Để ngăn chặn ô nhiễm không khí ở TPHCM, phải áp dụng nhiều biện pháp cùng một lúc. Cụ thể là:
- Phải buộc mọi người chấp hành nghiêm túc các quy định: thu gom sạch các chất thải rắn không thải ra đường, không thải bụi, khói, khí ô nhiễm, khí có mùi hôi, ồn trong tầm thấp (vùng quẩn gió). Thành phố cần thành lập, ban hành quy chế hoạt động đội bảo vệ môi trường để có đủ lực lượng kiểm tra, giám sát, bắt buộc mọi người thực hiện các quy định bảo vệ môi trường.
- Phải có quy định và biện pháp chế tài hiệu quả buộc các công trường sửa chữa đường, nhà không đổ vôi, cát, xà bần ra lề đường; xe chở vật tư, hàng hóa chạy từ công trường ra đường nhựa phải rửa sạch bánh xe, gầm xe dính bùn đất. Thành phố và các quận, huyện đầu tư đội xe có bộ phận chải quét hút bụi mặt đường cùng với xe phun xối nước.
- Các cơ sở sản xuất, dịch vụ sửa chữa, lắp ráp máy móc thiết bị, đồ dùng các cửa hàng lớn nhỏ, quốc doanh, tư nhân có lò đốt, bếp nấu, có công đoạn hàn, sơn, mài, đánh bóng, tẩy rửa, xi mạ… đều phải bố trí trong phòng cách ly có hệ thống thu gom bụi, khí độc và có bộ phận lắng lọc làm sạch các chất độc hại trong khí thải đạt TCVN mới được thải ra ngoài (theo TCVN 5939 – 1995: giới hạn bụi, các khí độc quy định cho đầu ống khí phải cao hơn vùng quẩn gió của cơ sở sản xuất, hoạt động; tức là ống khói phải cao hơn 1,8 lần chiều cao nhà, vật cản đứng ngáng trước ống khí: thí dụ nhà cản gió cao 10m thì chiều cao ống khói phải 1,8m).
Hiện nay số ống thải khu vực TPHCM đạt kích thước và chiều cao chỉ chiếm gần 30%. Cho nên cần phải thực hiện nghiêm ngặt về yêu cầu của tiêu chuẩn khí thải công nghiệp thì mới giảm được ô nhiễm.
Chương 4: