* Trường phái triết học duy tâm cũng được thể hiện dười hình thái sau đây: + Chủ nghĩa duy tâm khách quan: Với quan điểm cho rằng có một thực thể tinh thần ý thứctồn tại một cách độc lập
Trang 1ĐỀ CƯƠNG ÔN THI CAO HỌC
MÔN: TRIẾT HỌC
Câu 1: Vấn đề cơ bản của triết học và các trường phái triết học?
a) Vấn đề cơ bản của triết học
Triết học là một trong những hình thái ý thức xã hội, là học thuyết nghiên cứu về những vấnđề chung nhất của thế giới tự nhiên, XH và con người, nghiên cứu và giải quyết mối quan hệ củacon người nói chung, của tư duy con người nói riêng với thế giới xung quanh
- Đối tượng nghiên cứu của Triết học :
+ Những quy luật chung, phổ biến, có trong cả tự nhiên, XH, tư duy
+ Nghiên cứu về mối quan hệ giữa con người nói chung và tư duy con người nói riêng với thếgiới xung quanh họ
+ Nghiên cứu về phương pháp suy nghĩ , phương pháp tư duy của con người
- Vấn đề cơ bản của mọi học thuyết, mọi trường phái triết học từ trước đến nay là giải quyết
mối quan hệ giữa tâm và vật, giữa vật chất và ý thức Aêngen đã chỉ rõ:”Vấn đề cơ bản lớn của mọi triết học, đặc biệt là triết học hiện đại là vấn đề giữa tư duy và tồn tại”.
Sự khẳng định dựa trên những căn cứ, lý do chủ yếu sau đây:
+ Các học thuyết, các trường phái triết học dù khác nhau đến mấy thì câu hỏi trước hết cầngiải quyết là: thế giới trong tư duy con người có quan hệ như thế nào với thế gới bên ngoài, và tưduy con người có khả năng nhận biết được thế giới bên ngoài hay không Những tri thức mà conngười có được bắt nguồn từ đâu
+ Việc giải quyết mối quan hệ giữa vật chất và ý thức vừa là điểm xuất phát vừa là cơ sở để
giải quyết mọi vấn đề trong triết học, đặc biệt là những vấn đề thuộc lịch sử về đới sống XH củacon người
+ Thông qua việc giải quyết mối quan hệ vật chất-ý thức để có sự phân định về sự khác nhaugiữa các hệ thống triết học trong lịch sử
- Nội dung giữa vấn đề cơ bản gồm 2 mặt:
+ Giải quyết vật chất và ý thức cái nào có trước cái nào có sau? Cái nào giữ vai trò quyếtđịnh
+ Ý thức con người có thể phản ánh trung thực thế giới bên ngoài, con người có khả năngnhận thức được thế giới bên ngoài hay không
b) Các trường phái triết học
Căn cứ vào việc giải quyết mặt thứ nhất của vấn đề cơ bản của triết học từ trong lịch sử cáctrường phái triết học đã được phân chia thành những trường phái sau đây:
+ Những người cho rằng giới tự nhiên, vật chất là cái có trước và quyết định ý thức thì đượcgọi là các nhà triết học duy vật, quan điểm và học thuyết của họ hợp thành những trường pháikhác nhau của chủ nghĩa duy vật
+ Những người cho rằng ý thức tinh thần là có trước quy định thế giới vật chất thì được gọi làcác nhà triết học duy tâm, quan điểm và học thuyết của họ hợp thành những trường phái khácnhau của chủ nghĩa duy tâm
+ Những người cho rằng vật chất ý thức cùng song song tồn tại…quyết định thế giới không cócái nào có trước có sau và cũng không có cái nào quyết định cái nào thì gọi là các nhà triết họcnhị nguyên, học thuyết của họ hợp thành triết học Nhị nguyên luận
Trang 2+ Hình thái lịch sử đầu tiên của chủ nghĩa duy vật là CNDV thời cổ đại còn mang tính chấtphác và chủ yếu dựa trên sự quan sát trực tiếp và những kinh nghiệm cảm tính, nó chưa có đượcmột cơ sở khoa học là nền tảng.
+ Hình thái lịch sử thứ hai của CNDV là CNDV siêu hình xuất hiện trong khoảng thế kỷ XVII– XVIII, nó xem xét giới tự nhiên và con người như một hệ thống máy móc phức tạp khác nhauvà chỉ nghiên cứu sự vật, hiện tượng trong trạng thái biệt lập không vận động và không pháttriển
+ Hình thái thứ 3 của CNDV là CNDV biện chứng với đặc điểm nổi bật có sự thống nhất chặtchẽ giữa chủ nghĩa duy vật với phép biện chứng trên cơ sở những thành tựu khoa học chuyênngành cụ thể
Ngoài những hình thái cơ bản trên trong lịch sử phát triển của CNDV còn có CNDV tầmthường (đồng nhất vật chất-ý thức, xem nhẹ vai trò của ý thức) và CNDV kinh tế (xem kinh tế lànhân tố duy nhất quyết định sự vận động phát triển toàn bộ đời sống XH)
* Trường phái triết học duy tâm cũng được thể hiện dười hình thái sau đây:
+ Chủ nghĩa duy tâm khách quan: Với quan điểm cho rằng có một thực thể tinh thần ý thứctồn tại một cách độc lập ở bên ngoài con người và thế giới vật chất nó có trước và sản sinh ratoàn bộ thế giới vật chất và cả con người; Nó quy định và quyết định sự vận động phát triển củathế giới vật chất Hai đại biểu lớn nhất của trường phái đó là: Platôn và Hêgen
+ Chủ nghĩa duy tâm chủ quan: với quan niệm cho rằng cảm giác là cái có trước và tồn tại sẵntrong con người Các sự vật hiện tượng bên ngoài chỉ là phức hợp của cái cảm giác đó mà thôi.Hai đại biểu của trường phái duy tâm chủ quan là: Hium và Bécơly
Căn cứ vào giải quyết mặt thứ hai của vấn đề cơ bản:
Trong triết học xuất hiện các trường phái triết học khác nhau, những người cho rằng con ngườivà loài người có khả năng nhận thức được sự vật hiện tượng nói riêng và thế giới vật chất nóichung thì được gọi là những nhà theo trường phái khẳng định lạc quan Những người cho rằngcon người và loài người không thể nhận biết được bản chất sự vật hiện tượng cũng như thế giớivật chất thì được xếp vào những nhà hoài nghi chủ nghĩa hoặc thậm chí những nhà không thểbiết (bất khả tri)./
Câu 2: Quan niệm của các nhà duy vật trước Mác về vật chất.
-Việc tìm hiểu để khám phá bản chất và cấu trúc của sự tồn tại của thế giới xung quanh làmột trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu trong lịch sử nhận thức của nhân loại Hầu hếtcác trường phái của triết học đều bằng cách này hay cách khác đều quan tâm giải quyết vấn đềnày Vì vậy, trong triết học phạm trù vật chất đã được đặt ra từ rất sớm, xung quanh việc lý giảivề vật chất, về sự tồn tại và vận động của nó, ngay từ đầu đã diễn ra một cuộc đấu tranh quyếtliệt giữa CNDT và CNDV
Những người theo CNDT tìm mọi cách để phủ nhận sự tồn tại của vật chất, họ khẳng định cơsở của sự tồn tại của thế giới là từ yếu tố tinh thần hoặc do một lực lượng siêu nhiên hay ý muốncủa chúa trời
Chủ nghĩa duy vật khẳng định cơ sở của thế giới là vật chất, nó tồn tại vĩnh cửu tạo nên sự vậtcùng với những thuộc tính của chúng Tuy nhiên, việc lập luận và lý giải về vật chất của các nhàtriết học duy vật thời lỳ trước Mác là không đồng nhất với nhau
a Vào thời kỳ cổ đại ở phương Tây, các nhà triết học duy vật có xu hướng đồng nhất vật chất nói chung với một dạng cụ thể nào đó của nó, chẳng hạn như nước, lửa, không khí Và bằng cảm tính con người có thể nhận biết được.
Trang 3Ví dụ:
Talét cho rằng vật chất là nước
Hêraclít coi vật chất là lửa
Aêmpe đốclơ coi vật chất là đất, nước, lửa, không khí…
Đỉnh cao trong quan niệm về vật chất của triết học thời kỳ này là thuyết nguyên tử của Lôxípvà Dêmôcrit Theo thuyết này thì thực thể của thế giới là nguyên tử và đó là những phần tử cựckỳ nhỏ bé không thể phân chia được, không thể xâm nhập được, không thể quan sát trực tiếpđược mà chỉ nhận biết được bằng tư duy Các nguyên tử không khác nhau về chất mà chỉ khácnhau về hình dạng Sự kết hợp hay tách rời các nguyên tử theo các trật tự khác nhau sẽ tạo nênsự xuất hiện hay mất đi của các sự vật nói riêng và của toàn bộ thế giới nói chung Vì vậy, cácông cho rằng vật chất là nguyên tử
* Nhận xét: Mặc dù có những hạn chế lịch sử nhất định nhưng thuyết nguyên tử thời kỳ cổ đạiđã có một ý nghĩa hết sức to lớn, nó định hướng cho sự phát triển của khoa học đặc biệt là nhữnglĩnh vực vật lý học trong một thời kỳ lịch sử rất dài, đồng thời nó trở thành hòn đá tảng củaCNDV trước Mác trong việc chống chủ nghĩa duy tâm, chống tôn giáo, chống thần học cổ đại.Thời kỳ cổ đại phương Đông: quan niệm về vật chất được thể hiện qua một số trường pháitrong triết học ở Aán Độ và Trung Hoa cổ đại
Trường phái Lôkáyata (Aán Độ) cho rằng tất cả các yếu tố đều được tạo nên bởi 4 tếu tố vậtchất, đó là: đất, nước, lửa, không khí Bốn yếu tố này có khả năng tự tồn tại, vận động theokhông gian và cấu thành vạn vật Sự đa dạng của vạn vật chẳng qua là sự kết hợp khác nhau của
4 yếu tố đó
Thuyết âm dương (Triết học Trung hoa cổ đại) cho rằng: nguyên lý vận hành đầu tiên, phổbiến của vạn vật là sự tương tác của 2 thế lực đối lập nhau là ÂM – DƯƠNG
Aâm là một phạm trù rất rộng phản ánh những tuộc tính phổ biến của vạn vật như: nhu, tối,ẩm, bên dưới, bên phải, số chẵn
Dương là phạm trù đối lập với âm phản ánh khái quát những thuộc tính phổ biến như: cương,sáng, khô, phía trên, bên trái, số lẻ
Hai thế lực âm – dương không tồn tại độc lập mà thống nhất với nhau, hỗ trợ và chế ước nhautạo thành vũ trụ và vạn vật
+Thuyết ngũ hành (Trung Hoa cổ đại) có xu hướng phân tích cấu trúc của vạn vật và tìm hiểunhững yếu tố khởi nguyên để tạo nên vạn vật Thuyết này cho rằng có 5 yếu tố với những tínhchất khác nhau tạo nên vạn vật, đó là: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ Trong đó:
Kim là tượng trưng cho chất trắng, khô, cay, phía Tây
Mộc tượng trưng cho tính chất xanh, chua, phía Đông
Thủy tương trưng cho tính đen, mạnh, phía Bắc
Hỏa tượng trưng cho màu đỏ, đắng, phía Nam
Thổ tượng trưng cho tím vàng, ngọt, ở giữa
Năm yếu tố trên không tồn tại biệt lập mà trong hệ thống tương sinh, tương khắc với nhau tạonên vạn vật
Những tư tưởng về âm-dương, ngũ hành tuy còn có hạn chế nhất định nhưng đó là những triếtlý đặc sắc mang tính duy vật và biện chứng để lý giải về vật chất, về cấu tạo của vũ trụ Nó cóảnh hưởng to lớn đến thế giới quan triết học sau này không những chỉ ở Aán Độ, Trung Hoa mà cảnhững nước chịu ảnh hưởng của những nền triết học đó
b Thời kỳ cận đại thế kỷ XVII-XVIII:
Nền khoa học tự nhiên thực nghiệm ở Châu Aâu đã có sự phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là trênlĩnh vực vật lý với những phát minh của Niutơn Phương pháp nghiên cứu là phân tích tách biệt
Trang 4sự vật thành các bộ phận nhỏ hơn của vật lý học đã ảnh hưởng lớn và xâm nhập vào triết học.Quan điểm siêu hình máy móc đã chi phối quan điểm triết học về vật chất Người ta đã giải thíchmọi hiện tượng của tự nhiên chỉ bằng sự tác động của lực hút và lực đẩy của các phần tử trongvật thể Theo đó, các phần tử của vật trong quá trình vận động là bất biến, các thay đổi chỉ là vềtrạng thái không gian và tập hợp của chúng Mọi sự phân biệt về chất giữa các vật thể đều bịquy giản thành sự phân biệt về lượng Vì vậy các nhà triết học thời kỳ này đã đồng nhất vật chấtvới khối lượng, coi vận động của vật chất chỉ còn là vận động cơ học Nguồn gốc của vận độngấy là do tác động từ bên ngoài.
Vào thế kỷ XIX xuất hiện một nền triết học rất có ý nghĩa đối với lịch sử triết học đó là nềntriết học cổ điển Đức Một trong hai đại biểu lớn nhất của nền triết học này đó là nhà triết họcPhoiơbăc(Phơ bách) Ông đã chứng minh thế giới là vật chất, theo ông, vật chất là toàn bộ giới tựnhiên, nó không do ai sáng tạo ra, tồn tại độc lập với ý thức và không phụ thuộc vào bất kỳ một
ý niệm hay một thực thể tinh thần nào đó Cơ sở tồn tại của giới tự nhiên nằm ngay trong bảnthân nó
Mặc dù còn có những hạn chế nhất định song những quan điểm duy vật của Phoiơbăc đã có ýnghĩa lịch sử lớn lao trong đấu tranh chống tôn giáo và CNDT Triết học của ông đã trở thànhmột trong những nguồn gốc lý luận của triết học mác xít sau này
Tóm lại, các nhà duy vật trước Mác trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa duy tâm và tôn giáođã hết sức quan tâm giải quyết vấn đề cốt lõi là vật chất Họ đã đưa ra những quan niệm, nhữngcách lý giải khác nhau về vật chất và qua đó đóng góp vào sự phát triển của nền triết học duyvật Tuy nhiên, do hoàn cảnh và điều kiện khách quan cũng như trình độ nhận thức nên họ đãđồng nhất vật chất với vật thể hoặc với một thuộc tính nào đó của vật chất, họ chưa thấy đượcmối quan hệ giữa vật chất với sự vận động, đặc biệt các nhà duy vật trước Mác đã không chỉ rõđược biểu hiện vật chất của đời sống xã hội
Câu 3: Định nghĩa vật chất của Lênin a) Hoàn cảnh ra đời
Trong lịch sử triết học, đã có nhiều quan niệm, quan điểm khác nhau về vật chất, tuy nhiênchưa có một định nghĩa nào về vật chất mag tính đầy đủ, khái quát và đúng đắn
Vào thời đại của mình Mác-Aêngen đã đưa ra quan niệm về vật chất như sau:
“ Vật chất với tính cách là vật chất, là một sự sáng tạo thuần túy của tư duy, là một điều trừu tượng hóa thuần túy… Khác với những vật chất nhất định và đang tồn tại Vật chất với tính cách là vật chất không có sự tồn tại cảm tính”.
Như vậy trong quan niệm của mình về vật chất Mác-Aêngen đã khẳng định vật chất tồn tạikhách quan trong các sự vật hữu hình cụ thể ở bên ngoài ý thức Muốn hiểu được nó cần có sựtrừu tượng hóa Vật chất không phải là một dạng cụ thể nào đó mà bằng cảm tính, người ta cóthể cảm thấy được Tuy nhiên do khoa học lúc đó chưa có những phát minh lớn về cấu tạo, cấutrúc của các vật thể vi mô và do những điều kiện lịch sử khách quan khác nên Mác-Aêngen chưađưa ra được một định nghĩa mang tính kinh điển về vật chất
Trang 5Đến cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX khoa học tự nhiên và những điều kiện lịch sử xã hội đãcó những thay đổi lớn lao liên quan đến vấn đề vật chất và xuất hiện sự đòi hỏi phải có một quanniệm mới hoàn chỉnh về vật chất.
+ Về khoa học tự nhiên: Năm 1985 Rơnghen đã phát hiện ra tia X, một loại sóng điện từ có
khả năng xuyên thấu qua các vật thể Năm 1986, Bécơren phát hiện ra hiện tượng phóng xạ.Điều này cho thấy quan niệm vật chất là là bất biến, là không thể phân chia đã lỗi thời, khôngchính xác
Năm 1897, Tômxơn phát hiện ra điện tử và chứng minh được rằng điện tử là yếu tố cấu thànhnên nguyên tử Như vậy quan niệm nguyên tử là nhỏ bé nhất, không thể phân chia được, khôngcòn chính xác nữa
Năm 1901, Kaufman đã chứng minh được khối lượng của điện tử không bất biến mà thay đổitheo vận tốc vận động của điện tử Điều này chứng tỏ khối lượng không phải là một đại lượngtĩnh bất biến
Như vậy khoa học tự nhiên đặc biệt là vật lý học bằng những phát minh của mình đã bác bỏmột cách trực diện những quan điểm siêu hình về vật chất trước đây Những tính chất như nhỏ bénhất, không thể xuyên thấu, bất biến về khối lượng … của vật chất đã không thể đứng vững đượcnữa Điều này đã gây ra sự hoang mang cho các nhà khoa học tự nhiên và làm xuất hiện cuộckhủng hoảng “ vật lý” đầu thế kỷ 20
+ Về mặt triết học: những người theo chủ nghĩa duy tâm đã lợi dụng những phát minh mới
của khoa học để tấn công chủ nghĩa duy vật hòng phủ nhận và bac bỏ triết học mác xít Họ chorằng vật chất đã tiêu tan và như vậy chủ nghĩa duy vật không còn cơ sở để đứng vững và tồn tại;Chỉ có Chúa-ý thức mới là cái vĩnh viễn và tạo nên vạn vật
+ Về lĩnh vực lịch sử - xã hội: Vào đầu thế kỷ XX trung tâm cách mạng thế giới đã dịch
chuyển từ Tây Aâu về Đông Âu và tập trung ở Nga Những mâu thuẫn về dân tộc, về giai cấp, vềxã hội được thể hiện rõ nét và gay gắt ở Nga Điều kiện khách quan, chủ quan của cuộc cáchmạng vô sản đang tới gần Cuộc đấu tranh trên bình diện tư tưởng, lý luận chống lại chủ nghĩa cơhội, CNDT bảo vệ Chủ nghĩa Mac nói chung, định hướng cho CMVS Nga nói riêng đang đặt ramột cách trực tiếp và đòi hỏi phải giải quyết cấp bách
Từ trong hoàn cảnh lịch sử đó và nhắm đáp ứng đòi hỏi của sự phát triển của KHTN, của việcbảo vệ triết học Mác, của yêu cầu CMXH Nga, Lênin đã viết một tác phẩm mang tên “Chủnghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán” Chính trong tác phẩm này Lênin đã đưa ramột định nghĩa hoàn chỉnh về vật chất :
“Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ tồn tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”.
b) Những nội dung cơ bản trong định nghĩa vật chất của Lênin:
- Vật chất là một phạm trù triết học: điều này để phân biệt vật chất với các vật thể vốn lànhững biểu hiện cụ thể của nó đồng thời khẳng định Vật chất là một phạm trù, là đối tượngnghiên cứu của Triết học, nó cần được nghiên cứu với phương pháp khái quát hóa, trừu tượnghóa Các vật thể là đối tượng nghiên cứu của các khoa học chuyên ngành, không thể đồng nhấtvật chất với vật thể
- Vật chất là cái tồn tại khách quan ở bên ngoài ý thức và không phụ thuộc vào ý thức, tất cảnhững gì tồn tại ở bên ngoài không phụ thuộc vào ý thức đều nằm trong phạm trù vật chất Đâychính là thuộc tính cơ bản nhất, chung nhất của vật chất, là sự phân định rạch ròi giữa vật chất và
ý th tất cả những gì tồn tại khách quan bên ngoài, không phụ thuộc vào ý thức đều là vật chất
Trang 6- Vật chất là cái gây nên cảm giác ở con người khi bằng cách nào đó trực tiếp hay gián tiếptác động vào các giác quan của con người Điều này khẳng định vật chất là có thực và nó có thểnhận biết được thông qua các giác quan của con người, con người hoàn toàn có thể nhận thứcđược thế giới xung quanh.
