đặt trong cuộc sống hiện đại ngày nay nhận thấy hầu như
không còn phù hợp; nhưng khi đặt trong thời kỳ Xuân Thu chiến quốc lại còn nguyên giá trị.
Vì vậy để xác định đúng đường lối, chủ trương của từng giai đoạn cách mạng, của từng thời kỳ xây
dựng đất nước, bao giờ Đảng cũng phân tích tình hình cụ thể của đất nước và bối cảnh quốc tế diễn ra
trong từng giai đoạn, thời kỳ và trong khi thực hiện đường lối, chủ trương, Đảng ta cũng bổ sung và điều
chỉnh cho phù hợp với diễn biến của hoàn cảnh cụ thể. Đại hội Đảng lần VIII đã khẳng định: “ Xét trên
tổng thể, Đảng ta đã bắt đầu công cuộc đổi mới từ đổi mới về tư duy chính trị trong việc hoạch định
đường lối và chính sách đối nội, đối ngoại. Không có sự đổi mới đó thì không có mọi sự đổi mới khác”.
6
Câu 2. Nguyên lý về sự phát triển và ý nghĩa phương pháp luận?
1. nội dung nguyên lý:
Xem xeùt veà söï phaùt trieån cuõng coù nhöõng quan ñieåm khaùc nhau, ñoái laäp nhau: có quan ñieåm duy tâm
vaø quan ñieåm duy vật, có quan ñieåm sieâu hình vaø quan ñieåm bieän chöùng.
- Quan điểm siêu hình:
Quan điểm siêu hình phủ nhận sự phát triển coi con người được sinh ra 1 lần và mãi mãi như thế. Nếu có
sự phát triển chỉ là sự tăng lên hay giảm đi thuần tuý về lượng, không có sự thay đổi về chất của sự vật.
Họ không quan tâm đến sự sinh thành, sự ra đời của cái mới, chất mới. Họ cho sự phát triển tiến lên liên
tục theo đường thẳng hoặc đường vòng khép kín và nguồn gốc động lực của sự phát triển là do những yếu
tố bên ngoài đem lại.
Quan điểm của CNDT và Tôn giáo xem sự phát triển như là kết quả của những ý niệm, của các lực
lượng siêu tự nhiên hoặc của ý muốn chủ quan con người.
Xem xét các quan điểm trên, chúng ta có thể thấy rằng: Quan điểm duy tâm đã nhận xét sai lệch về
nguồn gốc của sự phát triển. Còn quan điểm siêu hình chỉ thấy sự phát triển của sự vật thuần tuý là những
biến đổi về lượng chứ không phải về chất của nó. Tuy nhiên việc thừa nhận hay không thừa nhận sự phát
triển vẫn chưa đủ căn cứ để phân biệt một quan điểm biện chứng với một quan điểm siêu hình. Điều chủ
yếu để phân định hai quan điểm đó là phải làm rõ quá trình phát triển diễn ra như thế nào? Để làm rõ vấn
đề này, cần xuất phát từ quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê nin.
- Quan điểm duy vật biện chứng:
Phát triển là một phạm trù triết học dùng để chỉ khái quan những vận động có xu hướng đi lên từ
thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn.
Phát triển không bao quát mọi vận động mà chỉ là những vận động có xu hướng đi lên. Phát triển là một
trường hợp đặc biệt của vận động. Không phải mọi sự vận động là phát triển. Chỉ có quá trình vận động
nào làm nảy sinh những tính qui định mới cao hơn về chất, nhờ vậy làm tăng cường tính phức tạp của sự
vật và của sự liên hệ, làm cho cả cơ cấu tổ chức, phương thức tồn tại và vận động của sự vật cùng chức
năng vốn có của nó ngày càng được hoàn thiện hơn mới được gọi là phát triển.
* Tính chất của sự phát triển:
- Tính khách quan:
+ Sự phát triển bao giời cũng mang tính khách quan bởi nguồn gốc của sự phát triển nằm ngay trong
bản thân sự vật. Sự phát triển là kết quả của cuộc đấu tranh giải quyết những mâu thuẫn bên trong của sự
vật, làm cho sự vật luôn luôn vận động và phát triển.
+ Sự phát triển của các sự vật, hiện tượng không theo ý muốn chủ quan của cá nhân con người. Triết
học Mác xít khẳng định: Phát triển là tự thân phát triển, nó là quá trình khách quan độc lập với ý thức con
người. Sai lầm của chủ nghĩa duy tâm về vấn đề này là đi tìm nguồn gốc của sự phát triển trong lực lượng
siêu tự nhiên hay cho rằng ý thức con người quyết định tất cả. Còn nhược điểm của chủ nghĩa duy vật siêu
hình trước Mác là lại ở chỗ đi tìm sự phát triển từ sự tác động bên ngoài hoặc cho rằng sự phát triển chỉ là
sự tăng lên về mặt số lượng. Lê Nin đã từng so sánh : "Hai quan niệm cơ bản về sự phát triển, sự phát
triển coi như là sự giảm đi và tăng lên, như là lặp lại và sự phát triển coi như là sự thống nhất thành các
mặt đối lập(…) Quan niệm thứ nhất là chết cứng, nghèo nàn, khô khan. Quan niệm thứ hai là sinh động.
Chỉ có quan niệm thứ hai mới cho ta chìa khóa của “sự tự vận động” của tất thảy mọi cái đang tồn tại; chỉ
có nó mới cho ta chìa khoá của những “bước nhảy vọt” của sự gián đoạn của tính tiệm tiến, của sự
“chuyển hóa thành các mặt đối lập” của sự tiêu diệt cái cũ, và sự nảy sinh ra cái mới".
- Tính phổ biến:
+ Sự phát triển diễn ra trong cả tự nhiên, xã hội và tư duy, ở bất cứ sự vật hiện tượng nào của thế giới
khách quan. Cụ thể :
. Đối với tự nhiên: sự phát triển thể hiện ở khả năng thích nghi của cơ thể, khả năng tiến hóa của cơ
thể, khả năng hoàn thiện quá trình trao đổi VC giữa cơ thể và môi trường. Từ vô sinh đến hữu sinh.
. Đối với xã hội: Sự phát triển thể hiện ở năng lực chinh phục tự nhiên, cải tạo xã hội, nâng cao đời
sống mọi mặt của con người giải phóng con người và tạo điều kiện thuận lợi cho con người phát triển toàn
diện, hoàn thiện nhân cách của bản thân.
. Đối với tư duy: Sự phát triển thể hiện ở khả năng nhận thức ngày càng sâu sắc, đầy đủ, đúng đắn
hơn đối với hiện thực.
7
+ Trong hiện thực khách quan sự phát triển được thực hiện theo cách khác nhau, tùy thuộc vào những
hình thức tồn tại cụ thể của các dạng vật chất.
. Đối với giới vô cơ, phát triển thể hiện dưới dạng sự biến đổi của các yếu tố, của hệ thống vật chất, ở
sự tác động qua lại giữa chúng làm xuất hiện những VC phức tạp hơn.
. Đối với giới hữu cơ sự phát triển thể hiện ở khả năng thích nghi của cơ thể, khả năng tiến hóa, khả
năng hoàn thiện, quá trình trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường, ở khả năng tự sản sinh ra chính mình
với tốc độ ngày càng cao hơn làm xuất hiện những giống nòi mới.
. Đối với con người sự phát triển thể hiện ở khả năng tự hoàn thiện mình cả về thể chất và tinh thần
phù hợp với sự biến đổi của môi trường sống của chính con người.
- Tính đa dạng:
Phát triển là khuynh hướng chung của sự vật, hiện tượng. Song mỗi sự vật hiện tượng đều có quá trình
phát triển không giống nhau. Các sự vật tồn tại trong không gian và thời gian khác nhau sẽ có sự phát
triển không giống nhau.
Ví dụ: xu thế là con người ngày càng nhận thức sâu sắc hơn thế giới khách quan nhưng do được nuôi
dưỡng và lớn lên trong những điều kiện và hoàn cảnh khác nhau nên mỗi cá nhân sẽ có sự khác nhau
trong việc nhận thức và hoạt động thực tiễn.
Trong hiện thực và tư duy, quá trình phát triển không diễn ra theo đường thẳng mà rất quanh co, phức
tạp, thậm chí có những lúc thụt lùi tạm thời, song khuynh hướng chung là tiến lên, cái mới ra đời thay thế
cái cũ. Đó là một quá trình thay đổi từ lượng đến chất, là kết quả đấu tranh giữa các mặt đối lập, của sự
phủ định của cái mới đối với cái cũ. Con đường của sự phát triển không phải là thẳng tắp, cũng không
phải là vòng tròn khép kín mà diễn ra theo đường “xoáy ốc”, tạo thành xu thế phát triển tiến lên từ đơn
giản đến phức tạp, từ thấp đến cao . Từ kém hoàn thiện đến ngày càng hoàn thiện hơn của giới tự nhiên,
xã hội và tư duy. Nghĩa là trong quá trình phát triển giường như có sự quay trở lại điểm xuất phát ban đầu
nhưng trên cơ sở trình độ cao hơn. Lê nin đã từng nhấn mạnh rằng: " Nếu hình dung sự phát triển của
toàn thế giới như con đường thẳng tắp không có những bước quanh co, những sự thụt lùi, đôi khi ra xa so
với xu hướng chủ đạo là không thực tế, không biện chứng ".
Sai lầm của quan điểm siêu hình về vấn đề này thể hiện ở chỗ đã xem sự phát triển chỉ là sự tăng lên hay
giảm đi thuần tuý về lượng, không có sự thay đổi về chất, sự phát triển hoặc là diễn ra theo vòng tròn
khép kín, hoặc là diễn ra như một quá trình tiến lên liên tục, không có những bước quanh co, thụt lùi..
=> Sự phát triển là hiện tượng diễn ra không ngừng trong tự nhiên, xã hội và tư duy. Xét trong không
gian hẹp và những trường hợp cá biệt thì có những vận động đi lên, đi xuống, vòng tròn… Song xét cả
quá trình, trong không gian rộng lớn thì vận động đi lên là khuynh hướng chủ đạo, thống trị. Khái quát
tình hình, triết học Mác xít khẳng định phát triển là khuynh hướng chung của sự vận động của mọi sự vật
và hiện tượng.
2. Ý nghĩa phương pháp luận:
Nghiên cứu nguyên lý về sự phát triển giúp chúng ta nhận thức được rằng muốn thực sự nắm bắt được
bản chất của sự vật và hiện tượng, nắm được khuynh hướng vận động của chúng phải có quan điểm phát
triển, khắc phục tư tưởng bảo thủ, trì trệ.
* Yêu cầu cơ bản quan điểm phát triển là:
- Khi xem xét các sự vật, hiện tượng phải đặt nó trong sự vận động, biến đổi, trong sự phát triển, phải
phát hiện ra các tiềm năng, xu hướng biến đổi, chuyển hóa của cái mới. Lênin viết: “Lôgíc biện chứng đòi
hỏi phải xét sự vật trong sự phát triển, trong sự tự vận động, trong sự biến đổi của nó”.
- Quan điểm phát triển với tư cách là nguyên tắc phương pháp luận để nhận thức sự vật hoàn toàn đối
lập với quan điểm bảo thủ trì trệ, định kiến. Tuyệt đối hóa một nhận thức nào đó về sự vật có được trong
hoàn cảnh lịch sử phát triển nhất định, ứng với giai đoạn phát triển nhất định của nó và xem đó là nhận
thức duy nhất đúng về toàn bộ sự vật trong quá trình phát triển tiêp theo của nó sẽ đưa ta đến sai lầm
nghiêm trọng.
Do đó, khi xem xét sự vật hiện tượng phải chia quá trình vận động ra các giai đoạn để tìm ra đặc điểm
của từng giai đoạn, để xác định mục tiêu phương hướng và cách giải quyết. Cần đấu tranh khắc phục và
chống lại mọi biểu hiện của trì trệ, bảo thủ, không dám đổi mới để phát triển đồng thời phải chống thái độ
nóng vội, chủ quan muốn đốt cháy giai đoạn.
8
- Nghiên cứu sự vật, hiện tượng không chỉ với tư cách là cái đang tồn tại mà cần phải nắm được khuynh
hướng phát triển trong tương lai của nó, dự báo sự xuất hiện của nhân tố mới, cái mới, chuẩn bị những
điều kiện thuận lợi cho sự ra đời của cái mới.
Vd: công tác cán bộ; chúng ta phải thấy được tương lai của mình luôn phát triển. Xã hội loài người
không chỉ dừng lại chủ nghĩa TB mà phải tiến lên CNXH (phải có các điều kiện về KT, XH…)
- Quan điểm phát triển là cơ sở niềm tin cho thái độ lạc quan cách mạng, tin tưởng vào sự chiến thắng tất
yếu của cái mới, đồng thời phải nhận thức và phát triển là quá trình biện chứng đầy mâu thuẫn. Sự chiến
thắng của cái mới là khó khăn phức tạp, trắc trở và bao hàm trong đó có thể cả những thụt lùi thất bại tạm
thời.
Vd: LX, Đông Ậu sụp đổ dẫn đến các nước XHCN hoang mang. Mô hình thực hiện có khuyết điểm,
nhưng bản chất nó vẫn tiến bộ. Quan trọng là ta phải nhận thức như thế nào, có khai thác được hay không.
- Phát triển không chỉ mang tính khách quan phổ biến mà sự phát triển còn mang tính quanh co phức tạp.
Phát triển không chỉ diễn ra theo đường thẳng mà phát triển quanh co phức tạp, vì vậy trong nhận thức
hiện thực ta phải thấy được tính quanh co phức tạp của sự phát triển. Nếu thiếu quan điểm này thì con
người ta dễ rơi vào bi quan dao động khi gặp khó khăn trắc trở trong cuộc sống, thậm chí tiêu cực chán
nản. VD: TP khi bị bắt, bị xét xử thì ta phải cải tạo họ.
- Để có sự phát triển trong hiện thực, cần biết tích luỹ về lượng chuẩn bị cho những bước nhảy vọt nhằm
thay đổi về chất thông qua phủ định về phủ định. Mặt khác, cần phát huy nỗ lực trong phát hiện ra mâu
thuẫn của chính sự vật và bằng hoạt động thực tiễn để giải quyết mâu thuẫn.
****** Nghiên cứu về MLH phổ biến và sử phát triển đòi hỏi phải xây dựng và quán triệt quan
điểm lịch sử – cụ thể trong hoạt động nhận thức và thực tiễn:
Khi nhận thức và tác động vào sự vật cần phải chú ý điều kiện hoàn cảnh cụ thể, môi trường cụ thể và
trong đó sự vật được sinh ra, tồn tại và PT. Vd: Tội phạm xảy ra trong điều kiện hoàn cảnh nào, điều kiện
nào, trong MLH như thế nào. Hay khi bàn về vấn đề dân quyền, dân chủ nhưng việc dân chủ ấy phải gắn
với điều kiện cụ thể, tự do phải trong khuôn khổ HP và PL.
Đối với mỗi sự vật hiện tượng hay vấn đề cụ thể khác nhau cần có những biện pháp giải pháp khác
nhau để giải quyết chúng.
Trong mỗi thời kỳ lịch sử khác nhau thì phải kịp thời điều chỉnh bổ sung giải pháp, biện pháp cho phù
hợp. Cần nhận thức sâu sắc bản chất linh hồn sống của CN Mác dó là phân tích cụ thể mỗi tình hình cụ
thể để đề ra chủ trương chính sách cụ thể cho mỗi lĩnh vực mỗi vấn đề cụ thể.
Liên hệ với VN:
Nhìn lại tiến trình CM VN, chúng ta gặp không ít khó khăn, thách thức.
Đảng ta đã vận dụng và nắm vững nguyên lý phát triển, kiên định con đường CM XHCN mới đạt
được những thành quả như ngày hôm nay.
Vận dụng quan điểm phát triển toàn diện, Đảng ta đề ra đường lối phát triển KHXH đến năm 2020 là
phát triển đồng đều nhưng vẫn có trọng điểm, tăng trưởng KT đi đôi với công bằng XH, xd nền KT độc
lập, tự chủ trong quá trình họi nhập, toàn cầu hóa.
Vận dụng qđ lịch sử cụ thể khi xd đl, chủ trương, Đ ta bao giờ cũng căn cứ vào hoàn cảnh lịch sử của
đất nước và thời đại.
ở Việt Nam sự nghiệp đổi mới được chính thức phát động và triển khai trên quy mô toàn quốc sau ĐH
VI Đảng CSVN (tháng 12/1986). Về thực chất sự nghiệp đổi mới ở VN nhằm thực hiện mục tiêu dân giàu,
nước mạnh, XH công bằng, dân chủ văn minh theo định hướng XHCN. Quá trình đổi mới ở VN diễn ra
trên tất cả các lĩnh vực của đời sống XH và thực sự đó là một quá trình phức tạp khó khăn, một quá trình
đấu tranh nhằm giải quyết những mâu thuẫn, nhằm đưa lại sự phát triển của VN theo hướng CNH-HĐH.
Thực sự đổi mới ở VN là quá trình phát triển để đưa nền kinh tế- XH từ nền nông nghiệp lạc hậu sang một
trình độ CNH-HĐH văn minh. Động lực của sự nghiệp phát triển (đổi mới) của VN là nguồn nội lực, trong
đó có sự tranh thủ nguồn ngoại lực từ bên ngoài.
Hiện nay nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới, cần phải phân tích tình hình một cách biện chứng
để rút ra những bài học bổ ích cho lý luận cách mạng, trên cơ sở đó để điều chỉnh họat động thực tiễn tiếp
tục trên con đường cách mạng XHCN mà chúng ta đã chọn.
=)Đảng ta vận dụng nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và sự phát triển trong việc xây dựng đường lối
cách mạng Việt Nam. Đã sử dụng sức mạnh thời đại, sức mạnh quân sự, sức mạnh ngoại giao, sức mạnh
của các vùng chiến lược để giành thắng lợi trong chiến tranh giải phóng. Ngày nay trong chặng đường
9
đầu của thời kỳ quá độ, quan điểm này đang được vận dụng để mở cửa phát huy nội lực nhằm kết hợp
sức mạnh toàn diện để xây dựng một nước Việt Nam giàu mạnh.
10
Câu 3: Phân tích quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập. Liên hệ với cuộc đấu tranh
chống tiêu cực và vai trò của người thi hành pháp luật.
1. Đặt vấn đề:
Với linh hồn sống là phép biện chứng duy vật, với hòn đá tảng kinh tế là học thuyết giá trị thặng dư
cùng với những phát kiến vĩ đại về chủ nghĩa duy vật lịch sử mà nội dung cơ bản là lý thuyết hình thái
kinh tế xã hội, vai trò của giai cấp công nhân… chủ nghĩa Mac -Lenin cho đến nay vẫn còn là đỉnh cao
của trí tuệ loài người, là khoa học chính xác và hoàn bị, chưa có gì thay thế được.
Xét riêng về khía cạnh triết học, trên cơ sở kế thừa thế giới quan duy vật của Phoi-ơ-bach và phép biện
chứng của Heghen, Triết học Mac ra đời là một trong những bước ngoặc cách mạng trong lịch sử triết
học, mà đặc biệt đó là phép biện chứng duy vật. Phép biện chứng duy vật bao gồm: hai nguyên lý (nguyên
lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển), ba quy luật (quy luật thống nhất và đấu tranh
của các mặt đối lập, quy luật sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất và ngược lại và quy luật
phủ định của phủ định) cùng sáu cặp phạm trù (nội dung-hình thức, nguyên nhân-kết quả, bản chất-hiện
tượng, tất nhiên-ngẫu nhiên, khả năng-hiện thực, cái chung-cái riêng).
Trong ba quy luật cơ bản nêu trên, quy luật sự thay đổi về chất đẫn đến sự thay đổi về lượng và ngược
lại đã chỉ ra được cách thức của sự phát triển; quy luật phủ định của phủ định chỉ ra khuynh hướng của sự
phát triển; trong khi đó quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập chỉ ra được nguồn gốc và
động lực của sự phát triển.
Mỗi một quy luật có một vai trò, vị trí khác nhau, trong đó quy luật thống nhất và đấu tranh của các
mặt đối lập được xem là hạt nhân của phép biện chứng duy vật.
Vieäc naém vöõng noäi dung cuûa quy luaät naøy laø cô sôû, ñieàu kieän ñeå coù theå nhaän thöùc ñöôïc taát caû
nhöõng phaïm truø, nguyeân lyù vaø nhöõng quy luaät khaùc cuûa pheùp bieän chöùng. Leânin khaúng ñònh: ” Coù theå
ñònh nghóa vaén taét pheùp bieän chöùng laø hoïc thuyeát veà söï thoáng nhaát cuûa caùc maët ñoái laäp. Nhö theá laø naém
ñöôïc haït nhaân cuûa pheùp bieän chöùng”.
2. Nội dung quy luật:
Nội dung cơ bản của quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập được làm sáng tỏ thống qua
một loạt các phạm trù cơ bản: “mặt đối lập”, “mâu thuẫn”, “sự thống nhất” và “đấu tranh giữa các mặt đối
lập”.
- Mặt đối lập là phạm trù dùng để chỉ những mặt có những đặc điểm, những thuộc tính, những tính
quy định có khuynh hướng biến đổi trái ngược nhau tồn tại một cách khách quan trong tự nhiên, xã hội
và tư duy.
Trong hiện thực khách quan, tất cả các SV - HT đều chứa đựng các mặt đối lập và sự tồn tại của
chúng là khách quan và phổ biến. Cần chú ý rằng, nói đến mặt đối lập là đương nhiên nói đến sự khác
nhau. Song không phải tất cả sự khác nhau đều là những mặt đối lập, chỉ có sự khác nhau có khuynh
hướng vận động trái chiều nhau, phủ định nhau, chuyển hoá cho nhau thì mới gọi là những mặt đối lập.
Vì vậy nên đã có sự phân chia về đối lập biện chứng và đối lập không biện chứng: Đối lập biện chứng
là đối lập của những mặt, những thuộc tính đòi hỏi phải có nhau, loại trừ lẫn nhau, là những thực thể có
khuynh hướng thâm nhập và chuyển hoá lẫn nhau, đó là đối lập của những mặt, những yếu tố trong cùng
một bản bản chất. Loại đối lập này tạo ra nguồn gốc, động lực cho sự phát triển. Còn đối lập không biện
chứng là đối lập của mặt mang bản chất khác nhau, đối lập không biện chứng thì không tạo ra nguồn gốc,
động lực của sự phát triển.
- Mâu thuẫn biện chứng là sự liên hệ, sự tác động qua lại lẫn nhau của các mặt đối lập biện chứng,
mâu thuẫn biện chứng tồn tại khách quan phổ biến trong tự nhiên, xã hội và tư duy. Từ đó, có thể khẳng
định: không được nhầm lẫn mặt đối lập với mâu thuẫn. Mỗi mâu thuẫn, bao giờ cũng gồm ít nhất 2 mặt
đối lập. Song không phải mỗi mặt đối lập đều tạo thành mâu thuẫn, chỉ có những mặt đối lập nằm trong
một chỉnh thể, một sự vật và giữa chúng có mối liên hệ khăng khít với nhau thì mới tạo thành mâu thuẫn.
Về sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập
+. Sự thống nhất của các mặt đối lập là sự nương tựa vào nhau, sự tồn tại không tách rời nhau, sự
đòi hỏi phải có nhau của các mặt đối lập. Sự tồn tại của mặt đối lập này phải lấy sự tồn tại của mặt đối
lập kia làm tiền đề cho mình. Điều này được thể hiện cụ thể trên những khía cạnh sau:
11
. Tuy hai mặt đối lập có xu hứơng bài trừ, phủ định nhau nhưng lại gắn bó chặt chẽ với nhau, cùng
đồng thời tồn tại trong một sự vật, hiện tượng. Vì vậy, nói đến sự thống nhất giữa các mặt đối lập truớc
hết là nói đến tính không thể tách rời nhau của hai mặt đó.
Ví du : Trong tự nhiên có lực hút - lực đẩy, Trong xã hội có g/c tư sản và g/c vô sản. Trong cuộc sống
có quan niệm thiện và ác là hai mặt đối lập tồn tại trong con người. Phải có những hành động được gọi là
mang tính thiện thì mới có những hành động trái ngược với nó được gọi là mang tính ác...
. Mặt khác, giữa các mặt đối lập tuy có khác nhau, nhưng lại có những đặc điểm, những nhân tố giống
nhau, đồng nhất với nhau. Vì vậy, nói thống nhất của các mặt đối lập, còn bao hàm sự đồng nhất của các
mặt đó trên một số yếu tố. Chính nhờ vào tính chất, đặc điểm này mà các mặt đối lập đến một lúc nào đó
chúng chuyển hóa cho nhau.
Ví dụ : Sự phát triển kinh tế trong chủ nghĩa tư bản phục vụ lợi ích của giai cấp tư sản, nhưng lại tạo
tiền đề cho sự thay thế chủ nghĩa tư bản bằng CNXH.
. Sự thống nhất của các mặt đối lập còn được thể hiện trong trạng thái tác động ngang nhau của
chúng, điều này xảy ra khi thế và lực của mỗi mặt đối lập chưa đủ mạnh để chiếm thế áp đảo tuyệt đối,
chi phối chuyển hóa mặt đối lập khi. Và đây chính là trạng thái thăng bằng tạm thời, đứng im tương đối
của các mặt đối lập.
+ Đấu tranh giữa các mặt đối lập: là cuộc đấu tranh theo xu hướng bài trừ và phủ định lẫn nhau giữa
các mặt đó.
Đấu tranh giữa các mặt đối lập diễn ra rất đa dạng, tùy thuộc vào tính chất của các mặt đối lập, cũng
như mối quan hệ qua lại giữa chúng. Tùy thuộc vào lĩnh vực mà trong đó các mặt đối lập tồn tại, tùy
thuộc vào điều kiện mà ở đó diễn ra cuộc đấu tranh, không nên hiểu đơn giản đấu tranh chỉ là sự thủ tiêu
nhau. Thực ra sự thủ tiêu chỉ là một trong những hình thức đấu tranh mà thôi. Ngoài hình thức đó đấu
tranh còn thể hiện ảnh hưởng lẫn nhau, biến đổi cho nhau, chế ước lẫn nhau, kìm hãm nhau, thúc đẩy
chuyển hóa cho nhau.
Ví dụ : khi cải tạo TB xây dựng con đường XHCN cần thừa kế những mặt đă đạt được của CNTB,
không nên gạt bỏ hoàn toàn.
- Mối quan hệ giữa thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập
Với tư các là hai trạng thái đối lập trong mối quan hệ qua lại qua lại giữa hai mặt đối lập, sự thống nhất
và đấu tranh của các mặt đối lập có mối liên hệ chặt chẽ với nhau :
Sự thống nhất có quan hệ hữu cơ với trạng thái đứng im, ổn định tạm thời của sự vật; còn sự đấu tranh
có quan hệ gắn bó với trạng thái vận động, phát triển của sự vật. Do đó, sự thống nhất của các mặt đối lập
là tương đối, còn đấu tranh giữa chúng là tuyệt đối. Lênin đã từng khẳng định: “Sự thống nhất của các mặt
đối lập là có điều kiện tạm thời, thoáng qua, tương đối, sự đấu tranh giữa các mặt đối lập bài trừ lẫn nhau
là tuyệt đối cũng như sự phát triển, sự vận động là tuyệt đối.
+ Thống nhất của các mặt đối lập tạo nên mâu thuẫn biện chứng trong sự vật làm cho sự vật đó có sự ổn
định tương đối đó chính là điều kiện cho đấu tranh là môi trường, địa bàn thuận lợi để triển khai cuộc đấu
tranh giữa các mặt đối lập. Như vậy thống nhất làm cho sự vật biểu hiện là nó phân biệt với các sự vật
khác, còn đấu tranh làm cho sự vật dần dần biến đổi, chuyển hoá thành cái khác.
+ Bản thân các mặt đối lập đã chứa đựng trong nó những đặc điểm, những tính chất có khuynh hướng
vận động trái chiều nhau. Do đó, sự cân bằng hay sự tác động ngang bằng nhau giữa chúng chỉ là tạm thời
trong điều kiện, thời điểm nhất định. Khi hai mặt đó xung đột với nhau gay gắt mâu thuẫn giữa chúng trở
nên căng thẳng thì nhất định đến lúc nào đó chúng sẽ chuyển hóa cho nhau. Kết quả là sự thống nhất cũ bị
phá hủy, mâu thuẫn cũ được giải quyết, sự thống nhất mới được thiết lập cùng mâu thuẫn mới và cuộc đấu
tranh giữa hai mặt đối lập lại tiếp tục diễn ra.
+ Tính tuyệt đối của cuộc đấu tranh gắn liền với sự tự thân vận động, tự thân phát triển của thế giới VC.
Sự vận động và phát triển bao giờ cũng là sự kết hợp giữa tính ổn định và tính thay đổi, kết hợp giữa
tính ổn định và tình thay đổi. thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập quy định tính ổn định và tính
thay đổi của sự vật. Vì vậy, Triết học ML khẳng định: “Mâu thuẫn chính là nguồn gốc của sự vận động,
phát triển, là xung lực của sự sống.
Tóm lại: thực chất của quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập là mọi sự vật, hiện
tượng đều chứa đựng những mặt, khuynh hướng đối lập tạo thành những mâu thuẫn trong bản thân mình.
Sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập tạo thành xung lực nội tại của sự vận động và phát triển
dẫn tới sự mất đi của cái cũ và sự ra đời của cái mới.
12
3. Tính chất của quy luật
Mâu thuẫn được xác định là một hiện tượng mang tính khách quan, phổ biến và đa dạng phức tạp.
- Tính khách quan: Mâu thuẫn là cái vốn có trong sự vật, hiện tượng, là bản chất chung của mọi sự
vật, hiện tượng. Bản thân sự vật, hiện tượng luôn nằm trong sự vận động, biến đổi, nó vừa là nó nhưng nó
lại không phải là nó. Cũng là dòng sông ấy nhưng thực chất là “không ai có thể tắm trên cùng một dòng
sông”. Chính vì vậy, mâu thuẫn phát sinh, tồn tại và phát triển không phụ thuộc vào ý thức chủ quan của
con người, con người muốn hay không muốn thì mâu thuẫn vẫn luôn tồn tại.
- Tính phổ biến: Mâu thuẫn tồn tại trong tất cả các sự vật, hiện tượng trong quá trình phát sinh, phát
triển đến chuyển hoá của sự vật, hiện tượng, thuộc tất cả các lĩnh vực từ tự nhiên đến xã hội và tư duy.
Không có một sự vật, hiện tượng nào lại không có mâu thuẫn. Trong quá trình vận động, biến đổi của sự
vật, hiện tượng, mâu thuẫn này mất đi thì mâu thuẫn mới lại hình thành.
+ Trong giới tự nhiên vô cơ: mâu thuẫn giữa hạt nhân (+) và điện tử (-) trong cấu tạo của nguyên tử,
trong hiện tượng vận động của các hành tinh có mâu thuẫn của lực hút và lực đẩy.
+ Trong giới tự nhiên hữu cơ: sự htrao đổi chất trong bản thân cơ thể bao gồm đồng hóa và dị hóa. Sự
hoạt động của hệ thần kinh cũng có những mâu thẫn giữa ức chế và hưng phấn, giữa tập trung và phân
tán…
+ Trong xã hội: mâu thuẫn giữa giai cấp thống trị và bị trị.
+ Trong tư duy: mâu thuẫn giữa biết và không biết, giữa chân lý và sai lầm.
- Tính đa dạng: Vì mâu thuẫn là hiện tượng khách quan, phổ biến, nên mâu thuẫn rất đa dạng và phức
tạp. Trong các sự vật hiện tượng khác nhau thì tồn tại những mâu thuẫn khác nhau, trong bản thân mỗi sự
vật hiện tượng cũng chứa đựng nhiều mâu thuẫn khác nhau. Trong mỗi giai đoạn, mỗi quá trình cũng có
nhiều mâu thuẫn khác nhau. Mỗi mâu thuẫn có vị trí, vai trò và đặc điểm khác nhau đối với sự vận động,
phát triển của sự vật hiện tượng.
4- Các loại mâu thuẫn (nếu câu riêng thì làm, chung thì chú ý)
Tuỳ theo góc độ nghiên cứu, đánh giá, mâu thuẫn được phân chia thành nhiều dạng mâu thuẫn khác
nhau, bao gồm:
a/ Nếu căn cứ vào quan hệ giữa sự vật này với sự vật khác thì mâu thuẫn được chia thành hai loại: mâu
thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài.
- Mâu thuẫn bên trong: là sự tác động qua lại giữa các mặt, các khuynh hướng đối lập trong cùng một sự
vật.
- Mâu thuẫn bên ngoài: là sự tác động qua lại giữa sự vật này với sự vật khác.
Ví dụ : sự tác động qua lại giữa đồng hóa và dị hóa của một sinh vật là mâu thuẫn bên trong, sự tác động
giữa cơ thể và môi trường – khi xét cơ thể là một sự vật – là mâu thuẫn bên ngoài.
Thực ra sự phân chia mâu thuẫn bên trong, mâu thuẫn bên ngoài chỉ là tương đối tùy thuộc vào phạm vi
xem xét cụ thể. Cùng trong một mâu thuẫn thì trong phạm vi này là mâu thuẫn bên trong, nhưng trong một
phạm vi khác lại trở thành mâu thuẫn bên ngoài. (Chẳng hạn xem xét ở Việt Nam thì mâu thuẫn trong
nước là mâu thuẫn bên trong; nhưng đặt Việt Nam trong phạm vi với TG thì mâu thuẫn đó là mâu thuẫn
bên ngoài.
Khi đã xác định chính xác đâu là mâu thuẫn bên trong và bên ngoài thì mâu thuẫn bên trong bao giờ
cũng có vai trò quyết định trực tiếp đối với sự vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng. Đương nhiên
việc giải quyết mâu thuẫn bên trong – bên ngoài có quan hệ với nhau; giải quyết mâu thuẫn bên ngoài là
điều kiện để giải quyết mâu thuẫn bên trong.
Ví dụ : trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước hiện nay, việc giải quyết những mâu thuẫn bên
trong của đất nước ta là điều kiện để giải quyết những mâu thuẫn nảy sinh trong quan hệ nước ta với các
nước khác và ngược lại.
b/ Nếu căn cứ vào ý nghĩa đối với sự tồn tại và phát triển của toàn bộ sự vật thì mâu thuẫn được chia
thành 2 loại: Mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn không cơ bản (mâu thuẫn quá trình ).
- Mâu thuẫn cơ bản: là mâu thuẫn quy định bản chất của sự vật, quy định sự phát triển ở tất cả các giai
đoạn của sự vật, nó tồn tại trong suốt quá trình tồn tại của sự vật; và nếu mâu thuẫn này được giải quyết
thì svht sẽ thay đổi căn bản về chất.
- Mâu thuẫn không cơ bản: là mâu thuẫn chỉ đặc trưng cho một phương diện nào đó của sự vật, không
quy định bản chất của svht.Nó quy định sự vận động, phát triển một mặt nào đó của sự vật. Mâu thuẫn
này nảy sinh hay được giải quyết cũng không làm cho svht thay đổi căn bản về chất.
13
c/ Nếu căn cứ vào vai trò của mâu thuẫn đối với sự tồn tại, phát triển của sự vật trong một giai đoạn
nhất định thì mâu thuẫn được chia thành mâu thuẫn chủ yếu và mâu thuẫn thứ yếu (mâu thuẫn giai đoạn).
- Mâu thuẫn chủ yếu: là mâu thuẫn nổi lên hàng đầu ở một giai doạn phát triển nhất định của sự vật. Nó
chi phối các mâu thuẫn khác trong giai đoạn đó và việc giải quyết nó sẽ tạo điều kiện để giải quyết những
mâu thuẫn khác ở trong cùng một giai đoạn, từ đó chuyển sang một giai đoạn mới.
- Mâu thuẫn thứ yếu: là những mâu thuẫn ra đời, tồn tại trong một giai đoạn phát triển nào đó của sự vật
nhưng không đóng vai trò quyết định và nó bị mâu thuẫn chủ yếu chi phối. Việc giải quyết mâu thuẫn này
góp phần từng bước giải quyết mâu thuẫn chủ yếu.
Chú ý: Mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn chủ yếu có quan hệ chặt chẽ với nhau, trong đó mâu thuẫn
chủ yếu là hình thức nổi bật của mâu thuẫn cơ bản trong một giai đoạn nhất định nào đó. Việc giải quyết
những mâu thuẫn chủ yếu tạo điều kiện cần thiết để từng bước giải quyết mâu thuẫn cơ bản.
(Mâu thuẫn cơ bản ở Việt Nam là CNTB và CNXH. Mâu thuẫn chủ yếu là từng giai đoạn được xác định
cụ thể, từ đó giải quyết mâu thuẫn này để đạt đến giải quyết mâu thuẫn cơ bản)
d/ Nếu căn cứ vào tính chất của các quan hệ lợi ích trong xh thì các mâu thuẫn XH được chia thành 2
loại: mâu thuẫn đối kháng và mâu thuẫn không đối kháng.
- Mâu thuẫn đối kháng: là mâu thuẫn giữa những giai cấp, những tập đoàn người, những xu hướng xh có
lợi ích cơ bản đối lập nhau (như mâu thuẫn giữa địa chủ với nông dân, giữa tư sản với công nhân).
- Mâu thuẫn không đối kháng: là mâu thuẫn giữa những lực lượng, những khuynh hướng xh có lợi ích cơ
bản là thống nhất với nhau, chỉ đối lập về những lợi ích không cơ bản, cục bộ, tạm thời. Ví dụ: lao động
trí óc - lao động chân tay, lao động nông thôn – thành thị, công nhân và nông dân). Vì vậy có chính sách
giải quyết: kéo xích lại gần nhau với khoảng cách giữa các lực lượng. Nếu không có chính sách phù hợp
thì sẽ biến thành mâu thuẫn đối kháng (Điều này cần hết sức tránh).
Ví dụ: Sự kiện ở Thái Bình và sự kiện ở Tây nguyên. Ở Thái Bình: mâu thuẫn không đối kháng nên
không sử dụng quân đội. Ở Tây nguyên: mâu thuẫn đối kháng nên sử dụng lực lượng quân đội.
Cần chú ý 2 mâu thuẫn này chỉ xuất hiện trong thế giới loài người kể từ khi có sự phân chia giai cấp. Và
việc xác định rõ mâu thuẫn trong xã hội là cực kỳ quan trọng trong việc lựa chọn những biện pháp,
phương pháp khác nhau để giải quyết mâu thuẫn đó.
Toùm laïi: thöïc chaát cuûa quy luaät thoáng nhaát vaø ñaáu tranh giöõa caùc maët ñoái laäp laø moïi söï vaät, hieän
töôïng ñeàu chöùa ñöïng nhöõng maët, khuynh höôùng ñoái laäp taïo thaønh nhöõng maâu thuaãn trong baûn thaân
mình. Söï thoáng nhaát vaø ñaáu tranh giöõa caùc maët ñoái laäp taïo thaønh xung löïc noäi taïi cuûa söï vaän ñoäng vaø
phaùt trieån daãn tôùi söï maát ñi cuûa caùi cuõ vaø söï ra ñôøi cuûa caùi môùi.
5. Ý nghĩa PP luận: Trên cơ sở nghiên cứu quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập , có
thể rút ra những ý nghĩa cơ bản trong nhận thức và hành động thực tiễn như sau:
+ Mâu thuẫn là hiện tượng khách quan, phổ biến vì vậy trong nhận thức và hành động thực tiễn ta
phải thừa nhận tất cả các svht đều có mâu thuẫn vì thế đòi hỏi chúng ta phải phát hiện được mâu thuẫn.
Muốn phát hiện MT phải tìm ra trong thể thống nhất những mặt những khuynh hướng trái ngược nhau tức
tìm ra mặt đối lập và tìm ra MLH.
+ Mâu thuẫn là hiện tượng hết sức đa dạng phức tạp cho nên khi phát hiện được MT thì ta phải biết
phân loại mâu thuẫn: trong ngoài, cơ bản không cơ bản… để đưa ra pp cách thức giải quyết cho phù hợp.
+ MT là nguồn gốc, động lực của sự phát triển vì vậy trong nhận thức và hành động thực tiễn ta phải
có thái độ khách quan và tinh thần quyết tâm giải quyết mâu thuẫn để cho sự vật mới ra đời. Do có những
MT rất phức tạp khó khăn nên phải có ý chí có nghị lực có quyết tâm cụ thể như những mâu thuẫn trong
cuộc sống đời thường; đối với sự phát triển của đất nước: mâu thuẫn giữa cái cũ và cái mới, mâu thuẫn
trong nội bộ nhân dân (MT không đối kháng).
+ Việc giải quyết các MT trong đời sống xã hội là một việc không hề đơn giản mà rất khó khăn.
Chính vì thế để giải quyết được MT, phải xây dựng chế độ khách quan và tinh thần quyết tâm giải quyết
MT. Phải tìm ra phương thức phương tiện giải quyết MT. MT chỉ giải quyết khi điều kiện chính muồi.
Chống chủ quan nóng vội, phỉa tích cực thúc đẩy các điều kiện khách quan để làm cho các điều kiện đi
đến chin muồi, MT khác thì có phương pháp giải quyết khác. Phải tìm ra các hình thức giải quyết MT 1
cách linh hoạt phù hợp từng loại MT.
6 - Mâu thuẫn ở Việt nam hiện nay:
14
+ Đối với Việt nam, trước thời kỳ đổi mới, Đảng ta đã xác định: "cơ bản trong thời kỳ quá độ lên
CNXH là mâu thuẫn giữa 2 con đường chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội". Điều đó đến nay về cơ bản
vẫn còn chính xác. Tuy nhiên, sự khái quát đó chưa phản ánh thật đầy đủ tính đặc thù của những điều kiện
lịch sử cụ thể của đất nước đang trong thời kỳ quá độ. Tại ĐH 7 trong Cương lĩnh XD đất nước đã khẳng
định: “ Để thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh theo con đường XHCN điều quan trọng nhất là phải
cải biến cơ bản tình trạng kinh tế, xã hội kém phát triển, chiến thắng những lực lượng cản trở việc thực
hiện mục tiêu đó, trước hết là các thế lực thù địch chống đối độc lập dân tộc và CNXH.” Tới ĐH IX có sự
bổ sung, phát triển quan điểm về mâu thuẫn cơ bản, đồng thời nhận thức và giải quyết những mặt khác
nhau của những mâu thuẫn đó trong những chặng đường trước mắt của thời kỳ quá độ.
+ Hiện nay ở VN có các loại mâu thuẫn sau:
Thứ nhất, loại MT biểu hiện giữa trạng thái KT-XH kém phát triển với yêu cầu xây dựng một xã hội
dân giầu, nước mạnh, XH công bằng, dân chủ văn minh.
Thứ hai, loại MT giữa hai khuynh hướng, giữa 2 con đường là TBCN và CNXH. MT này phát sinh từ
hai mặt, hai khuynh hướng đối lập: một mặt từ quá trình cải tạo xây dựng CNXH trên các mặt KT, CT,
VH tạo thành khuynh hướng XHCN. Mặt khác bắt nguồn từ nền sản xuất nhỏ, từ nền kTHH nhiều thành
phần theo cơ chế thị trường, làm nảy sinh nhân tố đối lập, khuynh hướng tự phát đi lên tư bản.
Thứ ba, MT giữa mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội với các thế lực cản trở nước ta phát
triển theo mục tiêu đó.(thế lực thù địch trong và ngoài nước, vấn đề TP tệ nạn tham nhũng – thế giới xem
xét VN là 1 trong những nước tham nhũng nặng nhất).
Thứ tư, MT giữa nhân tố chủ quan và khách quan trong quá trình đi lên CNXH. Mà biểu hiện cụ thể
là mâu thuẫn giữa mặt nhận thức những quy luật và điều kiện, với một bên là trình độ năng lực nhận thức
hoạt động thực tiễn của Đảng và Nhà nước trong quá trình lãnh đạo quản lý.
+ Về phương hướng giải quyết MT trong thời kỳ quá độ là:
Trước hết, cần phải tiến hành cuộc đấu tranh giai cấp theo nội dung mà Đại hội lần IX của ĐCS Việt
Nam đã xác định, đó là: "Thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH - HĐH theo định hướng XHCN, khắc phục
tình trạng nước nghèo kém phát triển;
Thứ hai, cần thực hiện công bằng xã hội, chống áp bức, bất công; đấu tranh ngăn chặn và khắc phục
những tư tưởng, và hành động tiêu cực, sai trái; đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hành động chống
phá của các thế lực thù địch; bảo vệ độc lập dân tộc, xây dựng nước ta thành một nước XHCN phồn vinh,
nhân dân hạnh phúc ".
Thứ ba, trong đấu tranh giải quyết MT cần phải xử dụng, kết hợp một cách linh hoạt các hình thức
biện pháp đấu tranh, vừa cứng rắn vừa mền dẻo, bằng chính trị quân sự, kinh tế, ngoại giao, đối thoại, đối
đầu, hợp tác với cạnh tranh; mở của và bảo vệ bản sắc dân tộc; bỏ qua và kế thừa, sử dụng kinh tế tư bản
để xây dựng CNXH./.
***- Đối với cuoäc ñaáu tranh choáng tieâu cöïc hieän nay thöïc chaát laø cuoäc ñaáu tranh ñeå giaûi quyeát
nhöõng maâu thuaãn giöõa caùc maët, yeáu toá tích cöïc, caùch maïng vaø khoa hoïc vôùi nhöõng maët, nhöõng yeáu toá,
nhöõng nhaân toá tieâu cöïc, phaûn caùch maïng, khoâng khoa hoïc nhaèm ñem laïi thaéng lôïi cho caùi tích cöïc.
Qua ñoù thuùc ñaåy söï phaùt trieån cuûa XH Vieät Nam theo muïc tieâu chung laø ñoäc laäp daân toäc vaø chuû nghóa
XH, daân giaøu, nöôùc maïnh, XH coâng baèng, daân chuû, vaên minh.
Cuoäc ñaáu tranh choáng tieâu cöïc mang tính phöùc taïp vaø dieãn ra treân moïi lónh vöïc cuûa ñôøi soáng XH.
Chuùng ta phaûi vöøa ñaáu tranh xoùa boû nhöõng taøn dö cuûa XH cuõ ñeå laïi vöøa ñaáu tranh vôùi nhöõng hieän
töôïng tieâu cöïc môùi naûy sinh trong quaù trình caûi taïo vaø xaây döïng CNXH, vöøa ñaáu tranh choáng laïi söï
xaâm nhaäp cuøng aâm möu phaù hoaïi cuûa caùc theá löïc thuø ñòch vöøa phaûi ñaáu tranh choáng laïi taùc ñoäng, maët
traùi cuûa cô cheá thò tröôøng…. Maët tieâu cöïc bao goàm taát caû nhöõng gì laø ñoái laäp vôùi tích cöïc. Vì vaäy ñoái
töôïng cuûa cuoäc ñaáu tranh laø raát roäng, töø nhöõng hieän töôïng toäi phaïm, teä naïn XH ñeán nhöõng haønh vi,
haønh ñoäng caûn trôû söï nghieäp coâng nghieäp hoùa, hieän ñaïi hoùa ñi ngöôïc laïi neàn vaên hoùa daân toäc vaø ñi
ngöôïc laïi lôïi ích quoác gia, tieán boä XH.
Hiện nay VN chủ trương thực hiện mở rộng KT thị trường, chủ động hội nhập KT quốc tế điều này vừa
có ý nghĩa tích cực cho quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nhưng mặt trái của nó cũng
tạo ra những kẻ hở, những điều kiện thuận lợi để hiện tượng tiêu cực có thể phát triển và lây lan.
15
Ñieàu quan troïng trong cuoäc ñaáu tranh này laø phaûi nghieân cöùu tìm hieåu söï phaùt sinh, toàn taïi, söï môû
roäng cuûa nhöõng maët tieâu cöïc, ñaùnh giaù ñuùng ñaëc ñieåm, tính chaát cuûa moãi hieän töôïng tieâu cöïc vaø treân
töøng lónh vöïc. Töø ñoù tìm ra phöông thöùc, bieän phaùp, phöông tieän boá trí löïc löôïng giaûi quyeát maâu thuaãn
vaø caàn linh hoaït trong vieäc söû duïng, keát hôïp ñoàng boä caùc bieän phaùp ñeå giaûi quyeát maâu thuaãn, töø giaùo
duïc thuyeát phuïc, caûm hoùa ñeán tröøng phaït cöôõng böùc; töø haønh chính ñeán PL.
*** Trong vai troø cuûa ngöôøi chi ến sỹ Coâng an,
- Tìm ra quy luaät chung cuûa toäi phaïm, naâng cao, hoaøn thieän heä thoáng lyù luaän:
Thoâng qua nghieân cöùu töøng nhoùm toäi phaïm rieâng bieät ôû töøng thôøi ñieåm, töøng ñòa phöông. Töø nhöõng
quy luaät chung coù nhöõng bieän phaùp ñaáu tranh phoøng choáng toäi phaïm phuø hôïp. Thoâng qua toång keát,
thoáng keâ, nghieân cöùu ñeà taøi… ñeå hoaøn thieän heä thoáng lyù luaän veà phoøng choáng toäi phaïm vaø caùc lónh
vöïc khaùc cuûa ngaønh coâng an.
- Coù bieän phaùp cuï theå ñeå ñaáu tranh, phoøng choáng toäi phaïm ôû töøng thôøi ñieåm, töøng ñòa phöông:
Trong moãi thôøi ñieåm, moãi ñòa phöông, ñaëc ñieåm hoaït ñoäng cuûa toäi phaïm coù söï khaùc nhau do ñieàu
kieän ñòa phöông, daân cö, xaõ hoäi quyeát ñònh. Do ñoù, khi aùp duïng phaûi caên cöù vaøo töøng ñòa phöông ñeå
caän duïng linh hoaït.
b. Ñoái vôùi baûn thaân:
- Nghieân cöùu naém vöõng quy luaät hoaït ñoäng cuûa toäi phaïm:
Thoâng qua coâng taùc thöïc tieãn ôû töøng ñòa phöông, toång keát, sô keát… ñeå tìm quy luaät chung cuûa toäi
phaïm.
- Naém chaéc phaùp luaät, nghieäp vuï :
Phaûi khoâng ngöøng naâng cao trình ñoä chính trò, phaùp luaät nghieäp vuï vaø vaän duïng linh hoaït, saùng taïo
vaøo coâng taùc phoøng choáng toäi phaïm thôøi ñieåm, töøng ñòa phöông.
- Ñaáu tranh choáng tieâu cöïc: Chuû ñoäng phaùt hieän nhöõng nhaân toá tích cöïc ñeå boài döôõng, phaùt trieån.
Phaùt hieän nhöõng caù nhaân tieâu cöïc, caù bieät ñeå loaïi daàn. Xaây döïng löïc löôïng coâng an nhaân daân trong
saïch vöõng maïnh, vöøa hoàng vöøa chuyeân
=> Vai troø cuûa ngöôøi caùn boä coâng an: Xaùc ñònh khaùi quaùt:
+ Veà nhaän thöùc
+ Veà chöùc naêng tham möu cho caáp uûy
+ Veà vaän ñoäng quaàn chuùng tham gia phong traøo choáng toäi phaïm
+ Veà tröïc tieáp toå chöùc ñaáu tranh choáng toäi phaïm
Cụ thể: trước hết về nhận thức phải nhìn nhận một sự thật về thực trạng tội phạm đang diễn ra ngày
càng gia tăng hiện nay, trong đó lực lượng của Ngành lại rất mỏng, rất thiếu, trình độ chuyên môn còn
thấp. Đó là mâu thuẫn rất phức tạp và rất khó giải quyết. Do vậy, người cán bộ, chiến sỹ công an phải nêu
cao tinh thần trách nhiệm, không ngại khó khăn, quyết tâm phấn đấu rèn luyện phẩm chất chính trị cũng
như học tập nâng cao trình độ tay nghề.
Trong quá trình công tác, phải biết nắm băt những loại tội phạm phổ biến, định hướng công tác có
trọng tâm, trọng điểm; đồng thời phát hiện những nguyên nhân điều kiện phát sinh tội phạm,những sở hở
thiếu sót trong chính sách và pháp luật để tham mưu cho các cấp lãnh đạo và chính quyền bịt kín và triệt
tiêu nhưng điều kiện đó.
Đối với công tác trực tiếp phòng chống, đấu tranh triệt phá tội phạm, phải dựa vào thực tiễn khách
quan để đánh giá, nhìn nhận, điều tra sự việc, tránh chủ quan duy ý chỉ mà dẫn đến oan sai, sót lọt tội
phạm. Trong hàng loạt các công việc cần giải quyết, người cán bộ cần có cách làm việc khoa học, sắp xếp
thứ tự công việc và có kế hoạch cụ thể.
Ñeå hoaïch ñònh ñöôøng loái, chieán löôïc, saùch löôïc trong ñaáu tranh choáng phaûn caùch maïng vaø toäi phaïm
khaùc; xaây döïng löïc löôïng coâng an trong saïch vöõng maïnh, ñaûm baûo toát ANTT, caàn phaûi xuaát phaùt töø
nhöõng caên cöù sau:
- Xuaát phaùt töø nhieäm vuï chöùc naêng cuûa ngaønh coâng an.
- Xuaát phaùt töø ñöôøng loái, chính saùch cuûa Ñaûng, phaùp luaät cuûa Nhaø nöôùc ta.
16
- Xuaát phaùt töø tình hình KT-CT-XAÕ HOÄI vaø phong traøo quaàn chuùng.
- Töø aâm möu, phöông thöùc hoaït ñoäng cuûa ñòch.
- Töø chính baûn thaân ñoäi nguõ caùn boä chieán syõ coâng an.
6- Mâu thuẫn cơ bản trên thế giới
Trên thế giới hiện có 4 mâu thuẫn sau:
- Mâu thuẫn giữa CNXH và CNTB: đây là mâu thuẫn cơ bản bao trùm và xuyên suốt thời đại quá độ lên
CNXH trên phạm vi TG, được mở đầu bằng thắng lợi của cuộc cách mạng tháng Mười Nga.
- Mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản với giai cấp công nhân và các tầng lớp lao động khác. Mâu thuẫn này
tồn tại ở trong lòng tất cả các nước tư bản (mâu thuẫn bên trong).
- Mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc với chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa đế quốc. Hiện
nay, mâu thuẫn này đang dần chuyển thành mâu thuẫn giữa các nước chậm phát triển với các nước đế
quốc phát triển.
- Mâu thuẫn giữa các nước TBCN, các nước Đế quốc với nhau. Đây là mâu thuẫn bên trong của CNTB
trong việc giành giật thị trường.
* Tại Đại hội Đảng IX đã xác định: “Các mâu thuẫn cơ bản trên thế giới biểu hiện dưới những hình
thức và những mức độ khác nhau, thậm chí sâu sắc hơn. Đấu tranh giai cấp và dân tộc tiếp tục diễn ra gay
gắt. CNTB hiện đại không thể khắc phục nổi những mâu thuẫn vốn có, đặc biệt là mâu thuẩn giữa tính
chất xã hội hoá ngày càng cao của lực lượng sản xuất với chế độ chiếm hữu tư nhân TBCN về TLSX.
Mâu thuẩn giữa các nước tư bản chủ nghĩa phát triển và các nước đang phát triển. Các quốc gia độc lập
ngày càng tăng cường cuộc đấu tranh... CNXH trên thế giới từ những bài hoch thành công và thất bại,
cũng như từ khát vọng và sự thức tỉnh của các dân tộc có điều kiện và khả năng tạo ra bước phát triển mới
theo quy luật tiến hoá của lịch sử, loài người nhất định sẽ tiến tới CNXH”.
17
Caâu 4: Quy luaät chuyeån hoùa töø nhöõng söï thay ñoåi veà löôïng thaønh nhöõng söï thay ñoåi veà chaát vaø
ngöôïc laïi. YÙ nghóa phöông phaùp luaän cuûa quy luaät naøy?
1. Đặt vấn đề:
Với linh hồn sống là phép biện chứng duy vật, với hòn đá tảng kinh tế là học thuyết giá trị thặng dư
cùng với những phát kiến vĩ đại về chủ nghĩa duy vật lịch sử mà nội dung cơ bản là lý thuyết hình thái
kinh tế xã hội, vai trò của giai cấp công nhân… chủ nghĩa Mac -Lenin cho đến nay vẫn còn là đỉnh cao
của trí tuệ loài người, là khoa học chính xác và hoàn bị, chưa có gì thay thế được.
Xét riêng về khía cạnh triết học, trên cơ sở kế thừa thế giới quan duy vật của Phoi-ơ-bach và phép biện
chứng của Heghen, Triết học Mac ra đời là một trong những bước ngoặc cách mạng trong lịch sử triết
học, mà đặc biệt đó là phép biện chứng duy vật. Phép biện chứng duy vật bao gồm: hai nguyên lý (nguyên
lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển), ba quy luật (quy luật thống nhất và đấu tranh
của các mặt đối lập, quy luật sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất và ngược lại và quy luật
phủ định của phủ định) cùng sáu cặp phạm trù (nội dung-hình thức, nguyên nhân-kết quả, bản chất-hiện
tượng, tất nhiên-ngẫu nhiên, khả năng-hiện thực, cái chung-cái riêng).
Quy luật là mối liên hệ bản chất, tất nhiên, phổ biến va lặp lại giữa các mặt, các yếu tố, các thuộc tính
bên trong mỗi sự vật, hay giữa các sự vật, hiện tượng với nhau. Trong ba quy luật cơ bản phép biện chứng
duy vật ở trên, quy luật sự thay đổi về chất đẫn đến sự thay đổi về lượng và ngược lại đã chỉ ra được cách
thức của sự vận động và phát triển.
2. Khái niệm chất và khái niệm lượng
Baát cöù SV, HT naøo cuõng bao goàm maët chaát vaø maët löôïng. Hai maët ñoù thoáng nhaát höõu cô vôùi nhau
trong SV, HT.
* Khái niệm chất
Chaát laø moät phaïm truø trieát hoïc duøng ñeå chæ tính quy ñònh khaùch quan voán coù cuûa SV, laø söï thoáng
nhaát höõu cô cuûa nhöõng thuoäc tính laøm cho SV laø noù chöù khoâng phaûi laø caùi khaùc.
Mỗi sự vật, hiện tượng trong thế giới đều có tính chất vốn có của nó, làm nên chính chúng. Nhờ đó,
chúng mới khác với các sự vật, hiện tượng khác.
- Thuoäc tính cuûa SV laø nhöõng tính chaát, traïng thaùi, nhöõng yeáu toá caáu thaønh SV… Đó là những cái
voán coù ôû SV töø khi sinh ra hoaëc ñöôïc hình thaønh trong söï vaän ñoäng vaø phaùt trieån cuûa SV. Tuy nhiên
những tính chất (thuộc tính) của sự vật, hiện tượng chỉ bộ lộ ra bên ngoài thông qua sự tác động qua lại
với các sự vật, hiện tượng khác.
Ví dụ: chúng ta chỉ có thể biết nhiệt độ cao hay thấp của không khí thông qua tác động của nó với các
cơ quan xúa giác của ta. Chất của một người cụ thể chỉ được bộc lộ thông qua quan hệ của người đó với
những người khác, với môi trường xung quanh, thông qua việc làm và lời nói của người đó.
- Moãi SV coù raát nhieàu thuoäc tính; moãi thuoäc tính laïi bieåu hieän moät chaát cuûa SV. Do vaäy, moãi SV
coù raát nhieàu chaát. Chaát vaø SV coù moái quan heä chaët cheõ, khoâng taùch rôøi nhau. Trong hi ện thực khách
quan không thể tồn tại sự vật không có chất và không thể có chất nằm ngoài sự vật.
- Chaát cuûa SV ñöôïc bieåu hieän qua nhöõng thuoäc tính cuûa noù, nhöng khoâng phaûi thuoäc tính naøo cuõng
laø bieåu hieän chaát cuûa SV. Thuoäc tính cuûa SV phaân chia thaønh thuoäc tính cô baûn vaø khoâng cô baûn.
Nhöõng thuoäc tính cô baûn ñöôïc toång hôïp laïi thaønh chaát cuûa SV, chuùng qui ñònh söï toàn taïi, vaän ñoäng vaø
phaùt trieån cuûa SV, chæ khi naøo chuùng thay ñoåi hay maát ñi thì SV môùi thay ñoåi hay maát ñi.
- Nhưng do thuộc tích của sự vật chỉ bộc lộ thông qua các mối liên hệ cụ thể với các sự vật khác. Bởi
vậy söï phaân chia thuoäc tính cô baûn vaø khoâng cô baûn chæ mang tính töông ñoái , tuøy thuoäc vaøo vieäc xem
xeùt SV trong phaïm vi caùc moái lieân heä cuï theå naøo. Ví duï: trong moái lieân heä vôùi ñoäng vaät thì thuoäc tính
cô baûn cuûa con ngöôøi laø coù tö duy, coù khaû naêng cheá taïo, söû duïng coâng cuï; song trong moái quan heä
giöõa ngöôøi vôùi ngöôøi thì nhöõng thuoäc tính treân khoâng coøn laø cô baûn, maø thuoäc tính cô baûn laø nhaân
daïng, daáu vaân tay…
- Chaát cuûa söï vaät khoâng nhöõng ñöôïc qui ñònh bôûi chaát cuûa nhöõng yeáu toá caáu thaønh maø coøn bôûi
phöông thöùc lieân keát giöõa caùc yeáu toá caáu thaønh ñoù (töùc laø keát caáu cuûa SV). Ví duï: phöông thöùc lieân keát
caùc nguyeân töû Cacbon => Kim cöông/Than chì. Vì vaäy, söï thay ñoåi veà chaát cuûa SV phuï thuoäc caû vaøo
söï thay ñoåi caùc yeáu toá caáu thaønh SV laãn söï thay ñoåi phöông thöùc lieân keát giöõa caùc yeáu toá aáy.
18
* Khái niệm lượng
Löôïng laø moät phaïm truø trieát hoïc duøng ñeå chæ tính quy ñònh voán coù cuûa SV veà maët soá löôïng, quy moâ,
trình ñoä, nhòp ñieäu cuûa söï vaän ñoäng, phaùt trieån cuõng nhö caùc thuoäc tính cuûa SV.
- Löôïng toàn taïi cuøng vôùi chaát cuûa SV vaø cuõng coù tính khaùch quan nhö chaát cuûa SV, song löôïng
chöa laøm cho SV laø noù, chöa laøm cho noù khaùc vôùi nhöõng caùi khaùc.
- Löôïng cuûa SV bieåu thò kích thöôùc daøi hay ngaén, quy moâ to hay nhoû, soá löôïng nhieàu hay ít, trình
ñoä cao hay thaáp, nhòp ñieäu nhanh hay chaäm,… Löôïng thöôøng ñöôïc dieãn taû baèng nhöõng con soá cuï theå
chính xaùc, tuy nhieân cuõng coù löôïng ñöôïc bieåu thò döôùi daïng tröøu töôïng vaø khaùi quaùt, nhö trình ñoä nhaän
thöùc, tri thöùc khoa hoïc ôû moät con ngöôøi hay yù thöùc traùch nhieäm cuûa coâng daân. Coù nhöõng löôïng bieåu
thò yeáu toá quy ñònh keát caáu beân trong cuûa SV (soá löôïng nguyeân töû hôïp thaønh nguyeân toá hoùa hoïc, soá
löôïng lónh vöïc cô baûn cuûa ñôøi soáng XH), nhöng cuõng coù nhöõng löôïng chæ vaïch ra yeáu toá qui ñònh beân
ngoaøi cuûa SV (chieàu daøi, roäng, cao).
- Söï phaân bieät chaát vaø löôïng cuûa SV chæ mang tính töông ñoái . Coù nhöõng tính quy ñònh trong MQH
naøy laø chaát cuûa SV, song trong MQH khaùc laïi bieåu thò löôïng cuûa SV vaø ngöôïc laïi. Chaúng haïn: soá
löôïng sinh vieân gioûi trong lôùp seõ noùi leân chaát löôïng hoïc taäp cuûa lôùp ñoù. Điều này cũng có nghĩa là dù
số lượng cụ thể quy định thuần túy về số lượng, song số lượng ấy cũng có tính quy định về chất của sự
vật.
3. Moái quan heä giöõa söï thay ñoåi veà löôïng vaø söï thay ñoåi veà chaát
* Nhöõng thay ñoåi veà löôïng daãn ñeán nhöõng thay ñoåi veà chaát
- Baát kyø söï vaät naøo cuõng laø söï thoáng nhaát giöõa hai maët chaát vaø löôïng. Hai maët ñoù khoâng taùch rôøi
nhau maø chuùng taùc ñoäng qua laïi laãn nhau moät caùch bieän chöùng. Löôïng khoâng bao giôø toàn taïi neáu
khoâng coù chaát vaø ngöôïc laïi. Trong moái quan heä giöõa chaát vaø löôïng thì chaát laø caùi töông ñoái oån ñònh,
coøn löôïng laø caùi thöôøng xuyeân bieán ñoåi.
- Söï thay ñoåi veà löôïng vaø veà chaát cuûa SV dieãn ra cuøng vôùi söï vaän ñoäng, phaùt trieån cuûa SV. Nhöng
söï thay ñoåi ñoù coù quan heä chaët cheõ vôùi nhau chöù khoâng taùch rôøi nhau. Söï thay ñoåi veà löôïng aûnh höôûng
ñeán söï thay ñoåi veà chaát cuûa SV vaø ngöôïc laïi, söï thay ñoåi veà chaát töông öùng vôùi söï thay ñoåi veà löôïng
cuûa noù.
- Söï thay ñoåi veà löôïng coù theå chöa laøm thay ñoåi ngay laäp töùc söï thay ñoåi veà chaát cuûa SV. ÔÛ moät
giôùi haïn nhaát ñònh, löôïng cuûa SV thay ñoåi, nhöng chaát cuûa SV chöa thay ñoåi cô baûn. Chẳng hạn: khi ta
nung một lõi thép đặc biệt ở trong lò, nhiệt độ của lò nung có thể lên đến hàng trăm độ, thậm chí hàng
ngàn độ, song lõi thép vẫn ở trạng thái rắn chứ chưa chuyển sang trạng thái lỏng. Khi löôïng cuûa SV ñöôïc
tích luõy vöôït quaù giôùi haïn nhaát ñònh thì chaát cuõ maát ñi, chaát môùi thay theá chaát cuõ. Khoaûng giôùi haïn ñoù
goïi laø ñoä.
- Ñoä laø phaïm truø trieát hoïc duøng ñeå chæ khoaûng giôùi haïn trong ñoù söï thay ñoåi veà löôïng cuûa SV chöa
laøm thay ñoåi caên baûn chaát cuûa SV aáy.
Ví duï: Döôùi aùp suaát bình thöôøng cuûa khoâng khí, nöôùc nguyeân chaát vaãn ôû traïng thaùi loûng trong
khoaûng 0oC ñeán 100oC, neáu nhieät ñoä döôùi 0 oC nöôùc chuyeån thaønh theå raén vaø duy trì nhieät ñoä ñoù, töø
100oC trôû leân nöôùc chuyeån daàn sang traïng thaùi hôi.
Ñieåm giôùi haïn nhö 0oC vaø 100oC ôû ví duï treân, goïi laø ñieåm nuùt.
- Ñieåm nuùt laø phaïm truø trieát hoïc duøng ñeå chæ ñieåm giôùi haïn maø taïi ñoù söï thay ñoåi veà löôïng ñaõ ñuû
laøm thay ñoåi veà chaát cuûa SV.
SV tích luõy ñuû veà löôïng taïi ñieåm nuùt seõ taïo ra böôùc nhaûy, chaát môùi ra ñôøi.
- Böôùc nhaûy laø phaïm truø trieát hoïc duøng ñeå chæ söï chuyeån hoùa veà chaát cuûa SV do söï thay ñoåi veà
löôïng cuûa SVø tröôùc ñoù gaây neân.
Böôùc nhaûy laø söï keát thuùc 1 giai ñoaïn phaùt trieån cuûa SV vaø laø ñieåm khởi ñaàu cuûa 1 giai ñoaïn phaùt
trieån môùi.
Nhö vaäy, söï phaùt trieån cuûa baát cöù SV naøo cuõng baét ñaàu töø söï tích luõy veà löôïng trong ñoä nhaát ñònh
cho tôùi ñieåm nuùt ñeå thöïc hieän böôùc nhaûy veà chaát. Song ñieåm nuùt cuûa quaù trình aáy khoâng coá ñònh maø
19
coù theå coù nhöõng thay ñoåi. Söï thay ñoåi aáy do taùc ñoäng cuûa nhöõng ñieàu kieän khaùch quan vaø chuû quan
qui ñònh.
* Nhöõng thay ñoåi veà chaát daãn ñeán nhöõng thay ñoåi veà löôïng
Chaát môùi cuûa SV ra ñôøi seõ taùc ñoäng trôû laïi löôïng cuûa SV. Theå hieän: chaát môùi coù theå laøm thay ñoåi
keát caáu, quy moâ, trình ñoä, nhòp ñieäu cuûa söï vaän ñoäng vaø phaùt trieån cuûa SV. Chaúng haïn: khi nöôùc töø
traïng thaùi loûng chuyeån sang traïng thaùi hôi thì vaän toác caùc phaân töû nöôùc cao hôn, theå tích lôùn hôn (vôùi
cuøng 1 khoái löôïng), tính chaát hoøa tan vôùi moät soá chaát seõ khaùc ñi… Nhö vaäy, nhöõng thay ñoåi veà chaát ñaõ
daãn ñeán nhöõng thay ñoåi veà löôïng.
* Caùc hình thöùc cô baûn cuûa böôùc nhaûy
Böôùc nhaûy ñeå chuyeån hoùa veà chaát cuûa SV heát söùc ña daïng vaø phong phuù vôùi nhöõng hình thöùc raát
khaùc nhau. Nhöõng hình thöùc böôùc nhaûy ñöôïc quyeát ñònh bôûi baûn thaân SV, bôûi nhöõng ñieàu kieän cuï theå
trong ñoù SV thöïc hieän böôùc nhaûy.
- Döïa treân nhòp ñieäu thöïc hieän böôùc nhaûy cuûa baûn thaân SV, coù theå phaân chia böôùc nhaûy thaønh:
+ Böôùc nhaûy ñoät bieán laø böôùc nhaûy ñöôïc thöïc hieän trong moät thôøi gian raát ngaén laøm thay ñoåi chaát
cuûa toaøn boä keát caáu cô baûn cuûa SV. Chaúng haïn Ur 235 ñöôïc taêng ñeán khoái löôïng tôùi haïn thì seõ xaûy ra
vuï noå nguyeân töû trong choác laùt.
+ Böôùc nhaûy daàn daàn laø böôùc nhaûy ñöôïc thöïc hieän töøng böôùc baèng caùch tích luyõ daàn nhöõng nhaân
toá cuûa chaát môùi vaø nhöõng nhaân toá cuûa chaát cuõ daàn daàn maát ñi. Chaúng haïn, quaù trình chuyeån hoùa töø
vöôïn thaønh ngöôøi dieãn ra haøng vaïn naêm.
- Caên cöù vaøo quy moâ thöïc hieän böôùc nhaûy cuûa SV coù theå phaân chia böôùc nhaûy thaønh:
+ Böôùc nhaûy toaøn boä laø böôùc nhaûy laøm thay ñoåi chaát cuûa toaøn boä caùc maët, caùc yeáu toá caáu thaønh
SV.
+ Böôùc nhaûy cuïc boä laø böôùc nhaûy laøm thay ñoåi chaát cuûa nhöõng maët, nhöõng yeáu toá rieâng leû cuûa söï
vaät.
Trong hieän thöïc, caùc SV coù thuoäc tính ña daïng, phong phuù neân muoán thöïc hieän böôùc nhaûy toaøn boä
phaûi thoâng qua nhöõng böôùc nhaûy cuïc boä. Söï quaù ñoä leân CNXH ôû nöôùc ta ñang dieãn ra nhöõng böôùc
nhaûy cuïc boä ñeå thöïc hieän böôùc nhaûy toaøn boä, töùc laø chuùng ta ñang thöïc hieän nhöõng böôùc nhaûy cuïc boä
ôû lónh vöïc KT, CT, XH vaø lónh vöïc tinh thaàn XH ñeå ñi ñeán XD thaønh coâng CNXH.
- Khi xem xeùt söï thay ñoåi veà chaát cuûa XH, ngöôøi ta coøn phaân chia noù thaønh thay ñoåi coù tính chaát
CM vaø thay ñoåi coù tính tieán hoùa.
+ Caùch maïng laø söï thay ñoåi trong ñoù chaát cuûa SV bieán ñoåi caên baûn, mang tính tieán boä, khoâng phuï
thuoäc vaøo hình thöùc bieán ñoåi cuûa noù.
+ Tieán hoùa laø söï thay ñoåi veà löôïng vôùi nhöõng bieán ñoåi nhaát ñònh veà chaát khoâng cô baûn cuûa SV.
Toùm laïi, noäi dung cuûa quy luaät laø: Moïi SV ñeàu laø söï thoáng nhaát giöõa löôïng vaø chaát, söï thay
ñoåi daàn daàn veà löôïng tôùi ñieåm nuùt seõ daãn ñeán söï thay ñoåi veà chaát cuûa SV thoâng qua böôùc nhaûy; chaát
môùi ra ñôøi taùc ñoäng trôû laïi söï thay ñoåi cuûa löôïng môùi laïi coù chaát môùi cao hôn… Quaù trình ñoù dieãn ra
lieân tuïc laøm cho SV khoâng ngöøng bieán ñoåi.
4. YÙ nghóa phöông phaùp luaän
- Trong hoaït ñoäng nhaän thöùc vaø hoaït ñoäng thöïc tieãn, con ngöôøi phaûi bieát töøng böôùc tích luõy veà
löôïng ñeå laøm bieán ñoåi veà chaát theo quy luaät. Caàn traùnh tö töôûng chuû quan, duy yù chí, noân noùng, “ñoát
chaùy giai ñoaïn” muoán thöïc hieän nhöõng böôùc nhaûy lieân tuïc.
- Quy luaät cuûa XH tuy coù tính khaùch quan nhöng noù chæ ñöôïc thöïc hieän thoâng qua hoaït ñoäng coù yù
thöùc cuûa con ngöôøi. Do ñoù, khi ñaõ tích luõy ñuû veà löôïng thì phaûi coù quyeát taâm ñeå tieán haønh böôùc nhaûy ,
phaûi kòp thôøi chuyeån nhöõng söï thay ñoåi veà löôïng thaønh nhöõng söï thay ñoåi veà chaát, töø nhöõng thay ñoåi
mang tính chaát tieán hoùa sang nhöõng thay ñoåi mang tính chaát CM. Caàn traùnh tö töôûng baûo thuû, trì treä,
“höõu khuynh”, coi söï phaùt trieån chæ laø söï thay ñoåi ñôn thuaàn veà löôïng.
20
- Trong hoaït ñoäng con ngöôøi phaûi bieát vaän duïng linh hoaït caùc hình thöùc cuûa böôùc nhaûy . Söï vaän
duïng naøy tuyø thuoäc vaøo vieäc phaân tích ñuùng ñaén nhöõng ñieàu kieän khaùch quan vaø nhöõng nhaân toá chuû
quan, tuyø theo töøng tröôøng hôïp cuï theå, töøng ñieàu kieän cuï theå hay quan heä cuï theå. Maët khaùc, ñôøi soáng
XH raát phong phuù, ña daïng do raát nhieàu yeáu toá caáu thaønh, do ñoù ñeå thöïc hieän ñöôïc böôùc nhaûy toaøn
boä, tröôùc heát, phaûi thöïc hieän nhöõng böôùc nhaûy cuïc boä laøm thay ñoåi veà chaát cuûa töøng yeáu toá.
- Söï thay ñoåi veà chaát cuûa SV coøn phuï thuoäc vaøo söï thay ñoåi phöông thöùc lieân keát giöõa caùc yeáu toá
taïo thaønh SV. Do ñoù, trong hoaït ñoäng phaûi bieát caùch taùc ñoäng vaøo phöông thöùc lieân keát giöõa caùc yeáu toá
taïo thaønh SV treân cô sôû hieåu roõ baûn chaát, quy luaät, keát caáu cuûa SV ñoù. Chaúng haïn, trong moät taäp theå,
khi cô cheá quaûn lyù, laõnh ñaïo vaø quan heä giöõa caùc thaønh vieân thay ñoåi coù tính chaát toaøn boä thì raát coù
theå laøm cho taäp theå ñoù vöõng maïnh.
Ñoái vôùi Vieät Nam hieän nay, ÑH IX nhaán maïnh : xaây döng CMXH boû qua cheá ñoä TBCN laø taïo ra
söï bieán ñoåi veà chaát cuaû xaõ hoäi treân taát caû nhöõng lónh vöïc, laø söï nghieäp raát khoù khaên phöùc taïp, cho neân
phaûi traûi qua moät thôøi kyø quaù ñoä laâu daøi vôùi nhieàu chaëng ñöôøng, nhieàu hình thöùc tính chaát kinh teá – xaõ
hoäi coù tính chaát quaù ñoä (Vaên kieän trang 85)
Töø luaän ñieåm treân, hieän nay ôû VN phaûi giaûi quyeát moät soá ñieåm sau ñaây:
Thöïc hieän muïc tieâu xaây döïng CNXH nhaát thieát phaûi traûi qua moät thôøi kyø quaù ñoä laâu daøi vôùi nhieàu
chaëng ñöôøng cuï theå nhö moät quaù trình tích luyõ veà löôïng taïo ta nhöõng bieán ñoåi veà chaát.
Veà phöông thöùc phaùt trieån ñất nöôùc, caàn thieát phaûi söû duïng nhöõng hình thöùc trung gian quaù ñoä ñeå
phaùt trieån kinh teá – xaõ hoäi, chaúng haän nhö vieäc phaùt trieån kinh teá nhieàu thaønh phaàn, söû duïng nhöõng
quy luaät cuûa kinh teá thò tröôøng, söû duïng nhöõng ñoøn baåy kích thích trong kinh teá.
Thöïc hieän söï keát hôïp giöõa tuaàn töï vaø nhaûy voït cho pheùp caùc ngaønh, caùc lónh vöïc coù ñieàu kieän ñi
tröôùc, ñi nhanh, thöïc hieän nhöõng böôùc nhaûy voït cuïc boä, laøm bieán ñoåi töøng maët, töøng lónh vöïc cuûa ñôøi
soáng xaõ hoäi tieán tôùi söï thay ñoåi veà chaát xuûa xaõ hoäi.
21
Caâu 5: Quy luaät phuû ñònh cuûa phuû ñònh. YÙù nghóa phöông phaùp luaän
1. Đặt vấn đề:
Với linh hồn sống là phép biện chứng duy vật, với hòn đá tảng kinh tế là học thuyết giá trị thặng dư
cùng với những phát kiến vĩ đại về chủ nghĩa duy vật lịch sử mà nội dung cơ bản là lý thuyết hình thái
kinh tế xã hội, vai trò của giai cấp công nhân… chủ nghĩa Mac -Lenin cho đến nay vẫn còn là đỉnh cao
của trí tuệ loài người, là khoa học chính xác và hoàn bị, chưa có gì thay thế được.
Xét riêng về khía cạnh triết học, trên cơ sở kế thừa thế giới quan duy vật của Phoi-ơ-bach và phép biện
chứng của Heghen, Triết học Mac ra đời là một trong những bước ngoặc cách mạng trong lịch sử triết
học, mà đặc biệt đó là phép biện chứng duy vật. Phép biện chứng duy vật bao gồm: hai nguyên lý (nguyên
lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển), ba quy luật (quy luật thống nhất và đấu tranh
của các mặt đối lập, quy luật sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất và ngược lại và quy luật
phủ định của phủ định) cùng sáu cặp phạm trù (nội dung-hình thức, nguyên nhân-kết quả, bản chất-hiện
tượng, tất nhiên-ngẫu nhiên, khả năng-hiện thực, cái chung-cái riêng).
Quy luật là mối liên hệ bản chất, tất nhiên, phổ biến và lặp lại giữa các mặt, các yếu tố, các thuộc tính
bên trong mỗi sự vật, hay giữa các sự vật, hiện tượng với nhau. Quy luật phủ định của phủ định laø 1 trong
3 quy luaät cô baûn cuûa pheùp bieän chöùng duy vaät, cho bieát khuynh höôùng cuûa söï phaùt trieån của sự vật,
hiện tượng.
2. Khái niệm phủ định và phủ định biện chứng
Baát cöù SVHT naøo trong theá giôùi ñeàu traûi qua quaù trình phaùt sinh, phaùt trieån vaø dieät vong. SV cuõ
maát ñi ñöôïc thay baèng SV môùi. Söï thay theá ñoù goïi laø phuû ñònh.
- Phuû ñònh laø söï thay theá SV naøy baèng SV khaùc trong quaù trình vaän ñoäng vaø phaùt trieån. Trong lòch
söû trieát hoïc, tuøy theo TG quan vaø phöông phaùp luaän maø coù caùc quan nieäm khaùc nhau veà phuû ñònh. Coù
quan ñieåm cho raèng, SV môùi ra ñôøi thay theá SV cuõ haàu nhö laëp laïi toaøn boä quaù trình cuûa SV cuõ. Coù
quan ñieåm coi söï phuû ñònh laø söï dieät vong hoaøn toaøn cuûa caùi cuõ, chaám döùt hoaøn toaøn söï vaän ñoäng vaø
phaùt trieån cuûa SV. CNDVBC cho raèng söï chuyeån hoùa töø nhöõng thay ñoåi veà löôïng daãn ñeán nhöõng thay
ñoåi veà chaát, söï ñaáu tranh thöôøng xuyeân cuûa caùc maët ñoái laäp laøm cho maâu thuaãn ñöôïc giaûi quyeát, töø ñoù
daãn ñeán SV cuõ maát ñi, SV môùi ra ñôøi. Söï thay theá dieãn ra lieân tuïc taïo neân söï vaän ñoäng vaø phaùt trieån
khoâng ngöøng cuûa SV. SV môùi ra ñôøi laø keát quaû cuûa phuû ñònh SV cuõ. Ñieàu ñoù cuõng coù nghóa söï phuû
ñònh laø tieàn ñeà, ñieàu kieän cho söï phaùt trieån lieân tuïc, cho söï ra ñôøi cuûa caùi môùi thay theá caùi cuõ. Ñoù laø
phuû ñònh bieän chöùng.
- Phuû ñònh bieän chöùng laø phaïm truø trieát hoïc duøng ñeå chæ söï phuû ñònh töï thaân, laø maét khaâu trong
quaù trình daãn tôùi söï ra ñôøi SV môùi, tieán boä hôn SV cuõ.
Ñaëc tröng cô baûn cuûa phuû ñònh bieän chöùng laø tính khaùch quan vaø tính keá thöøa.
+ Phuû ñònh BC mang tính khaùch quan vì nguyeân nhaân cuûa söï phuû ñònh naèm ngay trong baûn thaân
SV. Ñoù chính laø keát quaû giaûi quyeát nhöõng maâu thuaãn beân trong SV. Nhôø vieäc giaûi quyeát nhöõng maâu
thuaãn maø SV luoân phaùt trieån, vì thế, phủ định biện chứng là một tất yếu khách quan trong quá trình vận
động và phát triển của sự vật. Đương nhiên, moãi SV coù phöông thöùc phuû ñònh rieâng tuøy thuoäc vaøo söï
giaûi quyeát maâu thuaãn cuûa baûn thaân chuùng. Ñieàu ñoù cuõng coù nghóa, phuû ñònh BC khoâng phuï thuoäc vaøo
yù muoán, yù chí cuûa con ngöôøi. Con ngöôøi chæ coù theå taùc ñoäng laøm cho quaù trình phuû ñònh aáy dieãn ra
nhanh hay chaäm treân cô sôû naém vöõng quy luaät phaùt trieån cuûa SV.
+ Phuû ñònh BC mang tính keá thöøa vì phuû ñònh BC laø keát quaû cuûa söï töï thaân phaùt trieån cuûa SV, noù
khoâng theå laø söï thuû tieâu, söï phaù huûy hoaøn toaøn caùi cuõ. Caùi môùi chæ coù theå ra ñôøi treân neàn taûng cuûa caùi
cuõ, laø söï phaùt trieån tieáp tuïc cuûa caùi cuõ treân cô sôû gaït boû nhöõng maët tieâu cöïc, loãi thôøi, laïc haäu cuûa caùi
cuõ vaø choïn loïc nhöõng maët coøn thích hôïp, nhöõng maët tích cöïc, boå sung nhöõng maët môùi phuø hôïp vôùi
hieän thöïc.
- Trong quaù trình phuû ñònh BC, söï vaät khaúng ñònh laïi nhöõng maët toát, maët tích cöïc vaø chæ phuû ñònh
nhöõng caùi laïc haäu, tieâu cöïc. Do ñoù, phuû ñònh ñoàng thôøi cuõng laø khaúng ñònh.
22
Những điều phân tích trên cho thấy, Phuû ñònh BC khoâng chæ laø söï khaéc phuïc caùi cuõ, SV cuõ, maø
coøn laø söï lieân keát giöõa caùi cuõ vôùi caùi môùi, SV cuõ vôùi SV môùi, giöõa söï khaúng ñònh vôùi söï phuû ñònh, quaù
khöù vôùi hieän thöïc. Phuû ñònh BC laø maét khaâu taát yeáu cuûa moái lieân heä vaø söï phaùt trieån.
3. Noäi dung quy luaät
SV ra ñôøi vaø toàn taïi ñaõ khaúng ñònh chính noù. Trong quaù trình vaän ñoäng cuûa SV aáy, nhöõng nhaân toá
môùi xuaát hieän seõ thay theá nhöõng nhaân toá cuõ, söï phuû ñònh BC dieãn ra- SV ñoù khoâng coøn nöõa maø bò thay
theá bôûi SV môùi, trong ñoù coù nhöõng nhaân toá tích cöïc ñöôïc giöõ laïi. Song SV môùi naøy seõ laïi bò phuû ñònh
bôûi SV môùi khaùc. SV môùi khaùc aáy döôøng nhö laø SV ñaõ toàn taïi, song khoâng phaûi laø söï truøng laëp hoaøn
toaøn, maø noù ñöôïc boå sung nhöõng nhaân toá môùi vaø chæ baûo toàn nhöõng nhaân toá tích cöïc thích hôïp vôùi söï
phaùt trieån tieáp tuïc cuûa noù. Sau khi phuû ñònh 2 laàn (phuû ñònh cuûa phuû ñònh) ñöôïc thöïc hieän, SV môùi
hoaøn thaønh 1 chu kyø phaùt trieån.
Ví duï: Haït thoùc ban ñaàu => Caây luùa => Haït thoùc môùi (soá löôïng nhieàu hôn, chaát löôïng cuõng thay
ñoåi).
Sự phủ định trên cho thấy, từ sự khẳng định ban đầu (hạt thóc ban đầu), trải qua sự phủ định lần thứ
nhất (cây lúa trở thành hạt thóc) và sự phủ định lần thứ hai (những hạt thóc mới phủ định cây lúa), sự vật
dường như quay trở lại sự khẳng định ban đầu (hạt thóc), nhưng trên cơ sở cao hơn (số hạt thóc nhiều
hơn, chất lượng hạt thóc cũng thay đổi).
Söï phaùt trieån biện chứng thoâng qua nhöõng laàn phuû ñònh nhö treân laø söï thoáng nhaát höõu cô giöõa loïc
boû, baûo toàn vaø boå sung theâm nhöõng nhaân toá tích cöïc môùi. Do vaäy, thoâng qua nhöõng laàn phuû ñònh BC
söï vaät seõ ngaøy caøng phaùt trieån.
Thoâng qua phuû ñònh cuûa phuû ñònh, SV môùi ra đời laø keát quaû cuûa söï toång hôïp taát caû nhaân toá tích cöïc
ñaõ coù vaø ñaõ phaùt trieån trong caùi khaúng ñònh ban ñaàu vaø trong nhöõng laàn phuû ñònh tieáp theo. Do vaäy,
SV môùi coù noäi dung toaøn dieän hôn, phong phuù hôn.
Keát quaû cuûa söï phuû ñònh cuûa phuû ñònh laø ñieåm keát thuùc cuûa 1 chu kyø phaùt trieån vaø cuõng laø ñieåm
khôûi ñaàu cuûa chu kyø phaùt trieån tieáp theo.
Trong hieän thöïc, 1 chu kyø phaùt trieån cuûa SV cuï theå coù theå treân 2 laàn phuû ñònh. Ñieàu ñoù phuï thuoäc
vaøo töøng SV cuï theå. Chaúng haïn voøng ñôøi cuûa con taèm: tröùng- taèm- nhoäng- ngaøi- tröùng (bốn lần phủ
định).
Quy luaät phuû ñònh cuûa phuû ñònh khaùi quaùt xu höôùng taát yeáu tieán leân cuûa SV- xu höôùng phaùt trieån .
Song söï phaùt trieån ñoù khoâng phaûi dieãn ra theo ñöôøng thaúng, maø theo ñöôøng “xoaùy oác”.
Söï phaùt trieån theo ñöôøng “xoaùy oác” bieåu thò roõ raøng, ñaày ñuû caùc ñaëc tröng cuûa quaù trình phaùt trieån
BC cuûa söï vaät: tính keá thöøa, tính laëp laïi, tính tieán leân. Moãi voøng cuûa ñöôøng “xoaùy oác” döôøng nhö theå
hieän söï laëp laïi, nhöng cao hôn, theå hieän trình ñoä cao hôn cuûa söï phaùt trieån. Tính voâ taän cuûa söï phaùt
trieån töø thaáp ñeán cao ñöôïc theå hieän ôû söï noái tieáp nhau töø döôùi leân cuûa caùc voøng trong ñöôøng “xoaùy
oác”.
Khaùi quaùt noäi dung cô baûn cuûa quy luaät: Quy luaät phuû ñònh cuûa phuû ñònh neâu leân moái lieân heä,
söï keá thöøa giöõa caùi khaúng ñònh vaø caùi phuû ñònh, nhôø ñoù phuû ñònh BC laø ñieàu kieän cho söï phaùt trieån; noù
baûo toàn noäi dung tích cöïc cuûa caùc giai ñoaïn tröôùc vaø boå sung theâm nhöõng thuoäc tính môùi laøm cho söï
phaùt trieån ñi theo ñöôøng “xoaùy oác”.
4. YÙ nghóa phöông phaùp luaän
- Quy luaät naøy giuùp chuùng ta nhaän thöùc ñuùng ñaén veà xu höôùng phaùt trieån cuûa SV. Quaù trình phaùt
trieån cuûa SV khoâng bao giôø ñi theo moät ñöôøng thaúng, maø dieãn ra quanh co, phöùc taïp, trong ñoù bao goàm
nhieàu chu kyø khaùc nhau. Chu kyø sau bao giôø cuõng tieán boä hôn chu kyø tröôùc.
- ÔÛ moãi chu kyø phaùt trieån SV coù nhöõng ñaëc ñieåm rieâng bieät. Do ñoù, chuùng ta phaûi hieåu nhöõng ñaëc
ñieåm ñoù ñeå coù caùch taùc ñoäng phuø hôïp vôùi yeâu caàu phaùt trieån .
- Theo quy luật phủ định của phủ định, mọi vật luôn luôn xuất hiện cái mới thay thế cái cũ, cái tiến bộ
thay thế cái lạc hậu; cái mới ra đời trên cơ sở kế thừa tất cả các nhân tố tích cực của cái cũ, do đó, t rong
hoaït ñoäng cuûa mình, con ngöôøi phaûi bieát keá thöøa tinh hoa cuûa caùi cuõ, traùnh thaùi ñoä phuû ñònh saïch trôn.
23
Thực tế, trong coâng cuoäc ñoåi môùi hieän nay ôû Vieät Nam, moät maët caàn ñaáu tranh ñeå xoùa boû caùi cuõ,
xaây döïng caùi môùi, song maët khaùc caàn phaûi bieát keá thöøa nhöõng giaù trò toát ñeïp trong truyeàn thoáng daân
toäc, keá thöøa nhöõng thaønh töïu ñaõ coù döôùi thôøi TBCN, nhaát laø trong lónh vöïc khoa hoïc- kyõ thuaät, keá
thöøa nhöõng thaønh töïu caùch maïng ñaõ ñaït ñöôïc vaø nhöõng tinh hoa trong di saûn vaên hoùa nhaân loaïi ñeå xaây
döïng thaønh coâng CNXH ôû nöôùc ta. Caàn choáng tö töôûng baûo thuû, khoâng daùm ñoåi môùi, khoâng daùm phuû
ñònh caùi cuõ ñeå taïo ñieàu kieän cho söï ra ñôøi cuûa caùi môùi; ñoàng thôøi choáng thaùi ñoä phuû ñònh saïch trôn
hoaëc xu höôùng khoâi phuïc nguyeân si taát caû nhöõng gì ñaõ qua.
Tuy nhiên, trong quaù trình ñoåi môùi chuùng ta phaûi bieát khoâi phuïc vaø giöõ gìn tinh hoa vaên hoùa cuûa
daân toäc, di saûn vaên hoùa, thuaàn phong myõ tuïc.
Trong quaù trình hoäi nhaäp vaø toaøn caàu hoùa chuùng ta phaûi bieát saøng loïc keá thöøa nhöõng tinh vaên hoùa
cuûa theá giôùi ñeå phuïc vuï coâng CNH-HÑH ñaát nöôùc.
- Trong giôùi töï nhieân caùi môùi xuaát hieän moät caùch töï phaùt, coøn trong XH caùi môùi ra ñôøi gaén lieàn vôùi
hoaït ñoäng coù yù thöùc cuûa con ngöôøi. Vì theá, trong hoaït ñoäng cuûa mình con ngöôøi phaûi bieát phaùt hieän
caùi môùi vaø uûng hoä noù. Khi môùi ra ñôøi, caùi môùi coøn yeáu ôùt, ít oûi, vì vaäy phaûi taïo ñieàu kieän cho noù chieán
thaéng caùi cuõ, phaùt huy öu theá cuûa noù.
24
Câu 6: Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức (câu dài)
Thực tiễn là một vấn đề hết sức quan trọng mà trong lịch sử triết học, các nhà tư tưởng, nhà lý luận đã
nghiên cứu và bàn luận rất nhiều về nó. Thế nhưng, khoâng phaûi moïi traøo löu ñeàu hieåu ñöôïc giaù trò cuûa
thöïc tieãn, ñeàu coù 1 quan nieäm ñuùng ñaén veà thöïc tieãn.
+ CNDT hieåu thöïc tieãn nhö laø 1 sản phẩm của hoaït ñoäng tinh thaàn saùng taïo ra theá giôùi.
+ Còn CNDV tröôùc Maùc raát coi thöôøng, thaäm chí xem ñoù nhö laø moät hoaït ñoäng con buoân baån thæu
khoâng coù vai troø gì ñoái vôùi nhaän thöùc, nghĩa là giữa thực tiễn và nhận thức không có mối liên hệ gì với
nhau.
Quan ñieåm TH Maùc ra đời đã khaéc phuïc được nhöõng nhöôïc ñieåm tröôùc ñaây vaø keá thöøa nhöõng tieán
boä cuûa caùc neàn TH veà thöïc tieãn. Mac và Angghen ñaõ ñöa ra moät quan nieäm ñuùng ñaén khoa hoïc veà
thöïc tieãn vaø vai troø cuûa noù ñoái vôùi nhaän thöùc, cuõng nhö ñoái vôùi söï phaùt trieån cuûa XH. Phaïm truø thöïc
tieãn ñaõ trôû thaønh moät trong nhöõng phaïm truø neàn taûng, cô baûn cuûa TH M-L noùi chung, cuûa lyù luaän nhaän
thöùc Maùcxit noùi rieâng vôùi vieäc ñöa phaïn truø thöïc tieãn vaøo lyù luaän nhaän thöùc, M vaø A ñaõ taïo ra moät
böôùc chuyeån bieán caùch maïng trong TH, LN töøng nhaán maïnh : “Quan ñieåm veà ñôøi soáng, veà thöïc tieãn
phaûi laø quan ñieåm thöù nhaát vaø cô baûn veà lyù luaän cuûa nhaän thöùc.
1 – Thực tiễn
Thöïc tieãn laø moät phaïm truø trieát hoïc duøng ñeå chæ toaøn boä nhöõng hoaït ñoäng vaät chaát coù muïc ñích,
mang tính lòch söû XH cuûa con ngöôøi nhaèm caûi taïo töï nhieân vaø XH .
Khi nghiên cứu khái niệm nhận thức, cần chú ý :
+ Hoaït ñoäng thöïc tieãn khaùc vôùi hoaït ñoäng tö duy yù thöùc. Trong hoaït ñoäng thöïc tieãn con ngöôøi ñaõ söû
duïng nhöõng coâng cuï, nhöõng phöông tieän vaät chaát taùc ñoäng vaøo nhöõng ñoái töôïng vaät chaát ñeå laøm bieán
ñoåi chuùng, do vaäy hoaït ñoäng thöïc tieãn tröôùc heát laø hoaït ñoäng vaät chaát cuûa con ngöôøi . Ñoù laø hoaït ñoäng
ñaëc tröng vaø baûn chaát cuûa con ngöôøi.
+ Hoaït ñoäng thöïc tieãn laø hoaït ñoäng coù muïc ñích cuûa con ngöôøi , khác con vaät chæ hoaït ñoäng theo baûn
naêng ñeå thích nghi vôùi moâi tröôøng vaø thöøa höôûng nhöõng gì coù saün trong töï nhieân thì ôû con ngöôøi hoaït
ñoäng phaûi theo muïc ñích nhaèm caûi taïo theá giôùi vaø taïo ra cuûa caûi vaät chaát thoûa maõn nhu caàu vaät chaát
thoûa maõn nhu caàu ngaøy caøng cao cuûa mình. Con ngöôøi khoâng chæ thoûa maõn vôùi nhöõng gì maø töï nhieân
coù saün baèng hoaït ñoäng thöïc tieãn maø tröôùc heát laø lao ñoäng saûn xuaát con ngöôøi ñaõ saùng taïo ra nhöõng
vaät phaåm voán ñaõ khoâng toàn taïi trong thieân nhieân.
Vì vaäy thöïc tieãn laø phöông thöùc toàn taïi cuûa baûn thaân con ngöôøi vaø XH, là phöông thöùc ñaàu tieân vaø
chuû yeáu cuûa moái quan heä giöõa con ngöôøi vôùi giôùi töï nhieân.
+ Thöïc tieãn cuõng coù quaù trình vaän ñoäng vaø phaùt trieån cuûa mình cuøng vôùi söï vaän ñoäng phaùt trieån
cuûa XH loaøi ngöôøi. Trình ñoä phaùt trieån cuûa thöïc tieãn noùi leân trình ñoä chinh phuïc giôùi töï nhieân vaø laøm
chuû XH cuûa con ngöôøi . Moãi moät thôøi kyø, moät giai ñoaïn trình ñoä ñoù ñöôïc bieåu hieän khaùc nhau. Do ñoù,
veà maët noäi dung cuõng nhö phöông thöùc thöïc hieän thöïc tieãn coù tính lòch söû XH .
Trieát hoïc Maùc xít cuõng chæ roõ thöïc tieãn bao goàm 3 daïng hoaït ñoäng cô baûn sau:
+ Thứ nhất là hoaït ñoäng lao động saûn xuaát cuûa caûi vaät chaát XH. Ñaây laø daïng hoaït ñoäng cô baûn
nhaát, trong ñoù con ngöôøi söû duïng coâng cuï lao ñoäng taùc ñoäng vaøo giôùi töï nhieân ñeå taïo ra cuûa caûi vaät
chaát cuøng nhöõng ñieàu kieän khaùc nhaèm duy trì söï toàn taïi vaø phaùt trieån cuûa con ngöôøi vaø XH. Hoaït ñoäng
naøy ñöôïc ñaùng giaù laø cô baûn nhaát vì noù giöõ vai troø quyeát ñònh ñoái vôùi nhöõng daïng hoaït ñoäng thöïc tieãn
khaùc, quyết định sự chuyển biến từ vượn thành người và làm cho con người ngày càng hoàn thiện hơn.
+ Thứ hai là nhöõng hoaït ñoäng chính trò XH, laø hoaït ñoäng cuûa caùc toå chöùc coäng ñoàng ngöôøi khaùc
nhau trong XH nhaèm caûi bieán caùc quan heä XH, caùc cheá ñoä XH coù taùc duïng tröïc tieáp trong vieäc thuùc
ñaåy söï chuyeån bieán söï thay ñoåi cuûa caùc cheá ñoä XH, ñaëc bieät laø söï ñaáu tranh giai caáp vaø caùch maïng
XH.
+ Thứ ba là nhöõng hoaït ñoäng thöïc nghieäm khoa hoïc : ñaây laø moät daïng hoaït ñoäng ñaëc bieät cuûa thöïc
tieãn ñöôïc tieán haønh trong moâi tröôøng trong ñieàu kieän nhaân taïo gaàn gioáng vôùi traïng thaùi töï nhieân vaø
XH nhaèm xaùc ñònh caùc quy luaät cuûa ñoái töôïng caàn nghieân cöùu, nhaèm nhaän thöùc vaø caûi taïo töï nhieân
25
XH. Daïng hoaït ñoäng naøy ngaøy caøng trôû neân quan troïng trong söï phaùt trieån cuûa XH ñaëc bieät laø trong
thôøi kyø KH caùch maïng coâng ngheä hieän nay.
Giữa ba hình thức có mối quan hệ biện chứng, trong đó hoạt động sản xuất vật chất có sớm nhất, quan trọng nhất,
giữ vai trò quyết định nhất. Các hình thức hoạt động khác có tác động thúc đẩy hoặc kìm hãm hoạt động sản xuất vật
chất. Hoạt động chính trị xã hội và thực nghiệm khoa học không hoàn toàn thụ động mà chúng có tác động kìm hãm
hoặc thúc đẩy hoạt động sản xuất phát triển. Nếu hoạt động chính trị xã hội mang tính chất tiến bộ, cách mạng; hoạt
động thực nghiệm khoa học đúng đắn sẽ tạo đà cho hoạt động sản xuất phát triển và ngược lại.
Hay nói cách khác, hoaït ñoäng saûn xuaát vaät chaát laø hoaït ñoäng cô baûn nhaát, ñoùng vai troø quyeát ñònh ñoái
vôùi caùc hoaït ñoäng khaùc (vì noù laø hoaït ñoäng nguyeân thuûy nhaát, toàn taïi khaùch quan, thöôøng xuyeân nhaát
vaø noù taïo ra cuûa caûi, nhöõng ñieàu kieän thieát yeáu coù tính quyeát ñònh ñoái vôùi söï sinh toàn vaø phaùt trieån
cuûa con ngöôøi. Khoâng coù noù thì khoâng coù caùc hình thöùc khaùc. Caùc hình thöùc khaùc cuõng xuaát phaùt töø noù
vaø phuïc vuï cho noù)
Chính sự tác động lẫn nhau của các hình thức hoạt động đó làm thực tiễn vận động, phát triển không ngừng và
ngày càng có vai trò quan trọng đối với nhận thức.
2. Vai trò của Thực tiễn đối vối nhận thức
Lý luận nhận thức hay còn gọi là nhận thức luận nghiên cứu bản chất, những tính quy luật, những hình thức và
phương pháp nhận thức, vấn đề chân lý… Từ đó giải đáp mặt thứ hai của vấn đề cơ bản của triết học, đó là có người
có khả năng nhận thức được trế giới bên ngoài hay không. Nhận thức là một quá trình phản ánh tích cực, tri giác,
sáng tạo thế giới khách quan vào trong bộ óc con người trên cơ sở thực tiễn. Nhận thức là quá trình diễn ra rất phức
tạp, bao gồm nhiều giai đoạn khác nhau, song đây là quá trình biện chứng đi từ trực quan sinh động (nhận thức cảm
tính: cảm giác – tri giác – biểu tượng) đến tư duy trừu tượng (nhận thức lý tính: khái niệm – phán đoán – suy lý) và đi
từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn. Nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính có mối liên hệ chặt chẽ với nhau tạo
thành chu trình nhận thức.
Quan điểm chủ nghĩa duy vật biện chứng cuả Mac đã khẳng định: giữa thực tiễn và nhận thức có
mối liên hệ biện chứng với nhau, trong đó thực tiễn có vai trò hết sức quan trọng là quyết định đối với
nhận thức.
Cụ thể: : Thöïc tieãn laø cô sôû cuûa nhaän thöùc, laø ñoäng löïc cuûa nhaän thöùc, laø muïc ñích cuûa nhaän thöùc vaø laø
tieâu chuaån ñeå kieåm tra chaân lyù.
Điều đó được thể hiện:
Một, thực tiễn là cơ sở của nhận thức.
Con ngöôøi trong quan heä vôùi theá giôùi beân ngoaøi baét ñaàu töø hoaït ñoäng thöïc tieãn vaø cuõng chính töø
quaù trình ñoù maø nhaän thöùc, yù thöùc con ngöôøi ñöôïc hình thaønh vaø phaùt trieån. Thông qua quá trình họat
động thực tiễn, kể cả những thành công hay thât bại, con người phân tích cấu trúc, tính chất và các mối quan hệ của
các yếu tố, các điều kiện trong các hình thức thực tiễn để hình thành nhận thức lý luận. Quá trình họat động thực tiễn
còn là cơ sở để bổ sung và điều chỉnh nhận thức đã được khái quát.
Mặt khác, họat động thực tiễn của con người làm nảy sinh những vấn đề mới mà trong quá trình nhận thức phải
tiếp tục giải quyết.
Ví dụ: Nhu caàu ño ñaïc, ñong löôøng => Toaùn hoïc ra ñôøi
Thöïc tieãn ñaáu tranh cuûa g/cCN => Hoïc thuyeát Maùc-xít vaøo 40-TK19.
Chöõa beänh nan y => khaùm phaù vaø giaûi maõ baûn ñoà gen ngöôøi.
Baèng söï taùc ñoäng cuûa mình, con ngöôøi ñaõ buoäc theá giôùi töï nhieân vaø XH boäc loä nhöõng thuoäc tính,
ñaëc ñieåm, tính quy luaät cuûa noù ñeå töø ñoù con ngöôøi coù yù thöùc vaø tri thöùc veà hieän thöïc khaùch quan. Vì
vaäy, chính nhôø hoaït ñoäng thöïc tieãn ñaõ cung caáp nhöõng tö lieäu, taøi lieäu, tri thöùc laøm cô sôû cho moïi tri
thöùc coù ñöôïc ôû con ngöôøi duø tröïc tieáp hay giaùn tieáp, ñoái vôùi ngöôøi naøy hay ngöôøi khaùc, theá heä naøy hay
theá heä khaùc, ôû trình ñoä kinh nghieäm hay trình ñoä khoa hoïc lyù luaân... xeùt ñeán cuøng ñeàu töø thöïc tieãn.
Thông qua hoạt động thực tiễn mà nhận thức con người ngày càng được bổ sung, mở rộng. Chính vì vậy, Lênin đã
nói: ”nhận thức lý luận phải trình bày khách thể trong tính tất yếu của nó, trong những quan hệ toàn diện của nó,
trong sự vận động mâu thuẫn của nó, tự nó và vì nó”.
Từ thực tiễn, chúng ta thấy, khi đứng trước thiên nhiên con người thật sự nhỏ bé và yếu đuối, con người
không thể trè cây như khỉ, bay nhanh như chim, mạnh như hổ, bơi giỏi như cá… Do đó để bảo vệ chính
26
mình và chinh phục được thế giới tự nhiên, buộc con người phải bộc lộ tư duy. Vì có tư duy nên con
nguuwòi chính là loài phát triển cao nhất trong giới tự nhiên.
Như vậy, có thể khẳng định bài học sống động nhất, thiết thực nhất chính là bài học từ thực tiễn.
Hai, thực tiễn là động lực của nhận thức.
Töø trong thöïc tieãn ñaõ xuaát hieän nhöõng nhu caàu, nhöõng nhieäm vuï caàn phaûi giaûi quyeát. Hay nói cách
khác, thực tiễn đã đặt ra những yêu cầu, nhiệm vụ cho việc nhận thức. Những khó khăn, vướng mắc, tồn
tại của con người trong thực tiễn đòi hỏi con người phải nghiên cứu, tìm hiểu để nhận thức, để xác định
cách giải quyết phù hợp. Ñieàu ñoù vaïch ra phöông höôùng phaùt trieån cuûa nhaän thöùc.
Maët khaùc, chính hoaït ñoäng thöïc tieãn ñoøi hoûi phaûi coù tri thöùc môùi ñeå toång keát nhöõng kinh nghieäm
ñaõ coù hình thaønh neân nhöõng lyù luaän môùi, nhöõng phaùt minh môùi... töø ñoù thuùc ñaåy söï ra ñôøi cuûa caùc
ngaønh khoa hoïc cuï theå.
Thöïc tieãn ñoàng thôøi cuõng taïo ra phöông tieän, coâng cuï, duïng cuï ngaøy caøng tinh vi, hoaøn thieän hôn.
Ñieàu ñoù taïo ra nhöõng thuaän lôïi ñeå con ngöôøi ñi saâu, tìm hieåu khaùm phaù nhöõng bí maät cuûa hieän thöïc
beân ngoaøi. Thông qua hoạt động thực tiễn con người không chỉ cải tạo thế giới tự nhiên mà hoaït ñoäng
thöïc tieãn cuõng laøm bieán ñoåi chính baûn thaân con ngöôøi theo höôùng hoaøn thieän hôn.
Ví dụ: nhö cheá taïo taøu vuõ truï ñeå khaùm phaù vuï truï, cheá taïo taøu ngaàm ñeå khaùm phaù ñaùy ñaïi döông,
nghieân cöùu bom nguyeân töû, sinh saûn voâ tính…
Qua hoaït ñoäng thöïc tieãn caùc giaùc quan cuûa con ngöôøi ngaøy caøng hoaøn chænh hôn, nhanh hôn, nhaïy
hôn vaø qua ñoù laøm taêng theâm söùc thu nhaän nhöõng thoâng tin töø beân ngoaøi ôû con ngöôøi. Và từ đó, con
người có điều kiện thâm nhập, nghiên cứu sâu hơn về thế giới vật chất.
Vd: Nhöõng cbcs CSGT coù kinh nghieäm chæ caàn nghe tieáng xe chaïy laø bieát coù quaù taûi khoâng; nhöõng
giaùo vieân laâu naêm giaûng baøi khoâng caàn nhìn giaùo aùn. Con ngöôøi coù ñieàu kieän nghieân cöùu hôn veà theá
giôùi, kích thích con ngöôøi trong vieäc tìm toøi khaùm phaù. Vd: giaûi ñöôïc 1 baøi toaùn deã seõ kích thích ta tìm
toøi giaûi quyeát nhöõng baøi toaùn khoù hôn.
Ba, thöïc tieãn laø muïc ñích cuûa nhaän thöùc .
Nhaän thöùc ôû con ngöôøi khoâng mang muïc ñích töï thaân, töùc laø nhaän thöùc ñeå nhaän thöùc maø ñeå phuïc
vuï cho cuoäc soáng, cho hoaït ñoäng thöïc tieãn cuûa chính con ngöôøi. Keát quaû cuûa quaù trình nhaän thöùc phaûi
mang laïi chæ ñaïo, höôùng daãn haønh ñoäng thöïc tieãn cuûa con ngöøôi. Caùc khoa hoïc lyù luaän chæ coù yù nghóa
thöïc söï khi noù phuïc vuï cho cuoäc soáng naâng cao hieäu quaû haønh ñoäng thöïc tieãn cuûa con ngöôøi.
Vd: laøm ra maùy vöøa gaët vöøa tuoát luùa laø ñeå phuïc vuï noâng daân.
Nếu lý luận khoa học có hay đến mấy mà không cải tạo được thực tiễn thì lý luận đó không có ý nghĩa,
không có giá trị. Vì vậy, mới có thể nói rằng: khoa học vị nhân sinh. Chính nhu cầu thực tiễn thúc đẩy
khoa học phát triển.
Bốn, thực tiễn là tiêu chuẩn của nhận thức,
Thực tiễn là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý. Quá trình nhận thức sẽ đưa đến kết quả và hình thành nên những
tri thức mới và những tri thức đó đứng trước khả năng đúng, sai và gần đúng. Tiêu chí dùng để đánh giá các khả năng
này là thực tiễn. Chỉ có những tri thức được thực tiễn kiểm nghiệm và khẳng định là phù hợp với hiện thực khách
quan, nâng cao hiệu qủa cho hoạt động con người thì nó mới trở thành chân lý. Mác nhấn mạnh: “ Vấn đề tìm hiểu
xem tư duy của con người có đạt tới chân lí khách quan hay không hoàn toàn không phải là vấn đề lí luận mà là một
vấn đề thực tiễn. Chính trong thực tiễn con người phải chứng minh thực tiễn.”
Vd: chaúng haïn khi ñöa ra 1 giaûi phaùp giaûm TNGT vaø UTGT phaûi thöïc hieän trong 1 thôøi gian môùi
bieát raèng giaûi phaùp ñoù coù phuø hôïp hay ko.
Tóm lại, thực tiễn có vai trò hết sức quan trọng đối với nhận thức nó không chỉ là cơ sở, động lực,
mục đích của nhận thức mà là tiêu chuẩn để kiểm tra đánh giá chân lý . Lê nin khẳng định: “quan điểm về đời
sống, về thực tiễn phải là tính thứ nhất và cơ bản của lý luận nhận thức ” rằng: “Thực tiễn cao hơn nhận thức bởi vì
nó không chỉ có tính phổ biến mà còn có tính hiện thực trực tiếp”.
3. Lý luận đối với thực tiễn
Thực tiễn quy định nội dung, nhiệm vụ, khuynh hướng phát triển của lý luận. Thực tiễn thay đổi thì lý luận cũng
phải thay đổi cho phù hợp. Thực tiễn có vai trò quyết định đối với lý luận, song lý luận không phải hoàn toàn thụ
động, lý luận có tính độc lập tương đối, có sự tác động trở lại đối với thực tiễn.
27
Lý luận đóng vai trò chỉ đạo, định hướng cho hoạt động thực tiễn ; nó có vai trò trong vịêc xác định mục tiêu,
khuynh hướng cho hoạt động thực tiễn, vì vậy có thể nói lý luận là kim chỉ nam cho hoạt động thực tiễn.
Đồng thời, lý luận có vai trò điều chỉnh hoạt động thực tiễn, làm cho hoạt động thực tiễn có hiệu quả hơn, tự giác
hơn, tránh được tính tự phát, mù quáng. Hồ Chí Minh: “không có lý luận thì lúng túng như nhắm mắt mà đi.”
Lý luận cách mạng có vai trò to lớn đối với thực tiễn cách mạng, không có lý luận cách mạng thì không thể có
phong trào cách mạng, lý luận có thể trở thành lực lượng vật chất khi nó xâm nhập vào quần chúng. Lý luận góp phần
giáo dục, thuyết phục, động viên, tập hợp quần chúng tạo thành phong trào cách mạng để cải tạo thế giới. Lý luận
đúng đắn, khoa học thâm nhập được vào quần chúng và được vận dụng đúng đắn có thể thúc đẩy thực tiễn phát triển,
ngược lại sẽ kìm hãm.
(Tóm lại của mối quan hệ), Giữa lý luận và thực tiễn có sự liên hệ, tác động qua lại, tạo điều kiện cho nhau
cùng phát triển. Trong đó thực tiễn giữ vai trò quyết định, đối với sự ra đời, phát triển và sức mạnh của lý luận. Do
vậy, sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là nguyên tắc cao nhất và căn bản nhất của Chủ nghĩa Mác – Lênin. “
Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là một nguyên tắc căn bản của chủ nghĩa Mác – Lênin. Lý luận mà không liên
hệ với thực tiễn là lý luận suông. Thực tiễn không có lý luận hướng dẫn thì thành thực tiễn mù quáng”- Hồ Chí Minh.
4. Ý nghĩa
Trên cơ sở nghiên cứu vấn đề thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức của triết học Mac, có thể rút ra
những ý nghĩa phương pháp luận cơ bản như sau:
Thứ nhất, cần phải xây dựng và quán triệt quan điểm thực tiễn. Quan điểm này yêu cầu để nhận thức thức về sự
vật, hiện tượng nào cần xuất phát từ thực tiễn dựa trên cơ sở thực tiễn, theo nhu cầu của thực tiễn, đi sâu vào thực tiễn
và coi trọng công tác tổng kết thực tiễn, khái quát những kinh nghiệm của thực tiễn....
Thứ hai, trong mọi nhận thức và hoạt động của con người đòi hỏi phải có sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn.
Việc nghiên cứu lí luận phải được gắn liền với thực tiễn, “nói đi đôi với làm”, “học đi đôi với hành”. Làm được như
vậy phải thông qua phương pháp nêu gương. Bản thân mỗi người tự phấn đấu là tấm gương trong tập thể. Nếu trong
tập thể có những người gương mẫu thì cần được biểu dương, khen ngợi kịp thời, làm động lực thức đẩy họ tiếp tục
phấn đấu, đồng thời làm gương cho những người khác học tập theo.
Thứ ba, cần kết hợp chặt chẽ giữa lí luận và thực tiễn xây dựng hệ thống lí luận từ thực tiễn và dùng thực tiễn để
kiểm nghiệm, kiểm chứng lí luận kịp thời bổ sung điều chỉnh, bổ sung lí luận khi nó không phù hợp với thực tiễn.
Tích cực hoạt động trên phương diện nhận thức lí luận nhằm giải đáp phục vụ cho hoạt động thực tiễn.
Thứ tư, cần coi trọng kinh nghiệm thực tiễn và không ngững tích lũy vốn kinh nghiệm đó . Song nếu dừng lại ở
trình độ kinh nghiệm, chỉ dựa vào kinh nghiệm, thỏa mãn với vốn liếng kinh nghiệm của bản thân, coi kinh nghiệm là
tất cả, tuyệt đối hóa kinh nghiệm mà coi nhẹ lý luận, ngại học tập, không chịu vươn lên để nắm lý luận, không quan
tâm tổng kết kinh nghiệm để đề xuất lý luận thì mắc bệnh kinh nghiệm. Hồ Chí Minh: “Có kinh nghiệm mà không có
lý luận cũng như một mặt sáng, một mắt mờ”.
Bên cạnh đó, cần thực sự coi trọng lý luận nhưng đòi hỏi phải ngăn ngừa bệnh giáo điều, xa rời thực tiễn. Nếu
tuyệt đối hóa lý luận mà coi thường kinh nghiệm thực tiễn, coi lý luận là bất di bất dịch, việc nắm lý luận chỉ dừng lại
ở những nguyên lý chung, trừu tượng không xuất phát từ hoàn cảnh lịch sử – cụ thể để vận dụng lý luận thì mắc bệnh
giáo điều, rập khuôn, máy móc, thậm chí quan liêu.
Đối với sự nghiệp đổi mới ở nước ta hiện nay , điều kiện tiên quyết là phải xuất phát từ thực tiễn. Tình
trạng đất nước ta còn nghèo nàn, lạc hậu, trình độ dân trí còn thấp, chính vì vậy phải đổi mới từng bước
trong một thời gian khá dài. Đảng ta đã xác định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội là con đường rất
chông gai, không thể ngày một ngày hai mà phải trải qua nhiều chặng đường vất vả, gain lao. Bài học sai
lầm xương máu của Đảng ta trong thời kỳ sau giửi phóng là xuất phát từ bệnh chủ quan, vì mong muốn có
ngay xã hội chủ nghĩa mà không nhìn nhận thực tế hoàn cảnh đất nước chưa đáp ứng, nhanh chóng tiến
hành nền kinh tế quan liêu bao cấp dẫn đến kinh tế đất nước trì trệ trong một thời gian dài, vừa tốn công
vừa tốn của mà không đạt được kết quả gì.
Nhận thức được sai lầm đó, hiện nay, Đảng cũng xác định việc trước hết là phải đổi mới về kinh tế,
tuân thủ đầy đủ các quy luật liên quan của sự phát triển, đặc biệt là quy luật QHSX phù hợp với tính chất
và trình độ của LLSX. Hiện nay, chúng ta đang xây dựng và hoàn thiện nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa, rồi từng bước công nghiệp hoá – hiện đại hoá. Bên cạnh đó coi đổi mới giáo dục – đoà
tạo, khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu, trong đó rất chú trọng đến nguồn lực con người để phát
triển bền vững.
28
Đối với công tác Công an : chúng ta biết cách mạng là sáng tạo, chân lý là cụ thể. Do đó trong qua
strình công tác, người chiến sỹ Công an cần lấy thực tiễn làm cơ sở để tiến hành công việc, phải xuất phát
từ điều kiện, tình hình công việc cụ thể, nhiệm vụ được giao, địa bàn phụ trách, đặc điểm đối tượng… Từ
đó, vận dụng những tri thức nghiệp vụ, pháp luật, chính trị để xây dựng các kế hoạch, phương pháp, giải
pháp cụ thể cho từng đối tượng.
Không được áp đặt ý chí chủ quan cảu mình trong việc nhìn nhận, đánh giá một hiện tượng xã hội, một
vụ án hay vụ việc nào đó. Phỉa quán triệt quan điểm khách quan trong điều tra khám phá tội phạm, không
được đem ý muốn chủ quan để kết luận cho các vụ án đã xảy ra nhằm khắc phục và phòng ngừa khản
năng oan sai cho người khác. Đồng thời, cán bộ, chiếu sỹ công an phải coi trọng việc nghiên cứu, học tập
nâng cao trình độ lý uận, nghiệp vụ, nắm bắt chân lý, thường xuyên bổ sung kiến thức để phù hợp với sự
vận động khồn nghững của thực tiễn. Đi sâu vào công tác nghiệp vụ của ngành, cần coi trọng công tác
điều tra cơ bản cũng như điều tra chuyên ngành, tiến hành thực nghiệm điều tra, dùng thực tiễn để chứng
minh, đánh giá các giả thuyết nghiệp vụ, tuyệt đối tránh oan sai, để lọt tội phạm.
29
Câu 7: Trình bày quy luật QHSX phù hợp với tính chất và trình độ của LLSX. Ý nghĩa phương
pháp luận. (câu dài)
Trong lịch sử tư tưởng nhân loại đã có không ít cách tiếp cận khi nghiên cứu sự phát triển của xã hội. Xuất phát từ
những nhận thức khác nhau, với những ý tưởng khác nhau mà có sự phân chia lịch sử tiến hoá của xã hội theo những
cách khác nhau. Các quan điểm trước triết học Mac đều giải thích hiện tượng xã hội đứng trên lập trường của chủ
nghĩa duy tâm. Họ cho rằng: sự vận động, biến đổi, phát triển xã hội là do thượng đế, ý niệm tuyệt đối, ý thức, tinh
thần quyết định hay do số phận, định mệnh, thiên mệnh định đoạt. Thậm chí có quan điểm còn cho rằng sự vận động,
biến đổi, phát triển của xã hội là do một cá nhân tạo ra. Như vậy, các quan điểm nêu trên đều chưa chỉ ra được nguồn
gốc, động lực phát triển của xã hội.
Ngược lại, đối với chủ nghĩa Mác, Mac đã kế thừa thế giới quan duy vật của Phoi –ơ-bach và phương pháp luận
biện chứng của Heghen để nghiên cứu, lý giải các hiện tượng xã hội và xây dựng được quan điểm duy vật về lịch sử.
Với quan điểm này, Mac đã chỉ ra được nguồn gốc, động lực phát triển của xã hội, của lịch sử hay giải thích các hiện
tượng xã hội – lịch sử một cách khoa học nhất. Từ đó, Mac đã đặt nền móng, cơ sở, nền tảng cho các khoa học xã hội
khác khi nghiên cứu về lịch sử và xã hội. Đây là một trong những bước ngoặc cách mạng trong lịch sử triết học. Một
trong những vấn đề quan trọng trong quan điểm duy vật lịch sử này, Mac đã àm rõ được quy luật về QHSX phù hợp
với tính chất và trình độ của LLSX.
1. Các khái niệm:
Để hiểu rõ về quy luật QHSX phù hợp với tính chất và trình độ của LLSX, trước hết phải nghiên cứu các khái
niệm về phương thức sản xuất, QHSX và LLSX.
Phöông thöùc saûn xuaát chính laø söï thoáng nhaát giöõa LLSX ôû moät trình ñoä nhaát ñònh vaø QHSX töông
öùng.
A - Phương thức sản xuất là cách thức con người thực hiện quá trình sản xuất vật chất ở những giai đoạn lịch
sử nhất định của xã hội loài người.
