Ôn thi cao học môn Triết Học

76 908 5
Ôn thi cao học môn Triết Học

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Ôn thi cao học môn Triết Học 1. Mối quan hệ triết học và các khoa học 2. Vai trò thế giới quan và PP luận của triết học 3. 2 nguyên lý cơ bản của phép biện chứng duy vật 4. 3 quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật 5. Các cặp phạm trù cơ bản của phép BCDV

Triết học – Ôn thi Ôn tập 1. Mối quan hệ triết học và các khoa học 2. Vai trò thế giới quan và PP luận của triết học 3. 2 nguyên lý cơ bản của phép biện chứng duy vật 4. 3 quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật 5. Các cặp phạm trù cơ bản của phép BCDV • Chủ nghĩa duy vật lịch sử 6. Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội và ý nghĩa của cách tiếp cận học thuyết hình thái kinh tế-xã hội 7. Biện chứng giữa lực lượng sxuất và quan hệ sxuất 8. BC giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng 9. Biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội Ôn tập (tt) • Lịch sử triết học Mác-Lenin 10. Điều kiện kinh tế-xã hội triết học Mac. 11. Tiền đề lý luận cho sự ra đời triết học Mác. 12. Tiền đề khoa học tự nhiên cho sự ra đời TH Mác. 13. Sự xuất hiện và giai đoạn chủ yếu của TH Mac-Lenin 14. Đối tượng và đặc điểm chủ yếu của TH Mac-Lenin • Triết học Mac-Lenin trong giai đoạn hiện nay 15. Triết học Mac-Lenin trong điều kiện toàn cầu hóa và kinh tế thị trường. 16. Triết học Mac-Lenin trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện nay ở Việt Nam 1. Vai trò của Triết đối với khoa học và tư duy lý luận Triết học có vai trò rất to lớn đối với sự phát triển của các khoa học cụ thể, là TGQ, PPL cho các khoa học cụ thể. Trong lịch sử triết học, CNDV đóng vai trò tích cực đối với sự phát triển của khoa học. Trái lại, CNDT được sử dụng làm công cụ biện minh cho tôn giáo và các thế lực lỗi thời, cản trở sự phát triển của khoa học. Vào thời cổ đại ở Hy Lạp, triết học tự nhiên (triết học của Talet, Đêmôcrit, Arixtôt, v.v., một hình thức của CNDV cổ đại) có vai trò rất lớn đối với sự phát triển của khoa học. Trong thời Trung cổ ở Tây Âu, thần học và triết học kinh viện là công cụ biện hộ cho Kinh thánh, chống lại những phát minh mới của khoa học. Đến thời kỳ Phục hưng và cận đại các nhà triết học khôi phục và phát triển CNDV làm vũ khí đấu tranh giải phóng khoa học và nhân loại thoát khỏi sự thống trị của tôn giáo. Triết học duy vật đã góp phần quan trọng vào sự phát triển của khoa học tự nhiên. Sự ra đời của triết học duy vật biện chứng là kết quả của những thành tựu mới của khoa học tự nhiên và phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản. Triết học duy vật biện chứng đã thực sự đóng vai trò TGQ và PPL cho các khoa học và cho phong trào đấu tranh cách mạng của giai cấp vô sản và quần chúng nhân dân lao động để xóa bỏ áp bức, bất công và xây dựng một xã hội công bằng, văn minh. 2. Vai trò thế giới quan và PP luận của triết học a) Chức năng thế giới quan của triết học Thế giới quan (TGQ) là toàn bộ những quan điểm, quan niệm chung nhất của con người về thế giới, về con người, về cuộc sống và vai trò của con người trong thế giới. TGQ bao hàm nhân sinh quan, vũ trụ quan. TGQ là sự thống nhất giữa tri thức và niềm tin, lý trí và tình cảm. Tri thức là yếu tố quan trọng hàng đầu trong TGQ. Tri thức chỉ trở thành TGQ khi nó gắn liền với tình cảm và niềm tin. TGQ có nhiều loại: huyền thoại, tôn giáo, triết học. + Huyền thoại (thần thoại) là hình thức TGQ của người nguyên thủy, quan niệm mỗi hiện tượng tự nhiên và XH đều do một vị thần cai quản. Đó là cách giải thích đơn giản về tự nhiên và xã hội. + Tôn giáo là niềm tin mù quáng của con người vào một lực lượng siêu tự nhiên tối cao, quyết định số phận của con người. Tôn