- Vật chất là cái mà cảm giác, tư duy, ý thức của con người chẳng qua là cái phản ánh của nómà thôi Điều này khẳng định trong quan hệ với ý thức thì vật chất giữ vai trò quyết định, nó lànguồn gốc khách quan của ý thức
* Về mặt phương pháp mà Lênin đã sử dụng để định nghĩa khái niệm vật chất :
Vật chất là một phạm trù rất rộng, rộng đến cùng cực vì vậy không thể sử dụng phương phápđịnh nghĩa thông thường, Lênin đã sử dụng phương pháp định nghĩa khái niệm thông qua mặt đốilập với chính nó, tức là ông đã định nghĩa vật chất bằng cách đối lập nó với ý thức và định nghĩakhái niệm vật chất trong mối quan hệ đối lập đó Lêninn đã khẳng định : “Vật chất không là cái
gì khác hơn, là thực tại khách quan tồn tại độc lập với ý thức con người, được ý thức con ngườiphản ánh”
Cần chú ý rằng sự đối lập giữa vật chất và ý thức vừa mang ý nghĩa tuyệt đối vừa mang ýnghĩa tương đối
Ý nghĩa tuyệt đối là trên phương diện nhận thức luận để phân định về nguyên tắc: cái gì làvật chất và cái gì không thuộc về vật chất
Ý nghĩa tương đối là giữa vật chất và ý thức có mối quan hệ với nhau, nguồn gốc để hìnhthành ý thức có liên quan mật thiết đến thế giới vật chất Lênin đã khẳng định: “Dĩ nhiên, sự đốilập giữa vật chất và ý thức có ý nghĩa hết sức đẹp trong vấn đề nhận thức luận cơ bản là thừanhận cái gì có trước cái gì có sau Ngoài ra không còn nghi ngờ gì nữa sự đối lập đó chỉ là tươngđối”
c)Ý nghĩa khoa học của định nghĩa vật chất:
- Định nghĩa vật chất của Lênin đã khắc phục được nhược điểm, khiếm khuyết trong quanniệm về vật chất của Chủ nghĩa trước Mác, khắc phục tính trực quan, siêu hình, máy móc củaCNDV siêu hình trước Mác, làm cho CNDV phát triển lên một trình độ mới, CNDV biện chứng
- Bảo vệ chủ nghĩa Mác, trong thời kỳ mới, tạo thành cơ sở khoa học và vũ khí tư tưởng đểđấu tranh chống chủ nghĩa duy tâm khách quan, chủ nghĩa duy tâm chủ quan cùng những thuyếtkhông thể biết
- Khắc phục được cuộc khủng hoảng trên lĩnh vực vật lý học, định hướng hoạt động cho cácnhà khoa học tự nhiên trong việc nghiên cứu, tìm kiếm, phát hiện các dạng, các hình thức mớicủa vật chất
- Xác định rõ hơn các dạng cơ bản của, đặc biệt là dạng vật chất trong đời sống xã hội (Vậtchất được thể hiện trong cuộc sống dưới các dạng như : vật thể, các loại trường, tồn tại xã hội)
*Tóm lại: Mặc dù một thế kỷ đã trôi qua (1908) nhưng KN VC của Lênin vẫn còn nguyên giá
trị…
Câu 4: Quan điểm Macxit về vận động
1)Một số quan điểm khác nhau về vận động :
a) Quan điểm của chủ nghĩa duy tâm:
Xuất phát từ việc phủ nhận sự tồn tại của vật chất, chủ nghĩa duy tâm đã phủ nhận luôn cả sựvận động của vật chất, họ chỉ thừa nhận có sự vận động của tinh thần và tư tưởng mà thôi
b) Quan điểm của chủ nghĩa duy vật siêu hình trước Mác :
Trang 7Tuy có sự thừa nhận về sự vận động của vật chất nhưng lại cho rằng sự vận động đó chỉ đơngiản là sự dịch chuyển vị trí trong không gian do những nguyên nhân bên ngoài.
2) Quan điểm của triết học Mác xít:
Trước hết là khẳng định vận động là mọi sư biến đổi và biến hóa nói chung Aêngen đã khẳng
định:” Vận động hiểu theo nghĩa chung nhất bao gồm tất cả mọi sự thay đổi và mọi quá trình diễn ra trong vũ trụ kể từ sự thay đổi vị trí đơn giản cho đến tư duy”.
Vận động gắn liền với vật chất, là thuộc tính cố hữu của vật chất, là phương thức ồtn tại củavật chất, không có một dạng vật chất nào lại không vận động Điều này có nghĩa là vật chất tồntại bằng cách vận động không thông qua việc tham gia vào các hình thức vận động, biến đổi, cácdạng vật chất khác nhau thể hiện những đặc tính của mình, khẳng định sự hiện diện, tồn tại củamình Ngược lại không có một hình thức vận động nào lại không phải là vận động của một đốitượng vật chất nào đó Không có vận động thuần túy tách rời khỏi đối tượng vật chất, ngay bảnthân vận động của tư duy, ý thức về thực chất cũng là sản phẩm của sự vận động của thế giới vậtchất mà thôi và nó cũng là sự phản ánh của mọi sự biến đổi của thế giới vật chất khách quan Ởđâu có vật chất thì ở đó có vận động và ngược lại
Aênghen đã nhấn mạnh:” Các hình thức và các dạng khác nhau của vật chất chỉ có thể nhậnthức thông qua vận động Thuộc tính của vật thể chỉ bộc lộ qua vận động và về một vật thểkhông vận động thì không có gì để nói cả”
- Bất kỳ một sự vật hiện tượng vật chất nào cùng là một hệ thống bao gồm nhiều yếu tố,nhiều mặt, nhiều thuộc tính tạo thành Giữa chúng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, ảnh hưởngvà tác động qua lại lẫn nhau Chính điều đó tạo nên sức mạnh nguồn nội lực làm cho sự vật, hiệntượng ấy biến đổi, vận động Như vậy nguồn gốc, nguyên nhân của vận động là sự “tự vậnđộng” (Sự vận động của vật chất được tạo nên do sự tác động lẫn nhau giữa các yếu tố cấuthành những dạng vật chất Nó hoàn toàn không phải là kết quả của tác động từ bên ngoài.Ngược lại, sự tác động giữa các yếu tố bên trong làm sản sinh nguồn nội lực thức đẩy sự vật vậnđộng, biến đổi Triết học Mácxít khẳng định: “Sự vận động của vật chất là tự thân vận động” Sựkhẳng định này ngày càng được các thành tựu khoa học, tự nhiên, xã hội chứng minh là đúng
đắn.) Liên hệ sự phát triển của nước ta hiện nay, tranh thủ ngoại lực, phát huy nội lực Trong nhận thức phải bằng tư duy vận động, biến đổi không ngừng…
Sự vận động của vật chất là tuyệt đối, là thường xuyên, còn hiện tượng đứng im chỉ là tươngđối, là tạm thời Đứng im chỉ là một trường hợp đặc biệt của vận động, nó là sự vận động trongthể cân bằng và là trạng thái thăng bằng ổn định của quá trình vận động
Aênghen đã chỉ ra rằng:” Vận động riêng biệt có xu hướng chuyển thành cân bằng, song vậnđộng toàn bộ lại phá hoại sự cân bằng riêng biệt Mọi sự cân bằng chỉ là tương đối tạm thời trongsự vận động tuyệt đối không ngừng của thế giới vật chất”
-Vận động của vật chất là vĩnh viễn, không do ai sáng tạo ra và cũng không thể bị tiêu diệt,vận động gắn liền với vật chất vì vậy nó cũng vô cùng vô tận như thế giới vật chất Vận độngđược bảo toàn cả mặt lượng và mặt chất của nó; Nếu một hình thức vận động nào đó kết thúc thìđồng thời nó cũng mở ra một hình thức vận động mới thay thế cho nó Điều đó có nghĩa là cáchình thức khác nhau của vật chất có khả năng chuyển hóa cho nhau và điều này đã được khoahọc tự nhiên đặc biệt là định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng chứng minh Anghen đãnhận xét : cần phải hiểu tính bất điệt của vận động không chỉ đơn thuần về mặt số lượng, mà cảvề mặt chất lượng
-Vận động của vật chất là đa dạng, nhiều vẻ, khái quát lại Triết học ML phân chia vận độngthành năm hình thức vận động chủ yếu sau:
Trang 8+Vận động cơ học thể hiện sự di chuyển vị trí của các vật thể trong không gian.
+Vận động vật lý thể hiện sự biến đổi của các phân tử của các loại hạt cơ bản, các loại trường,
quá trình nhiệt, điện, quang
+Vận động hóa học: thể hiện sự biến đổi của các nguyên tố, các phản ứng hóa học, các quá
trình hóa hợp và phân giải các chất
+Vận động sinh học thể hiện qua các quá trình trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường, quá
trình đồng hóa-dị hóa, hấp thụ bài tiết, quá trình biến dị –di truyền, tiến hóa…
+Vận động xã hội: biểu hiện qua sự thay thế lẫn nhau các hình thái kinh tế xh, các chế độ xh
trong lịch sử loài người
*Chú ý:
- Các hình thức vận động trên có sự khác nhau về chất, từ vận động cơ giới đến vận động xãthể hiện sự phát triển về mặt trình độ của vận động và trình độ đó tương ứng với tính chất, kếtcấu của các dạng vật chất Kết cấu càng chặt chẽ, càng phức tạp và hoàn thiện thì trình độ vậnđộng của đối tượng vật chất đó càng ở mức độ cao hơn
- Trình độ vận cao có thể bao hàm trong nó trình độ vận động thấp hơn nhưng trình độ vậnđộng thấp hơn thì không thể bao hàm trong nó sự vận động cao Vì vậy không thể quy giản hìnhthức vận động cao thành hình thức vận động thấp
- Một kết cấu vật chất có thể tham gia nhiều hình thức vận động khác nhau song bản thân sựtồn tại của một kết cấu vật chất bao giờ cũng được đặc trưng bằng một hình thức vận động cơ
bản Đối với con người và xh loài người thì hình thức vận động xh là đặc trưng.( Học thuyết Dacuyn xã hội được hitle đưa vào áp dụng- lấy vận động sinh học thay cho vận động xã hội)
3)Ý nghĩa:
- Trong hoạt động nhận thức và thực tiễn cần phải xây dựng và quán triệt quan điểm vận độngvới những yêu cầu chủ yếu là nghiên cứu, giải quyết một vấn đề nào đó, một đối tượng nào đócần đặt nó vào trạng thái vận động biến đổi không ngừng và thông qua sự phát hiện những biếnđổi của nó để có nhận thức đầy đủ hơn, chính xác hơn về vận động
- Cần xác định chính xác hình thức vận động đặc trưng của mỗi sự vật, đối tượng trong quátrình nghiên cứu giải quyết chúng Không chủ quan áp đặt và cần hết sức thận trọng trong tiếpcận, giải quyết các hiện tượng xã hội
- Cần thấy được sự vận động là tự thân và để thúc đẩy sự phát triển, sự biến đổi của một vấnđề nào đó, cần tạo điều kiện thuận lợi cho sự tương tác giữa các yếu tố bên trong của các vấn đề
đó (Nhà nước muốn thúc đẩy KTXH phát triển thì cần tạo ra chủ trương chính sách, tạo hành lang pháp lý để các doanh nghiệp tự vận động, NN không can thiệp quá sâu vào đời sống xã hội…)
- Cần chống việc vận dụng các học thuyết sinh học vào việc giải quyết các vấn đề xã hội
- Cần chống quan điểm siêu hình trong nhận thức và giải quyết một vấn đề nào đó và xâydựng cho bản thân một quan điểm động làm cơ sở cho việc hình thành tư duy biện chứng đặc biệtlà chống tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào bên ngoài
Câu 5: Quan niệm của triết học duy vật biện chứng về kết cấu của ý thức?
- Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, là sự phản ảnh của thế giới bên ngoàivào trong bộ óc con người một cách năng động, sáng tạo
Ý thức có kết cấu phức tạp bao gồm nhiều thành tố có quan hệ chặt chẽ với nhau Tùy theogóc độ nghiên cứu có thể phân chia ý thức thành những kết cấu khác nhau
+ Nếu tiếp cận từ góc độ yếu tố cấu thành hay theo lát cắt chiều ngang thì ý thức gồm : tri
Trang 9Tri thức là kết quả của quá trình con người nhận thức thế giới hiện thực, làm tái hiện trong tư
tưởng những thuộc tính, đặc điểm, quy luật… của thế giới ấy và diễn đạt chúng bằng ngôn ngữhoặc hệ thống ký hiệu khác Tri thức là sự hiểu biết của con người về thế giới xung quanh Trithức có nhiều lĩnh vực khác nhau như tri thức về tự nhiên, về XH, về con người
Tri thức cũng có nhiều cấp độ khác nhau như : tri thức cảm tính, tri thức lý tính, tri thức kinhnghiệm, tri thức lý luận, tri thức tiền khoa học, tri thức khoa học…
Tri thức là phương thức tồn tại của ý thức Sự hình thành và phát triển của tri thức có liên quanmật thiếtvới quá trình con người tiếp nhận, tích lũy những hiểu biết của mình về thế giới trong tựnhiên và đời sống XH Tri thức về sự vật càng phong phú bao nhiêu thì ý thức về nó càng sâusắc bấy nhiêu Nếu ý thức mà không bao hàm không dựa và tri thức thì đó chỉ là sự trừu tượngtrống rỗng, không giúp gì được cho hoạt động thực tiễn Mác có nhận xét:
“ Tri thức là phương thức mà theo đó ý thức tồn tại, và theo đó một cái gì đó nảy sinh ra đối với ý thức Cho nên một cái gì đó nảy sinh ra đối với ý thức chừng nào mà ý thức biết được cái đó”.
Ngày nay, vai trò động lực của tri thức đối vớisự phát triển của XH ngày càng nổi bật, loàingười đang bước vào nền kinh tế tri thức trong đó sự sản sinh ra, sự phổ cập và sử dụng tri thứccó vai trò quyết định đối vớisự phát triển kinh tế Đa số các ngành đều dựa vào tri thức, đều ápdụng những thành tựu mới nhất của khoa học và công nghệ… Vì vậy đầu tư vào tri thức trở thànhyếu tố then chốt cho sự tăng trưởng dài hạn
Tình cảm là sự cảm động của con người trong quan hệ giữa người và người, giữa con người
với thực tại xung quanh Tình cảm là một trạng thái đặc biệt của ý thức hình thành trong q/trìnhcon người tiếp xúc với con người, với tự nhiên và xã hội Tình cảm tham gia vào mọi hoạt độngcủa con người và giữ một vị trí quan trọng trong việc điều chỉnh hoạt động của con người Tìnhcảm có thể mang tính chất chủ động, chứa đựng những cảm xúc tích cực nhưng cũng có thể mangt/c thụ động, chứa đựng cảm xúc tiêu cực Tình cảm tích cực có vai trò to lớn, là một động lực đểnâng cao năng lực và hoạt động sống của con người
Tri thức và tình cảm có quan hệ chặt chẽ với nhau tạo thành niềm tin, ý chí từ đó thúc đẩyhoạt động thực tiễn của con người, trong đó tri thức là cơ bản và cốt lõi nhất Nếu niềm tin, ý chímà không có tri thức thì chỉ xây dựng nên niềm tin mù quáng, sự tưởng tượng chủ quan Ngượclại nếu tri thức không được biến thành tình cảm, niềm tin, ý chí của con người, thôi thúc conngười hành động thì tri thức tự nó đánh mất vai trò đối với hiện thực, mất phương hướng vàkhông bền vững Sự hiểu biết của con người phải biến thành tình cảm mãnh liệt … tất cả nhữngđiều đó hòa quyện với nhau để hướng dẫn, dìu dắt con người trong hoạt động thực tiễn cải tạothế giới
+ Nếu tiếp cận từ góc độ chiều sâu của thế giới nội tâm của con người (lát cắt chiều dọc) thì ý thức bao gồm : tự ý thức, tiềm thức và vô thức.
Tự ý thức là ý thức của con người hướng về hành vi, tư tưởng, tình cảm, về động cơ, lợi ích
của bản thân, về địa vị, vị thế của bản thân trong cộng đồng và XH Thực chất tự ý thức là ý thứchướng nội, là hướng về nhận thức bản thân mình thông qua quan hệ với thế giới bên ngoài đểđánh giá chính xác câu hỏi: mình là ai? Mình có vai trò gì trong đời sống XH ? Từ đó giúp conngười điều chỉnh bản thân theo các quy tắc, chuẩn mực XH
Tiềm thức là những tri thức mà chủ thể đã có được từ trước và gần như đã trở thành bản năng,
kỹ năng nằm trong tầng sâu của ý thức của chủ thể, nó là ý thức dưới dạng tiềm tàng và có thểtự động gây ra các hoạt động tâm lý và nhận thức mà chủ thể không cần kiểm soát chúng mộtcách trực tiếp Tiềm thức có vai trò quan trọng trong hoạt động tâm lý và tư duy khoa học, đặcbiệt đối với loại hình tư duy chính xác và các hoạt động tư duy lặp đi lặp lại nhiều lần nó góp
Trang 10phần làm giảm đi sự quá tải, sự căng thẳng của đầu óc trong việc tiếp nhận xử lý các tài liệu, dữliệu mà vẫn đảm bảo sự chính xác cao.
Vô thức là những trạng thái tâm lý ở chiều sâu, nó điều chỉnh suy nghĩ, hành vi, thái độ ứng
xử của con người và chưa có sự tranh luận ở nội tâm, chưa có sự truyền tin bên trong, chưa có sựtính toán kiểm tra của lý trí Lĩnh vực vô thức là lĩnh vực của các hiện tượng tâm lý nằm ngoàiphạm vi của lý trí mà ý thức không kiểm soát được trong một thời gian nào đó Vô thức biểu hiện
ra thành nhiềâu hiện tượng khác nhau như : bản năng, ham muốn, giấc mơ, bị thôi miên, sự lỡ lời.Vô thức cũng có vai trò, tác dụng nhất định trong đời sống và hoạt động của con người, nhờ nómà con người tránh được tình trạng căng thẳng không cần thiết do thần kinh phải làm việc quátải Con người thực hiện hành vi theo những chuẩn mực tự nhiên không bị khiên cưỡng Tuynhiên, không nên cường điệu tuyệt đối hóa vô thức và tách nó ra khỏi hiện thực để đối lập với ýthức và vô thức nằm trong ý thức và chỉ xảy ra trong con người có ý thức và giữ vai trò chủ đạotrong hoạt động của con người là ý thức chứ không phải là vô thức Nhờ có ý thức mà con ngườicó thể điều khiển được những hành vi của mình hướng tới những giá trị chân-thiện-mỹ./
Câu 6: Nguồn gốc và bản chất của ý thức
Trong lịch sử, vấn đề nguồn gốc, bản chất và vai trò của ý thức là trung tâm của cuộc đấutranh giữa DV và DT, xuất hiện nhiều quan niệm, quan điểm khác nhau khi nhìn nhận, đánh giávà giải quyết những vấn đề về ý thức
- Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, là sự phản ảnh của thế giới bên ngoài
vào trong bộ óc con người Ý thức có kết cấu phức tạp bao gồm nhiều thành tố có quan hệ chặt chẽ với nhau Tùy theo góc độ nghiên cứu có thể phân chia ý thức thành những kết cấu khác nhau + Nếu tiếp cận từ góc độ yếu tố cấu thành hay theo lát cắt chiều ngang thì ý thức gồm: tri thức, tình cảm và ý chí.
+ Nếu tiếp cận từ góc độ chiều sâu của thế giới nội tâm của con người (lát cắt chiều dọc) thì ý thức bao gồm : tự ý thức, tiềm thức và vô thức.
Để hiểu rõ hơn về bản chất của ý thức trước tiên chúng ta đi vào tìm hiểu nguồn gốc của ý thức.
a)Nguồn gốc của ý thức:
Dự trên thành tựu của các ngành khoa học tự nhiên và xã hội, Triết học M-L khẳng định ýthức được ra đời từ 2 nguồn gốc : nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc xã hội
-Về nguồn gốc tự nhiên :
Dựa trên cơ sở những thành tựu của khoa học tự nhiên , đặc biệt là của sinh lý học thần kinh,Triết học Mác xít khẳng định rằng: “ý thức là thuộc tính của vật chất nhưng không phải của bấtkỳ một dạng vật chất nào mà chỉ có ở một dạng vật chất có tổ chức cao với cấu trúc tinh vi vàhoàn thiện nhất đó là bộ óc người” Hoạt động ý thức chỉ có thể diễn ra trên cơ sở hoạt động sinhlý thần kinh của bộ óc Ý thức phụ thuộc vào bộ óc do vậy nếu bộ óc bị tổn thương thì hoạt động
ý thức sẽ bị rối loạn Tuy nhiên quá trình ý thức không đồng nhất hay diễn ra song song với quátrình hoạt động sinh lý thần kinh Thực chất đây chỉ là hia mặt của một vấn đề, một quá trình, tứclà hoạt động sinh lý thần kinh mang nội dung ý thức
Cần nhấn mạnh rằng không có bộ óc người thì không có ý thức Tuy nhiên chỉ riêng bộ ócngười thôi thì con người cũng chưa hình thành nên được ý thức, nó mới chỉ là điều kiện cầnnhưng chưa đủ
Sự hình thành của ý thức có liên quan mật thiết đến thuộc tính phản ánh của thế giới vật chất.Phản ánh trở thành một yếu tố trong nguồn gốc tự nhiên hình thành nên ý thức Triết học Máccho rằng ý thức không phải có nguồn gốc siêu tự nhiên, cũng không phải là cái sinh ra vật chất
Trang 11mà nó chỉ là kết quả của sự phát triển đến đỉnh cao của một thuộc tính phổ biến của vật chất, đólà thuộc tính phản ánh.
Phản ánh là sự tái tạo của những đặc điểm của một hệ thống vật chất này ở hệ thống vật chất khác trong quá trình tác động qua lại của chúng Phản ánh là một thuộc tính chung phổ biến của mọi dạng vật chất Kết quả của sự phản ánh tùy thuộc về cả 2 phía : vật tác động và vật nhận tác động Trong đó, vật nhận tác động bao giờ cũng mang thông tin của vật tác động Đây là điều
quan trọng để làm sáng tỏ nguồn gốc tự nhiên của ý thức, của tri thức con người về thế giới bênngoài
Sự phản ánh của vật chất có quá trình phát triển từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp,các đối tượng vật chất càng ở bậc thang tiến hoá cao bao nhiên thì hình thức phản ánh của nócàng phức tạp bấy nhiêu Hình thức phản ánh đơn giản nhất, đặc trưng cho giới tự nhiên vô cơ làphản ánh vật lý, hóa học mang tính chất thụ động chưa có sự định hướng Trong giới tự nhiên hữusinh có sự phản ánh sinh học với các hình thức như tính kích thích, tính cảm ứng, phản xạ Đếnđộng vật cao cấp thì sự phản ánh đạt đến trình độ tâm lý động vật Tuy nhiên, đó chưa phải là ýthức Ý thức là hình thức cao nhất của sự phản ánh thế giới hiện thực và chỉ nảy sinh ở sự pháttriển cao của thế giới vật chất cùng với sự xuât hiện của một kết cấu vật chất có tổ chức caonhất, đó là bộ não con người
Nội dung của nó là thông tin về thế giới bên ngoài đã tác động lên bộ óc con người Không cósự tác động của thế giới bên ngoài lên các giác quan của con người từ đó chuyển lên bộ não thìkhông có hoạt động ý thức
Như vậy ý thức là 1 thuộc tính của vật chất nhưng không phải của mọi dạng vật chất mà chỉ
của một dạng vật chất có tổ chức cao nhất, có cấu trúc tinh vi, phức tạp và hoàn thiện nhất đó làbộ óc con người Bộ óc con người là cơ quan vật chất của ý thức, hoạt động của ý thức diễn ratrên cơ sở của sinh lý, hoạt động thần kinh của óc người Khi bộ óc con người bị tổn thương thìhoạt động của ý thức sẽ bị rối loạn hoặc không bình thường Vì vậy, không thể tách rời ý thức rakhỏi hoạt động của bộ óc Tuy nhiên quá trình ý thức lại không đồng nhất hay diễn ra song songvới quá trình sinh lý thần kinh, đây chính là 2 mặt của một quá trình Quá trình sinh lý thần kinhmang nội dung ý thức
Tóm lại, bộ óc con người cùng với thế giới bên ngoài tá động vào bộ óc thông qua đó, bộ ócthực hiện chức năng phản ánh, ghi lại sự tác động đó, đó là nguồn gốc tự nhiên của sự hình thànhnên ý thức
- Nguồn gốc xã hội :
Ý thức là sản phẩm của sự phát triển XH , phụ thuộc vào XH và ngay từ đầu đã mang tính
XH Quá trình hình thành ý thức không chỉ nhờ vào tác động thuần tuý của thế giới tự nhiên vàotrong bộ óc con người mà chủ yếu nhờ vào hoạt động thực tiễn của con người đặc biệt là hoạtđộng sản xuất cải tạo thế giới tự nhiên Nhờ có hoạt động này mà con người đã bắt thế giới tựnhiên phải bộc lộ những thuộc tính, những kết cấu, những quy luật vận động… thành những hiệntượng nhất định để con người nắm bắt chúng Như vậy, hoạt động thực tiễn, đặc biệt là hoạt độnglao động sản xuất đã giúp con người thu được 2 giá trị: thu được của cải vật chất phục vụ cuộcsống đồng thời quá trình đó cũng làm con người tích lũy ngày càng nhiều hơn những tri thức vềthế giới bên ngoài Như vậy để quá trình ý thức diễn ra một cách năng động, tích cực chủ thể cầnphải tăng cường hoạt động thực tiễn của mình
Cũng trong quá trình lao động ở con người đã xuất hiện nhu cầu phải trao đổi kinh nghiệm, tưtưởng, tình cảm cho nhau Từ đó dẫn đến sự ra đời của ngôn ngữ Ngôn ngữ chính là một hệthống tín hiệu vật chất mang nội dung ý thức; Nó vừa là phương tiện giao tiếp đồng thời là côngcụ của tư duy Nhờ có nó mà con người có thể phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, trừu tượng hóa,
Trang 12tức là tiến hành ý thức về sự vật Mặt khác, nhờ ngôn ngữ mà tri thức của loài người được gìngiữ, chuyển giao từ thế hệ này sang thế hệ khác và qua đó ý thức của loài người là một quá trìnhliên tục, không đứt quãng và ngày càng phát triển Rõ ràng, ý thức không phải là một hiện tượngmang tính chất cá nhân mà là một hiện tượng mang tính xã hội và chỉ nảy nở khi con người sốngtrong môi trường XH Không có ngôn ngữ thì không thể phát triển ý thức Anghen đã nhận định :
“Trước hết là lao động, sau lao động và đồng thời với lao động là ngôn ngữ, đó là 2 kích thích tốchủ yếu để làm xuất hiện và phát triển ý thức”
Tóm lại, để ý tức ra đời, hình thành và phát triển thì những tiền đề, nguồn gốc tự nhiên là rất
quan trọng và không thể thiếu được nhưng là chưa đủ, nguồn gốc trực tiếp và quan trọng nhất của sự hình thành nên ý thức là lao động sản xuất, là môi trường xã hội trong đó con người đang sinh sống và hoạt động Ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào bộ óc con người thông
qua lao động, ngôn ngữ và các quan hệ xã hội, nó là sản phẩm xã hội và là một hiện tượng xãhội
b) Bản chất của ý thức :
Ý thức là sự phản ánh của hiện thực khách quan vào trong bộ óc con người một cách năng động, sáng tạo tạo nên những hình ảnh chủ quan của con người về thế giới khách quan Điểm xuất phát để hiểu được vấn đề này là phải thừa nhận ý thức là cái phản ánh, còn hiện thực khách quan là cái được phản ánh Cái bị phản ánh tồn tại khách quan ở bên ngoài con người Còn cái phản
ánh- ý thức- chỉ tồn tại ở con người và phụ thuộc vào hoạt động của bộ óc người cùng với nhữngđiều kiện khác của chủ thể Như vậy ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan Hìnhảnh đó không có tính vật chất Tuy nhiên, ý thức không phải là sự phản ánh tùy tiện, xuyên tạc,cũng không phải là sự phản ánh giản đơn hay là sự sao chép một cách máy móc của thế giới bênngoài Ý thức là của con người và con người là một thực thể năng động sáng tạo, ý thức đượchình thành trong quá trình con người chủ động tác động vào thế giới làm biến đổi và chinh phụcthế giới, phục vụ cho lợi ích của mình Điều đó làm nên tính năng động, sáng tạo của ý thức conngười cũng như tính chủ động, tính hướng đích của hoạt động nhận thức của con người
Tính sáng tạo của ý thức được biểu hiện ra rất phong phú, ý thức phản ánh sáng tạo lại hiện thực theo nhu cầu thực tiễn xã hội, nó có thể tạo ra những tri thức mới về sự vật, tưởng tượng ra cái vốn không có trong thực tế, có thể tiên đoán và dự báo được tương lai, có thể xây dựng nên những giả thuyết, những lý thuyết khoa học hết sức trứu tượng và khái quát.
Quá trình ý thức có sự thống nhất của những mặt sau đây :
+ Có sự trao đổi thông tin giữa chủ thể và đối tượng phản ánh, sự trao đổi mang tính hai chiều,có định hướng, có chọn lọc
+ Có sự mô hình hóa đối tượng trong tư duy dưới dạng hình ảnh tinh thần Thực chất đây làquá trình sáng tạo lại hiện thực của ý thức dưới dạng mã hóa các đối tượng vật chất thành nhữnghình ảnh, ý tưởng tinh thần phi vật chất
+ Chuyển từ mô hình của tư duy thành hiện thực khách quan bên ngoài Thực chất đây là quátrình hiện thực hóa tư tưởng nào đó thông qua hoạt động thực tiễn để biến tư tưởng trong tư duythành các dạng vật chất cụ thể, hiện thực
+ Dự báo tương lai trên cơ sở phản ánh đúng đắn hiện thực, phát hiện ra những vấn đề bảnchất, những quy luật của sự vận động của hiện thực khách quan Từ đó định hướng hoạt động conngười theo quy luật
Câu 7: Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức Ý nghĩa phương pháp luận?
a) Để hiểu được giữa vật chất và ý thức có mối quan hệ như thế nào, trước hết chúng ta cần
Trang 13Trước Mac các trường phái triết học cũng lý giải mối quan hệ giữa vật chất và ý thức nhưnghoặc là duy tâm phản động hoặc là duy vật siêu hình…Đến triết học Mac, mối quan hệ VC-YTđược lý giải khoa học và đầy đủ.
Thứ nhất là định nghĩa vật chất Định nghĩa phạm trù vật chất của Lênin được diễn đạt nhưsau:” Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho conngười trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại khônglệ thuộc vào cảm giác” Như vậy định nghĩa vật chất của Lênin bao gồm những nội dung cơ bảnsau:
- Vật chất là cái tồn tại khách quan bên ngoài ý thức và không phụ thuộc vào ý thức
- Vật chất là cái gây nên cảm giác ở con người khi bằng cách nào đó (trực tiếp hoặc gián tiếp)tác động lên các giác quan của con người
-Vật chất -cái mà cảm giác, tư duy, ý thức chẳng qua là sự phản ánh của nó
Không phải mọi hiện tượng vật chất tác động lên giác quan của con người đều được con ngườinhận biết một cách trực tiếp, với định nghĩa này Lênin khẳng định thuộc tính chung nhất của vậtchất là sự tồn tại khách quan ở bên ngoài ý thức Tất cả những gì tồn tại bên ngoài và không phụthuộc vào ý thức (con người và loài người) đều thuộc phạm trù vật chất
Thứ hai là định nghĩa về ý thức của chủ nghĩa duy vật Mác xít Chủ nghĩa duy vật Mác xítđịnh nghĩa về ý thức như sau:” Ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào trong bộ ócngười một cách năng động, sáng tạo”
Như vậy, điểm xuất phát để hiểu bản chất của ý thức là phải thừa nhận ý thức là sự phản ánh,là cái phản ánh, còn vật chất là cái được phản ánh Ý thức không phải là bản sao giản đơn, thụđộng , máy móc của sự vật Ý thức là của con người, mà con người là một thực thể năng động,sáng tạo Ý thức phản ánh thế giới khách quan trong quá trình con người tác động cải tạo thếgiới Do đó, ý thức con người là sự phản ánh năng động, sáng tạo Như vậy ý thức là hình ảnhchủ quan của thế giới khách quan
Tính sáng tạo của ý thức được thể hiện ra rất phong phú Trên cơ sở những cái đã có, ý thứccó thể tạo ra tri thức mới về sự vật, có thể tưởng tượng ra cái không có trong thực tế Ngoài ra ýthức còn có thể tiên đoán, dự báo tương lai…
Triết học Mác-Lênin trên cơ sở tiếp thu, kế thừa những tư tưởng triết học duy vật đã có tronglịch sử, khái quát những thành tựu của khoa học tự nhiên đã phân tích, lý giải và giải quyết mối
quan hệ giữa vật chất và ý thức một cách duy vật và biện chứng và khẳng định rằng: vật chất là tính thứ nhất, ý thức là tính thứ hai, vật chất quyết định ý thức và vai trò quyết định đó thể hiện ở những điểm chủ yếu sau :
Một là, xét về mặt thời gian, vật chất là cái có trước, là cái vô cùng vô tận, không có điểm
khởi đầu và cũng không có điểm kết thúc Còn ý thức là cái có sau, nó xuất hiện cùng với sựxuất hiện của con người, loài người và nó là kết quả của sự tiến hóa lâu dài của giới tự nhiêncũng như của những hoạt động của con người Cái có sau không thể sinh ra cái có trước nó được
Vì vậy ý thức là cái không thể nào sinh ra vật chất được
Hai là, xét về mặt nguồn gốc hình thành : Vật chất không do ai saáng tạo ra và không thể bị
mất đi, nó có nguồn gốc từ bản thân nó còn ý thức được hình thành từ nguồn gốc tự nhiên và XH.Những nguồn gốc này có liên quan chặt chẽ với thế giới vật chất (bộ não người, thuộc tính phảnánh, hoạt động mang tính vật chất của con người, tín hiệu vật chất là ngôn ngữ…) Những yếu tố ởhai nguồn gốc đó đều liên quan mật thiết, trực tiếp đến thế giới vật chất, có cơ sở từ vật chất
Ba là, xét về mặt nội dung : ý thức chỉ là cái phản ánh, là hình ảnh chủ quan của thế giới
khách quan, còn thế giới vật chất là cái được phản ánh Đương nhiên, nếu không có cái đượcphản ánh-tức là thế giới vật chất-thì sẽ chẳng có được một hình ảnh nào đó về nó Nội dung của
Trang 14ý thức là những tri thức của con người về thế giới vật chất ở xung quanh họ, những tri thức đócũng được con người tích lũy từ trong hoạt động vật chất của chính họ.
Bốn là, xét về sự vận động, biến đổi và phát triển của ý thức: Sự biến đổi của ý thức phụ
thuộc vào sự biến đổi, sự phát triển của hiện thực khách quan và trình độ hoạt động thực tiễn củacon người trong quá trình cải biến thế giới khách quan Nói cách khác, sự phát triển của tư duy,của ý thức con người phụ thuộc vào sự phát triển của hoạt động thực tiễn con người trong quátrình hoạt động cải tạo thế giới vật chất Trình độ nhận thức của con người phụ thuộc vào trìnhđộ hoạt động chinh phục tự nhiên cải tạo XH của chính con người Khi thế giới vật chất và cuộcsống XH có những biến đổi thì điều đó sớm muộn cũng dẫn đến sự biến đổi, sự phát triển trong
tư duy, ý thức con người
Như vậy, xét cả về mặt thời gian, nguồn gốc hình thành, về mặt nội dung cũng như về sự vận
động biến đổi và phát triển của ý thức cho thấy: vật chất luôn là tính thứ nhất, ý thức luôn là tínhthứ hai, vật chất bao giờ cũng quyết định ý thức
b) Trong khi nhấn mạnh vật chất quyết định ý thức thì triết học Mác-Lênin đồng thời cũng
khẳng định ý thức cũng có tác động mạnh mẽ trở lại đối với vật chất, thể hiện :
- Sau khi được hình thành thì ý thức có tính độc lập tương đối của mình và nó tác động trở lạiđối với thế giới vật chất theo cả hai chiều hướng :
+ Những ý thức đúng đắn, khoa học và cách mạng phản ánh đúng bản chất, quy luật vận độngcủa thế giới vật chất sẽ có tác động tích cực thúc đẩy sự vận động, phát triển của thế giới vậtchất
+Những ý thức, tư tưởng phản khoa học, phản ánh xuyên tạc bản chất, quy luật vận động thếgiới khách quan sẽ có tác động tiêu cực, kìm hãm sự phát triển của thế giới vật chất
Chú ý:
Sự tác động của ý thức đối với vật chất bao giờ cũng phải thông qua hoạt động thực tiễn củacon người Còn bản thân ý thức tự nó không trực tiếp làm thay đổi được gì trong hiện thực Vìvậy nói tới vai trò của ý thức về thực chất là nói đến vai trò của con người, ý thức chỉ đạo hànhđộng của con người hình thành mục tiêu kế hoạch, biện pháp cho hoạt động của con người BácHồ từng nói: “chủ trương 1, biện pháp 10, thực hiện 20”
Sự tác động trở lại của ý thức đối với vật chất bao giờ cũng diễn ra trên cơ sở vật chất là tínhthứ nhất, ý thức là tính thứ hai Trong bất kỳ trường hợp nào ý thức cũng chỉ là sự phản ánh thếgiới vật chất và sáng tạo của ý thức là sự sáng tạo của phản ánh và sáng tạo trong khuôn khổ củasự phản ánh
c)Ý nghĩa phương pháp luận:
- Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn phải xuất phát từ thực tế khách quan, tôn trọng thựctế khách quan và lấy nó làm căn cứ, cơ sở cho việc hoạch định mọi chủ trương, chính sách.Lênin đã nhấn mạnh:” Không được lấy ý muốn chủ quan của mình là chính sách, không đượclấy tình cảm làm điểm xuất phát cho chiến lược và sách lược của cách mạng Nếu chỉ xuất pháttừ ý muốn chủ quan, lấy ý chí áp đặt cho thực tế, lấy ảo tưởng thay cho hiện thực thì sẽ mắc bệnhchủ quan duy ý chí”
Thực tế ở Việt Nam trước thời lỳ đổi mới chúng ta cũng phạm phải sai lầm chủ quan duy ýchí Tại Đại hội Đảng CSVN đã rút ra bài học:” Đảng đã phạm phải sai lầm duy ý chí, vi phạmquy luật khách quan” và Đại hội VII rút ra bài học:” Mọi đường lối, chủ trương của Đảng phảixuất phát từ thực tế, tôn trọng quy luật khách quan”
Trang 15Đến Đại hội IX, một trong những bài học rút ra sau 15 năm tiến hành đổi mới là đổi mới phảiphù hợp với thực tiễn và luôn luôn sáng tạo.
- Phát huy tính năng động sáng tạo của ý thức, tính tích cực, chủ động trong hoạt động cải tạothế giới khách quan của con người Vai trò tích cực của ý thức, tư tưởng không phải là ở chỗ nótrực tiếp tạo ra hay làm thay đổi thế giới vật chất mà là nhận thức đúng đắn thế giới khách quan.Từ đó hình thành ở con người mục đích, phương hướng, ý chí, phương pháp… (Bổ sung) … Conngười càng phản ánh chính xác, đầy đủ thế giới khách quan thì hoạt động cải tạo thế giới kháchquan của họ càng có hiệu quả Vì vậy phát huy tính năng động, sáng tạo của ý thức, phát huy vaitrò nhân tố con người là vấn đề có ý nghĩa quyết định đến sự thành công hay thất bại của sựnghiệp cách mạng
Tại Đại hội VIII, Đảng CSVN đã khẳng định:” Trong thời kỳ đổi mới phải lấy việc phát huynguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển mạnh và bền vững”
Đến Đại hội IX, Đảng CSVN một lần nữa khẳng định:” Phát huy nguồn lực trí tuệ và sứcmạnh tinh thần của người Việt Nam, coi phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệlà nền tảng và động lực của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa Phát huy nguồn lực conngười là yếu tố cơ bản để phát triển XH, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững”
-Cần chống quan điểm, xu hướng coi thường thực tế để rơi vào chủ nghĩa duy tâm, duy ý chí;mặt khác cần chống khuynh hướng giáo điều, thụ động, chờ đợi rơi vào chủ nghĩa bảo thủ
Câu 8: Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và ý nghĩa phương pháp luận của vấn đề này?
a)Nguyên lý về mối liên hệ:
- Liên hệ là một phạm trù của phép biện chứng duy vật dùng để chỉ sự tác động ảnh hưởnglẫn nhau, ràng buộc, chế ước nhau, quy định và chuyển hóa cho nhau của các sự vật trong thếgiới khách quan
Cơ sở của sự liên hệ qua lại giữa các sự vật là tính thống nhất vật chất của thế giới, các sự vậthiện tượng dù khác nhau, đa dạng đến mấy thì chúng cũng chỉ là những dạng tồn tại khác nhaucủa một thế giới duy nhất là vật chất mà thôi
Mối liên hệ giữa các sự vật hiện tượng mang tính phổ biến thể hiện qua những điểm sau :
+ Nếu xét về mặt không gian: mỗi một sự vật, hiện tượng là một chỉnh thể riêng biệt, song
chúng tồn tại không phải trong một trạng thái biệt lập tách rời tuyệt đối với các sự vật khác.Trong hiện thực khách quan không có sự vật, hiện tượng nào cô lập, không nhận tác động vàkhông tác động đến sự vật khác Ngược lại, các sự vật vừa tách biệt nhau vừa phụ thuộc nhau, đóchính là hai mặt của một quá trình tồn tại, vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng
Aêngen đã khẳng định:” Tất cả thế giới mà chúng ta có thể nghiên cứu được là một hệ thống,một tập hợp gồm các tập thể khăng khít với nhau, việc các vật thể ấy đều có mối liên hệ qua lạivới nhau đã có nghĩa là các vật thể này tác động lẫn nhau và sự tác động qua lại ấy chính là sựvận động”
+ Nếu xét về mặt cấu tạo, cấu trúc bên trong của mỗi sự vật, hiện tượng : các yếu tố, các bộ
phận cấu thành nên một sự vật nào đó đều tồn tại trong một tổ chức nhất định, đều được sắp xếptheo một trật tự nhất định Các bộ phận đó không thể tồn tại trong một trạng thái hỗn độn hoặchoàn toàn tách rời nhau không có liên hệ với nhau Giữa các bộ phận, các yếu tố đó có mối liênhệ, trong đó mỗi bộ phận, mỗi yếu tố vừa đảm trách phần việc của mình vừa tạo điều kiện chonhững bộ phận khác Do vậy, sự biến đổi của một bộ phận nào đó trong cấu trúc của sự vật sẽgây ảnh hưởng đến những bộ phận khác cũng như đối với toàn bộ chỉnh thể sự vật
+ Nếu xét về mặt thời gian: mỗi một sự vật, hiện tượng nói riêng và cả thế giới nói chungtrong quá trình tồn tại, phát triển của mình đều phải trải qua những giai đoạn, những thời kỳ khác
Trang 16nhau, thể hiện rõ nhất là giai đoạn phát sinh, giai đoạn phát triển, giai đoạn suy tàn và giai đoạnchuyển hóa thành cái khác Các giai đoạn, các thời kỳ đó có mối liên hệ không tách rời nhau màlàm tiền đề cho nhau, sự kết thúc của giai đoạn này lại là điểm mở đầu cho giai đoạn tiếp sau.
Như vậy giữa quá khứ, hiện tại và tương lai có mối liên hệ với nhau có sự chuẩn bị cho nhau.
- Mối liên hệ phổ biến giữa các sự vật, hiện tượng được thể hiện rất phong phú, rất đa dạng.Khi nghiên cứu về hiện thực khách quan có thể phân chia chúng ra thành từng loại khác nhau tùytheo tính chất phức tạp hay đơn giản, phạm vi rộng hay hẹp, trình độ nông hay sâu… Khái quátlại có những mối liên hệ chính phổ biến sau đây:
+Mối liên hệ bên trong và liên hệ bên ngoài
+Mối liên hệ chủ yếu và thứ yếu
+Mối liên hệ chung và riêng
+Mối liên hệ trực tiếp và gián tiếp
+Mối liên hệ tất nhiên và ngẫu nhiên
+ Mối liên hệ bản chất và không bản chất
Trong đó, những mối liên hệ ở bên trong, trực tiếp, bản chất, tất nhiên là những mối liên hệquan trọng giữ vai trò quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của sự vật
Triết học Mác xít cũng đồng thời chỉ rõ rằng : các loại liên hệ khác nhau có khả năng chuyển
hóa cho nhau, thay đổi vị trí cho nhau Điều này tùy thuộc vào sự thay đổi phạm vi bao quát củaviệc nghiên cứu hoặc do kết quả vận động của chính bản thân hiện thực đó
Xét trên tất cả các phương diện ở đâu, khi nào các SVHT cũng có mối liên hệ với nhau.
SVHT tồn tại trong các mối liên hệ đó Vì vậy triết học Mác khẳng định mối liên hệ đó có tínhphổ biến
b)Ý nghĩa phương pháp luận:
-Từ việc nghiên cứu nguyên lý về mối liên hệ phổ biến giữa các sự vật, hiện tượng ta rút raquan điểm toàn diện trong nhận thức các sự vật cũng như trong hoạt động thực tiễn Yêu cầu củaquan điểm toàn diện bao gồm :
+Về mặt nhận thức: cần nghiên cứu sự vật, hiện tượng nào đó đặt trong mối quan hệ với các
sự vật, hiện tương khác; Phát hiện ra những mối liên hệ qua lại giữa các yếu tố, bộ phận, thuộctính, các giai đoạn phát triển khác nhau của sự vật đó Lênin khẳng định:” Muốn thật sự hiểuđược sự vật cần phải nhìn bao quát và nghiên cứu tất cả các mặt, các mối liên hệ và quan hệgián tiếp của sự vật đó”
Để nhận thức đúng về sự vật còn đòi hỏi phải xem xét nó trong mối liên hệ với nhu cầu thực tiễn của con người, ứng với mỗi thời kỳ, mỗi thế hệ con người bao giờ cũng chỉ phản ánh được
một số lượng hữu hạn mối liên hệ Vì vậy tri thức đạt được về sự vật chỉ là tương đối, không đầyđủ và cần được bổ sung thêm Mặt khác, cần phải biết phân loại, đánh giá chính xác tính chất,vai trò, ý nghĩa của mỗi loại liên hệ đối với sự tồn tại, phát triển của sự vật
+ Về mặt hoạt động thực tiễn : để cải tạo được sự vật cần phải làm biến đổi những mối liên hệ
của sự vật đó với các sự vật khác, đặc biệt là mối liên hệ bên trong, trực tiếp, bản chất Cần phảixây dựng kế hoạch tổng thể và phải sử dụng đồng bộ nhiều biện pháp, phương pháp, phương tiệnkhác nhau để tác động Mặt khác, quan điểm toàn diện cũng đòi hỏi cần phải kết hợp chặt chẽchính sách dàn đều và chính sách có trọng điểm, vừa chú ý giải quyết cái tổng thể vừa biết lựachọn vấn đề trung tâm, trọng tâm để giải quyết dứt điểm tạo đà cho việc giải quyết các vấn đềkhác
Trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam, Đảng CSVN xác định: đổi mới toàn diện, mọi mặt đờisống XH trong đó trọng tâm là đổi mới kinh tế
Trang 17Tại Đại hội Đảng lầ thứ VIII, Đảng CSVN đã khẳng định:” Xét trên tổng thể Đảng ta đã bắtđầu công cuộc đổi mới từ đổi mới về tư duy chính trị trong việc hoạch định đường lối đối nội vàđối ngoại, không có sự đối nội đó thì không có mọi sự đổi mới khác Song Đảng ta đã đúng khitập trung trước hết và việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đổi mới kinh tế, khắc phục khủng hoảngkinh tế- XH, tạo tiền đề cần thiết về vật chất và tinh thần để giữ vững ổn định chính trị, xâydựng và củng cố niềm tin của nhân dân, tạo điều kiện để đổi mới các mặt khác của đời sốngXH”.
Câu 9 :Nguyên lý về sự phát triển và ý nghĩa phương pháp luận
1) Nội dung nguyên lý:
*Khái niệm : Phát triển là một phạm trù của phép biện chứng duy vật dùng để khái quát quá
trình vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoànthiện hơn
- Phát triển là một trường hợp đặc biệt của vận động, không phải mọi sự vận động đều là pháttriển mà chỉ có quá trình vận động nào làm nảy sinh những tính quy định mới cao hơn về chất,qua đó làm tăng cường tính phức tạp của sự vật, làm cho cơ cấu tổ chức, phương thức tồn tại củasự vật cùng những chức năng vốn có của nó ngày càng hoàn thiện hơn mới gọi là phát triển
- Trong hiện thực khách quan, sự phát triển được thực hiện khác nhau tùy thuộc vào hình thứctồn tại cụ thể của các dạng vật chất Đối với giới hữu cơ sự phát triển thể hiện ở khả năng thíchnghi của cơ thể, khả năng tiến hóa của cơ thể, khả năng ngày càng hoàn thiện, quá trình trao đổichất giữa cơ thể với môi trường
Đối với XH, sự phát triển thể hiện ở năng lực chinh phục giới tự nhiên cải tạo XH, nâng caođời sống mọi mặt của con người, mức độ, trình độ giải phóng con người, những điều kiện để conngười phát triển toàn diện những phẩm chất, năng lực vốn có của mình
Đối với tư duy, sự phát triển thể hiện ở khả năng nhận thức ngày càng sâu sắc hơn, đầy đủhơn, chính xác hơn đối với thế giới xung quanh và XH
- Sự phát triển được thực hiện theo con đường quanh co phức tạp, trong đó có thể bao hàm cảnhững bước thụt lùi tương đối chúng ta có thể hình dung con đường cho sự phát triển không phảitheo đường thẳng tấp mà theo đường xoắn ốc
Lênin đã nhấn mạnh:” Nếu hình dung sự phát triển lịch sử và thế giới như một con đườngthẳng tấp, không có những bước quanh co, những sự thụt lùi đôi khi ra xa so với xu hướng chủđạo là không biện chứng, không thực tế”
Sai lầm của quan điểm siêu hình về vấn đề này là ở chỗ đã xem sự phát triển chỉ là sự tănglên hay giảm đi thuần túy về mặt lượng mà không có sự thay đổi về chất Sự phát triển đơn giảnchỉ diễn ra như một quá trình thẳng tấp không có những bước quanh co, thụt lùi
*Nguồn gốc của sự phát triển nằm ngay trong bản thân sự vật, do những mâu thuẫn giữa các
mặt đối lập ở bên trong sự vật quy định; Phát triển là kết quả của quá trình tích lũy về lượng dẫntới sự thay đổi về chất của cuộc đấu tranh giữa các mặt đối lập của sự phủ định của cái mới đốivới cái cũ Triết học Mácxít nhấn mạnh : phát triển là quá trình tự thân phát triển, nó mang tínhkhách quan, mang tính độc lập với ý thức con người Sai lầm của chủ nghĩa duy tâm về vấn đềnày là ở chỗ đã đi tìm nguồn gốc của sự phát triển ở những lực lượng siêu tự nhiên hay ở trong ýthức con người Còn quan điểm của chủ nghĩa duy vật siêu hình lại cho rằng nguồn gốc của sựphát triển là do sự tác động từ bên ngoài vào Lênin đã khái quát :” Hai quan niệm cơ bản về sựphát triển : sự phát triển coi như giảm đi và tăng lên như là lặp lại và sự phát triển coi như làthống nhất của các mặt đối lập Quan điểm thứ hai là sinh động, chỉ có quan điểm thứ hai mới
Trang 18cho ta chìa khóa của sự tự vận động của tất thảy mọi cái đang tồn tại, chỉ có nó mới cho ta chìakhóa của những bước nhảy vọt của sự gián đoạn của tính “tiệm tiến” , của sự chuyển hóa thànhmặt đối lập của sự tiêu diệt cái cũ và sự nảy sinh ra cái mới”.
- Sự phát triển là hiện tượng diễn ra không ngừng trong tự nhiên, XH và tư duy Xét trongphạm vi hẹp và ở trong trường hợp cá biệt thì có những vận động đi lên, đi xuống, vòng tròn,
nhưng xét trong tổng thể không gian rộng lớn thì vận động đi lên là khuynh hường chủ đạo Khái
quát tình hình đó triết học Mác-Lênin đã khẳng định: Phát triển là khuynh hướng chung của mọisự vận động của các sự vật , hiện tượng
2) Ý nghĩa phương pháp luận :
- Nghiên cứu nguyên lý về sự phát triển giúp chúng ta nhận thức được rằng muốn thật sự nắmbắt được bản chất sự vật hiện tượng, nắm bắt được khuynh hướng vận động của chúng thì cầnphải xây dựng quan điểm vận động và phát triển, khắc phục tư tưởng bảo thủ trì trệ Yêu cầu cơbản của quan điểm đó là : khi xem xét sự vật hiện tượng phải đặt nó trong trạng thái vận động vàphát triển Lênin đã khẳng định:” Lôgic biện chứng đòi hỏi phải xem xét sự vật trong sự pháttriển, trong sự tự vận động, trong sự biến đổi của nó”
- Nghiên cứu sự vật, hiện tượng không chỉ với tư cách là cái đang tồn tại mà cần phải nắmđược khuynh hướng phát triển trong tương lai của nó, dự báo sự xuất hiện của nhân tố mới, cáimới, chuẩn bị những điều kiện thuận lợi cho sự ra đời của cái mới
- Cần có thái độ lạc quan, tin tưởng vào sự chiến thắng tất yếu của cái mới đồng thời phải cónhận thức rõ quá trình phát triển là quá trình biện chứng đầy mâu thuẫn Chiến thắng của cáimới đối với cái cũ là rất khó khăn, phức tạp thậm chí còn có những thất bại tạm thời
- Để có một sự phát triển trong hiện thực cần có quá trình tích lũy về lượng, một sự chuẩn bịcho những bước nhảy vọt nhằm thay đổi về chất qua những lần phủ định Mặt khác, cần biết pháthiện ra mâu thuẫn và tổ chức để các mâu thuẫn đó được giải quyết
- Cần đấu tranh khắc phục và chống lại mọi biểu hiện của trì trệ, bảo thủ, không dám đổi mớiđể phát triển đồng thời phải chống thái độ nóng vội, chủ quan muốn đốt cháy giai đoạn
-N/C mối liên hệ phổ biến và sự phát triển đòi hỏi phải xây dựng và quán triệt quan điểm lịchsử- cụ thể trong hoạt động nhận thức và thực tiễn với một số yêu cầu sau:
+Khi nhận thức và tác động vào sự vật cần chú ý đến điều kiện hoàn cảnh cụ thể, môi trườngcụ thể trong đó sự vật sinh ra, tồn tại và phát triển
+Đối với mỗi SVHT hay vấn đề cụ thể khác nhau, cần có những biện pháp, giải pháp khácnhau để giải quyết chúng một cách khác nhau
+trong mỗi thời kỳ lịch sử khác nhau, điều kiện hoàn cảnh đã thay đổi thì phải kịp thời điềuchỉnh, bổ sung biện pháp, giải pháp cho phù hợp
+Cần nhận thức sâu sắc bản chất và linh hồn sống của chủ nghĩa Mác đó là: “Phân tích cụ thểmỗi tình hình cụ thể để đề ra chủ trương chính sách cụ thể cho mỗi lĩnh vực, mỗi vấn đề cụ thể”từ đó vận dụng vào công tác của bản thân
Câu 10: Thế nào là sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập ? Liên hệ với cuộc đấu tranh chống tiêu cực và vai trò của người thi hành pháp luật ?
a)Vị trí, ý nghĩa của quy luật:
- Đây là một trong 3 quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật
- Quy luật này được đánh giá là hạt nhân của phép biện chứng bởi lẽ nó vạch ra nguồn gốc,động lực bên trong của sự vận động, phát triển của các sự vật, hiện tượng
- Việc nắm vững nội dung của quy luật này là cơ sở, điều kiện để có thể nhận thức được tất cảnhững phạm trù, nguyên lý và những quy luật khác của phép biện chứng
Trang 19- Lênin khẳng định: “Có thể định nghĩa vắn tắt phép biện chứng là học thuyết về sự thốngnhất của các mặt đối lập Như thế là nắm được hạt nhân của phép biện chứng”.
b) Nội dung chủ yếu của quy luật:
Các khái niệm:
- Mặt đối lập là một phạm trù của phép biện chứng dùng để chỉ những mặt có những đặc
điểm, những thuộc tính, những tính quy định có khuynh hướng vận động biến đổi trái ngược nhautồn tại một cách khách quan trong tự nhiên, xh và tư duy
* Chú ý: Mặt đối lập đương nhiên bao hàm trong đó sự khác nhau song không phải mọi sựkhác nhau đều có thể trở thành mặt đối lập mà chỉ có sự khác nhau nào có khuynh hướng vậnđộng, phát triển trái chiều nhau thì mới trở thành những mặt đối lập
Các mặt đối lập nằm trong sự liên hệ tác động qua lại với nhau, tạo thành mâu thuẫn biệnchứng và mâu thuẫn này tồn tại một cách khách quan và phổ biến trong tự nhiên xã hội và tưduy
- Sự thống nhất của các mặt đối lập là sự nương tựa vào nhau, tồn tại không tách rời nhau giữa
các mặt đối lập, sự tồn tại của mặt này lấy sự tồn tại của mặt kia làm tiền đề
Sự thống nhất giữa các mặt đối lập thể hiện:
+Hai mặt đối lập gắn bó chặt chẽ với nhau cùng tồn tại trong một sự vật, không thể tách rời+Giữa hai mặt đối lập tuy khác nhau, đối chọi nhau nhưng giữa chúng bao giờ cũng có nhữngnhân tố giống nhau, đồng nhất với nhau Vì vậy sự thống nhất giữa hai mặt đối lập còn bao hàmcả sự đồng nhất của các mặt đó Chính nhờ vào những nhân tố giống nhau và đồng nhất với nhaucủa những mặt đối lập mà trong sự triển khai, sự vận động của mâu thuẫn, đến một lúc nào đócác mặt đối lập có thể chuyển hóa cho nhau
+Sự thống nhất của các mặt đối lập còn được biểu hiện ở sự tác động ngang nhau giữa chúngkhi mà thế và lực mỗi mặt đối lập chưa đủû mạnh để chiếm thế áp đảo, chi phối và chuyển hóasang mặt kia Đây chính là trạng thái cân bằng giữa các mặt đối lập
- Mối quan hệ giữa thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập:
Sự thống nhất có quan hệ hữu cơ với trạng thái đứng im, ổn định tạm thời của sự vật; còn sựđấu tranh có quan hệ gắn bó với trạng thái vận động, phát triển của sự vật Do đó, sự thống nhấtcủa các mặt đối lập là tương đối, tạm thời, thoáng qua, có điều kiện, còn đấu tranh giữa chúngmới là tuyệt đối, cũng như sự vận động, phát triển là tuyệt đối Lênin đã từng khẳng định : “Sựthống nhất của các mặt đối lập là có điều kiện tạm thời, thoáng qua, tương đối, sự đấu tranh giữacác mặt đối lập bài trừ lẫn nhau là tuyệt đối cũng như sự phát triển, sự vận động là tuyệt đối”Thống nhất của các mặt đối lập tạo nên mâu thuẫn biện chứng ở trong sự vật và làm cho sựvật đó có một sự ổn định tương đối nhất định, đó chính là điều kiện cho đấu tranh, là môi trườngthuận lợi để triển khai cuộc đấu tranh giữa các mặt đối lập Như vậy thống nhất làm cho sự vật là
Trang 20chính nó, phân biệt nó với sự vật khác, còn đấu tranh làm cho sự vật dần biến đổi, chuyển hoáthành cái khác.
Bản thân các mặt đối lập đã chứa đựng trong nó những đặc điểm, những tính chất có khuynhhướng vận động trái chiều nhau Do đó, sự cân bằng hay sự tác động ngang bằng nhau giữachúng chỉ là tạm thời trong điều kiện, thời điểm nhất định Khi hai mặt đó xung đột với nhau gaygắt mâu thuẫn giữa chúng trở nên căng thẳng thì nhất định đến lúc nào đó chúng sẽ chuyển hóacho nhau Kết quả là sự thống nhất cũ bị phá hủy, mâu thuẫn cũ được giải quyết, sự thống nhấtmới được thiết lập cùng mâu thuẫn mới và cuộc đấu tranh giữa hai mặt đối lập lại tiếp tục diễnra
Tính tuyệt đối của cuộc đấu tranh gắn liền với sự tự thân vận động, tự thân phát triển của thếgiới vật chất
Thống nhất của các mặt đối lập là điều kiện để các mặt đối lập triển khai cuộc đấu tranh giữachúng Sự thống nhất tạo điều kiện để sự vật thể hiện nó đang còn là nó, phân biệt nó với cáikhác Còn đấu tranh giải quyết mâu thuẫn làm cho sự vật chuyển hóa thành cái khác, sự vật cũmất đi, sự vật mới ra đời
Sự vận động và phát triển bao giờ cũng là sự kết hợp giữa tính ổn định và tính thay đổi, thốngnhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập quy định tính ổn định và tính thay đổi của sự vật Vì vậy,Triết học ML khẳng định : “Mâu thuẫn chính là nguồn gốc của sự vận động, phát triển, là xunglực của sự sống
Tóm lại: thực chất của quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập là mọi sự vật,hiện tượng đều chứa đựng những mặt, khuynh hướng đối lập tạo thành những mâu thuẫn trongbản thân mình Sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập tạo thành xung lực nội tại của sựvận động và phát triển dẫn tới sự mất đi của cái cũ và sự ra đời của cái mới
c)Liên hệ:
- Cuộc đấu tranh chống tiêu cực hiện nay thực chất là cuộc đấu tranh để giải quyết những mâuthuẫn giữa các mặt, yếu tố tích cực, cách mạng và khoa học với những mặt, những yếu tố, nhữngnhân tố tiêu cực, phản cách mạng, không khoa học nhằm đem lại thắng lợi cho cái tích cực Quađó thúc đẩy sự phát triển của XH Việt Nam theo mục tiêu chung là độc lập dân tộc và chủ nghĩa
XH, dân giàu, nước mạnh, XH công bằng, dân chủ, văn minh
- Cuộc đấu tranh chống tiêu cực mang tính phức tạp và diễn ra trên mọi lĩnh vực của đời sống
XH Chúng ta phải vừa đấu tranh xóa bỏ những tàn dư của XH cũ để lại vừa đấu tranh với nhữnghiện tượng tiêu cực mới nảy sinh trong xã hội hiện nay, vừa đấu tranh chống lại sự xâm nhậpcùng âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch vừa phải đấu tranh chống lại tác động, mặt tráicủa cơ chế thị trường… Mặt tiêu cực bao gồm tất cả những gì là đối lập với tích cực Vì vậy đốitượng của cuộc đấu tranh là rất rộng, từ những hiện tượng tội phạm, tệ nạn XH đến những hành
vi, hành động cản trở sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đi ngược lại nền văn hóa dân tộcvà đi ngược lại lợi ích quốc gia, tiến bộ xã hội
Điều quan trọng trong cuộc đấu tranh là phải nghiên cứu tìm hiểu sự phát sinh, tồn tại, sự mởrộng của những mặt tiêu cực, đánh giá đúng đặc điểm, tính chất của mỗi hiện tượng tiêu cực vàtrên từng lĩnh vực Từ đó tìm ra phương thức, biện pháp, phương tiện bố trí lực lượng giải quyếtmâu thuẫn và cần linh hoạt trong việc sử dụng, kết hợp đồng bộ các biện pháp để giải quyết mâuthuẫn, từ giáo dục thuyết phục, cảm hóa đến trừng phạt cưỡng bức; từ hành chính đến pháp luật
*Vai trò của người cán bộ công an: (tự nghiên cứu)
Trang 21Câu 11: Mâu thuẫn là gì? Nêu các loại mâu thuẫn Vận dụng lý luận này để phân tích mâu thuẫn cơ bản trên thế giới và ở nước ta hiện nay Phương thức giải quyết mâu thuẫn ở Việt Nam 1/ Mâu thuẫn là gì?
Mâu thuẫn là một phạm trù của phép biện chứng duy vật dùng để chỉ sự thống nhất và đấutranh của hai mặt đối lập trong một chỉnh thể tạo thành sự vật, hiện tượng
Mâu thuẫn là một hiện tượng khách quan và phổ biến, nó tồn tại trong tất cả các sự vật từphát sinh, phát triển đến chuyển hóa của sự vật, hiện tượng, thuộc tất cả các lĩnh vực từ tự nhiênđến xã hội đến tư duy Tuy nhiên, ở mỗi sự vật khác nhau, mỗi lĩnh vực khác nhau, mỗi giai đoạnkhác nhau thì mâu thuẫn thể hiện dưới những hình thức khác nhau Tính đa dạng, phong phú củamâu thuẫn được quy định một cách khách quan bởi đặc điểm của các mặt đối lập, bởi điều kiệnmà trong đó diễn ra sự tác động qua lại giữa các mặt đối lập được triển khai bởi trình độ tổ chứccủa hệ thống vật chất mà trong đó mâu thuẫn tồn tại
2/ Các loại mâu thuẫn:
Tùy theo góc độ nghiên cứu, đánh giá thì mâu thuẫn được phân chia thành những dạng chínhsau đây:
a/ Nếu căn cứ vào quan hệ giữa các mặt đối lập đối với một sự vật thì mâu thuẫn được chia
thành hai loại: mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài
- Mâu thuẫn bên trong: là sự tác động qua lại giữa các mặt, các khuynh hướng đối lập trongcùng một sự vật
- Mâu thuẫn bên ngoài: là sự tác động qua lại giữa sự vật này với sự vật khác
Thực ra sự phân chia mâu thuẫn bên trong, mâu thuẫn bên ngoài chỉ là tương đối tùy thuộcvào phạm vi xem xét cụ thể Cùng trong một mâu thuẫn thì trong phạm vi này là mâu thuẫn bêntrong , nhưng trong một phạm vi khác lại trở thành mâu thuẫn bên ngoài (Chẳng hạn xem xét ởViệt Nam thì mâu thuẫn trong nước là mâu thuẫn bên trong; nhưng đặt Việt Nam trong phạm vivới TG thì mâu thuẫn đó là mâu thuẫn bên ngoài)
Khi đã xác định chính xác đâu là mâu thuẫn bên trong và bên ngoài thì mâu thuẫn bên trongbao giờ cũng có vai trò quyết định trực tiếp đối với sự vận động, phát triển của sự vật, hiệntượng Đương nhiên việc giải quyết mâu thuẫn bên trong – bên ngoài có quan hệ với nhau; giảiquyết mâu thuẫn bên ngoài là điều kiện để giải quyết mâu thuẫn bên trong
b/ Nếu căn cứ vào ý nghĩa đối với sự tồn tại và phát triển của toàn bộ sự vật thì mâu thuẫn
được chia thành 2 loại: mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn không cơ bản ( mâu thuẫn quá trình )
- Mâu thuẫn cơ bản: là mâu thuẫn quy định bản chất của sự vật, quy định sự phát triển ở tất cảcác giai đoạn của sự vật, nó tồn tại trong suốt quá trình tồn tại của sự vật; và nếu mâu thuẫn nàyđược giải quyết thì SVHT sẽ thay đổi căn bản về chất
- Mâu thuẫn không cơ bản: là mâu thuẫn chỉ đặc trưng cho một phương diện nào đó của sựvật, không quy định bản chất của SVHT Nó quy định sự vận động, phát triển một mặt nào đócủa sự vật Mâu thuẫn này nảy sinh hay được giải quyết cũng không làm cho SVHT thay đổi cănbản về chất
c/ Nếu căn cứ vào vai trò của mâu thuẫn đối với sự tồn tại, phát triển của sự vật trong một giai
đoạn nhất định thì mâu thuẫn được chia thành mâu thuẫn chủ yếu và mâu thuẫn thứ yếu ( mâuthuẫn giai đoạn )
- Mâu thuẫn chủ yếu: là mâu thuẫn nổi lên hàng đầu ở một giai đoạn phát triển nhất định củasự vật Nó chi phối các mâu thuẫn khác trong giai đoạn đó và việc giải quyết nó sẽ tạo điều kiện
Trang 22để giải quyết những mâu thuẫn khác ở trong cùng một giai đoạn, từ đó chuyển sang một giaiđoạn mới.
- Mâu thuẫn thứ yếu: là những mâu thuẫn ra đời, tồn tại trong một giai đoạn phát triển nào đócủa sự vật nhưng không đóng vai trò quyết định và nó bị mâu thuẫn chủ yếu chi phối Việc giảiquyết mâu thuẫn này góp phần từng bước giải quyết mâu thuẫn chủ yếu
Chú ý: Mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn chủ yếu có quan hệ chặt chẽ với nhau, trong đó
mâu thuẫn chủ yếu là hình thức nổi bật của mâu thuẫn cơ bản trong một giai đoạn nhất định nào
đó Việc giải quyết những mâu thuẫn chủ yếu tạo điều kiện cần thiết để từng bước giải quyếtmâu thuẫn cơ bản
( Mâu thuẫn cơ bản ở Việt Nam là CNTB và CNXH Mâu thuẫn chủ yếu là từng giai đoạnđược xác định cụ thể, từ đó giải quyết mâu thuẫn này để đạt đến giải quyết mâu thuẫn cơ bản )
d/ Nếu căn cứ vào tính chất của các quan hệ lợi ích trong xã hội thì các mâu thuẫn xh được
chia thành 2 loại: mâu thuẫn đối kháng và mâu thuẫn không đối kháng
- Mâu thuẫn đối kháng: là mâu thuẫn giữa những giai cấp, những tập đoàn người, những xuhướng xh có lợi ích cơ bản đối lập nhau (như mâu thuẫn giữa địa chủ với nông dân, giữa tư sảnvới công nhân)
- Mâu thuẫn không đối kháng: là mâu thuẫn giữa những lực lượng, những khuynh hướng xh cólợi ích cơ bản là thống nhất với nhau, chỉ đối lập về những lợi ích không cơ bản, cục bộ, tạm thời( lao động trí óc - lao động chân tay, lao động nông thôn – thành thị, công nhân và nông dân ); vìvậy có chính sách giải quyết để kéo xích lại gần nhau với khoảng cách giữa các lực lượng Nếukhông có chính sách phù hợp thì sẽ biến thành mâu thuẫn đối kháng ( Điều này cần hết sức tránh)
( Ví dụ : Sự kiện ở Thái Bình và sự kiện ở Tây nguyên Ở Thái Bình : mâu thuẫn không đốikháng nên không sử dụng quân đội Ở Tây nguyên : mâu thuẫn đối kháng nên sử dụng lực lượngquân đội)
Cần chú ý 2 mâu thuẫn này chỉ xuất hiện trong thế giới loài người kể từ khi có sự phân chiagiai cấp Và việc xác định rõ mâu thuẫn trong xã hội là cực kỳ quan trọng trong việc lựa chọnnhững biện pháp, phương pháp khác nhau để giải quyết mâu thuẫn đó
3/ Mâu thuẫn cơ bản trên thế giới và ở nước ta hiện nay:
a/ Trên thế giới hiện có 4 mâu thuẫn sau:
- Mâu thuẫn giữa CNXH và CNTB: đây là mâu thuẫn cơ bản bao trùm và xuyên suốt thời đạiquá độ lên CNXH trên phạm vi TG, được mở đầu bằng thắng lợi của cuộc cách mạng thángMười Nga
- Mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản với giai cấp công nhân và các tầng lớp lao động khác Mâuthuẫn này tồn tại ở trong lòng tất cả các nước tư bản (mâu thuẫn bên trong)
- Mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc với chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa đếquốc Hiện nay, mâu thuẫn này đang dần chuyển thành mâu thuẫn giữa các nước chậm phát triểnvới các nước đế quốc phát triển
- Mâu thuẫn giữa các nước TBCN, các nước Đế quốc với nhau Đây là mâu thuẫn bên trongcủa CNTB trong việc giành giật thị trường
* Tại Đại hội IX Đảng ta đã xác định: “Các mâu thuẫn cơ bản trên thế giới biểu hiện dưới
những hình thức và những mức độ khác nhau, thậm chí sâu sắc hơn Đấu tranh giai cấp và dântộc tiếp tục diễn ra gay gắt CNTB hiện đại không thể khắc phục nổi những mâu thuẫn vốn có,
Trang 23đặc biệt là mâu thuẩn giữa tính chất xã hội hoá ngày càng cao của lực lượng sản xuất với chế độchiếm hữu tư nhân TBCN về TLSX Mâu thuẩn giữa các nước tư bản chủ nghĩa phát triển và cácnước đang phát triển Các quốc gia độc lập ngày càng tăng cường cuộc đấu tranh CNXH trênthế giới từ những bài học thành công và thất bại, cũng như từ khát vọng và sự thức tỉnh của cácdân tộc có điều kiện và khả năng tạo ra bước phát triển mới theo quy luật tiến hoá của lịch sử ,loài người nhất định sẽ tiến tới CNXH”.
b/ Ở Việt Nam :
Hiện nay con đường đi lên của nước ta sự quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ TBCN
Vì vậy mâu thuẫn giữa chủ nghĩa tư bản và CNXH trên thế giới được biểu hiện ở Việt Nam làmâu thuẫn giữa hai khả năng phát triển: hoặc là phát triển thành CNTB hoặc là đi lên CNXH.Đấu tranh giải quyết mâu thuẫn này được thể hiện thành cuộc đấu tranh giữa hai con đườngnhằm mục tiêu đem lại thắng lợi cho CNXH Đặc biệt khi chúng ta chủ trương xây dựng nần kinhtế nhiều thành phần, mâu thuẫn cơ bản ở VN có thể nói là MT cơ bản ở VN là MT giữa CNTBvới tư cách là xu thế phát triển của cơ cấu kinh tế nhiều thành phần có sự tác động của các thếlực phản động trong và ngoài nước với một bên là xu hướng XHCN đang được hình thành vàtừng bước thể hiện trong quá trình đi lên từ một cơ sở KTXH còn thấp
Phương hướng giải quyết MT đó là tiến đấu tranh giai cấp theo nội dung ĐH9 đã xác định:
“Thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH- HĐH theo định hướng XHCN, khắc phục tình trạng nướcnghèo kém phát triển, thực hiện công bằng xã hội, chống áp bức bất công, đấu tranh ngănchặn ,khắc phục tư tưởng và những hành động tiêu cực sai trái Đấu tranh làm thất bại mọi âmmưu và hành động chống phá của các thế lực thù địch, bảo vệ độc lập dân tộc, xây dựng nước tathành một nước XHCN phồn vinh, nhân dân hạnh phúc”
Tại đại hội IX của Đảng, vấn đề đấu tranh để giải quyết mâu thuẫn tạo động lực cho sự pháttriển tiếp tục thêû hiện quy định về mâu thuẫn đồng thời cụ thể hoá thành những mâu thuẫn sauđây :
- Loại mâu thuẫn biểu hiện dưới trạng thái kinh tế kém phát triển với yêu cầu xây dựng mộtxã hội dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh
- Mâu thuẫn giữa hai khuynh hướng, hai con đường XHCN và TBCN Mâu thuẫn này phátsinh từ hai mặt, hai khuynh hướng đối lập : Một mặt từ quá trình cải tạo xây dựng CNXH trêncác mặt kinh tế, chính trị, văn hoá tạo thành khuynh hướng XHCN Mặt khác bắt nguồn từ nềnsản xuất nhỏ, từ nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường làm nảy sinhnhững nhân tố đôí lập, khuynh hướng tự phát đi lên tư bản
- Loại mâu thuẩn giữa mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH với các thế lực cản trở con đườngphát triển của nước ta theo mục tiêu đó ( thế lực thù đich trong và ngoài nước, vấn đề tội phạmtề nan tham nhũng-thế giới xét Việt Nam là một trong số các nước có nạn tham nhũng nặngnhất)
- Loại mâu thuẩn giữa mặt nhân tố chủ quan và khách quan trong quá trình đi lên CNXH.Loại mâu thuẩn này xuất từ yêu cầu nhận thức những quy luật những điều kiện khả năng kháchquan với một bên là trình độ năng lực, nhận thức và hoạt động thực tiễn của đảng, của nhà nướctrong quá trình lãnh đạo Loại mâu thuẫn này thể hiện trong tư tưởng, lý luận, tổ chức, lãnh đạochỉ đạo của nhà nước
4/ Hình thức giải quyết mâu thuẫn ở Việt Nam :
Trong cuộc đấu tranh giai cấp ở Việt Nam có thể và cần thiết sử dụng kết hợp linh hoạt cáchình thức đấu tranh, kết hợp đối đầu và đối thoại hợp tác và cạnh tranh, mềm dẻo về sách lược,cứng rắn lập trường về chính trị và quân sự, kinh tế và ngoại giao, bỏ qua và kế thừa
Trang 24Câu 12 : Quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng và thay đổi về chất Ý nghĩa phương pháp luận của quy luật này
a) Quy luật những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và ngược lại.
Đây là một trong ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật nói lên cách thức của sựvận động và phát triển thông qua sự tác động qua lại giữa chất và lượng của sự vật
- Chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, hiện
tượng, là sự thống nhất hữu cơ của các thuộc tính của sự vật làm cho sự vật nào đó là nó màkhông phải là cái khác
+ Mỗi một sự vật có nhiều thuộc tính và mỗi một thuộc tính lại có đặc trưng riêng của mình
Vì vậy mỗi một thuộc tính lại trở thành một chất và như thế sự vật không phải chỉ có một chấtmà là có nhiều chất Tuy nhiên, ở trong mỗi sự vật có những thuộc tính cơ bản và những thuộctính không cơ bản, tổng hợp những thuộc tính cơ bản sẽ tạo nên chất cơ bản của sự vật Đó làloại chất mà sự tồn tại hay mất đi của nó quy định sự tồn tại hay không tồn tại của bản thân sựvật
+ Chất của sự vật không chỉ được xác định bởi chất của các yếu tố cấu thành mà còn bởi cấutrúc, phương thức liên kết giữa các yếu tố cấu thành nên sự vật Khi các phương thức liên kết nàythay đổi thì chất của sự vật cũng có sự thay đổi theo
- Lượng là một phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định vốn có của sự vật biểu thị về mặt
số lượng, quy mô, trình độ, nhịp điệu … của sự vận động, phát triển của sự vật cũng như của cácthuộc tính của nó
+ Lượng thường biểu thị kích thước dài hay ngắn, quy mô to hay nhỏ, tổng số ít hay nhiều,trình độ cao hay thấp, tốc độ nhanh hay chậm, màu sắc đậm hay nhạt …trong hiện thực kháchquan Lượng thường được diễn tả bằng những con số cụ thể chính xác tuy nhiên cũng có lượngđược biểu thị dưới dạng trừu tượng và khái quát, như trình độ nhận thức, tri thức khoa học ở mộtcon người hay ý thức trách nhiệm của công dân Trong trường hợp đó, lượng chỉ có thể nhậnthức được thông qua sự khái quát hoá, trừu tượng hoá Ví dụ, phong trào bảo vệ ANTQ diễn rasâu rộng…
+ Cũng có những lượng là nhân tố quy định ở bên trong sự vật nhưng có lượng chỉ nói lênnhân tố bên ngoài Vì vậy sự biểu thị về lượng là rất phong phú, phức tạp Mặt khác chất vàlượng là hai mặt quy định lẫn nhau không thể tách rời, một chất nhất định của sự vật bao giờcũng có một lượng tương ứng với nó, thể hiện nó Mỗi sự vật có nhiều chất do đó cũng có nhiềulượng
b) Mối quan hệ giữa sự thay đổi về lượng và sự thay đổi về chất :
Bất kỳ sự vật nào cũng là sự thống nhất giữa hai mặt chất và lượng Hai mặt này không đứng
im mà luôn vận động, thay đổi, giữa chúng thường xuyên vận động, ảnh hưởng lẫn nhau Tốc độcủa sự vận động của chúng là không đồng đều nhau, trong đó lượng biến đổi nhanh hơn, thườngxuyên hơn nhưng không phải một sự biến đổi nào về lượng cũng ngay lập tức làm chất của SVthay đổi Quá trình đó được triết học gọi là độ
Độ là một phạm trù triết học dùng để chỉ 1 khoảng giới hạn trong đó sự thay đổi về lượngchưa làm thay đổi căn bản chất của sự vật đó Độ thể hiện sự thống nhất giữa lượng và chất củasự vật Trong độ nhất định, sự vật còn là nó chưa biến thành cái khác Tuy nhiên, sự thống nhấtnày không tồn tại mãi mãi So với chất, lượng thường xuyên biến đổi, quá trình này diễn ra mộtcách tiệm tiến theo cách thức tăng dần hay giảm dần Khi sự thay đổi đó đạt đến 1 giới hạn, 1trình độ nhất định thì sẽ làm cho chất thay đổi Điểm giới hạn cuối cùng của sự thống nhất giữachất và lượng là điểm nút
Trang 25Điểm nút là một phạm trù triết học dùng để chỉ thời điểm mà tại đó sự thay đổi về lượng đãđủ làm thay đổi vể chất của sự vật Chất của sự vật được thay đổi do lượng của nó đã đạt đếngiới hạn điểm nút và sự thay đổi về chất được thực hiện thông qua những bước nhảy.
Bước nhảy là một phạm trù triết học dùng để sự chuyển hóa về chất của sự vật do những thayđổi về lượng từ trước đó gây ra Bất kỳ một sự thay đổi nào về chất cũng đều thực hiện thôngqua bước nhảy, đó là sự đứt đoạn trong tính liên tục, sự nhảy vọt trong tiệm tiến, trong xã hội đólà là cuộc CM trong quá trình tiến hoá Đó là sự cần thiết của sự phát triển, là tiền đề của sự liêntục và sự liên tục chỉ là những kế tiếp của hàng loạt gián đoạn Lênin đã chỉ rõ:” Tính tiệm tiếnmà không có bước nhảy vọt thì không giải thích được gì cả”
Sự thay đổi về chất của sự vật diễn ra hết sức đa dạng với nhiều hình thức bước nhảy khácnhau tuỳ thuộc vào tính chất của bản thân sự vật, những mâu thuẫn vốn có trong bản thân nó vàtùy thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh mà ở đó bước nhảy được thực hiện
Triết học ML khái quát và đưa ra những hình thức chủ yếu sau đây của bước nhảy :
- Nếu dựa trên nhịp điệu thực hiện bước nhảy của bản thân sự vật thì có thể phân chia bướcnhảy thành bước nhảy đột biến và bước nhảy dần dần
Bước nhảy đột biến là bước nhảy được thực hiện trong thời gian ngắn làm thay đổi chất củatoàn bộ kết cấu cơ bản của sự vật
Bước nhảy dần dần là bước nhảy được thực hiện từng bước bằng cách tích luỹ dần nhữngnhân tố của chất mới và loại bỏ dần những nhân tố của chất cũ
- Nếu căn cứ vào quy mô thực hiện bước nhảy có thể phân chia thành bước nhảy toàn bộ vàbước nhảy cục bộ
Bước nhảy toàn bộ là loại bước nhảy làm thay đổi về chất ở tất cả các mặt, các yếu tố cấuthành sự vật
Bước nhảy cục bộ là loại bước nhảy là thay đổi chất của những mặt, những yếu tố riêng lẻcủa sự vật
* Chú ý : đối với các sự vật phức tạp về tính chất, về cấu trúc … thì bước nhảy thường diễn rabằng con đường từ những bước nhảy cục bộ đến toàn bộ
- Khi xem xét sự thay đổi về chất của xã hội thì sự thay đổi đó được phân chia thành thay đổicó tính cách mạng và thay đổi có tính tiến hóa
Cách mạng là sự thay đổi mà trong đó chất của sự vật biến đổi cân căn bản mà không phụthuộc vào hình thức biến đổi của nó
Tiến hóa là sự thay đổi về lượng cùng với những biến đổi về chất không căn bản của sự vật
* Nội dung chủ yếu của quy luật:
Mọi sự vật đều là sự thống nhất giữa lượng và chất, sự thay đổi dần dần về lượng trong khuônkhổ của độ tới điểm nút sẽ dẫn đến sự thay đổi về chất của sự vật thông qua bước nhảy Chấtmới ra đời tác động trở lại sự thay đổi của lượng mới và quá trình đó diễn ra liên tục làm cho sựvật không ngừng biến đổi, phát triển
c)Ý nghĩa của quy luật :
-Về mặt nhận thức: để có tri thức đầy đủ về sự vật phải nhận thức cả hai mặt chất và lượngcủa nó, phải hiểu đúng đắn vị trí, vai trò và ý nghĩa của mỗi sự thay đổi về lượng cũng như vềchất đối với sự phát triển của sự vật
-Trong hoạt động thực tiễn cần phải biết tích luỹ về lượng để làm biến đổi về chất theo quyluật
Trang 26-Khi đã có đủ về mặt lượng phải biết kịp thời thay đổi về chất, biến sự thay đổi mang tính tiếnhóa sang thay đổi mang tính cách mạng.
-Phải có quyết tâm để thực hiện các bước nhảy khi điều kiện đã chín muồi, tỉnh táo để có tháiđộ khoa học trong việc lựa chọn thời điểm và hình thức để thực hiện bước nhảy vọt
-Chống thái độ nôn nóng, tả khuynh đốt cháy giai đoạn, cũng như thái độ hữu khuynh, bảothủ, không dám đổi mới nhảy vọt khi có đủ điều kiện nhất định
Đối với Việt Nam hiện nay, ĐH 9 nhấn mạnh : xây dưng CMXH bỏ qua chế độ TBCN là tạo
ra sự biến đổi về chất cuả xã hội trên tất cả những lĩnh vực, là sự nghiệp rất khó khăn phức tạp,cho nên phải trải qua một thời kỳ quá độ lâu dài với nhiều chặng đường, nhiều hình thức tínhchất kinh tế – xã hội có tính chất quá độ (Văn kiện trang 85)- giải quyết mâu thuẫn chủ yếu đểcuối cùng giải quyết mâu thuẫn cơ bản
Từ luận điểm trên, hiện nay ở VN phải giải quyết một số điểm sau đây :
Thực hiện mục tiêu xây dựng CNXH nhất thiết phải trải qua một thời kỳ quá độ lâu dài vớinhiều chặng đường cụ thể như một quá trình tích luỹ về lượng tạo ta những biến đổi về chất.Về phương thức phát triển đát nước, cần thiết phải sử dụng những hình thức trung gian quá độđể phát triển kinh tế – xã hội, chẳng hận như việc phát triển kinh tế nhiều thành phần, sử dụngnhững quy luật của kinh tế thị trường, sử dụng những đòn bẩy kích thích trong kinh tế
Thực hiện sự kết hợp giữa tuần tự và nhảy vọt cho phép các ngành, các lĩnh vực có điều kiện
đi trước, đi nhanh, thực hiện những bước nhảy vọt cục bộ, làm biến đổi từng mặt, từng lĩnh vựccủa đời sống xã hội tiến tới sự thay đổi về chất của xã hội
Câu 13: Quy luật phủ định của phủ định Ýù nghĩa phương pháp luận.
1/ Vị trí, ý nghĩa của quy luật:
Là một trong ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật Quy luật này nói lên khuynh hướng của sự phát triển và con đường xuất hiện cái mới thay thế cho cái cũ.
2/ Khái niệm:
Sự phủ định là sự thay thế sự vật này bằng sự vật khác trong quá trình vận động và pháttriển của chúng Sự thay thế đó có thể được thực hiện từ sức mạnh bên ngoài làm cho cái cũ bịphá huỷ, thủ tiêu, cái mới được xuất hiện, được dựng lên Sự thay thế đó cũng có thể được thựchiện thông qua việc giải quyết những mâu thuẫn nội tại nằm trong sự vật thông qua đó cái cũ bịphủ định mất đi, cái mới ra đời thay thế Triết học Macxit không đề cập đến sự phủ định nóichung mà chỉ đề cập đến sự phủ định tạo tiền đề, điều kiện cho sự phát triển cái mới được nảysinh thay thế cái cũ, đó là phủ định biện chứng
Phủ định biện chứng:
Phủ định biện chứng là quá trình tự thân phủ định, tự thân phát triển, và là một mắt khâu trêncon đường dẫn tới sự ra đời của cái mới tiến bộ hơn so với cái bị phủ định Như vậy, phủ địnhbiện chứng chính là sự phủ định làm tiền đề và tạo điều kiện cho sự phát triển
- Phủ định biện chứng có những đặc trưng cơ bản sau:
+ Phủ định biện chứng mang tính khách quan:
Tức nguyên nhân của sự phủ định nằm ngay trong bản thân sự vật Nó là kết quả của sự vậnđộng, tác động, đấu tranh giữa những nhân tố bên trong sự vật Mặt khác, mỗi sự vật khác nhauthì lại có những phương thức phủ định khác nhau không tùy thuộc vào ý muốn chủ quan của conngười Con người chỉ có thể tác động làm cho quá trình phủ định đó diễn ra nhanh / chậm màthôi
Trang 27+ Phủ định biện chứng mang tính kế thừa:
Nó hoàn toàn không phải là sự thủ tiêu, sự phá hủy triệt để tất cả cái bị phủ định Trái lạitrong quá trình cái mới ra đời thay thế cái cũ thì sự phủ định biện chứng giữ lại những giá trị đíchthực của cái cũ và qua đó tạo nên mối liên hệ giữa cái cũ và cái mới Cái mới xuất hiện trên cơsở cái cũ, từ trong cái cũ Nó hoàn toàn không phải là từ hư vô Thực chất của sự phát triển là sựbiến đổi mà giai đoạn sau còn bảo tồn tất cả những gì là tích cực, là có giá trị đã được tạo lập từgiai đoạn trước đó Vì vậy phủ định biện chứng trở thhành một vòng xoáy tất yếu của sự pháttriển
Về điểm này, sai lầm của những người theo quan điểm siêu hình đó là nhìn nhận phủ định đơnthuần chỉ là sự phá hủy mà không có kế thừa, hoặc có kế thừa thì đơn giản chỉ là sự sao chép
3/ Nội dung quy luật:
-Phủ định biện chứng mới nói lên một giai đoạn, một nấc thang của quá trình phát triển Đểcho cái mới, sự vật mới xuất hiện trong đó có sự lặp lại một số đặc trưng đặc điểm của sự vật cũnhưng trên cơ sở cao hơn thì cần phải trải qua nhiều lần phủ định biện chứng Kết cục cái mớixuất hiện vừa chứa đựng những nhân tố của đối tượng đã bị phủ định làm cho nó dường như quaytrở lại với cái đã bị phủ định nhưng trên một trình độ cao hơn Số lần tuỳ thuộc vào mỗi sự vậthiện tượng khác nhau, nhưng ít nhất là phải qua hai lần phủ định Chu kỳ của sự phát triển chỉhoàn thành khi sự vật mới xuất hiện thay thế cho sự vật cũ
Khái quát lại có thể so sánh sự khác nhau giữa phủ định lần một và phủ định lần hai như sau:+Phủ định lần một tạo ra cái đối lập với cái ban đầu, nó là trung gian của sự phát triển màtrong đó đã hàm chứa những nhân tố, những điều kiện để chuẩn bị cho sự phủ định tiếp theo.+Phủ định lần hai dẫn đến sự ra đời của sự vật mới mang nhiều đặc trưng đối lập với cái
trung gian Về mặt hình thức cái mới dường như là cái quay về với cái cũ nhưng trên cơ sở cao
hơn Đây chính là phủ định của phủ định Qua lần phủ định này ở trong cái mới có sự tổng hợpnhững yếu tố tích cực của cái xuất phát ban đầu và của khâu trung gian Do vậy cái mới có nộidung toàn diện, phong phú hơn so với cái xuất phát ban đầu và cả khâu trung gian
-Quy luật phủ định của phủ định khái quát tính chất tiến lên của sự phát triển, khuynh hướngđó không phải diễn ra theo con đường thẳng tắp mà theo con đường xoáy ốc và hình ảnh đườngxoáy ốc đó diễn đạt được rõ ràng nhất các đặc trưng của quá trình phát triển biện chứng, đó làtính kế thừa, tính lập lại nhưng không quay trở lại và tính tiến lên Mỗi một vòng mới của đườngxoáy ốc thể hiện một trình độ cao hơn của sự phát triển đồng thời dường như quay trở lại caí đãqua và sự nối tiếp của các vòng thể hiện tính vô cùng, vô tận của sự phát triển đi lên từ thấp đếncao Lênin đã chỉ rõ: “Sự phát triển hình như diễn lại những giai đoạn đã qua nhưng dưới mộthình thức khác và ở một trình độ cao hơn Sự phát triển có thể nói là theo đường xoáy ốc chứkhông theo đường thẳng”
Suy ra, nội dung chủ yếu của quy luật :
Quy luật phủ định của phủ định nói lên mối liên hệ, sự kế thừa giữa cái bị phủ định và cái phủđịnh Giữa cái mới và cái cũ, cái đi phủ định và cái bị phủ định là có mối liên hệ với nhau, có sựkế thừa của nhau Nhờ sự phủ định biện chứng mà cái mới được ra đời, xuất hiện trên cơ sở vừaphủ định vừa kế thừa cái cũ Trong quá trình phủ định biện chứng, cái cũ không bị vứt bỏ màđược lọc bỏ Do có sự kế thừa nên phủ định biện chứng không phải là sự phủ định sạch trơn, bácbỏ những gì là kết quả của sự phủ định trước đó mà nó là điều kiện cho sự phát triển Nó duy trì,gìn giữ những nội dung tích cực của các giai đoạn trước, lặp lại một số đặc điểm cơ bản của cáixuất phát ban đầu nhưng trên cơ sở mới cao hơn Do vậy, sự phát triển có khuynh hướng tiến lênkhông phải theo đường thẳng mà theo đường xoáy ốc
Trang 284/ Ý nghĩa phương pháp luận:
-Giúp chúng ta có được một nhận thức đúng đắn về tính chất con đường của sự phát triển đókhông phải là quá trình giản đơn, thẳng tắp mà là một quá trình phức tạp, quanh co, bao gồmnhiều chu kỳ khác nhau Chu kỳ sau tiến bộ hơn chu kỳ trước Mỗi chu kỳ lại có những đặc điểmriêng biệt vì vậy phải tìm cách tác động phù hợp vào đặc điểm của mỗi chu kỳ phù hợp với sựphát triển
-Trong hoạt động nhận thức cũng như thực tiễn cần phải biết trân trọng cái mới, nhân tố mới.Phát hiện và tạo điều kiện thuận lợi để cái mới phủ định và chiến thắng cái cũ
-Trong cuộc đấu tranh để xóa bỏ cái cũ phải biết kế thừa sàng lọc và giữ lấy những gì là tíchcực, có giá trị của cái cũ, cải tạo nó cho phù hợp với điều kiện mới Cần chúng thái độ phủ địnhsách trơn hoặc khôi phục nguyên xi tất cả cái cũ
- Đặc biệt trong thời kỳ đổi mới hiện nay ở Việt Nam :
- Tại Đại hội IX Đảng cộng sản VN khẳng định (trang 84 Văn kiện ĐH) : Con đường đi lêncủa nước ta là sự phát triển quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ TBCN, tức là bỏ qua việcxác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng TBCN Nhưng tiếp thu, kếthừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ TBCN Đặc biệt là về khoa học vàcông nghệ để phát triển nhanh lực lượng sản xuất, xây dựng nền kinh tế hiện đại
- Thực chất công cuộc đổi mới theo CNXH ở VN là quá trình thực hiện sự phủ định xã hội cũ.Một mặt phải phủ định điểm xuất phát là một nước tiểu nông, mặt khác phải thực hiện việc bỏqua con đường phát triển TBCN
- Ý nghĩa nội dung của bỏ qua TBCN thể hiện chúng ta bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị củaquan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng TBCN, chứ không vứt bỏ tất cả kinh tế thị trường hoặcnhững đặc điểm tích cực của TBCN Chúng ta bỏ qua chế độ kinh tế chính trị xã hội của một chếđộ áp bức bất công đối với con ngưiơì Sự bỏ qua ấy được thực hiện bằng các bước đi nhằm rútngắn so với sự phát triển tuần tự, bình thường và cũng là so với con đường đau khổ mà xã hộiloài người từng trải qua trong giai đoạn phát triển TBCN
Câu 14 : Mối quan hệ giữa cái chung, cái riêng và cái đơn nhất Ý nghĩa phương pháp luận.
a) Những khái niệm cơ bản :
Cái chung và cái riêng là những phạm trù của phép BCDV, chúng tồn tại trong mối liênhệ gắn bó bổ sung và làm rõ cho nhau tạo thành một cặp phạm trù Cùng với những cặp phạmtrù khác của phép BC, cặp phạm trù này cho chúng ta hiểu rõ hơn tính phức tạp, đa dạng của mốiliên hệ phổ biến của các SVHT trong thế giới khách quan, đồng thời nó cũng có giá trị địnhhướng cho việc vận dụng, áp dụng những quy luật cơ bản của phép DVBC vào hiện thực
Theo T.H Mác- Lênin, cái riêng là một phạm trù TH dùng để chỉ 1 sự vật, 1 hiện tượnghay 1 quá trình riêng lẻ nhất định Còn cái chung là một phạm trù triết học dùng để chỉ nhữngmặt, những thuộc tính không những có ở những kết cấu vật chất nhất định mà còn lặp lại ở nhiềusự vật, hiện tượng hay một quá trình riêng lẻ khác Để hiểu được quan hệ giữa cái riêng và cáichung, triết học Mác còn đề cập đến cái đơn nhất Theo đó, cái đơn nhất là một phạm trù triếthọc dùng để chỉ những đặc điểm, những mặt , những thuộc tính chỉ có ở 1 sự vật, 1 kết cấuvật nhất định màø không lặp lại ở bất cứ sự vật, hiện tượng hoặc kết cầu sự vật nào khác
Ví dụ :
+ Giai cấp CN Việt Nam là một cái riêng
Trang 29+ Ở giai cấp CN VN có những đặc điểm, tính chất chung giống giai cấp công nhân cácnước trên thế giới (giai cấp có vai trò sứ mệnh lịch sử, có chính đảng gắn liền sản xuất côngnghiệp)
Ngoài những nét chung, giai cấp CNVN có những đặc điểm riêng biệt không giống với giaicấp VN các nước, đó là cái đơn nhất để phân biệt giai cấp CNVN với giai cấp CN các nước :+ Có mối quan hệ tự nhiên với giai cấp nông dân
+ Hình thành trước giai cấp tư sản dân tộc
+ Sớm có tổ chức Đảng cộng sản
b) Mối quan hệ giữa cái chung, cái riêng và cái đơn nhất :
Như vậy, giữa cái riêng và cái đơn nhất là có sự khác biệt, cái riêng là cái chỉnh thể, là cả sựvật, hiện tượng hay quá trình còn cái đơn nhất chỉ là những thuộc tính, những tính chất của sựvật Cái đơn nhất nằm trong cái riêng, là bộ phận của cái riêng, phân biệt cái riêng này với cáiriêng khác
Giữa cái R-C-ĐN có mối liên hệ gắn bó nhau, tạo điều kiện cho nhau, thậm chí có thể chuyểnhoá cho nhau:
-Cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng thông qua cái riêng để biểu thị sự có mặt của mình, điềuđó có nghĩa là cái chung thực sự tồn tại và sự tồn tại của nó không biệt lập, lơ lửng ở bên ngoàicái riêng Không có một cái chung thuần tuý, không được khái quát, được rút tỉa từ trong nhữngcái riêng Chính từ những mối liên hệ của những cái riêng khác nhau mà làm xuất hiện cáichung, những điểm giống nhau, đồng nhất nhau ở các SV Như vậy, chính cái riêng là cái chứađựng cái chung.Ngược lại, cái riêng chỉ tồn tại trong mối liên hệ với cái chung, không có cáiriêng nào tồn tại tuyệt đối độc lập, hoàn toàn cô lập với những cái riêng khác Mỗi cái riêngđều tham gia vào những mối liên hệ phổ biến đa dạng với những cái riêng khác xung quanh Cácmối liên hệ đó trải rộng dần, gặp gỡ và giao thoa với các mối quan hệ khác để tạo nên mộtmạng lưới các mối liên hệ mà ở đó xuất hiện những điểm, những nhân tố giống nhau, đồng nhấtvới nhau, tức là xuất hiện một hoặc một số cái chung nào đó
- Mặt khác, mỗi cái riêng trong quá trình tồn tại vận động sẽ chuyển hóa thành cái riêngkhác, không có cái riêng nào là vĩnh viễn, chúng vừa là nhân vừa là quả của nhau, sự biến hóavô cùng, vô tận của chúng dẫn đến một kết cục là những cái riêng có liên hệ với nhau và giữachúng có đặc điểm giống nhau và chúng đều bị những quy luật chung tác động và chi phối.Lênin từng khẳng định: “ Cái riêng không tồn tại như thế nào khác ngoài mối liên hệ dẫn tới cáichung và thông qua hàng ngàn sự chuyển hóa nó còn liên hệ với những cái riêng thuộc loại khác
”
- Cái chung là một bộ phận của cái riêng, còn cái riêng không gia nhập hết vào cái chung,bên cạnh những thuộc tính, những tính chất giống nhau được lặp lại ở những cái riêng khác thìcái riêng còn giữ lại đơn nhất chỉ mình nó có, đủ để phân biệt với cái riêng khác Vì vậy, cáiriêng là cái toàn bộ, phong phú, đa dạng hơn cái chung, nhưng cái chung do được lặp đi lặp lại ởnhiều sự vật khác nhau, nó phản ánh những thuộc tính, những mối liên hệ ổn định, tất nhiên …của nhiều cái cùng loại, do vậy cái chung là cái sâu sắc hơn so với cái riêng
Lênin đã khẳng định: “ Bất cứ cái chung nào cũng là một bộ phận, 1 khía cạnh hay là một bảnchất của cái riêng , bất cứ cái chung nào cũng chỉ bao quát một cách đại khái tất cả mọi sự vậtriêng lẻ Bất cứ cái riêng nào cũng không gia nhập đầy đủ vào cái chung.”
- Cũng là những bộ phận khác nhau trong cái riêng, cái đơn nhất và cái chung có thể chuyểnhóa cho nhau trong những điều kiện nhất định Thông thường sự chuyển hoá từ cái đơn nhấtthành cái chung là biểu hiện của quá trình phát triển đi lên, cái mới ra đời thay thế cho cái cũ Sở
Trang 30dĩ có hiện tượng này là bởi vì trong hiện thực, cái mới không xuất hiện một cách đầy đủ ngay lậptức mà ban đầu thường xuất hiện dưới dạng đơn nhất, cá biệt Ngược lại, sự chuyển hó từ cáichung thành cái đơn nhất là biểu hiện của sự lỗi thời của cái cũ Cái cũ từ chỗ phổ biến trở thànhcái riêng lẻ, đơn nhất.
* Chú ý: Sự chuyển hóa từ cái đơn nhất thành cái chung là biểu hiện của quá trình cái mớithay thế cái cũ Ngược lại là sự chuyển hoá cái chung thành cái đơn nhất
c) Ý nghĩa phương pháp luận :
Để phát hiện ra cái chung (đặc điểm, tính chất, quy luật…) cần phải xuất phát từ việcnghiên cứu, xử lý cái riêng Tuyệt đối không được xuất phát từ ý kiến chủ quan Việc nghiêncứu, phát hiện những đặc điểm chung, những vấn đề có tính quy luật … phải được thực hiện trongquá trình nghiên cứu một cách nghiêm túc Những trường hợp riêng lẻ, từ sự khảo sát thực tế,thực tại, điển hình
- Khi áp dụng cái chung, quy luật, đường lối, chính sách vào trong từng trường hợp cụ thể cầnphải biết cá biệt hóa, tức là phải nghiên cứu, quan sát hoàn cảnh, đối tượng cụ thể nói riêng đểáp dụng sáng tạo
- Để giải quyết những vấn đề cụ thể 1 cách có hiệu quả thì không thể lảng tránh việc giảiquyết những vấn đề chung, những vấn đề có tính nguyên tắc, có liên quan đến việc cụ thể đó Vìvậy, sự nghiệp đổi mới ở VN đòi hỏi trước hết phải đổi mới ở tư duy lý luận, từ trong thực tiễn đểbổ sung và điều chỉnh lý luận
- Trong hoạt động thực tiễn cần tạo điều kiện thuận lợi cho cái đơn nhất biến thành cái chungnếu điều đó mang lại lợi ích, sự tiến bộ cho con người Ngược lại, tạo điều kiện cho sự chuyểnhóa từ cái chung thành cái đơn nhất nếu sự tồn tại của cái chung đó cản trở tiến bộ xã hội
d Liên hệ với công tác công an, với bản thân
- Nắm chắc pháp luật, nghiệp vụ áp dụng vào công việc cụ thể của mình một cách sángtạo
- Rút ra bài học cho mình
- Đấu tranh chống Tội phạm, tệ nạn xã hội, tiêu cực
Câu 15 : Mối quan hệ giữa nguyên nhân- kết quả – Ý nghĩa phương pháp luận
Mối quan hệ NN-KQ là 1 trong 6 cặp phạm trù của phép biện chứng duy vật nêu lên mốiquan hệ sản sinh ra nhau giữa svht trong thế giới khách quan
a, Một số khái niệm :
- Nguyên nhân là 1 phạm trù triết học chỉ sự tương tác, tác động lẫn nhau giữa các mặttrong 1 sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau gây ra những biến đổi nhất định
- Kết quả là 1 phạm trù triết học dùng để chỉ những biến đổi xuất hiện do sự tác động lẫnnhau giữa các mặt trong 1 sự vật hoặc giữa sự vật này với sự vật khác
Chú ý : Theo quan niệm thông thường, NN thường được hiểu là một hiện tượng nào đó, nhờđó làm biến đổi hay kéo theo sự ra đời 1 hiện tượng khác Theo nghĩa TH, NN chính là sự tácđộng giữa các hiện tượng, nhờ đó làm biến đổi hiện tượng khác
Cần phân biệt NN với nguyên cớ Nguyên cớ không trực tiếp làm sinh ra kết quả mà thường
được sử dụng để che đậy NN thực sự Nó cũng là sự tác động nhưng là tác động bên ngoài do lực
bên ngoài hoặc do chủ quan của con người
Phân biệt nguyên nhân với điều kiện Điều kiện không trực tiếp tạo nên KQ nhưng nó gắnliền với nguyên nhân,là môi trường, hoàn cảnh, phương tiện, lực lượng … để trong đó diễn ra quátrình NN sinh ra KQ
* Tính chất của MLH NN-KQ
Trang 31- Tính khách quan : Mqh NN-KQ là cái vốn có của các svht, không phụ thuộc vào ý muốncủa con người, con người chỉ phản ánh vào trong bộ não của mình những tác động và sự biến đổichứ không phải là sự sáng tạo ra trong đầu óc mình mqh nhân quả ở ngoài hiện thực Cho dù conngười biết hay không biết thì trong hiện thực các svht vẫn tác động lẫn nhau, làm biến đổi nhau.
- Tính phổ biến: mọi svht trong tự nhiên và XH đều có những nguyên nhân nhất định nàođó của nó, không có svht nào lại không có nguyên nhân, có điều là con người có nhận thức đượcnhững NN đó hay không mà thôi
- Tính tất yếu : Trong cùng một điều kiện, hoàn cảnh giống nhau, với những NN giống nhauthì sẽ gây nên những kết quả giống nhau Tuy nhiên, trong thực tế, không có những điều kiện,hoàn cảnh giống nhau hoàn toàn, vì vậy có thể nói : NN tác động trong điều kiện hoản cảnh càng
ít khác nhau bao nhiêu thì kết quả càng giống nhau bấy nhiêu
b, Mối quan hệ biện chứng giữa NN và KQ:
- Nguyên nhân là cái sinh ra kết quả bao giờ nó cũng là cái hình thành, xuất hiện trước kếtquả, còn kết quả ra đời sau khi đã có nguyên nhân và nguyên nhân bắt đầu phát huy tác dụng.Tuy nhiên, không phải bất kỳ 1 sự nối tiếp nhau nào về mặt thời gian cũng là mối quan hệ NN –
KQ Nghĩa là, không phải bất kỳ cái gì có trước cũng là nguyên nhân của cái có sau Sự phânbiệt giữa quan hệ nhân – quả với quan hệ kế tiếp về thời gian là ở chỗ NN-KQ có quan hệ sảnsinh, trong đó nguyên nhân sinh ra kết quả
- Trong hiện thực, mối liên hệ NN – KQ biểu hiện rất phức tạp, cùng một nguyên nhân cóthể gây nên nhiều kết quả khác nhau tuỳ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể Ngược lại một kết quả cóthể được tạo thành bởi những nguyên nhân khác nhau Nếu các nguyên nhân khác nhau tác độngtheo cùng một chiều hướng thì chúng sẽ gây nên những ảnh hưởng cùng chiều đối với sự hìnhthành kết quả , làm cho kết quả mau chóng xuất hiện hơn và chất lượng kết quả được đảm bảohơn Ngược lại nếu các nguyên nhân tác động theo các chiều hướng khác nhau thì chúng sẽ làmsuy giảm ảnh hưởng của nhau, thậm chí triệt tiêu ảnh hưởng của nhau đối với kết quả, làm kếtquả khó được hình thành thậm chí không thể hình thành được hoặc bị biến dạng
- Nguyên nhân sản sinh ra kết quả nhưng sau khi xuất hiện thì kết quả không giữ vai tròthụ động đối với nguyên nhân mà trái lại nó có ảnh hưởng, tác động trở lại đối với nguyên nhântheo cả 2 chiều hướng: thúc đẩy sự hoạt động của nguyên nhân hoặc cản trở hoạt động củanguyên nhân
- Nguyên nhân và kết quả có thể thay đổi vị trí cho nhau, 1 sự tương tác nào trong đó mốiquan hệ này là nguyên nhân song trong mối quan hệ khác lại là kết quả và ngược lại Quan hệnguyên nhân – kết quả là vô cùng vô tận, không có nguyên nhân khởi đầu và cũng không có kếtquả cuối cùng Khi xác định nguyên nhân – kết quả của nhau tức là chúng ta đã khoanh vùng vàgiới hạn quan hệ nhân – quả trong không gian, thời gian nhất định trong điều kiện , hoàn cảnhxác định
Ví dụ : Con gà- trứng gà
- Căn cứ vào tính chất và vai trò của NN đối với sự hình thành KQ có thể phân loại nguyênnhân như sau:
+ Nguyên nhân chủ yếu và nguyên nhân thứ yếu, trong đó nguyên nhân chủ yếu là nhữngnguyên nhân mà nếu thiếu chúng thì kết quả không được hình thành
+ Nguyên nhân bên trong và nguyên nhân bên ngoài, trong đó nguyên nhân bên trong làsự tác động lẫn nhau giữa các mặt, các yếu tố của cùng một hệ thống kết cấu vật chất, nó quyếtđịnh sự tồn tại, phát triển và biến đổi của kết cấu vật chất đó Nguyên nhân bên ngoài là sự tácđộng lẫn nhau giữa svht này với các svht khác
Trang 32+ Nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan trong đó nguyên nhân khách quanlà những nguyên nhân xuất hiện và tác động độc lập với ý thức con người Nguyên nhân chủquan là nguyên nhân mà sự xuất hiện và tác động của nó phụ thuộc vào trình độ nhận thức, hoạtđộng thực tiễn của con người Nếu hoạt động của con người phù hợp với các quy luật kháchquan và biết cách tổ chức lao động thực tiễn có hiệu quả thì hoạt động của con người sẽ có tácđộng đẩy nhanh quá trình cải tạo tự nhiên và xã hội.
c, Ý nghĩa phương pháp luận :
- Trong hoạt động nhận thức, phải tìm ra nguyên nhân của những hiện tượng trong tự nhiên,xã hội và tư duy Muốn vậy phải tìm trong thế giới hiện thực, trong bản thân svht, không đượcchủ quan áp đặt theo ý muốn của mình
- Vì nguyên nhân có trước kết quả nên khi xác định NN cần phải đặt trong mqh về thờigian
- Vì kết quả do nhiều nguyên nhân và mỗi nguyên nhân lại có 1 vai trò khác nhau, cho nêntrong hoạt động thực tiễn cần phải biết phân loại nn, đặc biệt tìm ra những nguyên nhân bêntrong chủ yếu, chủ quan Mặt khác, cần tạo điều kiện thuận lợi cho các nguyên nhân khác nhautác động cùng chiều để mau chóng sản sinh ra kết quả tốt, tạo những điều kiện khó khăn đối vớicác nguyên nhân dẫn đến những kết quả xấu
- Vì kết quả có tác động trở lại nguyên nhân nên cần khai thác, tận dụng các kết quả đạtđược tạo điều kiện thúc đẩy nguyên nhân phát huy tác dụng Ngược lại, với kết quả xấu, cầnphân tích nguyên nhân để tiến hành cải tạo nguyên nhân, hạn chế tác động của nguyên nhân(liên hệ với công tác phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm)
- Tăng cường hiệu quả hoạt động nhân tố chủ quan của con người, nâng cao trình độ nhậnthức, trang bị những kiến thức về kỹ thuật, quản lý và đưa ra những cơ chế tổ chức thực hiện phùhợp để hoạt động của con người không vi phạm những quy luật của khách quan làm tăng hiệuquả của nhân tố chủ quan và xem đó là nguyên nhân có tính quyết định đối với sự phát triển củaxã hội
Đối với sự nghiệp đổi mới của VN vừa qua, ĐH9 đã có sự tổng kết và rút ra những thànhtựu, cũng như những yếu kém, khuyết điểm Về yếu kém, khuyết điểm, ĐH đã chỉ ra :
+ Nền kinh tế phát triển chưa vững chắc, hiệu quả và sức cạnh tranh thấp
+ Một số vấn đề văn hóa, XH bức xúc và gay gắt chậm được giải quyết
+ Cơ chế, chính sách không đồng bộ và chưa tạo động lực mạnh để phát triển
+ Tình trạng tham nhũng, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống ở một bộ phậnkhông nhỏ cán bộ Đảng viên là rất nghiêm trọng
Sở dĩ có tình trạng đó là do những nguyên nhân khách quan và chủ quan, trong đó nguyênnhân chủ quan là chính :
@ Việc tổ chức thực hiện nghị quyết, chủ trượng, chính sách của Đảng chưa tốt, kỷ luậ, kỷcương chưa nghiêm
@ Một số quan điểm, chủ trương chưa rõ, chưa có sự nhận thức thống nhất và chưa đượcthông suốt ở các cấp, các ngành
@ Cải cách hành chính tiến hành chậm, thiếu kiên quyết, hiệu quả thấp
@ Công tác tư tưởng, lý luận, tổ chức cán bộ có nhiều yếu kém, bất cập
d, Liên hệ vận dụng vào công tác công an:
- Công tác đấu tranh nắm tình hình
- Công tác phòng ngừa : để phòng ngừa tội phạm , tệ nạn xã hội cần giải quyết nguyênnhân sinh ra nó biện pháp phòng ngừa xã hội, phòng ngừa nghiệp vụ ( phân tích )
- Phối hợp với các tổ chức xã hội, cơ quan, đoàn thể quần chúng
Trang 33Câu 16 : Mối quan hệ giữa nội dung và hình thức Ý nghĩa phương pháp luận.
a, Một số khái niệm
Nội dung và hình thức là một trong 6 cặp phạm trù của phép biện chứng duy vật, nêu lênmối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành sự vật và phương thức tổ chức, sắp xếp các yếu tố đó
- Nội dung là một phạm trù triết học tổng hợp tất cả những mặt, những yếu tố, những quátrình tạo nên sự vật
- Hình thức là một phạm trù triết học để chỉ phương thức tồn tại và phát triển của sự vật, làhệ thống các mối liên hệ tương đối bền vững giữa các yếu tố tạo thành sự vật
Ví dụ : Nội dung của quá trình sản xuất là tổng hợp tất cả các yếu tố vật chất như conngười, công cụ lao động, đối tượng lao động, quá trình con người sử dụng công cụ lao động tácđộng vào đối tượng lao động Hình thừc của quá trình sản xuất là trình tự kết hợp , thứ tự sắp xếpcác yếu tố vật chất trong quá trình sản xuất, quy định vị trí của người sản xuất đối với công cụ.Chú ý : Mỗi một sự vật đều có hình thức bên ngoài của chúng, song Triết học Macxit quantâm chủ yếu đến hình thức bên trong của nội dung và xem xét mối quan hệ bên trong với nộidung
Bên ngoài : màu sắc, kích cỡ …
Hình thức
Bên trong : kết cấu
b, Mối quan hệ biện chứng giữa nội dung –hình thức:
+ Nội dung và hình thức thống nhất với nhau, gắn bó chặt chẽ với nhau, không có hìnhthức nào không chức đựng nội dung, ngược lại cũng không có nội dung nào lại không tồn tạitrong một hình thức xác định nào đó, nôi dung nào thì hình thức đó, không có hình thức thuần túyvà cũng không có một nội dung thuần túy
- Quan hệ giữa nội dung –hình thức mang tính đa dạng, phức tạp thể hiện ở chỗ khôngphải lúc nào nội dung và hình thức cũng phù hợp tuyệt đối với nhau, cùng 1 nội dung nhưng trongnhững tình hình , hoàn cảnh khác nhau có thể hiện ra dưới nhiều hình thức khác nhau Ngược lại,cũng có thể cùng một hình thức nhưng lại biểu thị nhiều nội dung khác nhau Trong quá trình sảnxuất xã hội có thể nội dung giống nhau nhưng cách thức tổ chức phân công lao động lại khácnhau
- Trong quan hệ giữa nội dung –hình thức thì nội dung bao giờ cũng giữa vai trò quyếtđịnh Nội dung là yếu tố động, khuynh hướng chủ đạo là biến đổi không ngừng , hình thức là yếutố tương đối bề vững, biến đổi chậm hơn so với nội dung, khuynh hướng chủ đạo của nó là ổnđịnh tương đối Dưới sự tác động của những mặt, những yếu tố bên ngoài sự vật đã làm cho nộidung biến đổi trước hết Còn những mối liên hệ giữa yếu tố là hình thức, thì chưa biến đổi ngay.Đến một lúc nào đó, hình thức sẽ trở nên lạc hậu hơn so với nội dung và trởi thành nhân tố kìmhãm sự phát triển của nội dung Nó cần phải được điều chỉnh, được thay thế theo yêu cầu đòi hỏicủa sự phát triển của nội dung
Như vậy, sự biến đổi của nội dung đã quy định sự biến đổi của hình thức Chẳng hạn,trong quá trình sản xuất thì lực lượng sản xuất là nội dung, quan hệ sản xuất là hình thức
Trong đó, lực lượng sản xuất bao giờ cũng biến đổi nhanh hơn so với quan hệ sản xuất,dẫn đến kết cục đến một lúc nào đó quan hệ sản xuất trở nên lạc hệu hơn so với trình độ pháttriển của lực lượng sản xuất, trở thành yếu tố kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất D(ểgiải quyết quá trình này cần phải điều chỉnh quan hệ sản xuất, thậm chí phải thay quan hệ sảnxuất cũ bằng quan hệ sản xuất
Trang 34Tuy nhiên, hình thức cũng có tính độc lập tương đối so với nội dung và tác động trở lại nộidung theo cả hai chiều hướng.
Chiều hướng 1 : nếu hình thức phù hợp với nội dung thì tác động của nó đối với nội dunglà mang tính tích cực , nó mở đường thúc đẩy cho sự phát triển của nội dung Trong trường hợpngược lại nếu hình thức lạc hậu hơn so với nội dung nó sẽ kìm hãm sự phát triển của nội dung.Chẳng hạn ở Việt Nam, trước thời kỳ đổi mới, những quan hệ sản xuất là không phù hợp với lựclượng sản xuất cho nên không kích thích được tính năng động, sáng tạo của người lao động,không tạo điều kiện cho sự phát triển các yếu tố của lực lượng sản xuất Sau đổi mới, chúng tachủ trương xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường theo địnhhướng XHCN, tức là có sự điều chỉnh quan hệ sản xuất cho phù hợp với yêu cầu phát triển củalực lượng sản xuất, nhời vậy đã tạo điều kiện cho sản xuất phát triển trong thời kỳ mới
c Ý nghĩa phương pháp luận :
- Trong hoạt động nhận thức , không được tách rời, tuyệt đối hóa nội dung hay hình thức, đặcbiệt cần chống chủ nghĩa hình thức
- Khi nghiên cứu xem xét sự vật trước hết cần căn cứ vào nội dung của nó và để làm biến đổi
1 sự vật thì trước hết cần tác động vào những yếu tố của nội dung
- Trong hoạt động thực tiễn, cần sử dụng sáng tạo mọi loại hình thức kể cả phải cải tạo, phảiđổi mới những hình thức cũ, đồng thời phải lấy hình thức này để bổ sung, thay thế cho hình thứckhác tùy theo yêu cầu phát triển của nội dung
- Cần thường xuyên theo dõi mối quan hệ giữa nội dung và hình thức để kịp thời phát hiện sựkhông đồng bộ, không phù hợp, không tương xứng giữa nội dung –hình thức, kịp thời để kịp thờican thiệp vào quá trình phát triển của chúng
- Cần chống lại khuynh hướng tách rời nội dung và hình thức tuyệt đối hóa mặt này hay mặtkhác
d, Liên hệ với ngành công an
- Sử dụng kết hợp nhiều biện pháp, hình thức đấu tranh và phòng chống tội phạm
- Tìm ra hình thức có thể để thuyết phục, động viên, vận động quần chúng tham gia thếtrận ANND nhằm đảm bảo ANCT và TTATXH
Câu 17: Mối quan hệ giữa tất nhiên và ngẫu nhiên ( TN – NN) – ý nghĩa phương pháp luận.
1/ Khái niệm :
Tất nhiên là phạm trù triết học để chỉ cái do những nguyên nhân cơ bản bên trong của kếtcấu vật chất quyết định và trong những điều kiện nhất định phải xảy ra đúng như thế chứ khôngthể khác
- Ngẫu nhiên là phạm trù triết học để chỉ cái không phải do mối liên hệ bản thân bêntrong của sự vật quyết định mà do những nguyên nhân bên ngoài, do sự ngẫu hợp của nhiều hoàncảnh bên ngoài quyết định Do đó nó có thể xuất hiện hoặc có thể không xuất hiện có thể xuấthiện như thế này mà cũng có thể xuất hiện như thế khác
2/ Quan hệ biện chứng giữa TN – NN :
- Cả tất nhiên và ngẫu nhiên đều tồn tại 1 cách khách quan, độc lập với ý thức con người,đều có vị trí nhất định đối với sự phát triển của sự vật Nếu cái tất nhiên có tác dụng chi phối sựphát triển của sự vật thì cái ngẫu nhiên lại có sự ảnh hưởng đến sự phát triển ấy, có thể làm chosự phát triển ấy diễn ra nhanh hay chậm
- Tất nhiên và ngẫu nhiên không tồn tại một cách biệt lập với nhau dưới dạng thuần tuý
Trang 35qua vô số cái ngẫu nhiên Cái ngẫu nhiên là hình thức biểu hiện của tất nhiên đồng thời bổ sungcho tất nhiên Điều này cũng có nghĩa là cái tất nhiên là khuynh hướng của sự phát triển nhưngkhuynh hướng đó mỗi khi tự bộc lộ thì bao giờ cũng dưới một hình thức ngẫu nhiên nào đó sovới chiều hướng chung Bản thân cái tất nhiên chỉ có thể được tạo nên từ những cái ngẫu nhiênvà cũng không có một cái ngẫu nhiên nào là hoàn toàn thuần tuý Ngược lại trong bản thân nóđã bao hàm cái tất nhiên, chứa đựng cái tất nhiên
Aênghen đã khẳng định : “ Cái mà người ta quả quyết cho là tất yếu lại hoàn toàn donhững ngẫu nhiên tạo thành và cái được gọi là ngẫu nhiên lại là hình thức dưới đó ẩn nấp cái tấtyếu
Ví dụ : Trong mỗi một phong trào cách mạng đều cần có 1 thủ lĩnh, 1 lãnh tụ đó là cái tất
nhiên Song ai là người trở thành thủ lĩnh, lãnh tụ thì đó là cái ngẫu nhiên Song nếu xét riêngbản thân người được lựa chọn , được suy tôn thì đó là tất nhiên bởi lẽ người có tài đức được quầnchúng ủng hộ , tín nhiệm và đáp ứng đầy đủ đòi hỏi của phong trào
- Mặt khác tất nhiên và ngẫu nhiên thường xuyên thay đổi và trong điều kiện nhất địnhchúng có thể chuyển hóa vị trí cho nhau Tất nhiên có thể biến thành ngẩu nhiên và ngẩu nhiêncó thể trở thành cái tất nhiên Ranh giới của chúng chỉ có thể tính tương đối, trong hoàn cảnhnày, mối quan hệ này là tất nhiên nhưng sang hoàn cảnh khác, mối quan hệ khác thì nó là ngẫunhiên và ngược lại
3/ Ý nghĩa phương pháp luận :
- Muốn nhận thức cái tất nhiên thì phải bắt đầu từ cái ngẫu nhiên, thông qua việc nghiêncứu, phân tích, so sánh qua nhiều cái ngẫu nhiên, biết sắp xếp những cái ngẫu nhiên theo nhữngtrật tự, lôgic nhất định để từ đó phát hiện ra những cái tất nhiên ẩn chứa trong đó Trong trườnghợp này, cái tất nhiên, cái chung, cái quy luật rất gần nhau
- Trong thực tiễn cần dựa vào những cái tất nhiên chứ không phải cái ngẩu nhiên Songkhông vì thế mà bỏ qua cái ngẫu nhiên Đặc biệt khi xây dựng kế hoạch chương trình hành độngcần có những phương án dự phòng cho những trường hợp, những yếu tố ngẫu nhiên bất cập Từđó chủ động đối phó với những sự kiên bất ngờ có tính ngẩu nhiên xuất hiện
- Cần chú ý tạo sự thuận lợi cho sự chuyển hóa từ những hiện tượng ngẫu nhiên thành tấtnhiên và ngược lại tuỳ theo lợi ích mà chúng đem lại cho xã hội cũng như yêu cầu thực tiễn
4/ Liên hệ công tác công an:
Trong công tác công an, nếu người trinh sát hay điều tra viên biết xâu chuỗi những hiệntượng ngẫu nhiên khi xem xét một sự việc phạm tội và xắp xếp chúng theo một trình tự nhất địnhtừ đó phán đoán và tìm ra cái tất nhiên Đồng thời phục vụ cho công tác phòng ngừa lập phươngán dự phòng các trường hợp rủi ro bất ngờ
Câu 18 : Mối quan hệ giữa bản chất và hiện tượng Ý nghĩa phương pháp luận
Đây là 1 trong 6 cặp phạm trù cơ bản Đề cập và giải quyết mối quan hệ giữa những nhân tốổn định ở bên trong sự vật với những yếu tố thường xuyên biến đổi ở bên ngoài sự vật
Trang 36+ Phạm trù bản chất gắn bó chặt chẽ với phạm trù cái chung, nói đến bản chất là nói đếncái chung của sự vật Tuy nhiên, không phải mọi cái chung đều là bản chất mà chỉ có những cáichung tất yếu, đặc trưng quyết định sự tồn tại, phát triển của sự vật
Ví dụ : + Bản chất : Con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội
+ Cái chung : cái sinh học+ Phạm trù bản chất là phạm trù quy luật là cùng bậc nhưng không hoàn toàn đồng nhất,quy luật bao gồm các mối liên hệ tất nhiên, phổ biến, được lặp lại ở nhiều sự vật khác nhau, cònbản chất là tổng hợp những mối liên hệ tất nhiên, ổn định ở bên trong một sự vật Trong bản chấttổng hợp nhiều quy luật Vì vậy phạm trù bản chất rộng hơn, phong phú hơn phạm trù quy luật
b, Mối quan hệ giữa bản chất - hiện tượng :
- Bản chất và hiện tượng cùng tồn tại trong mối liên hệ hữu cơ gắn bó hết sức chặt chẽ vớinhau và mỗi 1 sự vật là thể thống nhất giữa bản chất và hiện tượng Bản chất bao giờ cũng đượcbộc lộ ra qua các hiện tượng, còn hiện tượng bao giờ cũng là sự biểu hiện của bản chất ở mức độnhất định, không có bản chất nào tồn tại 1 cách thuần tuý tự giấu kính mình đến mức không bộclộ ra bên ngoài bằng một hiện tượng nào cả Ngược lại, cũng không có 1 hiện tượng nào là trốngrỗng, không chứa đựng hoặc thể hiện bản chất hoặc một phần nào đó của bản chất
Lênin đã khẳng định : “Bản chất thì hiện ra và hiện tượng là có tính bản chất”
- Sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng còn thể hiện ở chỗ bản chất và hiện tượng về cănbản là phù hợp với nhau Bản chất được bộc lộ ra bên ngoài bằng những hiện tượng tương ứng,bản chất nào thì hiện tượng như thế, bản chất khác nhau thì hiện tượng khác nhau, khi bản chấtthay đổi thì hiện tượng của nó cũng thay đổi theo, khi bản chất mất đi thì hiện tượng thể hiện nócũng không còn cơ sở để tồn tại Vì vậy, người ta có thể tìm ra được bản chất, phát hiện được quyluật trong vô vàn những hiện tượng ở bên ngoài
- Tính chất mâu thuẫn của sự thống nhất giữa bãn chất và hiện tượng
Sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng là sự thống nhất biện chứng của hai mặt đối lập,sự phù hợp của chúng là xét về căn bản, song điều đó không có nghĩa là chúng hoàn toàn thốngnhất với nhau bởi lẽ bản chất của sự vật được thể hiện trong quá trình tương tác giữa nó với cácsự vật khác Sự tương tác đó làm ảnh hưởng đến hiện tượng, làm thay đổi và biến dạng nhữnghiện tượng trong khi thay đổi bản chất Vì vậy hiện tượng tuy là biểu hiện bản chất nhưng khôngphải lúc nào cũng thể hiện trung thành tuyệt đối, như bản chất vốn có Do vậy, sự phù hợp giữachúng không phải hoàn toàn mà còn bao hàm cả sự mâu thuẫn Tính mâu thuẫn và sự không phùhợp giữa bản chất và hiện tượng thể hiện trên các điểm sau :
+ Vì bản chất phản ánh cái chung, cái tất yếu, quyết định sự tồn tại của sự vật, còn hiện tượngthì phản ánh cái riêng, cái cá biệt Vì vậy cùng một bản chất song có thể hiểu hiện ra bên ngoàibằng vô số những hiện tượng khác nhau tuỳ theo sự thay đổi của điều kiện, hoàn cảnh bên ngoài
Vì vậy, bản chất là cái sâu sắc hơn hiện tượng nhưng hiện tượng lại là cái phong phú, nhiều vẻhơn bản chất
+ Bản chất là mặt bên trong, là cái được ẩn giấu sâu xa của sự vật, còn hiện tượng là bề mặtbên ngoài Vì vậy, nó không biểu hiện dưới dạng y nguyên mà dưới những hình thức đã được cảibiến đi thậm chí có khi xuyên tạc nội dung thực sự của bản chất Điều này tuỳ thuộc vào hoàncảnh bên ngoài, vào không gian, thời gian, đặc điểm của những mối quan hệ mà ở đó bản chấtphải bộc lộ
Mác đã từng nhận xét :” Nếu hình thái biểu hiện và bản chất của sự vật trực tiếp đồng nhất với nhau thì mọi khoa học sẽ trở nên thừa”.
Trang 37+ Bản chất là mặt tiêu biểu biến đổi chậm còn hiện tượng là luôn luôn trôi qua, biến đổinhanh hơn, linh hoạt hơn so với bản chất Trong hiện tượng một mặt thể hiện bản chất , mặt khácnó ghi dấu ấn của sự tác động đó diễn ra thường xuyên vì vậy hiện tượng là hết sức linh hoạt.
Lênin đã khẳng định: “Cái không bản chất, cái bề mặt, cái bên ngoài thường biến mất, không bám chắc, không trụ vững bằng bản chất.”
+ Bản chất tương đối ổn định và biến đổi chậm Hiện tượng không ổn định, luôn luôn trôi qua.Điều này bắt nguồn ở chỗ hiện tượng không đơn thuần chỉ phản ánh bản chất mà nó còn chịu sựtác động của các yếu tố bên ngoài Để bảo vệ bản chất đôi khi xuất hiện những giả tượng (hiệntượng giả)
c Ý nghĩa phương pháp luận :
- Về mặt nhận thức: để đánh giá phát hiện đúng bản chất của sự vật thì phải thông qua cáchiện tượng, song không được dừng lại ở hiện tượng mà phải biết xử lý chúng, hệ thống hóachúng, đánh giá các hiện tượng từ nhiều góc độ khác nhau Nhận thức bản chất của sự vật là quátrình phực tạp, khó khăn, đi từ hiện tượng đến bản chất, từ bản chất ít sâu sắc đến bản chất sâusắc hơn Lênin nhấn mạnh : “Tư tưởng của người ta đi sâu một cách vô hạn từ hiện tượng đếnbản chất, từ bản chất cấp 1 đến bản chất cấp 2 … và cứ như vậy mãi
- Trong hoạt động thực tiễn cần dựa vào bản chất chứ không dựa trên hiện tượng để xác địnhphương thức hoạt động Cần biết thu thập, sàng lọc, đánh giá, phát hiện và loại bỏ những hiệntượng giả, hết sức thận trọng khi kết luận về bản chất của con người, của đối tượng, của sự việcnào đó
- Liên hệ công tác công an: Đấu tranh chống tội phạm, TNXH đi từ bản chất đến hiệntượng
Câu 19: Mối quan hệ giữa khả năng và hiện thực ( KN – HT ) – ý nghĩa phương pháp luận ?
Là 1 trong 6 cặp phạm trù, đề cập và giải quyết giữa cái hiện có và cái trong tương lai sẽxuất hiện
+ Phân loại: Căn cứ vào sự hình thành khả năng có thể phân loại nó thành khả năng tấtnhiên và khả năng ngẫu nhiên
@Khả năng tất nhiên là loại khả năng được hình thành một cách tất yếu từ quy luật vậnđộng nội tại của sự vật, từ các tương tác tất nhiên của hiện thực Khả năng tất nhiên lại có thểđược phân chia nhỏ thành KN gần và KN xa Trong đó KN gần là KN đã hội tụ đủ hoặc gần đủnhững điều kiện cần thiết để có thể biến thành hiện thực Khả năng xa là loại khả năng còn
Trang 38phải trải qua nhiều giai đoạn quá độ phát triển nữa mới có đủ những điều kiện biến thành hiệnthực.
Ví dụ: KN sẽ trở thành một nước CNHĐ là KN gần, KN sẽ trở thành một nước XHCNphát triển là KN xa
@ Khả năng ngẫu nhiên là loại khả năng được hình thành do sự tương tác ngẫu nhiên quyđịnh
b Mối quan hệ giữa KN – HT:
- KN của HT tồn tại trong mối quan hệ chặt chẽ không tách rời và luôn luôn có xu hướngchuyển hóa cho nhau trong quá trình phát triển của sự vật Điều đó có nghĩa là, trong mỗi sự vậthiện đang tồn tại đã chức đựng khả năng và chính mỗi sự vật hiện tượng trong quá trình vậnđộng, phát triển của mình đã biến khả năng thành hiện thực Như vậy, HT đã từng được chuẩn bịbởi KN, từ sự vận động của KN mà thành, còn khả năng luôn hướng tới HT và khi có điều kiệnthì chuyển hóa thành HT Mặt khác, trong mỗi hiện thực lại chứa đựng và sản sinh ra những khảnăng mới, những khả năng đó lại tiếp phát triển và khi gặp điều kiện thích hợp lại biến thànhhiện thực Quá trình đó là liên tục, làm cho sự vận động, phát triển diễn ra một cách vô tận trongthế giới vận chất
- Cùng trong những điều kiện nhất định, ở cùng một sự vật, có thể tồn tại nhiều khả năngchứ không phải một khả năng
Chẳng hạn, ở VN, khi đất nước thống nhất, có 2 khả năng phát triển là đi lên CNXH hoặcphát triển tự phát lên CNTB Tại ĐH9, khi phân tích tình hình trong nước, thế giới và khu vực, đãnhận định rằng : ở nước ta có cả những cơ hội lớn và thách thức lớn Những cơ hội lớn tạ điềukiện để chúng ta có khả năng tiếp tục phát huy nội lực và lợi thế so sánh, tranh thủ ngoại lực,nguồn vốn, công nghệ mới, kinh nghiệm quản lý và mở rộng thị trường phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH Những thách thức lớn là 4 nguy cơ, thêm vào đó là tình trạng tham nhũng, sự suy thoái vềtổ chức chính trị, đạo đức và lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ Đảng viên Nhưvậy,hiện nay ở VN tồn tại nhiều khả năng cả thuận lợi, cả khó khăn
- Ngoài những khả năng vốn sẵn có ở trong sự vật khi có thêm những điều kiện mớiđược bổ sung thì ở trong sinh vật có thể xuất hiện thêm khả năng mới Đồng thời bản thân mỗikhả năng cũng thay đổi theo điều kiện Như vậy, khả năng không phải là cáo bất biến, cố địnhmà có sự điều chỉnh tăng lên hay giảm đi tuỳ theo điều kiện và tùy thuộc vào sự biến đổi của sựvật trong những điều kiện đó Chẳng hạn, tại ĐH9, Đảng ta đã nhận định : trong một vài thập kỷtới ít có khả năng xảy ra chiến tranh thế giới nhưng chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang, xungđột dân tộc, tôn giáo, chạy đua vũ trang, hoạt động can thiệp, lật đổ, khủng bố còn xảy ra ởnhiều nơi với tính chất phức tạp ngày càng gia tăng Khu vực Đông Nam Á, Châu Á TBD saunhững khủng hoảng tài chính, kinh tế, có khả năng phát triển năng động nhưng vẫn tiềm ẩnnhững nhân tố gây mất ổn định
- Để một khả năng nào đó biến thành HT cần không chỉ một điều kiện mà là một tậphợp, một hệ thống các điều kiện, đặc biệt trong lĩnh vực đời sống XH bên cạnh những điều kiện
K quan để cho KN biến thành HT còn cần đến những điều kiện chủ quan tức là lao động conngười với tư cách là chủ thể của lịch sử XH.Hoạt động có ý thức, có mục đích của con người cóvai trò hết sức to lớn trong việc biến KN đến HT Nó có thể đẩy nhanh hoặc kìm hãm qúa trìnhbiến đổi KN thành HT, có thể điều khiển KN phát triển theo xu hướng này hay xu hướng khácbằng cách tạo ra những điều kiện thích ứng
c, Ý nghĩa phương pháp luận :
- Trong hoạt động nhận thức phải nghiên cứu tìm cho ra các khả năng phát triển của sựvật, phân biệt rõ ràng KN với HT Dựa vào HT để phát hiện ra những KN tiềm tàng từ đó tạo
Trang 39những điều kiện cần thiết thúc đẩy hoặc ngăn cản sự chuyển biến từ KN đến HT tuỳ theo yêucầu của thực tiễn.
- Trong hoạt động thực tiễn cần dựa chắc chắn vào HT chứ không thể dựa vào KN đểđịnh ra phương hướng hoạt động của mình, bởi lẽ nếu chỉ dựa vào khả năng sẽ rơi vào ảo tưởng
Lênin đã chỉ rõ “Chủ nghĩa Mác dựa vào hiện tượng chứ không phải KN để vạch ra đường lối chính trị của mình chủ nghĩa Mác căn cứ vào những sự thật chứ không phải dựa vào những KN”
- Quá trình lựa chọn thực tiễn và thực hiện khả năng cần dự kiến những phương án hànhđộng thích ứng cho từng trường hợp và trong số các KN cần chú ý đến KN tất nhiên đặc biệt là
KN gần để chuẩn bị và tạo điều kiện cho nó
- Trong lĩnh vực đời sống XH tuỳ theo yêu cầu của thực tiễn để tạo những điều kiệnthuận lợi cho nhân tố chủ quan tham gia tích cực vào quá trình làm biến đổi hoặc ngăn cản sựbiến đổi KN đến HT
Cần tránh những cực đoan coi thường nhân tố chủ quan hoặc tuyệt đối hóa nhân tố chủquan
- Ý nghĩa đối với công tác CA :
+ Trên cơ sở công tác thực tế của hiện thực và hiện trạng để xây dựng phương án hànhđộng trong phòng chống tội phạm
+ Từ hiện thực phát hiện ra những khả năng xuất hiện tội phạm mới, thủ đoạn mới củatội phạm để từ đó có phương án phòng ngừa
+ Biết tổng kết thực tiễn để dự báo tình hình tội phạm
Câu 20 : Những nguyên tắc cơ bản của lý luận nhận thức của lý luận Mác-Lênin
Lý luận nhận thức là một trong những bộ phận cấu thành triết học Macxit, nó nghiên cứu vềbản chất, tính quy luật, con đường, những hình thức và pp nhận thức, nó giải đáp vấn đề chân lý…LLNT tập trung giải đáp mặt thứ 2 của vấn đề cơ bản của triết học, tức là làm sáng tỏ vấn đềcon người có khả năng nhận thức được thế giới khách quan bên ngoài không và nếu có thì quátrình đó diễn ra ntn?
Xung quanh vấn đề trên có nhiều quan điểm khác nhau, CNDT chủ quan cho rằng : Nhận thứccủa con người chẳng qua là sự tự nhận thức lại, tự hồi tưởng lại những cảm giác, những biểutượng, những tri thức có sẵn trong bản thân con người, CNDT khách quan cho rằng ý thức, tưtưởng tồn tại ở bên ngoài con người, vì vậy sự nhận thức là sự tự nhận thức về những ý niệmtuyệt đối nào đó, thuyết hoài nghi và thuyết không thể biết thì hoặc là nghi ngờ, hoặc là phủnhận khả năng nhận thức của con người, họ cho rằng nếu có thì con người cũng chỉ nhận thứcđược vẻ bên ngoài của TGKQ mà thôi.ø
Với sự ra đời của triết học Mácxít cuộc CM trong lĩnh vực nhận thức luận đã được thực hiện Mác-Aênghen-Lênin đã kế thừa những thành tựu mà lý luận trước đó khái quát những thành quảcủa khoa học kỹ thuật vàø tổng kết thực tiễn xã hội để xây dựng nên lý luận nhận thức mang tínhcách mạng và khoa học, trong đó lý giải một cách đúng đắn những vấn đề cơ bản nhất, cốt lõinhất của vấn đề nhận thức Hệ thống lý luận này được dựa trên những nguyên tắc cơ bản sauđây:
a Phải thừa nhận thế giới vận chất tồn tại khách quan ở ngoài con người, độc lập đối với cảm giác, tư duy, ý thức của con người Chính nhờ sự tác động của thế giới vật chất ấy vào các giác
quan của con người mới làm nảy sinh ra ở con người những cảm giác, tri giác, biểu tượng, từ đó
đi đến hình thành ý thức của con người về thế giới vật chất bên ngoài Như vậy, đối tượng củaquá trình nhận thức là thế giới khách quan Con người nhận thức TGKQ bên ngoài chứ không
Trang 40phải là sự tìm kiếm, nhận thức, hồi tưởng về cảm giác, tri thức có sẵn trong bản thân con ngườimình.
b Phải thừa nhận năng lực nhận thức thế giới của con người là vô hạn Về nguyên tắc đối với
con người không có cái gì là không thể biết , chỉ có những cái mà hiện thời mà con người chưabiết mà thôi Trong tương lai với sự phát triển của khoa học và kết quả của hoạt động thực tiễnnhất định con người sẽ vượt qua những cái chưa biết Thế hệ này chưa giải quyết được thì thế hệsau tiếp tục đi sâu tìm hiểu Nhận thức là một quá trình phản ánh hiện thực khách quan bởi conngười, con người là chủ thể tích cực sáng tạo của quá trình nhận thức Các yếu tố của chủ thể nhưlợi ích, lý tưởng, tài năng, ý chí, phẩm chất… đều được huy động, tham gia vào quá trình nhậnthức TH Mácxit khẳng định không chỉ khả năng nhận thức mà còn khẳng định sức mạnh nhận
thức của con người trong quá trình cải tạo tự nhiên, xã hộic Thừa nhận nhận thức là một quá trình biện chứng, nó không phải là hành động tức thời, giản đơn, sao chép máy móc… Thực sự,
quá trình nhận thức đi từ hiện tượng đến bản chất, từ ngẫu nhiên đến tất nhiên, từ bản chất kémsâu sắc đến sâu sắc hơn Con đường của quá trình đó từ trực quan sinh động đến tư duy trừu
tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn Lênin nhận định :“Trong lý luận nhận thức cần suy luận một cách biện chứng nghĩa là đừng giả định rằng nhận thức của chúng ta là bất di bất dịch và có sẵn mà phải phân tích xem sự hiểu biết nảy sinh ra từ sự không hiểu biết n.t nào, sự hiểu biết không đầy đủ và không chính xác trở thành đầy đủ hơn, chính xác hơn n.t nào.”
d Phải thừa nhận cơ sở chủ yếu và trực tiếp nhất của nhận thức là thực tiễn Thực tiễn vừa là
cơ sở, là động lực và cũng là mục đích của nhận thức, là tiêu chuẩn để đánh giá chân lý trongquá trình nhận thức của con người Con người là chủ thể của nhận thức trước hết là bởi vì họ đãlà chủ thể trong hoạt động thực tiễn của mình Không có hoạt động thực tiễn thì ở con ngườikhong thể có những tri thức , hiểu biết và từ đó không thể có ý thức và nhận thức thế giới xungquanh Vì vậy, nhận thức là quá trình phản ánh một cách biện chứng, năng động, sáng tạo thếgiới khách quan bởi con người trên cơ sở hoạt động thực tiễn mang tính lịch sử, xã hội của chínhhọ
Câu 21 : Thực tiễn và vai trò của thực tiễn: ( T 2 ) đối với nhận thức – ý nghĩa của vấn đề này:
Thực tiễn là một phạm trù nền tảng, cơ bản không chỉ của lý luận nhận thức Macxta màcòn của toàn bộ nền triết học M-L nói chung Các nền TH trước Mac đã không phát hiện được vàcàng không đánh giá được một cách đúng đắn vai trò của thực tiễn đối với nhận thứcQuan điểmcủa Mác : khắc phục những nhược điểm trước đây và kế thừa những tiến bộ của các nền TH vềthực tiễn Vì vậy các nền triết học đó chỉ mới tập trung chủ yếu giải thích thế giới bên ngoài là
gì theo những cách khác nhau Với việc phát hiện và đưa phạm trù thực tiễn vào trong TH, M và
A đã thực hiện được một bước chuyển biến mang tính CM trong lý luận nhận thức nói riêng và
TH nói chung Điều này làm cho TH M trở thành TH của hoạt động, Th mang tính chiến đấu Nókhông chỉ giaỉi thích đúng đắn về bản chất của TGKQ mà còn hướng dẫn con người hoạt độngnhằm cải tạo thế giới khách quan đó, LN từng nhấn mạnh : “Quan điểm về đời sống, về thực tiễnphải là quan điểm thứ nhất và cơ bản về lý luận của nhận thức, rằng thực tiễn cao hơn nhận thứcbởi vì nó không chỉ có tính phổ biến mà còn có tính hiện thực trực tiếp”
a Khái niệm : thực tiễnlà một phạm trù triết học dùng để chỉ toàn bộ những hoạt động vậtchất có mục đích, mang tính lịch sử xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội
Chú ý :