- tạo nên chủ nghĩa duy vật siêu hình - Song, quan điểm siêu hình càng ngày càng không phù hợp với sự pháttriển của xã hội, mâu thuẫn với sự phát triển của thế giới do đó cần pháttriển m
Trang 1Câu 1: Phân tích những điều kiện ra đời của Triết học Mác - Lênin
và nêu những giai đoạn chủ yếu trong sự hình thành và phát triển của
triết học Mác-Lênin.
2.1 Điều kiện và tiền đề ra đời của triết học M -L
- Nghiên cứu tại sao triết học M lại ra đời được và tại sao lại ra đời vào
những năm 40 của thế kỷ 19
2.1.1 Điều kiện kinh tế - xã hội
* Nền đại công nghiệp cơ khí ra đời và phát triển nhờ cuộc cách mạng
công nghiệp cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19:
+ Nước Anh đã trở thành cường quốc tư bản chủ nghĩa lớn nhất với lực
lượng công nghiệp hùng mạnh Cuộc cách mạng công nghiệp ở Pháp đang
được hoàn thành
+ Ở Đức và một số nước Tây Âu khác, cuộc cách mạng công nghiệp
cũng làm cho phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa lớn lên nhanh chóng
trong lòng xã hội phong kiến
Nhờ vậy, tính hơn hẳn của chế độ tư bản chủ nghĩa so với chế độ phong
kiến được thể hiện một cách rõ rệt
* Cùng với nền đại công nghiệp cơ khí là CNTB được xác lập và giữ địa
vị thống trị Phương thức sản xuất này gắn liền với sự ra đời của 2 giai cấp
vô sản và tư sản giai cấp vô sản ngày càng lớn mạnh Giai cấp tư sản nắm
quyền sở hữu về tư liệu sản xuất còn giai cấp vô sản mặc dù không nắm giữ
tư liệu sản xuất nhưng là một lực lượng sản xuất chính, đông đảo, là lực
lượng lao động chính
- Do đó 2 giai cấp này có địa vị khác với phương thức sản xuất
+ Tư sản: có quyền sở hữu, quản lý, giữ địa vị thống trị
+ Vô sản: không có quyền sở hữu, chỉ là lực lượng sử dụng tư liệu sản
xuất để tạo ra của cải vật chất cho giai cấp tư sản
Do đó họ là người làm thuê, bán sức lao động cho giai cấp tư sản
- 2 giai cấp này mâu thuẫn về lợi ích kinh tế
* Mặt khác, sự phát triển của chủ nghĩa tư bản làm cho những mâu
thuẫn xã hội vốn có của nó bộc lộ ngày càng gay gắt Nhiều cuộc đấu tranh
của công nhân đã mang ý nghĩa là:
+ Cuộc khởi nghĩa của thợ dệt ở Lyông (Pháp) năm 1831 -1834
+ Ở Anh có phong trào Hiến chương vào cuối những năm 1930 là
“phong trào cách mạng vô sản to lớn đầu tiên thật sự có tính chất quần
chúng và có hình thức chính trị”
+ Cuộc khởi nghĩa tự phát của thợ dệt Xilêdi năm 1844 đến sự xuất hiện
“Đồng minh những người chính nghĩa” - một tổ chức vô sản cách mạng
Thực tiễn xã hội, đặc biệt là thực tiễn cách mạng của giai cấp vô sản nảy
sinh yêu cầu khách quan là phải được soi sáng bằng lý luận khoa học Sự ra
đời của chủ nghĩa Mác là sự giải đáp về mặt lý luận những vấn đề thời đại
đặt ra trên lập trường của giai cấp vô sản cách mạng
2.1.2 Tiền đề về lý luận
Có 3 tiền đề về lý luận:
+ Triết học cổ điển Đức: là thành tựu triết học lớn nhất của phương
Tây Đại biểu: Hêghen, Phơbách
- M&E đánh giá cao tư tưởng biện chứng của TH Hênghen C Mác
cho rằng tính chất thần bí mà biện chứng đã mắc phải ở TH Hênghen tuyệt
nhiên không ngăn cản Hêghen trở thành người đầu tiên trình bày một cách
bao quát và có ý thức hình thái vận động chung của phép biện chứng ấy Ở
Hêghen, phép biện chứng bị lộn ngược đầu xuống đất; chỉ cần dựng nó lại
sẽ phát hiện được cái hạt nhân hợp lý của nó sau lớp vỏ thần bí
* Kế thừa những giá trị trong CNDV của Phoiơbắc; đồng thời đã cải tạo
chủ nghĩa duy vật cũ, khắc phục tính siêu hình và những hạn chế
lịch sử của nó Từ đó, M&E xây dựng học thuyết mới, trong đó CNDV
và phép biện chứng thống nhất với nhau một cách hữu cơ gọi là CNDVBC,
một hình thức mới, một giai đoạn phát triển cao của CNDV triết học
Từ những giá trị của phép biện chứng của Hêghen và CNDV của
Phoiơbắc, M&E đã xây dựng lên học thuyết triết học mới, trong đó CNDV
và phép biện chứng thống nhất với nhau một cách hữu cơ là CNDVBC, một
hình thức mới, một giai đoạn phát triển cao của CNDV triết học
+ Những học thuyết kinh tế - chính trị cổ điển Anh
- Anh là nước có sự phát triển kinh tế tư bản sớm do đó các nhà tư bản
đã có thể khái quát thành các quy luật
VD: quy luật cung cầu, quy luật lượng đổi, chất đổi,…
Đại biểu: Adam Smit, Ricado: các nhà nghiên cứ kinh tế đã có công tìm
ra các quy luật kinh tế
- Đó là lý luận kinh tế học làm cơ sở để M tìm ra nguồn gốc của tư bản,của giá trị thặng dư đó chính là giá trị sức lao động của người công nhân đã
bị người chủ lấy mất và tiếp tục phát triển để làm ra giá trị thặng dư.Việc nghiên cứu kt chính trị học là điều kiện, là nguyên nhân quyết địnhđưa M & A chuyển từ CNDT sang CNDV mới
+ Những học thuyết lý luận về chính trị - xã hội của các nhà xã hội không tưởng của Anh và Pháp.
Đại biểu: Xanhximong, Phurie (pháp) và owen (anh)
- Nó đưa ra mâu thuẫn của xã hội tư bản là một xã hội bất công, giàu cóđối lập với bần cùng
Nguyên nhân là do chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất và do tích lũy tưsản vào giai cấp tư bản
- Họ thí điểm các công xã: giai cấp công nhân làm chủ tư liệu sản xuất(quy mô nhỏ) nên thất bại
- Xã hội tư bản được chỉ ra là không tồn tại mãi được nên tiến tới một xãhội công bằng thay thế cho xã hội tư bản hiện có
- Giai cấp vô sản là giai cấp bị bần cùng Nhưng lại không thấy giai cấp
vô sản là 1 lực lượng chính trị có thể giải quyết mâu thuẫn
- Song cũng đã đưa ra xã hội tư bản cần bị xóa bỏ và thay thế vào đó làmột xã hội công bằng Mà sau này M đã chỉ ra rằng CNXH không phải là
mô hình mà người ta tưởng tượng mà là một hiện thực từ các điều kiện cóthực
Các nhà CNXH M có thể kế thừa tư tưởng giải phóng con ng, gp nhânloại, tổ chức một XH mới đồng thời phải phê phán và thay thế quan điểmduy tâm bằng quan điểm mới để xây dựng mô hình CNXHKH của giai cấpcông nhân Nhờ đó, triết học Mác trở thành vũ khí lý luận cải tạo xã hộibằng cách mạng
2.1.3 Tiền đề về khoa học tự nhiên
- Giữa khoa học tự nhiên và triết học có mối quan hệ chặt chẽ với nhau
- Khoa học tự nhiên thế kỷ 17-18 mới nghiên cứu những bộ phận riêngbiệt của thế giới, những tài liệu chủ yếu là ở các bộ phận riêng biệt, mangtính chất kinh nghiệm
VD: sinh vật học, phân loại, tìm ra điểm riêng của từng loại sinh vật.Vật lý: thay đổi, vận động trong không gian
Từ đó, các thành tựu này được ứng dụng vào cuộc sốngVD: giải thích con người chỉ là 1 cái máy có nhiều bộ phận Sự vậnđộng của xã hội là vận động cơ học
Từ đó nó cũng ảnh hưởng tới quan niệm xã hội về thế giới - quan niệmsiêu hình - tạo nên chủ nghĩa duy vật siêu hình
- Song, quan điểm siêu hình càng ngày càng không phù hợp với sự pháttriển của xã hội, mâu thuẫn với sự phát triển của thế giới do đó cần pháttriển mới của xã hội để xóa bỏ quan điểm duy vật siêu hình
- Khoa học có các bước phát triển mới Những năm 40 đặt ra cần quanniệm mới về thế giới
Tiêu biểu là các phát minh:
1 Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng: thế giới không phải tồntại tách biệt nhau mà phụ thuộc, chuyển hóa lẫn nhau, từ đó nó làm đảo lộnquan niệm sinh học trong vật lý
2 Học thuyết tế bào: giữa thế giới thực vật và động vật có mối liên hệ
đó là những cơ thể sống gồm các tế bào Từ đó nó lật đổ quan niệm sinh họctrong lĩnh vực sự sống
3 Học thuyết tiến hóa của Đacuyn: nghiên cứu quá trình tiến hóa củađộng vật trong môi trường, sự thay đổi của cơ thể trong sự biến đổi của môitrường
- Động vật có quá trình tiến hóa từ bậc thấp đến bậc cao, con người làkết quả của quá trình tiến hóa lâu dài, từ đó nó giải thích nguồn gốc tự nhiên
Trang 2của con người Nó chống lại thế giới quan tôn giáo, quan điểm duy tâm về
nguồn gốc loài người
Các phát minh này đã đặt ra tư duy của con người về thế giới không thể
là siêu hình nữa mà là duy vật Thế giới không độc lập mà có mối liên hệ,
vận động, phụ thuộc, và biến đổi không ngừng thành 1 hệ thống Song nó
khác thời cổ đại là có các bằng chứng khoa học
Đb là những phát minh KH thâm nhập vào nhau khiến các nhà KH tự
nhiên không thể tự mình khái quát, tổng kết thành các quan điểm TH như
hồi TK18→ đặt ra nhiệm vụ cho các nhà KH tự nhiên là khái quát tổng kết
TH cổ điển Đức mà khởi sướng là Cantơ đã mở đầu cho việc thực hiện
mệnh lệnh này của KH tự nhiên
+ Sự phát triển của KH tự nhiên thời kỳ này cho phép TH tách ra thành
một lĩnh vực độc lập
2.2 Vai trò của M & A với tư cách là chủ thể của một nền TH mới.
- Tự do theo M là không chấp nhận tất cả những khuôn khổ, những định
chế hiện có, vượt khỏi tất cả, vươn tới chân trời mới của tư duy, của hành
động
- Thái độ đối với sự thật và chân lý là thái độcủa nhà KH, phẩm chất của
nhà KH, nhà KH phải coi trọng chân lý
- Tinh thần dân chủ cách mạng: chống lại sự chuyên chế, áp đặt; đứng
về phía lẽ phải
→ Mác là một nhà dân chủ cách mạng Ông muốn thay đổi một cách
hiện thực chế độ hiện có Những yếu tố và phẩm chất tâm lý trên cho phép
M tiếp thu trọn vẹn nền học vấn và văn hóa đương thời; làm chủ những
thành tựu đb là của TH Đức Với tinh thần dân chủ, ông hướng lý luận vào
thực tiễn, cuối cùng ông bắt gặp tư tưởng cộng sản (trong đó có tư tưởng về
cuộc CM cộng sản) Nhiệm vụ đặt ra cho M là đi tìm lí luận thực hiện cuộc
CM đó Và khi sang pháp , M phát hiện ra đây là lí luận thực hiện cuộc CM
tương lai Từ đó sự nghiệp lí luận sáng tạo của M bắt đầu
2.3 Các giai đoạn chủ yếu trong sự hình thành và phát triển triết
học M-L
Triết học Mác - Lê Nin được chia làm 2 giai đoạn lớn
Giai đoạn 1: Mác - Ănghen
- Là giai đoạn từ những năm 1842 - 1895, giai đoạn Mác - Ănghen hoàn
thiện dần chủ nghĩa tư bản cạnh tranh
Thời kỳ này lại được chia thành 3 thời kỳ nhỏ
* 1842-1844: là thời kỳ chuyển biến tư tưởng của Mác - Ănghen từ
CNDT và CNDC cách mạng sang CNDV và CNCS
Các tác phẩm chính: “Góp phần phê phán triết học pháp quyền của
Hegel- lời nói đầu” (Marx), “Lược thảo phê phán khoa kinh tế chính trị”
(Engels)
* 1844-1848: Mác - Ănghen đề xuất và hoàn thiện dần hệ thống quan
điểm của CNDVBC và CNDVLS
Là quá trình Mác - Ăngghen từng bước xây dựng nguyên lý triết học
duy vật biện chứng và duy vật lịch sử được thể hiện ở các tác phẩm kinh
điển sau: “Bản thảo kinh tế-triết học 1844” (Marx), “Luận cương về
Feuerbach” (Marx viết năm1845), “Gia đình thần thánh” (Marx, Engels viết
1845), “Hệ tư tưởng Đức”(Marx, Engels viết cuối năm 1845 đầu 1846), “Sự
khốn cùng của triết học” (1847) và “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản”
(1848) chủ nghĩa Marx được trình bày hoàn chỉnh các quan điểm lý luận
nền tảng với các bộ phận hợp thành của nó
* 1848-1895: Mác - Ănghen bổ xung và phát triển lý luận triết học
Từ sau Tuyên ngôn của Đảng cộng sản, học thuyết Mác tiếp tục được bổ
sung và phát triển trong sự gắn bó mật thiết hơn nữa với thực tiễn cách
mạng mà Mác và Ăngghen vừa là những đại biểu tư tưởng, vừa là lãnh
tụ thiên tài của phong trào công nhân Bằng hoạt động lý luận của
mình, Mác và Ăngghen đã đưa phong trào công nhân từ tự phát thành phong
trào tự giác và phát triển ngày càng mạnh mẽ; và chính trong quá trình đó,
học thuyết của các ông cũng không ngừng được phát triển
Các tác phẩm chủ yếu:
- Marx: “Đấu tranh giai cấp ở Pháp”, “Ngày 18 tháng Sương mù củaLoui Bonaparte”, “Nội chiến ở Pháp”, “Phê phán cương lĩnh Gotha”, “Tưbản luận”(tập I)
- Engels: “Chống Duhring”, “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu
và của nhà nước”, “Ludwig Feuerbach và sự cáo chung của nền triết học cổđiển Đức” Xuất bản tiếp “Tư bản luận tập II và III”
Giai đoạn 2: Giai đoạn Lê Nin (từ những năm 90 của TK19 -1942)
- Lê Nin đã phát triển quan điểm của Mác - Ănghen trong thời điểm mới đó
là giai đoạn:
* CNTB chuyển từ tự do cạnh tranh sang tư bản độc quyền
* CMVS do giai cấp công nhân thực hiện đã giành được thắng lợi ở Nga
-Trong giai đoạn của Lê Nin cũng được chia thành 3 giai đoạn nhỏ:
+ Giai đoạn1: 1893-1907 là thời kỳ truyền bá chủ nghĩa Mác - Ănghen vàoNga Bảo vệ thành quả của chủ nghĩa Mác Tác phẩm tiêu biểu “Nhữngngười bạn dân”
+ Giai đoạn 2: 1907-1917 là thời kỳ chuẩn bị lực lượng cho cuộc CMXHCN tháng 10 Nga Vấn đề nhận thức luận, tác phẩm “CNDV và CN kinhnghiệm phê phán” – phát triển hướng thiện, vai trò của thực tiễn đối vớinhận thức Phép biện chứng, tác phẩm “Vũ khí triết học” Nhà nước và cáchmạng, tác phẩm “Nhà nước và cách mạng”
- Chuẩn bị chu đáo, đầy đủ về tư tưởng, thời cơ, tổ chức và lực lượngcách mạng Do vậy, cách mạng giành thắng lợi là tất yếu
+ Giai đoạn 1917 - 1924 là thời kỳ Lê Nin lãnh đạo cuộc đấu tranh đểxây dựng chế độ XNCN ở Nga
- Có những vấn đề lý luận mới nảy sinh
- Những vấn đề xây dựng văn hóa, đạo đức của con người mới cũngđược Lê Nin đưa ra
Notes: * Triết học M-L ra đời là 1 bước ngoặt cách mạng trong triết
học:
+ Triết học Mác ra đời trong tính tất yếu của lịch sử, là sản phẩm củalịch sử:
- Có sự kế thừa, có sự phê phán của toàn bộ lịch sử triết học trước đó
- Ra đời trên cơ sở: Điều kiện kinh tế xã hội
Tiền đề tư tưởng trực tiếp: - CNXHkhông tưởng Pháp
- Kinh tế chính trị cổ điển A
- Triết học cổ điển Đức+ Là một bước ngoặt cách mạng trong triết học là vì:
- Cơ sở của CN M-L là CNDV biện chứng và CNDVLS
- Triết học Mác đã chỉ ra vai trò quyết định của hoạt động thực tiễn
- Nó đưa ra quan điểm duy vật về lịch sử giải quyết mặt thứ nhất vấn đề
cơ bản của triết học trong lịch sử xã hội
Trang 3Câu 2: Khái niệm thế giới quan, các hình thức thế giới quan Nội
dung, bản chất của CNDVBC với tư cách là hạt nhân của thế giới quan
khoa học Những nguyên tắc phương pháp luận của CNDVBC và việc
vận dụng chúng vào sự nghiệp đổi mới ở nước ta hiện nay?
1 Khái niệm thế giới quan (TGQ)
Thế giới quan là hệ thống những quan điểm, quan niệm, tư tưởng của
con người về thế giới, về vị trí, vai trò của con người trong thế giới ấy nhằm
để giải đáp, lý giải những vấn đề, những nhu cầu của con người về mục
đích, ý nghĩa của con người.
- TGQ được hình thành và phát triển trong quá trình nhận thức và hoạt
động thực tiễn cải tạo TG của con người
- TGQ có vai trò quan trọng trong cuộc sống, qua đó con người xem xét,
nhìn nhận thế giới Từ đó, nó định hướng cuộc sống, chi phối nhận thức và
hoạt động thực tiễn của con người
2 Các hình thái thế giới quan
- Trong lịch sử hình thành và phát triển thế giới quan, thế giới quan
được biểu hiện ra thành những hình thức khác
- Khái quát có 3 hình thái thế giới quan chủ yếu đó là:
* Thế giới quan thần thoại
* Thế giới quan tôn giáo
* Thế giới quan triết học
Thế giới quan thần thoại:
- Là hình thái thế giới quan đầu tiên trong lịch sử loài người dặc trưng
cho loài người ở giai đoạn nguyên thủy (trạng thái sơ khai của loài người)
- Nó phản ánh những khái quát trong quá trình con người cảm nhận ban đầu
về thế giới trong đó những yếu tố hiện thực và tưởng tượng, cái có thật và
hoang đường, cái lý trí và tín ngưỡng, tư duy và cảm xúc hòa quyện vào
nhau
VD: điều này được thể hiện qua truyện thần thoại (Sơn Tinh, Thủy Tinh, )
Sự việc có thật: lao động sản xuất, chống lũ lụt, cái thiện luôn thắng cái ác
Sự việc hoang đường: Có các vị thần biểu trưng cho các hiện tượng thiên
nhiên
VD: Chử Đồng Tử
Phản ánh khát vọng hạnh phúc của người Việt Nam; phản ánh tinh thần bình
đẳng; nhưng hoang đường ở chỗ: có khả năng xây dựng nhà trong 1 đêm
VD Thánh Gióng
Hoang đường: Sinh Thánh Gióng, lớn lên như thổi
Sự thật: truyền thống yêu nước anh dũng và người Việt Nam, đã có công cụ
bằng sắt
Tất cả đó thể hiện sự bế tắc trong tư duy: đuổi giặc xong không biết làm gì
- Thế giới quan này còn được tiếp tục ở nhiều giai đoạn phát triển của con
người, nó tồn tại ở nhiều dân tộc
Thế giới quan tôn giáo:
Bản chất là thế giới quan duy tâm
Mác: Phản ánh hư ảo, sai lệch về thế giới
- Ra đời trong điều kiện trình độ nhận thức và hoạt động thực tiễn thấp
kém của con người
Do con người không thể giải thích được các hiện tượng xảy ra trong đời
sống xã hội của mình nên con người hoàn toàn bị chi phối bởi lực lượng tự
nhiên Do đó, con người gắn cho nó một lực lượng vạn năng tuyệt đối
- Hôm nay vẫn tồn tại do tôn giáo ra đời do nhiêu nguyên nhân khác:
+ Do trình độ nhận thức thấp kém của con người Con người không giải
thích được các hiện tượng xảy ra trong xã hội do đó gắn cho nó 1 lực lượng
toàn năng - có sức mạnh quyết định số phận của con người
+ Do tâm lý của con người: khi có nhu cầu giải thoát sự chán nản luôn
mong có sự giải đáp nhu cầu này
VD: cuối thời đại công xã nguyên thủy, đầu chế độ chiếm hữu nô lệ con
người muốn giải phóng mình khỏi nô lệ, giành tự do
các cuộc đấu tranh nhưng đều bị dập tắt→tâm lý chán nản có nhu cầu
giải thoát →tìm đến với tôn giáo - 1 lực lượng nào đó có thể giúp mình giải
thoát→tôn giáo do chính con người lao động, bị áp bức phát triển lên
VD: ở Việt Nam, tại các khu lao động, tôn giáo xu nhập vào năm 1533,cho đến ngày nay do còn có nhu cầu giải thoát nên tôn giáo vẫn còn.+ Đáp ứng được nhu cầu cần an ủi
+ Tồn tại thường xuyên do tâm lý con người đó là tâm lý sợ hãi.+ Do kéo dài tình trạng nô dịch, áp bức của con người Do sự xuất hiệnchế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, nhưng con người không nhận
ra mà lại cho rằng đó là do 1 lực lượng siêu nhiên áp đặt (tiêu cực)
- Đối tượng cơ bản của thế giới quan tôn giáo là niềm tin vào sự tồn tại
và sức mạnh của các đấng siêu nhiên của thần thánh Nhưng đồng thời thếgiới quan tôn giáo cũng phản ánh nguyện vọng của con người là giải thoátmình khỏi những đau khổ và vươn tới hạnh phúc Mặt tích cực và tiêu cựccủa tôn giáo luôn luôn tác động ảnh hưởng đến con người, đến đời sống củacon người
Thế giới quan triết học
- Thế giới quan triết học là lý luận về thế giới quan
- Thế giới quan triết học biểu đạt những hiểu biết, quan niệm xã hội
không bằng các câu chuyện thần thoại, niềm tin tôn giáo mà bằng các hệ thống lý luận, các nguyên lý và phạm trù triết học.
- Nó khẳng định những nguyên lý ấy bằng cách chứng minh cho phươngthức tư duy, lý tính
- Nó là hệ thống quan niệm chung nhất, toàn diện nhất của con người vềthế giới và vai trò của con người trong thế giới ấy So với các ngành khoahọc khác, triết học có vai trò cung cấp cơ sở lý luận và phương pháp luậncho hoạt động thực tiễn của con người mà các khoa học khác không có vaitrò này
- Vị trí của triết học của thế giới quan là hạt nhân của thế giới quan bởi
vì triết học ngoài các quan điểm, quan niệm triết học thì thế giới quan còn
có các quan điểm khác như đạo đức, chính trị, kinh tế,… Các quan điểmnày đều được xây dựng trên những quan điểm của triết học
3 Nội dung, bản chất của TGQ duy vật biện chứng.
a Nội dung: Bao gồm quan điểm duy vật về thế giới và về xã hội
+ Về thế giới: Khẳng định bản chất của thế giới là vật chất, không cóhiện tượng nào khác ngoài vật chất (linh hồn, ma tà cũng là 1 dạng vật chất
- Sự thống nhất hữu cơ giữa TGQ duy vật và phương pháp biện chứng
Trước Mác, CNDV và phép biện chứng về cơ bản bị tách rời nhau.CNDV tuy có chứa đựng một số tư tưởng biện chứng nhất định, nhưng nhìnchung phương pháp siêu hình giữ vai trò giữ vai trò thống trị đặc biệt trongCNDV thế kỷ XVII – XVIII
Trong khi đó, phép biện chứng lại đạt đến đỉnh cao ở chủ nghĩa duy tâmvới quan niệm về sự phát triển của “ý niệm tuyệt đối” trong triết học cổ điển
Trang 4Đức Việc tách rời giữa thế giới quan duy vật với phép biện chứng đã không
chỉ làm các nhà duy tâm mà ngay cả các nhà duy vật trước Mác không hiểu
về mối liên hệ phổ biến, về sự thống nhất và nối tiếp nhau của các sự vật
hiện tượng trong thế giới vật chất
Với việc kế thừa những tư tưởng hợp lý của các học thuyết trước đó, với
việc tổng kết thành tựu các khoa học của xã hội đương thời, C Mac và
Ăngghen đã giải thoát thế giới quan duy vật khỏi hạn chế siêu hình và cứu
phép biện chứng khỏi tính chất duy tâm thần bí để hình thành nên chủ nghĩa
duy vật biện chứng với sự thống nhất hữu cơ giữa thế giới quan duy vật với
phép biện chứng
- Thể hiện quan niệm CNDV triệt để trong việc lý giải những vấn đề xã
hội mà các hệ thống triết học khác không làm được.
Chủ nghĩa duy vật trước Mác là chủ nghĩa duy vật không triệt để Khẳng
định sản xuất vật chất là cơ sở của đời sống xã hội, phương thức sản xuất
quyết định quá trình sinh hoạt xã hội, chính trị và tinh thần nói chung, tồn
tại xã hội quyết định ý thức xã hội và coi sự phát triển của xã hội loài người
là một quá trình lịch sử - tự nhiên, chủ nghĩa duy vật biện chứng đã khắc
phục được tính không triệt để của chủ nghĩa duy vật cũ
- Tính thực tiễn – cách mạng: đây chính là vũ khí lý luận của giai cấp vô
sản để cải tạo thế giới
+ Chủ nghĩa duy vật biện chứng là vũ khí lý luận của giai cấp vô sản
+ Chủ nghĩa duy vật biện chứng không chỉ giải thích thế giới mà còn
đóng vai trò cải tạo thế giới
4 Nguyên tắc phương pháp luận của CNDVBC
Nguyên tắc luận được rút ra để định hướng cho hoạt động của con người
là: Trong hoạt động thực tiễn và nhận thức, con người phải tôn trọng khách
quan đồng thời phải phát huy tính năng động chủ quan của mình
4.1 Tôn trọng khách quan: Tôn trọng khách quan là tôn trọng vai trò
quyết định của vật chất Điều này đòi hỏi trong nhận thức và hành động con
người phải xuất phát từ thực tế khách quan, lấy khách quan làm cơ sở,
phương tiện cho hành động của mình
- Một số biểu hiện của việc tôn trọng khách quan:
+ Mục đích, đường lối, chủ trương con người đặt ra không được xuất
phát từ ý muốn chủ quan mà phải xuất phát từ hiện thực, phản ánh nhu cầu
chín muồi và tính tất yếu của đời sống vật chất trong từng giai đoạn cụ thể
+ Tổng kết quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta đã rút ra kết luận
mang tính định hướng là: “Mọi đường lối, chủ trương của Đảng phải xuất
phát từ thực tế, tôn trọng quy luật khách quan”
- Khi đã có mục đích, đường lối, chủ trương đúng, phải tổ chức được lực
lượng vật chất để thực hiện nó
4.2 Phát huy tính năng động chủ quan: Phát huy tính năng động chủ
quan là phát huy tính tích cực, năng động, sáng tạo của ý thức và phát huy
vai trò của nhân tố con người trong việc vật chất hoá những tính chất ấy
- Một số biểu hiện cơ bản của nó là:
Phải tôn trọng tri thức khoa học, phải làm chủ tri thức khoa học và
truyền bá tri thức khoa học vào quần chúng để nó trở thành tri thức, niềm tin
định hướng cho quần chúng hành động
Như vậy, tôn trọng khách quan, phát huy tính năng động chủ quan vừa
là những ý nghĩa phương pháp luận cơ bản, vừa là những yêu cầu có tính
nguyên tắc trong hoạt động thực tiễn
5 Vận dụng thế giới quan duy vật biện chứng vào sự nghiệp đổi mới
của đất nước ta hiện nay
- Ở Việt Nam, trong khoảng 10 năm sau khi thống nhất đất nước, bên
cạnh những thành tựu đạt được chúng ta nôn nóng, tách rời hiện thực, vi
phạm nhiều quy luật khách quan trong đó quan trọng nhất là quy luật về sự
phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất
nên đã phạm một số sai lầm trong việc xác định mục tiêu, xác định các bước
xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật, cải tạo XHCN và quản lý kinh tế
- Ngày nay, với quan điểm cách mạng là sự nghiệp của quần chúng,
chúng ta xác định: “Động lực chủ yếu để phát triển đất nước là đại đoàn kết
toàn dân trên cơ sở liên minh giữa công nhân với nông dân và trí thức do
Đảng lãnh đạo, kết hợp hài hoà các lợi ích cá nhân, tập thể và xã hội phát
huy mọi tiềm năng và mọi nguồn lực của các thành kinh tế và của toàn xãhội” cũng chính là tạo lực lượng vật chất để thực hiện nhiệm vụ cách mạngtrong giai đoạn mới
- Nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của khoa học trong bối cảnhphức tạp của thế giới hiện nay, đối với cách mạng Việt Nam, Đảng và Nhànước ta khẳng định “giáo dục và đào tạo cùng với khoa học công nghệ làquốc sách hàng đầu” Việc đầu tư có trọng điểm trong hệ thống giáo dục vànghiên cứu khoa học, việc chủ trương xã hội hoá giáo dục để “cả nước trởthành một xã hội học tập”
Trang 5Câu 3: Trình bày lịch sử phát triển của phép biện chứng, những nội
dung cơ bản của phép biện chứng và sự vận dụng những nguyên tắc
phương pháp luận được rút ra từ nó đối với sự nghiệp đổi mới nước ta
hiện nay?.
3.1 Lịch sử phát triển của phép biện chứng
a) Khái niệm phép biện chứng
+ Biện chứng:
- Bắt nguồn từ tiếng Hi Lạp cổ có nghĩa là “nghệ thuật tranh luận”
(dialecktika) là nghệ thuật vạch ra mâu thuẫn trong lập luận của đối phương
buộc đối phương phải phục tùng lập luận của mình
- Về sau, dialecktika không chỉ dừng lại ở việc tranh luận Nó mở rộng
ra thành “nghệ thuật phát hiện mâu thuẫn và giải quyết mâu thuẫn đó” và
sau đó nó lại mở rộng ra “Mối quan hệ giữa các sự vật – hiện tượng trong
thế giới”
Như vậy, biện chứng là cách xem xét về thế giới là có sự liên hệ với
nhau, luôn luôn vận động và biến đổi
- Quan điểm biện chứng: Các sự vật – hiện tượng không phải chỉ khác
nhau mà còn phụ thuộc nhau, có một số điểm chung nhau
+ Phép biện chứng:
Khái niệm phép biện chứng là 1 lý thuyết, 1 hệ quan điểm đã được xắp
đặt, hệ thống hóa thành một hệ thống lý luận
- “Phép biện chứng là 1 môn khoa học nghiên cứu về mối liên hệ chung
nhất của các sự vật – hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và trong tư duy”,
(tức là quan điểm biện chứng đã được hệ thống hóa thành 1 lý thuyết)
b) Lịch sử phát triển của phép biện chứng
- Phép biện chứng ra đời vào khoảng 2500 năm cách đây và tồn tại dưới
3 hình thức khác nhau (Có 3 giai đoạn phát triển của phép biện chứng):
1 Phép BC ngây thơ chất phác thời cổ đại:
- Nó thừa nhận thế giới là 1 thể thống nhất, luôn luôn vận động, biến
đổi
- Quan điểm này dựa trên những tài liệu quan sát trực tiếp của con người
về thế giới, từ đó hình thành quan niệm chung về thế giới: thế giới gồm các
sự vật – hiện tượng khác nhau nhưng nằm trong 1 thể thống nhất, vận động
không ngừng
Hêracrit: Ví thế giới như ngọn lửa, khi thì bùng cháy, khi thì tắt đi, lửa
như sự tồn tại của thế giới., “Lửa tạo sinh vật như hàng hóa với tiền”
- Lửa là cơ sở tạo nên mọi sinh vật
- Thế giới như dòng chảy biến đổi không ngừng “Không thể tắm 2 lần
trên 1 dòng sông” – biện chứng nhưng còn sơ khai
Những luận điểm đó chỉ dựa vào quan sát sự vật và sự biến đổi của nó