giáo còn là khát vọng của con người được giải thoát khỏi những đau khổ trần gian để vươn tới sự bất tử và hạnh phúc vĩnh cửu ở kiếp sau. + Triết học là cấp độ cao nhất của TGQ. Sự ra đời của triết học là sự phản kháng chống lại niềm tin mù quáng của tôn giáo. Đặc điểm của TGQ triết học là sự nhận thức, giải thích thế giới bằng tư duy lý luận, bằng lập luận lôgíc. Nó đề cao vai trò của lý trí so với tình cảm và niềm tin. Vì thế, triết học được coi là hạt nhân lý luận của TGQ. TGQ vừa là kết quả của sự nhận thức thế giới của con người, vừa đóng vai trò lăng kính qua đó con người xem xét, nhìn nhận thế giới, định hướng cho cuộc sống, cho nhận thức và hoạt động thực tiễn của mình. Nếu có một TGQ triết học đúng đắn thì mới có một cách nhìn nhận đúng đắn về thế giới và cuộc sống. Trong lịch sử triết học, chủ nghĩa duy vật (CNDV) và chủ nghĩa duy tâm (CNDT) là hai khuynh hướng TGQ đối lập nhau. + CNDT là TGQ của tôn giáo, các giai cấp và các thế lực thống trị lỗi thời. Nó bảo vệ sự bất bình đẳng và bất công trong xã hội. + CNDV là TGQ của khoa học, các lực lượng tiến bộ, cách mạng, góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh vì công bằng và tiến bộ xã hội. b) Chức năng phương pháp luận của triết học - PPL là lý luận về PP, khoa học về phương pháp. PPL là hệ thống những quan điểm, nguyên tắc xuất phát chỉ đạo chủ thể trong việc xác định, lựa chọn phương pháp cho hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn. - Phương pháp luận có nhiều cấp độ: + PPL ngành (bộ môn) là phương pháp luận của một ngành khoa học cụ thể. + PPL chung được sử dụng cho nhiều ngành khoa học + PPL chung nhất hay PPL triết học được áp dụng cho toàn bộ hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn của của con người và là cơ sở lý luận để xây dựng PPL của các ngành khoa học - PPL có thể là khoa học hay không khoa học. + Nếu xuất phát từ PPL đúng đắn thì sẽ xác định được phương pháp đúng đắn cho hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn. + Ngược lại, nếu xuất phát từ PPL sai lầm thì sẽ áp dụng những phương pháp không đúng cho nhận thức và hoạt động thực tiễn. - Trong lịch sử triết học có hai phương pháp nhận thức thế giới đối lập nhau: phương pháp biện chứng và phương pháp siêu hình. [...]... sự vận động theo hướng đi lên, từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ chưa hoàn thi n đến hoàn thi n - Nội dung nguyên lý về sự phát triển + PBCDV khẳng định rằng mọi lĩnh vực trong thế giới (vô cơ và hữu cơ; tự nhiên, xã hội và tư duy) đều nằm trong quá trình phát triển không ngừng từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ chưa hoàn thi n đến hoàn thi n + Tính chất của sự phát triển • Tính... thi n đến hoàn thi n + Tính chất của sự phát triển • Tính khách quan • Tính phổ biến • Tính đa dạng Phát triển không những là khuynh hướng chung mà còn là là khuynh hướng chủ đạo của thế giới Phát triển không loại trừ sự thụt lùi Tuy nhiên, thụt lùi là khuynh hướng không chủ đạo, chẳng những không ngăn cản sự phát triển, mà trái lại là tiền đề, là điều kiện cho sự phát triển 4 3 quy luật cơ bản của phép... liên hệ gián tiếp • Mối liên hệ cơ bản và mối liên hệ không cơ bản • Mối liên hệ chủ yếu và mối liên hệ thứ yếu • Mối liên hệ cụ thể, mối liên hệ chung, mối liên hệ phổ biến Các mối liên hệ riêng do các ngành khoa học cụ thể nghiên cứu PBCDV nghiên cứu những mối liên hệ chung nhất (mối liên hệ phổ biến) Ăngghen viết: “Phép biện chứng là khoa học về sự liên hệ phổ biến” b) Nguyên lý về sự phát triển... đặc điểm phân biệt với phủ định không biện chứng Đó là tính tất yếu khách quan và tính kế thừa Phủ định biện chứng diễn ra theo những chu kỳ nhất định (phủ định của phủ định) Quy luật này nói lên khuynh hướng phát triển tiến lên theo đường trôn