Mỗi xã hội được đặc trưng bởi một phương thức sản xuất nhất định. Do đó lịch sử xã hội loài người là sự phát
triển kế tiếp nhau của các phương thức sản xuất. Triết học Mac dựa vào phương thức sản xuất để phân chia các giai
đoạn lịch sử khác nhau. Phương thức sản xuất giữ vai trò quyết định đối với các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội
trong đời sống xã hội. Phương thức sản xuất trong lịch sử quyết định sự phát triển của xã hội loài người từ thấp đến
cao.
Trong saûn xuaát, con người có “quan hệ song trùng”: moät maët con ngöôøi coù quan heä vôùi töï nhieân,
bieåu hieän ôû LLSX; maët khaùc laø quan heä giöõa ngöôøi vôùi ngöôøi, töùc laø QHSX. Phương thức sản xuất chính
là sự thống nhất giữa LLSX ở một trình độ nhất định và QHSX tương ứng.
B – Lực lượng sản xuất là biểu hiện mối quan hệ giữa con người với tự nhiên trong quá trình sản xuất. LLSX thể
hiện năng lực thực tiễn của con người trong quá trình sản xuất để tạo ra những của cải, vật chất; đồng thời thể hiện
sức mạnh trình độ chinh phục giới tự nhiên của con người trong từng giai đoạn lịch sử nhất định.
LLSX là toàn bộ điều kiện vật chất con người sử dụng trong quá trình sản xuất. LLSX bao gồm: người lao động
và tư liệu sản xuất.
- Người lao động là những người trực tiếp lao động với những kinh nghiệm sản xuất, thói quen lao động, biết sử
dụng tư liệu sản xuất để tạo ra của cải vật chất. Trong điều kiện khoa học kỹ thuật hiện nay, người lao động không
chỉ bao gồm lao động chân tay mà còn bao gồm cả những kỹ thuật viên, cán bộ khoa học phục vụ trực tiếp quá trình
sản xuất. Như vậy người lao động trước hết là chủ thể của quá trình sản xuất, bên cạnh đó họ phải có sức khỏe, trí
tuệ, kỹ năng lao động.
- Tư liệu sản xuất là phương tiện con người sử dụng để tác động vào đối tượng lao động để biến đổi đối tượng lao
động theo mục đích, nhu cầu của con người.
VD: Trước đây ta có mỏ dầu ở Vũng Tàu gần đây ta mới khai thác, phát huy được sức mạnh con
người, trao đổi với nước ngoài để khai thác.
Tư liệu sản xuất bao gồm đối tượng lao động và tư liệu lao động.
+ Đối tượng lao động là một bộ phận của tự nhiên được đưa vào quá trình sản xuất, là cái mà con người nhắm
vào để cải tạo nó, bao gồm những đối tượng đã có sẵn trong tự nhiên (khoáng sản trong lòng đất, hải sản, cây rừng…)
và cả những đối tượng đã qua chế biến của con người (sắt thép xây dựng, gỗ…).
+ Còn tư liệu lao động là vật thể hay phức tạp những vật thể mà con người đặt vào giữa mối quan hệ bản thân
mình với đối tượng lao động. Tư liệu lao động bao gồm: công cụ lao động và các phương tiện lao động khác (như:
kho tàng, bến bãi, phuơng tiện vận chuyển...) trong đó công cụ lao động là quan trọng nhất. Bởi vì: công cụ lao động
là yếu tố động, cách mạng nhất trong LLSX, biểu hiện năng lực thực tiễn của con người ngày một tăng lên, chính sự
chuyển đổi, cải biến và hoàn thiện không ngừng của công cụ đã gây nên những biến đổi sâu sắc trong toàn bộ tư liệu
30
sản xuất và nó trở thành nguyên nhân sâu xa của mọi biến đổi xã hội. Mác đã khái quát: “ Những quan hệ xã hội đều
gắn liền mật thiết với LLSX, do có được những LLSX mới loài người đã thay đổi tất cả quan hệ xã hội của mình. Cái
cối xay bằng tay đưa lại xã hội có lãnh chúa, có cối xay chạy bằng hơi nước đưa lại xã hội có nhà tư bản” .
Bên cạnh đó, trình độ phát triển của công cụ lao động là thước đo trình độ chinh phục tự nhiên của loài
người, là cơ sở xác định trình độ phát triển của LLSX, là tiêu chuẩn phân biệt sự khác nhau giữa các thời đại kinh tế.
Mác đã khẳng định: “Những thời đại kinh tế khác nhau không phải ở chỗ chúng sản xuất ra cái gì mà là ở chỗ nó sản
xuất bằng cách nào, với những tư liệu lao động nào.”
Công cụ lao động cũng chính là khí quang của bộ óc con người, là sức mạnh của tri thức đã được vật thể hóa,
có tác dụng nối dài bàn tay và nhân lên trí tuệ của con người, góp phần hoàn thiện kinh nghiệm của người lao động,
thúc đẩy phân công lao động xã hội. Từ đó quyết định việc nâng cao năng suất lao động xã hội. Các tư liêu sản xuất
khác chỉ tác động một cách gián tiếp đến các đối tượng lao động.
- Giữa các yếu tố của LLSX có quan hệ biện chứng và tác động qua lại lẫn nhau. Sự lao động và hiệu quả của tư
liệu lao động phụ thuộc vào trí thông minh, sự hiểu biết và trình độ kỹ năng của người lao động. Nguợc lại bản thân
của những phẩm chất của người lao động lại phụ thuộc vào tư liệu sản xuất hiện có. Điều rõ ràng là nếu không có 1
nền đại công nghiệp thì không thể hình thành 1 giai cấp công nhân có kỹ thuật cao. Sự phụ thuộc lẫn nhau giữa con
người và tư liệu lao động là biểu thị của sự phụ thuộc của nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan, nhân tố con người
sản xuất vào những nhân tố vật chất của quá trình sản xuất.
Cũng cần phải xác định rõ rằng: khi nói đến trình độ của LLSX là nói đến trinh độ của con người khai phá, sử
dụng và cải tạo tự nhiên. Còn tính chất của lực lượng sản xuất lại được thể hiện trong một tập thể những con người
hoặc trong một cá nhân cụ thể, nghĩa là nói đến tính cá nhân hoá và tính xã hội hoá. Tuy nhiên, thật sự không có sự
tách biệt giữa tính chất và trình độ của LLSX. Trình độ càng cao thì tính chất xã hội hoá ngày càng cao.
VD: XH nông nghiệp cần tính XH, cần sự phối hợp. SX máy bay hàng nghìn chi tiết: mỗi nước sản
xuất 1 chi tiết.
Để biết được trình độ của LLSX đến đâu thì phải dựa vào cách thức con người sử dụng công cụ lao động và để
xác định được hiệu quả công việc thì phải dựa trên năng suất lao động. Khi trình độ của LLSX thấp thì trong quá
trình sản xuất chủ yếu dựa vào tư liệu sản xuất và sức khoẻ của cơ bắp. Nhưng khi trình độ phát triển của LLSX cao
thì trong quá trình sản xuất chủ yếu dựa vào chuyên môn, tay nghề, trí tuệ, kinh nghiệm, và ngày nay những yếu tố
này còn trở thành những loại hàng hoá rất có giá trị.
VD: trình độ lao động của công nhân VN trên trung bình nhưng trình độ tổ chức quản lí rất thấp, phải
biết kết hợp giữa các yếu tố người. Công cụ máy móc càng hiện đại thì thể hiên được trình độ của con
người, trước đây lao động thủ công nên trong các công ty rất nhiều công nhân, hiện nay máy móc phát
triển chủ yếu là tự động hóa nên số lượng công nhân ít đi.
Chính vì vậy, cần phải nhấn mạnh rằng trong các yếu tố của LLSX thì yếu tố người lao động là quan trọng
nhất, cơ bản nhất, bởi lẻ chính con người đã chế tạo và sử dụng mọi loại công cụ, các tư liệu lao động dù có ý nghĩa
lớn lao đến đâu nhưng nếu tách rời lao động sống của con người thì không thể phát huy tác dụng. Lênin đã khẳng
định: “LLSX hàng đầu của toàn thể nhân loại là công nhân, là người lao động”.
Trong thời đại ngày nay cuộc cách mạng khoa học công nghệ đã tạo ra bước nhảy vọt lớn trong LLSX, những tri
thức khoa học đã trở nên tất yếu và không thể thiếu đối với lao động sản xuất. Nền kinh tế tri thức đang dần được
hình thành và chi phối, làm thay đổi bộ mặt kinh tế của mỗi quốc gia cũng như toàn thế giới khoa học được kết tinh
vào trong mọi yếu tố của quá trình sản xuất. Những phát minh khoa học trở thành điểm xuất phát ra đời những ngành
sản xuất mới, những máy móc thiết bị mới, công nghệ mới, nguyên vật liệu mới, năng lượng mới… Sự thâm nhập
ngày càng sâu của khoa học vào sản xuất trở thành một yếu tố không thể thiết được của sản xuất đã làm cho LLSX có
bước phát triển nhảy vọt, tạo thành cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại. Yếu tố trí lực trong sức lao động
đặc trưng cho lao động hiện đại không còn là kinh nghiệm và thói quen của họ mà là tri thức khoa học.
Có thể nói: Khoa học và công nghệ hiện đại là đặc trưng cho LLSX hiện đại. Trong thời đại ngày nay khoa học
đã trở thành LLSX trực tiếp. Khoa học đã góp phần cải tiến và thay thế công cụ lao động. Khoa học đã góp phần mở
ra một kỷ nguyên mới trong sản xuất. Khoa học đã góp phần tăng cường tri thức của người lao động.
C - Quan hệ sản xuất là quan hệ giữa người và người hình thành trong quá trình sản xuất, bao gồm quá trình
sản xuất và tái sản xuất.
QHSX là những quan hệ kinh tế khách quan mang tính vật chất của đời sống xã hội, nó là hình thức xã hội của sản
xuất và là cơ sở sâu xa của đời sống tinh thần xã hội. Mỗi một kiểu QHSX là tiêu biểu cho bản chất kinh tế của một
hình thái KT-XH nhất định. Con người sẽ không thể tiến hành hoạt động lao động sản xuất được nếu học không có
quan hệ với nhau trong quá trình đó. Mác nhấn mạnh: “Trong sản xuất, người ta không chỉ quan hệ với giới tự nhiên,
người ta không thể sản xuất được nếu không kết hợp với nhau theo một cách nào đó để hoạt động chung và để trao
31
đổi hoạt động với nhau. Muốn sản xuất được, người ta phải có những mối liên hệ và quan hệ nhất định với nhau và
quan hệ với họ với giới tự nhiên tức là việc sản xuất”.
- QHSX được thể hiện trên ba mặt, đó là:
+ Quan hệ giữa người và người đối với việc sở hữu tư liệu sản xuất, chủ yếu trong xã hội biểu hiện thành chế độ
sở hữu, công hữu hay tư hữu, có hay không có tư liệu sản xuất;
+ Quan hệ giữa người với người đối với tổ chức, quản lý sản xuất biểu hiện thành quan hệ bình đẳng hay bất bình
đẳng trong quá trình xản xuất, chỉ huy điều khiển hay bị chỉ huy, điều khiển;
+ Và quan hệ giữa người và người đối với việc phân phối sản phẩm lao động xã hội mà biểu hiện thành quan hệ
công bằng hay không công bằng mà cụ thể là bóc lột hay bị bóc lột, thu nhập nhiều hay ít.
Ba mặt trên gắn bó với nhau tạo thành một hệ thống mang tính ổn định tương đối so với sự vận động không ngừng
của LLSX. Mỗi một mặt có một vai trò và ý nghĩa riêng khi nó tác động đến nền sản xuất xã hội nói riêng và toàn bộ
tiến trình lịch sử nói chung, trong đó, quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất luôn giữ vai trò quyết định đối với các quan
hệ khác. Nó là quan hệ xuất phát, quan hệ cơ bản và trung tâm của các quan hệ khác. Bản chất của bất kỳ quan hệ sở
hữu nào cũng đều phụ thuộc vào vấn đề những tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội được giải quyết như thế nào và
chính từ quan hệ sở hữu với tư liệu sản xuất đã quy định địa vị của từng giai cấp, từ tầng lớp trong hệ thống sản xuất
của xã hội. Địa vị đó lại quy định cách thức tổ chức quản lí quá trình sản xuất. Cuối cùng cũng chính quan hệ sở hữu
đó quyết định phương thức, cách thức phân phối sản phẩm giữa các giai cấp tuỳ theo địa vị của họ trong hệ thống
sản xuất xã hội.
- Trong lịch sử có hai hình thức sử hữu cơ bản là công hữu và tư hữu.
+ Công hữu nghĩa là tài sản thuộc về đa số, là của chung, dẫn đến có tiếng nói chung, quan hệ giữa con người với
con người là bình đẳng và hợp tác trong quá trình lao động.
+ Tư hữu là tài sản thuộc về một cá nhân hoặc một nhóm người, dẫn đến quan hệ bất bình đẳng, mang tính đối
kháng giữa những nhóm người với nhau.
Một khi hình thức sở hữu được nâng lên thành chế độ sở hữu (được xã hội, pháp luật thừa nhận) sẽ quyết định đến
tính chất xã hội. Chẳng hạn chế độ công hữu về tư liệu sản xuất quyết điịnh việc hình thành xã hội xã hội chủ nghĩa,
ngược lại, với chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất thì xã hội tư bản chủ nghĩa ra đời.
Tuy nhiên, không nên đơn giản hóa và đồng nhất QHSX chỉ còn là quan hệ sở hữu với tư liệu sản xuất, trong các
mặt của QHSX thì quan hệ về mặt tổ chức là các quan hệ có khả năng quyết định 1 cách trực tiếp quy mô, tốc độ,
hiệu quả và xu hướng của mỗi nền sản xuất cụ thể. Bằng cách nắm bắt các nhân tố xác định của 1 nền sản xuất, điều
khiển và tổ chức cách thức vận động của các nhân tố đó. Các quan hệ tổ chức có khả năng đẩy nhanh hoặc kìm hãm
quá trình khách quan của sản xuất. Các quan hệ về mặt phân phối sản phẩm lao động cũng là nhân tố có ý nghĩa hết
sức to lớn đối với sự vận động của nền KT - XH. Do nó có khả năng kích thích trực tiếp vào lợi ích người lao động.
Cho nên, quan hệ phân phối sản phẩm trở thành chất xúc tác của các quá trình kinh tế. Nó có thể thúc đẩy tốc độ và
nhịp điệu của sản xuất năng động hóa toàn bộ đời sống KT - XH là động lực thúc đẩy tính sáng tạo tích cực của
người lao động hoặc ngược lại nó kìm hãm sx cản trở sự phát triển của xã hội.
2. Nội dung quy luật QHSX phù hợp với tính chất và trình độ của LLSX
QHSX và LLSX là hai yếu tố cơ bản cấu thành nên một phương thức sản xuất, giữa chúng có mối liên hệ biện
chứng, tác động qua lại lẫn nhau, hình thành nên quy luật QHSX phù hợp với tính chất và trình độ của LLSX.
*** Tính chất và trình độ của LLXS
- Tính chất của LLSX là tính chất của TLSX và của lao động. Khi chưa có công nghiệp hiện đại, mỗi người lao
động riêng lẽ sử dụng công cụ thủ công như búa rìu, cây, xa quay sợi,… Với công cụ thô sơ như vậy, chỉ cần một
người cũng có thể làm ra sản phẩm. Do đó, LLSX có tính cá thể. Nhưng khi máy móc xuất hiện, sản xuất bắt đầu theo
dây chuyền đòi hỏi phải có nhiều người cùng làm việc theo sự vận hành của máy móc, một sản phẩm do nhiều người
cùng làm ra. Lúc này LLSX mang tính chất xã hội.
- Trình độ của LLSX là trình độ của công cụ lao động, là kinh nghiệm và kỹ năng lao động của con người, là quy
mô sản xuất, là trình độ phân công lao động… Trình độ của LLSX càng cao thì phân công lao động càng tỉ mỉ.
Đây là một quy luật phổ biến của sự phát triển xã hội, đưa xã hội loài người phát triển từ thấp đến cao qua các giai
đoạn khác nhau. Trong đó, LLSX giữ vai trò quyết định đối với QHSX nhưng QHSX có tính tương đối độc lập, tác
động trở lại LLSX, co sthể thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của LLSX. Nội dung cụ thể như sau:
Nội dung thứ nhất: LLSX quyết định và quy định sự hình thành, phát triển, biến đổi và thay thế lẫn nhau của
QHSX.
Khuynh hướng của sản xuất XH là không ngừng biến đổi theo chiều hướng tiến bộ, sự biến đổi đó bao giờ cũng
được bắt đầu từ sự biến đổi phát triển của LLSX mà trước hết là công cụ lao động. Do vậy, LLSX là yếu tố quyết
định, suy đến cùng đối với sự biến đổi phát triển của cả phương thức sản xuất. Trong phương thức sản xuất thì LLSX
32
là nội dung, QHSX là hình thức. LLSX là nội dung là yếu tố động luôn vận động biến đổi và phát triển trước hết là sự
vận động của công cụ lao động, nó đòi hỏi QHSX phải vận động biến đổi theo để phù hợp với trình độ phát triển của
LLSX. Nhưng QHSX là hình thức thường vận động không theo kịp trình độ của LLSX, đến một lúc nào đó QHSX
trở nên “xiềng xích” kìm hãm phát triển của LLSX. Khi đó LLSX sẽ phá vỡ QHSX cũ, một QHSX mới ra đời, cũng
có nghĩa là phương thức sản xuất mới ra đời. Trong xã hội có giai cấp, mâu thuẫn giữa LLSX và quan hệ sản xuất là
mâu thuẫn trong quá trình sản xuất, mâu thuẫn này được biểu hiện về mặt xã hội, đó là mâu thuẫn giai cấp. Mâu
thuẫn giai cấp đối kháng là tiền đề tất yếu của các cuộc cách mạng xã hội. Cách mạng XH nổ ra thành công thì chế độ
XH mới ra đời.
Sự phù hợp của QHSX đối với trình độ phát triển của LLSX là một trạng thái mà trong đó QHSX trở thành hình
thức phát triển chủ yếu của LLSX, có nghĩa là 1 trạng thái mà ở đó các yếu tố cấu thành QHSX “tạo ra địa bàn thuận
lợi” cho LLSX phát triển cả 3 mặt của QHSX là: Sở hữu TLSX, tổ chức quản lí SX, phân phối sản phẩm lao động
đều thích ứng với trình độ phát triển của LLSX tạo điều kiện tốt cho sự kết hợp giữa người lao động và tư liệu lao
động.
Khi phương thức sản xuất mới ra đời, khi đó QHSX phù hợp với trình độ phát triển của LLSX. Nhưng LLSX tiếp
tục phát triển đến một trình độ nhất định làm cho QHSX từ chỗ phù hợp trở thành không phù hợp với sự phát triển
của LLSX, yêu cầu khách quan của sự phát triển LLSX tất yếu dẫn đến thay thế QHSX cũ bằng QHSX mới phù hợp
với trình độ phát triển mới của LLSX để thúc đẩy LLSX tiếp tục phát triển. Mác đã khái quát: “Tới một giai đoạn
phát triển nào đó của chúng nào đó của chúng, các LLSX vật chất của XH mâu thuẫn với những QHSX hiện có …
trong đó từ trước đến nay các LLSX vẫn phát triển. Từ chỗ là những hình thức phát triển của LLSX, những quan hệ
ấy trở thành xiềng xúch của các LLSX và khi đó bắt đầu thời đại một cuộc CMXH”.
Như vậy, sự phát triển của LLSX là nguồn gốc sâu xa là biến đổi xã hội.
Nội dung thứ hai: QHSX có tính độc lập tương đối và tác động trở lại sự phát triển của LLSX.
- QHSX có tính độc lập tương đối
QHSX thể hiện ở ba mặt: quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất, quan hệ về tổ chức, quản lý, phân công lao động sản
xuất và quan hệ về phân phối sản phẩm làm ra. Ba mặt này có tác động lẫn nhau, ràng buộc lẫn nhau, từ đó thúc đẩy
sự biển đổi QHSX. Quan hệ sở hữu giữ vai trò quyết định hai quan hệ còn lại, nhưng hai quan hệ đó cũng tác động
trở lại quan hệ sở hữu, có thể củng cố hoặc làm biến dạng quan hệ sở hữu, và như vậy cũng chính là củng cố QHSX.
Chính những mặt trong nội tại quan hệ snả xuất tác động lẫn nhau làm biến đổi QHSX, nên QHSX không nhất thiết
chỉ dựa vào sự biến đổi của LLSX mới có thể biến đổi được => QHSX có tính độc lập tương đối.
- QHSX tác động đến sự phát triển của LLSX.
Bên cạnh đó, QHSX quy định mục đích của sản xuất, tác động đến thái độ của con người trong lao động sản xuất,
đến tổ chức phân công lao động xã hội, đến phát triển và ứng dụng khoa học và công nghệ… Do đó, QHSX tác động
đến sự phát triển của LLSX.
Điều này được thể hiện ở:
+ QHSX quy định quy mô, kế hoạch, phương hướng phát triển của LLSX , tác động đến tư liệu sản xuất làm tư liệu
sản xuất biến đổi, phát triển
+ QHSX tác động đến tinh thẫn, thái độ của người lao động, có thể động viên, thúc đẩy hoặc kìm hãm năng suất
làm việc của người lao động, cụ thể
. QHSX được thiết lập tác động phù hợp với LLSX thì tạo ra động lực thúc đẩy sự phát triển của LLSX.
. Ngược lại, QHSX được thiết lập không phù hợp với trình độ LLSX. Trường hợp này có thể do QHSX lạc hậu,
bảo thủ hoặc là do QHSX được thiết lập không đồng bộ, có yếu tố vượt trước so với sự phát triển của LLSX sẽ kìm
hãm, thậm chí phá hoại sự phát triển của LLSX.
Khi QHSX kìm hãm sự phát triển của LLSX, thì theo quy luật chung, QHSX cũ sẽ được thay thế bằng QHSX mới
phù hợp với trình độ phát triển của LLSX để thúc đẩy LLSX phát triển. Tuy nhiên, việc giải quyết mâu thuẩn giữa
LLSX và QHSX không giản đơn. Nó phải thông qua nhận thúc và hoạt động cải tạo xã hội của con người. Trong xã
hội có giai cấp thì phải thông qua đấu tranh giai cấp, thông qua cách mạng xã hội. Thời kỳ quan liêu bao cấp là một
bài học lớn cho Đảng Cộng sản Việt Nam. Với mục tiêu xây dựng xã hội tốt đẹp công bằng thì phải xoá bỏ sở hữu tư
nhân và thiết lập chế độ công hữu. Do quá nóng vội, chủ quan nên Đảng ta trong giai đoạn đó không nhìn nhận một
thực tế là QHSX hiện tại quá lạc hậu, hoàn toàn chưa thể phù hợp, thích ứng với trình độ, tính chất của lực lượng xã
hội lúc đó.
quy luật QHSX phù hợp với trình độ phát triển của LLSX là quy luật phổ biến tác động trong toàn bộ tiến trình
lịch sử nhân loại. Sự thay thế, phát triển của lịch sử nhân loại từ chế độ cộng sản nguyên thuỷ, chiếm hữu nô lệ,
phong kiến, TBCN và đến xã hội cộng sản tương lai là do sự tác động của các quy luật xã hội, trong đó quy luật
QHSX phù hợp với trình độ phát triển của LLSX là quy luật cơ bản nhất.
33
3. Ý Nghĩa
Nghiên cứu quy luật QHSX phù hợp với tính chất và trình độ của LLSX cho thấy qui luật này là qui luật cơ bản
phổ biến tác động trong toàn bộ tiến trình lịch sử, là nền tảng cốt lõi có cơ sở hiểu được cấu trúc XH, giai cấp xã
hội…Ở đâu vi phạm qui luật này đều kìm hãm SX phát triển, XH trì trệ….Nếu vận dụng đúng phát triền XH tiến
lên…
Ý nghĩa phương pháp luận: Nghiên cứu qui luật QHSX phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của LLSX,
rút ra ý nghĩa phương pháp luận như sau: phải nhìn nhân qui luật này là qui luật phổ biến của sự phát triển XH, đưa
xã hội loài người phát triển từ thấp đến cao qua các giai đoạn khác nhau. Như vậy, có thể khẳng định rằng loài người
không dừng lại ở CNTB mà sẽ tiếp tục phát triển tiến đến 1 XH cao hơn tốt đẹp hơn.
+ Muốn phát triển XH phải bắt đầu từ LLSX (vì đây là cái quyết định)
+ LLSX từng bước phát triển đến đâu thì xây dựng QHSX phù hợp đến đó.
VD: Vắng CSGT trên đường thì UTGT và TNGT sẽ xảy ra thường xuyên vì vậy phải nâng cao ý thức cho người
cho người tham gia giao thông chỉ khi nào nâng cao ý thức cho họ thì TNGT mới giảm.
**** Vận dụng quy luật này ở Việt Nam, trước hết phải đánh giá những sai lầm, khuyết điểm thời kỳ trước đổi
mới.
Trong thời kỳ này, việc nhận thức và vận dụng quy luật này còn giản đơn và phạm phải những sai lầm gây nên
những hệ quả nặng nề cho nền KT và XH. Thể hiện tập trung ở quan điểm chính sách cải tạo QHSX cũ, xây dựng
QHSX mới, chủ quan duy ý chí, bất chấp quy luật khách quan bằng cách đốt cháy giai đoạn, thực hiện sự bỏ qua giai
đoạn TBCS một cách giản đơn, máy móc. Cụ thể là: tách rời một cách siêu hình QHSX ra khỏi LLSX, chủ động đẩy
nhanh quá trình, cải tạo và xây dựng quá trình sản xuất vượt quá xa so với trình độ của LLSX. Do đó nó kìm hãm sự
phát triển của LLSX.
Đồng thời, đã đồng nhất, đơn giản hóa QHSX chỉ còn là QH sở hữu và trong sở hữu chỉ nhấn mạnh đến hình thức
sở hữu công cộng, tập thể.
Chẳng hạn: Sai lầm khi hợp tác hóa, đánh tư sản. Và cả tiến hành hành chính hóa bộ máy quản lí hành chính,
thực hiện cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, cồng kềnh kém hiệu quả.
Về phân phối sản phẩm, thực hiện phương thức bình quân chủ nghĩa, cào bằng do đó triệt tiêu động lực của sự
phát triển là lợi ích của người lao động. Về LLSX tập trung ưu tiên cho việc phát triển công nghiệp nặng và nhận
thức công nghiệp hoá chỉ đơn giải xây dựng một số nhà máy công nặng mà thôi, không chú ý, ít chú ý đến hàng xuất
khẩu, hàng tiêu dùng....
Bên cạnh đó, còn chậm trễ trong việc thành tựu khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất, đặc biệt là đối với lĩnh vực
nông nghiệp. Cuối cùng là chưa chú trọng đến việc nâng cao trình độ, đào tạo tay nghề cho ngừơi lao động, chưa
nhận thức rõ người lao động là yếu tố quyết định của LLSX.
Rút kinh nghiệm từ những sai lầm căn bản đó, Đảng ta đã đưa ra những quan điểm đổi mới ngay từ Đại hội
VI. Đó là:
Quan điểm đổi mới thứ nhất: Đảng ta coi trọng phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng
XHCN, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Từ sự đánh giá quá trình cải tạo XHCN đối với
các thành phần kinh tế, Đại hội VI của Đảng đã chủ trương xây dựng và củng cố QHSX xã hội chủ nghĩa, có chính
sách sử dụng và chỉ đạo đúng đắn các thành phần kinh tế khác. Cải tạo XHCN và xây dựng QHSX mới lại tiếp tục
được khẳng định tại Đại hội VII: “Phù hợp với sự phát triển của LLSX, thiết lập từng bước QHSX XHCN từ thấp đến
cao với sự đa dạng của các hình thức sở hữu. Phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng XHCN,
vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể ngày càng trở
thành nền tảng của nền kinh tế quốc dân…” Ngay từ Đại hội VI Đảng ta đã chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều
thành phần là đúng, bởi đường lối đó xuất phát từ trình độ và tính chất của LLSX nước ta vừa thấp, vừa không đồng
đều nên không thể nóng vội, nhất loạt xây dựng QHSX một thành phần dựa trên chế độ công hữu XHCN về tư liệu
sản xuất như trước Đại hội VI từng làm đã đẩy QHSX đi quá xa so với trình độ LLSX. Một nền kinh tế nhiều thành
phần đã khơi dậy năng lực sáng tạo, chủ động của các chủ thể lao động trong sản xuất kinh doanh thúc đẩy sản xuất
phát triển. Nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần tự nó chứa đựng những mâu thuẩn. Có những thành phần kinh tế vì
lợi ích của mình có thể hoạt động theo hướng TBCN. Thành phần kinh tế quốc doanh, tập thể mang tính chất XHCN
nhưng chưa thích nghi với cơ chế thị trường, làm ăn kém hiệu quả, nên ở đây diễn ra cuộc đấu tranh “định hướng”
gay gắt. Vì vậy để thực hiện được sự định hướng XNCN trong điều kiện nền kinh tế nhiều thành phần thì sự lãnh đạo
của Đảng và quản lý kinh tế của Nhà nước giữ vai trò quyết định. Quan điểm cơ chế thị trường dưới sự quản lý vĩ mô
của Nhà nước của Đảng ta là đúng. Đó là quan điểm mới về kinh tế XHCN, về thời kỳ quá độ, khôngdị ứng mà chấp
nhận và sử dụng rộng rãi những quan hệ thị trường để xây dựng CNXH.
34
Quan điểm đổi mới thứ hai, Đảng ta đã rất coi trọng công nghiệp hoá, xem đó là nhiệm vụ trung tâm của thời kỳ
quá độ. Ngay từ thế kỷ trước, Mác đã nhận thấy vai trò to lớn của cuộc cách mạng công nghiệp đối với sự sản xuất xã
hội. Đó là sự trang bị máy móc cho nông nghiệp, cải tiến công cụ lao động, cung cấp năng lượng mới, tạo giống mới,
các loại kỹ thuật mới. Toàn bộ những cái đó đã làm thay đổi phương thức sản xuất truyền thống. Hiện nay chúng ta
hiểu rằng, công nghiệp hoá chính là quá trình xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật của nền sản xuất hiện đại và xây
dựng bản thân nền sản xuất hiện đại ấy. Công nghiệp hoá cũng chính là nhằm xây dựng cái cốt vật chất của CNXH
phải là nền đại công nghiệp có khả năng mở rộng sản xuất một cách vô hạn. Từ đại hội VIII, Đảng ta khẳng định:
“Mục tiêu của CNH-HĐH là xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất – kỹ thuật hiện đại, có
cơ cấu kinh tế hợp lý, QHSX tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của LLSX, đời sống vật chất và tinh thần cao,
quốc phòng an ninh vững chắc, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh. Đến năm 2020, ra sức phấn đấu
đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp. LLSX lúc đó sẽ đạt trình độ tương đối hiện đại, phần lớn lao
động thủ công được thay thế bằng lao động sử dụng máy móc, điện khí hoá cơ bản được thực hiện trong cả nước,
năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh cao hơn nhiều so với hiện nay”.
Thứ ba, Quan điểm đổi mới còn tiếp tục được phát triển thêm trong đại biểu toàn quốc lần thứ IX: “ Đẩy mạnh
CNH-HĐH, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp; ưu tiên phát LLSX,
đồng thời xây dựng QHSX phù hợp trên cả ba mặt sở hữu, quản lý và phân phối theo định hướng XHCN…” Về
QHSX, Đảng ta chủ trương “Thực hiện nhất quán chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần. Các thành phần
kinh tế kinh doanh theo pháp luật đều là bộ phần cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng
XHCN, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh”. Đảng ta xác định trong tình hình hiện nay cần có
6 thành phần kinh tế: kinh tế Nhà nước; kinh tế tập thể; kinh tế cá thể, tiểu chủ; kinh tế tư bản tư nhân; kinh tế tư bản
Nhà nước; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Trong đó, kinh tế Nhà nước phát huy vai trò chủ đạo, là lực lượng vật
chất quan trọng và là công cụ để Nhà nước định hướng điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Trong chính sách phát triển các
thành phần kinh tế, Đảng ta chủ trường: “Phát triển các hình thức tổ chức kinh doanh đan xen, hỗn hợp nhiều hình
thức sở hữu giữa các thành phần kinh tế với nhau, giữa trong nước và ngoài nước, phát triển hình thức kinh tế cổ
phần nhằm huy động cà sử dụng rộng rãi vốn đầu tư xã hội ; nhân rộng mô hình hợp tác, liên kết công nghiệp và
nông nghiệp, doanh nghiệp Nhà nước và kinh tế hộ nông thôn; phát triển loại hình trang trại với quy mô phù hợp
từng địa bàn”.
Thứ tư, đến với Đại hội X, một lần nữa ta lại gặp những tư tưởng đổi mới và sự vận dụng của Đảng ta theo đúng
tinh thần của quy luật QHSX phù hợp vơi stính chất và trình độ của LLSX. Thời điểm này sau 20 năm đổi mới, nước
ta đã đạt được những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử”. Đất nước đã có sự thay đổi cơ bản và toàn diện, đã ra
khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội. Kinh tế tăng trưởng khá nhanh; sự nghiệp CNH-HĐH, phát triển kinh tế thị
trường định hướng XHCN được đẩy mạnh. Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Qua 20 năm đổi mới: “ Nhận
thức về CNXH và con đường đi lên CNXH ngày càng sáng tỏ hơn; hệ thống quan điểm lý luận về công cuộc đổi mới,
về xã hội XHCN ở Việt Nam hình thành trên những nét cơ bản”. Đồng thời, Đại hội cũng chỉ ra: “để đi lên CNXH,
chúng ta phải phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN; đẩy mạnh CNH-HĐH…” Tuy nhiên, Đại hội cũng
đánh giá những tồn tại của nước ta: nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực và trên thế
giới vẫn tồn tại.
Chính vì vậy vẫn phải tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, đẩy mạnh CNH-HĐH gắn
với phát triển kinh tế tri thức.
Đại hội X khẳng định một số nội dung:
-Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường phải giữ vững định hướng XHCN”. Đó là thực hiện mục tiêu “dân giàu,
nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”; giải phóng mạnh mẽ và không ngừng phát triển sức sản xuất,
nâng cao đời sống nhân dân. Phát triển kinh tế nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế Nhà
nước giữ vai trò chủ đạo; kinh tế Nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền
kinh tế quốc dân.
-Nâng cao vai trò và hiệu lực quản lý của Nhà nước: Nhà nước làm tốt các chức năng định hướng sự phát triển
bằng các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và cơ chế; chính sách trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc của thị trường.
Tạo ra môi trường pháp lý và cơ chế, chính sách thuận lợi để phát huy các nguồn lực của xã hội cho phát triển. Bảo
đảm tính bền vững và tích cực của các cân đối kinh tế vĩ mô, hạn chế rủi ro và tác động tiêu cực của cơ chế thị
trường. Thực hiện quản lý Nhà nước bằng hệ thống pháp luật, giảm tối đa sự can thiệt hành chính vào hoạt động của
thị trường và doanh nghiệp…
-Phát triển đồng bộ và quản lý có hiệu quả sự vận hành các loại thị trường cơ bản theo cơ chế cạnh tranh lành
mạnh. Cùng với việc phát triển mạnh thị trường hàng hoá, dịch vụ và thị trường sức lao động, cần phát triển vững
chắc thị trường tài chính, bao gồm thị trường vốn và thị trường tiền tệ theo hướng đồng bộ, cơ cấu hoàn chỉnh; phát
35
triển thị trường bất động sản; phát triển thị trường khoa học công nghệ trên cơ sở đổi mới cơ chế, chính sách để phần
lớn sản phẩm khoa học và công nghệ trở thành hàng hoá.
-Phát triển mạnh các thành phần kinh tế, các loại hình tổ chức sản xuất kinh doanh. Nước ta có các thành phần
kinh tế: kinh tế Nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân (cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân), kinh tế tư bản Nhà nước,
kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Đồng thời tiếp tục khẳng định các thành phần kinh tế hoạt động theo pháp luật đều
là bộ phận hợp thành quan trọng của nên kinh tế thị trường định hướng XHCN, bình đẳng trước pháp luật, cùng phát
triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh.
-Về chủ trương đẩy mạnh CNH-HĐH gắn liền với phát triển kinh tế tri thức: Đại hội X nhấn mạnh: chúng ta phải
tranh thủ các cơ hội thuận lợi do bối cảnh quốc tế tạo ra và tiềm năng, lợi thế nước ta để rút ngắn quá trình CNHHĐH đất nước theo định hướng XHCN gắn với phát triển kinh tế tri thức, phát triển mạnh các nền kinh tế và các sản
phẩm kinh tế có giá trị gia tăng cao dựa nhiều vào tri thức.
Tóm lại, Công cuộc xây dựng CNXH trên đất nước ta, đặc biệt là sự nghiệp CNH-HĐH đang đặt ra một vấn đề
hết sức cơ bản và cấp bách là kết hợp chặt chẽ sự phát triển của các LLSX và QHSX Việt Nam. Cần phải đặt lên hàng
đầu sự phát triển của LLSX nhưng không bao giờ sao nhãn sự phát triển của các QHSX. Cần phải không ngừng đổi
mới các chính sách kinh tế sao cho các QHSX luôn luôn phát triển, đóng vai trò tích cực thúc đẩy các LLSX, hạn chế
triệt tiêu các tác động kìm hãm, làm cho toàn bộ nền kinh tế của đất nước luôn giữ đúng quỹ đạo độc lập dân tộc.
Đối với bản thân thì sao đây ta? Vào phòng thi thì phải cố gắng suy nghĩ thôi! hi.hi…
36
Câu 8: Trình bày mối quan hệ biện chứng giữa CSHT và KTTT. Thực trạng CSHT và KTTT ở nước ta
hiện nay và sự vận dụng của Đảng trong qua trình đổi mới. Trách nhiệm của cán bộ Công an.
1. Khái niệm
Trong lịch sử tư tưởng nhân loại đã có không ít cách tiếp cận khi nghiên cứu sự phát triển của xã hội. Xuất phát từ
những nhận thức khác nhau, với những ý tưởng khác nhau mà có sự phân chia lịch sử tiến hoá của xã hội theo những
cách khác nhau. Các quan điểm trước triết học Mac đều giải thích hiện tượng xã hội đứng trên lập trường của chủ
nghĩa duy tâm. Họ cho rằng: sự vận động, biến đổi, phát triển xã hội là do thượng đế, ý niệm tuyệt đối, ý thức, tinh
thần quyết định hay do số phận, định mệnh, thiên mệnh định đoạt. Thậm chí có quan điểm còn cho rằng sự vận động,
biến đổi, phát triển của xã hội là do một cá nhân tạo ra. Như vậy, các quan điểm nêu trên đều chưa chỉ ra được nguồn
gốc, động lực phát triển của xã hội.
Ngược lại, đối với chủ nghĩa Mác, Mac đã kế thừa thế giới quan duy vật của Phoi –ơ-bach và phương pháp luận
biện chứng của Heghen để nghiên cứu, lý giải các hiện tượng xã hội và xây dựng được quan điểm duy vật về lịch sử.
Với quan điểm này, Mac đã chỉ ra được nguồn gốc, động lực phát triển của xã hội, của lịch sử hay giải thích các hiện
tượng xã hội – lịch sử một cách khoa học nhất. Từ đó, Mac đã đặt nền móng, cơ sở, nền tảng cho các khoa học xã hội
khác khi nghiên cứu về lịch sử và xã hội. Đây là một trong những bước ngoặc cách mạng trong lịch sử triết học. Một
trong những vấn đề quan trọng trong quan điểm duy vật lịch sử này, Mac đã làm rõ được mối quan hệ biện chứng
giữa CSHT và KTTT.
Để hiểu rõ về mối quan hệ biện chứng giữa CSHT và KTTT, trước hết phải nghiên cứu, tìm hiêu các khái niệm về
CSHT và KTTT.
Quan hệ sản xuất được hình thành một cách khách quan trong quá trình sản xuất tạo nên quan hệ vật chất của XH.
Trên cơ sở quan hệ sản xuất hình thành nên các quan hệ về chính trị và tinh thần của XH. Hai mặt đó của đời sống xã
hội được khái quát thành cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng của XH.
* Cơ sở hạ tầng là toàn bộ những quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu kinh tế của một xã hội nhất định.
CSHT của một xã hội cụ thể bao gồm: QHSX hiện đang giữ địa vị thống trị; QHSX với tư cách là tàn
dư của phương thức sản xuất của xã hội cũ; QHSX mới với tư cách là mầm mống của một phương thức
sản xuất trong tương lai. Ngoài ra còn có nhưng QHSX khác ở từng vùng một, từng thời kỳ: QHSX truyền
thống.
Mỗi loại QHSX có vai trò nhất định đối với một nền kinh tế của xã hội cụ thể nào đó, tuy nhiên cần
nhấn mạnh rằng trong cả hệ thống cơ cấu kinh tế đó, cái giữ địa vi thống trị chi phối có vai trò chủ đạo và
quyết định đối với toàn bộ CSHT là QHSX thống trị. CSHT của một xã hội cụ thể được đặc trưng trước
hết bởi kiểu QHSX thống trị đó và QHSX này quy định xu hướng chung của đời sống KT-XH.
Ví dụ: trong XH Phong kiến có QHSX chiếm hữu nô lệ là tàn dư, QHSX phong kiến là thống trị,
QHSX TBCN là mầm mống.
Trong xã hội có giai cấp đối kháng thì tính chất giai cấp của CSHT là do kiểu QHSX thống trị quy
định, tính chất đối kháng giai cấp và sự xung đột giai cấp từ ngay trong cội nguồn của CSHT. Như vậy,
xét trong nội bộ PTSX thì QHSX là hình thức phát triển của LLSX. Song nếu xét trong mối liên hệ với tất
cả tổng thể các mối quan hệ xã hội thì nó hợp thành cơ sở kinh tế của xã hội, quy định tính chất, đặc điểm
của các QHXH cũng như toàn bộ đời sống sinh hoạt trên khắp các lĩnh vực của đời sống XH.
C.Mác đã khẳng định:" toàn bộ những QHSX hợp thành cơ cấu kinh tế của XH tức là cái cơ sở hiện
thực trên đó dựng lên một kiến trúc thượng tầng pháp lý và chính trị và nhưng hình thái ý thức xã hội nhất
định tương ứng với cơ sở hiện thực đó."
Thực chất khi đề cập đến CSHT của một quốc gia là nói đến cơ cấu kinh tế của quốc gia đó.
* Kiến trúc thượng tầng là toàn bộ những quan điểm chính trị, pháp quyền, triết học, đạo đức, tôn giáo, nghệ
thuật... cùng với những thiết chế xã hội tương ứng như nhà nước, đảng phái, giáo hội, các đoàn thể xã hội... được
hình thành trên cơ sở hạ tầng nhất định.
Mỗi yếu tố của KTTT có đặc điểm riêng, quy luật phát triển riêng và có mối liên hệ khác nhau đối với cơ sở hạ
tầng, song chúng không tồn tại tách rời với nhau mà liên hệ tác động qua lại lẫn nhau, đều được nảy sinh từ trên cơ sở
hạ tầng và cùng phản ánh cơ sở hạ tầng. Có những yếu tố như chính trị, pháp luật có quan hệ trực tiếp với cơ sở hạ
tầng; còn những yếu tố như triết học, tôn giáo, nghệ thuật chỉ quan hệ gián tiếp với nó. Thực chất khi nói đến KTTT
của một quốc gia là nói đến cơ cấu chính trị của quốc gia đó.
Trong xã hội có đối kháng giai cấp thì KTTT có tính giai cấp, bao gồm cả hệ tư tuởng và những thể chế của giai
cấp thống trị xã hội và cả tàn dư của các quan điểm xã hội cũ còn rơi rớt. Ngoài ra còn có cả quan điểm và tổ chức
của những giai cấp mới, quan điểm của các tổ chức ở các tầng lớp trung gian.
37
Trong xã hội có đối kháng thì KTTT cũng mang tính chất đối kháng và nó phản ánh tính đối kháng của cơ sở hạ
tầng, đối kháng của KTTT biểu hiện ở sự xung đột về quan điểm, tư tưởng và cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng
chính trị giữa các giai cấp với nhau.
Bộ phận có quyền lực mạnh nhất của KTTT trong xã hội có đối kháng giai cấp là Nhà nước. Nhà nước chính là
đại biểu tiêu biểu cho chế độ đang tồn tại và chính nhờ vào vai trò của Nhà nước mà giai cấp thống trị có thể áp đặt
được tư tưởng của mình đối với toàn bộ đời sống xã hội.
2. Quan hệ biện chứng giữa CSHT và KTTT
CSHT và KTTT là hai mặt của đời sống xã hội, chúng tồn tại không tách rời nhau và tác động biện chứng lẫn
nhau, trong đó CSHT giữ vai trò quyết định đối với KTTT. Ngược lại, KTTT cũng có tính tương đối độc lập và tác
động trở lại CSHT sinh ra nó.
Nội dung cụ thể như sau:
* Thứ nhất, CSHT quyết định KTTT. (KT quyết định chính trị) và vai trò đó được thể hiện dưới những
điểm sau đây:
+ Cơ sở hạ tầng quyết định sự sinh ra của KTTT. Mỗi yếu tố của KTTT có đặc điểm riêng, quy luật riêng và có
mối liên hệ khác nhau đối với cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, chúng không tồn tại tách rời với nhau mà liên hệ tác động
qua lại lẫn nhau, đều được nảy sinh từ trên cơ sở hạ tầng và cùng phản ánh cơ sở hạ tầng, tức là đều có mối liên hệ
trực tiếp hay gián tiếp đến lĩnh vực KT-XH.
+ Cơ sở hạ tầng như thế nào thì KTTT như thế ấy. Mỗi cơ sở hạ tầng sẽ hình thành nên một KTTT tương ứng với
nó. Tính chất của kiến thúc thượng tầng là do tính chất của cơ sở hạ tầng quyết định. Trong xã hội có giai cấp, giai
cấp nào thống trị về mặt kinh tế thì cũng chiếm địa vị thống trị về mặt chính trị và đời sống tinh thần của xã hội.
Mâu thuẫn trong kinh tế quyết định mâu thuẩn trong lĩnh vực chính trị tư tưởng; ngược lại cuộc đấu tranh giai cấp về
chính trị tư tưởng là biểu hiện những đối kháng trong đời sống kinh tế. Tất cả các yếu tố của KTTT như: Nhà nước,
pháp quyền, triết học, tôn giáo… đều trực tiếp hay gián tiếp phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng và do cơ sở hạ tầng quyết
định.
+ Cơ sở hạ tầng thay đổi thì sớm hay muộn KTTT cũng thay đổi theo. Khi cơ sở hạ tầng cũ mất đi thì KTTT do nó
sinh ra cũng mất đi theo; khi cơ sở hạ tầng mới được thiết lập thì một KTTT phù hợp với nó cũng đuợc hình thành.
Mác đã khẳng định: “Cơ sở kinh tế thay đổi thì toàn bộ cái KTTT đồ sộ cũng bị đảo lộn ít nhiều nhanh chóng”. Tính
quyết định của cơ sở hạ tầng đối với KTTT diễn ra hết sức phức tạp trong quá trình chuyển biến của hình thái KTXH. Từ cơ sở hạ tầng này sang cơ sở hạ tầng khác thì sự thay đổi KTTT dễ thấy hơn. Ngay trong một phương thức
sản xuất, những biến đổi ở cơ sở hạ tầng cũng làm biến đổi ít nhiều trên KTTT. Có những yếu tố của KTTT thay đổi
nhanh chóng cùng với sự thay đổi của cơ sở hạ tầng như: chính trị, pháp luật… Có những yếu tố thay đổi chậm như
tôn giáo, nghệ thuật… hoặc có những yếu tố được kế thừa trong xã hội mới.
Trong xã hội có giai cấp, sự thay đổi KTTT (Đảng phái, Nhà nước, tư tưởng, …) thông qua đấu tranh giai cấp và
cách mạng xã hội. phải Tuy nhiên đây là một quá trình vô cùng phức tạp. Xét đến cùng, nguyên nhân sâu xa của sự
thay đổi này là sự phát triển của LLSX, dẫn đến xoá bỏ QHSX cũ, hình thành QHSX mới, nghĩa là xoá bỏ CSHT cũ,
xây dựng CSHT mới, đồng thời KTTT cũ cũng bị xoá bỏ và xuất hiện KTTT mới.
Thứ hai, KTTT tương đối độc lập và tác động trở lại đối với CSHT
Tuy cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng, kiến trúc thượng tầng phù hợp với cơ sở hạ tầng,
nhưng đó không phải là sự phù hợp một cách giản đơn, máy móc mà KTTT có tính độc lập tương đối, có
quy luật vận động bên trong, có đời sống riêng của nó và sau khi hình thành nó có tác động trở lại vô cùng
mạnh mẽ đối với cơ sở hạ tầng. Thể hiện:
- Tính độc lập:
+ KTTT là các quan điểm về chính trị, pháp luật, đạo đức… và các thiết chế tương ứng như nhà nước, các tổ chức
xã hội, giáo phái,… phát triển không phụ thuộc vào CSHT vì do bản thân nội tại của nó làm cho nó phát triển. Các bộ
phận của KTTT có sự tác động lẫn nhau, chi phối, ràng buộc nhau, thúc đẩy sự phát triển KTTT.
- Tác động trở lại:
Tất cả các bộ phận cấu thành KTTT đều có tác động đến CSHT nhưng có vai trò và cách thức động khác nhau.
Trong các bộ phận khác nhau của KTTT, Nhà nước có vai trò đặc biệt quan trọng và có tác dụng to lớn nhất.
Hoạt động của Nhà nước tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội, quản lí và soát xã hội trong một trật tự kỷ cương
nhất định, qua đó, để tăng cường sức mạnh kinh tế của giai cấp thống trị, củng cố vững chắc địa vị của QHSX thống
trị. Các bộ phận khác trong KTTT khi tác động đến cơ sở hạ tầng thường phải thông qua Nhà nước, pháp luật và các
thể chế tương ứng.
+ Chức năng cơ bản của KTTT là bảo vệ, duy trì, cũng cố và phát triển CSHT đã sinh ra nó, đấu tranh xóa bỏ
CSHT và KTTT cũ. Một giai cấp chỉ có thể giữ vững được sự thống trị về kinh tế chừng nào xác lập và củng cố được
38
sự thống trị về chính trị, tư tưởng. Cơ sở hạ tầng chống lại nguy cơ làm suy yếu hoặc phá hoại chế độ kinh tế đó. Bên
cạnh đó, kế thừa những yếu tố còn có giá trị tích cực, hợp lý của CSHT và KTTT cũ để cải tạo, gia nhập vào cơ sở hạ
tầng và KTTT mới.
+ Sự tác động của KTTT đối với cơ sở hạ tầng diễn ra theo hai chiều hướng. Sự tác động phù hợp với các quy luật
KT-XH, với yêu cầu phát triển của lực lượng sản xuất: Tạo điều kiện cho cơ sở hạ tầng phát triển đúng hướng, phong
phú, thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Sự tác động không phù hợp với quy luật KT-XH, không phù hợp với trình độ
phát triển của lực lượng sản xuất sẽ cản trở sự phát triển sản xuất xã hội.
Trong xu thế chung của thời đại ngày nay, KTTT chiếm một vị trí hết sức to lớn, giữ vai trò định hướng những
hoạt động thực tiễn đưa lại phương án phát triển tối ưu cho kinh tế – xã hội. Sự tác động của KTTT đối với cơ sở hạ
tầng rất quan trọng, song nếu tuyệt đối hoá vai trò và tác dụng của nó, phủ nhận tính tất yếu kinh tế xã hội sẽ phạm
sai lầm của chủ nghĩa duy tâm chủ quan duy ý chí dưới những hình thức khác nhau. Xét đến cùng, nhân tố kinh tế giữ
vai trò quyết định đối với KTTT. Nếu KTTT kìm hãm sự phát triển kinh tế thì sớm hay muộn, bằng cách này hay
cách khác, KTTT cũ sẽ được thay thế bằng KTTT mới tiến bộ để thúc đẩy kinh tế tiếp tục phát triển.
- Ý nghĩa phương pháp luận: nghiên cứu MQH này giúp ta:
+ Khi xem xét đời sống XH, phải xem xét từ MQH cơ bản tìm ra sự vận động của các MQH, bắt đầu
từ quan hệ bên trên của XH, xem xét thong qua chỉnh thể của QHSX.
+ Thay đổi KTTT phải thay đổi từ trong QHSX.
+Phân tích CSHT phải tìm thấy yếu tố quan trọng đó LLSX
3. Thực trạng CSHT và KTTT ở nước ra hiện nay
Qua việc nghiên cứu, phân tích nội dung mối liên hệ biện chứng giữa CSHT và KTTT, nhìn lại thực trạng CSHT
và KTTT ở nước ra hiện nay theo tinh thần Đại hội X (17/4/2006-25/4/2006), nhận thấy:
Về sơ sở hạ tầng:
- Thành tựu:
+ Nền kinh tế đã đạt tốc độ tăng trưởng khá cao, bình quân trong 5 năm (2001-2005) là 7.5% và phát
triển tương đối toàn diện.
+ Đất nước đã có sự thay đổi cơ bản và toàn diện, đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế xã hội. Kinh tế tăng
trưởng khá nhanh; sự nghiệp công nghiệp hoá – hiện đại hoá, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa được đẩy mạnh. Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt.
- Yếu kém:
+ Tăng trưởng kinh tế chưa tương xứng với khả năng; chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh
tế còn kém; cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm.
+ Nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới vẫn còn tồn tại.
b. Về kiến trúc thượng tầng:
- Thành tựu:
Qua 20 năm đổi mới: “Nhận thức về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ngày càng
sáng tỏ hơn; hệ thống quan điểm lý luận về công cuộc đổi mới, về xã hội xã hội chủ nghĩa và con đường
đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam đã hình thành trên những nét cơ bản”
- Yếu kém:
+ Tư duy của Đảng trên một số lĩnh vực chậm đổi mới; một số vấn đề ở tầm quan điểm, chủ trương lớn
chưa được làm rõ nên chưa đạt được sự thống nhất cao về nhận thức vè thiếu dứt khoát trong hoạch định
chính sách, chỉ đạo điều hành.
+ Sự chỉ đạo tổ chức thực hiện chưa tốt, nhất là trong ba lĩnh vực: xây dựng đồng bộ thể chế kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa mà trọng tâm là đổi mới cơ chế, chính sách; tạo bước chuyển mạnh
về phát triển nguồn lực; đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của hệ thống chính trị mà trọng tâm là
cải cách hành chính.
+ Một bộ phận cán bộ, đảng viên, kể cả một số cán bộ chủ chốt các cấp yếu kém về phẩm chất và năng
lực, vừa thiếu tính tiên phong, gương mẫu vừa không đủ trình độ, năng lực hoàn thành nhiệm vụ.
+ Tệ quan liêu tham nhũng vẫn còn diễn ra nghiêm trọng
4. Vận dụng (dài hơn)
Trước thực trạng như trên, Đảng ta đã có sự nghiên cứu, rút ra ý nghĩa phương pháp luận của mối liên hệ giữa
CSHT và KTTT để vận dụng trong quá trình đổi mới. Cụ thể là xuất phát từ đặc điểm của cách mạng Việt Nam khi
39
bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và xuất phát từ đặc điểm của tình hình thế giới và xu thế chủ yếu nổi
lên trong quan hệ giữa các quốc gia hiện nay, cần phải:
* Thứ nhất, về cơ sở hạ tầng:
-Phát triển kinh tế, công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức là nhiệm vụ trọng
tâm.
+ Tranh thủ các cơ hội thuận lợi do bối cảnh quốc tế tạo ra và tiềm năng, lợi thế của nước ta để rút ngắn quá trình
công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa gắn với phát triển kinh tế tri thức, phát
triển mạnh các ngành kinhtế và các sản phẩm kinh tế có giá trị tăng cao dựa nhiều vào tri thức.
+ Đẩy mạnh hơn nữa công nghiệp hoá – hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn, giải quyết đồng bộ các vấn đề
nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Giải phóng sức sản xuất, động viên tốt đa mọi nguồn lực bên trong và bên ngoài
cho công nghiệp hoá – hiện đại hoá nêng cao hiệu quả kinh tế và xã hội, cải thiện đời sống nhân dân.
+ Phát triển toàn diện nông nghiệp, chuyển dịch mạnh cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng tạo ra
giá trị gia tăng ngày càng cao, găn với công nghiệp chế biến và thị trường; thực hiện cơ khí hoá, điện khí hoá, thuỷ
lợi hoá, đưa nhanh tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ sinh học vào sản xuất, nâng cao năng xuất, chất lượng và
sức cạnh tranh, phù hợp với đặc điểm từng vùng, từng địa phương.
- Đa dạng hoá các thành phần kinh tế, các kiểu quan hệ sản xuất gắn liền với các hình thức sở hữu và bước đi thích
hợp làm cho quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
+ Đại hội khẳng định: hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường phải giữ vững định hướng XHCN. Đó là thực hiện
mục tiêu “dân giàu, nước mạn, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”; giải phóng mạnh mẽ và không ngừng phát triển
sức sản xuất, nâng cao đời sống nhân dân. Phát triển kinh tế nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong
đó kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo; kinh tế Nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng
vững chắc của nền kinh tế quốc dân
+ Nâng cao vai trò và hiệu lực quản lý của Nhà nước: Nhà nước làm tốt các chức năng định hướng sự phát triển
bằng các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và cơ chế; chính sách trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc của thị trường.
Tạo ra môi trường pháp lý và cơ chế, chính sách thuận lợi để phát huy các nguồn lực của xã hội cho phát triển. Bảo
đảm tính bền vững và tích cực của các cân đối kinh tế vĩ mô, hạn chế rủi ro và tác động tiêu cực của cơ chế thị
trường. Thực hiện quản lý Nhà nước bằng hệ thống pháp luật, giảm tối đa sự can thiệt hành chính vào hoạt động của
thị trường và doanh nghiệp…
+ Phát triển đồng bộ và quản lý có hiệu quả sự vận hành các loại thị trường cơ bản theo cơ chế cạnh tranh lành
mạnh. Cùng với việc phát triển mạnh thị trường hàng hoá, dịch vụ và thị trường sức lao động, cần phát triển vững
chắc thị trường tài chính, bao gồm thị trường vốn và thị trường tiền tệ theo hướng đồng bộ, cơ cấu hoàn chỉnh; phát
triển thị trường bất động sản; phát triển thị trường khoa học công nghệ trên cơ sở đổi mới cơ chế, chính sách để phần
lớn sản phẩm khoa học và công nghệ trở thành hàng hoá.
+ Phát triển mạnh các thành phần kinh tế, các loại hình tổ chức sản xuất kinh doanh. Nước ta có các thành phần
kinh tế: kinh tế Nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân (cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân), kinh tế tư bản Nhà nước,
kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Đồng thời tiếp tục khẳng định các thành phần kinh tế hoạt động theo pháp luật đều
là bộ phận hợp thành quan trọng của nên kinh tế thị trường định hướng XHCN, bình đẳng trước pháp luật, cùng phát
triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh.
- Xác lập, củng cố và nâng cao địa vị làm chủ của người lao động trong nền sản xuất xã hội, thực hiện công bằng
ngày một tốt hơn. Thực hiện nhiều hình thức phân phối, khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đôi với xoá đói giảm
nghèo.
- Giữ vững độc lập, chủ quyền và bảo vệ lợi ích quốc gia, độc lập dân tộc, quan hệ kinh tế với nước ngoài.
* Thứ hai, về KTTT:
- Nâng cao bản lĩnh và trình độ trí tuệ của Đảng:
+ Kiên định chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Vận
dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong hoạt động của Đảng.
+ Đảm bảo sự lãnh đạo toàn diện của Đảng cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước, coi xây dựng Đảng là nhiệm vụ
then chốt.
+ Thường xuyên tổng kết thực tiễn, bổ sung phát triển lý luận, tiếp tục làm sáng tỏ những vấn đề về chủ nghĩa xã
hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của nước ta; làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của đường lối, chính sách của
Đảng trong thời kỳ mới.
- Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa:
+ Xây dựng hệ thống chính trị XHCN vừa đảm bảo tính quốc tế, tính giai cấp, tính dân tộc, tính nhân dân; trong
đó quyền lực cao nhất thuộc về nhân dân. Xây dựng nhà nước thật sự của dân, do dân và vì dân. Quyền lực Nhà nước
40
là thống nhất, có sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư
pháp.
+ Xây dựng hệ thống pháp luật đồng bộ phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội để quản lý mọi mặt của xã hội
văn minh hiện đại.
+ Cải cách nền hành chính quốc gia, hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Nhà nước, phát huy dân chủ tăng cường
pháp chế XHCN. Đổi mới tổ chức và hoạt động của chính phủ theo hướng xây dựng hệ thống cơ quan hành pháp
thống nhất, thông suốt, hiện đại.
+ Phân định rõ chức năng, quyền hạn, trách nhiệm của Đảng, chính quyền, các ban ngành, các tổ chức quần chúng
từ trung ương đến địa phương.
+ Luật hoá cơ cấu, tổ chức của chính phủ, tổ chức bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, tinh gọn và hợp lý. Phân cấp
mạnh, giao quyền chủ động hơn nữa cho chính quyền địa phương, nhất là trong việc quyết định về ngân sách, tài
chính, đầu tư, nguồn nhân lực, thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với trung ương.
- Trong đổi mới hệ thống chính trị phải tiến hành từng bước phù hợp với đổi mới kinh tế và đáp ứng yêu cầu, đòi
hỏi của đổi mới kinh tế. Mục tiêu chủ yếu của đổi mới hệ thống chính trị là nhằm mở rộng và thực hiện tốt nền dân
chủ XHCN đối với mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội, tôn trọng và thực hiện đầy đủ quyền của mỗi người dân.
- Phát triển các lĩnh vực khoa học, giáo dục, công nghệ nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân
tài, phát triển văn hóa tiến bộ mang đậm bản sắc dân tộc, giải quyết tốt vấn đề tiến bộ và công bằng xã hội.
- Tăng cường củng cố sức mạnh của lực lượng vũ trang, nâng cao cảnh giác cách mạng, sẵn sàng đập tan mọi âm
mưu phá hoại nền kinh tế và lật đổ chế độ.
******* Vận dụng (ngắn gọn hơn) Chủ trương tiến hành sự nghiệp đổi mới ở nước ta được bắt đầu
vào năm 1986. Thông qua văn kiện đại hội Đảng VI với chủ trương ĐM một cách toàn toàn diện diện trên
mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Song về nguyên tắc đảng ta khẳng định: " Đổi mới phải có sự kết hợp
giữa đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị, lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm, đồng thời từng bước đổi
mới chính trị". Do đó, Đảng ta đã quyết định sâu sắc phương pháp biện chứng về mối quan hệ giữa cơ sở
hạ tầng và kiến trúc thượng tầng trong quá trình đổi mới, đổi mới có nguyên tắc, đúng chủ trương, giữ
vững đúng mục tiêu xã hội chủ nghĩa, Đổi mới không có nghĩa là đổi hướng, đổi mới nhằm xây dựng
nước ta thành một nước dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh.
+ Trước hết: Trên lĩnh vực kinh tế: trên cơ sở nhìn thảng vào sự thật, đánh giá đúng thực trạng kinh tế
xã hội của đất nước. Đảng khẳng định " từ bỏ cơ chế quản lý kinh tế tạp trung quan liêu bao cấp, xây
dựng nền kinh tế nhiều thành phần đa dạn hoá các hình thức sỡ hữu, đa phương hoá các quan hệ kinh tế,
xây dựng kinh té trị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa với nọi dung:
Một là thừa nhận nền sản xuất hàng hóa nhiều thành phần, thừa nhận tính tất yếu lịch sử của cơ cấu
kinh tế đa thành phần trong thời kỳ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Sự tồn tại của cơ sở hạ tầng với kết
cấu kinh tế đa thành phần, nhằm xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuạt cho CNXH.
Hai là nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta là nền kinh tế thị trường vận hành theo cơ chế thị trường
có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN. Trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, điều
tiết dẫn dắc các thành phần kinh té khác, kinh tế nhànước cùng kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền
tảng của chế độ mới. Các thành phần kinh tế khác đều vận động và phát triển thao khuôn khỏ hiến pháp
và pháp luạt. là những bộ phận trong chính thể thống nhất của nền kinh tế quốc dân, canh tranh lành
mạnh.
Ba là; cơ sở hạ tầng ở nước ta trong thời kỳ đổi mới mang tính quá độ, các thành phần kinh tế vừa hợp
tác, vừa đấu tranh hướng đến mục tiêu xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Đẩy mạnh sự nghiệp công
nghiệp hoá hiện đại hoá, xây dựng một mô hình kinh tế mở năng động trong xu thế toàn cầu hoá kinh tế
hiện nay. Đồng thời cần khắc phục mặt trái của kinh tế thị trường, tăng trưởng kinh tế đi đối với công
bằng và tiến bộ xã hội, phát triển kinh tế phải quán triệt định hướng chính trị, không phát triển kinh tế
bằng mọi cách và trả bằng mọi giá. Bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trong quá trình
phát triển của đất nước hiện nay.
+ Thứ hai về kiến trúc thượng tầng: Trong đổi mới hệ thống chính trị, xuất phát từ nguyên lý kinh tế
quyết dịnh chính trị, đồng thời chính trị là lĩnh vực hêtsuwcs nhảy cảm, phức tạp đột biến khó lường và có
tác động to lớn đói với kinh tế. Do đó đỏi mới hệ thống chính trị được tiến hành theo nguyên tắc thạn
trọng, tầng bước, lấy đổi mới kinh tế làm tiền đề vững chắc cho quá trình đổi mới hệ thống chính trị.
Mục tiêu của đổi mới hệ thống chính trị không phải thay đổi con đường đi lên CNXH ở VN mà là
nhận thức cho rõ hơn, cho đúng hơn con đường xây dựng CNXH ở nước ta, trên nền tảng của chủ nghĩa
Mác lê nin và tư thưởng Hồ Chí Minh.
41
Nội dung cơ bản của đổi mới chính trị là mở rộng và thực hiện tốt hơn dân chủ XHCN, phát huy
quyền làm chủ của nhân dân lao động, không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, thực hiện việc
xây dựng và chỉnh đốn Đảng thực sự trong sạch vững mạnh. Tiếp tục củng cố hoàn thiện NN pháp quyền
XHCN của dân do dân và vì dân. Trong báo cáo chính trị được trình bày tại đại hội X đảng CSVN gần
đây, khi đánh giá khái quát 20 năm đổi mới đã rút ra một trong năm bài học lớn đó là: "Trong quá trình
đỏi mới phải kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên nền tảng CNMLN, TTHCM ...
lấy đó làm nền tảng tư tưởng của Đảng và kim chỉ nam cho hành động cách mạng". Đòng thời phát triển
các linh vực khoa học và công nghệ nhằm nâng cao dân trí, phát triển nhân lực, đào tạo nhân tài, bảo vệ
phát triển văn hoá mạng đâm bản sắc dân tộc, giải quyết tốt vấn đề xẫ hội và công bằng xã hội trong thời
kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH.
Đi đôi với đổi mới hệ thống chính trị là không ngừng nâng cao cảnh giác, chống diễn biến hoà bình,
chống những luận điệu xuyên tạc vu cáo, những mưu mô đòi đa nguyên, đa đảng, giữ gìn an ninh quốc
gia, TTATXH, tạo môi trường thuận lợi cho sự nghiệp đổi mới đi đến thắng lợi.
5. Cán bộ, chiến sỹ Công an phải xác định trách nhiệm:
Trong công cuộc đổi mới của đất nước, xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ của Ngành, cán bộ, chiến sỹ Công an
phải xác định trách nhiệm:
Một, bảo vệ KTTT:
-Bảo vệ Đảng (sự lãnh đạo, đường lối của Đảng), Nhà nước; chống mọi âm mưu và hành động đòi đa nguyên, đa
đảng, đa chính trị… xâm hại đến chế độ xã hội.
-Bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
-Bảo vệ luật pháp, bảo vệ quyền làm chủ của nhân dân lao động, giữ gìn văn hoá dân tộc.
Hai, bảo vệ cơ sở hạ tầng:
-Bảo vệ định hướng XHCN của nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần.
-Bảo vệ cơ sở vật chất - kỹ thuật của nước ta.
-Đấu tranh chống tội phạm để bảo vệ tính mạng, tài sản của Nhà nước và nhân dân, giữ gìn an ninh chính trị và
trật tự an toàn xã hội.
-Góp phần xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật ở nước ta.
-Thông qua bảo vệ và thực thi pháp luật, phát hiện những sơ hở, khiếm khuyết trong luật pháp để kiến nghị sửa
đổi, bổ sung hoàn thiện.
-Cùng với các ngành hữu quan xây dựng hệ thống pháp luật.
42
Câu 9. Vì sao nói sự phát triển của các hình thái KT - XH là quá trình lịch sử tự nhiên? Vận dụng
để giải thích con đường phát triển theo định hướng XHCN ở Việt Nam?
1. Phạm trù hình thái kinh tế - xã hội:
Học thuyết của Mác về hình thái KT - XH là hòn đá tảng của chủ nghĩa duy vạt lịch sử, với học thuyết
này đã đem lại một cách nhìn hoa học, biện chứng để giải thích sự vận động, phát triển của các giai đoạn
lịch sử, đã đẩy chủ nghĩa duy tâm ra khỏi "căn hầm trú ẩn cuối cùng" . HTKTXH không chỉ xác định các
yếu tố cơ bản cấu thành XH mà còn chỉ rõ mối liên hệ tác động qua lại giữa các yếu tố đó. Giúp chúng ta
nhìn nhận XH một cách biện chứng, một chỉnh thể sinh động, hiểu được các yếu tố đời sống XH.Từ đó
vạch ra các quy luật phát triển nội tại, khách quan của lịch sử.
Theo quan điểm của triết học Mác - Lênin thì Htkt - xh là một phạm trù của cndv lsử dùng để chỉ xã hội
ở từng giai đoạn lsử nhất định, với một kiểu quan hệ sxuất đặc trưng cho xã hội đó, phù hợp với một trình
độ nhất định của lực lượng sản xuất và với một kiến trúc thượng tầng tương ứng được xây dựng trên
những quan hệ sản xuất ấy.
- Hình thái kinh tế - xã hội là một hệ thống hoàn chỉnh, có cấu trúc phức tạp, trong đó các mặt cơ bản là
lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng.
- Hình thái kinh tế - xã hội không chỉ xác định các yếu tố cơ bản để cấu thành một xã hội mà nó còn chỉ
rõ mối liên hệ, sự tác động giữa các yếu tố làm cho xã hội phát triển không ngừng .
+ Lực lượng sản xuất là nền tảng VC - kỹ thuật của mỗi hình thái kinh tế – xã hội. Hình thái kinh tế xã hội khác nhau có lực lượng sản xuất khác nhau. Suy cho cùng sự phát triển của lực lượng sản xuất
quyết định sự hình thành, phát triển và thay thế các hình thái kinh tế - xã hội.
+ Qhsxuất là tiêu chuẩn khách quan để phân biệt các chế độ xh. Các qhsx tạo thành cơ sở hạ tầng của
xã hội. Mỗi hình thái kinh tế - xã hội khác nhau có một kiểu quan hệ sản xuất đặc trưng cho nó.
+ Kiến trúc thượng tầng là những thiết chế và đời sống tinh thần của xã hội được hình thành trên cơ
sở hạ tầng và tác động lại cơ sở hạ tầng (là công cụ bảo vệ, duy trì và phát triển CSHT đã sinh ra nó).
Ngoài các mặt cơ bản như trên, các hình thái kinh tế - xã hội còn có quan hệ về gia đình, dân tộc và các
quan hệ xã hội khác. Các quan hệ đó đều gắn bó chặt chẽ với quan hệ sản xuất, biến đổi cùng với sự biến
đổi của quan hệ sản xuất.
2. Sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử tự nhiên
Xã hội loài người đã phát triển qua nhiều hình thái kinh tế - xã hội nối tiếp nhau. Trên cơ sở phát hiện ra
các quy luật vận động phát triển khách quan của xã hội, C.Mác đã đi đến kết luận: “Sự phát triển của
những hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử - tự nhiên”.
Sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội từ thấp đến cao, hình thái kinh tế - xã hội mới thay thế
htktế - xhội cũ không phụ thuộc vào YT chủ quan của con người gọi là quá trình lịch sử tự nhiên.
- Mặt tự nhiên:
+ Sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội là quá trình lịch sử tự nhiên bởi vì nó do những quy
luật khách quan chi phối. Đó là: quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của
lực lượng sản xuất, quy luật cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng và các quy luật XH khác.
+ Quá trình vận động phát triển thay thế nhau của các hình thái diễn ra theo 1 trình tự từ thấp đến cao,
từ đơn giản đến phức tạp với một xu hướng ngày càng tiến bộ và văn minh hơn. Đó cũng là logic khách
quan của sự phát triển và tồn tại sự vật trong thế giới.
+ Nguồn gốc sâu xa của sự vận động phát triển của xã hội là ở sự phát triển của lực lượng sản xuất.
Chính sự phát triển của lực lượng sản xuất đã quyết định, làm thay đổi quan hệ sản xuất. Đến lượt mình,
quan hệ sản xuất thay đổi sẽ làm cho kiến trúc thượng tầng thay đổi theo và do đó mà hình thái kinh tế xã hội cũ được thay thế bằng hình thái kinh tế - xã hội mới cao hơn, tiến bộ hơn. Quá trình đó diễn ra một
cách khách quan chứ không phải theo ý muốn chủ quan của con người.
Lênin đã giải thích: “ Chỉ có đem quy những quan hệ xh vào những qhệ sản xuất và đem những quan hệ
sản xuất vào trình độ của lực lượng sản xuất thì người ta mới có một cơ sở vững chắc để quan niệm sự
phát triển của những hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử tự nhiên”.
- Mặt xã hội lịch sử:
+ Các quy luật xã hội có đặc điểm là chỉ được hiện thực hóa thông qua hoạt động thực tiễn của con
người trong một môi trường xã hội. Vì vậy trình độ nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người có
ảnh hưởng đến hiệu quả, mức độ tác động của quy luật xã hội. Trên thực tế sự thay thế của các hình thái
kinh tế - xã hội được thực hiện thông qua đấu tranh giai cấp và cách mạng xã hội.
43
+ Quy luật xã hội còn mang tính xu hướng, nó chỉ rõ tiến trình khách quan của lịch sử, đồng thời nó
tồn tại và tác động trong trong những điều kiện nhất định. Trong mỗi không gian, thời gian khác nhau, ở
mỗi vùng và quốc qia, dân tộc khác nhau thì quy luật xã hội lại có những biểu hiện đặc thù, không trùng
khớp hoàn toàn với quy luật chung, phổ biến.
+ Trong thực tế lịch sử thế giới đã chỉ rõ: đối với toàn nhân loại nói chung con đường lịch sử tự nhiên
của sự vận động của các hình thái là phát triển tuần tự qua tất cả các giai đoạn, các trình độ từ cộng sản
nguyên thuỷ, chiếm hữu nô lệ, phong kiến, TBCN, hiện nay xuất hiện hình thái XHCN. Tuy nhiên do đặc
điểm về lịch sử, về không gian và thời gian không phải mọi quốc gia dân tộc đều phải lần lượt trải qua tất
cả các hình thái đã có trong lịch sử theo một sơ đồ chung cứng nhắc, đã từng có những quốc gia bỏ qua
một hoặc một vài hình thái kinh tế - xã hội nào đó trong sự phát triển của mình. (Như Hoa kỳ không có
phong kiến, Uc không có không kiến,Việt Nam không có TBCN...). Có được điều đó là do trong lịch sử
thường xuất hiện những trung tâm phát triển cao hơn về sản xuất VC, về trình độ kỹ thuật, về truyền
thống văn hoá.... sự giao lưu, hợp tác với các trung tâm đó cùng với những nhân tố khác đã làm xuất hiện
khả năng một số nước đi sau có thể rút ngắn tiến trình lịch sử không phải lập lại tuần tự tất cả những quá
trình, những giai đoạn mà lịch sử nhân loại đã đi qua.
Mặt tự nhiên và mặt lịch sử không tách rời nhau mà hoà quyện, bổ sung, hỗ trợ nhau. Đó không phải
là 2 quá trình song song mà chỉ là 2 mặt, 2 tính chất của cùng một quá trình mà thôi, nó phản ánh tính tất
yếu, xu hướng chung đồng thời vừa nêu bật tính phức tạp, tính đa dạng của sự phát triển của mỗi quốc
gia, dân tộc.
Từ luận điểm coi sự thay thế của các hình thái kinh tế - xã hội là quá trình lịch sử tự nhiên, từ sự tổng
kết, khái quát các hình thái kinh tế - xã hội đã có trong lịch sử Mác đã khẳng định: nhất định loài người
sẽ chứng kiến sự ra đời của hình thái kinh tế - xã hội mới cộng sản chủ nghĩa thay thế cho hình thái kinh
tế - xã hội tư bản chủ nghĩa.
Tóm lại: Quá trình lịch sử tự nhiên của sự phát triển xã hội chẳng những diễn ra bằng con đường
phát triển tuần tự, mà còn bao hàm cả sự bỏ qua, trong những điều kiện lịch sử nhất định, một hoặc một
vài hình thái kinh tế - xã hội nhất định.
3. Vận dụng học thuyết htktế - xã hội vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta : (làm
dài, nhiều mục)
a. Việc lựa chọn con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa.
- Việc lựa chọn con đường xhcn là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng, Bác Hồ và ndân ta.
+ Ngay từ khi mới ra đời Đảng cộng sản Việt Nam đã xác định con đường đi lên của Việt Nam trải qua
những giai đoạn: Cách mạng dân tộc dân chủ và cách mạng XHCN. Sau khi giành được độc lập dân tộc
trong cả nước thì con đường phát triển của Việt Nam được khẳng định là tiến lên CNXH bỏ qua giai đoạn
phát triển TBCN với nội dung cơ bản là: thực hiện việc đấu tranh giữa 2 con đường TBCN và XHCN
nhằm đem lại thắng lợi cho con đường phát triển XHCN.
+ Sau khi xây dựng học thuyết hình thái kinh tế - xã hội, C.Mác đã vận dụng học thuyết đó vào phân tích
xã hội tư bản, vạch ra các quy luật vận động phát triển của xã hội đó và đã đi đến dự báo về sự ra đời của
htktế - xh cao hơn, hình thái cộng sản chủ nghĩa, mà giai đoạn đầu là chủ nghĩa xã hội.
* Về mặt quốc tế và thời đại: CNTB đã tỏ ra lỗi thời và nó có thể giải quyết được những mâu thuẩn của
kinh tế - xã hội, bắt nguồn từ mâu thuẩn của trình độ phát triển cao của lực lượng sản xuất với sự lạc hậu
của QHSX và CNTB không giải phóng triệt để được con người.
+ CNXH đã hình thành và phát triển từ sau Cách mạng tháng 10 Nga. Khi đó CNXH được xây dựng
theo mô hình kế hoạch hoá tập trung. Mô hình đó đã phát huy tác dụng trong một giai đoạn lịch sử nhất
định, nhưng đến cuối những năm 80 của thế kỷ XX đã rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng, dẫn đến CNXH
hiện thực ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ. Từ đó có quan điểm khẳng định chủ nghĩa tư bản là vĩnh viễn và
phủ nhận CNXH. Thực ra khủng hoảng đó chỉ bác bỏ CNXH theo mô hình kế hoạch hoá tập trung, chứ
không phải bác bỏ CNXH với tính cách là xã hội cao hơn CNTB. Chính sự khủng hoảng đó giúp chúng ta
nhận thức rõ hơn về CNXH.
+ Nếu như cách mạng công nghiệp thế kỷ 18-19 đã quyết định thắng lợi của CNTB đối với phong kiến,
thì cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đang tạo ta những tiền đề vật chế để thay thế tư bản
bằng CNXH. Cuộc cách mạng khoa học công nghệ đang phát triển mạnh, sự phân công lao động và hợp
tác quốc tế. Khả năng mới để thực hiện sự “ đi tắt đón đầu”.
* Về những điều kiện trong nước: Việt Nam có Đảng Cộng Sản lãnh đạo, có nhà nước XHCN, tình hình
chính trị - xã hội ổn định; Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân ngày càng hoàn thiện;
dân tộc Việt Nam có truyền thống yêu nước, trọng lẽ phải và luôn hướng tới văn minh tiến bộ; đất nước ta
44
đã có những cơ sở VC, kỹ thuật quan trọng qua nhiều năm xây dựng và cuối cùng là chúng ta đã rút ra
những bài học thành công và chưa thành công trong quá trình cải tạo, xây dựng CNXH, cũng như qua
những năm tháng đổi mới vừa qua.
Đại hội X nhận định, qua 20 năm đổi mới “Nhận thức về CNXH và con đường đi lên CNXH ngày càng
sáng tỏ hơn; hệ thống quan điểm lý luận về công cuộc đổi mới, về xã hội XHCN vè con đường đi lên
CNXH ở Việt Nam đã hình thành trên những nét cơ bản”.
- Hình thái kinh tế - xã hội XHCN mà chúng ta đang xây dựng gồm những đặc trưng sau:
Đại hội X: “Xã hội XHCN mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ta xây dựng là một xã hội dân giàu, nước
mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; do nhân dân lao động làm chủ; có nền kinh tế phát triển
cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực
lượng sản xuất; có nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người được giải phóng khỏi áp
bức, bóc lột, bất công, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, phát triển toàn diện; các dân tộc trong
cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tương trợ, giúp nhau cùng tiến bộ; có Nhà nước pháp quyền
XHCN của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản; có quan hệ hữu
nghị và hợp tác với nhân dân tất cả các nước trên thế giới”.
- Con đường đi lên CNXH ở nước ta là phát triển quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN.
ĐH IX Đảng CSVN đã chỉ rõ: “ Con đường đi lên của nước ta là sự phát triển quá độ lên CNXH, bỏ
qua chế độ TBCN, tức là bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của QHSX và kiến trúc thượng tầng của
TBCN nhưng tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ TBCN để phát
triển nhanh LLSX xây dựng nền KT hiện đại”.
+ Việc xây dựng CNXH bỏ qua chế độ TBCN tạo ra sự biến đổi về chất của XH là 1 sự nghiệp rất khó
khăn, phức tạp, cho nên phải trải qua một thời kỳ quá độ lâu dài với nhiều chặng đường, nhiều hình thức
tổ chức KT-XH có tính chất quá độ, và trong các lĩnh vực của đời sống xã hội diễn ra sự đan xen cuộc đấu
tranh giữa cái mới và cái cũ.
+ Thực sự con đường đi đó là rút ngắn lịch sử phù hợp với quy luật chung của sự phát triển của xã hội
loài người đồng thời phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của Việt Nam và thời đại ngày nay. Đó cũng chính
là quá trình lịch sử tự nhiên trong sự phát triển của dân tộc Việt Nam và chúng ta hoàn toàn có đủ điều
kiện để thực hiện con đường đó.
b. Xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa:
Trong quá trình xây dựng xã hội ở nước ta, Đảng và Nhà nước ta chủ trương thực hiện nhất quán và lâu
dài chính sách phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự
quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN, đó chính là nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Đại
hội X đã khẳng định: “ Để đi lên CNXH, chúng ta phải phát triển nền kinh tế thị trường định hướng
XHCN”.
- Kinh tế thị trường là thành tựu chung của văn minh nhân loại.
+ Kinh tế thị trường là kết quả của sự phát triển lực lượng sx và phân công lđộng xhội, đa dạng hoá các
hình thức sở hữu, đồng thời nó là động lực mạnh mẽ thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển.
+ Ngày nay, tất cả các nước đều phải xây dựng và phát triển kinh tế thị trường. Tuy nhiên, trong chế độ
xã hội khác nhau, kinh tế thị trường được sử dụng với mục đích khác nhau. Trong các nước tư bản, đó là
kinh tế thị trường TBCN. Ở nước ta, đó là kinh tế thị trường định hướng XHCN.
- Kinh tế thị trường định hướng XHCN có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong
đó kinh tế Nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc.
Đại hội X xác định:
+ Các thành phần kinh tế ở nước ta: kinh tế Nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân (cá thể, tiểu chủ,
tư bản tư nhân), kinh tế tư bản Nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Các thành phần kinh tế hoạt
động theo pháp luật đều là bộ phận hợp thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN,
bình đẳng trước pháp luật, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh.
+ Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển; hoàn thiện
chế độ phân phối chủ yếu theo kết quả lao động, hiệu quả kinh tế, đồng thời theo mức đóng góp vốn cùng
các nguồn lực khác và thông qua phúc lợi xã hội.
+ Phát huy vai trò làm chủ xã hội của nhân dân, bảo đảm vai trò quản lý, điều tiết của Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng.
- Mục đích của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN:
+ Phát triển LLSX, phát triển kinh tế để xây dựng cơ sở VC - kỹ thuật của CNXH, nâng cao đời sống
nhân dân.
45
+ Phát triển LLSX hiện đại gắn liền với xây dựng QHSX mới phù hợp trên cả 3 mặt: sở hữu, quản lí,
phân phối.
- Kinh tế thị trường định hướng XHCN không thể tách rời vai trò quản lý của NNXHCN.
+ Nhà nước ta là NNXHCN quản lý nền ktế bằng pluật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, sử
dụng cơ chế thị trường, áp dụng các hình thức kinh tế và phương pháp quản lý của kinh tế thị trường để
kích thích sản xuất, giải phóng sức sản xuất, phát huy mặt tích cực, hạn chế và khắc phục mặt tiêu cực của
cơ chế thị trường, bảo vệ lợi ích nhân dân lao động, của toàn thể nhân dân.
+ Đại hội X xác định: “ NN tập trung làm tốt các chức năng định hướng sự phát triển sự phát triển
bằng các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và cơ chế, chính sách trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc của
thị trường. Tạo môi trường pháp lý và cơ chế, chính sách thuận lợi để phát huy các nguồn lực xã hội cho
phát triển. Bảo đảm tính bền vững và tích cực của các cân đối kinh tế vĩ mô, hạn chế rủi ro và tác động
tiêu cực của cơ chế thị trường. Thực hiện qlý Nhà nước bằng hệ thống pháp luật, giảm tối đa sự can thiệp
hành chính vào hoạt động của thị trường và doanh nghiệp”
c. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta:
- CNH - HĐH là nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta.
+ Nước tá tiến lên CNXH từ một nền ktế phổ biến là sản xuất nhỏ, lao động thủ công là phổ biến.
+ Công nghiệp hoá phải gắn liền với hiện đại hoá.
+ CNH - HĐH ở nước ta là nhằm xây dựng cơ sở VC - kỹ thuật cho CNXH.
- CNH - HĐH ở nước ta cần và có thể rút ngắn thời gian, vừa có những bước tuần tự, vừa có những
bước nhảy vọt.
Đại hội IX: Con đường CNH - HĐH của nước ta cần và có thể rút ngắn thời gian, vừa có những bước
tuần tự, vùa có bước nhảy vọt.
+ Phát huy những lợi thế của đất nước, tận dụng mọi khả năng để đạt trình độ công nghệ tiên tiến, đặc
biệt là công nghệ thông tin và công nghệ sinh học, tranh thủ ứng dụng ngày càng nhiều hơn, ở mức cao
hơn và phổ biến hơn những thành tựu mới về khoa học và công nghệ, từng bước phát triển nền kinh tế tri
thức.
+ Phát huy nguồn lực trí tuệ và sức mạnh tinh thần của người Việt Nam; coi phát triển giáo dục và đào
tạo, khoa học và công nghệ là nền tảng và động lực cho sự nghiệp CNH - HĐH.
Đại hội X: Chúng ta phải tranh thủ các cơ hội thuận lợi do bối cảnh quốc tế tạo ra và tiềm năng, lợi thế
của nước ta để rút ngắn quá trình CNH - HĐH đất nước theo định hướng XHCN gắn với phát triển kinh tế
tri thức, phát triển mạnh các ngành kinh tế và các sản phẩm kinh tế có giá trị tăng cao dựa nhiều vào tri
thức.
Nước ta đã đạt được nhiều thành tựu sau 20 năm đổi mới. Chẳng hạn: “mức độ tăng trưởng khá cao,
bình quân trong 5 năm (2001-2005) là 7,5% và phát triển tương đối toàn diện” . Tuy nhiên, Đại hội X xác
định: “nước ta nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các nước trong khu vực và trên thế giới vẫn tồn
tại”.
Đại hội X xác định mục tiêu 2006-2010 là: “… phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện
công cuộc đổi mới, huy động và sử dụng tốt mọi nguồn lực cho CNH - HĐH đất nước … sớm đưa nước ta
ra khỏi tình trạng kém phát triển; tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công
nghiệp theo hướng hiện đại”
d. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với chính trị và các mặt khác của đời sống xã hội:
- Gắn liền phát triển ktế với đổi mơi hệ thống chính trị: Đảng, Nhà nước, các tổ chức quần chúng.
+ Nâng cao vai trò và sức chiến đấu của Đảng.
+ Xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN.
+ Nâng cao vai trò của các tổ chức quần chúng, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân trong sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Gắn liền phát triển kinh tế với văn hoá: phát triển giáo dục đào tạo và thực hiện công bằng xhội.
+ Xây dựng nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc nhằm không ngừng nâng cao đời sống tinh
thần của nhân dâ.
+ Phát triển giáo dục đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài.
+ Giải quyết tốt các vấn đề xã hội, thực hiện công bằng xã hội.
+ Nhằm thực hiện mục tiêu: “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”
Tóm lại: học thuyết hình thái kinh tế - xã hội là một học thuyết khoa học. Trong điều kiện hiện nay
vẫn còn nguyên giá trị. Đảng ta đã vận dụng sáng tạo trong điều kiện của nước ta, vạch ra đường lối đúng
đắn cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
46
Đại hội X đã xác định mục tiêu và phương hướng tổng quát của 5 năm 2006 - 2010 là: “Nâng cao năng
lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc
đổi mới, huy động và sử dụng tốt mọi nguồn lực cho CNH - HĐH đất nước; phát triển văn hoá; thực hiện
tiến bộ và công bằng xã hội; tăng cường quốc phòng an ninh, mở rộng quan hệ đối ngoại; chủ động và
tích cực hội nhập kinh tế quốc tế; giữ vững ổn định chính trị - xã hội; sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng
kém phát triển; tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo
hướng hiện đại”.
- Vận dụng ở Việt Nam (làm tóm gọn)
+ Trước hết chúng ta thấy rằng sự vận dụng học thuyết về hình thái kinh tế xã hội vào điều kiện hoàn
cảnh Việt nam là hợp quy luật.
+ Chúng ta cũng thấy rằng, nước ta quá độ trong điều kiện xuất phát thấp “từ một nến sản xuất nhỏ,
lực lượng sản xuất thô sơ, lạc hậu, thủ công, nền sản xuất manh mún, điểm xuất phát là tiền và đầu tư bản.
Bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, quá độ lên chủ nghĩa xã hội, do đó xét từ điều kiện khách quan, việc bỏ
qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở nước ta phải là một con đường rút ngắn, đẩy nhanh sự phát triển, quá độ ở
nước ta là con đường quá độ gián tiếp, nó khác với quá độ trực tiếp ở các nước Đông âu đã đi qua chủ
nghĩa tư bản.
Ngay từ năm 1930, Đảng ta đã xác định, Cánh mạng Việt nam phải qua hai giai đoạn: Cánh mạng dân
tộc dân chủ và cách mạng xã hội chủ nghĩa, sự lựa chọn đó tiếp tục được khẳng định khi cách mạng tháng
tám thành công, khi cuộc kháng chiến chống pháp thắng lợi cũng như khi đất nước hoàn toàn gải phóng
năm 1975 và tiếp tục nhất quán mục tiêu CNXH trong thời kỳ đổi mới từ 1986 đến nay.
Tại Đại hội Đảng cọng sản Việt nam lần thứ IX, Đảng chỉ rõ “ con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở
nước ta là con đường bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, tức là việc bỏ qua sự xác lập vị trí thống trị của
quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng TBCN, nhưng tiếp thu kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã
đạt được dưới chế độ tư bản chủ nghĩa. Đặc biệt về khoa học và công nghệ để phát triển nhanh lực lượng
sản xuất, xây dựng nền kinh tế hiện đại.
+ Sự nghiệp xây dựng CNXH ở nước ta vì bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, do đó phải là một quá tình
lâu dài, khó khăn phức tạp, phải tạo ra sự biến đổi về chất trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, từ
lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất đến kiến trúc thượng tầng. Với nhiều chặng đường, nhiều hình thức
tổ chức kinh tế xã hội có tính chất quá độ. Trong các lĩnh vực của đời sống xã hội diễn ra sự đan xen và
đấu tranh gây gắt giữa cái mới và cái cũ.
+ Xét từ đòi hỏi khách quan ở thời kỳ quá độ ở nước ta hiện nay, trước hết phải giải phóng và phát
huy mọi năng lực của nền sản xuất xã hội, đẩy nhanh sự phát triển của lực lượng sản xuất, nhằm rút ngắn
giai đoạn phát triển bỏ qua sự phát triển TBCN, phải xây dựng một mô hình kinh tế nhiều thành phần, đa
dạng hoá, đa phương hoá các quan hệ kinh tế, song phải dự vững vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước, coi
đó là nhân tố quyết định để con đường XHCN trở thành hiện thực. Bên cạnh đó, phải đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hoá, lấy tăng trưởng kinh tế làm nhiệm vụ trọng tâm, tăng trưởng kinh tế đi đôi với
công bằng và tiến bộ xã hội, nhằm đưa nước ta nhanh chóng thoát khỏi tình trạng kém phát triển, hoà
nhập và hôị nhập vơí kinh tế khu vực và toàn cầu trên cơ sở giữ vững định hướng XHCN. Xaây döïng heä
thoáng chính trò, xaây döïng Nhaø nöôùc phaùp quyeàn cuûa daân, do daân, vì daân.Xd neàn VH tieân tieán ñaäm ñaø
baûn saéc daân toäc, tieáp thu tinh hoa VH nhaân loaïi döïa treân TT coát loõi laø TTHCM. XH: taêng tröôûng kinh
teá gaén vôùi coâng baèng XH.
Vì vậy, Đảng ta khẳng định con đường đi lên CNXH ở nước ta vẫn là con đường đúng đắn, hợp quy
luật, là sự lựa chọn duy nhất hợp với quy luật củ thời đại, phù hợp lợi ích giai cấp, quần chúng nhân dân
lao động. Tuy nhiên trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta phải khắc phục tư duy nóng vội,
chủ quan duy ý chí. Phải xây dựng CNXh trên cơ sở thực tiễn sáng tạo ở Việt nam, vận dụng linh hoạt
sáng tạo chủ nghĩa Mác Lê nin vào hoàn cảnh cụ thể của nước ta.
=) tóm lại sau hơn 24 năm đổi mới Đảng ta đã đạt được những thành tựu đáng kể, có đường lối đổi mới
đúng đắn vì đã vận dụng học thuyết này một cách sang tạo phù hợp.
47
Caâu 10: Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa TTXH và YTXH. Nguyên nhân và phương hướng khắc phục
những hiện tượng tiêu cực trong xã hội hiện nay?
1. Các khái niệm
Vấn đề XH tồn tại, vận động, phát triển dựa trên cơ sở nào, cái gì là nền tảng của XH, cái gì là thúc đẩy của XH…
luôn luôn là những chủ đề được cả loài người cũng như các trường phái triết học khác nhau quan tâm. Người ta đã
đưa ra nhiều cách lập luận, cách lý giải khác nhau nhằm cắt nghĩa vấn đề đó. Tuy nhiên tất cả các trường phái triết
học trước Mác đều rơi vào CNDT khi bàn tới vấn đề này. Chỉ đến khi xuất hiện triết học MLN với một quan điểm
duy vật triệt để và phép biện chứng khoa học thì những vấn đề về tồn tại XH, vấn đề quan hệ giữa đời sống VC và
đời sống tinh thần của XH mới được giải quyết một cách có cơ sở khoa học và theo đó đời sống VC kinh tế của XH
là cơ sở để XH tồn tại. Đồng thời là cái giữ vai trò quyết định đối với đời sống tinh thần của XH.
Với quan điểm này, Mac đã chỉ ra được nguồn gốc, động lực phát triển của xã hội, của lịch sử hay giải thích các
hiện tượng xã hội – lịch sử một cách khoa học nhất. Từ đó, Mac đã đặt nền móng, cơ sở, nền tảng cho các khoa học
xã hội khác khi nghiên cứu về lịch sử và xã hội. Đây là một trong những bước ngoặc cách mạng trong lịch sử triết
học. Một trong những vấn đề quan trọng trong quan điểm duy vật lịch sử này, Mac đã làm rõ được mối quan hệ biện
chứng giữa TTXH và YTXH. Khi khẳng định vai trò của TTXH đối với YTXH, Triết học Mac đã thể hiện tính triệt
để duy vật của mình, điều mà các nhà triết học trước không làm được. Song triết học Mac không dừng lại đó mà còn
tiến xã hơn một bước, TH Mac còn chỉ rõ mối quan hệ giữa TTXH và YTXH mang tính biện chứng
Để hiểu rõ về mối quan hệ biện chứng giữa CSHT và KTTT, trước hết phải nghiên cứu, tìm hiêu thế nào là TTXH
và thế nào là YTXH.
* Tồn tại XH: TTXH là phạm trù chỉ toàn bộ đời sống vật chất và những điều kiện sinh hoạt vật chất của XH.
TTXH bao gồm 3 yếu tố chính là phương thức sản xuất vật chất, điều kiện tự nhiên- hoàn cảnh địa lý, dân số và
mật độ dân cư…
+ Trong đó, phương thức sản xuất vật chất là nhân tố cơ bản quyết định bản chất, sự vận động, phát triển của
TTXH; hai yếu tố còn lại có vai trò quan trọng. Chính nhờ vào sự sản xuất ra của cải vật chất để duy trì sự tồn tại và
phát triển của mình, con người đồng thời sáng tạo ra toàn bộ đời sống vật chất và tinh thần của XH với tất cả sự
phong phú, đa dạng và phức tạp của nó. XH loài người tồn tại và phát triển được trước hết là nhờ vào sự phát triển
sản xuất. Lịch sử của XH loài người do vậy là lịch sử kế tiếp nhau của các PTSX từ thấp đến cao. Dù được xem xét
nghiên cứu từ góc độ toàn bộ lịch sử hay trong mỗi giai đoạn lịch sử thì PTSX vẫn luôn luôn giữ vai trò là cơ sở, là
nền tảng của sự tồn tại và phát triển XH.
+ Dân số là đ/kiện thường xuyên tất yếu đối với sự tồn tại phát triển của XH, bất kỳ thời đại nào cũng cần đến một
bộ phận dân cư nhất định mới đảm bảo được nguồn nhân lực cho SX. Thực tế chó thấy sự phát triển của các quốc gia,
dân tộc ngày nay chỉ là sự gia tăng quá chậm hoặc quá nhanh so với sự phát triển của các đ/kiện k/tế XH, cũng như
mật độ dân cư được phân bố không đều trong vùng lãnh thổ… điều đó ảnh hưởng tiêu cực đến sự tồn tại và phát triển
của XH.
+ Môi trường chính là nơi sinh sống và hoạt động của con người, là nơi tồn tại của con người, môi trường tự nhiên
bao gồm môi trường sinh, địa, hóa, môi trường sinh thái… Thực chất của vấn đề môi trường và bảo vệ môi trường là
gìn giữ và điều chỉnh trong phạm vi cho phép, mối quan hệ qua lại và sự tác động lẫn nhau giữa con người, XH và tự
nhiên. Môi trường sinh thái có vai trò quan trọng liên quan trực tiếp đến sự sống còn của con người, đến sự tồn tại
của XH loài người, đến tốc độ phát triển k/tế-XH. Hiện nay vấn đề bảo vệ môi trường trở thành vấn đề toàn cầu.
* Về Ý thức XH:
- Khái niệm:
Nếu như ý thức nảy sinh từ cơ sở của vật chất thì YTXH cũng nảy sinh từ TTXH . YTXH là mặt tinh thần của đời
sống XH, bao gồm những quan điểm, tư tưởng cùng những tình cảm, tâm trạng… của những cộng đồng XH nảy sinh
từ TTXH và phản ảnh TTXH trong những giai đoạn phát triển nhất định.
YTXH không phải là một số cộng của ý thức cá nhân. Như ta biết, YT cá nhân là thế giới tinh thần của
những con người riêng biệt, cụ thể, không mang tính xã hội, không thể hiện được quan điểm tư tưởng,
tình cảm phổ biến của một cộng đồng, một tập đoàn xã hội, một thời đại nhất định.
Ý thức xã hội và ý thức cá nhân tồn tại trong mối quan hệ hữu cơ, biện chứng với nhau, thâm nhập vào
nhau và làm phong phú cho nhau.
- Kết cấu Ý thức XH: YTXH là một hiện trượng phức tạp. Tuỳ theo góc độ tiếp cận, xem xét, YTXH được phân
chia thành các dạng khác nhau, bao gồm YTXH thông thường và ý thức lý luận (theo trình độ); tâm lý xã hội và hệ tư
tưởng xã hội (theo cấp độ).
48
+ YTXH thông thường là những tri thức, những quan niệm của con người được hình thành một cách trực tiếp trong
hoạt động thực tiễn hàng ngày mà nó chưa được hệ thống hoá, khái quát hoá. Trong ý thức XH thông thường, tâm lý
xã hội là bộ phận rất quan trọng.
Ý thức thông thường phản ánh sinh động, trực tiếp nhiều mặt của cuộc sống hàng ngày của con người. Tuy là trình
độ cấp thấp hơn so với ý thức luận nhưng những tri thức, kinh nghiệm phong phú của ý thức thông thường có thể trở
thành tiền đề quan trọng cho các lý thuyết XH.
+ Ý thức lý luận là những tư tưởng, những quan điểm đã được hệ thống hoá, khái quát hóa thành các học thuyết
XH và được thể hiện dưới dạng khái niệm, phạm trù, quy luật. Ý thức lý luận có khả năng phản ánh hiện thực khách
quan một cách khái quát, sâu sắc và chính xác, vạch ra các mối liên hệ bản chất của các sự vật và hiện tượng. Ý thức
lý luận đạt trình độ cao và mang tính hệ thống tạo thành các hệ tư tưởng.
- Quan hệ giữa tâm lý xã hội và hệ tư tưởng
+ Tâm lý xã hội bao gồm toàn bộ tình cảm, thói quen, tập quán, truyền thống… của con người, của một bộ phận
XH hay của toàn XH hình thành một cách trực tiếp dưới ảnh hưởng của những đ/kiện sống.
Ví dụ: tâm lý trọng nam khinh nữ trong thời phong kiến…
Đặc điểm của tâm lý là phản ánh tính tự phát, bề ngoài, chưa đi sâu vào bản chất của các mối quan hệ. Tâm lý
XH còn mang tính kinh nghiệm, chưa được thể hiện về mặt lý luận, yếu tố trí tuệ đan xen với yếu tố tình cảm. Trong
XH có g/cấp, đời sống VC của cá nhân cũng mang tính g/cấp, tâm lý XH cũng mang tính giai cấp. Tâm lý XH còn
mang đặc điểm của tâm lý dân tộc, tâm lý dân tộc này được phát triển cùng với sự phát triển lâu dài của dân tộc ấy.
+ Hệ tư tưởng XH là nhận thức lý luận về TTXH, là hệ thống những quan điểm, tư tưởng như chính trị, triết học,
đạo đức, nghệ thuật, tôn giáo… được hình thành một cách tự giác thông qua hoạt động tư duy của các nhà tư tưởng
được truyền bá trong XH. Trong XH có g/cấp, hệ tư tưởng cũng mang tính g/cấp.
Ví dụ: Hệ tư tưởng Mác – Lenin, Tư tưởng Hồ Chí Minh.
Hệ tư tưởng có thể là hệ tư tưởng khoa học nếu nó phản ánh đúng đắn các quan hệ hiện thực và cũng có thể là hệ
tư tưởng phản khoa học nếu nó phản ánh sai lầm, xuyên tạc những quan quan hệ đó.
Giữa tâm lý XH và hệ tư tưởng có mối liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau:
. Tâm lý tình cảm giai cấp tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp thu hệ tư tưởng của giai cấp. Ví dụ: Xuất thân từ
giai cấp vô sản thì tiếp thu hệ tư tưởng của giai cấp vô sản là dễ, nhưng xuất thân từ giai cấp tư sản thì rất khó.
. Ngược lại, đến lượt mình, hệ tư tưởng gia tăng yếu tố trí tuệ cho tâm lý, tình cảm giai cấp. hệ tư tưởng khoa học
thúc đẩy tâm lý XH phát triển theo chiều hướng đúng đắn, lành mạnh, có lợi cho tiến bộ XH. Hệ tư tưởng phản khoa
học, phản động kích thích những yếu tố tiêu cực của tâm lý XH phát triển.
Tuy nhiên, hệ tư tưởng không trực tiếp nảy sinh từ tâm lý XH mà nó chỉ có thể là kết quả của sự họa động tự giác
sáng tạo của con người.
YÙ nghóa: Ngaøy nay, con ñöôøng phaùt trieån cuûa CNXH ñang gaëp nhöõng khoù khaên vaø thöû thaùch, caùc
theá löïc thuø ñòch ñang ra söùc taán coâng vaøo CN Maùc-Leânin, muoán phuû nhaän, xoùa boû noù. Do vaäy, baûo veä
vaø phaùt trieån CN Maùc-Leânin trong ñieàu kieän TG ngaøy nay laø moät nhieäm vuï quan troïng cuûa cuoäc ñaáu
tranh vì muïc tieâu ñoäc laäp, daân chuû vaø CNXH cuûa nhaân daân VN vaø nhaân daân tieán boä treân TG noùi
chung.
2. Biện chứng giữa TTXH và YTXH
TTXH và YTXH là hai mặt của đời sống xã hội, giữa chúng có sự tác động qua lại lẫn nhau, ràng buộc nhau, tạo
nên mối quan hệ biện chứng. Trong mối quan hệ biện chứng giữa TTXH và YTXH thì TTXH giữ vai trò quyết định,
còn YTXH có tính độc lập tương đối tác động to lớn đến TTXH. Nội dung thể hiện như sau:
Thứ nhất, TTXH quyết định YTXH
Nhất quán với lập trường duy vật khi xem xét nghiên cứu đời sống XH và sự vận động XH. Triết học Mác - Lênin
khẳng định: khi nhìn nhận về thế giới thì VC có trước YT, VC quyết định YT; hay khi đánh giá các hoạt động của
con người thì hoạt động vật chất quyết định hoạt động tinh thần. Cũng như vậy, khi xem xét đời sống xã hội, TTXH
quyết định sự hình thành và phát triển của YTXH; YTXH phản ánh TTXH, phụ thuộc vào TTXH. TTXH có trước,
YTXH có sau; TTXH quyết định nội dung phản ánh của YTXH. TTXH như thế nào thì YTXH như thế ấy.
+ Mỗi khi TTXH thay đổi mà đặc biệt là sự biến đổi ở PTSX thì YTXH (những tư tưởng, lý luận XH, những quan
điểm về chính trị, pháp quyền, triết học, đạo đức, văn hóa, nghệ thuật…) sớm hay muộn cũng biến đổi theo cho phù
hợp với TTXH sinh ra nó thông qua hoạt động của con người. Vì vậy, ở những thời kỳ lịch sử khác nhau nếu xuất
hiện những lý luận, quan điểm, tư tưởng XH khác nhau thì đó là do những điều kiện khác nhau của đời sống vật chất
quyết định. Chính vì vậy, Mác đã khẳng định: “Không phải ý thức con người quyết định tồn tại của họ và trái lại
TTXH quyết định ý thức của họ”
49
Ví dụ: xét về khía cạnh địa lý của TTXH, người miền Nam có tâm lý khác người miền Bắc, miền Trung (thiên
nhiên ưu đãi hơn nên ít có tâm lý tiết kiệm phòng thân như người miền Trung, miền Bắc vốn chịu nhiều thiên tai, bão
lụt...).
+ TTXH quyết định nội dung, tính chất, đặc điểm, xu hướng sự vận động phát triển của YTXH.
Vd: nước ta xuất phát điểm kinh tế là một nước nông nghiệp thì chúng ta phải có quan điểm chủ
trương đường lối chính sách phù hợp với điều kiện kinh tế của đất nước: khai thác nền kinh tế tư nhân, cá
thể tiểu chủ… chúng ta không thể dựa vào phương pháp cách thức phát triển như các nước tư bản được.
+ TTXH quyết định tư duy, trình độ, tính chất, xu hướng, sự vận động, phát triển YTXH.
Vd: như việc phân chia giai cấp: giai cấp thống trị luôn thể hiện lợi ích giai cấp của mình trên tất cả các
lĩnh vực, giai cấp thống trị về kinh tế sẽ thống trị toàn bộ xã hội. Hay ở nước ta đến 2010 cơ bản sẽ trở
thành 1 nước công nghiệp khi ấy nền công nghiệp sẽ chi phối các lĩnh vực khác…
Vai trò quyết định TTXH đối với YTXH không thể hiện một cách đơn giản trực tiếp, thường thông qua những
bước, những khâu trung gian. Không phải bất kỳ tư tưởng quan niệm và tác phẩm văn học nghệ thuật nào cũng phản
ảnh rõ ràng trực tiếp những quan hệ kinh tế của thời đó và chỉ đến khi xét tới cùng thì người ta mới thấy được các
quan hệ kinh tế đã được phản ánh bằng cách này hay cách khác vào trong các hình thái ý thức XH. Tuy nhiên, nó
phản ánh thực tại XH không giản đơn mà qua các hình tượng... Nói một cách đơn giản, khi đời sống sinh hoạt vật
chẩt thay đổi thì tư tưởng, ước mơ, suy nghĩ cũng thay đổi.
-> Bài học: Muốn giải thích được các hiện tượng tư tưởng thì phải đi vào nghiên cứu tồn tại XH, chủ yếu là
phương thức sản xuất.
Liên hệ với công tác (nếu hỏi vai trò riêng thì làm):
+ Về phương diện nhận thức cần nhận thấy ý nghĩa tầm quan trọng vai trò quyết định ý nghĩa tồn tại XH
với YT XH. Từ đó xây dựng lập trường bảo vệ tồn tại XH bảo vệ phương thức Sản Xuất.
+ Nhận thức sâu sắc rằng tồn tại XH ở VN đang có những thay đổi đó là KT thị trường đang xây dựng
đời sống KT đổi mới. Nhiệm vụ của của lực lượng CSND góp phần cho sự nghiệp đổi mới.
+ Mặc khác trong quá trình CNH – HĐH nảy sinh vấn đề môi trường cần quan tâm, tốc độ gia tăng dân
số cần giải quyết sự di dân tự do lao động trong các vùng, các miền cần phải được quản lí.
+ Do cuộc sống KTXH có những thay đổi cho nên đời sống tinh thần của XH hiện nay cả tiêu cực lẫn
tích cực. Đặc biệt mặt trái của KT thị trường ảnh hưởng đến văn hóa lối sống, vì vậy đòi hỏi lực lượng
thực thi pháp luật tăng cường đấu tranh trên lĩnh vực văn hóa lối sống ….Nhằm góp phần bảo vệ môi
trương văn hóa tinh thần trong sạch giữ gìn văn hóa bản chất dân tộc.
Thứ hai, mặc dù do TTXH quyết định nhưng YTXH có tính độc lập tương đối và tác động mạnh mẽ trở lại đối
với TTXH.
Không chỉ TTXH quyết định YTXH mà YTXH không giản đơn, không phải là sản phẩm thụ động của TTXH, mà
ngược lại nó có tính độc lập tương đối trong mối quan hệ với TTXH, nó tác động trở lại TTXH.
- YTXH có tính độc lập tương đối bởi vì:
+ Một, ÝTXH là cái phản ánh cho nên thường không theo kịp và lạc hậu so với sự vận động, phát triển của TTXH.
Khi TTXH cũ đã mất đi, thậm chí từ rất lâu nhưng YTXH do nó sinh ra vẫn tồn tại dai dẳng và ảnh hưởng lâu dài đến
TTXH mới. Điều này thể hiện đặc biệt rõ trên lĩnh vực tâm lý xã hội như là thói quen, tập quán, phong tục…
Vd: trước đây chỉ làm chủ một gian hang là thỏa mãn rồi, nhưng khi phát triển nền kinh tế hàng hóa
nhiều thành phần thì trong ý thức mỗi người việc làm giám đốc một công ty vẫn hay hơn, có sự giao lưu
về kinh tế khi đó tư duy sẽ phát triển hơn. Rõ ràng TTXH là yếu tố đi trước phản ánh YTXH.
Mặt khác, TTXH mới đã xuất hiện song YTXH mới tương xứng với nó vẫn chưa được hình thành một cách đầy
đủ, điều này thể hiện rõ nét nhất trong giai đoạn quá độ từ TTXH cũ sang TTXH mới, ở thời kỳ này có sự đan xen hết
sức phức tạp giữa ý YTXH cũ và YTXH mới. Vì vậy cuộc đấu tranh trên lĩnh vực đời sống tinh thần XH diễn ra hết
sức gay gắt. Khuynh huwngs lạc hậu của YTXH cũng biểu hiện rõ trong điều kiện của CNXH. Nhiều hiện tượng ý
thức có nguồn gốc sâu xa trong xã hội cũ vẫn tồn tại trong xã hội mới như lối sống ăn bám, lười lao động, tệ tham
nhũng, tư tưởng gia trưởng…
Nguyên nhân của tình trạng lạc hậu của ý thức XH
. Trước hết là do sự vận động biến đổi của TTXH thường diễn ra với tốc độ nhanh hơn, với một nhịp độ khẩn
trương, vì vậy YTXH phản ánh không kịp và trở nên lạc hậu.
. Do sức mạnh của những thói quen truyền thống, tập quán cũng như do tính bảo thủ vốn có của một số hình thái ý
thức XH.
50
. Và YTXH lạc hậu còn do nó luôn gắn với lợi ích của những nhóm, những tập đoàn người, những giai cấp nhất
định. Vì vậy những tư tưởng cũ, lạc hậu thường được những phần tử, những lực lượng phản động, phản tiến bộ lưu
giữ và truyền bá sử dụng như một thức vũ khí để chống lại những lực lượng tiến bộ.
YÙ nghóa: Những YT lạc hậu, tiêu cực không mất đi một cách dễ dàng. Vì vậy, trong söï nghieäp xaây
döïng XH môùi phaûi thöôøng xuyeân taêng cöôøng coâng taùc tö töôûng, ñaáu tranh choáng nhöõng aâm möu vaø
haønh ñoäng phaù hoaïi cuûa caùc löïc löôïng thuø ñòch veà maët tö töôûng, kieân trì xoùa boû nhöõng taøn dö yù thöùc
cuõ, ñoàng thôøi ra söùc phaùt huy nhöõng truyeàn thoáng tö töôûng toát ñeïp.
+ Hai, YTXH có thể vượt trước trình độ hiện tại của TTXH.
Khi khẳng định YTXH thường lạc hậu hơn TTXH, Triết học macxit đồng thời thừa nhận rằng, trong những điều
kiện và hoàn cảnh nhất định, tư tưởng của con người, đặc biệt là những tư tưởng khoa học, cách mạng và tiên tiến có
thể vượt trước sự phát triển của TTXH, dự báo được tương lai phát triển của TTXH và có tác dụng hướng dẫn, chỉ
đạo hoạt động thực tiễn của con người nhằm cải tạo XH, hướng hoạt động đó vào việc giải quyết những nhiệm vụ
mới do sự phát triển chín muồi của đời sống vật chất của xã hội đặt ra.
Nguyên nhân của hiện tượng này là do YTXH trong quá trình phản ánh TTXH đã phát hiện ra những quy luật chi
phối sự vận động của TTXH, phát hiện ra những vấn đề nảy sinh từ trong cuộc sống, những nhiệm vụ cần đ ược giải
quyết, qua đó dự báo được tương lai. Tuy nhiên, cũng cần chú ý tránh vượt trước ảo tưởng không trên cơ sở hiện
thực.
Chẳng hạn như chủ nghĩa MLN trên cơ sở phân tích sự tồn tại, vận động của hình thái KT TBCN đã phát hiện ra
những mâu thuẫn vốn có trong hình thái này, đồng thời trên cơ sở khái quát tổng kết lịch sử nhân loại đã phát hiện ra
những quy luật khách quan chi phối sự vận động phát triển của các hình thái KT XH. Từ đó đã dự báo rằng trong
tương lai, loài người nhất định sẽ tiến tới CNCS. Hình thái KT XH CSCN sẽ thay thế hình thái KT XH TBCN.
+ Ba, YTXH có tính kế thừa trong sự phát triển của mình
Sự hình thành, phát triển của YTXH có những quy luật nội tại như: Sự kế thừa quan điểm tư tưởng của XH trước,
giai đoạn trước. Kế thừa là một tất yếu khách quan trong sự phát triển.
Trong lịch sử phát triển đời sống tinh thần của xã hội, những quan điểm lý luận của mỗi thời đại không phải xuất
hiện trên mảnh đất trống mà nó được xây dựng dựa trên cơ sở kế thừa những thành tựu lý luận của các thời đại trước.
Nội dung của YTXH không đơn thuần chỉ phản ánh những mặt, những lĩnh vực của xã hội đương đại mà còn gồm cả
những giá trị về tinh thần, tư tưởng, văn hóa, lịch sử trước đó. Và điều này làm cho nền văn minh của mỗi một dân
tộc cũng như của cả nhân loại phát triển như một dòng chảy liên tục không đứt quãng.
Do có sự kế thừa nên đã xuất hiện tình trạng ở một số nước, một số quốc gia tuy trình độ phát triển kinh tế còn ở
mức trung bình nhưng về đời sống văn hoá, tư tưởng, lý luận lại đạt ở trình độ cao hơn.
Trong xã hội có giai cấp sự kế thừa của YTXH gắn với tính giai cấp . Tuỳ theo lợi ích của mình, của giai cấp mà
lựa chọn, sàng lọc, tiếp cận khác nhau đối với những di sản của XH cũ để lại. Sự kế thừa được thực hiện từ hai
nguồn: đó là những giá trị trong truyền thống dân tộc và những tinh hoa của nền văn minh nhân loại. Tuy nhiên kế
thừa phải có chọn lọc và sáng tạo, kế thừa trên quan điểm phù hợp lợi ích của giai cấp thống trị và của toàn xã hội,
phải kết hợp giữa truyền thống và hiện đại…
Thí dụ, khi làm cách mạng tư sản chống phong kiến, các nhà tư tưởng tiên tiến của giai cấp tư sản đã khôi phục
những tư tưởng duy vật và nhân bản của thời cổ đại. Ngược lại những giai cấp lỗi thời và các nhà tư tưởng của nó thì
tiếp thu, khôi phục những tư tưởng, những lý thuyết xã hội phản tiến bộ của những thời kỳ lịch sử trước. Giai cấp
phong kiến các nước Tây Âu trung cổ ở thời kỳ suy thoái đã ra sức khai thác triết học của Platon và những yếu tố duy
tâm trong hệ thống triết học của Arixtot thời kỳ cổ đại Hy Lạp, biến chúng thành cơ sở triết học của các giáo lý đạo
Thiên chúa. Ngay cả triết học Mac được hình thành là trên cơ sở kế thừa thế giới quan duy vật của Phoi-ơ-bach và
phương pháp luận biện chưunsg của Heghen.
YÙ nghóa:
Quan điểm của Triết học Mac – Lenin về tính kế thừa của YTXH có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với sự nghiệp xây
dựng nền văn hoá tinh thần xã hội chủ nghĩa:
. Vaên hoùa XHCN caàn phaûi phaùt huy nhöõng thaønh töïu vaø truyeàn thoáng toát ñeïp nhaát cuûa neàn VH
nhaân loaïi töø coå chí kim treân cô sôû TG quan Maùc-xít.
. Ñoái vôùi coâng cuoäc ñoåi môùi ôû nöôùc ta hieän nay, trong ñieàu kieän KT thò tröôøng vaø môû roäng giao löu
quoác teá, phaûi ñaëc bieät quan taâm giöõ gìn vaø naâng cao baûn saéc vaên hoùa DT, keá thöøa vaø phaùt huy truyeàn
thoáng ñaïo ñöùc, taäp quaùn toát ñeïp vaø loøng töï haøo dân tộc. Tieáp thu tinh hoa caùc dân tộc treân TG, laøm
giaøu theâm neàn vaên hoùa VN.
+ Bốn, giữa các hình thái YTXH có sự tác động qua lại với nhau.
51
Các hình thái YTXH khi đã ra đời, nó phát triển theo quy luật riêng, quy luật đặc thù nhưng trong sự phát triển có
sự tác động qua lại lẫn nhau. YTXH phản ánh TTXH qua các hình thái cụ thể khác nhau như tư tưởng chính trị, pháp
quyền, tôn giáo, đạo đức, nghệ thuật, khoa học… giữa các hình thái đó có mối liên hệ tác động ảnh hưởng lẫn nhau
hình thành quy luật chi phối sự phát triển của YTXH và cũng từ sự tác động đó làm cho mỗi một hình thái có những
mặt, những tính chất không thể giải thích được một cách giản đ ơn trực tiếp từ TTXH hay từ những điều kiện vật chất
khác.
Quan hệ ảnh hưởng lẫn nhau giữa các hình thái YTXH hết sức phức tạp và đa dạng, trong đó có những quan hệ
tác động cùng chiều bổ sung, hỗ trợ cho nhau làm tăng ảnh hưởng của nhau cùng phát triển. Ngược lại cũng có những
quan hệ kìm hãm, cản trở làm triệt tiêu ảnh hưởng của nhau.
Lịch sử phát triển của YTXH cho thấy, ở mỗi thời đại, tùy theo hoàn cảnh lịch sử cụ thể, có những hình thái
YTXH nào đó nổi bật lên hàng đầu và tác động mạnh đến các hình thái YT khác.
Chẳng hạn, vào thời cổ đại Hy Lạp, triết học nghệ thuật đóng vai trò đặc biệt to lớn. Vào thời kỳ trung cổ, Tây Âu,
tư tưởng tôn giáo có ảnh hưởng mạnh mẽ và chi phối đến mọi mặt của đời sống tinh thần. Trong XH có g/cấp hệ tư
tưởng chính trị có tác động chi phối các hình thái YTXH khác.
Ở Việt Nam, trong Văn kiện Đại hội IX vạch rõ: “Chủ nghĩa Mac – Lenin và tư tưởng HCM giữ địa vị thống trị,
là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho mọi hành động.”
- Bên cạnh tính độc lập tương đối trong quan hệ với TTXH, YTXH có tác động trở lại đối với TTXH. Đây là biểu
hiện tập trung rõ nét nhất của tính độc lập tương đối của YTXH so với TTXH.
+ Triết học Mac – Lenin không những chống lại quan điểm của CNDT, tuyệt đối hoá vai trò của YTXH mà đồng
thời còn bác bỏ quan điểm của CNDV tầm thường phủ nhận tác dụng tích cực của YTXH. Bên cạnh đó, còn đánh giá
cao vai trò của YTXH đối với sự vận dụng, phát triển đời sống KT-XH. Ăngghen nhấn mạnh sự phát triển về mặt
chính trị, pháp luật, triết học, tôn giáo, văn hoá nghệ thuật… đều dựa vào sự phát triển kinh tế nhưng tất cả chúng
cũng có ảnh hưởng lẫn nhau và ảnh hưởng đến cơ sở kinh tế.
+ Sự tác động trở lại của YTXH đối với TTXH phải thông qua hoạt động thực tiến của con người. Theo Mác, tư
tưởng bản thân nó không làm biến đổi được gì hết. Nhưng một khi lý luận c/mạng đã thấm sâu vào quần chúng thì nó
sẽ trở thành lực lượng vật chất vô cùng to lớn thúc đẩy sự phát triển của lịch sử.
+ YTXH tác trở lại TTXH theo hai chiều hướng:
. Những tư tưởng tiến bộ, cách mạng, phản ánh đúng quy luật phát triển khách quan của xã hội dẫn đến thúc đẩy
sự phát triển của xã hội.
. Ngược lại, những ý thức, tư tưởng lạc hậu, phản động, không khoa học sẽ phản ánh không đúng đắn hiện thực
khách quan và cản trở sự phát triển của xã hội.
Sự tác động của YTXH đến TTXH phụ thuộc vào 3 yếu tố sau:
+ Thứ nhất, Sự tác động của YTXH đến TTXH phụ thuộc tính chất, hiệu quả tác động của YTXH đối với TTXH
phụ thuộc vào mức độ khách quan, khoa học và phù hợp với TTXH.
. Nếu YTXH mà chủ yếu là tư tưởng lý luận phản ánh đúng đắn quy luật vận động, phát triển của TTXH, nhu cầu
phát triển của XH sẽ thúc đẩy TTXH phát triển.
. Ngược lại, YTXH phản ánh không đúng hoặc xuyên tạc sự phát triển tất yếu của TTXH sẽ kìm hãm sự phát triển
của TTXH.
+ Thứ hai, Đồng thời phụ thuộc vào mức độ truyền bá, sự xâm nhập của YTXH vào trong quần chúng nhân dân,
. YTXH chỉ phát huy tác dụng khi được quảng đại quần chúng nhận thức sâu sắc và biến thành hành động cách
mạng trong thực tiễn. và sự tác động của YTXH đến TTXH còn phụ thuộc vào năng lực vận dụng và hiện thực hóa
YTXH của lực lượng lãnh đạo, quản lý, sự lựa chọn, vận dụng đúng đắn của họ trong việc đề ra chủ trương, chính
sách và chủ động tổ chức thực hiện sẽ phát huy được hiệu quả tác động của YTXH đối với sự phát triển k/tế-XH.
. Ngược lại, lựa chọn, vận dụng và định hướng không đúng, không có hình thức tổ chức thích hợp sẽ không phát
huy được vai trò của YTXH trong hiện thực.
+ Thứ ba, Mức độ ảnh hưởng của ý thức tư tưởng đối với sự phát triển xã hội phụ thuộc vào những điều kiện lịch
sử cụ thể sau: Tính chất của các mối quan hệ kinh tế mà trên đó hệ tư tưởng được nảy sinh; vai trò lịch sử của giai
cấp đề xướng tư tưởng đó; mức độ phản ánh của tư tưởng đó đối với những nhu cầu phát triển xã hội; mức độ xâm
nhập, mở rộng tư tưởng đó vào trong quần chúng nhân dân.
Như vậy, chủ nghĩa duy vật lịch sử khẳng định tính đọc lập tương đối của YTXH đã chỉ ra bức tranh phức tạp của
lịch sử phát triển của YTXH và của đời sống tinh thần xã hội nói chung, nó bác bỏ mọi quan điểm siêu hình, máy
móc, tầm thường về mối quan hệ giữa TTXH và YTXH.
Ý nghĩa: của YYXH đối với TTXH (nếu hỏi riêng thì làm)
52
- Nâng cao trình độ nhận thức về vai trò ý nghĩa, tác dụng của YT XH, của đời sống tinh thần XH đối
với đời sống VC XH.
- Xác định thái độ, hành động để bảo vệ trung thành với CNML, thật sự làm cho hệ tư tưởng đó là nền
tảng kim chỉ nam cho hành động, trở thành lực lượng thống trị toàn bộ đời sống tinh thần XH.
-Tiến hành tổ chức giáo dục, tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước vào
trong ND. Nâng cao trình độ dân trí VH-CT, VH PL cho ND.
-Tham gia vào cuộc đấu tranh nhằm bảo vệ những giá trị truyền thống, bản sắc văn hoá dân tộc, chống
diễn biến hoà bình trên lĩnh vực văn hoá tư tưởng.
Hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng của YT XH cũ, lạc hậu vốn là tàn dư của XH cũ. Và những vấn
đề tiêu cực trên lĩnh vực đời sống tinh thần-xh nảy sinh mặt trái của cơ chế thị trường.
3. Ý nghĩa phương pháp luận của mối quan hệ
TTXH và YTXH là hai phương diện thống nhất biện chứng của đời sống xã hội. Vì vậy, công cuộc cải tạo xã hội
cũ, xây dựng xã hội mới cần phải tiến hành đồng thời trên cả hai mặt TTXH và YTXH. Cần nhận thấy rằng, thay đổi
TTXH là điều kiện cơ bản nhất để thay đổi YTXH, mặc khác, cũng cần xác định không chỉ những biến đổi trong
TTXH mới tất yếu dẫn đến những thay đổi to lớn tring đời sống tinh thần của xã hội và ngược lại, những tác động
của đời sống tinh thần xã hội, với những điều kiện xác định cũng có thể tạo ra những biến đổi mạnh mẽ, sâu sắc
trong TTXH.
Ngoài ra, việc nghiên cứu TTXH và YTXH còn có ý nghĩa đòi hỏi chúng ta phải quán triệt các quan điểm sau:
-Muốn tìm nguồn gốc, bản chất của một quan điểm, tư tưởng lý luận nào dó không thể tìm trong đầu óc con người
mà phải tìm trong TTXH.
-Nghiên cứu YTXH không được dừng lại ở các hiện tượng bề ngoài mà phải đi sâu nghiên cứu vào các mâu thuẫn
xuất phát từ TTXH.
-Muốn khắc phục những hiện tượng ý thức cũ lạc hậu không chỉ thông qua giáo dục mà phải thay đổi TTXH mới
tốt đẹp hơn.
-Muốn phát triển YTXH XHCN về lâu dài phải phát triển cơ sở vật chất XH của nó.
-Phải thấy được tầm quan trọng và ý nghĩa của YTXH đối với quá trình hình thành nền văn hóa mới và con người
mới. Vì vậy trong sự nghiệp xây dựng XH mới phải thường xuyên tăng cường công tác tư tưởng, kiên trì xóa bỏ tàn
dư ý thức cũ, đồng thời ra sức kế thừa phát huy truyền thống đạo đ ức, tập quán tốt đẹp và lòng tự hào dân tộc. Tiếp
thu tinh hoa các dân tộc trên thế giới, làm giàu đẹp thêm nền văn hóa VN.
-Trong nhận thức và xây dựng CNXH ở nước ta hiện nay, cần chú ý phát huy vai trò to lớn của các yếu tố trong
YTXH. Vận dụng, hiện thực hóa YTXH phải tuân theo quy luật khách quan, phù hợp với điều kiện kinh tế cụ thể.
Đây là cơ sở lý luận để chúng ta có quan điểm rõ ràng, dứt khoát trong đấu tranh chống các quan điểm sai lầm, phản
động và chủ quan duy ý chí cũng như những thói quen, tư tưởng lạc hậu, những luận điệu xuyên tạc, chống phá của
kẻ thù hiện nay.
-Trong hoạt động thực tiễn tránh hai khuynh hướng: Chỉ thấy TTXH quyết định YTXH một cách máy móc sẽ rơi
vào CNDV tầm thường; tuyệt đối hóa vai trò YTXH sẽ dẫn đến CNDT.
Đối với công cuộc đổi mới: Quán triệt nguyên tắc phương pháp luận đó trong sự nghiệp cách mạng xã hội chủ
nghĩa ở Việt Nam, một mặt phải coi trọng cuộc cách mạng tư tưởng văn hoá, phát huy vai trò tác động tích cực của
đời sống tinh thần xã hội đối với quá trình phát triển kinh tế và CNH-HĐH đất nước; mặt khác phải tránh tái phạm sai
lầm chủ quan duy ý chí trong việc xây dựng văn hoá, xây dựng con người mới. Cần thấy rằng chỉ có thể thực sự tạo
dựng được đời sống tinh thần của xã hội XHCN trên cơ sở cải tạo triệt để phương thức sinh hoạt vật chất tiểu nông
truyền thống và xác lập, phát triển được một phương thức sản xuất mới trên cơ sở thực hiện thành công sự nghiệp
CNH-HĐH.
Công cuộc phát triển đất nước theo định hướng XHCN ở VN hiện nay về thực chất là thời kỳ quá độ đi lên CNXH
bỏ qua chế độ TBCN. Vì vậy, chúng ta cần phải xây dựng cả TTXH mới và YTXH mới trong đó vấn đề xây dựng nền
k/tế thị trường theo định hướng XHCN cùng với nhiệm vụ giải quyết vấn đề về môi trường sinh thái, giảm tỷ lệ gia
tăng dân số, bố trí lại dân cư là có ý nghĩa cơ bản quyết định. Cần coi trọng cuộc c/mạng tư t ưởng văn hóa.
Phải xác định rằng những ý thức lạc hậu, tiêu cực không dễ dàng mất đi, vì vậy phải thường xuyên tăng cường
công tác tư tưởng, đấu tranh chống lại những âm mưu và hành động phá hoại của những thế lực thù địch về mặt tư
tưởng, kiên trì xoá bỏ những tàn dư ý thức cũ, đồng thời ra sức phát huy những truyền thống tư tưởng tốt đẹp.
Trong sự nghiệp đổi mới hiện nay, chúng ta cần phải xây dựng cả TTXH mới và YTXH mới. Trong đó, nhiệm vụ
trọng tâm là xây dựng PTSX XHXN hoàn thiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đồng thời với
những nhiệm vụ giải quyết những vấn đề môi trường, dân số, giảm tỷ lệ gia tăng dân số, bố trí lại dân cư.
53
Vấn đề xây dựng và phát triển YTXH mới, tại Đại hội IX của Đảng CSVN đã đè cập đến ba lĩnh vực cực kỳ quan
trình, đó là: xây dựng và phát triển nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, giáo dục đào tạo và khoa học công
nghệ. Sự tổng hợp của ba vấn đề đó tạo nên mặt cơ bản của chất lượng đời sống con người và trình độ phát triển xã
hội.
Đại hội IX đề ra phương hướng lớn sau đây:
-Xác định văn hoá giáo dục và đào tạo, khoa học công nghệ và nền tảng tinh thần của xã hội là động lực thúc đẩy
sự phát triển kinh tế xã hội, đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước. Văn kiện ĐH IX chỉ rõ: “ Tăng trưởng kinh tế đi đôi phát
triển văn hoá giáo dục, xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, làm cho chủ nghĩa Mac –
Lenin và tư tưởng HCM giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần của nhân dân, nâng cao dân trí, giáo dục và
đoà tạo con người xây dựng và phát triển nguồn nhân lực đất nước.”
-Xác định nền văn hoá mới là mục tiêu của xây dựng và phát triển kinh tế vì xã hội công bằng, dân chủ, tiến bộ và
văn minh, con người được phát triển toàn diện.
-Xác định giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu.
-Bảo vệ và kiên trì CN Mác- Lên nin, tư tưởng HCM làm cho hệ tư tưởng đó thật sự là nền tảng tư tưởng và kim
chỉ nam cho hành động của toàn Đảng, toàn dân.
-Tổ chức gd, tuyên truyền vận động QCND đưa đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước vào trong đời sống
hiện thực.
-Bảo vệ phát huy truyền thống văn hoá của dân tộc, đấu tranh chống diễn biến hoà bình trên lĩnh vực văn hoá tư
tưởng.
-Hạn chế đến mức thấp nhất những ảnh hưởng của ý thức XH lạc hậu, những tàn dư của XH cũ và sự tác động của
mặt trái TKTT vào đời sống tinh thần.
-Nâng cao dân trí, tăng cường cho công tác khoa học…
Đối với LLCA: CANDVN là lực lượng vũ trang có nhiệm vụ bảo vệ Đảng, bảo vệ NN, bảo vệ chế độ chính trị,
phòng chống tội phạm và các hành vi vi phạm khác. Vì vậy trong nhận thức và hoạt động thực tiễn cần phải thấy rõ
vai trò, vị trí, ý nghĩa của TTXH và YTXH đối với sự phát triển của XH. Đồng thời thấy rõ đ ược sự tác động qua lại
lẫn nhau giữa hai mặt của đời sống vật chất và đời sống tinh thần của XH. Từ đó xây dựng lập trường bảo vệ TTXH,
bảo vệ phương thức sản xuất, xác định tư tưởng, hành động trung thành với CNMLN, tư tưởng HCM làm cho hệ tư
tưởng đó thực sự là nền tảng, kim chỉ nam cho nhận thức và hành động của mình. Bên cạnh đó, cần xây dựng cho
mình tinh thần đạo đức trong sạch, lành mạnh, văn minh, chống lại những thói hư tật xấu.
Trong công tác nghiệp vụ, tổ chức hướng dẫn, tuyên truyền, giáo dục đưa đường lối chính sách của Đảng, PL của
NN vào trong đời sống của nhân dân, nhằm nâng cao trình độ pháp luật cho nhân dân. Tiến hành đấu tranh bảo vệ
những giá trị truyền thống bản sắc văn hóa dân tộc, đặc biệt chống “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực văn hóa tư
tưởng cũng như những âm mưu và hành động phá hoại của những lực lượng thù địch với VN. Đấu tranh chống sự
thâm nhập của văn hóa đồi bại.
Do cuộc sống KTXH có những thay đổi cho nên đời sống tinh thần của XH hiện nay có cả tích cực lẫn tiêu cực.
Đặc biệt mặt trái của kinh tế thị trường ảnh hưởng đến văn hóa lối sống của một bộ phận dân cư, vì vậy đòi hỏi lực
lượng thực thi pháp luật phải tăng cường đấu tranh trên lĩnh vực văn hóa lối sống… Nhằm góp phần bảo vệ môi
trường văn hóa trong sạch, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng của YTXH cũ lạc
hậu và những tiêu cực nảy sinh của mặt trái cơ chế thị trường.
Trong quá trình CNH - HĐH nảy sinh vấn đề môi trường cần quan tâm. Vì vậy LLCA cần phải đấu tranh chống
lại các hành vi làm xâm hại đến môi trường. Bên cạnh đó phải quản lý tốt sự di dân tự do lao động trong các vùng,
các miền.
Cần tham gia tích cực vào cuộc đấu tranh nhằm bảo vệ sự phát triển nền văn hóa mới, con người mới XHCN
54
Caâu 11: Moái quan heä giöõa vaät chaát vaø yù thöùc.
Quan heä giöõa VC vaø YT laø vaán ñeà cô baûn cuûa caùc tröôøng phaùi trieát hoïc, moïi tröôøng phaùi TH ñeàu
taäp trung giaûi quyeát, tuy nhieân moãi tröôøng phaùi khaùc nhau thì coù caùch lyù giaûi khaùc nhau.
Theo quan ñieåm duy taâm cho raèng yù thöùc tinh thaàn laø caùi coù tröôùc, giöõ vai troø quyeát ñònh ñoái vôùi
vaät chaát.
Quan ñieåm nhò nguyeân luaän thì cho raèng caû VC vaø YT ñeàu song song toàn taïi, khoâng coù caùi naøo giöõ
vai troø quyeát ñònh vaø caû 2 ñeàu laø nhöõng nguyeân theå ñaàu tieân ñeå taïo neân theá giôùi.
Chæ ñeán trieát hoïc Mac-Leânin thì vaán ñeà naøy môùi ñöôïc giaûi quyeát 1 caùch trieät ñeå vaø coù caên cöù khoa
hoïc.
- “Vaät chaát laø moät phaïm truø trieát hoïc duøng ñeå chæ thöïc taïi khaùch quan ñöôïc ñem laïi cho con ngöôøi
trong caûm giaùc, ñöôïc caûm giaùc cuûa chuùng ta cheùp laïi, chuïp laïi, phaûn aùnh vaø toàn taïi khoâng leä thuoäc
vaøo caûm giaùc”.
Nhö vaäy, ñònh nghóa VC cuûa Leânin bao goàm nhöõng noäi dung cô baûn sau:
+ Vaät chaát laø caùi toàn taïi khaùch quan beân ngoaøi yù thöùc vaø khoâng phuï thuoäc vaøo yù thöùc, baát keå söï toàn
taïi aáy con ngöôøi ñaõ nhaän thöùc ñöôïc hay chöa nhaän thöùc ñöôïc.
+ Vaät chaát laø caùi gaây neân caûm giaùc ôû con ngöôøi khi tröïc tieáp hay giaùn tieáp taùc ñoäng leân caùc giaùc
quan cuûa con ngöôøi.
+ Caûm giaùc, tö duy, yù thöùc cuûa con ngöôøi chæ laø söï phaûn aùnh cuûa VC.
- YÙ thöùc laø söï phaûn aùnh hieän thöïc khaùch quan vaøo trong boä oùc con ngöôøi moät caùch naêng ñoäng,
saùng taïo; YT laø hình aûnh chuû quan cuûa theá giôùi khaùch quan.
+ Trieát hoïc Mac-Leânin thöøa nhaän caû VC vaø YT nhöng giöõa chuùng coù söï khaùc nhau mang tính
ñoäc laäp. YÙ thöùc laø caùi phaûn aùnh, coøn VC laø caùi ñöôïc phaûn aùnh. Caùi ñöôïc phaûn aùnh toàn taïi khaùch quan,
ôû beân ngoaøi vaø ñoäc laäp vôùi caùi phaûn aùnh töùc laø YT. Coøn caùi phaûn aùnh- yù thöùc- chæ toàn taïi trong boä oùc
ngöôøi, laø hình aûnh chuû quan cuûa theá giôùi khaùch quan, laáy caùi khaùch quan laøm tieàn ñeà, bò caùi khaùch
quan qui ñònh, noù khoâng coù tính vaät chaát. Vì vaäy, khoâng theå ñoàng nhaát, hoaëc taùch rôøi caùi ñöôïc phaûn
aùnh vôùi caùi phaûn aùnh. Neáu coi YT laø hieän töôïng VC thì seõ laãn loän giöõa caùi ñöôïc phaûn aùnh vôùi caùi
phaûn aùnh- töùc laø laãn loän giöõa VC vaø YT.
+ YT laø cuûa con ngöôøi, maø con ngöôøi laø moät thöïc theå XH naêng ñoäng saùng taïo. YT hình thaønh
trong quaù trình con ngöôøi hoaït ñoäng caûi taïo theá giôùi, cho neân YT con ngöôøi mang tính naêng ñoäng, saùng
taïo laïi hieän thöïc theo nhu caàu thöïc tieãn XH.
+ Tính saùng taïo cuûa yù thöùc theå hieän ra raát phong phuù. Treân cô sôû nhöõng caùi ñaõ coù tröôùc, YT coù
khaû naêng taïo ra tri thöùc môùi veà söï vaät, töôûng töôïng ra caùi voán khoâng coù trong thöïc teá, coù theå tieân ñoaùn
vaø döï baùo töông lai, coù theå xaây döïng neân nhöõng giaû thuyeát, lyù thuyeát khoa hoïc heát söùc tröùu töôïng vaø
khaùi quaùt cao.
Trong moái quan heä giöõa VC vaø YT thì VC coù tröôùc, YT coù sau, VC laø nguoàn goác cuûa YT, quyeát
ñònh YT, song YT coù theå taùc ñoäng trôû laïi VC thoâng qua hoaït ñoäng thöïc tieãn cuûa con ngöôøi.
* Thöù nhaát: VC coù tröôùc, YT coù sau, VC laø nguoàn goác cuûa YT, quyeát ñònh YT
- Xeùt veà maët thôøi gian, VC laø caùi coù tröôùc, laø caùi voâ cuøng voâ taän, khoâng coù ñieåm khôûi ñaàu vaø cuõng
khoâng coù ñieåm keát thuùc. Coøn YT laø caùi coù sau, noù xuaát hieän cuøng vôùi söï xuaát hieän cuûa con ngöôøi, loaøi
ngöôøi vaø noù laø keát quaû töø söï tieán hoùa laâu daøi cuûa loaøi ngöôøi, cuûa nhöõng hoaït ñoäng cuûa con ngöôøi. Caùi
coù sau khoâng theå sinh ra caùi coù tröôùc noù ñöôïc. YT khoâng theå sinh ra VC ñöôïc.
- Veà maët nguoàn goác hình thaønh: VC khoâng do ai saùng taïo ra vaø khoâng theå bò maát ñi, coù nguoàn goác
töø baûn thaân noù. Coøn YT thì söï xuaát hieän cuûa noù coù nguoàn goác töï nhieân vaø XH, nhöõng nguoàn goác naøy
coù lieân quan, gaén boù chaët cheõ vôùi TGVC, ñoù laø boä oùc ngöôøi cuøng vôùi theá giôùi beân ngoaøi taùc ñoäng leân
boä oùc thoâng qua lao ñoäng, ngoân ngöõ vaø caùc quan heä xaõ hoäi cuûa con ngöôøi.
- Xeùt veà maët noäi dung: YT chæ laø caùi phaûn aùnh, coøn TGVC laø caùi ñöôïc phaûn aùnh. Ñöông nhieân, neáu
khoâng coù caùi ñöôïc phaûn aùnh- töùc laø TGVC- thì seõ chaúng coù ñöôïc moät hình aûnh naøo ñoù veà noù. Noäi
55
dung cuûa yù thöùc laø nhöõng tri thöùc cuûa con ngöôøi veà TGVC ôû xung quanh hoï, nhöõng tri thöùc ñoù cuõng
ñöôïc con ngöôøi tích luõy töø trong hoaït ñoäng vaät chaát cuûa chính hoï.
- Xeùt veà söï vaän ñoäng, bieán ñoåi vaø phaùt trieån cuûa yù thöùc : söï phaùt trieån cuûa tö duy, cuûa yù thöùc con
ngöôøi phuï thuoäc vaøo söï phaùt trieån cuûa hoaït ñoäng thöïc tieãn cuûa con ngöôøi trong quaù trình hoaït ñoäng caûi
taïo TGVC. Trình ñoä nhaän thöùc cuûa con ngöôøi phuï thuoäc vaøo trình ñoä hoaït ñoäng chinh phuïc töï nhieân,
caûi taïo XH cuûa chính con ngöôøi. Khi TGVC vaø cuoäc soáng XH coù nhöõng bieán ñoåi thì ñieàu ñoù sôùm
muoän cuõng daãn ñeán söï bieán ñoåi, söï phaùt trieån trong tö duy, yù thöùc con ngöôøi.
Nhö vaäy, xeùt caû veà maët thôøi gian, nguoàn goác hình thaønh, veà maët noäi dung cuõng nhö veà söï vaän
ñoäng bieán ñoåi vaø phaùt trieån cuûa yù thöùc cho thaáy: VC luoân laø tính thöù nhaát, YT luoân laø tính thöù hai, VC
bao giôø cuõng quyeát ñònh YT.
* Thöù hai: YT coù theå taùc ñoäng trôû laïi VC thoâng qua hoaït ñoäng thöïc tieãn cuûa con ngöôøi.
- Sau khi ñöôïc hình thaønh thì YT coù tính ñoäc laäp töông ñoái cuûa mình. Baûn thaân YT töï noù khoâng
tröïc tieáp laøm thay ñoåi ñöôïc gì ñoái vôùi TGVC. Tuy nhieân thoâng qua hoaït ñoäng thöïc tieãn cuûa con ngöôøi,
YT coù theå taùc ñoäng trôû laïi VC. Treân cô sôû nhaän thöùc ñuùng ñaén baûn chaát, quy luaät vaän ñoäng cuûa söï vaät,
con ngöôøi löïa choïn nhöõng phöông phaùp, phöông tieän, coâng cuï ñeå taùc ñoäng vaøo hieän thöïc khaùch quan
nhaèm thöïc hieän muïc ñích cuûa mình. Thöïc chaát, ñoù chính laø quaù trình hieän thöïc hoùa tö töôûng, thoâng
qua hoaït ñoäng thöïc tieãn bieán caùi quan nieäm thaønh caùi thöïc taïi, bieán caùc yù töôûng phi VC trong tö duy
thaønh caùc daïng vaät chaát cuï theå, hieän thöïc.
- Söï taùc ñoäng trôû laïi cuûa YT ñoái vôùi TGVC dieãn ra theo caû 2 chieàu höôùng:
+ Nhöõng yù thöùc ñuùng ñaén, khoa hoïc vaø caùch maïng phaûn aùnh ñuùng baûn chaát, quy luaät vaän ñoäng cuûa
TGVC seõ coù taùc ñoäng tích cöïc thuùc ñaåy söï vaän ñoäng, phaùt trieån cuûa TGVC.
+ Nhöõng yù thöùc, tö töôûng phaûn khoa hoïc, phaûn aùnh xuyeân taïc baûn chaát, quy luaät vaän ñoäng theá giôùi
khaùch quan seõ coù taùc ñoäng tieâu cöïc, kìm haõm söï phaùt trieån cuûa TGVC.
Söï taùc ñoäng trôû laïi cuûa YT ñoái vôùi VC bao giôø cuõng dieãn ra treân cô sôû VC laø tính thöù nhaát, YT laø
tính thöù hai. Trong baát kyø tröôøng hôïp naøo YT cuõng chæ laø söï phaûn aùnh TGVC vaø saùng taïo cuûa YT laø
söï saùng taïo cuûa phaûn aùnh, trong khuoân khoå cuûa söï phaûn aùnh.
YÙ nghóa phöông phaùp luaän:
- Trong nhaän thöùc vaø hoaït ñoäng thöïc tieãn phaûi xuaát phaùt töø thöïc teá khaùch quan, toân troïng thöïc teá
khaùch quan vaø laáy noù laøm caên cöù, cô sôû cho vieäc hoaïch ñònh moïi chuû tröông, chính saùch.
- Toân troïng khaùch quan laø toân troïng tính khaùch quan cuûa VC, cuûa caùc quy luaät töï nhieân vaø XH.
Ñieàu naøy ñoøi hoûi trong hoaït ñoäng nhaän thöùc vaø hoaït ñoäng thöïc tieãn con ngöôøi phaûi xuaát phaùt töø thöïc
teá khaùch quan, laáy thöïc teá khaùch quan laøm caên cöù cho moïi hoaït ñoäng cuûa mình.
Leânin ñaõ nhaán maïnh: ”Khoâng ñöôïc laáy yù muoán chuû quan cuûa mình laøm chính saùch, khoâng ñöôïc laáy
tình caûm laøm ñieåm xuaát phaùt cho chieán löôïc vaø saùch löôïc cuûa caùch maïng. Neáu chæ xuaát phaùt töø yù muoán
chuû quan, laáy yù chí aùp ñaët cho thöïc teá, laáy aûo töôûng thay cho hieän thöïc thì seõ maéc phaûi beänh chuû quan
duy yù chí”.
- Phaùt huy tính naêng ñoäng chuû quan töùc laø phaùt huy vai troø tích cöïc cuûa yù thöùc, vai troø tích cöïc cuûa
nhaân toá con ngöôøi. YT muoán taùc ñoäng trôû laïi ñôøi soáng hieän thöïc phaûi baèng löïc löôïng VC, nghóa laø
phaûi ñöôïc con ngöôøi thöïc hieän trong thöïc tieãn, baét ñaàu töø khaâu nhaän thöùc cho ñöôïc caùc quy luaät khaùch
quan, bieát vaän duïng ñuùng ñaén quy luaät khaùch quan, xaùc ñònh ñuùng ñaén muïc tieâu vaø ñeà ra phöông
höôùng hoaït ñoäng phuø hôïp, xaùc ñònh caùc bieän phaùp toå chöùc thöïc hieän caùc hoaït ñoäng thöïc tieãn. Cuoái
cuøng, baèng söï noå löïc vaø yù chí maïnh meõ cuûa mình, con ngöôøi coù theå thöïc hieän ñöôïc muïc tieâu ñeà ra. ÔÛ
ñaây yù thöùc, tö töôûng ñuùng laø chìa khoùa cuûa thaønh coâng vaø ngöôïc laïi, con ngöôøi coù theå hoaït ñoäng sai,
thaát baïi neáu YT phaûn aùnh sai TG khaùch quan.
Vì vaäy, phaûi phaùt huy tính naêng ñoäng, saùng taïo cuûa YT, phaùt huy vai troø nhaân toá con ngöôøi ñeå
taùc ñoäng caûi taïo TG khaùch quan; ñoàng thôøi phaûi khaéc phuïc beänh baûo thuû trì treä, thaùi ñoä tieâu cöïc, thuï
ñoäng, yû laïi, ngoài chôø trong quaù trình ñoåi môùi hieän nay.
Thöïc teá ôû Vieät Nam tröôùc thôøi lyø ñoåi môùi chuùng ta cuõng phaïm phaûi sai laàm chuû quan duy yù chí.
Taïi Ñaïi hoäi Ñaûng CSVN ñaõ ruùt ra baøi hoïc:” Ñaûng ñaõ phaïm phaûi sai laàm duy yù chí, vi phaïm quy luaät
56
khaùch quan” vaø Ñaïi hoäi VII ruùt ra baøi hoïc:” Moïi ñöôøng loái, chuû tröông cuûa Ñaûng phaûi xuaát phaùt töø
thöïc teá, toân troïng quy luaät khaùch quan”.
Ñeán Ñaïi hoäi IX, moät trong nhöõng baøi hoïc ruùt ra sau 15 naêm tieán haønh ñoåi môùi laø ñoåi môùi phaûi phuø
hôïp vôùi thöïc tieãn vaø luoân luoân saùng taïo.
- Phaùt huy tính naêng ñoäng saùng taïo cuûa yù thöùc, tính tích cöïc, chuû ñoäng trong hoaït ñoäng caûi taïo theá
giôùi khaùch quan cuûa con ngöôøi. Vai troø tích cöïc cuûa yù thöùc, tö töôûng khoâng phaûi laø ôû choã noù tröïc tieáp
taïo ra hay laøm thay ñoåi theá giôùi vaät chaát maø laø nhaän thöùc ñuùng ñaén theá giôùi khaùch quan. Töø ñoù hình
thaønh ôû con ngöôøi muïc ñích, phöông höôùng, yù chí, phöông phaùp… (Boå sung) … Con ngöôøi caøng phaûn
aùnh chính xaùc, ñaày ñuû theá giôùi khaùch quan thì hoaït ñoäng caûi taïo theá giôùi khaùch quan cuûa hoï caøng coù
hieäu quaû. Vì vaäy phaùt huy tính naêng ñoäng, saùng taïo cuûa yù thöùc, phaùt huy vai troø nhaân toá con ngöôøi laø
vaán ñeà coù yù nghóa quyeát ñònh ñeán söï thaønh coâng hay thaát baïi cuûa söï nghieäp caùch maïng.
Taïi Ñaïi hoäi VIII, Ñaûng CSVN ñaõ khaúng ñònh:” Trong thôøi kyø ñoåi môùi phaûi laáy vieäc phaùt huy
nguoàn löïc con ngöôøi laøm yeáu toá cô baûn cho söï phaùt trieån maïnh vaø beàn vöõng”.
Ñeán Ñaïi hoäi IX, Ñaûng CSVN moät laàn nöõa khaúng ñònh:” Phaùt huy nguoàn löïc trí tueä vaø söùc maïnh
tinh thaàn cuûa ngöôøi Vieät Nam, coi phaùt trieån giaùo duïc vaø ñaøo taïo, khoa hoïc vaø coâng ngheä laø neàn taûng
vaø ñoäng löïc cuûa söï nghieäp coâng nghieäp hoùa, hieän ñaïi hoùa. Phaùt huy nguoàn löïc con ngöôøi laø yeáu toá cô
baûn ñeå phaùt trieån XH, taêng tröôûng kinh teá nhanh vaø beàn vöõng”.
- Töø lyù luaän cuûa chuû nghóa Mac-Leânin vaø töø kinh nghieäm thaønh coâng vaø thaát baïi trong quaù trình
laõnh ñaïo caùch maïng, ÑCSVN ñaõ ruùt ra baøi hoïc quan troïng laø: ”Moïi ñöôøng loái, chuû tröông cuûa Ñaûng
phaûi xuaát phaùt töø thöïc teá, toân troïng quy luaät khaùch quan”.
Ñaát nöôùc ta ñang böôùc vaøo thôøi kyø ñaåy maïnh CNH-HÑH, Ñaûng chuû tröông: “huy ñoäng ngaøy
caøng cao moïi nguoàn löïc caû trong vaø ngoaøi nöôùc, ñaëc bieät laø nguoàn löïc cuûa daân vaøo coâng cuoäc phaùt
trieån ñaát nöôùc”, muoán vaäy phaûi “naâng cao naêng löïc laõnh ñaïo vaø söùc chieán ñaáu cuûa Ñaûng, phaùt huy söùc
maïnh toaøn daân toäc, ñaåy maïnh toaøn dieän coâng cuoäc ñoåi môùi, sôùm ñöa ñaát nöôùc ta ra khoûi tình traïng keùm
phaùt trieån, thöïc hieän “daân giaøu, nöôùc maïnh, XH coâng baèng, daân chuû, vaên minh””.
57
Câu 12: Quan niệm về con người trong triết học Mác phương pháp luận đối với quá trình xây
dựng con người mới nói chung và xây dựng con người trong ngành công an nói riêng?
1. Quan niệm về con người trong triết học trước Mác:
a. Quan điểm của chủ nghĩa duy tâm:
Xem bản chất con người ở ngoài con người, hướng con người tới thế giới thần linh, tuyệt đối hoá con
người YT, trừu tượng.
+ Khổng Tử cho bản chất con người do “thiên mệnh” chi phối quyết định.
+ Mạnh Tử quy tính thiện của con người vào năng lực bẩm sinh, do ảnh hưởng của xã hội mà con người
bị nhiễm tính xấu.
+ Tuân Tử cho rằng bản chất con người là tính ác, nhưng có thể cải biến được, con người phải chống lại
cái ác thì mới tốt được.
b. Quan điểm của chủ nghĩa duy vật siêu hình:
- Dừng lại ở con người sinh học.
- Con người trừu tượng, bất biến, phi lịch sử, họ lại không thấy mặt xã hội của con người, không thấy
được mối quan hệ biện chứng giữa con người và giới tự nhiên.
2. Quan điểm triết học Mác – Lênin về bản chất con người.
a. Con người là một thực thể thống nhất giữa mặt sinh vật với mặt xã hội:
- Về mặt sinh học: Con người là sản phẩm phát triển rất lâu dài của thế giới VC; là một động vật cao cấp
có đầy đủ những bản năng của động vật và chịu sự chi phối của các quy luật tự nhiên.
+ Tiền đề VC đầu tiên quy định sự tồn tại của con người là sản phẩm của thế giới tự nhiên. Con người tự
nhiên là con người mang tất cả bản tính sinh học, tính loài. Vì vậy, giới tự nhiên là “thân thể vô cơ của
con người”.
+ Con người là động vật cao cấp, là tinh hoa của muôn loài, con người là sản phẩm của quá trình phát
triển hết sức lâu dài của giới tự nhiên. Con người phải tìm kiếm mọi điều kiện cần thiết cho sự tồn tại
trong đời sống tự nhiên như thức ăn, nước uống, hang động đẻ ở. Các giai đoạn mang tính sinh học mà
con người trải qua từ sinh thành, phát triển đến mất đi; đã quy định bản tính sinh học trong đời sống con
người.
+ Con người là một tồn tại sinh vật biểu hiện ở trong những cá nhân con người sống. Đó là tổ chức cơ
thể của con người và là mối quan hệ giữa con người đối với tự nhiên. Yếu tố sinh học trong con người là
điều kiện đầu tiên quy định sự tồn tại của họ, con người là bộ phận của giới tự nhiên và giới tự nhiên trở
thành thân thể vô cơ của con người.
- Mặt xã hội: Con người biết lao động và có ngôn ngữ; chịu sự chi phối của các quy luật của xã hội; luôn
tự YT, tự đánh giá, tự điều chỉnh mọi hành vi của mình phù hợp với chuẩn mực xã hội.
+ Mặt tự nhiên không phải là yếu tố duy nhất quy định bản chất con người. Cái cơ bản để nói lên sự
khác biệt giữa con người với con vật là ở mặt XH.
+ Hoạt động đặc trưng của con người trước hết là hoạt động lao động sản xuất ra của cải VC, hoạt động
này đã thể hiện rõ tính XH của con người. Thông qua hoạt động đó con người đã sáng tạo ra những của
cải VC và tinh thần phục vụ cho đời sống của mình. Từ lao động hình thành và phát triển ngôn ngữ, tư
duy, xác lập những quan hệ XH trong giao tiếp. Do đó lao động là yếu tố quyết định cho việc hình thành
bản chất XH và con người, đồng thời là yếu tố cơ bản cho việc hình thành nhân cách của cá nhân trong
công đồng XH.
Mác và Ănghen từng nhấn mạnh: Bản thân con người bắt đầu bằng sự tự phân biệt mình với súc vật
ngay từ khi con người bắt đầu sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt cho mình. Con vật chỉ tái sản xuất ra
bản thân chúng, còn con người sản xuất ra toàn bộ giới tự nhiên.
+ Quá trình hình thành phát triển của con người luôn luôn bị quyết định bởi ba hệ thống quy luật: Hệ
thống các quy luật tự nhiên quy định phương diện sinh học của con người; hệ thống các quy luật tâm lí
YT quy định phương diện đời sống tình cảm ý chí và YT của con người; hệ thống các quy luật XH quy
định quan hệ XH giữa con người với con người.
- Mặt sinh học và mặt xã hội thống nhất với nhau:
+ Mối quan hệ giữa 2 mặt đó tạo thành cơ sở để hình thành một hệ thống những nhu cầu về ăn mặc ở,
nhu cầu tình cảm, thẩm mỹ, nhu cầu được hưởng thụ những giá trị VH.
+ Trong 2 mặt đó mặt sinh học là cơ sở tất yếu tự nhiên, còn mặt XH là đặc trưng bản chất để phân biệt
người với vật. Những nhu cầu sinh học phải được nhân tính hóa để mang giá trị văn minh. Và đến lượt
mình nhu cầu XH không thóa ly khỏi tiền đề của nhu cầu sinh học.
58
b. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa của các mối quan hệ xã hội.
Các Mác đã nêu: “Bản chất con người không phải là một cái trừu tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt.
Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà những quan hệ xã hội.”
- Bản chất của con người chỉ hình thành trong các mối quan hệ xã hội và bộc lộ toàn bộ bản chất xã hội
của mình.
+ Bản chất con người được hình thành trong những điều kiện hoàn cảnh xác định, không có con người
trừu tượng phi lịch sử, thoát ly mọi điều kiện hoàn cảnh cụ thể. Ngược lại, nói đến con người là con
người cụ thể, xác định, sống trong môi trường, thời đại nhất định và chính trong những điều kiện xác
thực đó, bằng những hoạt động thực tiễn của mình, con người tạo ra những giá trị VC, tinh thần để tồn tại
và phát triển cả về thể chất và trí tuệ.
+ Chỉ trong những mối quan hệ XH như giai cấp, dân tộc thời đại, chính trị, KT … thì bản chất con
người mới được hình thành và bộc lộ ra.
+ Quan hệ xã hội thay đổi thì bản chất cũng thay đổi theo:
- Bản chất con người hình thành trong các mối quan hệ xã hội nhưng phải dựa trên nền tảng sinh học
của nó.
+ Bản chất con người được hình thành như một quá trình không chỉ qua một lần đã là hoàn thiện và
trong những quan hệ XH tác động đến con người thì quan hệ KT, lợi ích có ảnh hưởng mạnh mẽ.
+- Bản chất con người là tổng hòa các mối quan hệ XH có thể có ở con người. Trong đó có cả những
mối quan hệ XH thuộc về truyền thống, lịch sử. Việc khẳng định bản chất XH của con người, điều đó
không có nghĩa là xem nhẹ, là phủ nhận mặt tự nhiên của con người mà trái lại, nó chỉ nhằm nhấn mạnh
sự phân biệt giữa con người với thế giới loài vật.
+ Nói đến bản chất con người là nói đến cái phổ biến cái mang tính quy luật. Nó không phải là cái duy
nhất trong con người. Trong bản chất ở con người còn có những cái không phải bản chất như là yếu tố
di truyền đặc điểm về gien, cấu trúc cơ thể… những cái đơn nhất từng cá thể đó làm nên sự phong phú và
đa dạng của các cá nhân; cả về phong cách, nhu cầu, lội ích trong XH.
c. Con người là chủ thể và là sản phẩm của lịch sử:
- Con người với tư cách là thực thể xã hội luôn hoạt động thực tiễn nhằm cải tạo thế giới, thúc đẩy xã
hội phát triển.
+ Con người là sản phẩm của lịch sử: không có thế giới tự nhiên, không có lịch sử XH thì không tồn tại
con người.
+ Con người là chủ thể của lịch sử: Mác đã khẳng định: “chính con người đã làm thay đổi hoàn cảnh”.
Anghen cũng so sánh: “thú vật cũng có một lịch sử phát triển dần dần của chúng nhưng lịch sử ấy không
phải do chúng tạo ra. Ngược lại con người càng cách xa con vật bao nhiêu thì con người lại càng tự mình
làm ra của mình một cách có YT bấy nhiêu.”
- Con người không những làm biến đổi thế giới mà còn sáng tạo ra chính bản thân con người.
+ Con người tác động vào giới tự nhiên, cải biến thế giới tự nhiên, đồng thời thúc đẩy sự vận động phát
triển của lịch sử xã hội. Thế giới loài vật dựa vào những điều kiện có sẵn trong tự nhiên. Con người thông
qua hoạt động thực tiễn của mình để làm phong phú thêm thế giới tự nhiên, tái tạo lạo một tự nhiên thứ
hai theo mục đích của mình.
+ Trong quá trình cải biến tự nhiên, con người cũng làm ra lịch sử của mình. Hoạt động sản xuất vừa là
điều kiện cho sự tồn tại của con người, vừa là phương thức để làm biến đổi đời sống và bộ mặt xã hội.
Trên cơ sở nắm bắt quy luật của lịch sử xã hội, con người thông qua hoạt động VC và tinh thần thúc đẩy
xã hội phát triển từ thấp đến cao, phù hợp với mục tiêu và nhu cầu do con người đặt ra.
3. Ý nghĩa về mặt phương pháp luận:
a. Muốn có CHXH trước hết cần phải có con người XHCN:
- Con người là mục tiêu, chủ thể, động lực của cách mạng xã hội.
- Nhân tố con người, nguồn lực người là động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội cũng như quá trình
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đổi mới xã hội, là nguồn lực lớn nhất của sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện
đại hoá đất nước.
- Cách mạng XHCN là 1 cuộc cách mạng sâu sắc nhất, toàn diện nhất… đòi hỏi phải có con người mới
XHCN mới xây dựng được xã hội mới hơn hắn so với Chủ nghĩa tư bản về nhân đạo và dân chủ.
- Con người mới XHCN là sản phẩm của của quá trình xây dựng CNXH.
+ Con người, hạnh phúc, đời sống con người là mục đích, mục tiêu của CNXH.
+ Chính quá trình xây dựng CNXH con người biến đổi, hoàn thiện mình và thực hiện hạnh phúc của
mình.
59
+ Trong thời đại ngày nay, nước giàu hay nghèo không phải chỉ là tài nguyên, vốn mà cái chủ yếu là khả
năng phát huy, khai thác tiềm năng sáng tạo của con người trong xã hội.
b. Cần tạo hoàn cảnh để hình thành, phát triển hoặc thay đổi bản chất con người:
- Để hình thành và phát triển bản chất con nguời theo hướng tích cực, cần tạo hoàn cảnh, môi trường tự
nhiên, môi trường XH tốt đẹp cho con người.
- Để thay đổi bản chất con người cần thay đổi hoàn cảnh, tạo điều kiện cho họ tham gia vào những hoạt
động thực tiễn.
- Khi đánh giá về bản chất con người cần thận trọng và toàn diện. Để phát hiện bản chất con người, đối
tượng, cần thu thập xử lí thông qua QHXH, cách ứng xử, cách xử lí của con người, đối tượng đó. Qua các
MQH gia đình, bạn bè…
c. Những đặc trưng của con người mới hiện nay:
- Có tinh thần yêu nước, tự cường dân tộc phấn đấu vì độc lập dân tộc và CNXH.
- Có lối sống lành mạnh, nếp sống văn minh, cần kiệm, trưng thực, nhân nghĩa, tôn trọng kỷ cương phép
nước, quy ước của cộng đồng; có YT bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái.
- Lao động chăm chỉ với lương tâm nghề nghiệp, có ký thuật, sáng tạo, năng suất cao vì lợi ích của bản
thân, gia đình, tập thể và xã hội.
- Thường xuyên học tập, nâng cao hiểu biết, trình độ chuyên môn, trình độ thẩm mỹ và thể lực.
- ĐH IX khẳng định: xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, trí tuệ,
đạo đức, thể chất, năng lực sáng tạo, có YT cộng đồng, lòng nhân ái, khoan dung, tông trọng nghĩa tình,
lối sống có văn hóa, quan hệ hài hòa trong giai đoạn, cộng đồng và XH.
d. Về phương pháp tạo mô hình:
Không chỉ trong giáo dục đào tạo mà ngay cả trong thực tiễn đời sống hiện thực, trong sử dụng con
người.
e. Xây dựng con người mới trong công an:
- Xuất phát từ chức năng nhiệm vụ, đặc điểm công tác công an, cho nên xây dựng con người mới trong
công an phải theo những đức tính chung ( 5 đức tính chung trong nghị quyết trung ương 5 khoá 8 của Bộ
chính trị năm 1998).
- Những đức tính riêng:
+ Thấm nhuần và thực hiện nghiêm túc 6 điều Bác Hồ dạy lực lượng công an nhân dân.
+ Đặc biệt là rèn luyện lòng trung thành với Đảng, với chế độ.
+ Rèn luyện nhân cách: Đoàn kết, cảnh giác, không chủ quan, tự mãn.
+ Phải nắm vững đường lối của Đảng, Pháp luật của Nhà nước, gần gũi dựa vào nhân dân.
+ Ngày nay trong sự nghiệp CNH-HĐH càng đòi hỏi đạo đức làm gốc, trí tuệ, tài năng và sức khoẻ. Vì
vậy phải thường xuyên học tập, rèn luyện tu dưỡng.
+ Phát huy nguồn lực con người trong phong trào bảo vệ an ninh trật tự, chính trong lực lượng công an,
trong quần chúng nhân dân và trong lực lượng đặc biệt: đặc tình, cơ sở bí mật…
60
Caâu 12A: Ñònh nghóa vaät chaát cuûa Leâ nin.
VC vôùi tö caùch laø phaïm truø trieát hoïc ñaõ coù lòch söû khoaûng 2.500 naêm. Ngay töø luùc môùi ra ñôøi,
xung quanh phaïm truø VC ñaõ dieãn ra cuoäc ñaáu tranh khoâng khoang nhöôïng giöõa CNDV vaø CNDT.
Theo quan ñieåm cuûa CNDT thì thöïc theå cuûa theá giôùi, cô sôû cuûa moïi toàn taïi laø 1 baûn nguyeân
tinh thaàn naøo ñoù, coù theå laø “yù chí cuûa Thöôïng ñeá” hay “yù nieäm tuyeät ñoái”,v.v.
Theo quan ñieåm cuûa CNDV thì thöïc theå cuûa theá giôùi laø VC, caùi toàn taïi 1 caùch vónh cöûu, taïo
neân moïi söï vaät, hieän töôïng cuøng vôùi nhöõng thuoäc tính cuûa chuùng.
Vaøo thôøi Coå ñaïi caùc nhaø trieát hoïc DV ñaõ ñoàng nhaát VC noùi chung vôùi nhöõng daïng cuï theå cuûa
noù, töùc laø nhöõng vaät theå höõu hình, caûm tính ñang toàn taïi ôû theá giôùi beân ngoaøi. Ñænh cao cuûa tö töôûng
DV coå ñaïi veà VC laø thuyeát nguyeân töû cuûa Lôxip vaø Ñeâmoâcrit. Nguyeân töû laø nhöõng phaàn töû cöïc nhoû,
cöùng, khoâng theå xaâm nhaäp ñöôïc, khoâng caûm giaùc ñöôïc nhöng coù theå nhaän bieát ñöôïc baèng tö duy.
Keá thöøa quan ñieåm luaän coå ñaïi, caùc nhaø trieát hoïc DV caän ñaïi vaãn coi nguyeân töû laø phaàn töû nhoû
nhaát khoâng theå phaân chia ñöôïc, taùch rôøi nguyeân töû vôùi vaän ñoäng, khoâng gian vaø thôøi gian…
Cuoái TK19 ñaàu TK20, khoa hoïc töï nhieân coù nhöõng phaùt minh môùi nhö: naêm 1895 Rônghen
phaùt hieän ra tia X, moät loaïi soùng ñieän töø coù khaû naêng xuyeân thaáu qua caùc vaät theå; naêm 1896, Beùcôren
phaùt hieän ra hieän töôïng phoùng xaï; naêm 1897 Toâmxôn phaùt hieän ra ñieän töû vaø chöùng minh ñöôïc raèng
ñieän töû laø yeáu toá caáu thaønh neân nguyeân töû ; naêm 1901 Kaufman ñaõ chöùng minh ñöôïc khoái löôïng cuûa
ñieän töû khoâng phaûi laø moät ñaïi löôïng tónh baát bieán maø thay ñoåi theo toác ñoä vaän ñoäng cuûa ñieän töû.
Vôùi nhöõng phaùt minh khoa hoïc treân, nhöõng quan nieäm sieâu hình veà VC, veà giôùi haïn toät cuøng
cuûa VC laø nguyeân töû hoaëc khoái löôïng ñaõ bò baùc boû. Nhöng vaán ñeà laø ôû choã, trong nhaän thöùc luùc ñoù,
caùc haït ñieän tích vaø tröôøng ñieän töø ñöôïc coi laø caùi gì ñoù phi VC. Ñaây chính laø maûnh ñaát ñeå CNDT lôïi
duïng. Nhöõng ngöôøi theo CNDT cho raèng “vaät chaát” cuûa CNDV ñaõ bieán maát, neàn taûng cuûa CNDV ñaõ
suïp ñoå.
Söï phaùt trieån cuûa khoa hoïc vaø cuoäc ñaáu tranh choáng CNDT ñoøi hoûi caùc nhaø duy vaät phaûi coù
quan ñieåm ñuùng ñaén hôn veà VC.
Keá thöøa tö töôûng cuûa C. Maùc vaø Ph. AÊngghen; toång keát nhöõng thaønh töïu khoa hoïc töï nhieân
cuoái TK XIX ñaàu TK XX vaø töø nhu caàu ñaáu tranh choáng CNDT, Leânin ñaõ vieát taùc phaåm “CNDV vaø
chuû nghóa kinh nghieäm pheâ phaùn”, trong ñoù ñöa ra moät ñònh nghóa hoaøn chænh veà VC:
“Vaät chaát laø moät phaïm truø trieát hoïc duøng ñeå chæ thöïc taïi khaùch quan ñöôïc ñem laïi cho con ngöôøi
trong caûm giaùc, ñöôïc caûm giaùc cuûa chuùng ta cheùp laïi, chuïp laïi, phaûn aùnh vaø toàn taïi khoâng leä thuoäc vaøo
caûm giaùc”.
ÔÛ ñònh nghóa treân, Leânin phaân bieät 2 vaán ñeà quan troïng:
Thöù nhaát laø phaân bieät VC vôùi tö caùch laø phaïm truø trieát hoïc vôùi caùc quan nieäm cuûa KH töï nhieân
veà caáu taïo vaø nhöõng thuoäc tính cuï theå cuûa caùc ñoái töôïng, caùc daïng VC khaùc nhau. VC vôùi tö caùch laø
phaïm truø trieát hoïc duøng chæ VC noùi chung, voâ haïn, voâ taän, khoâng sinh ra, khoâng maát ñi; coøn caùc ñoái
töôïng, caùc daïng VC khoa hoïc cuï theå nghieân cöùu ñeàu coù giôùi haïn, coù sinh ra vaø maát ñi ñeå chuyeån hoùa
thaønh caùi khaùc. Vì vaäy, khoâng theå qui VC noùi chung veà vaät theå hay nhöõng daïng cuï theå cuûa VC nhö
caùc nhaø DV trong lòch söû coå ñaïi, caän ñaïi ñaõ laøm.
Thöù hai laø trong nhaän thöùc luaän, ñaëc tröng quan troïng nhaát ñeå nhaän bieát VC chính laø thuoäc tính
khaùch quan. Khaùch quan, coù nghóa laø caùi ñang toàn taïi ñoäc laäp vôùi loaøi ngöôøi vaø vôùi caûm giaùc cuûa con
ngöôøi. Trong ñôøi soáng XH, vaät chaát chính laø toàn taïi XH khoâng phuï thuoäc vaøo yù thöùc XH cuûa con
ngöôøi. Veà maët nhaän thöùc luaän, k/n VC ñöôïc hieåu laø “thöïc taïi khaùch quan toàn taïi ñoäc laäp vôùi yù thöùc
con ngöôøi vaø ñöôïc yù thöùc con ngöôøi phaûn aùnh”.
b) Nhöõng noäi dung cô baûn trong ñònh nghóa vaät chaát cuûa Leânin:
- Vaät chaát laø moät phaïm truø trieát hoïc: ñieàu naøy ñeå phaân bieät vaät chaát vôùi caùc vaät theå khaùc. Vaät
chaát laø ñoái töôïng nghieân cöùu cuûa khoa hoïc Trieát hoïc, noù caàn ñöôïc nghieân cöùu vôùi phöôïng phaùp khaùi
quaùt hoùa, tröøu töôïng hoùa . Caùc vaät theå laø ñoái töôïng nghieân cöùu cuûa caùc khoa hoïc chuyeân ngaønh,
khoâng theå ñoàng nhaát vaät chaát vôùi vaät theå.
61
- Vaät chaát laø caùi toàn taïi khaùch quan ôû beân ngoaøi yù thöùc vaø khoâng phuï thuoäc vaøo yù thöùc, taát caû
nhöõng gì toàn taïi ôû beân ngoaøi khoâng phuï thuoäc vaøo yù thöùc ñeàu naèm trong phaïm truø vaät chaát. Ñaây chính
laø thuoäc tính cô baûn nhaát, chung nhaát cuûa vaät chaát, laø ñieåm chuû yeáu ñeå phaân bieät ñöôïc caùi gì thuoäc veà
vaät chaát vaø caùi gì khoâng thuoäc vaät chaát.
- Vaät chaát laø caùi gaây neân caûm giaùc ôû con ngöôøi khi baèng caùch naøo ñoù tröïc tieáp hay giaùn tieáp taùc
ñoäng vaøo caùc giaùc quan cuûa con ngöôøi. Ñieàu naøy khaúng ñònh tính coù theå nhaän bieát ñöôïc cuûa vaät chaát
vaø con ngöôøi thoâng qua caùc giaùc quan cuûa mình hoaøn toaøn coù theå nhaän thöùc ñöôïc theá giôùi xung quanh.
- Vaät chaát laø caùi maø caûm giaùc, tö duy, yù thöùc cuûa con ngöôøi chaúng qua laø caùi phaûn aùnh cuûa noù
maø thoâi. Ñieàu naøy khaúng ñònh trong quan heä vôùi yù thöùc thì vaät chaát giöõ vai troø quyeát ñònh, noù laø nguoàn
goác khaùch quan cuûa yù thöùc.
* Veà maët phöông phaùp maø Leânin ñaõ söû duïng ñeå ñònh nghóa khaùi nieäm vaät chaát :
Vaät chaát laø moät phaïm truø raát roäng, roäng ñeán cuøng cöïc vì vaäy khoâng theå söû duïng phöông phaùp
ñònh nghóa thoâng thöôøng, Leânin ñaõ söû duïng phöông phaùp ñònh nghóa khaùi nieäm thoâng qua maët ñoái laäp
vôùi chính noù, töùc laø oâng ñaõ ñònh nghóa vaät chaát baèng caùch ñoái laäp noù vôùi yù thöùc vaø ñònh nghóa khaùi
nieäm vaät chaát trong moái quan heä ñoái laäp ñoù. Leâninn ñaõ khaúng ñònh : “Vaät chaát khoâng laø caùi gì khaùc
hôn, laø thöïc taïi khaùch quan toàn taïi ñoäc laäp vôùi yù thöùc con ngöôøi, ñöôïc yù thöùc con ngöôøi phaûn aùnh”.
Caàn chuù yù raèng söï ñoái laäp giöõa vaät chaát vaø yù thöùc vöøa mang yù nghóa tuyeät ñoái vöøa mang yù
nghóa töông ñoái.
YÙ nghóa tuyeät ñoái laø treân phöông dieän nhaän thöùc luaän ñeå phaân ñònh veà nguyeân taéc: caùi gì laø vaät
chaát vaø caùi gì khoâng thuoäc veà vaät chaát.
YÙ nghóa töông ñoái laø giöõa vaät chaát vaø yù thöùc coù moái quan heä vôùi nhau, nguoàn goác ñeå hình thaønh
yù thöùc coù lieân quan maät thieát ñeán theá giôùi vaät chaát. Leânin ñaõ khaúng ñònh: “Dó nhieân, söï ñoái laäp giöõa
vaät chaát vaø yù thöùc coù yù nghóa heát söùc ñeïp trong vaán ñeà nhaän thöùc luaän cô baûn laø thöøa nhaän caùi gì coù
tröôùc caùi gì coù sau. Ngoaøi ra khoâng coøn nghi ngôø gì nöõa söï ñoái laäp ñoù chæ laø töông ñoái”.
c)YÙ nghóa khoa hoïc cuûa ñònh nghóa vaät chaát:
- ÑNVC cuûa LN ñaõ baùc boû thuyeát khoâng theå bieát ñoàng thôøi cuõng khaéc phuïc ñöôïc nhöõng khieám
khuyeát trong caùc quan ñieåm sieâu hình –maùy moùc veà VC.Khoâng coù 1 daïng cuï theå caûm tính naøo cuûa VC
laïi coù theå ñoàng nhaát hoaøn toaøn vôùi baûn thaân VC.VC phaûi ñöôïc hieåu laø taát caû nhöõng gì toàn taïi khaùch
quan beân ngoaøi yù thöùc, baát keå söï toàn taïi aáy con ngöôøi ñaõ nhaän thöùc ñöôïc hay chöa nhaän thöùc ñöôïc.
- Ñònh nghóa vaät chaát cuûa Leânin ñaõ khaéc phuïc ñöôïc nhöôïc ñieåm, khieám khuyeát trong quan nieäm
veà vaät chaát cuûa Chuû nghóa duy vaät tröôùc Maùc..
- Baûo veä chuû nghóa Maùc, ñaáu tranh choáng chuû nghóa duy taâm khaùch quan, chuû nghóa duy taâm
chuû quan cuøng nhöõng thuyeát khoâng theå bieát.
- Khaéc phuïc ñöôïc cuoäc khuûng hoaûng treân lónh vöïc vaät lyù hoïc, ñònh höôùng hoaït ñoäng cho caùc
nhaø khoa hoïc töï nhieân trong vieäc nghieân cöùu, tìm kieám, phaùt hieän caùc daïng, caùc hình thöùc môùi cuûa vaät
chaát.
- Xaùc ñònh roõ hôn caùc daïng cô baûn cuûa VC, ñaëc bieät laø daïng vaät chaát trong ñôøi soáng xaõ hoäi (Vaät
chaát ñöôïc theå hieän trong cuoäc soáng döôùi caùc daïng nhö : vaät theå, tröôøng-ñieän töø, toàn taïi xaõ hoäi).
- Trong vieäc nhaän thöùc caùc hieän töôïng thuoäc ñôøi soáng xaõ hoäi ,ÑN VC cuûa LN ñaõ cho pheùp xaùc
ñònh caùi gì laø VC trong lónh vöïc XH. Ñaây laø ñieàu maø caùc nhaø DV tröôùc Maùc chöa ñaït tôùi. ÑN cuûa LN
giuùp cho caùc nhaø khoa hoïc coù cô sôû lyù luaän ñeà giaûi thíchnhöõng nguyeân nhaân cuoái cuøng cuûa caùc bieán
coá XH, nhöõng N/ nhaân thuoäc veà söï vaän ñoäng cuûa phöông thöùc saûn xuaát.Treân cô sôû ñoù ngöôøi ta coù theå
tìm ra caùc phöông aùn toái öu ñeå hoaït ñoäng thuùc ñaåy Xh phaùt trieån.
Từ định nghĩa VC của Lê nin và sự khẳng định VC là cái có trước, ý thức là cái có sau, VC quyết định
ý thức. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam đã rút ra bài học quan trọng là
"Mọi đường lối, chủ trương của Đảng phải xuất phát từ thực tế, tôn trọng quy luật khách quan". Đất nước
ta đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa, Đảng chủ trương: "huy động ngày
càng cao mọi nguồn lực cả trong và ngoài nước, đặc biệt là nguồn lực của dân vào công cuộc phát triển
đất nước", muốn vậy phải "nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng phát huy sức mạnh
62
toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển,
thực hiện "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh".
Câu 12B. Nguồn gốc, bản chất và kết cấu của YT?
Trong lịch sử, vấn đề nguồn gốc, bản chất và vai trò của YT là trung tâm của cuộc đấu tranh giữa CNDV
và CNDT, xuất hiện nhiều quan niệm, quan điểm khác nhau khi nhìn nhận, đánh giá và giải quyết những
vấn đề về YT.
- YT là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, là sự phản ảnh của thế giới bên ngoài vào trong bộ
óc con người. YT có kết cấu phức tạp bao gồm nhiều thành tố có quan hệ chặt chẽ với nhau. Tùy theo góc
độ nghiên cứu có thể phân chia YT thành những kết cấu khác nhau.
+ Nếu tiếp cận từ góc độ yếu tố cấu thành thì YT gồm: tri thức, tình cảm và ý chí.
+ Nếu tiếp cận từ góc độ chiều sâu của thế giới nội tâm của con người (lát cắt chiều dọc) thì YT bao
gồm: tự YT, tiềm thức và vô thức.
Để hiểu rõ hơn về bản chất của YT trước tiên chúng ta đi vào tìm hiểu nguồn gốc của YT.
1. Nguồn gốc của YT: Dựa trên thành tựu của các ngành khoa học tự nhiên và XH, Triết học M-L
khẳng định YT được ra đời từ 2 nguồn gốc: nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc XH.
- Về nguồn gốc tự nhiên:
Dựa trên cơ sở những thành tựu của khoa học tự nhiên, đặc biệt là của sinh lí học thần kinh, Triết học
Mác xít cho rằng YT không phải có nguồn gốc siêu tự nhiên, cũng không phải là cái sinh ra VC mà nó chỉ
là kết quả của sự phát triển đến đỉnh cao của một thuộc tính phổ biến của VC, đó là thuộc tính phản ánh.
Phản ánh là sự tái tạo của những đặc điểm của một hệ thống VC này ở hệ thống VC khác trong quá trình
tác động qua lại của chúng. Phản ánh là một thuộc tính chung phổ biến của mọi dạng VC. Kết quả của sự
phản ánh tùy thuộc về cả 2 phía: vật tác động và vật nhận tác động. Trong đó, vật nhận tác động bao giờ
cũng mang thông tin của vật tác động. Đây là điều quan trọng để làm sáng tỏ nguồn gốc tự nhiên của YT,
của tri thức con người về thế gới bên ngoài.
Sự phản ánh của VC có quá trình phát triển từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, các đối tượng VC
càng ở bậc thang tiến hoá cao bao nhiên thì hình thức phản ánh của nó càng phức tạp bấy nhiêu. Hình
thức phản ánh đơn giản nhất, đặc trưng cho giới tự nhiên vô cơ là phản ánh vật lí, hóa học mang tính chất
thụ động chưa có sự định hướng. Trong giới tự nhiên hữu sinh có sự phản ánh sinh học với các hình thức
như tính kích thích, tính cảm ứng, phản xạ. Đến động vật cao cấp thì sự phản ánh đạt đến trình độ tâm lí
động vật. Tuy nhiên, đó chưa phải là YT. Chỉ đến con người thì pÁ mới đạt tới trình độ chủ động sáng tạo
lại tgiới. Vì vậy sự xuất hiện của YT là kết quả lâu dài của tồn tại tính pÁ của VC. Nội dung của nó là
thông tin về tgiới bên ngoài tác động vào bộ óc con người, không có sự tác động lên bộ não thì không thể
có hoạt động YT. YT là hình thức cao nhất của sự phản ánh thế giới hiện thực và chỉ nảy sinh ở sự phát
triển cao của thế giới VC cùng với sự xuât hiện của một kết cấu VC có tổ chức cao nhất, đó là bộ não con
người.
Như vậy, YT là 1 thuộc tính của VC nhưng không phải của mọi dạng VC mà chỉ của một dạng VC có tổ
chức cao nhất, có cấu trúc tinh vi, phức tạp và hoàn thiện nhất đó là bộ óc con người. Bộ óc con người là
cơ quan VC của YT, hoạt động của YT diễn ra trên cơ sở của sinh lí, hoạt động thần kinh của óc người.
Khi bộ óc con người bị tổn thương thì hoạt động của YT sẽ bị rối loạn hoặc không bình thường. Vì vậy,
không thể tách rời YT ra khỏi hoạt động của bộ óc. Tuy nhiên quá trình YT lại không đồng nhất hay diễn
ra song song với quá trình sinh lí thần kinh, đây chính là 2 mặt của một quá trình. Quá trình hoạt động
sinh lí thần kinh mang nội dung YT.
Tóm lại, bộ óc con người cùng với tg bên ngoài tác động vào bộ óc thông qua đó, bộ óc thực hiện chức
năng phản ánh, ghi lại sự tác động đó, đó là nguồn gốc tự nhiên của sự hình thành nên YT.
- Nguồn gốc xã hội:
YT là sản phẩm của sự phát triển XH, phụ thuộc vào XH và ngay từ đầu đã mang tính XH. Quá trình
hình thành YT không chỉ nhờ vào tác động thuần tuý của thế giới tự nhiên vào trong bộ óc con người mà
chủ yếu nhờ vào hoạt động thực tiễn của con người đặc biệt là hoạt động sản xuất cải tạo thế giới tự
nhiên. Nhờ có hoạt động này mà con người đã bắt thế giới tự nhiên phải bộc lộ những thuộc tính, những
kết cấu, những quy luật vận động… thành những hiện tượng nhất định để con người nắm bắt chúng. Như
vậy, hoạt động thực tiễn, đặc biệt là hoạt động lao động sản xuất đã giúp con người vừa cải biến và nâng
63
cao trình độ của các giác quan trong quá trình nhận biết để nhận biết sự vật được chính xác, nhanh nhạy
hơn. Đồng thời quá trình đó cũng làm con người tích lũy ngày càng nhiều hơn những tri thức về đối
tượng đó ( bản chất, quy luật …)
- Cũng trong quá trình lao động ở con người đã xuất hiện nhu cầu phải trao đổi kinh nghiệm, tư tưởng,
tình cảm cho nhau. Từ đó dẫn đến sự ra đời của ngôn ngữ (tiếng nói và chữ viết) Ngôn ngữ chính là một
hệ thống tín hiệu VC mang nội dung YT; Nó vừa là phương tiện giao tiếp đồng thời là công cụ của tư duy.
Nhờ có nó mà con người có thể khái quát hóa, trừu tượng hóa, tức là tiến hành YT về sự vật. Mặt khác,
nhờ ngôn gữ mà tri thức của loài người được gìn giữ, chuyển giao từ thế hệ này sang thế hệ khác và qua
đó YT của loài người là một quá trình liên tục, không đứt quãng và ngày càng phát triển. Rõ ràng, YT
không phải là một hiện tượng mang tính chất cá nhân mà là một hiện tượng mang tính XH và chỉ nảy nở
khi con người sống trong môi trường XH. Không có ngôn ngữ thì không thể phát triển YT. Anghen đã
nhận định: “Trước hết là lao động, sau lao động và đồng thời với lao động là ngôn ngữ, đó là 2 kích thích
tố chủ yếu để làm xuất hiện YT.
Tóm lại, để YT ra đời, hình thành và phát triển thì những tiền đề, nguồn gốc tự nhiên là rất quan trọng
và không thể thiếu được nhưng là chưa đủ, nguồn gốc trực tiếp và quan trọng nhất của sự hình thành nên
YT là lao động sản xuất, là môi trường XH trong đó con người đang sinh sống và hoạt động. YT là sự
phản ánh hiện thực khách quan vào bộ óc con người thông qua lao động, ngôn ngữ và các quan hệ XH, nó
là sản phẩm XH và là một hiện tượng XH.
2. Bản chất của YT:
YT là sự phản ánh của hiện thực khách quan vào trong bộ óc con người một cách năng động, sáng tạo
làm xuất hiện trong bộ óc người những hình ảnh chủ quan về thế giới khách quan.
+ YT là cái phản ánh, còn hiện thực khách quan là cái được phản ánh. Cái được phản ánh tồn tại khách
quan ở bên ngoài con người. Còn cái phản ánh- YT- chỉ tồn tại trong bộ óc người. Như vậy YT là hình
ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Hình ảnh đó không có tính VC.
+ Tuy nhiên, YT không phải là sự phản ánh tùy tiện, giản đơn hay là sự sao chép một cách máy móc của
thế giới bên ngoài. YT con người và con người là một thực thể năng động sáng tạo, YT được hình thành
trong quá trình con người chủ động tác động vào thế giới làm biến đổi và chinh phục thế giới, phục vụ
cho lợi ích của mình. Điều đó làm nên tính năng động, sáng tạo của YT con người cũng như tính chủ
động, tính hướng đích của hoạt động nhận thức của conn người.
+ Tính sáng tạo của YT được biểu hiện ra rất phong phú, YT phản ánh sáng tạo lại hiện thực theo nhu
cầu thực tiễn XH, nó có thể tạo ra những tri thức mới về sự vật, tưởng tượng ra cái vốn không có trong
thực tế, có thể tiên đoán và dự báo được tương lai, có thể xây dựng nên những giả thuyết, những lí thuyết
khoa học hết sức trừu tượng và khái quát.
Quá trình YT có sự thống nhất của những mặt sau đây:
* Có sự trao đổi thông tin giữa chủ thể và đối tượng phản ánh, sự trao đổi mang tính định hướng hai
chiều, có định hướng, có chọn lọc.
* Có sự mô hình hóa đối tượng trong tư duy dưới dạng hình ảnh tinh thần. Thực chất đây là quá trình
sáng tạo lại hiện thực của YT dưới dạng mã hóa các đối tượng VC thành những hình ảnh, ý tưởng tinh
thần phi VC.
* Chuyển từ mô hình của tư duy thành hiện thực khách quan bên ngoài. Thực chất đây là quá trình hiện
thực hóa tư tưởng nào đó thông qua hoạt động thực tiễn để biến tư tưởng trong tư duy thành các dạng VC
cụ thể, hiện thực.
* Dự báo tương lai trên cơ sở phản ánh đúng đắn hiện thực, phát hiện ra những vấn đề bản chất, quy
luật của của hiện thực khách quan. Từ đó định hướng hoạt động con người theo quy luật.
3. Kết cấu của YT: YT là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, là sự phản ảnh hiện thực khách
quan vào trong bộ óc con người một cách năng động, sáng tạo. YT có kết cấu phức tạp bao gồm nhiều
thành tố có quan hệ chặt chẽ với nhau. Tùy theo góc độ nghiên cứu có thể phân chia YT thành những kết
cấu khác nhau.
+ Nếu tiếp cận từ góc độ yếu tố cấu thành hay theo lát cắt chiều ngang (đây là cách tiếp cận nhằm
nghiên cứulàm rõ những vấn đề chủ yếu tạo thành YT) thì YT gồm: tri thức, tình cảm và ý chí.
Tri thức là kết quả của quá trình nhận thức về tg hiện thực, làm tái hiện trong tư tưởng nhữg thuộc tính,
đặc điểm quy luật của thế giới ấy và diễn đạt chúng dưới hình thức ngôn ngữ hc hệ thống ký hiệu khác (tri
thức là sự hiểu biết của con người về bản thân về XH và thế giới xung quanh)
Tri thức cũng có nhiều cấp độ khác nhau như: tri thức cảm tính, tri thức lí tính, tri thức kinh nghiệm, tri
thức lí luận, tri thức tiền khoa học, tri thức khoa học….
64
Vai trò: Tri thức là phương thức tồn tại của YT. Sự hình thành và phát triển của tri thức có liên quan mật
thiết tới quá trình con người tiếp nhận, tích lũy những tri thức, hiểu biết của mình về thế giới trong tự
nhiên và đời sống XH. Tri thức về sự vật càng phong phú bao nhiêu thì YT về nó càng sâu sắc bấy nhiêu.
Nếu YT mà không bao hàm không dựa và tri thức thì đó chỉ là sự trừu tượng trống rỗng không giúp được
gì cho con người trong hoạt động thực tiễn. Mác có nhận xét:
“ Tri thức là phương thức mà theo đóYT tồn tại và theo đó một cái gì đó nảy sinh ra đối với ý thức. Cho
nên một cái gì đó nảy sinh ra đối với YT chừng nào mà YT biết được cái đó”.
Ngày nay, vai trò động lực của tri thức đối với sự phát triển của XH ngày càng nối bật. Loài người đang
bước vào nền KT tri thứctrong đó sự sản sinh ra, sự phổ cập và sự dụng tri thức giữ vai tró quyết định đối
với sự phát triển KT; đa số các ngành đều dựa vào tri thức, đều tranh thủ áp dụng những thành tựu mới
nhất của khoa học và công nghệ … vì vậy đầu tư vào tri thức trở thành yếu tố then chốt cho sự tăng
trưởng hay sự phát triển KT dài hạn.
Tình cảm là sự cảm động, rung động của con người trong mối quan hệ giữa người và người, giữa con
người với thế giới xung quanh.
Tình cảm là một trạng thái đặc biệt của YT hình thành trong quá trình phản ánh MQH giữa người và
người, ời với XH, giữa con người với tự nhiên.
Tình cảm tham gia vào mọi hoạt động của con người và trở thành một trong những động lực quan trọng
của hoạt động con người. Tình cảm có thể mang tính chủ động chứa đựng những cảm xúc tích cực, có thể
mang tính chất thụ động chứa đựng những cảm xúc tiêu cực. Tính chất tích cực có vai trò rất to lớn là
động lực để nâng coa năng lực và hiệu quả hoạt động thực tiễn của con người.
+ Tri thức và tình cảm có quan hệ chặt chẽ với nhau tạo thành niềm tin, thành ý chí từ đó thức đẩy hoạt
động thực tiễn của con người. Trong đó tri thức là cơ bản và cốt lõi nhất. Nếu YT mà không có tri thức thì
chỉ xây dựng nên niềm tin mù quáng, sự tưởng tượng chủ quan. Ngược lại nếu tri thức không được biến
thành tình cảm, niềm tin, ý chí của con người, thôi thúc con người hành động thì tri thức tự nó đánh mất
vai trò đối với hiện thực. Sự hiểu biết của con người phải biến thành tình cảm mãnh liệt mới đạt được tình
cảm sâu sắc. Thông qua niềm tin, ý chí… tất cả những điều đó hòa quyện với nhau để hướng dẫn, dìu dắt
con người trong hoạt động thực tiễn cải tạo thế giới.
+ Nếu tiếp cận từ góc độ chiều sâu của thế giới nội tâm của con người (lát cắt chiều dọc) thì YT bao
gồm: tự YT, tiềm thức và vô thức.
Tự YT là YT của con người hướng về hành vi, tư tưởng, tình cảm, về động cơ, lợi ích của bản thân, về
địa vị, vị thế của bản thân trong cộng đồng và XH. Thực chất tự YT là YT hướng nội, là hướng về nhận
thức bản thân mình thông qua quan hệ với thế giới bên ngoài để đánh giá chính xác câu hỏi: mình là ai?
Mình có vai trò gì trong đời sống XH? Từ đó giúp con người điều chỉnh bản thân theo các quy tắc, chuẩn
mực XH.
Tự YT diễn ra trong quá trình giao lưu tiếp xúc giữa bản thân với người khác, với XH vối thế giới xung
quanh. Tự YT cũng còn được diễn ra thông qua sự sáng tạo hc tiếp xúc với những giá trị VC hc tinh thần
của cá nhân. Văn hoá là tâm gương soi để giúp cá nhân tự hiểu về mình, tự điều chỉnh hành vi của mình
theo những quy tắc mà XH đã đề ra.
Tiềm thức là những tri thức mà chủ thể đã có được từ trước và gần như đã trở thành bản năng, kỹ năng
nằm trong tầng sâu của YT của chủ thể, nó là YT dưới dạng tiềm tàng và có thể tự động gây ra các hoạt
động tâm lí và nhận thức mà chủ thể không cần kiểm soát chúng một cách trực tiếp.
Tiềm thức có vtrò qtrọng trong hđ tâm lí, tư duy khoa học, đặc biệt đối với loại hình tư duy chính xác
và các hoạt động tư duy lặp đi lặp lại nhiều lần nó góp phần làm giảm đi sự quá tải, sự căng thẳng của đầu
óc trong việc tiếp nhận xử lí các tài liệu, dữ liệu mà vẫn đảm bảo sự chính xác cao.
Vô thức là những trạng thái tâm lí ở chiều sâu điều chỉnh suy nghĩ, hành vi, thái độ con người và chưa
có sự tranh luận nội tâm, chưa có sự truyền tin bên trong, chưa có tính toán kiểm tra của lí trí.
Lĩnh vực vô thức là lĩnh vực của các htượng tâm lí nằm ngoài phạm vi của lí trí mà YT không kiểm soát
được trong một thời gian nào đó. Vô thức biểu hiện ra thành nhiều hiện tượng khác nhau như: bản năng,
ham muốn, giấc mơ, bị thôi miên, sự lỡ lời. Vô thức cũng có vai trò, tác dụng nhất định trong đời sống và
hoạt động của con người, nhờ nó mà con người tránh được tình trạng căng thẳng không cần thiết do thần
kinh phải làm việc quá tải. Con người thực hiện hành vi theo những chuẩn mực tự nhiên không gò bó. Tuy
nhiên, không nên cường điệu tuyệt đối hóa vô thức và tách nó ra khỏi hiện thực để đối lập với YT và vô
thức nằm trong YT và chỉ xảy ra trong con người có YT và giữ vai trò chủ đạo trong hoạt động của con
65
người là YT chú không phải là vô thức. Nhờ có YT mà con người có thể điều khiển được những hành vi
của mình hướng tới giá trị chân-thiện-mỹ.
66
[...]... cơng nhân… chủ nghĩa Mac -Lenin cho đến nay vẫn còn là đỉnh cao của trí tuệ lồi người, là khoa học chính xác và hồn bị, chưa có gì thay thế được Xét riêng về khía cạnh triết học, trên cơ sở kế thừa thế giới quan duy vật của Phoi-ơ-bach và phép biện chứng của Heghen, Triết học Mac ra đời là một trong những bước ngoặc cách mạng trong lịch sử triết học, mà đặc biệt đó là phép biện chứng duy vật Phép biện... giải thích các hiện tượng xã hội – lịch sử một cách khoa học nhất Từ đó, Mac đã đặt nền móng, cơ sở, nền tảng cho các khoa học xã hội khác khi nghiên cứu về lịch sử và xã hội Đây là một trong những bước ngoặc cách mạng trong lịch sử triết học Một trong những vấn đề quan trọng trong quan điểm duy vật lịch sử này, Mac đã àm rõ được quy luật về QHSX phù hợp với tính chất và trình độ của LLSX 1 Các khái... hiện đại khơng còn là kinh nghiệm và thói quen của họ mà là tri thức khoa học Có thể nói: Khoa học và cơng nghệ hiện đại là đặc trưng cho LLSX hiện đại Trong thời đại ngày nay khoa học đã trở thành LLSX trực tiếp Khoa học đã góp phần cải tiến và thay thế cơng cụ lao động Khoa học đã góp phần mở ra một kỷ ngun mới trong sản xuất Khoa học đã góp phần tăng cường tri thức của người lao động C - Quan hệ sản... quản lý có hiệu quả sự vận hành các loại thị trường cơ bản theo cơ chế cạnh tranh lành mạnh Cùng với việc phát triển mạnh thị trường hàng hố, dịch vụ và thị trường sức lao động, cần phát triển vững chắc thị trường tài chính, bao gồm thị trường vốn và thị trường tiền tệ theo hướng đồng bộ, cơ cấu hồn chỉnh; phát 35 triển thị trường bất động sản; phát triển thị trường khoa học cơng nghệ trên cơ sở đổi mới... kiến vĩ đại về chủ nghĩa duy vật lịch sử mà nội dung cơ bản là lý thuyết hình thái kinh tế xã hội, vai trò của giai cấp cơng nhân… chủ nghĩa Mac -Lenin cho đến nay vẫn còn là đỉnh cao của trí tuệ lồi người, là khoa học chính xác và hồn bị, chưa có gì thay thế được Xét riêng về khía cạnh triết học, trên cơ sở kế thừa thế giới quan duy vật của Phoi-ơ-bach và phép biện chứng của Heghen, Triết học Mac... sản xuất, trong các mặt của QHSX thì quan hệ về mặt tổ chức là các quan hệ có khả năng quyết định 1 cách trực tiếp quy mơ, tốc độ, hiệu quả và xu hướng của mỗi nền sản xuất cụ thể Bằng cách nắm bắt các nhân tố xác định của 1 nền sản xuất, điều khiển và tổ chức cách thức vận động của các nhân tố đó Các quan hệ tổ chức có khả năng đẩy nhanh hoặc kìm hãm q trình khách quan của sản xuất Các quan hệ về mặt... cơ sở tơn trọng các ngun tắc của thị trường Tạo ra mơi trường pháp lý và cơ chế, chính sách thuận lợi để phát huy các nguồn lực của xã hội cho phát triển Bảo đảm tính bền vững và tích cực của các cân đối kinh tế vĩ mơ, hạn chế rủi ro và tác động tiêu cực của cơ chế thị trường Thực hiện quản lý Nhà nước bằng hệ thống pháp luật, giảm tối đa sự can thi t hành chính vào hoạt động của thị trường và doanh... ngành sản xuất mới, những máy móc thi t bị mới, cơng nghệ mới, ngun vật liệu mới, năng lượng mới… Sự thâm nhập ngày càng sâu của khoa học vào sản xuất trở thành một yếu tố khơng thể thi t được của sản xuất đã làm cho LLSX có bước phát triển nhảy vọt, tạo thành cuộc cách mạng khoa học cơng nghệ hiện đại Yếu tố trí lực trong sức lao động đặc trưng cho lao động hiện đại khơng còn là kinh nghiệm và thói... trong) - Mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc với chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa đế quốc Hiện nay, mâu thuẫn này đang dần chuyển thành mâu thuẫn giữa các nước chậm phát triển với các nước đế quốc phát triển - Mâu thuẫn giữa các nước TBCN, các nước Đế quốc với nhau Đây là mâu thuẫn bên trong của CNTB trong việc giành giật thị trường * Tại Đại hội Đảng IX đã xác định: Các mâu thuẫn cơ bản... là cuộc đấu tranh để giải quyết những mâu thuẫn giữa các mặt, yếu tố tích cực, cách mạng và khoa học với những mặt, những yếu tố, những nhân tố tiêu cực, phản cách mạng, không khoa học nhằm đem lại thắng lợi cho cái tích cực Qua đó thúc đẩy sự phát triển của XH Việt Nam theo mục tiêu chung là độc lập dân tộc và chủ nghóa XH, dân giàu, nước mạnh, XH công bằng, dân chủ, văn minh Cuộc đấu tranh chống tiêu ... lao động đại khơng kinh nghiệm thói quen họ mà tri thức khoa học Có thể nói: Khoa học cơng nghệ đại đặc trưng cho LLSX đại Trong thời đại ngày khoa học trở thành LLSX trực tiếp Khoa học góp phần... người, khoa học xác hồn bị, chưa có thay Xét riêng khía cạnh triết học, sở kế thừa giới quan vật Phoi-ơ-bach phép biện chứng Heghen, Triết học Mac đời bước ngoặc cách mạng lịch sử triết học, mà đặc... khoa học vào sản xuất trở thành yếu tố khơng thể thi t sản xuất làm cho LLSX có bước phát triển nhảy vọt, tạo thành cách mạng khoa học cơng nghệ đại Yếu tố trí lực sức lao động đặc trưng cho lao