Quan điểm của TH Mác Lê về bản chất con người và giải phóng cn

Một phần của tài liệu Đề cương ôn thi tốt nghiệp môn triết học Mac Lenin (Trang 27)

- Những biến đổi của thời đại và vấn đề quá độ lên CNXH

1.Quan điểm của TH Mác Lê về bản chất con người và giải phóng cn

a. Quan điểm về bản chất con người

* Con người là 1 thực thể thống nhất giữa mặt sinh vật và mặt xã hội - Con người được tiến hóa từ giới tự nhiên được phát triển từ loài vượn người

- Con người chịu sự chi phối của qui l uật tự nhiên

- Đặc trưng qui định sự khác biệt giữa con người và loài vật là mặt xã hội. Hoạt động lao động là hoạt động đóng vai trò quan trọng nhất, quyết định bản chất xã hội của con người.

* Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa các mqh xã hội

- bản chất con người thể hiện rõ nét trên cả 3 phương diện: quan hệ với tự nhiên, quan hệ với con người, quan hệ với xã hội.

- Bản chất đặc trưng chủ yếu của con người là bản chất xã hội, hoạt động sản xuất là hoạt động chủ yếu, đóng vai trò quan trọng nhất quyết định bản chất xã hội loài người.

- Bản chất con người ko phải là cái gì trừu tượng mà là con người cụ thể trong mối quan hệ xã hội với những điều kiện lịch sử nhất định, tư duy, ngôn ngữ làm cho con người khác với loài vật

- bản chất con người mang tính phổ biến, song ở mỗi cá nhân có những biểu hiện phong phú và đa dạng trong cách sống, nhu cầu, lợi ích...

* Con người là sản phẩm và là chủ thể của lịch sử

- Không có giới tự nhiên, không có lịch sử xã hội thì không thể tồn tại con người, con người là sản phẩm của lịch sử, của sự tiến hóa lâu dài của giới tự nhiên

- bản chất con người là do hoàn cảnh xã hội thực tiễn qui định, con người tạo ra lịch sử của mình một cách tự giác với tư cách là chủ thể hoạt động

- Con người cải tạo xã hội, song chính bản thân con người cũng bị cải tạo. Con người và là sản phẩm, vừa là chủ thể của quá trình lịch sử

- bản chất con người là một hệ thống mở, nó vận động cùng với sự vận động biến đổi của xã hội

- Con người cải tạo xã hội, thúc đẩy xã hội phát triển từ thấp đến cao

b. Tư tưởng về giải phóng con người

* Sự giải phóng con người là mục đích cao nhất của triết học Mác. Theo Mác:

- Nhiệm vụ chân chính của triết học là góp phần thực hiện sự nghiệp giải phóng con người

- Mác đã tìm ra nguyên nhân dẫn đến sự tha hóa bản chất con người là từ lao động bị tha hóa, ông đã tìm thấy bản chất con người ở lao động.

* Sự tha hóa của lao động biểu hiện ở:

- Sản phẩm do lao động làm ra trở thành cái đối lập với cuộc sống của anh ta

- Lao động ko còn là biểu hiện bản chất sáng tạo mà trở thành lao động cưỡng bức, do đó người công nhân không khẳng định mà phủ định mình.

- Trong nền sản xuất TBCN, ngay cả sức lao động và những năng lực bản chất của con người cũng thuộc về người khác. Lao động bị tha hóa làm con người tha hóa khỏi con người, con người trở nên xa lạ với nhau.

* Mác chỉ ra con đường giải phóng con người là khắc phục sự tha hóa của lao động, nghĩa là xóa bỏ chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa.

Theo Mác giải phóng con người là đưa con người ra khỏi sự khép kín về đẳng cấp, về địa vị, vị trí của con người trong xã hội, là sự thừa nhận bản chất phổ biến của con người, thừa nhận bản tính loài của con người xuyên suốt tồn tại hiện thực của con người, làm cho lao động và hòa bình, nhân đạo và bình đẳng được thực hiện vững chắc ở từng người và ở cộng đồng xã hội.

* Theo Mác cần phải có quan điểm lịch sử khi xem xét vấn đề giải phóng con người.

* Mác đã chỉ ra tiền đề vật chất cho giải phóng con người, giải phóng nhân loại:

- sự phát triển cao của LLSX là tiền đề thực tiễn tuyệt đối cần thiết. - LLSX hiện đại là tiền đề cơ bản để thực hiện sự nghiệp giải phóng nhân loại một cách hoàn toàn triệt để và phát huy yếu tố con người một cách toàn diện.

- Sự phát triển độc đáo, tự do của các cá nhân là một việc làm lâu dài, khó khăn, phức tạp

2. Ý nghĩa

Đảng ta lấy CN MLe và tư tưởng HCM làm kim chỉ nam cho hành động, là cơ sở lý luận cho sự nghiệp xây dựng XHCN. Có thể nói quan điểm của Mác về bản chất con người và vấn đề giải phóng con người là kim chỉ nam, là lý luận cho sự nghiệp xd con người mới trong quá trình CNH, HĐH đất nước. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Để phát triển con người VN toàn diện, Đảng ta chủ trương coi con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển CNH, HĐH đất nước. Phát huy nguồn lực con người là vấn đề chiến lược, vấn đề sống còn của đát nước.

Từ những quan điểm này của Mác và những quan điểm của HCM vê con người, Đảng ta đã đề ra những chiến lược, chính sách đúng đắn trong việc xd và phát triển nguồn nhân lực của đát nước: chính sách đầu tư cho con người, chính sách giáo dục, đào tạo... phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế nhằm khơi dậy nhiệt tình cách mạng, khơi dậy tinh thần chủ động sáng tạo của con người.

Một phần của tài liệu Đề cương ôn thi tốt nghiệp môn triết học Mac Lenin (Trang 27)