Hiện trạng giao thông đô thị:

Một phần của tài liệu Hiện trạng ô nhiễm bụi tại các nút giao thông chính trong thành phố Hồ Chí Minh đề xuất biện pháp giảm thiểu bụi tại các nút giao thông vòng xoay Hàng Xanh (Trang 46 - 49)

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ TẠI TPHCM

3.2.1 Hiện trạng giao thông đô thị:

Thành phố Hồ Chí Minh có diện tích 2095 km2, dân cư khoảng 7 triệu người, bao gồm 19 quận và 5 huyện. Với tiến trình đô thị hóa nhanh và dân số lớn do đó thành phố Hồ Chí Minh là một siêu đô thị, với Điều chỉnh quy hoạch tổng mặt bằng thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020, đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong quyết định số 123/1998/QD-TTG ngày 10-07-1998 vào những năm 2020, quy mô thành phố sẽ lên tới 10 triệu người.

Sự phát triển của đô thị ở mức nhanh, dân số tiếp tục gia tăng cơ học, nhiều khu công nghiệp được hình thành và phát triển… Mật độ dân cư khu vực nội thành đã vượt 30.000 người/km2: cao nhất là các quận 5 (62.000 người/km2), quận 4 (56.000 người/km2), quận 3 (55.000 người/km2), quận 11 (52.000 người/km2)… Mức phát triển của dân cư và kinh tế đã vượt trội hơn sự phát triển của cơ sở hạ tầng giao thông, đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến quá trình giao thông và chất lượng môi trường đô thị.

Giao thông đô thị đang gặp nhiều khó khăn: mạng lưới giao thông thành phố hiện nay chất lượng kỹ thuật còn thấp; phương tiện vận tải lạc hậu; quỹ đất dành cho giao thông chiếm tỉ lệ nhỏ, hệ thống giao thông trên các đường phố đã bị quá tải do nhu cầu giao thông đang ngày càng tăng nhanh…

Năm 1998 có 1215 đường với chiều dài 1520km, mật độ đường mới đạt 0,727 km/km2, 0,3km/1000 dân nên nhìn chung đường còn thiếu, nhiều nơi yếu và hẹp, cản trở việc đi lại hàng ngày của người dân. Thành phố thiếu các tuyến trục xuyên tâm, hướng tâm, chưa thật sự hình thành các tuyến vành đai trong, giữa và ngoài, chưa thật sự có các đường phố chính cấp 1, cấp 2 như tiêu chuẩn quy định. Hầu hết các đường phố chính trong nội thành đang ở ngưỡng cửa của sự quá tải. Thành phố có 1272 giao lộ, trong đó có 15 ngã năm, 2 ngã sáu, 1 ngã bảy, 25 vòng xoay và 9 công trường, tất cả đều giao cắt đồng mức. Những giao lộ trong nội thành có mật độ giao thông cao, năng lực lưu thông thấp, dễ bị ách tắc trong giờ cao điểm.

Nhiều điểm quan trọng trong mạng lưới giao thông đô thị đã bị ách tắc trong giờ cao điểm, mật độ đi lại hàng ngày rất lớn trong dòng xe hỗn hợp trên đường phố đang đe dọa an toàn giao thông. Mạng lưới giao thông đang cần thiết phải được quy hoạch phát triển hoàn chỉnh và cải tạo xây dựng để đáp ứng nhu cầu đô thị. Qua kết quả khảo sát, có 55 đoạn đường phố trong nội thành có lưu lượng đi lại trên 10.000 lượt người/giờ cao điểm, vượt qua khả năng chuyển chở của một xe buýt.

+ Sử dụng phương tiện giao thông và nhu cầu đi lại:

Giao thông công cộng là lĩnh vực tiện ích công cộng đô thị đã giảm sút tới một tỷ lệ quá thấp, chỉ đáp ứng khoảng 2 - 3% nhu cầu vận tải công cộng thành phố. Lưu thông trong thành phố chủ yếu bằng xe gắn máy, xe đạp… tạo nên môi trường giao thông hỗn hợp, thiếu văn minh, gây nên tai nạn nhiều, tình trạng ô

nhiễm không khí khói bụi tiếng ồn trong đô thị, nạn ách tắc giao thông trên các đường phố đang phát triển.

Qua các điều tra khảo sát cho thấy hệ số đi lại trung bình của người dân thành phố Hồ Chí Minh là 1,8 , trong đó cao nhất là viên chức 2,75 ( nam 2,84 và nữ là 2,6 ), công nhân là 2,25, sau đó là học sinh sinh viên 2,07 , người buôn bán là 1,79. Vào những năm 2010 - 2020 quy mô thành phố sẽ có thể có 7 - 10 triệu dân và khoảng 1 - 2 triệu khách vãng lai hàng năm, với mức đi lại hàng ngày bình quân khoảng 2 - 2,5 lượt mỗi ngày do đó nhu cầu đi lại hàng ngày trong đô thị khoảng 17- 25 triệu lượt người mỗi ngày hay 6,2 tỉ đến 9,1 tỉ lượt người một năm. Cùng với sự phát triển kinh tế của thành phố và nhu cầu đi lại của ngừơi dân thì số phương tiện vận tải gia tăng nhanh chóng. Tổng số phương tiện giao thông đầu năm 2000 là gần 4,3 triệu chiếc, trong đó:

- Vận tải hành khách công cộng có 2200 xe đều là xe có tuổi thọ trên 25 năm. Tỷ lệ của giao thông công cộng nhất là xe buýt còn rất thấp.

- Xe gắn máy bùng nổ với tốc độ nhanh chóng : 1,6 triệu chiếc (đến tháng 6/2001), bình quân mỗi tháng tăng thêm 20 ngàn xe. Riêng năm 2000 đã có 250 ngàn xe gắn máy đăng ký mới đưa vào sử dụng. Với 1,6 triệu xe gắn máy cộng với khoảng 2,5 triệu chiếc xe đạp đây là tín hiệu nguy cơ báo động cho sự đi lại của thành phố, bởi vậy thành phố Hồ Chí Minh cần sớm có chủ trương hạn chế việc nhập và phát triển mô tô, xe gắn máy trên địa bàn.

- Xe 3 bánh thô sơ và gắn máy với chủ trương không phát triển mới, hạn chế khu vực tuyến hoạt động hiện vẫn còn 32 ngàn chiếc.

- Xe ô tô con : hiện tại có khoảng trên 32.500 xe, ước tính bình quân 6,6 xe ô tô/1000 dân.

Phương tiện đi lại trên tất cả các tuyến của người dân thành phố chủ yếu bằng phương tiện cá nhân xe gắn máy, xe đạp với cơ cấu đi lại như sau:

- Vận tải công cộng : chỉ đạt 2 - 3% - Xe đạp, xe máy : 80 - 90%

Tỷ lệ sử dụng phương tiện giao thông đi lại bất hợp lý: xe đạp (32%), xe gắn máy (64%), xe hơi (1%), giao thông công cộng (2%), phương tiện khác (1%). Từ các số liệu trên cho thấy cần phải giảm tỷ lệ sử dụng xe gắn máy và tăng tỷ lệ sử dụng các loại hình giao thông công cộng.

Một phần của tài liệu Hiện trạng ô nhiễm bụi tại các nút giao thông chính trong thành phố Hồ Chí Minh đề xuất biện pháp giảm thiểu bụi tại các nút giao thông vòng xoay Hàng Xanh (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w