chứ nó chưa hình thành được phạm trù, khái niệm khái quát (tưởng tượng
ra)
- Ở phương Đông có thuyết “Âm Dương – Ngũ Hành” tất cả các sự vật
trên thế giới là do sự biến hóa của 2 thái cực âm – dương Sự chuyển hóa
không ngừng giữa 2 thái cực này dẫn đến sự biến đổi của sự vật
VD: (+) phát triển cực thịnh thì biến thành (-)
(+) là đàn ông, là cha, là trời
(-) là đàn bà, là mẹ, là đất
ở nam: trước là (+), sau là âm còn ở nữ thì ngược lại
Hạn chế: Đặc điểm chung của phép biện chứng cổ đại là tính ngây thơ,
tự phát Do trình độ còn thấp kém về khoa học, nên phép biện chứng cổ đại
mới chỉ là những quan điểm biện chứng mộc mạc, mang tính suy luận,
phỏng đoán trên cơ sở những kinh nghiệm trực giác mà chưa được minh
chứng bằng những tri thức khoa học
Tích cực: phép biện chứng cổ đại đã coi thế giới là một chỉnh thể thống
nhất; giữa các bộ phận của thế giới có mối liên hệ qua lại, thâm nhập, tác
động và quy định lẫn nhau; thế giới không ngừng vận động, biến đổi và là
cơ sở để phép biện chứng phát triển lên hình thức cao hơn
Phép biện chứng này tuy còn ở mức độ đơn giản những cũng có giá trị
trong việc chống lại quan điểm siêu hình, duy tâm tôn giáo Hoạt động của
con người tiến triển đi lên Càng về sau, quan điểm biện chứng sơ khai này
càng không đóng vai trò quan trọng do nó chỉ nói tới thê giới vạn vật có mối
liên hệ mà chưa giải thích được mối liên hệ đó Do đó đã bị quan điểm khácthay thế (Tk 17-18)
2 Phép biện chứng duy tâm trong triết học cổ điển Đức (cuối TK 18 đầu 19)
Phép biện chứng này được khởi đầu từ Cantơ, qua Phichtơ, Sêlinh vàphát triển đến đỉnh cao trong phép biện chứng duy tâm của Heghen.Trong TH Cantơ: tư tưởng biện chứng cơ bản là tư tưởng về sự thốngnhất giữa các mặt đối lập
Trong TH Phichtơ: tư tưởng về mâu thuẫn là nguồn gốc của sự pháttriển
Sêlinh: tư tưởng về mối liên hệ phổ biến, sự thống nhất và sự phát triển,
tư tưởng về sự thống nhất biện chứng của tự nhiên, về sự đấu tranh giữa cácmặt đối lập trong tự nhiên
Hêghen: phép biện chứng duy tâm phát triển đến đỉnh cao với nội dung
và hình thức phong phú
Các nhà biện chứng cổ điển Đức, mà Heghen là điển hình đã áp dụngphép biện chứng vào nghiên cứu các lĩnh vực khác nhau của đời sống xãhội Qua đó đã xây dựng được hệ thống phạm trù, quy luật chung, thốngnhất, có logic chặt chẽ của nhận thức tinh thần và một phần nào đó của hiệnthực vật chất
Hạn chế: phép biện chứng duy tâm trong TH cổ điển Đức “không tránhkhỏi tính chất gò ép, giả tạo, hư cấu, tóm lại là bị xuyên tạc”.Phép biệnchứng này đã hoàn thành cuộc cách mạng về phương pháp nhưng là cuộccách mạng ở trên trời chứ không phải dưới trần gian
Theo Lênin: nếu phép biện chứng cổ đại chủ yếu được đúc rút từ kinhnghiệm cuộc sống hàng ngày, thì phép biện chứng duy tâm trong TH cổđiển Đức đã trở thành một hệ thống lý luận tương đối hoàn chỉnh và trongmột chừng mực nhất định, đã trở thành một phương pháp tư duy TH phổbiến
3 Phép biện chứng duy vật
Ăngghen: “phép biện chứng là khoa học về sự liên hệ phổ biến” và “làmôn khoa học về những quy luật phổ biến của sự vận động và sự phát triểncủa tự nhiên, của xã hội loài ngừời và của tư duy”
Sự ra đời của phép BCDV là cuộc cách mạng trong phương pháp tư duy
TH Mỗi luận điểm của phép biện chứng duy vật là kết quả của sự nghiêncứu rút ra từ giới tự nhiên, cũng như lịch sử xã hội loài người Mỗi nguyên
lý, quy luật, phạm trù của phép biện chứng đều được khái quát và luận giảitrên cơ sở khoa học
Chính vì vậy, phép biện chứng duy vật đã đưa phép biện chứng từ tựphát đến tự giác
3.2 Nội dung cơ bản của phép biện chứng duy vật
Phép biện chứng duy vật bao gồm 2 nguyên lý cơ bản, những cặp phạmtrù và một số quy luật cơ bản
* Hai nguyên lý cơ bản của phép biện chứng duy vật
- Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến: khái quát bức tranh toàn cảnhnhững mối liên hệ của thế giới (tự nhiên, xã hội và tư duy) PBCDV khẳngđịnh rằng trong tự nhiên, xã hội và tư duy, không có sự vật, hiện tượng nàotồn tại một cách riêng lẻ, cô lập tuyệt đối, mà trái lại chúng tồn tại trong sựliên hệ, ràng buộc, phụ thuộc, tác động, chuyển hóa lẫn nhau
- Nguyên lý về sự phát triển: phản ánh đặc trưng biện chứng phổ quátnhất của thế giới Phát triển là sự vận động theo hướng đi lên, từ thấp đếncao, từ đơn giản đến phức tạp, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện
PBCDV khẳng định rằng mọi lĩnh vực trong thế giới (vô cơ và hữu cơ;
tự nhiên, xã hội và tư duy) đều nằm trong quá trình phát triển không ngừng
từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ chưa hoàn thiện đến hoànthiện
Phát triển được coi là khuynh hướng chung, là khuynh hướng chủ đạocủa thế giới
* Hệ thống các cặp phạm trù: có 6 cặp phạm trù cơ bản
- Cái chung và cái riêng: Là cặp phạm trù quan trọng nhất, cái chungbao giờ cũng nằm trong cái riêng, cái chung sâu sắc hơn, cái riêng bao quátcái chung
Trang 6- Nguyên nhân và kết quả
- Bản chất và hiện tượng
- Nội dung và hình thức
- Tất nhiên và ngẫu nhiên
- Khả năng và hiện thực
* Những quy luật cơ bản: có 3 quy luật cơ bản
- Quy luật lượng chất
+ Quy luật chuyển hoá từ những biến đổi về lượng dẫn tới những biến
đổi về chất và ngược lại (quy luật lượng - chất) Quy luật này phản ánh cách
thức, cơ chế của quá trình phát triển, là cơ sở phương pháp luận chung để
nhận thức và thúc đẩy quá trình phát triển của sự vật với 3 yêu cầu cơ bản
là:
> Thường xuyên và tăng cường tích luỹ về lượng để tạo điều kiện cho
sự thay đổi về chất Chống chủ nghĩa duy ý chí muốn đốt cháy giai đoạn
> Khi lượng được tích luỹ đến giới hạn độ, phải mạnh dạn thực hiện
bước nhảy vọt cách mạng, chống thái độ bảo thủ, trì trệ
> Vận dụng linh hoạt các hình thức nhảy vọt để đẩy nhanh quá trình
phát triển
- Quy luật mâu thuẫn
Quy luật này là hạt nhân của phép biện chứng, Nó vạch ra nguồn gốc,
động lực của sự phát triển, phản ánh quá trình đấu tranh giải quyết mâu
thuẫn bên trong sự vật Từ đó, phải vận dụng nguyên tắc mâu thuẫn mà yêu
cầu cơ bản của nó là phải nhận thức đúng đắn mâu thuẫn của sự vật, trước
hết là mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn chủ yếu, phải phân tích mâu thuẫn và
quá trình đấu tranh giải quyết mâu thuẫn Đấu tranh là phương thức giải
quyết mâu thuẫn Tuy nhiên, hình thức đấu tranh rất đa dạng, linh hoạt, tuỳ
thuộc mâu thuẫn cụ thể và hoàn cảnh lịch sử cụ thể
- Quy luật phủ định của phủ định
Quy luật này khái quát khuynh hướng phát triển tiến lên theo hình thức
xoáy ốc thể hiện tính chất chu kỳ trong quá trình phát triển
Đó là cơ sở phương pháp luận của nguyên tắc phủ định biện chứng, chỉ
đạo mọi phương pháp suy nghĩ và hành động của con người
Phủ định biện chứng đòi hỏi phải tôn trọng tính kế thừa, nhưng kế thừa
phải có chọn lọc, cải tạo, phê phán, chống kế thừa nguyên xi, máy móc và
phủ định sạch trơn
Nguyên tắc phủ định biện chứng trang bị phương pháp khoa học để tiếp
cận lịch sử và tiên đoán, dự kiến những hình thái cơ bản của tương lai
3.3 Vận dụng
a) Nguyên tắc toàn diện trong nhận thức và thực tiễn
Nguyên tắc toàn diện đòi hỏi chúng ta phải xem xét sự vật, hiện tượng
với tất cả các mặt, các mối liên hệ; đồng thời phải đánh giá đúng vai trò, vị
trí của từng mặt, từng mối liên hệ; nắm được mối liên hệ chủ yếu có vai trò
quyết định
Vận dụng: Đảng ta tiến hành đổi mới toàn diện, triệt để; đồng thời phải
xác định khâu then chốt Nắm vững mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế, đổi
mới chính trị và đổi mới tư duy
b) Nguyên tắc lịch sử-cụ thể trong nhận thức và thực tiễn
Nguyên tắc lịch sử-cụ thể đòi hỏi phải xem xét sự vật hiện tượng trong
quá trình vận động phát triển: nó ra đời trong điều kiện như thế nào? trải qua
những giai đoạn phát triển như thế nào? mỗi giai đoạn có tính tất yếu và đặc
điểm ra sao?
c) Nguyên tắc phát triển trong nhận thức và thực tiễn
Nguyên tắc phát triển đòi hỏi khi xem xét sự vật, hiện tượng phải nhìn
thấy khuynh hướng biến đổi trong tương lai của chúng: cái cũ, cái lạc hậu sẽ
mất đi; cái mới, cái tiến bộ sẻ ra đời thay thế cái cũ, cái lạc hậu
Câu 4: Phân tích cơ sở lý luận quan điểm toàn diện và quan điểm phát triển? Vận dụng quan điểm toàn diện và phát triển như thế nào trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay?.
1 Phân tích cơ sở lý luận quan điểm toàn diện và quan điểm phát triển
1.1 Cơ sở lý luận của quan điểm toàn diện
Cơ sở lý luận của nguyên tắc toàn diện dựa trên nguyên lý về mối liên
hệ phổ biến
- Mối liên hệ phổ biến dùng để khái quát mối liên hệ, sự tác động qualại, chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng hay giữa các mặt, cácgiai đoạn phát triển của một sự vật, hiện tượng
- Các mối liên hệ có tính khách quan, phổ biến và đa dạng, chúng giữvai trò khác nhau quy định sự vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng
- Trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn không nên tuyệt đốihóa mối liên hệ nào và cũng không nên tách rời mối liên hệ này khỏi cácmối liên hệ khác vì trên thực tế, các mối liên hệ còn phải được nghiên cứu
cụ thể trong sự biến đổi và phát triển của chúng
- Vì thế, nguyên tắc toàn diện đòi hỏi chúng ta muốn nhận thức đượcbản chất của sự vật, hiện tượng cần xem xét sự tồn tại của nó trong mối liên
hệ qua lại giữa các bộ phận, yếu tố, thuộc tính khác nhau trong tính chỉnhthể của sự vật, hiện tượng ấy và trong mối liên hệ qua lại giữa các sự vật,hiện tượng đó với sự vật, hiện tượng khác; tránh cách xem xét phiến diện,một chiều
- Nguyên tắc toàn diện đòi hỏi phải xem xét, đánh giá từng mặt, từngmối liên hệ và phải nắm được đâu là mối liên hệ chủ yếu, bản chất quy định
sự vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng; tránh chủ nghĩa chiết trung,kết hợp vô nguyên tắc các mối liên hệ; tránh sai lầm của thuật ngụy biện,coi cái cơ bản thành cái không cơ bản, không bản chất thành bản chất hoặcngược lại
- Nguyên tắc toàn diện còn đòi hỏi: để nhận thức được sự vật, hiệntượng cần xem xét nó trong mối liên hệ với nhu cầu thực tiễn của con người
Và khi xem xét toàn diện tất cả các mặt của những mối quan hệ của sự vật,hiện tượng phải chú ý đến sự phát triển cụ thể của các quan hệ đó Có nhưvậy mới thấy được vai trò của các mặt trong trong từng giai đoạn cũng nhưcủa toàn bộ quá trình vận động, phát triển của từng mối quan hệ cụ thể của
sự vật, hiện tượng
Như vậy, cần xem xét sự vật, hiện tượng cách toàn diện nhưng không
“bình quân, dàn đều” mà có “trọng tâm, trọng điểm”, phải tìm ra vị trí từngmặt, từng yếu tố, từng mối liên hệ ấy trong tổng thể của chúng
Việc xem xét các sự vật, hiện tượng phải trải qua nhiều giai đoạn, cơbản là đi từ quan niệm ban đầu về cái toàn thể đến cái nhận thức mỗi mặt,mỗi mối liên hệ cụ thể của sự vật, hiện tượng rồi đến nhận thức nhiều mặt,nhiều mối liên hệ của sự vật, hiện tượng đó và cuối cùng đi tới những kháiquát những tri thức phong phú đó để rút ra tri thức về bản chất của sự vật,hiện tượng
1.2 Cơ sở lý luận của quan điểm phát triển
Cơ sở lý luận của nguyên tắc phát triển dựa trên nguyên lý về sự pháttriển của phép biện chứng duy vật
- Trong phép biện chứng duy vật, phát triển dùng để khái quát quá trìnhvận động từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đếnhoàn thiện hơn Quá trình đó vừa diễn ra dần dần, vừa nhảy vọt làm cho sựvật, hiện tượng cũ mất đi, sự vật hiện tượng mới về chất ra đời
- Phát triển là tự thân, động lực của sự phát triển là mâu thuẫn giữa cácmặt đối lập bên trong sự vật, hiện tượng
- Phát triển là trường hợp đặc biệt của vận động Trong quá trình pháttriển, sự vật, hiện tượng chuyển hóa sang chất mới, cao hơn, phức tạp hơnlàm cho cơ cấu tổ chức, phương thức vận động và chức năng của sự vậtngày càng hoàn thiện hơn
- Phát triển có tính khách quan, phổ biến, đa dạng
Vì thế, để nhận thức được sự tự vận động, phát triển của sự vật, hiệntượng chúng ta cần thấy được sự thống nhất giữa sự biến đổi về lượng với
sự biến đổi về chất trong quá trình phát triển; phải chỉ ra được nguồn gốc vàđộng lực bên trong, tìm ra và biết cách giải quyết mâu thuẫn; phải xác định
Trang 7được xu hướng phát triển của sự vật, hiện tượng do sự phủ định biện chứng
quy định; coi sự phủ định là tiền đề cho sự ra đời của sự vật, hiện tượng
mới; sự vật, hiện tượng mới; sự vật, hiện tượng mới ra đời phù hợp với quy
luật vận động và phát triển, vì thế phải ủng hộ cái mới, cái tiến bộ
- Nguyên tắc phát triển yêu cầu: khi xem xét các sự vật, hiện tượng phải
đặt nó trong trạng thái vận động, biến đổi, chuyển hóa để không chỉ nhận
thức sự vật, hiện tượng trong trạng thái hiện tại, mà còn thấy được khuynh
hướng phát triển của nó trong tương lai
- Nguyên tắc phát triển yêu cầu phải nhận thức sự phát triển là quá trình
trải qua nhiều giai đoạn Mỗi giai đoạn phát triển lại có những đặc điểm,
tính chất, hình thức khác nhau Vì thế, cần có sự phân tích cụ thể để tìm ra
những hình thức tác động phù hợp hoặc để thúc đẩy hoặc để hạn chế sự phát
triển đó
- Nguyên tắc phát triển đòi hỏi trong hoạt động nhận thức và hoạt động
thực tiễn phải nhạy cảm với cái mới, sớm phát hiện ra cái mới, ủng hộ cái
mới hợp quy luật, tạo điều kiện cho cái mới đó phát triển thay thế cái cũ
Sự thay thế cái cũ bằng cái mới diễn ra rất phức tạp bởi cái mới phải đấu
tranh chống cái cũ, chiến thắng cái cũ Trong quá trình đó, nhiều khi cái mới
hợp quy luật chịu thất bại tạm thời, tạo con đường phát triển quanh co, phức
tạp
Nhận thức được như vậy sẽ giúp ta vững tin ở cái mới, tìm cách vượt
qua cản trở trên con đường phát triển, tạo điều kiện cho cái mới chiến thắng
cái cũ Trong quá trình thay thế cái cũ phải biết kế thừa dưới dạng lọc bỏ và
cải tạo những yếu tố tích cực đã đạt được, phát triển sáng tạo chúng trong
cái mới
2 Vận dụng quan điểm toàn diện và phát triển trong quá trình thực hiện
công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay
Từ quan điểm toàn diện trong nhận thức, chúng ta cần có cách nhìn
đồng bộ trong hoạt động thực tiễn Theo đó, muốn cải tạo sự vật, hiện tượng
phải áp dụng đồng bộ hệ thống các biện pháp, các phương tiện khác nhau để
tác động làm thay đổi các mặt, các mối liên hệ tương ứng của sự vật, hiện
tượng
Song trong từng bước, từng giai đoạn phải nắm đúng khâu trọng tâm,
then chốt để tập trung lực lượng giải quyết
VD: trước đây trong giai đoạn cách mạng dân tộc, dân chủ ở nước ta,
trên cơ cở phân tích toàn diện bản chất xã hội VN là thuộc địa, nửa phong
kiến, Đảng ta chỉ rõ hai mâu thuẫn cơ bản của xã hội VN là mâu thuẫn giữa
dân tộc ta với đế quốc xâm lược và mâu thuẫn giữa nhân dân ta, trước hết là
nông dân với địa chủ, phong kiến Trong đó, mâu thuẫn giữa nhân dân với
đế quốc xâm lược và bọn tay sai phản bội dân tộc là mâu thuẫn chủ yếu, cần
tập trung lực lượng giải quyết, sau đó giải quyết các mâu thuẫn khác Nhờ
đó, cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng
đã giành thắng lợi trọn vẹn
Ngày nay, trong quá trình lãnh đạo nhân dân ta thực hiện công cuộc đổi
mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, trên cơ sở nhấn mạnh tính
tất yếu phải đổi mới cả lĩnh vực kinh tế và lĩnh vực chính trị, Đảng ta luôn
xác định phát triển kinh tế là trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt Thực
tiễn quá trình đổi mới vừa qua đã chứng minh tính đúng đắn của những
quan điểm đó
Trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới của cách mạng
Việt Nam hiện nay, nếu không phân tích toàn diện những mối liên hệ tác
động, sẽ không đánh giá đúng tình hình và nhiệm vụ cụ thể của đất nước
trong từng giai đoạn cụ thể và do vậy không đánh giá hết những khó khăn,
những thuận lợi trong việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng đất nước theo mục
tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh
Vận dụng quan điểm phát triển trong quá trình thực hiện CNH, HĐH ở
nước ta hiện nay
Vận dụng nguyên tắc phát triển vào việc nhận thức về con đường tiến
lên XHCN ở nước ta có ý nghĩa đặc biệt quan trọng
Trên cơ sở phân tích xu hướng phát triển của thời đại và điều kiện cụ thể
của nước ta, Đảng luôn kiên định con đường tiến lên CNXH với mục tiêu
“dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”
Nước ta tiến lên CNXH từ một nền kinh tế phổ biến là sản xuất nhỏ, tụthậu quá xa so với các nước trên thế giới, vì vậy phải đẩy nhanh tốc độ pháttriển kinh tế Tuy nhiên, trong quá trình phát triển kinh tế Đảng luôn chú ýđến vấn đề xã hội, từng bước giải quyết vấn đề công bằng xã hội, đồng thờiphải bảo vệ môi trường nhằm đảm bảo phát triển cách bền vững
Trong suốt thời kỳ quá độ cũng như từng giai đoạn phát triển của đấtnước, Đảng luôn chú ý phát hiện ra các mâu thuẫn và tìm ra phương hướnggiải quyêt các mâu thuẫn để phát triển đất nước
Trong thời kì quá độ là thời kỳ đấu tranh phức tạp của dân tộc ta với cácthế lực thù địch, là thời kỳ đấu tranh giữa cái mới với cái cũ và cái mới sẽtừng bước chiến thắng cái cũ
Đảng ta cũng xác định động lực phát triển đất nước trong thời kỳ quá độlên CNXH
Về nội lực là đại đoàn kết toàn dân trên cơ sở liên minh giữa công nhân,nông dân và đội ngũ trí thức do Đảng ta lãnh đạo; là kết hợp hài hòa các lợiích cá nhân, tập thể và xã hội; phát huy mọi tiềm năng và các nguồn lực củacác thành phần kinh tế
Về ngoại lực, là sức mạnh của thời đại, sức mạnh đoàn kết quốc tế Trong đó, nội lực là quyết định, ngoại lực là quan trọng, gắn kết vớinhau thành sức mạnh tổng hợp để phát triển đất nước
Trang 8Câu 5: Phân tích nội dung quy luật mâu thuẫn của phép biện chứng
duy vật ý nghĩa phương pháp luận của quy luật này trong việc phát
hiện và phân tích mâu thuẫn ở nước ta hiện nay?
1 Nội dung quy luật
Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập (hay còn gọi là quy
luật mâu thuẫn) là hạt nhân của phép biện chứng
* Khái niệm mâu thuẫn:
- Là một khái niệm chỉ sự liên hệ và tác động lẫn nhau của các mặt đối
lập tạo ra sự vận động và phát triển
- Mặt đối lập: là những mặt cùng nằm trong 1 chỉnh thể có các đặc điểm,
các thuộc tính, những khuynh hướng trái ngược nhau, loại trừ nhau nhưng
đòi hỏi phải có nhau để tạo thành 1 chỉnh thể
VD: âm - dương, đồng hóa - dị hóa, các giai cấp đối lập nhau
* Một số loại mâu thuẫn:
- Mâu thuẫn bên trong, mâu thuẫn bên ngoài (Căn cứ vào quan hệ giữa
các mặt đối lập đối với một sự vật)
Mâu thuẫn bên trong là sự tác động qua lại giữa các mặt, các khuynh
hướng đối lập của cùng một sự vật VD: sự tác động qua lại giữa đồng hoá
với dị hoá của một sinh vật
Mâu thuẫn bên ngoài là mâu thuẫn diễn ra trong mối liên hệ giữa sự vật
đó với sự vật khác VD: sự tác động qua lại giữa cơ thể và môi trường
Vai trò:
Mâu thuẫn bên trong có vai trò quyết định trực tiếp, là nguồn gốc, động
lực của quá trình vận động và phát triển của sự vật
Mâu thuẫn bên ngoài cũng có vai trò quan trọng và ảnh hưởng đến sự
phát triển của sự vật và hiện tượng
Sự tác động của mâu thuẫn bên ngoài phải thông qua mâu thuẫn bên
trong Mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài lại vận động trong sự
tác động lẫn nhau Vì thế, mỗi bước giải quyết mâu thuẫn này lại tạo điều
kiện để giải quyết mâu thuẫn kia
- Mâu thuẫn cơ bản, mâu thuẫn không cơ bản (Căn cứ vào ý nghĩa đối
với sự tồn tại và phát triển của toàn bộ sự vật)
Mâu thuẫn cơ bản là mâu thuẫn quy định bản chất của sự vật, quy định
sự phát triển ở tất cả các giai đoạn của sự vật, nó tồn tại trong suốt quá trình
tồn tại của của sự vật Khi mâu thuẫn cơ bản thay đổi thì bản chất của sự vật
cũng thay đổi
Mâu thuẫn không cơ bản là mâu thuẫn đặc trưng cho một phương diện
nào đó của sự vật, nó quy định sự vận động và phát triển của một mặt nào
đó của sự vật
- Mâu thuẫn chủ yếu, mâu thuẫn thứ yếu (Căn cứ vào vai trò của mâu
thuẫn đối với sự tồn tại và phát triển của sự vật trong một giai đoạn nhất
định)
Mâu thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn nổi lên hàng đầu ở một giai đoạn phát
triển nhất định của một sự vật, giải quyết nó sẽ tạo điều kiện để giải quyết
mâu thuẫn khác ở cùng giai đoạn (những mâu thuẫn thứ yếu)
Mâu thuẫn thứ yếu là mâu thuẫn không giữ vai trò quyết định trong giai
đoạn đó
Sự phân biệt giữa mâu thuẫn chủ yếu và mâu thuẫn thứ yếu chỉ có tính
tương đối vì trong giai đoạn này mâu thuẫn này là chủ yếu, nhưng sang giai
đoạn sau nó lại có thể là thứ yếu
Mâu thuẫn chủ yếu có quan hệ hữu cơ với mâu thuẫn cơ bản, nó thường
là hình thức biểu hiện nổi bật của mâu thuẫn cơ bản ở một giai đoạn nhất
định; việc giải quyết mâu thuẫn chủ yếu tạo điều kiện giải quyết từng bước
mâu thuẫn cơ bản
- Mâu thuẫn đối kháng, mâu thuẫn không đối kháng (Căn cứ vào tính
chất của các quan hệ lợi ích)
Đây là những mâu thuẫn đặc thù, chỉ tồn tại trong những xã hội có giai
cấp đối kháng Mâu thuẫn đối kháng là mâu thuẫn giữa những lực lượng,
khuynh hướng xã hội mà lợi ích cơ bản trái ngược nhau không thể điều hoà
được Ví dụ: mâu thuẫn giữa chủ nô và nô lệ, giữa tư sản và vô sản
Mâu thuẫn không đối kháng là mâu thuẫn giữa những khuynh hướng,
những lực lượng xã hội mà lợi ích căn bản nhất trí với nhau Ví dụ: mâu
thuẫn giữa các tầng lớp nhân dân, giữa các bộ phận công nhân khác nhau,giữa lao động trí óc và lao động chân tay, giữa thành thị và nông thôn…ởnước ta hiện nay
Phân biệt mâu thuẫn đối kháng với mâu thuẫn không đối kháng có ýnghĩa quan trọng trong việc xác định phương pháp giải quyết mâu thuẫn
* Nội dung quy luật:
+ Mâu thuẫn là một hiện tượng khách quan và phổ biến:
- Khách quan: mâu thuẫn là cái vốn có, không phụ thuộc vào ý thức conngười
- Phổ biến: mâu thuẫn tồn tại ở tất cả các linh vực: tự nhiên, xã hội và tưduy
+ Mâu thuẫn là 1 chỉnh thể trong đó 2 mặt vừa đối lập, vừa thống nhấtvừa đấu tranh với nhau
- Sự thống nhất của các mặt đối lập là sự liên hệ, quy định ràng buộc lẫnnhau, mặt này lấy mặt kia làm tiền đề tồn tại của mình
- Sự đấu tranh của các mặt đối lập là sự xung đột, phủ định, bài trừ lẫnnhau của các mặt đối lập ấy
+ Sự vận động, phát triển của sự vật thể hiện trong sự thống nhật biệnchứng giữa 2 mặt: thống nhất và đấu tranh của 2 mặt đối lập Trong đó,thống nhất là tạm thời, tương đối còn đấu tranh là tuyệt đối
Tóm lại: thực chất quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lậplà: mọi sự vật và hiện tượng đều chứa đựng những mặt, những khuynhhướng đối lập tạo thành những mâu thuẫn trong bản thân mình; sự thốngnhất và đấu tranh của các mặt đối lập tạo thành xung lực nội tại của sự vậnđộng và phát triển, dẫn tới sự mất đi của cái cũ và sự ra đời của cái mới
Từ đó, định ra đường lối chiến lược và sách lược cách mạng của nước ta
- Cho ta cơ sở lý luận để nhìn nhận sâu sắc các vấn đề trong nước vàquốc tế
- Ngày nay, trên thế giới và trong nước ta tồn tại rất nhiều mâu thuẫn Vìvậy, cầnphải nhận thức rõ ràng từng mâu thuẫn, tìm các hình thức giải quyếtphù hợp với hoàn cảnh cụ thể, tránh tư tưởng cứng nhắc, máy móc, giáođiều
* Nhiệm vụ chiến lược của nước ta hiện nay là xây dựng vào bảo vệ Tổquốc XHCN để thực hiện 2 nhiệm vụ đó chính là giải quyết 2 mâut huẫn cơbản của XH nước ta là:
1 Con đường XHCN mâu thuẫn với trình độ kinh tế còn thấp kém
2 Nhân dân ta mâu thuẫn với mọi lực lượng thù địch muốn nước ta vàocon đường từ bỏ XHCN
- Trước đây, trong cuộc CMDTDC, Đảng đã phân tích mâu thuẫn giữalực lượng XH trong nước và CNĐQ, chỉ ra mâu thuẫn cơ bản, mâu thuẫnchủ yếu từng thời kỳ, nhờ đó đề ra chiến lược CM đúng đắn, đã đưa CM đếnthắng lợi hoàn toàn (Mâu thuẫn giữa CNĐQ với nhân dân ta, giữa ĐC, PK
và nông dân)
- Trước đổi mới, do không nhận thức đúng mâu thuẫn cơ bản trong lĩnhvực kinh tế (cho đó là mâu thuẫn giữa LLSX và QHSX) nên áp dụng quálâu nền KT nhà nước và tập thể, với cơ chể quản lý quan liêu, bao cấp, kếhoạch hóa tập trung Sau đổi mới, đã nhận thức lại đúng đắn hơn mâu thuẫn
cơ bản từ đó thực hiện KT nhiều thành phần, áp dụng cơ chế thị trường có
sự quản lý của Nhà nước, nhờ đó đã đưa nền kinh tế phát triển nhanh chóng
Ở Việt nam, khi bước vào thời kỳ quá độ chưa có chủ nghĩa tư bản pháttriển, cũng chưa có chủ nghĩa tư bản ở trình độ trung bình như ở nước Ngasau Cách mạng tháng Mười, mà kinh tế tiểu nông là phổ biến Tuy vậy,không phải ở Việt nam hoàn toàn không có chủ nghĩa tư bản Chủ nghĩa tưbản Pháp đã vào Việt nam từ thế kỉ 19, chủ nghĩa tư bản Mỹ đã ảnh hưởnglớn đến kinh tế các tỉnh phía Nam Việt nam Vì vậy, xét cả điều kiện trongnước và quốc tế, khách quan và chủ quan, ở Việt Nam chỉ có hai xu hướng,
Trang 9hai khả năng, đó là xu hướng và khả năng đi lên chủ nghĩa tư bản và xuhướng và khả năng đi lên chủ nghĩa xã hội
- Những xu hướng và khả năng này đã tạo ra những mặt đối lập đấutranh với nhau, những nhân tố xã hội chủ nghĩa mới và những nhân tố tưbản chủ nghĩa trong thời kỳ phát triển kinh tế nhiều thành phần
Những xu hướng và khả năng trên cũng tạo thành 1 cuộc đấu tranhxuyên suốt thời kỳ quá độ: cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa xã hội và chủnghĩa tư bản Cuộc đấu tranh ấy có khi diễn ra gay gắt trên lĩnh vực tư tưởng(giai đoạn lựa chọn con đường), khi thì trên lĩnh vực kinh tế, khi thì trên lĩnhvực chính trị và có khi trên cả ba lĩnh vực
- Mâu thuẫn cơ bản trong thời ký quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việtnam có thể nói là mâu thuẫn giữa một bên là chủ nghĩa tư bản, với tư cách làmột xu thế phát triển của cơ cấu kinh tế nhiều thành phần, có sự tác độngcủa các thế lực phản động trong và ngoài nước với một bên là xu hướng xãhội chủ nghĩa đang hình thành và thể hiện từng bước trong quá trình đi lên
từ một cơ sở kinh tế - xã hội còn ở trình độ thấp (nền sản xuất nhỏ còn phổbiến)
Sự phát triển này đương nhiên phải xuất phát từ khả năng, nhưng khôngchỉ có khả năng bởi vì còn có cả những nhân tố hiện thực đã được tạo ra Sựphát triển này có điều kiện khách quan song còn có vai trò của nhân tố chủquan, đó là các lực lượng khác nhau Sự phát triển này không chỉ có nhân tốbên trong mà còn có những nhân tố bên ngoài
Mâu thuẫn cơ bản làm nảy sinh những mâu thuẫn trong tất cả các lĩnhvực khác nhau của đời sống xã hội, những mâu thuẫn trong đối nội cũngnhư đối ngoại Chừng nào chủ nghĩa xã hội chưa thực sự được xác lập,nghĩa là chưa hết thời kỳ quá độ, mâu thuẫn cơ bản đó vẫn tồn tại Khi kinh
tế xã hội chủ nghĩa đã giữ ưu thế tuyệt đối (theo đúng nghĩa của nó), mâuthuẫn trên sẽ mất đi hoặc nếu còn nó cũng không phải là mâu thuẫn cơ bảncủa sự vật mới nữa
Trang 10Câu 6: Phân tích nội dung quy luật từ những thay đổi về lượng dẫn
đến thay đổi về chất và ngược lại Ý nghĩa phương pháp luận, liên hệ?
1 Nội dung quy luật từ những thay đổi về lượng dẫn đến thay đổi về
chất và ngược lại.
1.1 Phạm trù chất và lượng:
- Chất là 1 phạm trù TH dùng để chỉ tính qui định vốn có của các sự vật
hiện tượng, là sự thống nhất hữu cơ của các thuộc tính, những yếu tố cấu
thành sự vật, nói lên sự vật đó là gì, phân biệt nó với các sự vật hiện tượng
khác
Vd: Kim loại: dẫn điện, dẫn nhiệt, dát mỏng: thuộc tính vốn có của kim
loại
- Lượng là khái niệm chỉ tính qui định vốn có của sự vật, hiện tượng về
mặt qui mô, trình độ phát triển của nó, biểu thị con số các thuộc tính, các
yếu tố cấu thành nó, không phụ thuộc vào ý thức con người → khách quan
1.2 MQH biện chứng giữa lượng và chất
Đặc điểm: Chất có tính gián đoạn, có xu hướng đứng yên Lượng có tính
liên tục, có xu hướng vận động
* Lượng đổi, chất đổi:
- Sự biến đổi trong TGKQ bao giờ cũng bắt đầu từ sự biến đổi về lượng
(so với chất, lượng thay đổi trước) Sự biến đổi này diễn ra từ từ, đi từ thấp
đến cao và đến 1 giới hạn nào đó sẽ tạo nên sự biến đổi về chất
- Cơ chế của sự tác động qua lại giữa lượng và chất:
+ Lượng có 1 độ xê dịch nhất định gọi là độ Chừng nào lượng chưa
vượt qua độ thì chất của sự vật chưa thay đổi, giữa lượng và chất còn thống
nhất
+ Khi lượng vượt qua độ tại 1 điểm gọi là điểm nút, thì chất mới thay
đổi, sự thống nhất của chất và lượng bị phá vỡ, sự vật có chất mới → sự vật
có quan hệ lượng – chất mới
- Bước nhảy: là sự thay đổi về chất, đó là hình thức tất yếu xảy ra trong
quá trình phát triển của sự vật, khi sự thay đổi về lượng đạt tới sự giới hạn
độ
+ Bước nhảy đột biến: là những bước nhảy diễn ra trong thời gian
nhanh, thậm chí còn diễn ra trong khoảnh khắc
+ BN dần dần là những bước nhảy diễn ra trong thời gian dài, đối với
xã hội có thể hàng trăm năm, đối với sinh học có thể hàng triệu năm
+ BN toàn bộ là sự thay đổi toàn bộ chất của sự vạt, hiện tượng VD;
trong đời sống xh sự chuyển hóa từ HTKTXH này sang HTKTXH khác
* Chất đổi, lượng đổi:
Chất mới ra đời tạo ra sự biến đổi căn bản về lượng, làm cho lượng biến
đổi với qui mô lớn hơn, tốc độ nhanh VD: khi nước bốc hơi, thể tích của
hơi nước lớn hơn nhiều lần thể tích của nước lỏng
II Ý nghĩa phương pháp luận
- Mọi sự biến đổi, phát triển đều bắt đầu tự sự biến đổi về lượng nên
trong mọi hoạt động của con người trước hết phải chú ý đến sự tích lũy về
lượng, tránh tư tưởng nôn nóng, đốt cháy giai đoạn
- Khi lượng đã biến đổi đến điểm giới hạn thì cần thực hiện bước nhảy
để có sự thay đổi về chất là một tất yếu khách quan Tránh trì trệ, bảo thủ
không dám thực hiện những bước nhảy khi đã đủ điều kiện
- Cần có thái độ khách quan, khoa học và có quyết tâm thực hiện các
bước nhảy
III Liên hệ:
Ở nước ta hiện nay khi LLSX pt phải từng bước điều chỉnh, củng cố,
hình thành QHSX Điều đó tạo điều kiện cho LLSX phát triển nhanh chóng,
đáp ứng nhu cầu phát triển KT XH
Chúng ta XD XH XHCN, đòi hỏi phải có 1 LLSX to lớn và có 1 QHSX
XHCN phù hợp Để đạt được mục tiêu này không thể nôn nóng, phải có tích
lũy dần dần về lượng trong LLSX tương ứng với việc nâng dần trình độ của
QHSX Hiện nay đang tồn tại nhiều QHSX phi XHCN, nhưng QHSX
XHCN giữ vai trò chủ đạo Do đó thời kỳ quá độ phải lâu dài và có nhiều
chặng đường để tích lũy về lượng nhằm tạo ra sự chuyển biến về chất, đưa
nước ta trở thành 1 nước XHCN giàu mạnh
Việc nắm vững nội dung của quy luật về mối quan hệ biện chứng giữathay đổi vể lượng và thay đổi về chất cũng như ý nghĩa phương pháp luậncủa nó có vai trò to lớn trong việc xem xét và giải quyết những vấn đề docông cuộc đổi mới theo định hướng XHCN hiện nay ở nước ta đặt ra Việcthực hiện thành công quá trình đổi mới trên từng lĩnh vực của đời sống xãhội sẽ tạo ra bước nhảy về chất trong lĩnh vực đó và điều kiện để thực hiệnthành công quá trình đổi mới toàn diện tất cả các mặt của đời sống nhằm tạobước nhảy về chất của toàn xã hội nói chung Như bất kỳ sự thay đổi vềchất nào khác, những bước nhảy trong quá trình xây dựng CNXH ở VNcũng chỉ có thể là kết quả của quá trình thay đổi về lượng thích hợp Ở đây,bất kỳ sự nông nóng, chủ quan, ảo tưởng nào cũng có thể gây ra tổn thất chocách mạng, cản trở cho sự nghiệp xây dựng CNXH
Trang 11Câu 7: Phân tích nội dung quy luật phủ định của phủ định Ý nghĩa
phương pháp luận trong việc xây dựng nền văn hóa mới tiên tiến đậm
đà bản sắc dân tộc ở nước ta hiện nay?
1 Nội dung quy luật:
QL phủ định của phủ định vạch rõ khuynh hướng của sự vận động và
phát triển của sự vật, hiện tượng trong thế giới diễn ra theo đường xoáy trôn
+ Tự thân PĐ: PĐ là 1 yếu tố tất yếu của sự phát triển, mối liên hệ nội
tại của bản thân sự vật tạo ra Vd: CNXH phủ định CNTB là kết quả của
việc giải quyết mâu thuẫn cơ bản vốn có trong lòng XHTB
+ Tính thừa kế: PĐBC là kq của sự tự thân phát triển trên cơ sở giải
quyết những mâu thuẫn vốn có của các sự vật, hiện tượng Cái mới ra đời
trên cơ sở cái cũ, có chọn lọc, giữ lại và cải tạo những yếu tố thích hợp của
cái cũ để chuyển sang cái mới, nó chỉ gạt bỏ ở cái cũ những mặt tiêu cực, lỗi
thời, gây cản trở cho sự phát triển
1.2 Nội dung qui luật
PĐBC trở thành vòng khâu tất yếu của sự liên hệ và phát triển
- Cái mới ra đời thay thế cái cũ nhưng rồi nó lại trở thành cái cũ vì bị cái
mới sau phủ định Quá trình phủ đinh ấy tạo ra 1 khuynh hướng phát triển
từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp theo đường xoáy trôn ốc Sau 1 số
lần phủ định sự vật dường như lặp lại cái cũ nhưng ở trên cơ sở cao hơn Nó
tác động trong mọi lĩnh vực: tự nhiên, xã hội và tư duy con người → tính
phổ biến
- Không phải bất kỳ sự vật nào cư trải qua hai lần phủ định là đã thực
hiện được 1 chu kỳ của sự phát triển Trong thực tế sự vật có thể phải trải
qua nhiều lần phủ định thì mới quay về điểm xuất phát ban đầu nhưng trên
cơ sở cao hơn → là tính thừa kế, lặp lại, là cái mới về chất, cao hơn, toàn
diện hơn, phong phú hơn cái khẳng định và phủ định lần thứ nhất
VD: trứng tằm, tằm, nhộng, ngài, trứng tằm
XH loài người: CS nguyên thủy, CHNL, XHPK, TBCN, CNCS
II Ý nghĩa và phương pháp luận
- Phát triển là 1 quá trình phủ định liên tiếp thông qua các vòng khâu
phủ định, là khuynh hướng chung, là tất yếu của sự vận động của sự vật (cần
phát hiện cái mới và tạo điều kiện cho nó phát triển)
- Phủ định của PĐ đòi hỏi trong thực tiễn và nhận thức khoa học ko
được chủ quan, đơn giản, mà phải có cái nhìn biện chứng, phù hợp với xu
thế của thời đại, phải biết kế thừa những yếu tố tích cực Phải tuyệt đối tránh
hai khuynh hướng:
+ Khuynh hướng phủ định sạch trơn, tức là tư tưởng loại bỏ hoàn toàn
quá khứ, xem thường thậm chí bôi nhọ lịch sử
+ Khuynh hướng kế thừa nguyên xi, không đổi mới
* Ý nghĩa trong việc xd một nền văn hóa mới
Ngày nay yếu tố tích cực nhiều nhưng yếu tố tiêu cực cũng lắm (tham
nhũng, suy thoái đạo đức ) nhưng đó là biểu hiện sự đấu tránh giữa cái cũ
và cái mới trong quá trình đi lên, nên có lúc những bước thụt lùi, dẫm chân
tại chỗ, tiến lên rồi lại đi xuống nhưng qui luật phủ định của phủ định cho
rằng tất cả đó là những bước trung gian, cuối cùng xã hội sẽ được khắc phục
để phát triển lên 1 trình độ cao hơn, tốt hơn
Từ chỗ đang xd CNXH với QHSX XHCN với hai hình thức sở hữu:
Nhà nước và tập thể, ĐH Đảng VI đã đề ra đường lối đổi mới, thực hiện
nhiều hình thức sở hữu, áp dụng cơ chế thị trường định hướng XHCN là 1
bước phát triển phù hợp với quy luật
Câu 8: Quan điểm TH Mác Lê nin về thực tiễn, nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn Ý nghĩa và phương pháp luận trong việc nhận thức con đường đi lên CNXH ở nước ta hiện nay?
1 Quan điểm TH Mac – Lenin về thực tiễn
- Khái niệm: Thực tiễn là phạm trù triết học chỉ toàn bộ hoạt động vậtchất có tính chất lịch sử – xã hội của con người làm biến đổi tự nhiên và xãhội
Khi nghiên cứu định nghĩa thực tiễn cần nắm chắc và hiểu rõ một số nộidung sau:
+ Hoạt động thực tiễn là hoạt động vật chất của con người: chỉ nhữnghoạt động vật chất của con người mới là hoạt động thực tiễn
+ Bản chất của hoạt động thực tiễn đó là sự tác động qua lại giữa chủthể và khách thể, trong đó chủ thể với tính tích cực của mình làm biến đổikhách thể Trong quá trình này không chỉ biến đổi khách thể, mà còn làmbiến đổi ngay cả bản thân chủ thể
- Hoạt động thực tiễn chia 3 hình thức cơ bản: Hđ sx vật chất; hđ biếnđổi chính trị-xh; hđ thực nghiệm khoa học
+ Hoạt động sản xuất vật chất là hình thức hoạt động cơ bản, đầu tiêncủa thực tiễn
Đây là hoạt động mà trong đó con người sử dụng những công cụ laođộng tác động vào giới tự nhiên để tạo ra những của cải và các điều kiệnthiết yếu nhằm duy trì sự tồn tại và phát triển của mình và xã hội
+ Hoạt động chính trị xã hội là hoạt động của các tổ chức cộng đồngngười khác nhau trong xã hội nhằm cải biến những mối quan hệ xã hội đểthúc đẩy xã hội phát triển
+ Thực nghiệm khoa học là một hình thức đặc biệt của thực tiễn Đây làhoạt động được tiến hành trong những điều kiện do con người tạo ra gầngiống, giống hoặc lặp lại những trạng thái của tự nhiên và xã hội nhằm xácđịnh các quy luật biến đổi và phát triển của đối tượng nghiên cứu Dạnghoạt động thực tiễn này ngày càng có vai trò quan trọng trong sự phát triểncủa xã hội, đặc biệt là trong thời kỳ cách mạng khoa học và công nghệ hiệnđại
2 Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn
Thực tiễn chính là cơ sở, điều kiện hình thành lên lý luận/nhậnthức.Thực tiễn là cơ sở, là động lực, là muc đích và tiêu chuẩn của lý luận;
lý luận hình thành, phát triển phải xuất phát từ thực tiễn, đáp ứng yêu cầuthực tiễn:
- Thực tiễn là cơ sở của lý luận: phần lớn những tri thức được khái quát
thành lý luận là kết quả của hoạt động thực tiễn của con người Mọi tri thức
dù trực tiếp hay gián tiếp đối vơi người này hay người kia, thế hệ này haythế hệ khác, ở trình độ kinh nghiệm hay lý luận xét đến cùng đều bắt nguồn
từ thực tiễn
- Thực tiễn là động lực của lý luận: Trong quá trình hoạt động thực tiễn
biến đổi thế giới, con người cũng biến đổi luôn cả bản thân mình, phát triểnnăng lực bản chất, năng lực trí tuệ của mình Nhờ đó, con người ngày càng
đi sâu vào nhận thức thế giới, khám phá những bí mật của thế giới, làmphong phú và sâu sắc tri thức của mình về thế giới Thực tiễn còn đề ra nhucầu, nhiệm vụ và phương hướng phát triển của nhận thức Nhu cầu thực tiễnđòi hỏi phải có tri thức mới, phải tổng kết kinh nghiệm, khái quát lý luận, nóthúc đẩy sự ra đời và phát triển của ngành khoa học mới- khoa học lý luận
- Thực tiễn là mục đích của nhận thức: Nhận thức phải quay về phục vụ
thực tiễn Kết quả nhận thức phải hướng dẫn chỉ đạo thực tiễn Lý luận,khoa học chỉ có ý nghĩa thực sự khi chúng được vận dụng vào thực tiễn, cảitạo thực tiễn
- Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý: Cần phải hiểu thực tiễn là tiêu
chuẩn của chân lý một cách biện chứng; tiêu chuẩn này vừa có tính tuyệt đốivừa có tính tương đối
3 Áp dụng vào thực tiễn VN
Trong quá trình lãnh đạo CM, Đảng ta luôn giải quyết tốt mối quan hệgiữa lý luận và thực tiễn Các đường lối, chính sách được xây dựng từ sựnghiên cứu và tổng kết thực tiễn của xã hội, do đó đã phản ánh đúng quiluật, đúng tâm tư nguyện vọng của nhân dân Các đường lối chính sách
Trang 12đúng đã trở thành kim chỉ nam hướng dẫn hành động cách mạng của quầnchúng.
Các nghị quyết của đại hội VI là biểu hiện rất cụ thể của sự vận dụngmqh này (trước ĐH VI, nước ta rơi vào khủng hoảng, Đảng tổng kết và rút
ra nguyên nhân sau đó đề ra đường lối đổi mới (lý luận) →dẫn đến nhiềuthăng lợi
ĐH VI (1986) của Đảng đã đề ra đường lối đổi mới tòan diện đất nướctrên cơ sở nhận thức đúng hơn công cuộc xây dựng CNXH ĐH hội chủtrương phát triển kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường
có sự quản lý của nhà nứoc, coi trọng việc kết hợp lợi ích cá nhân, tập thể và
xã hội, chăm lo toàn diện và phát huy nhân tố con người, được coi là mụctiêu và động lực của sự phát triển xh ĐH VI là 1 cột mốc đánh dấu bướcchuyển quan trọng trong nhận thức của Đảng ta về CNXH và con đường đilên CNXH
Trang 13Câu 9: Quan niệm TH Mác Lê nin về thực tiễn, quan hệ giữa thực
tiễn và lý luận? Đảng ta đa vận dụng quan hệ này vào việc đổi mới tư
duy lý luận như thế nào?
A Q/niệm TH Mác Lê nin về thực tiễn, quan hệ thực tiễn – lý luận
1 Q/niệm về thực tiễn
- Khái niệm: Thực tiễn là toàn bộ những hoạt động mà nhờ đó con
người làm thay đổi hiện thực xung quanh mình và chính bản thân mình
- Cấu trúc của thực tiễn: cái vật chất; diễn ra trong khuôn khổ một hình
thái xã hội xác định; là hoạt động có ý thức
- Các loại hình hoạt động thực tiễn: hoạt động sx vật chất; hoạt động
biến đổi chính trị = xh; hoạt động thực nghiệm khoa học
2 Qhệ giữa lý luận và thực tiễn
- Lý luận và thực tiễn có mqh chặt chẽ với nhau:
+ Thực tiễn là nguồn gốc của lý luận
+ Thực tiễn là cơ sở và động lực của lý luận
+ Thực tiễn là mục đích của lý luận
+ Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý
- Lý luận có chức năng phản ánh một cách khái quát hiện thực khách
quan và phục vụ thực tiễn
B Vận dụng
Công cuộc đổi mới Đảng khởi xướng và lãnh đạo đã đem lại nhiều
thành tựu về mọi mặt của đnứoc Đó là kquả của sự vận dụng sáng tạo
những quan điểm đúng đắn của CN MLê và TT HCM, trong đó có quan
niệm về mqh giữa thực tiễn và lý luận Từ thực tiễn tổng kết thành lý luận –
lý luận hướng dẫn thực tiễn - thực tiễn lại tổng kết nâng cao trình độ lý luận
Cụ thể: trước ĐH VI, từ cuối những năm 70, khi nước ta lâm vào cuộc
khủng hoảng KT-XH, Đảng ta trên cơ sở tổng kết thực tiễn đã đề ra nhiều
chủ trương có tính chất đổi mới từng phần Việc thực hiện những chủ trương
ấy đã góp phần tăng đáng kể tốc độ ptriển ktế trong 5 năm (81-85) Nhưng
những nhược điểm của mô hình XD CNXH trước đó chưa được khắc phục
về căn bản nên vẫn cản trở sự ptriển Nhưng những thử nghiệm đổi mới
từng phần đã cung cấp kinh nghiệm qúi báu và từ sự tổng kết thực tiễn đến
ĐH Đảng VI đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện mở ra bước ngoặt trong
công cuộc XD CNXH ở nước ta Mỗi lần ĐH, Đảng lại tổng kết thực tiễn,
nâng cao trình độ lý luận, chỉ rõ những thiếu sót, yếu kém để khắc phục,
từng bước đưa sự nghiệp CM tiến lên đạt những thành tựu ngày càng to lớn
Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức, đòi hỏi chúng ta phải luôn luôn
quán triệt quan điểm thực tiễn Quan điểm này yêu cầu việc nhận thức phải
xuất phát từ thực tiễn, dựa trên cơ sở thực tiễn, đi sâu vào thực tiễn, phải coi
trọng công tác tổng kết thực tiễn
Việc nghiên cứu lý luận phải liên hệ với thực tiễn, học đi đôi với hành
Nếu xa rời thực tiễn sẽ dẫn đến sai lầm của bệnh chủ quan, duy ý chí, giáo
điều, máy móc, quan liêu
Ngược lại, nếu tuyệt đối hóa vai trò của thực tiễn sẽ rơi vào chủ nghĩa
thực dụng, kinh nghiệm chủ nghĩa: là sự tuyệt đối hoá những kinh nghiệm
thực tiễn trước đây và áp dụng một cách máy móc vào hiện tại khi điều kiện
đã thay đổi Nguyên nhân xuất phát từ nhận thức, tri thức thấp, thành công
tự phát Bệnh kinh nghiệm (cùng với bệnh giáo điều) rất nguy hại Để khắc
phục có hiệu quả, cần quán triệt sâu sắc nguyên tắc thống nhất giữa lý luận
và thực tiễn, bám sát thực tiễn và tăng cường lý luận, lý luận phải gắn liền
với thực tiễn, khái quát từ thực tiễn
Kinh nghiệm đấu tranh, bảo vệ và xây dựng tổ quốc xã hội chủ nghĩa đã
đem lại cho chúng ta bài học vô giá là: "Đảng phải xuất phát từ thực tế, tôn
trọng và hành động theo quy luật khách quan” Song song với đó, sự khám
phá về lý luận phải trở thành tiền đề và điều kiện cơ bản làm cơ sở cho sự
đổi mới trong hoạt động thực tiễn Phải khắc phục tình trạng trước đây
thường vắng bóng lý luận khi thông qua những quyết định quan trọng và do
vậy buộc phải ra quyết định trên cơ sở thuần túy kinh nghiệm Phải tạo cơ
sở thế giới quan khoa học, tạo niềm tin cho cán bộ, Đảng viên trong quá
trình đổi mới theo định hướng XHCN trước những biến động sâu sắc, đầy
kịch tính của thời đại Muốn vậy cần phải có triết học khoa học Không thể
đổi mới thành công nếu thiếu mặt tư duy triết học sâu sắc Triết học Mác–
Lênin chính là cơ sở thế giới quan và phương pháp luận cho công cuộc đổi
mới của chúng ta.
Trang 14Câu 10: Vai trò quyết định của LLSX đối với QHSX? Luận chứng
cho thấy ngày nay khoa họ đã trở thành lực lượng sx trực tiếp?
1 Khái niệm LLSX và QHSX
- LLSX là mối quan hệ giữa con người với giới tự nhiên, là trình độ
chinh phục tự nhiên của con người, là mặt tự nhiên của PTSX
LLSX bao gồm: người lao động với kỹ năng lao động của họ; tư liệu sx:
bao gồm tư liệu lao động và đối tượng lao động
- QHSX là quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất
+ QHSX gồm 3 măt: qhệ về sở hữu đối với TLSX; qhệ trong tổ chức và
quản lý sản xuất; qhệ trong phân phối sản phẩm sản xuất ra
+ Ba mặt trên có quan hệ hữu cơ với nhau, trong đó quan hệ sở hữu về
tư liệu sản xuất giữ vai trò quyết định Bản chất của bất cứ kiểu quan hệ sản
xuất nào trước hết do quan hệ chiếm hữu tư liệu sản xuất quyết định
* MQH biện chứng giữa LLSX và QHSX.
+ Vai trò quyết định của LLSX đối với QHSX: Trong quá trình hoạt
động sản xuất, LLSX không ngừng được hoàn thiện và phát triển mà trước
hết là phát triển công cụ sản xuất Đến một trình độ nhất định, tính chất của
LLSX thay đổi về cơ bản khi đó QHSX cũ lỗi thời trở thành vật cản đối với
sự phát triển của LLSX Đến một mức độ nhất định QHSX ấy bị phá vỡ để
xác lập một kiểu QHSX mới cao hơn từ đó một PTSX mới ra đời, một hình
thái kinh tế xã hội mới xuất hiện
+ Sự tác động trở lại của QHSX đối với LLSX:
> Khi QHSX phù hợp với tính chất và trình độ của LLSX thì nó góp
phần thúc đẩy LLSX phát triển
> Khi không phù hợp nó sẽ kìm hãm LLSX: QHSX đã lỗi thời trước
trình độ phát triển của LLSX, QHSX xác lập một cách duy ý chí đi quá xa
so với LLSX
2 Vai trò quyết định của LLSX đối với QHSX
- Khi một PTSX mới ra đời, khi đó QHSX phù hợp với trình độ phát
triển của LLSX Sự phù hợp của QHSX với trình độ phát triển của LLSX là
trạng thái mà trong đó, QHSX là “hình thức phát triển” của LLSX
- Song, sự phát triển của LLSX đến một trình độ nhất định lại làm cho
quan hệ từ chỗ phù hợp trở thành không phù hợp với sự phát triển của
LLSX Khi đó QHSX trở thành trở thành “xiềng xích” của LLSX, kìm hãm
LLSX phát triển Yêu cầu khách quan của sự phát triển của LLSX tất yếu sẽ
dẫn đến thay thế QHSX, thúc đẩy LLSX tiếp tục phát triển Thay thế QHSX
cũ bằng QHSX mới cũng có nghĩa là PTSX cũ mất đi, PTSX mới ra đời
thay thế
+ LLSX quyết định QHSX, vì:
- LLSX là yếu tố hoạt động nhất, cách mạng nhất, là nội dung của quá
trình sản xuất, còn QHSX là yếu tố phụ thuộc vào LLSX, nó là hình thức xã
hội của sản xuất nên có tính chất tương đối ổn định, có xu hướng lạc hậu
hơn so với sự phát triển của LLSX
- LLSX phát triển làm cho QHSX hình thành, biến đổi, phát triển cho
phù hợp với nó Sự phù hợp của LLSX với QHSX là động lực làm cho
LLSX phát triển
- Mâu thuẫn giữa LLSX mới với QHSX cũ được giải quyết bằng cách
thay thế QHSX cũ bằng QHSX mới phù hợp với LLSX Trong xã hội có đối
kháng giai cấp, mâu thuẫn này được giải quyết thông qua đấu tranh giai cấp,
mà đỉnh cao là cách mạng xã hội
3 Luận chứng cho thấy, ngày nay khoa học đã trở thành LLSX trực
tiếp?
- Theo quy luật thì QHSX phải phù hợp với trình độ phát triển của
LLSX Trong lịch sử, sự phát triển của LLSX là quá trình không ngừng đổi
mới và hoàn thiện công cụ lao động, đổi mới công nghệ, nâng cao trình độ
người lao động, là quá trình hình thành, phát triển phân công lao động xã
hội, chuyển từ LLSX có tính chất cá nhân lên LLSX có tính chất xã hội Đặc
biệt, trong thời đại ngày nay, khi khoa học đang trở thành LLSX trực tiếp,
lao động trí tuệ ngày càng đóng vai trò to lớn, LLSX đã mang tính quốc tế,
quá trình chuyển biến đó ngày một rõ ràng hơn
- Khoa học đã xâm nhập vào tất cả các yếu tố của LLSX → tri thức
khoa học đựoc kết tinh, đựoc vật chất hóa vào mọi thành tố của LLSX,
không chỉ KHTN và KT mà KHXH cũng trở thành LLSX trực tiếp, áp dụngvào thực tiễn, giúp cho năng suất lao động và chất lượng cuộc sống ngàycàng được nâng cao
- KH đã trải qua một qúa trình ptriển lâu dài gắn liền với sự PT củaLLSX và qua đó đã tác động đến sự ptriển của XH loài người Sự PT của
KH đã trải qua 3 giai đoạn vói những tính chất và chức năng khác nhau Thế
kỷ 20 đến nay, KH và KT đã kết hợp với nhau thành 1 thể thống nhất đi sâuvào nghiên cứu thế giới vi mô, nhờ đó đã phát hiện ra nhiều cấu trúc, thuộctính và qui luật vận động của vật chất có thể áp dụng vào SX và đời sống(điện tử- tin học) đem lại nhiều lợi ích to lớn Do những biến đổi căn bản vềvai trò của KH đối với SX và đời sống mà KH trở thành LLSX trực tiếp