ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ TẠI TPHCM
3.2.2 Quá trình phát tán các chấ tô nhiễm không khí và các yếu tố ảnh hưởng tại thành phố Hồ Chí Minh:
hưởng tại thành phố Hồ Chí Minh:
Mức độ ô nhiễm tầng không khí sát mặt đất không chỉ đánh giá bằng lượng thải của các nguồn ô nhiễm mà còn bằng sự phân bố của các chất ô nhiễm trong không gian và thời gian.
Nguồn thải ô nhiễm do hoạt động giao thông vận tải thấp hay nguồn thải đường. Do ảnh hưởng của chiều cao các tòa nhà hai bên đường mà độ cao của nguồn thải rất thấp (sát mặt đất hay nói cách khác luôn luôn nằm trong các vùng bóng rợp khí động của công trình), chính vì thế việc tính toán phát tán ô nhiễm cho loại nguồn thải này rất phức tạp. Tính toán lý thuyết về sự trao đổi chất trong phạm vi bóng rợp khí động cũng như giữa vùng bóng rợp khí động với xung quanh rất phức tạp và khó khăn. Vì thế người ta thường phải mô hình hóa và tiến hành các thí nghiệm trong các ống khí động để xác định được công thức tính toán. Tuy nhiên do thời gian, phương tiện và mức độ của bản luận văn này, nghiên cứu sẽ chỉ dừng lại ở mức đưa ra các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình phát tán các chất ô nhiễm mà chưa có điều kiện định lượng sự phát tán ô nhiễm này.
+ Aûnh hưởng của các yếu tố khí tượng thuỷ văn đối với sự phân bố các chất ô nhiễm.
Trong khí quyển, các phần tử riêng biệt hay nhóm các phần tử hợp thành sẽ chuyển động nhờ sự khuyếch tán rối. Sự khuyếch tán đó sẽ đưa đến sự trao đổi
nhiệt, trao đổi các chất ô nhiễm, trao đổi các chất khí ô nhiễm, vi sinh vật, hơi nước và các phần tử chuyển động nhỏ khác,v.v…
Sự lan truyền các dòng khí do khuyếch tán phân tử gây ra thường không đáng kể. Khuyếch tán rối có tác dụng lan truyền các phân tử trong không khí rất mạnh. Sự lan truyền đó xảy ra theo chiều hướng từ nơi có áp suất cao đến nơi có áp suất thấp.
+ Aûnh hưởng của gió.
Gió hình thành các chuyển động rối trong không khí trên mặt đất, đây là yếu tố khí tượng cơ bản nhất ảnh hưởng đến sự lan truyền các chất ô nhiễm. Gió không phải là dòng chảy ổn định hướng và tốc độ của nó luôn luôn thay đổi.
Tốc độ gió sẽ tăng lên theo sự chênh lệch áp suất khí quyển. Đối với tầng không khí sát mặt đất thì tốc độ gió ban ngày lớn hơn. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu mối quan hệ giữa hàm lượng chất ô nhiễm không khí trong thành phố và tốc độ gió. Nhiều tác giả nghiên cứu cho rằng hàm lượng chất ô nhiễm trong không khí thành phố sẽ lớn nhất khi tốc độ gió nhỏ 0 – 1 m/s. Điều này phù hợp với các nguồn thải thấp nói chung và nguồn thải từ hoạt động giao thông vận tải nói riêng.
Nhiệt độ không khí cũng ảnh hưởng đến phân bố nồng độ các chất ô nhiễm trong không khí sát mặt đất. Tính năng hấp thụ và bức xạ nhiệt của mặt đất ảnh hưởng đến sự phân bố nhiệt không khí theo chiều đứng. Trong điều kiện thông thường thì càng lên cao nhiệt độ không khí càng giảm, gradian nhiệt theo chiều đứng thường khoảng 10C/100m. Tuỳ theo trạng thái bề mặt và địa hình khác nhau mà trị số gradian theo chiều đứng có khác nhau. Trạng thái không khí có đặc tính gradian nhiệt độ ngược lại, trên cao dưới thấp thì được gọi là sự “nghịch đảo nhiệt”. Sự nghịch đảo nhiệt này có ảnh hưởng làm yếu đi sự trao đổi đối lưu, làm
giảm sự khuyếch tán hơi khí độc hại và làm tăng nồng độ hơi khí độc hại trong không khí sát mặt đất.
+ Độ ẩm và mưa.
Trong điều kiện độ ẩm lớn, các hạt bụi trong không khí có thể liên kết với nhau thành các hạt lớn hơn và rơi nhanh xuống đất. Từ mặt đất các vi sinh vật phát tán vào không khí, độ ẩm lớn tạo điều kiện vi sinh vật phát triển nhanh chóng và bám vào các hạt bụi bẩn lơ lửng trong không khí bay đi xa, gây ra truyền nhiễm bệnh. Độ ẩm còn có tác dụng hóa học với chất khí độc có trong thành phần khí thải như SO2, SO3 thành H2SO4. Mưa có tác dụng làm sạch môi trường không khí, các hạt mưa kéo theo các hạt bụi và hoà tan một phần một số các chất độc hại trong không khí rồi rơi xuống đất, gây ô nhiềm đất và ô nhiễm nước. Ngoài ra, mưa còn làm sạch bụi các lá cây, do đó làm tăng khả năng hút bụi của các cây xanh. Tuy nhiên mưa cũng làm tăng độ ẩm của không khí và như vậy sẽ dẫn đến những hậu quả như đã nói trên.
+ Aûnh hưởng của địa hình đối với sự phân bố chất ô nhiễm
Địa hình, thậm chí với độ cao không lớn lắm, cũng đã có ảnh hưởng đến khí hậu và sự phân bố các chất độc hại. Hướng chuyển động và lực của dòng không khí sát mặt đất trong khu vực có địa hình không bằng phẳng khác xa với hướng và tốc độ gió ở những vùng bằng phẳng, trống trải.
+ Ảnh hưởng của các tòa nhà đối với sự phân bố chất ô nhiễm:
Nhà cửa hay công trình làm thay đổi trường vận tốc của gió. Ở phía trên các công trình vận tốc chuyển động của không khí tăng lên, phía sau công trình, vận tốc chuyển động của không khí giảm đi và đến một lúc nào đó, vận tốc chuyển động mới đạt được giá trị ban đầu của nó. Ở phía trước công trình, một phần động năng biến thành tĩnh năng và tạo thành áp lực dư, ở phía sau công trình có hiện tượng xoáy và loãng không khí tạo ra áp lực âm.
Đối với thành phố Hồ Chí Minh, những đặc điểm chung của một đô thị lớn cũng như những đặc điểm riêng của thành phố cũng ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình phát tán các chất ô nhiễm không khí từ hoạt động giao thông vận tải. Những đặc điểm này như sau:
- Hệ thống đường xá còn khá hẹp (bề rộng các con đường phổ biến nhất là từ 10 – 14m) và mật độ xe cộ cao làm cho nồng độ các chất ô nhiễm lại càng tăng cao và hầu như không có khả năng pha loãng;
- Hầu như không có các vỉa hè ngăn cách – “hành lang an toàn” giữa đường và nhà ở, nếu có cũng tồn tại các hoạt động khác nhau trên đó. Điều này làm cho các chất ô nhiễm sẽ trực tiếp phát tán vào các khu dân cư hai bên đường. - Hệ thống cây xanh hai bên đường khá ít;
- Chiều cao của các tòa nhà không đồng đều làm ảnh hưởng rất lớn tới sự phát tán các chất ô nhiễm không khí.
Có thể hình dung trên cao luôn luôn có tồn tại một lớp ngăn cách không cho các chất nhiễm phát tán lên cao. Hay nói cách khác có thể xem xét các chất ô nhiễm từ nguồn (lòng đường xe chạy) như một làn sóng lan tỏa sang hai bên và tiến vào các khu dân cư từ hai bên đường theo các đường hẽm lớn nhỏ khác nhau. Càng xa nguồn, xa đường xe chạy, mức độ ô nhiễm càng giảm giống như làn sóng càng vào gần bờ thì biên độ của chúng càng giảm đi. Như vậy, các khu dân cư ngay bên cạnh đường là những người phải hứng chịu toàn bộ tải lượng ô nhiễm này.
Cho tới nay, chưa có một nghiên cứu nào đề cập đến vấn đề xem xét lớp biên nói trên ở độ cao nào đối với thành phố Hồ Chí Minh. Trong nghiên cứu này, không đề cập đến vấn đề này nhưng bằng các đo đạc thực tế sẽ đưa ra một chiều hướng lan toả các chất ô nhiễm theo chiều ngang sát mặt đất kể từ nguồn.
Tóm lại, ảnh hưởng xấu của các chất ô nhiễm không khí cũng như tiếng ồn gây ra bởi hoạt động giao thông vận tải tới môi trường là rõ ràng và không thể tránh khỏi.