ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ TẠI TPHCM
3.3 NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ TẠI TP HỒ CHÍ MINH: 1 Từ các phương tiên giao thông
3.3.1 Từ các phương tiên giao thông
Nồng độ bụi, khói tải luôn vượt tiêu chuẩn:
- Nhiều năm nay mức độ khói thải vào không khí luôn luôn vượt quá tiêu chuẩn cho phép, đáng quan ngại nhất là ô nhiễm không khí do khói thải từ các phương tiện giao thông.
- Theo báo cáo chung của môi trường năm 2003, hoạt động giao thông đường bộ chiếm 70% về nguyên nhân gây ô nhiễm không khí, vì từ hoạt động này phát sinh bụi, khí thải và tiếng ồn. Mỗi năm, lượng xe máy ở Việt Nam tăng khoảng 15 – 18%.
- Theo thống kê, lượng xe máy ở thành phố Hồ Chí Minh khoảng hơn 3 triệu xe, ô tô khoảng gần 500.000 xe (chưa kể hàng triệu lượt xe ở các tỉnh về thành phố) và lượng khí thải, bụi thải từ các loại phương tiện này là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm không khí nghiêm trọng.
- Hoạt động phương tiện giao thông vận tải sử dụng đến 1,5 triệu tấn xăng và dầu diesel, thải ra không khí 6 triệu tấn CO2, 61 ngàn tấn CO, 35 ngàn tấn NO2, 12 ngàn tấn SO2 và 22 ngàn tấn CmHn.
- Tại một số nút giao thông chính, nồng độ SO2 phát thải ra môi trường không khí xấp xỉ hoặc lớn hơn TCVN. Ô nhiễm SO2 và CO2 ở nước này có thể gây ra mưa axít cho nước khác.
- Ở TPHCM, tác hại của ô nhiễm từ khói thải càng kinh khủng vào những giờ cao điểm – thời điểm thường xảy ra kẹt xe. Hàng ngàn xe gắn máy và xe tải tụ tập hàng giờ liền đã xảy ra một lượng khói thải đáng kể trong đó có chứa
nhiều CO, NO2, NO, những hạt bụi chì, các hợp chất Benzen và dẫn xuất của Benzen mà theo Giáo sư Lê Huy Bá đều là tác nhân gây ung thư.
Trước đây việc ô nhiễm do khói thải từ phương tiện giao thông nguy hiểm hơn nhiều, vì ngoài những chất CO, NO2… còn có cả lượng chì. Tuy nhiên, sau tháng 7-2001, Nhà nước có chủ trương sử dụng xăng không chì cho các phương tiện giao thông, nồng độ chì đã giảm rõ rệt và đạt tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới WHO.
- Lượng xe hai bánh tại TPHCM quá nhiều, một mặt do chất lượng phương tiện công cộng còn quá nghèo nàn và xuống cấp, mặt khác do công tác quản lý, đăng kiểm chưa có hoặc không xử lý triệt để.
Vì vậy để giảm thiểu ô nhiễm không khí từ khói thải giao thông, Sở Giao Thông Công chánh, Cục Đăng Kiểm, Công an TP, Sở Tài Nguyên và Môi trường cần phối hợp chặt chẽ trong việc kiểm tra và xử lý.
Sở GTCC cần quy hoạch lại mạng giao thông, tìm biện pháp hạn chế xe hai bánh. Như xe ô tô, xe mô tô cũng cần phải được kiểm tra định kỳ. Ngoài ra, Công an giao thông cần tăng cường chốt chặn tại các điểm giao thông cần thiết để kiểm soát được lượng xe máy ra vào TP…
- Kế hoạch đến năm 2007 Cục Đăng Kiểm và Bộ Thương mại sẽ đề xuất tiêu chuẩn nhiên liệu mới cho Việt Nam. Với chất lượng nhiên liệu mới sẽ giảm thiểu một số chất hữu cơ gây hại và giúp hệ thống phát thải có khả năng tự lọc bẩn.
- Ô nhiễm không khí là dạng ô nhiễm trực tiếp nhất từ khói, bụi do các phương tiện giao thông thải ra, ô nhiễm khí thải công nghiệp và ô nhiễm tiếng ồn…
- Đây cũng là một dạng ô nhiễm đáng báo động. Để giảm thiểu dạng ô nhiễm này, thành phố nên xây dựng vành đai an toàn bằng những dải phân cách,
sớm di dời các cơ sở sản xuất thải khí, bụi ra ngoài khu dân cư, ổn định và sớm tái lập trật tự an toàn giao thông.
- Xây dựng các vách tường chống ồn giao thông dọc theo các trục lộ. Đối với các nhà máy phát sinh bụi thải cần phải xây dựng hệ thống lắng bụi, lọc tĩnh điện hoặc áp dụng những phương pháp khác để đưa mức thải phù hợp theo quy định giới hạn tối đa cho phép của Nhà nước về chất lượng không khí.
Đồ thị 3 -1 : Dự báo tăng số lượng xe cộ tại thành phố Hồ Chí Minh