ốc, thể hiện tính chất chu kỳ của sự phát triển Vận dụng quy luật phủ định của phủ định trong quá trình phát triển đòi hỏi không chỉ phải biết phủ định cái cũ,... tiếp cận Cấu trúc xã hội và phạm trù hình thái kinh tế-xã hội Các nhà triết học trước Mác khi nghiên cứu xã hội chỉ xem xét một mặt, tuyệt đối hóa một bộ phận nào đó của xã hội, do đó chưa đưa ra được một mô hình lý luận phản ánh xã hội trong tính chỉnh thể, toàn vẹn của nó Xã hội loài người là một bộ phận, một trình độ phát triển cao nhất của thế giới vật chất nên cấu trúc của nó vô cùng phức tạp bao... toàn diện Đóng góp khoa học của Mác và Ăngghen là các ông đã xác định đúng vị trí, vai trò của từng mặt, từng bộ phận, vạch ra mối liên hệ bản chất, tất yếu giữa các mặt, các bộ phận của xã hội và chỉ ra quy luật vận động, phát triển của xã hội với tính cách là một hệ thống toàn vẹn Tất cả những mặt, những mối liên hệ, những quy luật vận động, phát triển của xã hội được các ông nghiên cứu trong chỉnh... là trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, ông đã làm nổi bật riêng lĩnh vực kinh tế, bằng cách là trong tất cả mọi quan hệ xã hội ông đã làm nổi bật riêng những quan hệ sản xuất, coi đó là những quan hệ cơ bản, ban đầu và quyết định tất cả mọi quan hệ khác” (V.I Lênin, Toàn tập, t 1, tr 159) Trong mỗi hình thái kinh tế - xã hội, QHSX không tách rời lực lượng sản xuất Mác chỉ ra rằng QHSX... còn trang bị phương pháp khoa học để tiên đoán, dự báo những hình thái của tương lai 5 Các cặp phạm trù cơ bản của phép BCDV Các cặp phạm trù cơ bản của PBC phản ánh những mối liên hệ phổ biến của thế giới - Cái riêng và cái chung - Nguyên nhân và kết quả - Tất nhiên và ngẫu nhiên - Nội dung và hình thức - Bản chất và hiện tượng - Khả năng và hiện thực Câu 6-7-8-9 6 Học thuyết hình thái KT-XH và ý... xuất, quy luật về mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng và quy luật về mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội Tính khoa học và vai trò phương pháp luận của phạm trù hình thái kinh tế-xã hội - Lý luận HTKT-XH là cơ sở khoa học của phương pháp tiếp cận toàn diện về xã hội, vì nó nghiên cứu xã hội trong hệ thống cấu trúc của nó, thấy được mối quan hệ giữa các mặt, các bộ phận... nếu QHSX không phù hợp nó sẽ kìm hãm sự phát triển của LLSX 8 Biện chứng giữa CSHT và KTTT b) Biện chứng giữa cơ sở hạ tầng (CSHT) và kiến trúc thượng tầng (KTTT) ● Cơ sở hạ tầng là toàn bộ những quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu kinh tế của xã hội ●Kiến trúc thượng tầng là toàn bộ những hiện tượng xã hội hình thành và phát triển bên trên cơ sở hạ tầng, bao gồm những tư tưởng xã hội, những thi t chế . và giai đoạn chủ yếu của TH Mac-Lenin 14. Đối tượng và đặc điểm chủ yếu của TH Mac-Lenin • Triết học Mac-Lenin trong giai đoạn hiện nay 15. Triết học Mac-Lenin trong điều kiện toàn cầu hóa và. chưa hoàn thi n đến hoàn thi n. - Nội dung nguyên lý về sự phát triển + PBCDV khẳng định rằng mọi lĩnh vực trong thế giới (vô cơ và hữu cơ; tự nhiên, xã hội và tư duy) đều nằm trong quá. cũ, là sự tự thân vận động, tự thân phát triển do mâu thuẫn bên trong. Câu 3-4 -5 a) Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến - Khái niệm liên hệ Liên hệ là sự ràng buộc, phụ thuộc lẫn nhau, ảnh

Ngày đăng: 02/11/2014, 21:28

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Slide 1

  • Slide 2

  • Slide 3

  • 1. Vai trò của Triết đối với khoa học và tư duy lý luận

  • Slide 5

  • 2. Vai trò thế giới quan và PP luận của triết học

  • Slide 7

  • Slide 8

  • Slide 9

  • Slide 10

  • Slide 11

  • Slide 12

  • Slide 13

  • Slide 14

  • Slide 15

  • Slide 16

  • Slide 17

  • Slide 18

  • Slide 19

  • Slide 20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan