HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI THAØNH PHỐ HỒ CHÍ MINH:

Một phần của tài liệu Hiện trạng ô nhiễm bụi tại các nút giao thông chính trong thành phố Hồ Chí Minh đề xuất biện pháp giảm thiểu bụi tại các nút giao thông vòng xoay Hàng Xanh (Trang 44 - 46)

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ TẠI TPHCM

3.2HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI THAØNH PHỐ HỒ CHÍ MINH:

MINH:

Thành phố Hồ Chí Minh bây giờ người đông, xe cộ nhiều lại thêm hiện trạng cơi nới nhà cửa, đường sá diễn ra khắp nơi cùng với việc người dân giữ vệ sinh kém đã biến môi trường của thành phố đẹp nhất nhì Đông Nam Á này bị ô nhiễm nặng. Làm gì để đưa thành phố thoát khỏi tình trạng bị ô nhiễm đe dọa nghiêm trọng mà người dân đang phải đối mặt?

Thành phố Hồ Chí Minh hiện có 5 triệu dân và 3 triệu người nhập cư, cộng đồng người dân thành phố mỗi ngày thải ra hàng trăm nghìn tấn rác thải các loại, lượng rác quá nhiều đến mức không còn chỗ để chôn lấp, rất phức tạp và mất vệ sinh. Trong khi đó, điều đáng báo động cho tình trạng làm cho môi trường thành phố bị ô nhiễm nặng là tình trạng người dân hiện nay sống rất vô ý thức trong việc giữ gìn vệ sinh chung cho thành phố. Rác sinh hoạt, chuột chết, thức ăn thừa đều bị vứt ra đường! Xe cộ nhiều gây nên khói bụi mịt mù từ sáng đến tối, tình trạng đào bới đường sá, cơi nới nhà cửa tùm lùm đã biến cả thành phố cứ như một công trường khổng lồ đang thi công. Chính tình trạng tự đào bới, xây cất vô tổ chức đã gây nên tình trạng chôn lấp các sông rạch, làm tắc nghẽn hệ thống thoát nước sinh hoạt của thành phố dẫn đến úng ngập mỗi khi trời đổ mưa. Mỗi khi nước dâng cao biến đường thành phố thành sông suối, hàng trăm thứ rác và nước bẩn trôi bồng bềnh vào cả nhà dân. Rác bẩn không chỉ làm mất vệ sinh ngày này qua tháng nọ mà nó còn là tác nhân gây dịch bệnh cho con người.

Thành phố Hồ Chí Minh mới đầu vào mùa mưa nhưng chỉ sau vài cơn mưa đã có hàng trăm điểm ngập nước. Tại khu vực bùng binh Cây Gõ (quận 6) được

coi là cái rốn của thành phố, sau mỗi cơn mưa chiều đã ngập tới nửa mét, ở quận 11, đường Lãnh Binh Thăng, Tôn Thất Thiệp, Nguyễn Thị Nhỏ nước ngập cao 0,4m – 0,5m, các đường Aâu Cơ, Hương Lộ 14, Trương Công Định (quận Tân Bình) tuy không ngập sâu như quận 6,11 nhưng nước vẫn dâng lên tới 0,3 m, cá biệt có nơi lên 0,4 m. Khu Văn Thánh bắc (quận Bình Thạnh) nước ngập hơn nửa bánh xe máy. Hiện nay toàn thành phố có trên 100 điểm ngập nước khi trời mưa to, theo kế hoạch thì đến khoảng năm 2005 tình trạng ngập sau mưa mới được cải thiện đáng kể, do các kênh Tào Hủ, Bến Nghé, Nhiêu Lộc, Thị Nghè được nạo vét. Nước ngập thành phố, một điều lo ngại nhất đối với người dân là nước dâng tới đâu mang theo ô nhiễm tới đó, rất khủng khiếp. Nước mưa lẫn với nước cống thải của thành phố, màu đen xỉn, mùi hôi nồng nặc kèm theo đủ các loại rác trôi vào nhà, năm nào cũng ngập, năm sau tình trạng tồi tệ hơn năm trước. Nhiều người dân địa phương cho biết, nguyên nhân gây ra tình trạng ngập úng giữa lòng thành phố trên diện rộng là do tình trạng cơi nới nhà cửa, xây mới đường, san lấp vô tổ chức đã lấp đi những con đường “thoát hiểm” của sông rạch, dòng nước mưa, nước thải sinh hoạt. Một trong những điểm gây ra nạn ô nhiễm rất trầm trọng là các cảng cá, chợ cá và các cơ sở chế biến hải sản nằm trong khu dân cư. Chợ cá Hòa Bình (quận 5) là một trong hàng chục chợ cá ở thành phố mất vệ sinh nhất chưa được cải thiện, dù dân kêu rất nhiều lần. Con đường trước mặt khu nhà lồng bán cá, tôm, nước rửa cá của các xe lên cá từ khuya vẫn còn đọng lại thành từng vũng trên mặt đường bị xói lở loang lổ, tràn lênh láng ra bên ngoài lồng chợ ngay sát khu dân cư…

Tại thành phố Hồ Chí Minh có hơn 1200 doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường phải đưa vào diện di dời từ nội thành ra các khu công nghiệp và các nông trường Phạm Văn Cội, Lê Minh Xuân… trong thời gian từ năm 2002 – 2004. Nhưng đến nay chỉ có 48 doanh nghiệp “ chịu” di dời. Các doanh nghiệp chưa di

dời đều đưa ra lý do chính là thiếu vốn và đất hoặc chưa tìm được địa điểm phù hợp. Có đơn vị đã có đất, muốn dời đến, nhưng địa điểm không đúng với sắp xếp của Sở quy hoạch kiến trúc. Trong khi đó, giá thuê đất tại các khu công nghiệp lại quá cao so với khả năng của các doanh nghiệp. Chỉ những doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng diện tích từ 1.000 m2 trở lên mới có khả năng được các khu công nghiệp tiếp nhận. Trong khi các khu công nghiệp không đủ mặt bằng tiếp nhận hết các doanh nghiệp diện di dời, Ban chỉ đạo công tác di dời các cơ sở gây ô nhiễm môi trường thành phố Hồ Chí Minh đang khuyến khích các doanh nghiệp chuyển ra các tỉnh lân cận. Sau năm 2004, nếu doanh nghiệp ô nhiễm nằm trong diện di dời không thực hiện theo quy định sẽ bị cưỡng chế. Hy vọng với kế hoạch “làm sạch” đầy quyết tâm này của chính quyền thành phố sẽ góp phần đáng kể trong việc cải tạo môi trường thành phố nay mai.

Một phần của tài liệu Hiện trạng ô nhiễm bụi tại các nút giao thông chính trong thành phố Hồ Chí Minh đề xuất biện pháp giảm thiểu bụi tại các nút giao thông vòng xoay Hàng Xanh (Trang 44 - 46)