Quan hệ biện chứng giữa CSHT và KTTT

Một phần của tài liệu Ôn thi cao học môn triết dùng cho hầu hết các trường đại học, học viện (Trang 38 - 39)

C- Quan hệ sản xuất là quan hệ giữa người và người hình thành trong quá trình sản xuất, bao gồm quá trình sản xuất và tái sản xuất.

2.Quan hệ biện chứng giữa CSHT và KTTT

CSHT và KTTT là hai mặt của đời sống xã hội, chúng tồn tại khơng tách rời nhau và tác động biện chứng lẫn nhau, trong đĩ CSHT giữ vai trị quyết định đối với KTTT. Ngược lại, KTTT cũng cĩ tính tương đối độc lập và tác

động trở lại CSHT sinh ra nĩ.

Nội dung cụ thể như sau:

* Thứ nhất, CSHT quyết định KTTT. (KT quyết định chính trị) và vai trị đĩ được thể hiện dưới những

điểm sau đây:

+ Cơ sở hạ tầng quyết định sự sinh ra của KTTT. Mỗi yếu tố của KTTT cĩ đặc điểm riêng, quy luật riêng và cĩ mối liên hệ khác nhau đối với cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, chúng khơng tồn tại tách rời với nhau mà liên hệ tác động qua lại lẫn nhau, đều được nảy sinh từ trên cơ sở hạ tầng và cùng phản ánh cơ sở hạ tầng, tức là đều cĩ mối liên hệ trực tiếp hay gián tiếp đến lĩnh vực KT-XH.

+ Cơ sở hạ tầng như thế nào thì KTTT như thế ấy. Mỗi cơ sở hạ tầng sẽ hình thành nên một KTTT tương ứng với nĩ. Tính chất của kiến thúc thượng tầng là do tính chất của cơ sở hạ tầng quyết định. Trong xã hội cĩ giai cấp, giai cấp nào thống trị về mặt kinh tế thì cũng chiếm địa vị thống trị về mặt chính trị và đời sống tinh thần của xã hội. Mâu thuẫn trong kinh tế quyết định mâu thuẩn trong lĩnh vực chính trị tư tưởng; ngược lại cuộc đấu tranh giai cấp về chính trị tư tưởng là biểu hiện những đối kháng trong đời sống kinh tế. Tất cả các yếu tố của KTTT như: Nhà nước, pháp quyền, triết học, tơn giáo… đều trực tiếp hay gián tiếp phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng và do cơ sở hạ tầng quyết định.

+ Cơ sở hạ tầng thay đổi thì sớm hay muộn KTTT cũng thay đổi theo. Khi cơ sở hạ tầng cũ mất đi thì KTTT do nĩ sinh ra cũng mất đi theo; khi cơ sở hạ tầng mới được thiết lập thì một KTTT phù hợp với nĩ cũng đuợc hình thành. Mác đã khẳng định: “Cơ sở kinh tế thay đổi thì tồn bộ cái KTTT đồ sộ cũng bị đảo lộn ít nhiều nhanh chĩng”. Tính quyết định của cơ sở hạ tầng đối với KTTT diễn ra hết sức phức tạp trong quá trình chuyển biến của hình thái KT- XH. Từ cơ sở hạ tầng này sang cơ sở hạ tầng khác thì sự thay đổi KTTT dễ thấy hơn. Ngay trong một phương thức sản xuất, những biến đổi ở cơ sở hạ tầng cũng làm biến đổi ít nhiều trên KTTT. Cĩ những yếu tố của KTTT thay đổi nhanh chĩng cùng với sự thay đổi của cơ sở hạ tầng như: chính trị, pháp luật… Cĩ những yếu tố thay đổi chậm như tơn giáo, nghệ thuật… hoặc cĩ những yếu tố được kế thừa trong xã hội mới.

Trong xã hội cĩ giai cấp, sự thay đổi KTTT (Đảng phái, Nhà nước, tư tưởng, …) thơng qua đấu tranh giai cấp và cách mạng xã hội. phải Tuy nhiên đây là một quá trình vơ cùng phức tạp. Xét đến cùng, nguyên nhân sâu xa của sự thay đổi này là sự phát triển của LLSX, dẫn đến xố bỏ QHSX cũ, hình thành QHSX mới, nghĩa là xố bỏ CSHT cũ, xây dựng CSHT mới, đồng thời KTTT cũ cũng bị xố bỏ và xuất hiện KTTT mới.

Thứ hai, KTTT tương đối độc lập và tác động trở lại đối với CSHT

Tuy cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng, kiến trúc thượng tầng phù hợp với cơ sở hạ tầng, nhưng đĩ khơng phải là sự phù hợp một cách giản đơn, máy mĩc mà KTTT cĩ tính độc lập tương đối, cĩ quy luật vận động bên trong, cĩ đời sống riêng của nĩ và sau khi hình thành nĩ cĩ tác động trở lại vơ cùng mạnh mẽ đối với cơ sở hạ tầng. Thể hiện:

- Tính độc lập:

+ KTTT là các quan điểm về chính trị, pháp luật, đạo đức… và các thiết chế tương ứng như nhà nước, các tổ chức xã hội, giáo phái,… phát triển khơng phụ thuộc vào CSHT vì do bản thân nội tại của nĩ làm cho nĩ phát triển. Các bộ phận của KTTT cĩ sự tác động lẫn nhau, chi phối, ràng buộc nhau, thúc đẩy sự phát triển KTTT.

- Tác động trở lại:

Tất cả các bộ phận cấu thành KTTT đều cĩ tác động đến CSHT nhưng cĩ vai trị và cách thức động khác nhau. Trong các bộ phận khác nhau của KTTT, Nhà nước cĩ vai trị đặc biệt quan trọng và cĩ tác dụng to lớn nhất. Hoạt động của Nhà nước tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội, quản lí và sốt xã hội trong một trật tự kỷ cương nhất định, qua đĩ, để tăng cường sức mạnh kinh tế của giai cấp thống trị, củng cố vững chắc địa vị của QHSX thống trị. Các bộ phận khác trong KTTT khi tác động đến cơ sở hạ tầng thường phải thơng qua Nhà nước, pháp luật và các thể chế tương ứng.

+ Chức năng cơ bản của KTTT là bảo vệ, duy trì, cũng cố và phát triển CSHT đã sinh ra nĩ, đấu tranh xĩa bỏ CSHT và KTTT cũ. Một giai cấp chỉ cĩ thể giữ vững được sự thống trị về kinh tế chừng nào xác lập và củng cố được

sự thống trị về chính trị, tư tưởng. Cơ sở hạ tầng chống lại nguy cơ làm suy yếu hoặc phá hoại chế độ kinh tế đĩ. Bên cạnh đĩ, kế thừa những yếu tố cịn cĩ giá trị tích cực, hợp lý của CSHT và KTTT cũ để cải tạo, gia nhập vào cơ sở hạ tầng và KTTT mới.

+ Sự tác động của KTTT đối với cơ sở hạ tầng diễn ra theo hai chiều hướng. Sự tác động phù hợp với các quy luật KT-XH, với yêu cầu phát triển của lực lượng sản xuất: Tạo điều kiện cho cơ sở hạ tầng phát triển đúng hướng, phong phú, thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Sự tác động khơng phù hợp với quy luật KT-XH, khơng phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất sẽ cản trở sự phát triển sản xuất xã hội.

 Trong xu thế chung của thời đại ngày nay, KTTT chiếm một vị trí hết sức to lớn, giữ vai trị định hướng những hoạt động thực tiễn đưa lại phương án phát triển tối ưu cho kinh tế – xã hội. Sự tác động của KTTT đối với cơ sở hạ tầng rất quan trọng, song nếu tuyệt đối hố vai trị và tác dụng của nĩ, phủ nhận tính tất yếu kinh tế xã hội sẽ phạm sai lầm của chủ nghĩa duy tâm chủ quan duy ý chí dưới những hình thức khác nhau. Xét đến cùng, nhân tố kinh tế giữ vai trị quyết định đối với KTTT. Nếu KTTT kìm hãm sự phát triển kinh tế thì sớm hay muộn, bằng cách này hay cách khác, KTTT cũ sẽ được thay thế bằng KTTT mới tiến bộ để thúc đẩy kinh tế tiếp tục phát triển.

Một phần của tài liệu Ôn thi cao học môn triết dùng cho hầu hết các trường đại học, học viện (Trang 38 - 39)