Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 62 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
62
Dung lượng
672,75 KB
Nội dung
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
----------
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
KHÓA 38 (2012 – 2015)
Đề tài:
QUAN HỆ NHÂN THÂN VÀ QUAN HỆ TÀI SẢN
CỦA NHỮNG NGƯỜI ĐỒNG TÍNH
CHUNG SỐNG NHƯ VỢ CHỒNG
Giảng viên hướng dẫn:
Sinh viên thực hiện:
Huỳnh Thị Trúc Giang
Ngô Quốc Huy
MSSV: S120024
Lớp: Luật VB2 Đồng Tháp - K38
Cần Thơ, tháng 11 năm 2014
LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi muốn gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến Cô Huỳnh Thị
Trúc Giang, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện Luận
văn tốt nghiệp.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn quý thầy cô Khoa Luật – Trường Đại học Cần
Thơ, người đã truyền đạt những kiến thức quý báu và những bài học cuộc sống giúp tôi
có một hành trang tri thức vững vàn để tiếp nhận công việc trong tương lai.
Và lời cảm ơn cuối cùng xin dành tặng cho tất cả bạn bè và đặc biệt là những người
thân trong gia đình, những người luôn kịp thời động viên và giúp tôi vượt qua những khó
khăn trong cuộc sống.
Xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến tất cả mọi người!
Người viết
Ngô Quốc Huy
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG PHẢN BIỆN
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ................................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................ 2
3. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................. 2
4. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 2
5. Cấu trúc luận văn.................................................................................................. 3
CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUAN HỆ NHÂN THÂN VÀ QUAN HỆ TÀI SẢN
CỦA NHỮNG NGƯỜI ĐỒNG TÍNH CHUNG SỐNG NHƯ VỢ CHỒNG
1.1. Một số khái niệm chung .................................................................................... .4
1.1.1. Khái niệm quan hệ nhân thân .................................................................. .4
1.1.2. Khái niệm quan hệ tài sản ......................................................................... .5
1.1.3. Khái niệm chung sống như vợ chồng ....................................................... .6
1.1.4. Khái niệm người đồng tính ....................................................................... .8
1.1.5. Khái niệm chung sống như vợ chồng giữa những người đồng tính ...... .9
1.2. Sự cần thiết của việc ban hành các quy định về quan hệ nhân thân và quan
hệ tài sản giữa những người đồng tính chung sống như vợ chồng ............................ 11
1.3. Lược sự của các quy định của pháp luật về quan hệ chung sống như vợ
chồng giữa những người đồng tính .............................................................................. 14
1.3.1. Quan hệ chung sống như vợ chồng giữa những người đồng tính trên thế
giới ................................................................................................................................... 14
1.3.2. Quan hệ chung sống như vợ chồng giữa những người đồng tính theo
pháp luật Việt Nam ........................................................................................................ 16
1.3.2.1. Giai đoạn trước năm 2013 ................................................................... 16
1.3.2.2. Giai đoạn từ năm 2013 đến nay........................................................... 17
CHƯƠNG 2
QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ QUAN HỆ NHÂN THÂN
VÀ QUAN HỆ TÀI SẢN CỦA NHỮNG NGƯỜI ĐỒNG TÍNH
CHUNG SỐNG NHƯ VỢ CHỒNG
2.1. Quan hệ nhân thân ............................................................................................ 20
2.1.1. Quyền kết hôn ............................................................................................ 20
2.1.2. Quyền được nuôi con nuôi ........................................................................ 22
2.1.3. Quyền ly hôn............................................................................................... 24
2.2. Quan hệ tài sản ................................................................................................... 27
2.2.1. Tài sản thuộc quyền sở hữu chung ........................................................... 27
2.2.1.1. Căn cứ xác lập tài sản thuộc quyền sở hữu chung .............................. 27
2.2.1.2. Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc quyền sở hữu chung ..... 29
2.2.1.3. Phân chia tài sản thuộc quyền sở hữu chung và chấm dứt sở hữu
chung ................................................................................................................................ 30
2.2.2. Tài sản thuộc quyền sở hữu riêng ............................................................ 32
2.2.2.1. Căn cứ xác lập tài sản thuộc quyền sở hữu riêng ................................. 32
2.2.2.2. Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng......................................... 33
2.2.3. Trách nhiệm liên đới trong giao dịch dân sự do một bên thực hiện ..... 34
2.2.4. Quyền thừa kế tài sản giữa những người đồng tính chung sống như vợ
chồng ............................................................................................................................... 36
CHƯƠNG 3
THỰC TIỄN VÀ GIẢI PHÁP VỀ QUAN HỆ NHÂN THÂN
VÀ QUAN HỆ TÀI SẢN CỦA NHỮNG NGƯỜI ĐỒNG TÍNH
CHUNG SỐNG NHƯ VỢ CHỒNG
3.1. Thực tiễn và giải pháp về quan hệ chung sống như vợ chồng giữa những
người đồng tính khi không được pháp luật công nhận .............................................. 38
3.1.1. Thực tiễn ..................................................................................................... 38
3.1.2. Giải pháp..................................................................................................... 41
3.2. Thực tiễn và giải pháp của vấn đề nuôi con nuôi của những người đồng tính
chung sống như vợ chồng .............................................................................................. 44
3.2.1. Thực tiễn ..................................................................................................... 44
3.2.2. Giải pháp..................................................................................................... 46
3.3. Thực tiễn và giải pháp của vấn đề quan hệ tài sản của những người đồng tính
chung sống như vợ chồng .............................................................................................. 48
3.3.1. Thực tiễn ..................................................................................................... 48
3.3.2. Giải pháp..................................................................................................... 50
KẾT LUẬN ..................................................................................................................... 52
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản của những người đồng tính chung sống như vợ chồng
LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đồng tính là một vấn đề nhạy cảm trong xã hội. Trong cách nhìn của người Á
Đông nói chung, của người Việt Nam nói riêng, hầu như vẫn còn e dè với những người
mang xu hướng tính dục đồng giới. Tuy nhiên, những năm gần đây nhiều nước đã chính
thức chấp nhận hôn nhân đồng giới và có nhiều quy định điều chỉnh về vấn đề này.
Những người đồng tính dường như được mọi người nhìn nhận ở góc độ tích cực, đúng
đắn hơn. Sự kì thị và xa lánh dần được thay thế bằng sự cảm thông và thấu hiểu. Người ta
gần như thấy bình thường với từ “đồng tính”.
Ngày nay, với sự hỗ trợ của internet những người đồng tính có điều kiện gặp gỡ,
tiếp xúc, trao đổi và liên kết với nhau thành một cộng đồng, tạo nên một tiếng nói chung
trong xã hội. Họ mạnh dạn hơn khi nhìn nhận giới tính thật của mình, đồng thời họ cũng
có những hoạt động nhằm khẳng định với xã hội rằng họ là những người có ích. Họ
mong muốn được đóng góp và đã có những đóng góp tích cực cho sự phát triển của xã
hội như để nhằm hy vọng được hưởng một quyền mà con người cần phải có đó là quyền
được mưu cầu hạnh phúc.
Dù rằng pháp luật hiện hành vẫn không cho phép kết hôn giữa những người cùng
giới tính nhưng việc tổ chức lễ cưới của họ thì trước nay pháp luật vẫn không cấm. Ngày
11/11/2013 Nghị định số 110/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 của Chính phủ về quy định
xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân
và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã chính thức có hiệu lực,
Nghị định đã bỏ việc xử phạt hành chính trường hợp kết hôn giữa những người cùng giới
tính. Đây là một bước tiến quan trọng, phần nào cho thấy cái nhìn tích cực của xã hội
dành cho những người đồng tính. Đồng thời, về khía cạnh nào đó cũng tạo cho những
người đồng tính thêm một niềm tin sẽ được pháp luật công nhận hôn nhân của họ. Do vậy
khi Nghị định 110/2013 có hiệu lực, họ có thêm động lực để thực hiện điều mong muốn
của mình là được chung sống với nhau.
Tuy nhiên, việc chung sống tạm gọi như vợ chồng của những người đồng tính hiện
nay kéo theo hàng loạt hệ quả cần pháp luật điều chỉnh như cơ sở xác lập và chấm quan
hệ chung sống như vợ chồng, vấn đề về nuôi con nuôi, thừa kế và đặc biệt quan trọng
hơn là về quan hệ nhân thân và tài sản của họ. Khi họ bắt đầu chung sống với nhau như
vợ chồng thì pháp luật xem họ là người độc thân hay là người đang có vợ hoặc có chồng?
Họ có thể cùng chung sống như vợ chồng với nhiều người không? Họ có thể kết hôn với
một người khác giới trong khi vẫn đang chung sống như vợ chồng với một người đồng
giới? Nếu pháp luật không điều chỉnh quan hệ chung sống như vợ chồng của họ thì
GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang
1
SVTH: Ngô Quốc Huy
Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản của những người đồng tính chung sống như vợ chồng
những hệ lụy nào sẽ xảy đến khi các mối quan hệ giữa những người đồng tính trong xã
hội hiện nay ngày càng trở nên phức tạp? Hơn nữa, có thể thấy tính bền vững trong quan
hệ chung sống như vợ chồng của những người đồng tính vẫn làm mọi người hoài nghi.
Mối quan hệ này chủ yếu được xây dựng lên từ chất liệu vô hình là tình cảm nhưng lại
chịu sức ép không nhỏ từ gia đình, bạn bè và xã hội, thêm vào là không được sự can thiệp
đúng mức của pháp luật để tạo ra một ràng buộc về mặt pháp lý nhằm giúp họ duy trì và
bảo vệ mối quan hệ đó thì tất yếu sự rạng nứt, đổ vỡ sẽ dể dàng xảy đến. Một khi họ
chấm dứt quan hệ chung sống, bên cạnh mất mát, tổn thương về mặt tình cảm thì vấn đề
nhân thân của họ được pháp luật nhìn nhận ra sao? Vì Pháp luật không công nhận hôn
nhân đồng giới nên khi những người đồng giới chấm dứt quan hệ chung sống với nhau
thì một điều chắc chắn sẽ không được Tòa án giải quyết theo thủ tục ly hôn. Khi đó quan
hệ về tài sản của họ được giải quyết như thế nào? Do đó dù có công nhận hay không công
nhận hôn nhân đồng giới thì vấn đề về quan hệ nhân thân và tài sản của những người
đồng tính sống chung như vợ chồng cần phải được nhìn nhận một cách thật rõ ràng. Đó là
lý do người viết chọn đề tài nghiên cứu là “Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản của
những người đồng tính chung sống như vợ chồng”
2. Mục đích nghiên cứu
Người viết nghiên cứu đề tài nhằm mục đích làm sáng tỏ các quy định của pháp
luật về quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản của những người đồng tính chung sống như
vợ chồng. Đồng thời cũng tìm hiểu quan hệ chung sống như vợ chồng giữa những người
đồng tính trên thực tế cũng như thực tiễn áp dụng các quy định đó để thấy được những
thuận lợi và những tồn tại cần khắc phục. Qua đó, người viết đưa ra một số phương
hướng góp phần hoàn thiện các quy định của pháp luật hiện hành.
3. Phạm vi nghiên cứu
Quan hệ nhân thân là quan hệ tương đối rộng, do điều kiện về thời gian cũng như
sự hiểu biết về chuyên môn còn hạn chế nên người viết chỉ tập trung nghiên cứu một số
quyền nhân thân liên quan đến quan hệ chung sống như vợ chồng của những người đồng
tính, bao gồm: quyền kết hôn, quyền được nuôi con nuôi và quyền ly hôn.
Đối với quan hệ tài sản, người viết chỉ tập trung làm rõ căn cứ xác lập tài sản
riêng, tài sản chung và việc phân chia tài sản chung của họ có được khi sống chung.
Đồng thời tìm hiểu về trách nhiệm liên đới do một bên thực hiện trong các giao dịch dân
sự và quyền thừa kế tài sản giữa họ.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, người viết sử dụng một số phương pháp nghiên
cứu cơ bản như: Phương pháp phân tích luật viết, phương pháp tổng hợp, phương pháp
thống kê, phương pháp so sánh, phương pháp logic và nghiên cứu lý luận kết hợp với
GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang
2
SVTH: Ngô Quốc Huy
Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản của những người đồng tính chung sống như vợ chồng
thực tiễn để làm sáng tỏ các quy định hiện hành điều về quan hệ nhân thân và tài sản của
những người đồng tính chung sống như vợ chồng.
5. Cấu trúc luận văn
Ngoài lời nói đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội luận văn bao gồm ba
chương.
Chương 1: Khái quát chung về quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản của
những người đồng tính chung sống như vợ chồng
Trong chương này, người viết trình bày khái niệm quan hệ nhân thân, quan hệ tài
sản, chung sống như vợ chồng, người đồng tính, chung sống như vợ chồng giữa những
người đồng tính, sự cần thiết của việc ban hành các quy định cũng như sơ lược các quy
định của pháp luật về quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản của những người đồng tính
chung sống như vợ chồng.
Chương 2: Quy định của pháp luật về quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản
của những người đồng tính chung sống như vợ chồng
Trong chương này, người viết tập trung phân tích các quy định của pháp luật về
quyền kết hôn, quyền ly hôn, quyền được nuôi con nuôi. Đồng thời tìm hiểu các chế định
về xác lập, sử dụng, phân chia tài sản thuộc quyền sở hữu chung, tài sản thuộc quyền sở
hữu riêng, trách nhiệm liên đới trong giao dịch dân sự do một bên thực hiện và quyền
thừa kế tài sản giữa những người đồng tính chung sống như vợ chồng.
Chương 3: Thực tiễn và giải pháp về quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản
của những người đồng tính chung sống như vợ chồng
Từ những quy định của pháp luật, người viết đưa ra một số hệ quả xấu cũng như
phương hướng nhằm hoàn thiện các quy định hiện hành về quan hệ nhân thân và tài sản
của những người đồng tính chung sống như vợ chồng.
GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang
3
SVTH: Ngô Quốc Huy
Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản của những người đồng tính chung sống như vợ chồng
CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUAN HỆ NHÂN THÂN VÀ
QUAN HỆ TÀI SẢN CỦA NHỮNG NGƯỜI ĐỒNG TÍNH
CHUNG SỐNG NHƯ VỢ CHỒNG
Trong chương này, nội dung chủ yếu tập trung nghiên cứu về khái niệm quan hệ
nhân thân, quan hệ tài sản, chung sống như vợ chồng, người đồng tính và chung sống như
vợ chồng giữa những người đồng tính. Đồng thời nói lên sự cần thiết của việc ban hành
các quy định cũng như sơ lược các quy định của pháp luật về quan hệ nhân thân và quan
hệ tài sản của những người đồng tính chung sống như vợ chồng.
1.1. Một số khái niệm chung
1.1.1. Khái niệm quan hệ nhân thân
Quan hệ nhân thân là nhóm quan hệ chủ đạo và có ý nghĩa quyết định trong các
quan hệ hôn nhân và gia đình 1, là một trong hai đối tượng điều chỉnh của Luật hôn nhân
và gia đình. Theo giáo trình Luật hôn nhân và gia đình của trường Đại học Luật Hà Nội,
quan hệ nhân thân là những quan hệ xã hội phát sinh giữa các thành viên trong gia đình
về những lợi ích nhân thân. Đó là các quan hệ như: Quan hệ giữa vợ và chồng về sự yêu
thương, chăm sóc, giúp đỡ nhau, về việc xác định chỗ ở chung; quan hệ giữa cha mẹ và
các con về việc xác định chế độ pháp lý nhân thân của con chưa thành niên…
Về hình thức, quan hệ nhân thân là một trong hai nhóm của quan hệ pháp luật hôn
nhân và gia đình hay nói cách khác nó là một dạng của quan hệ pháp luật. Theo tài liệu
Lý luận về Nhà nước và pháp luật – Quyển 2 của Tiến sĩ Phan Trung Hiền, quan hệ pháp
luật là các quan hệ xã hội được quy phạm pháp luật điều chỉnh. Quan hệ pháp luật được
cấu thành bởi ba thành tố cơ bản là: chủ thể, khách thể và nội dung. Do đó quan hệ nhân
thân cũng cấu thành bởi ba thành tố là chủ thể, khách thể và nội dung.
Về mặt chủ thể, quan hệ nhân thân được điều chỉnh bởi Luật hôn nhân và gia đình
là quan hệ phát sinh giữa các thành viên trong gia đình nên chủ thể của quan hệ nhân thân
chỉ có thể là cá nhân, không thể là tổ chức. Tất nhiên, muốn trở thành chủ thể của quan hệ
pháp luật hôn nhân và gia đình, cá nhân đó phải có đủ năng lực pháp luật và năng lực
hành vi. Hơn nữa, chủ thể là cá nhân cũng là đặc điểm để phân biệt đối tượng điều chỉnh
của Luật hôn nhân và gia đình với Luật dân sự, bởi chủ thể trong quan hệ nhân thân được
điều chỉnh bởi Luật dân sự bao gồm: cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình và tổ hợp tác.
Khách thể của quan hệ nhân thân là các lợi ích nhân thân như: quyền nhận con
nuôi, quyền kết hôn, quyền và nghĩa vụ của cha mẹ, của con,… Có thể thấy một dạng
1
Nguyễn Văn Cừ, Giáo trình Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam, Nhà xuất bản Công an nhân dân – 2009, tr 30
GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang
4
SVTH: Ngô Quốc Huy
Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản của những người đồng tính chung sống như vợ chồng
khách thể của quan hệ nhân thân chính là các quyền nhân thân của các thành viên trong
gia đình nhưng các quyền này không được Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, sửa đổi,
bổ sung năm 2010 định nghĩa cụ thể. Tuy nhiên “các quy định của Bộ luật dân sự liên
quan đến quan hệ hôn nhân và gia đình được áp dụng đối với quan hệ hôn nhân và gia
đình trong trường hợp pháp luật về hôn nhân và gia đình không có quy định” 2 nên quyền
nhân thân có thể được hiểu theo Điều 24 Bộ luật dân sự năm 2005: “Quyền nhân thân là
quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ
trường hợp pháp luật có quy định khác”. Quyền nhân thân của mỗi người nhằm vào đối
tượng là tất cả những gì thuộc bản thân mình như: họ tên, hình ảnh, sức khỏe, tín
ngưỡng,… Đặc điểm của quyền nhân thân là không thể chuyển dịch cho người khác
được, trừ một số trường hợp pháp luật có quy định khác. Từ những quy định của Luật
chung, ta thấy Luật dân sự chỉ bổ sung cho các quy định mà Luật hôn nhân và gia đình
không điều chỉnh nên không thể nói khách thể của quan hệ nhân thân chỉ các các quyền
nhân thân được Bộ luật dân sự năm 2005 liệt kê, bởi vì quyền nuôi dưỡng, giáo dục con
cái cũng là một khách thể của quan hệ nhân thân nhưng đây không phải là một quyền
nhân thân được Bộ luật dân sự năm 2005 ghi nhận.
Dù Luật hôn nhân và gia đình không định nghĩa quyền nhân thân nhưng quyền và
nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ nhân thân được quy định rất cụ thể như: vợ chồng
có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau; cha mẹ có nghĩa vụ và quyền yêu thương,
trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con, tôn trọng ý
kiến của con,… Quyền về nhân thân trong quan hệ nhân thân được Luật hôn nhân và gia
đình điều chỉnh hoàn toàn không có nội dung kinh tế 3. Trong quan hệ giữa các chủ thể về
một lợi ích nhân thân được pháp luật hôn nhân và gia đình quy định các quyền và nghĩa
vụ tương ứng, những quyền và nghĩa vụ đó chính là nội dung của của quan hệ nhân thân.
1.1.2. Khái niệm quan hệ tài sản
Cùng với quan hệ nhân thân, Luật hôn nhân và gia đình còn điều chỉnh quan hệ tài
sản. Quan hệ tài sản được định nghĩa ở giáo trình Luật hôn nhân và gia đình của trường
Đại học Luật Hà Nội là những quan hệ xã hội phát sinh giữa các thành viên trong gia
đình về những lợi ích tài sản. Đó là những quan hệ như: Quan hệ cấp dưỡng lẫn nhau
giữa vợ chồng, giữa cha mẹ và các con, giữa các thành viên khác trong gia đình; quan hệ
sở hữu giữa vợ và chồng,…
Như quan hệ nhân thân, quan hệ tài sản cũng được cấu thành bởi ba thành tố là
chủ thể, khách thể và nội dung. Một trong những đặc điểm của quan hệ pháp luật hôn
2
Điều 5 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, sửa đổi, bổ sung năm 2010.
3
Nguyễn Văn Cừ, Giáo trình Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam, Nhà xuất bản Công an nhân dân – 2009, tr 50
GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang
5
SVTH: Ngô Quốc Huy
Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản của những người đồng tính chung sống như vợ chồng
nhân và gia đình là ở chỗ chủ thể của nó chỉ là công dân (thể nhân) 4 cho nên chủ thể của
quan hệ tài sản mà Luật hôn nhân và gia đình điều chỉnh cũng chỉ có thể là cá nhân,
không thể là tổ chức. Điều 163 Bộ luật dân sự năm 2005 đã liệt kê các loại tài sản là
khách thể của quan hệ tài sản, bao gồm: vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản.
Quan niệm về tài sản không chỉ bó hẹp như những vật vô tri mà còn hàm chứa nội dung
xã hội là những quan hệ xã hội liên quan đến một tài sản. Tài sản không chỉ bao gồm vật
thuộc về ai, do ai chiếm hữu, sử dụng, định đoạt mà còn bao gồm cả quyền yêu cầu của
một hay nhiều chủ thể và nghĩa vụ tương ứng với các quyền yêu cầu đó của một hay
nhiều chủ thể khác trong quan hệ nghĩa vụ cũng được xem là tài sản. Ngoài ra, khách thể
của quan hệ tài sản không chỉ có tài sản mà còn có cả những quan hệ nhất định đối với tài
sản, chẳng hạn quyền sở hữu tài sản và cả việc dịch chuyển những tài sản đó từ chủ thể
này sang chủ thể khác như quyền thừa kế tài sản. Khi tham gia vào các quan hệ tài sản,
chủ thể này được một số quyền nhất định tương ứng chủ thể kia đôi khi phải thực hiện
một số nghĩa vụ mà pháp luật hôn nhân và gia đình quy định. Tất cả các quyền và nghĩa
vụ của các chủ thể khi tham gia vào quan hệ tài sản đó gọi là nội dung của quan hệ tài
sản. Quyền và nghĩa vụ tài sản có đặc điểm gắn liền với nhân thân của con người nhất
định 5. Ví dụ: Vợ chồng có quyền và nghĩa vụ cấp dưỡng lẫn nhau, một trong hai người
chết thì sẽ chấm dứt các quyền và nghĩa vụ đó, đồng thời người nhận tiền cấp dưỡng
không thể nhường quyền nhận tiền cấp dưỡng cho người khác và người có nghĩa vụ cấp
dưỡng cũng không được chuyển nghĩa vụ này cho người khác. Hay một trường hợp khác
là không thể chuyển nghĩa vụ giáo dục con cái cho người khác. Từ đó đi đến kết luận
rằng quyền và nghĩa vụ trong quan hệ tài sản không thể chuyển nhượng cho người khác.
Quan hệ tài sản trong Luật hôn nhân và gia đình có một sự khác biệt lớn so với
quan hệ tài sản trong Luật dân sự. Quan hệ tài sản trong Luật Dân sự là quan hệ hàng
hóa, tiền tệ và có tính chất đền bù, ngang giá còn quan hệ tài sản trong Luật hôn nhân và
gia đình không mang tính chất ấy. Tất nhiên tính chất đền bù trong Luật dân sự không bắt
buộc phải có trong mọi trường hợp. Thế nhưng phải nói rằng nếu như đối với Luật hôn
nhân và gia đình không có tính chất đền bù ngang giá là về nguyên tắc thì đối với Luật
dân sự đó là trường hợp ngoại lệ.
1.1.3. Khái niệm chung sống như vợ chồng
Trong thực tiễn xã hội, bên cạnh các quan hệ hôn nhân tuân thủ điều kiện kết hôn
và thủ tục đăng ký kết hôn theo luật định cũng luôn tồn tại những quan hệ chung sống
như vợ chồng không có đăng ký kết hôn tại Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Việc
chung sống như vợ chồng có thể được nhìn nhận ở nhiều góc độ khác nhau hoặc cách
4
Nguyễn Văn Cừ, Giáo trình Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam, Nhà xuất bản Công an nhân dân – 2009, tr 47
5
Nguyễn Văn Cừ, Giáo trình Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam, Nhà xuất bản Công an nhân dân – 2009, tr 50
GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang
6
SVTH: Ngô Quốc Huy
Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản của những người đồng tính chung sống như vợ chồng
tiếp cận khác nhau. Dưới góc độ pháp lý, chung sống như vợ chồng được ghi nhận tại
Khoản 2 điểm D Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT – TANDTC – VKSNDTC - BTP
ngày 03/01/2001, cụ thể: “Được coi là nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng nếu
họ có đủ điều kiện để kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 và
thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Có tổ chức lễ cưới khi về chung sống với nhau.
- Việc họ chung sống với nhau được gia đình (một hoặc cả hai bên) chấp nhận.
- Việc họ về chung sống với nhau được người khác hay tổ chức chứng kiến.
- Họ thực sự có chung sống với nhau, chăm sóc, giúp đỡ nhau, cùng nhau xây
dựng gia đình. Thời điểm nam và nữ bắt đầu chung sống với nhau như vợ chồng là ngày
họ tổ chức lễ cưới hoặc ngày họ về chung sống với nhau được gia đình, người khác hay
tổ chức chứng kiến hoặc ngày họ bắt đầu chung sống với nhau, chăm sóc giúp đỡ nhau,
cùng nhau xây dựng gia đình.”
Theo quy định trên thì điều kiện đầu tiên để pháp luật công nhận mối quan hệ
chung sống như vợ chồng là hai bên nam nữ phải đủ điều kiện kết hôn. Theo quy định tại
Điều 9 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, sửa đổi, bổ sung năm 2010 thì nam nữ kết
hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau: Điều kiện về tuổi kết hôn, nam từ hai
mươi tuổi trở lên, nữ từ mười tám tuổi trở lên; Phải có sự tự nguyện của các bên và
không được rơi vào các trường hợp cấm kết hôn. Tuy nhiên, do xuất phát từ một vài lý do
mà các bên có đủ điều kiện kết hôn nhưng không tiến hành đăng ký kết hôn. Đây chính là
một đặc điểm cơ bản để phân biệt với trường hợp nam nữ không đủ điều kiện kết hôn nên
không thể đăng ký kết hôn hay trường hợp kết hôn trái pháp luật (các bên có đăng ký kết
hôn nhưng lại vi phạm điều kiện kết hôn).
Không dừng lại ở việc đủ điều kiện kết hôn, quan hệ chung sống như vợ chồng
còn phải đảm bào về tính ổn định và lâu dài. Đây là đặc điểm để phân biệt với khái niệm
"hôn nhân thử nghiệm" mà những năm gần đây chúng ta có thể nghe thấy ở rất nhiều nơi.
Đối với những cuộc "hôn nhân thử nghiệm", nếu sau một thời gian chung sống, các bên
thấy phù hợp thì sẽ tiến hành đăng ký kết hôn, nếu không hợp nhau thì các bên "đường ai
nấy đi". Còn trong trường hợp nam nữ chung sống như vợ chồng không đăng ký kết hôn,
do hai bên mong muốn xây dựng một gia đình hạnh phúc nên ngay từ khi bắt đầu chung
sống, họ đã có ý định gắn bó lâu dài với nhau. Với mong muốn này nhà làm luật đã cụ
thể hóa bằng quy định nam nữ chung sống như vợ chồng phải có tổ chức lễ cưới khi về
chung sống với nhau hoặc việc họ chung sống với nhau được gia đình (một hoặc cả hai
bên) chấp nhận hoặc việc họ về chung sống với nhau được người khác hay tổ chức chứng
kiến.
GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang
7
SVTH: Ngô Quốc Huy
Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản của những người đồng tính chung sống như vợ chồng
Ngoài ra, có thể vì một nguyên nhân nào đó mà hai người chung sống với nhau
không thể tổ chức lễ cưới, không được sự chấp thuận của hai gia đình và việc chung sống
không có người khác hoặc tổ chức chứng kiến thì pháp luật còn dự trù để mối quan hệ
này được công nhận là trong thời gian chung sống như vợ chồng, hai người thực sự coi
nhau là vợ chồng. Đây là điểm có thể giúp chúng ta phân biệt trường hợp chung sống như
vợ chồng không đăng ký kết hôn với trường hợp chung sống tạm bợ. Tuy nhiên, để đánh
giá việc hai người có coi nhau là vợ chồng hay không là điều không dễ dàng. Bởi lẽ đây
là vấn đề thuộc về ý thức chủ quan của con người. Đối với trường hợp này, không thể chỉ
căn cứ vào lời khai của họ mà cho rằng họ chỉ chung sống "tạm bợ" với nhau, mà phải
căn cứ vào tình cảm, thái độ, cách cư xử của họ với nhau và hậu quả trong thời gian
chung sống để đánh giá và quyết định.
Như vậy, chung sống như vợ chồng có thể được định nghĩa ngắn gọn là trường
hợp xác lập quan hệ vợ chồng của hai bên nam nữ có đủ điều kiện kết hôn nhưng không
tiến hành đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật.
1.1.4. Khái niệm người đồng tính
Từ trước đến nay có quan niệm cho rằng đồng tính là giới tính thứ ba bên cạnh hai
giới tính nam và nữ. Tuy nhiên, lại có quan niệm trái chiều cho rằng đồng tính không
phải là sự xuất hiện của một giới tính mới, quan điểm này người viết hoàn toàn đồng ý.
Thực chất trong xã hội chỉ có hai giới tính nam và nữ. Vấn đề đồng tính lại liên quan đến
một khái niệm gọi là xu hướng tính dục.
Xu hướng tính dục là khái niệm dùng để chỉ việc chịu sự hấp dẫn về tình cảm, sự
lãng mạn, trìu mến và hấp dẫn về tình dục của một người đối với những người cùng giới
tính, khác giới tính hay đối với cả hai giới tính. Thực tế hiện nay có bốn xu hướng tính
dục chính, đó là:
- Xu hướng tính dục khác giới là bị hấp dẫn về mặt tình cảm và tình dục với người
khác giới tính, không bao giờ mong muốn mình có giới tính khác với giới tính khi được
sinh ra và thường được gọi là dị tính. Chính vì đây là xu hướng tính dục phổ biến nhất
của loài người nên mô hình gia đình với sự kết hợp giữa một nam và một nữ là xu hướng
đông đảo nhất trong xã hội, trở thành quan niệm truyền thống của nhiều quốc gia trên thế
giới.
- Xu hướng tình dục đồng giới là bị hấp dẫn với người cùng giới tính, không bao
giờ mong muốn mình có giới tính khác với giới tính khi được sinh ra, không chỉ có ở
nam giới mà ở cả nữ giới, được gọi chung là đồng tính.
- Xu hướng song tính là một người không cho rằng mình mang giới tính khác với
giới tính sinh học của bản thân và bị hấp dẫn với cả hai giới tính nam và nữ.
GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang
8
SVTH: Ngô Quốc Huy
Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản của những người đồng tính chung sống như vợ chồng
- Không bị hấp dẫn tính dục với bất cứ giới nào, đây là xu hướng tính dục thứ tư
nhưng chưa được nghiên cứu nhiều 6.
Với cách phân loại như trên thì đồng tính là một trong số bốn xu hướng tính dục
của loài người, không liên quan đến vấn đề giới tính. Xu hướng dị tính chiếm số đông
trong xã hội hiện nay. Một người có giới tính nam hoặc nữ hoàn toàn có thể là người dị
tính hoặc đồng tính. Các nhà tâm lý không xem xu hướng tính dục là sự lựa chọn có ý
thức mà người ta có thể tuỳ ý thay đổi được và đó là bản chất tự nhiên, vốn có của mỗi
con người từ khi sinh ra. Với những nền tảng về xu hướng tính dục như trên, chúng ta có
thể tìm hiểu sâu hơn về khái niệm đồng tính như sau: Dưới góc độ khoa học, theo quan
điểm của Hiệp hội tâm lý học Mỹ (American Psychological Association - APA) đồng
tính hoàn toàn không phải là một sự rối loạn tâm sinh lý mà là một hiện tượng sinh học tự
nhiên, chịu sự tác động qua lại phức tạp của các yếu tố di truyền và yếu tố môi trường tử
cung trong giai đoạn đầu ở thai nhi. Các hành vi tình dục đồng giới, quan hệ yêu đương
đồng giới là một trong các dạng ý thức gắn bó bình thường để đáp ứng các nhu cầu cơ
bản của con người về tình yêu, sự gần gũi và quan tâm.
Như vậy, khái niệm người đồng tính có thể được định nghĩa: Người đồng tính là
người có sự hấp dẫn về cảm xúc hoặc tình cảm hoặc tình dục với người cùng giới. Người
đồng tính nam thường gọi là “gay” và người đồng tính nữ thường được gọi là
“les”/“lesbian” 7.
1.1.5. Khái niệm chung sống như vợ chồng giữa những người đồng tính
Những trường hợp chung sống với nhau giữa những người đồng tính đến thời
điểm hiện nay (dù có tổ chức lễ cưới hay không) không thể nói là nhiều hay ít bởi chưa
có một con số thống kê cụ thể nào nhưng dù có thống kê thì chẳng qua chỉ là những số
liệu bề nổi còn con số chính xác thì thật sự khó có thể biết được. Tuy nhiên, nó lại là một
vấn đề đang gây nên rất nhiều tranh cãi trong xã hội nói chung và trong lĩnh vực lập pháp
nói riêng. Pháp luật đã nhìn nhận vấn đề này như thế nào? Quan hệ đó có phải cũng được
pháp luật gọi là chung sống như vợ chồng hay không? Thật ra, từ trước đến nay pháp luật
chưa từng điều chỉnh mối quan hệ chung sống giữa những người đồng tính, pháp luật như
vẫn còn bỏ ngõ trước mối qua hệ này. Chính vì lý do đó mà chưa có một quy định rõ ràng
nào để có thể định nghĩa thế nào là chung sống như vợ chồng giữa những người đồng
tính.
6
Trương Hồng Quang, Về mối quan hệ sống chung của người đồng tính trong Dự thảo Luật Hôn nhân và gia đình
(sửa đổi),
01/05/2014]
7
http://www.moj.gov.vn/ct/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx?ItemID=6008
[ngày
truy
cập
Trung tâm nghiên cứu khoa học- Viện nghiên cứu lập pháp, Chuyên đề thông tin: Hôn nhân đồng giới: Kinh
nghiệm một số nước và thực tế ở Việt Nam,.
GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang
9
SVTH: Ngô Quốc Huy
Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản của những người đồng tính chung sống như vợ chồng
Từ định nghĩa chung sống như vợ chồng ta thấy được sự khác biệt khá rõ ràng
giữa chung sống như vợ chồng giữa những người đồng tính và chung sống như vợ chồng.
Trước hết, quan hệ chung sống như vợ chồng phải được xác lập giữa một nam và một nữ
trong khi đó quan hệ chung sống như vợ chồng giữa những người đồng tính lại được xác
lập giữa hai người có cùng giới tính. Ngoài ra, bên cạnh khác biệt về điều kiện về giới
tính thì quan hệ chung sống như vợ chồng giữa những người đồng tính lại còn vướng
phải thêm một điều kiện là họ không đủ điều kiện để kết hôn với nhau do thuộc trường
hợp cấm kết hôn được quy định tại khoản 5 Điều 10 Luật hôn nhân và gia đình năm
2000, sửa đổi, bổ sung năm 2010 đó là cùng giới tính. Tuy nhiên, nếu bỏ qua hai điều
kiện vừa đề cập thì có thể thấy rằng quan hệ chung sống như vợ chồng giữa những người
đồng tính về bản chất không khác so với quan hệ chung sống như vợ chồng giữa nam và
nữ. Điểm chung của hai mối quan hệ này là họ xác lập mối quan hệ trên cơ sở tình yêu và
đặc biệt là ý thức chung sống, gắn bó với nhau lâu dài. Hơn nữa, về điều kiện nam nữ
chung sống với nhau như vợ chồng phải “có tổ chức lễ cưới khi về chung sống với nhau
hay việc họ chung sống với nhau được gia đình (một hoặc cả hai bên) chấp nhận hay việc
họ về chung sống với nhau được người khác hay tổ chức chứng kiến” được quy định tại
Khoản 2 điểm D Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT – TANDTC – VKSNDTC - BTP
ngày 03/01/2001 thì nhiều trường hợp, các cặp đôi đồng tính cũng được gia đình hai bên
tổ chức lễ cưới dưới sự chứng kiến của nhiều người. Việc này ít nhiều đã nói lên được ý
định gắn bó lâu dài bên nhau của các cặp đôi đồng tính và thỏa mãn một trong các điều
kiện mà pháp luật quy định cho trường hợp nam nữ chung sống như vợ chồng. Nếu
không may mắn được sự ủng hộ của gia đình, không thể tổ chức lễ cước và không có
người chứng kiến khi chung sống với nhau thậm chí khi chấp nhận chung sống với nhau
đôi khi họ phải bị gia đình, người thân, bạn bè từ bỏ, xa lánh thì chính sự khó khăn đó đã
phần nào giúp họ nhận thấy được giá trị của mối quan hệ này mà có ý thức gìn giữ, duy
trì lâu dài và tự nguyện thực hiện các quyền và nghĩa vụ vợ chồng với nhau. Điều này
đồng nghĩa với việc khi chung sống họ thực sự xem và cư xử nhau như vợ chồng.
Trong bối cảnh pháp luật chưa quy định gì về mối quan hệ này, bằng các quy định
hiện hành về chung sống như vợ chồng cùng với khái niệm chung sống như vợ chồng
được Luật hôn nhân và gia đình 2014 sẽ có hiệu lực vào ngày 01/01/2015 định nghĩa tại
khoản 7 Điều 3 là việc nam, nữ tổ chức cuộc sống chung và coi nhau là vợ chồng, thì
chung sống như vợ chồng giữa những người đồng tính có thể được định nghĩa như sau:
“Chung sống như vợ chồng giữa những người đồng tính là trường hợp hai người có cùng
giới tính tổ chức cuộc sống chung và thực hiện các quyền và nghĩa vụ như của vợ chồng
với nhau, với gia đình và với xã hội”.
GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang
10
SVTH: Ngô Quốc Huy
Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản của những người đồng tính chung sống như vợ chồng
1.2. Sự cần thiết của việc ban hành các quy định về quan hệ nhân thân và quan hệ
tài sản giữa những người đồng tính chung sống như vợ chồng
Hiện nay pháp luật Việt Nam chưa công nhận mối quan hệ sống chung của một
cặp đôi đồng tính với bất kỳ hình thức pháp lý nào. Từ trước đến nay, gia đình trong quan
điểm truyền thống của Việt Nam vẫn là sự kết hợp giữa một nam và một nữ và chức năng
chủ yếu của hôn nhân vẫn là duy trì nòi giống. Tuy nhiên, trong những năm trở lại đây,
thể chế hôn nhân và gia đình đã có những biến đổi không ngừng đối với lĩnh vực hôn
nhân và gia đình, trong đó có nhiều vấn đề liên quan đến người đồng tính.
Thứ nhất, nhiều đám cưới đồng tính tự phát được tổ chức trong thời gian gần đây
tại Việt Nam. Một số cặp đôi đã tổ chức lễ cưới đồng tính tại Việt Nam như: Đồng tính
nữ (tháng 12/2010, Hà Nội); đồng tính nam (6/2011, TP. Hồ Chí Minh); đồng tính nữ
(2012, Cà Mau); đồng tính nam (tháng 5/2012, Kiên Giang); đồng tính nữ (tháng 7/2012,
Bình Dương) 8. Việc tổ chức này chỉ có ý nghĩa tinh thần, như một thông báo về sự công
khai xu hướng tính dục cũng như lựa chọn bạn đời và không có ý nghĩa về mặt pháp lý.
Tuy nhiên, đám cưới đồng tính tại Kiên Giang (tháng 5/2012) đã bị Ủy ban nhân dân
Phường xử phạt hành chính 9. Thực tế, hành vi xử phạt này là không đúng vì bản thân cặp
đôi này không có đăng ký kết hôn nên không vi phạm quy định của pháp luật hôn nhân
và gia đình. Tại thời điểm đó Nghị định số 60/2009/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực tư pháp cũng không quy định hành vi đăng ký kết hôn cùng
giới bị xử phạt vì nếu quy định như vậy là không thực tế. Đồng thời, Nghị định
87/2001/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình cũng chỉ quy
định xử phạt hành chính đối với hành vi kết hôn đồng giới chứ không quy định xử phạt
hành chính đối với hành vi đám cưới hay chung sống giữa những người đồng tính. Bản
thân khoản 5 Điều 10 của Luật hôn nhân và Gia đình năm 2000, sửa đổi, bổ sung năm
2010 chỉ quy định cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính (đăng ký kết hôn) chứ
không cấm tổ chức đám cưới theo nghi lễ truyền thống của Việt Nam. Điều này đã cho
thấy có sự thiếu chính xác trong hoạt động áp dụng pháp luật ở một số địa phương hiện
nay.
Thứ hai, thông qua một số nghiên cứu gần đây cho thấy rõ hơn nhu cầu được sống
chung có đăng ký, được có quyền kết hôn bình đẳng, quyền được nhận con nuôi chung...
như người dị tính của người đồng tính. Trong cuộc điều tra về đồng tính nữ của Viện
8
Theo HK Vietnamnet, Những đám cưới đồng tính gây xôn xao dư luận, http://dantri.com.vn/tinh-yeu-gioi-
tinh/nhung-dam-cuoi-dong-tinh-gay-xon-xao-du-luan-624835.htm, [ngày truy cập 08/8/2014]
9
T.Thái, Xử phạt hành chính đám cưới đồng tính ở Hà Tiên, http://m.tuoitre.vn/news/detail?id=130159, [ngày truy
cập 11/8/2014]
GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang
11
SVTH: Ngô Quốc Huy
Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản của những người đồng tính chung sống như vợ chồng
iSEE 10 năm 2012 có 92% người được hỏi (mẫu nghiên cứu trên 2.401 người) muốn pháp
luật cho phép kết hôn cùng giới. Trong điều tra tương tự năm 2012 do Trung tâm
ICS 11 thực hiện với hơn hai nghìn người đồng tính nam và đồng tính nữ tham gia thì 71%
mong muốn được pháp luật cho phép kết hôn cùng giới, 25% muốn được sống chung có
đăng ký và 4% muốn được sống chung không đăng ký. Trong nghiên cứu đồng tính nữ
nói trên của iSEE, nếu pháp luật cho phép, 77% cho rằng họ muốn kết hôn, 3% không
muốn, 16% cho rằng kết hôn hay không không quan trọng và số còn lại không rõ mong
muốn của mình. Về nhu cầu sinh con, 70% người đồng tính nữ muốn có con, 13% không
muốn và 17% không rõ 12. Theo khảo sát vào tháng 6 năm 2012 của vnexpress, với câu
hỏi “Là người đồng tính, nếu được Luật cho kết hôn thì bạn sẽ làm gì?”, trong số 1299
người đồng tính có 856 người chiếm 65.9% sẽ công khai cưới người yêu, 296 người
chiếm 22.8% sẽ chỉ đăng ký, không tổ chức cưới, 91 người chiếm 7% sẽ không cưới,
không đăng ký mà về sống chung với nhau, có 28 người chiếm 2.2% sẽ không dám sống
chung vì sợ lộ thân phận, còn lại 28 người chiếm 2.2% có ý kiến khác 13. Với các tỷ lệ
trên cho ta thấy rằng người đồng tính thật sự muốn sống thật với bản thân mình và muốn
được pháp luật công nhận mối quan hệ của họ. Thiết nghĩ nên cần có những quy định
điều chỉnh về mối quan hệ chung sống như vợ chồng giữa những người đồng tính để
Nhà nước dễ dàng quản lý, những người đồng tính sống có trách nhiệm hơn và tạo một
cơ sở khách quan để xem xét có nên công nhận hôn nhân đồng giới trong tương lai.
Thứ ba, việc pháp luật chưa thừa nhận quan hệ sống chung của người đồng tính
khiến họ gặp khó khăn trong quan hệ nhân thân, tài sản và các vấn đề an sinh xã hội
khác. Hiện nay pháp luật không cấm hai người đồng tính được sống chung với nhau
nhưng cũng không công nhận bằng một hình thức pháp lý nào. Thực tế cho thấy việc
sống chung của cặp đôi đồng tính là điều đang diễn ra phổ biến tại Việt Nam hiện
nay. Trong tổng mẫu nghiên cứu định lượng của một nghiên cứu gần đây, có đến gần
62% người tham gia (trong tổng số gần 2.500 người) cho biết họ đang trong một mối
quan hệ gắn kết với một người cùng giới. Trong số này, có đến 28,90% cặp đôi đồng tính
đang sống chung có sở hữu chung tài sản có giá trị như ô tô, sổ tiết kiệm; 18,40% có góp
10
iSEE là tên viết tắt của Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường, một tổ chức phi lợi nhuận hoạt động vì
quyền của các nhóm dễ bị kỳ thị: người dân tộc thiểu số (EM) và người tính dục thiểu số (LGBT). Thành lập ngày
17/7/2007, Viện trưởng là ông Lê Quang Bình và địa bàn hoạt động là Việt Nam.
11
Trung tâm ICS là tổ chức bảo vệ và thúc đẩy quyền của người đồng tính, song tính và chuyển giới tại Việt Nam.
Lê Quang Bình – Viện nghiên cứu xã hội kinh tế và môi trường, Một số vấn đề cộng đồng đồng tính, song tính và
chuyển giới đang gặp phải ở Việt Nam, http://vnclp.gov.vn/ct/cms/nghiencuuchuyende/Lists/nghiencuuphapluat/
12
View_Detail.aspx?ItemID=190, [ngày truy cập 08/8/2014]
13
Trương Hồng Quang, Về mối quan hệ sống chung của người đồng tính trong Dự thảo Luật Hôn nhân và gia đình
(sửa
đổi)
http://www.moj.gov.vn/ct/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx?ItemID=6008
[
ngày
truy
cập
01/05/2014]
GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang
12
SVTH: Ngô Quốc Huy
Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản của những người đồng tính chung sống như vợ chồng
vốn đầu tư, kinh doanh chung, 7,90% có nhà đất chung (đứng tên cả hai người) 14. Đối
với các cặp đôi dị tính đã kết hôn, một trong hai người được hưởng chế độ bảo hiểm y tế
của cơ quan làm việc và chế độ bảo hiểm này cũng bao phủ cho vợ/chồng và con cái của
người đó. Trong khi đó, khá nhiều cặp đôi đồng tính đã sống với nhau nhiều năm, có các
đóng góp chi tiêu và sở hữu tài sản chung, bộc lộ mối quan hệ sống chung của mình với
gia đình hai bên và bạn bè, nhưng mối quan hệ có bản chất hôn nhân này vẫn chưa được
thừa nhận về mặt pháp lý. Do vậy, người cùng chung sống không được hưởng chế độ
phúc lợi dành cho vợ/chồng. Bên cạnh đó, một số chế độ phúc lợi liên quan đến các tổ
chức công đoàn của các cơ quan nhà nước dành cho vợ/chồng của các cán bộ cũng không
thể áp dụng đối với cặp đôi đồng tính (đau ốm, hiếu,…). Điều này cho thấy, thực tế sống
chung của người đồng tính là có thật nhưng chưa được pháp luật công nhận nên vô hình
chung khiến cho họ không được hưởng những phúc lợi đáng ra phải được hưởng.
Về mặt quan hệ tài sản, mặc dù các cặp đôi cùng giới hoàn toàn có thể đứng tên
chung khi mua một mảnh đất, một căn nhà nhưng trong thực tế có nhiều cặp đôi tin tưởng
nhau hoặc thiếu hiểu biết pháp luật nên chỉ có một người đứng tên. Điều này đã làm cho
quyền lợi của một bên không được đảm bảo, mất tài sản do chính mình tạo ra. Cho dù hai
người trong cặp đôi đồng tính đã có sự sắp xếp tài sản trong quá trình chung sống, nhưng
người này sẽ không được quyền thừa kế tài sản của người kia nếu một trong hai người
qua đời đột ngột (trừ khi di chúc có quy định khác). Trong hoàn cảnh này, sẽ có những tài
sản chung phải bán đi để trả phần giá trị đó cho người nhà của người đã mất. Trong cuộc
sống chung, nhiều tài sản không chỉ mang ý nghĩa giá trị vật chất mà còn có thể mang giá
trị tinh thần, đặc biệt khi một người đã ra đi. Điều này có thể gây ra những trải nghiệm
tâm lý rất nặng nề cho người ở lại. Đồng thời, không phải lúc nào mua một món đồ
chung, hai người đều thực hiện thủ tục đăng ký dân sự về sở hữu chung tài sản. Bên cạnh
đó, do không được thừa nhận quan hệ hôn nhân hợp pháp, cặp đôi cùng giới không có sự
ràng buộc của pháp luật một cách chặt chẽ trong việc sử dụng và định đoạt khối tài sản
chung này. Từ đó có thể dẫn đến những rủi ro pháp lý khi một trong hai người tự ý định
đoạt tài sản chung mà chưa có sự chấp thuận của bên kia, có thể làm ảnh hưởng đến
nguồn sống của gia đình, thậm chí xâm hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người kia.
Qua nghiên cứu, đánh giá, thấy rằng việc ban hành các quy định mới trong luật
pháp ở Việt Nam để điều chỉnh về quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản của những người
đồng tính chung sống như vợ chồng là thực sự rất cần thiết. Điều này sẽ có tác dụng góp
phần ổn định xã hội, tạo một cơ sở pháp lý rõ ràng để điều chỉnh các quan hệ đang tồn tại
14
Trương Hồng Quang, Về mối quan hệ sống chung của người đồng tính trong Dự thảo Luật Hôn nhân và gia đình
(sửa đổi),
http://www.moj.gov.vn/ct/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx?ItemID=6008 [ ngày truy cập
01/05/2014]
GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang
13
SVTH: Ngô Quốc Huy
Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản của những người đồng tính chung sống như vợ chồng
trong xã hội và có chiều hướng ngày càng trở nên phức tạp, đáp ứng nhu cầu của người
đồng tính được sống chung (có sự bảo hộ của Nhà nước), làm cho người đồng tính sống
có trách nhiệm với bản thân và đời sống chung hơn. Bên cạnh đó, Việt Nam là quốc gia
vẫn còn nặng nề trong việc gìn giữ quan niệm phổ biến, truyền thống về hôn nhân, gia
đình và thực sự khó để thay đổi ngay trong một thời gian ngắn. Hơn nữa, các nghiên cứu
về quan điểm liên quan đến hôn nhân đồng giới vẫn chưa thực sự rõ nét và người đồng
tính chưa thực sự là mối quan tâm của nhiều người trong xã hội Việt Nam. Chính vì vậy,
cần có những quy định điều chỉnh về quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản của những
người đồng tính chung sống như vợ chồng để có thể là một bước đệm để tạo điều kiện
xem xét, đánh giá thêm mối quan hệ đồng giới trước khi công nhận hình thức sống chung
đối với cặp đôi đồng tính tại Việt Nam và xa hơn là công nhận hôn nhân bình đẳng đối
với cặp đôi đồng tính thời gian tới.
1.3. Lược sử của các quy định của pháp luật về quan hệ chung sống như vợ chồng
giữa những người đồng tính
1.3.1. Quan hệ chung sống như vợ chồng giữa những người đồng tính trên thế giới 15
Vấn đề bảo vệ quyền của người đồng tính đang thực sự dần trở thành một trong
những mối quan tâm, lo ngại của các quốc gia trên thế giới. Trong đó, quyền được sống,
được hưởng chính sách an sinh xã hội bình đẳng như các chủ thể khác trong xã hội và
quyền được kết hôn là những quyền đặc biệt, ảnh hưởng lớn đến chất lượng nhân quyền
của những đối tượng dễ bị tổn thương trong xã hội. Ban đầu, người đồng tính và quan hệ
đồng tính từng bị xem như một loại tội phạm và bị xét xử ở Tòa án. Về sau, do những
thay đổi tích cực trong quan niệm, nhận thức xã hội về hiện tượng đồng tính luyến ái mà
các quốc gia này đã xóa bỏ các tội phạm về quan hệ đồng tính khỏi danh sách các loại tội
phạm và ban hành luật pháp cũng như các chính sách tích cực nhằm thừa nhận và bảo vệ
các quyền cho người đồng tính, minh chứng cho điều này là việc thừa nhận quan hệ
chung sống giữa những người đồng tính.
Ở Cộng hòa Pháp, vào năm 1985, Quốc hội đã thông qua đạo luật cấm phân biệt
đối xử với người đồng tính trong công việc, vấn đề nhà ở, cung cấp các hàng hóa, dịch vụ
công và tư. Ngày 30/12/2004, luật về chống phân biệt đối xử và bình đẳng được ban
hành, trong đó các Điều 20, 21 tại Mục 3 bổ sung thêm một số hành vi vi phạm pháp luật
quy định ở Luật ngày 29/7/1881 bao gồm: hành vi gây tổn thương, lăng mạ, xúc phạm,
xúi giục việc thù ghét hay bạo động hoặc kỳ thị một người, nhóm người vì giới tính, xu
hướng tính dục hoặc bệnh tật của họ. Các hành vi tấn công, giết hại các nạn nhân đồng
tính luyến ái sẽ bị xử phạt tùy theo mức độ. Người đồng tính được quyền quan hệ tình
15
Trương Hồng Quang, Pháp luật của một số quốc gia trên thế giới về quyền của người đồng tính,
http://vienkhpl.ac.vn/index.php?cid=556, [ngày truy cập 01/05/2014]
GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang
14
SVTH: Ngô Quốc Huy
Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản của những người đồng tính chung sống như vợ chồng
dục khi 15 tuổi, được gia nhập quân đội và hưởng hầu hết các quyền dân sự, kinh tế,
chính trị khác giống như người dị tính. Pháp luật Pháp không thừa nhận kết hôn đồng
giới nhưng cho phép các cặp đôi này chung sống dưới hình thức đối tác chung nhà
(domestic partnership), được thông qua vào năm 1999. Các cặp đôi này được pháp luật
bảo vệ, hưởng các quyền và nghĩa vụ như những cặp dị tính kết hôn khác. Họ được phép
nuôi con của một trong hai người với một người khác giới trước đó nhưng không được
quyền nhận nuôi con nuôi và thụ tinh nhân tạo.
Ở Cộng hòa liên bang Đức, nhà nước bãi bỏ luật cho rằng quan hệ tình dục đồng
giới là một tội phạm từ rất sớm. Ngày 11/8/1987, Tòa án tối cao Đông Đức khẳng định:
“Quan hệ đồng tính cũng như quan hệ dị tính, là sự thể hiện một cách ngẫu nhiên của các
hành vi tình dục. Do đó, những người đồng tính luyến ái không thể đứng ngoài xã hội.
Các quyền dân sự của họ được thừa nhận như tất cả các công dân khác”. Năm 1987, Tòa
án Đông Đức quy định độ tuổi quan hệ tình dục của người đồng tính là ngang bằng với
người dị tính (14 tuổi), luật pháp Tây Đức cũng thừa nhận độ tuổi quan hệ tình dục bình
đẳng này vào năm 1989. Các hành vi phân biệt đối xử, kỳ thị đối với người đồng tính đều
là phạm pháp và bị xử phạt. Tương tự như ở Pháp, người đồng tính được hưởng hầu hết
các quyền dân sự, được gia nhập quân đội, chuyển đổi giới tính. Năm 2001, pháp luật
Đức cho phép các cặp đôi đồng tính sống chung với nhau dưới hình thức hợp danh
(partnership). Quyền và nghĩa vụ của họ gồm hầu hết các quyền và nghĩa vụ như ở các
cặp vợ chồng kết hôn như thừa kế, hưởng trợ cấp, bảo hiểm sức khỏe, nhập cư, thay đổi
tên họ,… nhưng họ không được giảm các khoản thuế mà các cặp vợ chồng khác được
hưởng, chẳng hạn như thuế về thừa kế, các cặp vợ chồng bình thường chỉ phải trả từ 730% thuế thừa kế trong khi đó những cặp đồng tính phải trả từ 17-50% tiền thuế. Quyền
nhận nuôi con nuôi của họ cũng bị hạn chế hơn.
Bang Massachusetts là bang đầu tiên ở Hoa Kỳ chấp nhận hôn nhân đồng giới tính
năm 2004. Hiện nay, giấy chứng nhận hôn nhân đồng giới đã được cấp tại 8 bang trên
toàn nước Hoa Kỳ. Có những bang hay vùng lãnh thổ mà hôn nhân đồng giới tính chưa
được luật pháp cho tiến hành thì người ta tìm cách “lách luật” theo nghĩa là luật pháp
công nhận các cuộc hôn nhân đồng giới tính đã thực hiện tại các bang hay nơi khác. Hoặc
một hình thức khác là “đi đường vòng”, nghĩa là chấp nhận một số hình thức thay thế hôn
nhân (alternatives), trong đó có hai hình thức là Civil union (Kết hợp dân sự) và
Domestic partnership (Hợp tác gia đình). Đây là hai hình thức thay thế hôn nhân theo
nghĩa là tuy không được công nhận là hôn nhân, nhưng hai người đồng giới tính có quyền
chung sống với nhau và được hưởng một số quyền lợi và nghĩa vụ nào đó trong luật hôn
nhân tùy theo quy định của từng địa phương. Đầu tiên được thành luật tại Hawaii năm
1977, Hợp tác gia đình (Domestic partnership) thay đổi về một số quyền lợi và nghĩa vụ
mà họ phải tuân theo. Luật của Hawaii (1977), cũng như luật của Maine (2004) và
GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang
15
SVTH: Ngô Quốc Huy
Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản của những người đồng tính chung sống như vợ chồng
Nevada (2009) là có hạn chế một số quyền lợi của hôn nhân. Nhưng luật của California
(1999), Oregon (2007) và bang Washington (2009) cho các cặp đồng tính sống chung
theo các hình thức Kết hợp dân sự hay Hợp tác gia đình hưởng tất cả mọi quyền hợp
pháp của hôn nhân, bao gồm các quyền lợi được giảm thuế, các quyền tới thăm ở bệnh
viện, chấp thuận việc hiến nội tạng và thừa kế. Các bang Maine, Connecticut, New Jersey
và vùng District of Columbia đã chấp nhận hình thức Kết hợp dân sự và Hợp tác gia
đình.
Ngoài ra, ở hầu hết các quốc gia khác như Na Uy, Úc, Anh, Mexico… đều ban
hành luật cấm phân biệt đối xử, kì thị với người đồng tính. Các quốc gia này cũng cho
phép các cặp đôi được chung sống với nhau ở các mức độ khác nhau như (i) thừa nhận
hôn nhân đồng tính ở: Canada, Tây Ban Nha, Nam Phi, Thụy Điển và một số tiểu bang
của Hoa Kỳ,…; (ii) cho phép quan hệ đồng giới dưới các hình thức như kết hợp dân sự
(civil union) hoặc hình thức hợp danh (partnership) ở các nước như: Đức, Anh, Phần
Lan…, ở các bang của Hoa Kỳ như: California, Colorado, Hawaii, New Jersey…,
Australian Capital Territory, New South Wales … (Úc), Merida (Venezuela).
1.3.2. Quan hệ chung sống như vợ chồng giữa những người đồng tính theo pháp luật
Việt Nam
1.3.2.1. Giai đoạn trước năm 2013
Bắt đầu với luật hôn nhân và gia đình năm 1959, một văn bản pháp luật có thể
xem là hoàn chỉnh đầu tiên điều chỉnh các quan hệ hôn nhân và gia đình, quy định tại
Điều 5 “Cấm người đang có vợ, có chồng kết hôn với người khác” và Điều 9 “Cấm kết
hôn giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa cha mẹ nuôi và con nuôi. Cấm kết
hôn giữa anh chị em ruột, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha. Đối với
những người khác có họ trong phạm vi năm đời hoặc có quan hệ thích thuộc về trực hệ,
thì việc kết hôn sẽ giải quyết theo phong tục tập quán” quy định cho thấy kết hôn giữa
những người cùng giới tính không nằm trong các trường hợp cấm kết hôn. Nhưng quy
định tại Điều 11 “Việc kết hôn phải được Uỷ ban hành chính cơ sở nơi trú quán của bên
người con trai hoặc bên người con gái công nhận và ghi vào sổ kết hôn. Mọi nghi thức
kết hôn khác đều không có giá trị về mặt pháp luật” lại cho thấy hai bên kết hôn phải là
bên nam và bên nữ và Nhà nước không công nhận các hình thức kết hôn khác với quy
định của pháp luật nên dù kết hôn giữa những người cùng giới tính không thuộc trường
hợp cấm kết hôn thì pháp luật vẫn không cho phép họ kết hôn. Tuy nhiên, trong hoàn
cảnh đất nước còn khó khăn, trình độ hiểu biết của người dân còn hạn chế và quan hệ vợ
chồng của nam nữ chủ yếu xác lập theo phong tục, tập quán mà không đăng ký kết hôn
nên tại Thông tư số 112/NCPL ngày 19/8/1972 của Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn
“Nếu các điều kiện khác đều thỏa mãn nhưng chỉ riêng hôn nhân chưa được đăng ký thì
Tòa án nhân dân coi đó là hôn nhân thực tế”. Như vậy, “hôn nhân thực tế” là một một
GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang
16
SVTH: Ngô Quốc Huy
Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản của những người đồng tính chung sống như vợ chồng
quan hệ được Nhà nước thừa nhận để điều chỉnh quan hệ chung sống như vợ chồng của
nam và nữ trong hoàn cảnh lúc bấy giờ còn đối quan hệ chung sống như vợ chồng giữa
người đồng tính thì không được pháp luật ghi nhận và điều chỉnh.
Kế thừa và phát triển Luật hôn nhân và gia đình năm 1959, các quy định về điều
kiện kết hôn và trường hợp cấm kết hôn của Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 được
quy định chi tiết, hoàn thiện hơn nhưng quan hệ chung sống như vợ chồng giữa những
người đồng tính vẫn không được pháp luật quan tâm và dự liệu để điều chỉnh đồng thời
kết hôn giữa những người cùng giới tính vẫn không thuộc trường hợp cấm kết hôn. Tuy
nhiên, không phải không thuộc trường hợp cấm kết hôn thì được pháp luật cho phép kết
hôn. Việc kết hôn của những người cùng giới tính vẫn không được pháp luật cho phép và
điều chỉnh. Trong giai đoạn này hôn nhân đồng giới hay chung sống như vợ chồng giữa
những người đồng tính vẫn thuộc một khái niệm ở tương lai. Pháp luật chủ yếu điều
chỉnh quan hệ kết hôn giữa nam và nữ đồng thời “hôn nhân thực tế” vẫn được tiếp tục
thừa nhận để điều chỉnh quan hệ chung sống như vợ chồng của nam và nữ.
Thái độ dứt khoát đối với hôn nhân đồng giới và quan hệ chung sống như vợ
chồng thật sự được thể hiện rõ ở Luật hôn nhân và gia đình năm 2000. Tại khoản 5, Điều
10 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định rõ “cấm kết hôn giữa những người
cùng giới tính”. Quy định này cho thấy mối quan hệ giữa những người đồng tính đã được
pháp luật điều chỉnh, cụ thể là “cấm” kết hôn. Hơn nữa, tại điểm e khoản 1 Điều 8 của
Nghị định 87/2001/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
hôn nhân và gia đình quy định phạt tiền từ 100.000đ đến 500.000đ đối với hành vi kết
hôn giữa những người cùng giới tính. Ngoài ra, đối với quan hệ chung sống như vợ
chồng được quy định cụ thể ở khoản 1 Điều 11 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000
“Nam, nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng thì không được
pháp luật công nhận là vợ chồng”. Pháp luật không công nhận quan hệ chung sống như
vợ chồng giữa nam và nữ cho nên quan hệ chung sống như vợ chồng giữa những người
đồng tính lại càng không công nhận. Dù rằng có nhiều văn bản dưới luật điều chỉnh quan
hệ chung sống như vợ chồng nhưng những quy định này chỉ mang tính giải quyết các
trường hợp nam và nữ xác lập quan hệ chung sống với nhau như vợ chồng trên thực tế
trước ngày 01/01/2001 (ngày Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 có hiệu lực) chứ
không điều chỉnh quan hệ chung sống với nhau như vợ chồng giữa những người đồng
tính.
1.3.2.2. Giai đoạn từ năm 2013 đến nay
Với những quy định hiện hành thì chưa có một điều luật nào điều chỉnh quan hệ
chung sống với nhau như vợ chồng giữa những người đồng tính đúng như bản chất thật
sự của mối quan hệ này. Có chăng chỉ là sự điều chỉnh của Bộ luật dân sự đối với các hệ
quả mà mối quan hệ này làm phát sinh mà thôi. Ngày 11/11/2013 Nghị định số
GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang
17
SVTH: Ngô Quốc Huy
Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản của những người đồng tính chung sống như vợ chồng
110/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành
án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã có hiệu lực đã thay thế Nghị định số
87/2001/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2001 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình. Nghị định 110/2013/NĐ-CP đã bỏ quy định
phạt tiền từ 100.000đ đến 500.000đ đối với hành vi kết hôn của những người đồng tính.
Tức là, pháp luật không cho phép người đồng tính kết hôn nhưng cũng không xem hành
vi kết hôn của người đồng tính là vi phạm pháp luật. Đồng thời, Nghị định này có hiệu
lực cũng giúp ngăn chặn việc một số địa phương tùy tiện xử phạt vi phạm hành chính đối
với việc tổ chức đám cưới của những người đồng tính. Từ trước đến nay chưa từng có
một quy định nào cấm người đồng tính tổ chức đám cưới hay chung sống với nhau.
Nhưng nhiều người vẫn đồng nhất hai khái niệm đám cưới với kết hôn cho nên dù khi bị
xử phạt hành chính về việc tổ chức đám cưới họ cứ nghĩ là bị xử phạt về hành vi kết hôn.
Dự thảo Luật hôn nhân và gia đình năm 2013 đã đưa ra hai phương án về xây
dựng các trường hợp cấm kết hôn. Phương án một bỏ cấm kết hôn giữa những người
cùng giới tính và phương án hai vẫn giữ lại cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính.
Một bước đột phá đầy bất ngờ, tại Điều 17d Dự thảo Luật hôn nhân và gia đình quy định
“Quan hệ chung sống với nhau như vợ chồng giữa những người cùng giới tính được giải
quyết theo quy định tại khoản 1 Điều 17a, Điều 17b và Điều 17c của Luật này.” Với quy
định này pháp luật đã bình đẳng quan hệ chung sống với nhau như vợ chồng giữa nam và
nữ với những người đồng tính. Dự thảo đã điều chỉnh tương đối trọn vẹn về quan hệ
chung sống với nhau như vợ chồng giữa những người đồng tính. Từ hậu quả của việc
chung sống với nhau như vợ chồng, quan hệ về tài sản đến cả quyền và nghĩa vụ của các
bên chung sống với nhau như vợ chồng và con. Ta thấy rằng Dự thảo Luật hôn nhân và
gia đình đã điều chỉnh đúng với bản chất của mối quan hệ chung sống với nhau như vợ
chồng giữa những người đồng tính. Dù cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính vẫn
còn tồn tại ở một trong hai phương của Dự thảo có hai phương án nhưng về cơ bản mối
quan hệ chung sống như vợ chồng của người đồng tính cơ bản được xem xét ở nhiều khía
cạnh và bước đầu chấp nhận mối quan hệ chung sống giữa họ.
Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, tuy kết hôn giữa những người cùng giới tính
không còn là trường hợp cấm nhưng tại khoản 2 Điều 8 lại quy định “Nhà nước không
thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính” đồng thời Luật hôn nhân và gia
đình năm 2014 cũng bỏ Điều 17d Dự thảo Luật hôn nhân và gia đình năm 2013. Những
quy định này của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 đã cho thấy các quan hệ dù kết
hôn hay chung sống như vợ của những người cùng giới tính sẽ không được điều chỉnh
trong thời gian tới.
GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang
18
SVTH: Ngô Quốc Huy
Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản của những người đồng tính chung sống như vợ chồng
Nhìn chung, có những giai đoạn việc kết hôn của những người đồng tính có thể
cấm hoặc không cho phép nhưng pháp luật Việt Nam vẫn chưa có văn bản điều chỉnh
quan hệ chung sống như vợ chồng của những người đồng tính một cách trọn vẹn, đúng
với bản chất của quan hệ này.
GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang
19
SVTH: Ngô Quốc Huy
Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản của những người đồng tính chung sống như vợ chồng
CHƯƠNG 2
QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ QUAN HỆ NHÂN THÂN VÀ
QUAN HỆ TÀI SẢN CỦA NHỮNG NGƯỜI ĐỒNG TÍNH
CHUNG SỐNG NHƯ VỢ CHỒNG
Chương hai là chương trọng tâm của luận văn. Trong chương này, nội dung chủ
yếu phân tích các quy định của pháp luật hiện hành về quyền kết hôn, quyền ly hôn,
quyền được nuôi con nuôi. Đồng thời tìm hiểu các chế định về xác lập, sử dụng, phân
chia tài sản thuộc quyền sở hữu chung, tài sản thuộc quyền sở hữu riêng, trách nhiệm liên
đới trong giao dịch dân sự do một bên thực hiện và quyền thừa kế tài sản giữa những
người đồng tính chung sống như vợ chồng.
2.1. Quan hệ nhân thân
2.1.1. Quyền kết hôn
* Nhìn từ quan hệ giữa hai người đồng tính
Quyền kết hôn là một trong những quyền cơ bản của con người, được pháp luật
công nhận vào bảo vệ. Quyền này được ghi nhận từ văn bản pháp lý cao nhất là Hiến
pháp 16 đến những văn bản có giá trị pháp lý thấp hơn, cụ thể, Điều 39 Bộ luật dân sự năm
2005 quy định: “Nam nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật về hôn
nhân và gia đình có quyền tự do kết hôn. Việc tự do kết hôn giữa những người thuộc các
dân tộc, tôn giáo khác nhau, giữa những người theo tôn giáo và không theo tôn giáo,
giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ”.
Dù pháp luật quy định tự do kết hôn nhưng sự tự do này phải nằm trong khuôn khổ cho
phép của pháp luật hay cụ thể hơn phải đảm bảo các điều kiện kết hôn. Các điều kiện kết
hôn theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, sửa đổi bổ sung năm 2010 bao gồm: Thứ
nhất, về tuổi, nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên. Điều kiện này có sự thay đổi ở
Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên 17.
Thứ hai, về ý chí tự nguyện của hai bên nam nữ kết hôn và thứ ba, không thuộc các
trường hợp cấm kết hôn do pháp luật quy định (như đang có vợ (hoặc có chồng), mất
năng lực hành vi dân sự; kết hôn giữa những người có cùng dòng máu trực hệ, là anh chị
em cùng cha, mẹ, cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha; là người có họ trong phạm
vi ba đời; giữa cha mẹ nuôi với con nuôi…).
Thông thường, các dân tộc, tôn giáo khác nhau có những tư tưởng, quan niệm
hoặc phong tục, tập quán khác nhau về hôn nhân, cho nên, việc kết hôn giữa những người
16
Khoản 1 Điều 36 Hiến pháp 2013
17
Điểm a khoản 1 Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014
GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang
20
SVTH: Ngô Quốc Huy
Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản của những người đồng tính chung sống như vợ chồng
thuộc các dân tộc, tôn giáo khác nhau có thể bị cản trở. Vì vậy, khoản 2 Điều 2 Luật hôn
nhân và gia đình năm 2000, sửa đổi, bổ sung năm 2010 cũng như Điều 39 Bộ luật dân sự
năm 2005 có tác dụng bảo vệ quyền tự do kết hôn trong trường hợp hai bên kết hôn thuộc
hai dân tộc, tôn giáo khác nhau; giữa những người theo tôn giáo hoặc không theo tôn
giáo; giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài. Riêng đối với những người cùng
giới tính theo quy định hiện hành thuộc trường hợp cấm kết hôn 18. Cấm kết hôn giữa
những người cùng giới tính là quy định mới của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000.
Trước đây, Luật hôn nhân và gia đình năm 1959 và năm 1986 không dự liệu trên thực tế
sẽ có trường hợp hai người có cùng giới tính yêu thương và mong muốn được kết hôn với
nhau nên không điều chỉnh vấn đề này. Quy định cấm kết hôn đồng giới không được xem
là vi phạm về quyền con người vì Hiến pháp đã quy định quyền con người và quyền công
dân có thể bị hạn chế vì lý do đạo đức xã hội 19. Như vậy, nhà làm luật cho rằng kết hôn
đồng giới không những không phù hợp với đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục và truyền
thống gia đình Việt Nam mà còn là hiện tượng phản khoa học do hôn nhân không bảo
đảm được chức năng tái sản xuất ra con người để duy trì nòi giống. Tuy nhiên, điều kiện
kinh tế - xã hội phát triển thì quan điểm kết hôn giữa những người cùng giới tính là vi
phạm đạo đức xã hội hay cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính mới là vi phạm
đạo đức xã hội do nó đã tước bỏ quyền được hưởng hạnh phúc của những người đồng
tính đã được các nhà làm luật xem xét lại và đưa ra kết luận cuối cùng bằng việc ban
hành Luật hôn nhân và gia đình năm 2014. Văn bản này thay quy định cấm kết hôn giữa
những người cùng giới tính bằng quy định “Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa
những người có cùng giới tính” 20, thể hiện quan điểm Nhà nước không can thiệp vào mối
quan hệ giữa những người cùng giới tính. Với quan điểm mới này, theo người viết đó là
một bước tiến đúng đắn trong việc nhìn nhận quan hệ đồng giới, vì nếu như Nhà nước
vẫn giữ lập trường cấm kết hôn đồng giới thì có thể xâm phạm đến những quyền cơ bản
của con người (như quyền hưởng hạnh phúc) của một nhóm đối tượng trong xã hội.
Nhưng trong bối cảnh xã hội Việt Nam hiện nay nếu vội vàng chấp nhận hôn nhân đồng
giới đôi khi lại làm đảo lộn trật tự xã hội, gây nên nhiều dư luận xấu làm ảnh hưởng đến
nền Kinh tế - Chính trị trong nước mà có khi còn làm ảnh hưởng đến chính những người
đồng tính và những người có liên quan. Đó là lý do Nhà nước đã thể hiện thái độ trung
lập trước mối quan hệ này.
* Nhìn từ quan hệ của hai người đồng tính với người khác giới
Nhìn ở một khía cạnh khác của vấn đề quyền kết hôn của những người đồng tính
18
Khoản 5 Điều 10 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, sửa đổi bổ sung năm 2010
19
Khoản 2 Điều 14 Hiến pháp năm 2013
20
Khoản 2 Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014
GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang
21
SVTH: Ngô Quốc Huy
Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản của những người đồng tính chung sống như vợ chồng
chung sống như vợ chồng ta thấy, thật ra, từ trước đến nay không có bất kỳ một quy định
nào cấm người đồng tính kết hôn. Pháp luật chỉ cấm những người cùng giới tính kết hôn
với nhau 21. Theo quy định hiện hành, nếu người đồng tính có đủ các điều kiện về kết hôn
theo Luật hôn nhân và gia đình thì pháp luật cho phép họ kết hôn với người khác giới
(đương nhiên người này cũng phải đủ điều kiện kết hôn). Hơn nữa, pháp luật không thể
cấm người đồng tính kết hôn với người khác giới dù người đồng tính đó có chung sống
như vợ chồng với người đồng tính khác hay không bởi vì mối quan hệ chung sống như
vợ chồng giữa những người đồng tính không được pháp luật công nhận nên về mặt pháp
lý, không thể xem họ đang chung sống như vợ chồng với nhau, lại càng không thể xem
họ là người đang có vợ (có chồng) để làm căn cứ cấm họ kết hôn theo khoản 1 Điều 10
Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, sửa đổi, bổ sung năm 2010. Như vậy, mối quan hệ
chung sống như vợ chồng giữa hai người đồng tính không làm ảnh hưởng đến quyền kết
hôn của họ với người khác giới.
Nhìn nhận một cách khái quát vấn đề quyền kết hôn ta có thể kết luận, pháp luật
hiện hành cũng như những quy định mới của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 không
cấm hai người đồng tính chung sống với nhau như vợ chồng hay cả việc tổ chức lễ cưới
công khai nhưng họ không được quyền kết hôn. Tuy nhiên, nếu họ đủ điều kiện kết hôn
theo luật định thì họ được quyền kết hôn với người khác giới.
2.1.2. Quyền được nuôi con nuôi
Quan hệ chung sống như vợ chồng giữa những người đồng tính được xác lập trên
cơ sở sự hấp dẫn và yêu thương nhau nên tất yếu họ mong muốn có thế hệ tương lai để
cùng chăm sóc nuôi dưỡng nhưng họ không thể cùng nhau tạo được một gia đình hoàn
chỉnh. Vì vậy việc xin con nuôi là điều mà nhiều cặp đồng tính nghĩ đến. Quyền nuôi con
nuôi là một quyền nhân thân cơ bản của mọi cá nhân được pháp luật công nhận và bảo
hộ, ghi nhận tại đoạn 1 Điều 44 Bộ luật dân sự và Điều 6 Luật nuôi con nuôi năm 2010 22.
Quyền này được Nhà nước trao một cách công bằng cho mọi cá nhân không phân biệt là
cá nhân này là người đồng tính hay người dị tính. Tuy nhiên, quyền nuôi con nuôi của cá
nhân chỉ được Nhà nước bảo hộ trong phạm vi mà Luật nuôi con nuôi năm 2010 và các
quy định khác của pháp luật có liên quan quy định chứ không tuyệt đối hóa quyền này.
Pháp luật về nuôi con nuôi quy định rõ về điều kiện của người nhận con nuôi,
người được nhận làm con nuôi, thẩm quyền giải quyết cũng như các hành vi bị cấm.
21
Khoản 5 Điều 10 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, sửa đổi, bổ sung năm 2010
Điều 6 Luật nuôi con nuôi năm 2010, Nhà nước bảo hộ quyền nuôi con nuôi và quyền được nhận làm con nuôi
theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
22
Điều 44 Bộ luật dân sự năm 2005, Quyền được nuôi con nuôi và quyền được nhận làm con nuôi của cá nhân
được pháp luật công nhận và bảo hộ.
GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang
22
SVTH: Ngô Quốc Huy
Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản của những người đồng tính chung sống như vợ chồng
Đứng ở góc độ về quyền nuôi con nuôi của người đồng tính chung sống như vợ chồng, ta
tìm hiểu kỹ các quy định về điều kiện của người nhận con nuôi. Điều 14 Luật nuôi con
nuôi năm 2010 quy định điều kiện đối với người nhận con nuôi như sau:
1. Người nhận con nuôi phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
b) Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;
c) Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng,
giáo dục con nuôi;
d) Có tư cách đạo đức tốt.
2. Những người sau đây không được nhận con nuôi:
a) Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên;
b) Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa
bệnh;
c) Đang chấp hành hình phạt tù;
d) Chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức
khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ
chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người
chưa thanh niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.
3. Trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng
làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi thì không áp dụng
quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này.
Như vậy, nếu những người đồng tính chung sống với nhau như vợ chồng đáp ứng
được các điều kiện mà Luật nuôi con nuôi quy định như trên thì họ có quyền nuôi con
nuôi. Nhưng không phải cả hai người cùng được nhận một người con nuôi mà pháp luật
chỉ chấp nhận một trong hai người đứng tên nhận con nuôi mà thôi. Bởi vì, khoản 3 Điều
8 Luật nuôi con nuôi năm 2010 quy định “một người chỉ được làm con nuôi của một
người độc thân hoặc cả hai người là vợ chồng”. Hai người đồng tính dù thực tế có sống
chung như vợ chồng, mọi người có xem họ là vợ chồng thì về mặt pháp lý họ vẫn là hai
người độc thân nên đương nhiên với tư cách là người độc thân thì pháp luật chỉ cho phép
đứa trẻ đó là con nuôi của một trong hai người. Hơn nữa, Điều 17 Luật nuôi con nuôi quy
định về hồ sơ của người nhận con nuôi phải có văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân.
Tức là nếu hai người là vợ chồng có văn bản pháp lý xác nhận thì pháp luật cho phép hai
vợ chồng cùng đứng tên nhận một người con nuôi. Nhưng vì quan hệ chung sống với
nhau như vợ chồng giữa hai đồng tính không được pháp luật công nhận nên họ không thể
có một văn bản pháp lý nào xác nhận họ là vợ chồng để cùng được nhận con nuôi.
GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang
23
SVTH: Ngô Quốc Huy
Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản của những người đồng tính chung sống như vợ chồng
Nhìn chung, đến thời điểm hiện tại pháp luật chưa cho phép hai người đồng chung
sống như vợ chồng cùng đứng tên nhận con nuôi, nếu muốn nhận con nuôi thì chỉ có một
trong hai người đứng tên để xác lập quan hệ nuôi dưỡng với người con nuôi. Chính điều
này có thể xảy ra những bất cập trong thực tế (không phải bất cập trong quy định của
pháp luật) khi quan hệ chung sống của họ chấm dứt. Lúc này tất cả các nghĩa vụ đều
thuộc về người nhận nuôi đứa trẻ, người kia thì hoàn toàn “tự do”. Hoặc là mọi sự đóng
góp về công sức và tinh thần để nuôi dạy đứa trẻ của người không trực tiếp nhận nuôi đứa
trẻ đều không nhận được bất cứ quyền lợi chính đáng gì. Một vấn đề quan trọng hơn là
liệu điều kiện phát triển về thể lực và tâm lý của đứa trẻ có được đảm bảo khi mối quan
hệ chung sống này chấm dứt? Dù rằng bất cập vừa nêu không phải là bất cập về mặt quy
định nhưng thiết nghĩ nên chăng cần có nhưng quy định hợp lý điều chỉnh mối quan hệ
xã hội đang ngày càng phát sinh nhiều này.
2.1.3. Quyền ly hôn
* Nhìn từ quan hệ giữa hai người đồng tính
Hai người đồng tính chung sống như vợ chồng khi muốn chấm dứt quan hệ chung
sống họ sẽ không được pháp luật giải quyết theo thủ tục ly hôn như đối với hôn nhân
giữa nam và nữ. Hay nói cách khác quan hệ chung sống của họ không làm phát sinh
quyền ly hôn. Bởi lẽ:
Ly hôn là một trong những hiện tượng xã hội về hôn nhân. Nếu kết hôn là hành vi
nhằm xác lập quan hệ hôn nhân giữa vợ và chồng để trên cơ sở đó hình thành nên các
quan hệ hôn nhân và gia đình thì ly hôn là hành vi nhằm giải phóng những hôn nhân bế
tắc. Xét theo góc độ đó, ly hôn là một giải pháp bổ sung cần thiết của kết hôn nhằm bảo
đảm cho việc tồn tại những gia đình hạnh phúc. Xét về mặt pháp lý, ly hôn “là chấm dứt
quan hệ hôn nhân do Tòa án công nhận hoặc quyết định theo yêu cầu của vợ hoặc chồng
hoặc của hai vợ chồng” 23, hay “là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết
định có hiệu lực pháp luật của Tòa án” 24. Việc chấm dứt quan hệ hôn nhân này sẽ dẫn
đến những hệ quả pháp lý nhất định về hôn nhân và gia đình. Ví dụ: Chấm dứt quyền và
nghĩa vụ pháp lý giữa vợ và chồng, tài sản chung được phân chia thành tài sản riêng của
mỗi cá nhân… Quyền ly hôn do đó được xem là một trong những quyền nhân thân quan
trọng của cá nhân được pháp luật ghi nhận và bảo vệ, cụ thể tại Điều 42 Bộ luật dân sự
năm 2005 và khoản 1 Điều 85 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, sửa đổi, bổ sung
năm 2010 “vợ chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn”.
Theo quy định này, ly hôn được thực hiện theo yêu cầu của cả hai vợ chồng (thuận tình ly
hôn) hoặc trong trường hợp một bên (vợ hoặc chồng) xin ly hôn mà không có sự đồng ý
23
Khoản 8 Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, sửa đổi, bổ sung năm 2010
24
Khoản 14 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014
GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang
24
SVTH: Ngô Quốc Huy
Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản của những người đồng tính chung sống như vợ chồng
của bên kia. Trong cả hai trường hợp thuận tình ly hôn và ly hôn theo yêu cầu của một
bên (vợ hoặc chồng) Cơ quan có thẩm quyền giải quyết là Tòa án nhân dân. Từ định
nghĩa ly hôn cũng như quy định về quyền ly hôn đã khẳng định quyền ly hôn của cá nhân
chỉ phát sinh khi cá nhân đó đang tồn tại một quan hệ hôn nhân hợp pháp. Trong khi đó,
bản thân mối quan hệ chung sống như vợ chồng giữa hai người đồng tính ngay từ đầu đã
không được pháp luật công nhận nên mối quan hệ này càng không được xem là hôn nhân.
Tức là về mặt pháp lý, quan hệ hôn nhân chưa từng tồn tại giữa hai người đồng tính
chung sống như vợ chồng. Chính do thiếu tiền đề là hôn nhân nên mặc nhiên hai người
đồng tính chung sống như vợ chồng không thể thực hiện được quyền ly hôn để chấm dứt
mối quan hệ chung sống như vợ chồng này. Nếu hai người đồng tính chung sống như vợ
chồng sau một thời gian chung sống họ nộp đơn xin ly hôn thì Tòa án có thụ lý để tuyên
bố không công nhận họ là vợ chồng hay không? Vấn đề này lại không được pháp luật
quy định.
* Nhìn từ quan hệ của hai người đồng tính với người khác giới
Nhìn từ một phương diện khác, từ trước đến nay không có một quy định nào cấm
người đồng tính kết hôn nên cũng chẳng có lý do gì lại có quy định cấm người đồng tính
ly hôn nếu một trong hai hoặc cả hai người đồng tính chung sống như vợ chồng đang tồn
tài một quan hệ hôn nhân hợp pháp với một người khác giới khác. Quan hệ hôn nhân mà
người đồng tính đã xác lập với người khác giới vẫn là hôn nhân có giá trị pháp lý nên
người đồng tính vẫn có quyền yêu cầu ly hôn và khi thực hiện quyền ly hôn họ phải tuân
thủ các quy định của Luật hôn nhân và gia đình. Quan trọng nhất phải có căn cứ ly hôn
theo quy định tại khoản 1 Điều 89 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, sửa đổi, bổ sung
năm 2010 “Tòa án xem xét yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy tình trạng trầm trọng, đời sống
chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được thì Tòa án quyết định
cho ly hôn”. Vấn đề như thế nào để Tòa án cho rằng “tình trạng hôn nhân trầm trọng, đời
sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được” được hướng dẫn chi
tiết tại mục 8 điểm a Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán tòa án
nhân dân tối cao như sau:
a.1. Được coi là tình trạng của vợ chồng trầm trọng khi:
- Vợ, chồng không thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau như người nào
chỉ biết bổn phận người đó, bỏ mặc người vợ hoặc người chồng muốn sống ra sao thì
sống, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, hoà giải nhiều
lần.
- Vợ hoặc chồng luôn có hành vi ngược đãi, hành hạ nhau, như thường xuyên
đánh đập, hoặc có hành vi khác xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm và uy tín của nhau,
GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang
25
SVTH: Ngô Quốc Huy
Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản của những người đồng tính chung sống như vợ chồng
đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, đoàn thể nhắc nhở, hoà giải
nhiều lần.
- Vợ chồng không chung thuỷ với nhau như có quan hệ ngoại tình, đã được người
vợ hoặc người chồng hoặc bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở,
khuyên bảo nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình;
a.2. Để có cơ sở nhận định đời sống chung của vợ chồng không thể kéo dài được,
thì phải căn cứ vào tình trạng hiện tại của vợ chồng đã đến mức trầm trọng như hướng
dẫn tại điểm a.1 mục 8 này. Nếu thực tế cho thấy đã được nhắc nhở, hoà giải nhiều lần,
nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình hoặc vẫn tiếp tục sống ly thân, bỏ mặc nhau
hoặc vẫn tiếp tục có hành vi ngược đãi hành hạ, xúc phạm nhau, thì có căn cứ để nhận
định rằng đời sống chung của vợ chồng không thể kéo dài được.
a.3. Mục đích của hôn nhân không đạt được là không có tình nghĩa vợ chồng;
không bình đẳng về nghĩa vụ và quyền giữa vợ, chồng; không tôn trọng danh dự, nhân
phẩm, uy tín của vợ, chồng; không tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của vợ,
chồng; không giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau phát triển mọi mặt.
Theo hướng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao, nội dung căn cứ chung để cho ly
hôn là xuất phát từ những nguyên nhân, lý do cụ thể trong đời sống vợ chồng. Đối với
đời sống vợ chồng của người đồng tính với người khác giới, ngay từ lúc bắt đầu đã là một
sự gượng ép, miễn cưỡng đến khi sự kiềm chế đó đã vượt quá mức giới hạn thì ly hôn là
cần thiết và tất yếu. Tuy nhiên, xuất phát từ nguyên tắc bảo vệ bà mẹ và trẻ em, bảo vệ
quyền lợi chính đáng của người vợ và con chưa thành niên, phụ nữ có thai, thai nhi cũng
là bảo vệ lợi ích của xã hội Luật hôn nhân và gia đình đã hạn quyền ly hôn đối với người
chồng (dù người chồng có phải là người đồng tính hay không) trong trường hợp vợ có
thai hoặc đang nuôi con dưới mười hai tháng tuổi 25 .
Ngoài kế thừa quy định vợ hoặc chồng hoặc của hai vợ chồng có quyền ly hôn của
Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, sửa đổi, bổ sung năm 2010, Luật hôn nhân và gia
đình năm 2014 còn quy định cha, mẹ, người thân thích khác của một bên vợ chồng bị
bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ hành vi cũng có quyền
yêu cầu ly hôn nếu có căn cứ về việc người chồng hoặc vợ có hành vi bạo lực gia đình
làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia 26. Quy
định này giúp bảo vệ không chỉ bên vợ hoặc chồng bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà
không thể nhận thức, làm chủ hành vi mà còn bảo vệ quyền lợi chính đáng cho bên kia.
25
Khoản 2 Điều 85 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, sửa đổi, bổ sung năng 2010.
26
Điều 51 và Điều 56 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014.
GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang
26
SVTH: Ngô Quốc Huy
Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản của những người đồng tính chung sống như vợ chồng
Như vậy, những người đồng tính chung sống với nhau như vợ chồng vẫn có quyền
ly hôn và quyền này thực hiện để chấm dứt mối quan hệ hôn nhân hợp pháp giữa họ với
một người khác giới. Còn nếu đối với chính mối quan hệ chung sống như vợ chồng giữa
đồng tính với nhau thì cả hai người đều không có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết cho ly
hôn để chấm dứt mối quan hệ chung sống đó. Tuy nhiên, họ vẫn có quyền yêu cầu giải
quyết tranh chấp khác phát sinh từ mối quan hệ chung sống này, chẳng hạn như tranh
chấp về quyền sở hữu tài sản.
2.2. Quan hệ tài sản
2.2.1. Tài sản thuộc quyền sở hữu chung
2.2.1.1. Căn cứ xác lập tài sản thuộc quyền sở hữu chung
Có một sự thống nhất trong quy định giữa ngành luật Dân sự và ngành luật Hôn
nhân và gia đình về chế độ tài sản chung của vợ chồng đó là tài sản chung của vợ chồng
là tài sản chung hợp nhất 27. Nhưng ngay từ đầu mối quan hệ chung sống như vợ chồng
giữa những người đồng tính không được pháp luật công nhận là vợ chồng nên không thể
dùng các quy định về tài sản chung của vợ chồng của Luật hôn nhân và gia đình để điều
chỉnh về tài sản chung của những người đồng tính chung sống như vợ chồng, mà chỉ có
thể dùng các quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 (luật chung) để điều chỉnh về quan
hệ tài sản giữa hai chủ thể này. Theo quy định hiện hành, Bộ luật dân sự chấp nhận hình
thức sở hữu chung về tài sản của nhiều chủ thể và tài sản thuộc hình thức sở hữu chung
đó gọi là tài sản chung. Điều 214 Bộ luật dân sự năm 2005 định nghĩa: Sở hữu chung là
sở hữu của nhiều chủ sở hữu đối với tài sản. Sở hữu chung bao gồm sở hữu chung theo
phần và sở hữu chung hợp nhất. Sở hữu chung theo phần là sở hữu chung mà trong đó
phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu được xác định đối với tài sản chung 28. Sở hữu
chung hợp nhất là sở hữu chung mà trong đó phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu
không được xác định đối với tài sản chung 29. Hình thức sở hữu chung hợp nhất được Bộ
luật dân sự năm 2005 chỉ ra rõ ở hai trường hợp, cụ thể tại Điều 219 và Điều 220 đó là sở
hữu chung của vợ chồng và sở hữu chung của cộng đồng. Ngoài ra, với quy định về hộ
gia đình tại Điều 106 Bộ luật dân sự năm 2005, các thành viên có tài sản chung và cùng
đóng góp công sức hoạt động kinh tế chung, cùng với quy định về tài sản chung của hộ
gia đình tại Điều 108 Bộ luật dân sự năm 2005 bao gồm: quyền sử dụng đất, quyền sử
dụng rừng, rừng trồng được Nhà nước giao cho hộ gia đình; tài sản do các thành viên
đóng góp, cùng nhau tạo lập từ hoạt động kinh tế chung; được thừa kế chung hoặc thỏa
thuận từ tài sản riêng của cá nhân thành tài sản chung của hộ đã cho thấy phần quyền của
27
Điều 219 Bộ luật dân sự năm 2005 và Điều 27 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, sửa đổi, bổ sung năm 2010
28
Điều 216 Bộ luật dân sự năm 2005
29
Điều 217 Bộ luật dân sự năm 2005
GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang
27
SVTH: Ngô Quốc Huy
Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản của những người đồng tính chung sống như vợ chồng
chủ sở hữu không được xác định đối với tài sản chung nên đây cũng là một dạng sở hữu
chung hợp nhất. Như vậy, cho thấy dù pháp luật không quy định rõ ràng hai chủ thể là cá
nhân không thể có tài sản chung hợp nhất nhưng từ những quy định riêng lẻ như trên ta
có thể thấy sở hữu chung hợp nhất chỉ được pháp luật thừa nhận khi tài sản chung đó
được xác lập giữa các thành viên có quan hệ hôn nhân và gia đình, quan hệ hộ gia đình
hay quan hệ cộng đồng. Do đó, tài sản chung của hai người đồng tính chung sống như vợ
chồng chỉ có thể là tài sản chung theo phần.
Sở hữu chung theo phần là một trong hai dạng của sở hữu chung. Sự phân loại này
chủ yếu dựa vào việc xác định được hay không phần quyền của mỗi chủ sở hữu, không
phụ thuộc vào căn cứ xác lập. Cho nên căn cứ xác lập quyền sở hữu chung theo phần
cũng chính là căn cứ xác lập quyền sở hữu chung. Căn cứ xác lập quyền sở hữu chung
theo phần của những người đồng tính chung sống như vợ chồng do đó cũng phải tuân
theo căn cứ xác lập quyền sở hữu chung được quy định tại Điều 215 Bộ luật dân sự năm
2005: “Quyền sở hữu chung được xác lập theo thỏa thuận của các chủ sở hữu, theo quy
định của pháp luật hoặc theo tập quán”. Trước hết, căn cứ xác lập quyền sở hữu chung
phải tuân theo căn cứ xác lập quyền sở hữu quy định tại Điều 170 Bộ luật dân sự năm
2005: “Quyền sở hữu được xác lập đối với tài sản trong các trường hợp sau đây: 1. Do
lao động, do hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp; 2. Được chuyển quyền sở hữu
theo thỏa thuận hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; 3. Thu hoa
lợi, lợi tức; 4. Tạo thành vật mới do sáp nhập, trộn lẫn, chế biến; 5. Được thừa kế tài
sản; 6. Chiếm hữu trong các điều kiện do pháp luật quy định đối với vật vô chủ, vật bị
đánh rơi, bị bỏ quên, bị chốn giấu, gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước di
chuyển tự nhiên; 7. Chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên
tục, công khai phù hợp với thời hiệu quy định tại khoản 1 Điều 247 của Bộ luật này; 8.
Các trường hợp khác do pháp luật quy định”. Trên cơ sở đó quyền sở hữu chung của các
chủ thể được xác định dựa trên các căn cứ: Do các bên thỏa thuận (như nhiều người góp
tiền để cùng mua sắm một tài sản hoặc cùng xây dựng một công trình chung); Theo quy
định của pháp luật (như tài sản chung của vợ chồng theo quy định của luật hôn nhân và
gia đình, tài sản chung của hộ gia đình theo quy định của Bộ luật dân sự); Theo tập quán
(như sở hữu nhà thờ, đền, chùa).
Tập quán của người Việt Nam trước nay chưa từng tồn tại tập quán về tài sản
chung của hai người đồng tính chung sống như vợ chồng. Quan hệ chung sống như vợ
chồng giữa những người đồng tính đến thời điểm này vẫn chưa được xã hội Việt Nam
thật sự chấp nhận nên tư tưởng trong quá khứ thì càng khắt khe hơn. Vì không được xã
hội chấp nhận nên mặc nhiên nó không thể trở thành tập quán. Đối với pháp luật thì lại
càng rõ ràng hơn, pháp luật không can thiệp vào mối quan hệ chung sống này thì không
có quy định xác lập tài sản chung của những người đồng tính chung sống như vợ chồng
GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang
28
SVTH: Ngô Quốc Huy
Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản của những người đồng tính chung sống như vợ chồng
là điều chắc chắn. Do vậy, tài sản chung của những người đồng tính chung sống như vợ
chồng chỉ có thể xác lập trên cơ sở thỏa thuận.
2.2.1.2. Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc quyền sở hữu chung
Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc quyền sở hữu chung của hai người
đồng tính chung sống như vợ chồng không được pháp luật hôn nhân và gia đình điều
chỉnh. Dù rằng Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, sửa đổi, bổ sung năm 2010 quy định
cụ thể việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của vợ chồng tại Điều 28 và Luật
hôn nhân và gia đình năm 2014 tiếp tục kế thừa quy định này đồng thời còn quy định
thêm về tài sản chung được đưa vào kinh doanh 30 nhưng quy định này không thể áp dụng
cho quan hệ chung sống như vợ chồng giữa những người đồng tính vì trước pháp luật
quan hệ đó không thể xem là vợ chồng. Để điều chỉnh việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt
tài sản thuộc quyền sở hữu chung của hai người đồng tính chung sống như vợ chồng vẫn
dựa vào các quy định của Bộ luật dân sự năm 2005.
Theo quy định tại Điều 221 Bộ luật dân sự năm 2005 “các chủ sở hữu chung cùng
quản lý tài sản chung theo nguyên tắc nhất trí, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc
pháp luật có quy định khác”. Trên cơ sở nguyên tắc tự nguyện thỏa thuận, hai người đồng
tính chung sống như vợ chồng đã xác lập quyền sở hữu đối với tài sản chung. Do vậy,
việc quản lý cũng đương nhiên được thực hiện trên nguyên tắc thỏa thuận, thống nhất ý
chí của hai người, trừ trường hợp hai người có thỏa thuận khác, chẳng hạn giao cho một
người quản lý tài sản chung hoặc có quy định khác.
Đối với sử dụng tài sản chung, khoản 1 Điều 222 Bộ luật dân sự năm 2005 quy
định “mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi
tức từ tài sản chung tương ứng với phần quyền sở hữu của mình, trừ trường hợp có thoả
thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác”. Trước hết cần khẳng định việc sử dụng tài
sản thuộc sở hữu chung đều là hành vi khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài
sản chung. Tuy nhiên, dựa vào bản chất của sở hữu chung theo phần, là sở hữu chung
trong đó phần quyền của mỗi chủ sở hữu được xác định đối với tài sản chung nên việc
khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản chung của mỗi người được thực
hiện tương ứng với phần quyền của người đó. Dù vậy, dựa trên nguyên tắc các chủ thể
được thực hiện các giao dịch dân sự trên cơ sở tự nguyện thỏa thuận của các bên nên nếu
hai người đồng tính chung sống như vợ chồng có thỏa thuận khác thì sẽ tuân theo sự thỏa
thuận đó, trừ trường hợp pháp luật quy định cụ thể về quyền sử dụng tài sản chung của
các chủ sở hữu chung thì họ phải tuân theo quy định đó.
Bên cạnh quy định về chiếm hữu, sử dụng, Bộ luật dân sự còn quy định việc định
30
Điều 35 và Điều 36 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014
GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang
29
SVTH: Ngô Quốc Huy
Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản của những người đồng tính chung sống như vợ chồng
đoạt tài sản chung theo phần tại khoản 1, 3, 4 Điều 223. Việc định đoạt tài sản thuộc
quyền sở hữu chung thực hiện trên nguyên tắc do hai người thỏa thuận hoặc theo quy
định của pháp luật. Pháp luật đặt ra trường hợp ưu tiên mua phần quyền trong sở hữu
chung. Nếu một trong hai người muốn bán phần quyền tài sản của mình trong khối tài sản
chung thì người còn lại có quyền ưu tiên mua phần quyền tài sản đó. Người muốn bán
phần quyền tài sản của mình phải thông báo về việc bán và các điều kiện cần thiết cho
người còn lại biết trước ít nhất ba tháng đối với bất động sản, một tháng đối với động sản.
Tùy thuộc vào từng loại tài sản, việc thông báo có thể bằng văn bản hoặc bằng miệng.
Thời hạn được tính từ ngày người này nhận được thông báo về việc người kia dự định
bán phần quyền tài sản chung của mình với các điều kiện mua bán và giá cả của phần
quyền sở hữu tài sản. Ngoài ra, quyền ưu tiên mua còn được bảo vệ khi một trong hai
người muốn bán phần quyền tài sản của mình cho người thứ ba mà không thông báo cho
người kia thì người kia có quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền ưu tiên mua của mình
trong thời hiệu ba tháng kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm quyền ưu tiên mua. Trường
hợp một trong hai người từ bỏ phần quyền sở hữu của mình hoặc người này chết mà
không có người thừa kế thì phần quyền thuộc về Nhà nước.
2.2.1.3. Phân chia tài sản thuộc quyền sở hữu chung và chấm dứt sở hữu chung
* Phân chia tài sản thuộc quyền sở hữu chung
Việc phân chia tài sản là một trong những căn cứ chấm dứt quyền sở hữu chung.
Về nguyên tắc việc chia tài sản chung chỉ được thực hiện đối với tài sản thuộc sở hữu
chung theo phần và tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia. Như đã phân
tích ở trên, tài sản chung của những người đồng tính chung sống như vợ chồng là tài sản
chung theo phần nên tài sản chung này hoàn toàn có thể phân chia.
Trong khi tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân hay hậu quả của việc
chia tài sản chung đó được Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 sửa đổi, bổ sung năm
2010 điều chỉnh tại Điều 29, 30 thì chính vì không được pháp luật công nhận nên việc
phân chia tài sản thuộc quyền sở hữu chung của những người đồng tính chung sống như
vợ chồng chỉ có thể được thực hiện theo quy định Bộ luật dân sự năm 2005. Cụ thể, Điều
224 quy định “1. Trong trường hợp sở hữu chung có thể phân chia thì mỗi chủ sở hữu
chung đều có quyền yêu cầu chia tài sản chung; nếu các chủ sở hữu chung đã thoả thuận
không phân chia tài sản chung trong một thời hạn thì mỗi chủ sở hữu chung chỉ có quyền
yêu cầu chia tài sản chung khi hết thời hạn đó; khi tài sản chung không thể chia được
bằng hiện vật thì được trị giá thành tiền để chia. 2. Trong trường hợp có người yêu cầu
một người trong số các chủ sở hữu chung thực hiện nghĩa vụ thanh toán khi người đó
không có tài sản riêng hoặc tài sản riêng không đủ để thanh toán thì người yêu cầu có
quyền yêu cầu chia tài sản chung để nhận tiền thanh toán và được tham gia vào việc chia
tài sản chung, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Nếu không thể chia phần
GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang
30
SVTH: Ngô Quốc Huy
Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản của những người đồng tính chung sống như vợ chồng
quyền sở hữu bằng hiện vật hoặc việc chia này bị các chủ sở hữu chung còn lại phản đối
thì người có quyền có quyền yêu cầu người có nghĩa vụ bán phần quyền sở hữu của mình
để thực hiện nghĩa vụ thanh toán”.
Theo quy định trên, người có quyền yêu cầu chia tài sản thuộc quyền sở hữu
chung của hai người đồng tính chung sống như vợ chồng bao gồm: Một trong hai người
chung sống và người có quyền yêu cầu một trong trong hai người chung sống thực hiện
nghĩa vụ thanh toán. Việc chia tài thuộc sở hữu chung của hai người đồng tính chung
sống như vợ chồng thực hiện dựa trên cơ sở thỏa thuận của hai người. Nếu tài sản là hiện
vật không thể chia được thì trị giá thành tiền để chia.
Theo khoản 2 quy định về quyền của người yêu cầu một người trong hai người
đồng tính chung sống như vợ chồng sở hữu chung tài sản thực hiện nghĩa vụ thanh toán
thì trước hết người có nghĩa vụ thực hiện việc thanh toán cho người có quyền bằng các tài
sản thuộc sở hữu riêng của mình. Người có quyền yêu cầu chỉ có thể yêu cầu người có
nghĩa vụ chia tài sản chung của người đó với người cùng chung sống khi người có nghĩa
vụ không có tài sản riêng hoặc tài sản riêng không đủ thanh toán cho người có quyền yêu
cầu và được tham gia vào việc chia tài sản chung. Tuy nhiên, người yêu cầu được tham
gia vào việc chia tài sản chung như thế nào? Chỉ được giám sát việc phân chia tài sản để
nhận lại số tiền mà một trong hai người chủ sở hữu phải thực hiện nghĩa vụ đối với mình
hay là người đứng ra chia tài sản chung? Vấn đề này còn liên quan đến ý chí thỏa thuận
của hai người chung sống cùng sở hữu chung tài sản. Nếu người yêu cầu đứng ra chia tài
sản chung theo ý chí của họ thì sẽ vi phạm quyền nhất trí, thỏa thuận của người chủ sở
hữu còn lại. Hai người đồng tính chung sống như vợ chồng là chủ sở hữu chung tài sản
đều có quyền quyết định số phận pháp lý và số phận thực tế của tài sản nên họ có quyền
phản đối cách phân chia tài sản chung đó. Lúc này, người có quyền có thể yêu cầu người
có nghĩa vụ bán phần quyền sở hữu tài sản đó cho mình để thực hiện nghĩa vụ thanh toán.
Khi bán phần quyền sở hữu của mình, người có nghĩa vụ cần lưu ý quyền ưu tiên của
người sở hữu chung còn lại theo quy định tại Điều 223 Bộ luật dân sự năm 2005. Nếu
phần quyền sở hữu chung tài sản đã được người sở hữu chung còn lại mua thì người có
quyền yêu cầu người có nghĩa vụ phải thanh toán nghĩa vụ cho mình.
Như vậy, giống như việc xác lập quyền sở hữu chung về tài sản, phân chia tài sản
thuộc quyền sở hữu chung của hai người đồng tính chung sống như vợ chồng được thực
hiện theo sự thỏa thuận. Hơn nữa, nếu một trong hai người muốn bán phần quyền sở hữu
của mình thì người còn lại được quyền ưu tiên mua trước.
* Chấm dứt sở hữu chung
Như đã phân tích ở trên, sở hữu chung là hình thức sở hữu của nhiều chủ sở hữu
cùng chiếm hữu, sử dụng, định đoạt một hoặc một khối tài sản nhất định. Bởi vậy, nếu ta
GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang
31
SVTH: Ngô Quốc Huy
Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản của những người đồng tính chung sống như vợ chồng
đem chia tài sản chung của hai người đồng tính chung sống như vợ chồng cho từng người
sẽ chấm dứt sở hữu chung và xác lập quyền sở hữu cá nhân đối với từng phần tài sản
được chia. Đây là trường hợp thứ nhất về chấm dứt sở hữu chung đã được cụ thể hóa ở
khoản 1 Điều 226 Bộ luật dân sự năm 2005 “tài sản chung đã được chia”.
Tương tự như khi xác lập sở hữu chung, nếu hai người đồng tính chung sống như
vợ chồng thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định một trong hai người được hưởng toàn bộ
tài sản chung cũng có thể làm chấm dứt quyền sở hữu chung của hai người và xác lập
quyền sở hữu cá nhân của chủ sở hữu được hưởng toàn bộ tài sản đó. Đây chính là quy
định tại khoản 2 Điều 226 Bộ luật dân sự năm 2005 “một trong các chủ sở hữu chung
được hưởng toàn bộ tài sản chung”.
Tài sản là khách thể của quyền sở hữu nói chung và quyền sở hữu chung nói riêng,
bởi vậy nếu tài sản chung không còn thì quyền sở hữu chung cũng chấm dứt 31. Tức là,
nếu một tài sản thuộc quyền sở hữu chung của hai người đồng tính chung sống như vợ
chồng vì một nguyên nhân nào đó không còn tồn tại nữa, lúc đó họ không còn đối tượng
để cùng sở hữu, làm cho quyền sở hữu chung của họ đối với tài sản chung đó chấm dứt.
Theo khoản 4 Điều 226 Bộ luật dân sự năm 2005, một số trường hợp quyền sở
hữu cũng chấm dứt theo quy định của pháp luật. Chẳng hạn, anh A và anh B là hai người
đồng tính chung sống như vợ chồng cùng nhau góp tiền mua một máy tính bảng để cùng
nhau sử dụng. Nhưng vì bất cẩn nên hai anh đã bỏ quên máy tính bảng đó tại một ghế đá
trong một lần đi dạo ở công viên. Chị D nhặt được, trình báo và giao cho Ủy ban nhân
dân phường. Ủy ban nhân dân phường thông báo công khai về sự việc trên để trả lại cho
chủ sở hữu nhưng sau hơn một năm không ai đến nhận lại Ủy ban nhân dân phường đã
giao lại cho chị D sử dụng. Trong một lần tình cờ hai anh A và B thấy chị D sử dụng máy
tính bảng và nhận ra đó là máy tính của hai anh. Nhưng lúc này quyền sở hữu chung của
hai anh đã chấm dứt theo quy định của pháp luật, cụ thể Điều 241 Bộ luật dân sự năm
2005 và máy tính bảng đó bây giờ thuộc quyền sở hữu của chị D.
2.2.2. Tài sản thuộc quyền sở hữu riêng
2.2.2.1. Căn cứ xác lập tài sản thuộc quyền sở hữu riêng
Do không bị ràng buộc trong quan hệ hôn nhân và gia đình nên hai người đồng
tính chung sống như vợ chồng không bị khái niệm thời kỳ hôn nhân chi phối thời điểm
phát sinh tài sản thuộc quyền sở hữu riêng – chung. Những căn cứ xác lập quyền sở hữu
riêng của vợ chồng được quy định ở Luật hôn nhân và gia đình không thể bao quát hết
các trường hợp xác lập quyền sở hữu riêng về tài sản của họ. Với tư cách là hai chủ thể
pháp lý độc lập, nếu hai người đồng tính chung sống như vợ chồng không tự nguyện
31
Khoản 3 Điều 226 Bộ luật dân sự năm 2005
GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang
32
SVTH: Ngô Quốc Huy
Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản của những người đồng tính chung sống như vợ chồng
nhập tài sản thuộc quyền sở hữu riêng của họ thành tài sản chung thì tài sản đó sẽ là tài
sản riêng của hai người. Như vậy, căn cứ phát sinh quyền sở hữu riêng của hai người
đồng tính chung sống như vợ chồng chính là căn cứ xác lập quyền sở hữu của cá nhân và
được Bộ luật dân sự năm 2005 quy định cụ thể tại Điều 170. Từ quy định này có thể khái
quát thành hai nhóm căn cứ xác lập quyền sở hữu 32.
Thứ nhất, quyền sở hữu được xác lập theo ý chí của các chủ thể thông qua hợp
đồng dân sự hoặc giao dịch dân sự một bên. Hợp đồng là sự kiện pháp lý trên cơ sở thỏa
thuận, thống nhất ý chí của các chủ thể làm phát sinh việc chuyển dịch quyền sở hữu từ
chủ thể này sang chủ thể khác. Chủ thể được chuyển giao tài sản thông qua các giao dịch
hợp pháp có quyền sở hữu đối với tài sản được chuyển giao từ thời điểm nhận tài sản nếu
là tài sản không đăng ký quyền sở hữu. Đối với tài sản phải đăng ký quyền sở hữu đối với
tài sản theo quy định của pháp luật thì quyền sở hữu được xác lập đối với chủ thể được
chuyển giao tài sản khi chủ thể này thực hiện việc đăng ký quyền sở hữu tại Cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền và được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản. Đối với giao
dịch dân sự thể hiện ý chí của một bên chủ thể như lập di chúc thì quyền sở hữu phát sinh
từ thời điểm mở thừa kế.
Thứ hai, quyền sở hữu tài sản được xác lập theo quy định của pháp luật. Đó là:
- Xác lập quyền sở hữu đối với tài sản do lao động, do hoạt động sản xuất, kinh
doanh hợp pháp.
- Xác lập quyền sở hữu do được thừa kế theo pháp luật.
- Xác lập quyền sở hữu tài sản do sáp nhập, trộn lẫn, chế biến.
- Xác lập quyền sở hữu đối với vật vô chủ, vật bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn
giấu, gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước di chuyển tự nhiên.
- Xác lập quyền sở hữu theo theo thời hiệu do pháp luật quy định.
- Xác lập quyền sở hữu thông qua phán quyết của Tòa án hoặc Cơ quan Nhà nước
có thẩm quyền. Ví dụ: sở hữu tài sản trong trường hợp ly hôn theo quyết định của Tòa án
hay quyền sở hữu tài sản theo quyết định hóa giá nhà ở của Cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền.
Ngoài ra, còn các trường hợp khác do pháp luật quy định. Đây là trường hợp mà
nhà làm luật dự liệu các trường hợp khác là căn cứ xác lập quyền sở hữu của chủ sở hữu.
2.2.2.2. Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng
Bởi vì cá nhân có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc sở hữu của
mình nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng hoặc sản xuất, kinh doanh và các mục
32
PGS.TS. Hoàng Thế Liên, Bình luận khoa học Bộ luật dân sự năm 2005, Tập 1, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội,
2008, tr. 397
GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang
33
SVTH: Ngô Quốc Huy
Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản của những người đồng tính chung sống như vợ chồng
đích khác phù hợp với quy định của pháp luật 33. Cho nên hai người đồng tính chung sống
như vợ chồng có quyền làm chủ, chi phối tài sản thuộc sở hữu của cá nhân mình thông
qua các quyền năng chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản. Họ có thể tự mình chiếm hữu,
sử dụng tài sản hoặc thông qua các hợp đồng dân sự giao cho người khác thực hiện việc
chiếm hữu. Nhưng một trong hai người không thể quản lý tài sản riêng của người còn lại
trong trường hợp người đó không thể tự mình quản lý tài sản riêng và không ủy quyền
cho người khác quản lý vì đơn giản là họ không có quan hệ hôn nhân. Pháp luật hôn nhân
và gia đình chỉ cho phép người này được quản lý tài sản của người kia trong trường hợp
người kia không thể tự mình quản lý tài sản riêng và không ủy quyền cho người khác nếu
họ là vợ chồng như khoản 2 Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, sửa đổi, bổ
sung năm 2010 đã quy định. Ngoài ra, họ còn có quyền dùng vốn và tư liệu sản xuất
thuộc quyền sở hữu riêng của mình đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Điều này được pháp
luật công nhận và bảo vệ. Điều 50 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định về quyền tự do kinh
doanh của cá nhân khẳng định: “Quyền tự do kinh doanh của cá nhân được tôn trọng và
được pháp luật bảo vệ. Cá nhân có quyền lựa chọn hình thức, lĩnh vực, ngành nghề kinh
doanh, lập doanh nghiệp, tự do giao kết hợp đồng, thuê lao động và các quyền khác phù
hợp với quy định của pháp luật”. Đồng thời, có quyền mua cổ phần của công ty cổ phần,
góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc hình thức sở hữu tư nhân
không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công
cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác 34 đặc biệt là đối với người kia.
Không như quan hệ vợ chồng, nếu tài sản riêng của vợ chồng còn được dùng vào
các nhu cầu thiết yếu của gia đình trong trường hợp tài sản chung không đủ để đáp ứng
theo khoản 4 Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, sửa đổi, bổ sung năm 2010
thì quan hệ chung sống như vợ chồng giữa hai người đồng tính không bắt buộc họ phải
đem tài sản riêng của người này để phục vụ nhu cầu chung của hai người nhưng trên thực
tế họ đã tự nguyện thực hiện như vậy dù không có quan hệ hôn nhân và gia đình bởi họ
có một ràng buộc khác khá hữu hiệu đó là tình cảm và sự gắn kết yêu thương.
2.2.3. Trách nhiệm liên đới trong giao dịch dân sự do một bên thực hiện
Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, sửa đổi, bổ sung năm 2010 đặt ra vấn đề “vợ
chồng phải chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch dân sự hợp pháp do một trong hai
người thực hiện nhằm đáp ứng các nhu cầu thiết yếu của gia đình” 35. Điều này có nghĩa
khi vợ hoặc chồng thực hiện giao dịch dân sự nhằm đáp ứng các nhu cầu thiết yếu của gia
33
Khoản 1 Điều 213 Bộ luật dân sự năm 2005
34
Khoản 2 Điều 213 Bộ luật dân sự năm 2005
35
Điều 25 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, sửa đổi, bổ sung năm 2010
GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang
34
SVTH: Ngô Quốc Huy
Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản của những người đồng tính chung sống như vợ chồng
đình thì đương nhiên được xem là có sự thỏa thuận của hai vợ chồng và vợ chồng cùng
liên đới chịu trách nhiệm. Có như vậy, quyền lợi của người thứ ba tham gia xác lập hợp
đồng liên đến tài sản chung của vợ chồng mới được đảm bảo trước pháp luật. Đây là một
quy định rất quan trọng và cần thiết nhằm ràng buộc trách nhiệm của vợ chồng đối với
nhau và đối với cuộc sống gia đình. Tuy nhiên, hai người đồng tính chung sống với nhau
như vợ chồng dù trên thực hai người cùng nhau xây dựng cuộc sống gia đình chung
nhưng những nhu cầu thiết yếu phát sinh từ cuộc sống gia đình đó không được pháp luật
xem là nhu cầu thiết yếu của gia đình. Bởi vì, pháp luật không công nhận họ là vợ đồng
nên cuộc sống mà họ cùng nhau xây dựng sẽ không được xem là cuộc sống gia đình.
Chính vì thế khi một trong hai người xác lập giao dịch dân sự với người thứ ba ta không
cần phải xem giao dịch đó nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình hay không. Điều
này dẫn đến không thể dựa vào nhu cầu thiết yếu để luận giải là giao dịch do một người
thực hiện đã có sự thỏa thuận với người còn lại để ràng buộc trách nhiệm liên đới giữa
họ. Như vậy, thực sự giữa hai người đồng tính chung sống như vợ chồng liệu có phát sinh
nghĩa vụ liên đới đối với giao dịch dân sự do một người thực hiện? Theo người viết, giữa
hai người đồng tính chung sống như vợ chồng vẫn phát sinh nghĩa vụ liên đới đối với
giao dịch do một bên thực hiện bởi lý do như sau.
Do không có cơ sở quan hệ gia đình để ràng buộc nghĩa vụ liên đới giữa hai người
đồng tính chung sống như vợ chồng nên nghĩa vụ liên đới được nhìn nhận từ góc độ của
hai chủ thể (cá nhân) pháp lý độc lập dưới sự điều chỉnh của Bộ luật dân sự năm 2005.
Trước hết, theo những quy định về đại diện, khoản 1 Điều 143 Bộ luật dân sự năm 2005
khẳng định cá nhân có thể ủy quyền cho người khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
Đồng thời người đại diện chỉ không được xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự với các
chủ thể mà Bộ luật dân sự năm 2005 đã liệt kê tại khoản 5 Điều 144 là chính mình và
người thứ ba mà mình cũng là người đại diện. Vì thế, về phương diện đại diện một trong
hai người đồng tính chung sống như vợ chồng hoàn toàn có quyền ủy quyền cho người
còn lại đại diện cho mình xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự vì lợi ích của chính
mình.
Tiếp theo, về nguồn gốc của nghĩa vụ liên đới, Bài giảng Luật dân sự Việt Nam –
Phần Nghĩa vụ của Thạc sĩ Tăng Thanh Phương đã thể hiện “Nghĩa vụ liên đới có thể
được xác lập theo thỏa thuận của các bên liên quan hoặc theo quy định của pháp luật”.
Cho nên nếu giữa hai người đồng tính và người thứ ba trong giao dịch dân sự có thỏa
thuận về nghĩa vụ liên đới thì giữa hai người đồng tính chung sống với nhau như vợ
chồng sẽ hoàn toàn có thể phát sinh nghĩa vụ liên đới. Như vậy, từ những phân tích trên
ta có thể kết luật nếu một trong hai người đồng tính chung sống như vợ chồng ủy quyền
cho người còn lại xác lập, thực hiện giao dịch dân sự của hai người với người thứ ba và
thỏa thuận về nghĩa vụ liên đới thì giữa hai người đồng tính chung sống như vợ chồng
GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang
35
SVTH: Ngô Quốc Huy
Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản của những người đồng tính chung sống như vợ chồng
phát sinh nghĩa vụ liên đới đối với người thứ ba dù giao dịch này chỉ do một người xác
lập, thực hiện. Tuy nhiên, nếu một trong hai người đồng tính chung sống như vợ chồng
không được sự ủy quyền đại diện của người kia hoặc không có sự thỏa thuận về nghĩa vụ
liên đới thì giao dịch dân sự đó chẳng qua là giao dịch dân sự do một người thực hiện và
không làm phát sinh nghĩa vụ liên đới đối với người kia.
Ngoài ra, với những quy định nhằm đảm bảo cho quyền lợi của người thứ ba trong
trường hợp một trong hai người có nghĩa vụ liên đới không có khả năng thực hiện nghĩa
vụ hoặc chết, Điều 298 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định “bên có quyền có thể yêu cầu
bất cứ ai trong số những người có nghĩa vụ thực hiện toàn bộ nghĩa vụ”. Tức là, người
còn lại phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ cho bên có quyền.
2.2.4. Quyền thừa kế tài sản giữa những người đồng tính chung sống như vợ chồng
Hai người đồng tính chung sống như vợ chồng không làm phát sinh quan hệ thừa
kế theo pháp luật giữa họ, có chăng chỉ có thể thừa kế theo di chúc. Theo quy định của
Bộ luật dân sự năm 2005, có hai hình thức thừa kế là thừa kế theo pháp luật và thừa kế
theo di chúc. Đối với thừa kế theo pháp luật, di sản thừa kế sẽ được chia theo Điều 676
Bộ luật dân sự năm 2005 với thứ tự như sau:
Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ,
con nuôi của người chết;
Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột,
em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông
ngoại, bà ngoại;
Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu
ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột,
chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ
ngoại.
Trong ba hàng thừa kế trên ta không tìm thấy vị trí nào dành cho quan hệ của hai
người đồng tính chung sống như vợ chồng. Trước pháp luật quan hệ giữa họ không được
công nhận nên không thể xem họ là vợ chồng của nhau làm cho vị trí thừa kế ở hàng thứ
nhất không dành cho quan hệ giữa họ. Hơn nữa, từ quy định về hành thừa kế cho thấy
nếu một trong hai người chết không để lại di chúc thì người còn sống sẽ không nhận
được bất cứ tài sản nào thuộc về di sản của người chết. Đây thật sự là một điều khá đáng
tiết, nếu nhìn nhận ở góc độ xã hội, hai người đồng chung sống như vợ chồng dù biết
rằng họ không được pháp luật công nhận nhưng họ không vì lý do đó mà không chung
sống hay chỉ tìm đến nhau để thỏa mãn một số nhu cầu nào đó mà ngược lại họ thật sự
xem nhau là vợ chồng. Khi một trong hai người chết di, dù chưa thể hiện ý chí muốn để
lại một phần tài sản cho người sống chung nhưng ta không thể phủ nhận được một sự thật
GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang
36
SVTH: Ngô Quốc Huy
Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản của những người đồng tính chung sống như vợ chồng
người sống chung mới là một trong những người người chết quan tâm, lo lắng, thương
yêu. Như vậy mà sau khi chết họ bị tước bỏ quyền để lại một phần di sản của mình cho
người kia. Về phần người kia, mất mát người mình thương yêu là không thể bù đắp mà
bây giờ những kỷ vật của người kia cũng không được quyền gìn giữ, đó thật là một điều
cần ta suy nghĩ. Tuy nhiên, quyền thừa kế tài sản của hai người đồng tính chung sống
như vợ chồng có thể phát sinh trong trường hợp người chết để lại di chúc. Với các quy
định hiện hành không có một quy định nào cấm người người đồng tính lập di chúc hay
cấm người lập di chúc để lại di sản thừa kế cho người đồng tính chung sống như vợ
chồng với mình. Điều 647 Bộ luật dân sự năm 2005 chỉ cấm người bị bệnh tâm thần hoặc
mắc bệnh khác mà không thể nhận thức và làm chủ hành vi của mình. Mặt khác, người
lập di chúc được quyền chỉ định người thừa kế theo quy định tại khoản 1 Điều 648 Bộ
luật dân sự năm 2005. Vì thế nếu hai người đồng tính chung sống như vợ chồng muốn để
lại một phần tài sản của mình cho người kia họ phải lập di chúc thể hiện nguyện vọng đó.
Di chúc sẽ là cơ sở pháp lý vững chắc để pháp luật có thể bảo hộ nguyện vọng chính
đáng này.
Như vậy, có thể kết luận rằng trong quan hệ chung sống như vợ chồng giữa hai
người đồng tính chỉ phát sinh quan hệ thừa kế trong trường hợp người chết để lại di chúc
còn vấn đề thừa kế theo pháp luật không thể đặt ra xem xét.
GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang
37
SVTH: Ngô Quốc Huy
Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản của những người đồng tính chung sống như vợ chồng
CHƯƠNG 3
THỰC TIỄN VÀ GIẢI PHÁP VỀ QUAN HỆ NHÂN THÂN
VÀ QUAN HỆ TÀI SẢN CỦA NHỮNG NGƯỜI ĐỒNG TÍNH
CHUNG SỐNG NHƯ VỢ CHỒNG
Từ việc phân tích các quy định của pháp luật trong chương hai kết hợp với việc
tìm hiểu về quan hệ chung sống như vợ chồng của những người đồng tính trên thực tế,
người viết đưa ra một số hệ quả xấu từ việc không công nhận quan hệ này và phương
hướng nhằm hoàn thiện các quy định hiện hành về quan hệ nhân thân và tài sản của
những người đồng tính chung sống như vợ chồng.
3.1. Thực tiễn và giải pháp về quan hệ chung sống như vợ chồng giữa những người
đồng tính khi không được pháp luật công nhận
3.1.1. Thực tiễn
Mặc dù pháp luật hiện hành đã cấm hành vi kết hôn giữa những người có cùng
giới tính nhưng quy định này có lẽ không khả thi, không đủ sức để ngăn cản việc kết hợp
chung sống với nhau giữa những người đồng tính. Việc chung sống như vợ chồng giữa
họ thực tế vẫn đang diễn ra, thậm chí có những trường hợp gia đình và người đồng tính
đã tổ chức công khai lễ cưới. Điển hình vào tháng 4 vừa qua, đám cưới của cặp đôi đồng
tính với hơn 250 thực khách tham dự đã thực sự khiến người dân Bình Phước xôn xao.
Đôi “uyên ương” trong đám cưới này là Đào Lê Đức Nghị (sinh năm 1984, ngụ tại thị
trấn Lộc Ninh, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước) và Nguyễn Công Luận (sinh năm
1995, ngụ xã Tiến Hưng, thị xã Đồng Xoài). Sự việc này khiến cho dư luận xã hội xôn
xao. Nhưng dần dần sự việc khác thường đó cũng trở nên bình thường, mọi người nhanh
chóng quen với hình ảnh hai người cùng giới chung sống bên nhau và không còn ái ngại
khi gọi họ là “cặp vợ chồng”. Sự mạnh dạn nhìn nhận xu hướng tính dục của hai chàng
trai này còn thấy rõ khi họ đặt tên cho quán bún riêu của mình gần trường Trung cấp y tế
Bình Phước là “Pê đê” như để khẳng định họ sẽ không ngại ngùng trước sự trêu chọc, dị
nghị của mọi người. Hơn nữa, họ còn thể hiện ý định chung sống với nhau lâu dài khi
chia sẽ với phóng viên báo Tri thức trẻ “Trước mắt, tụi em cố gắng buôn bán dành dụm
mua một miếng đất để cất lấy căn nhà. Thời gian sau, chúng em sẽ đến bệnh viện tìm xin
nhận một đứa con nuôi. Em mong những cặp đôi như chúng em sớm được đăng ký kết
hôn để đảm bảo các quyền lợi về tài sản và con cái như các cặp vợ chồng dị tính
khác” 36. Đây mới chỉ là một trường hợp tiêu biểu cho hiện tượng chung sống như vợ
chồng hiện nay của những người đồng tính. Trong số gần 3.000 người truy cập vào
36
Hạ Lê, Cuộc sống hạnh phúc của cặp đôi đồng tính từng gây xôn xao dư luận, http://kenh14.vn/xa-hoi/cuoc-song-
hanh-phuc-cua-cap-doi-dong-tinh-tung-gay-xon-xao-du-luan-20140813034445588.chn, [Ngày truy cập 05/9/2014]
GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang
38
SVTH: Ngô Quốc Huy
Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản của những người đồng tính chung sống như vợ chồng
đường dẫn điều tra trực tuyến do Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE)
thực hiện trong năm 2013, hơn 11% người hiện đang trong mối quan hệ cùng giới đang
sống chung với nhau tại nhà của một trong hai người hoặc cùng mua, thuê nhà để sống
chung. Cũng giống như việc tạo dựng và bắt đầu một cuộc hôn nhân giữa những người
nam và nữ, các cặp đôi cùng giới khi đi đến quyết định sống chung đa phần là kết quả của
mong muốn tạo dựng một không gian chung của hai người mà ở đó họ có thể mang lại sự
chia sẻ về tinh thần, tình cảm (87.5%), thể hiện sự cam kết thuỷ chung (81%), bắt đầu
những cam kết ổn định và lâu dài (70%) 37. Mặc dù có những ý kiến tỏ ra không đồng tình
và cũng không ít ý kiến cảm thông, chấp nhận. Nhưng dù thái độ của xã hội đối với hiện
tượng chung sống của những người đồng tính có thế nào thì đây vẫn là hiện tượng đang
diễn ra trên thực tế và xu hướng ngày càng nhiều nhưng pháp luật lại chưa có một quy
định nào điều chỉnh thích hợp.
Trước tình trạng pháp luật bỏ ngõ việc điều chỉnh các quan hệ chung sống như vợ
chồng giữa những người đồng tính đã dẫn đến nhiều hệ quả xấu. Ngay từ khi bắt đầu
quan hệ chung sống, pháp luật không can thiệp nên khi họ muốn chấm dứt mối quan hệ
này thì cũng được kết thúc bằng sự tự phát. Hay trong quá trình chung sống, họ lại quan
hệ với một người khác nữa, thậm chí còn kết hôn với một người khác giới thì hành vi đó
vẫn chưa được một quy định nào điều chỉnh.
Nguyên tắc đầu tiên của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, sửa đổi bổ sung
năm 2010 “hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng” 38 thể
hiện Nhà nước mong muốn xây dựng quan hệ hôn nhân trên cơ sở tình yêu thương và sự
chung thủy nhưng quan hệ mang bản chất hôn nhân của những người đồng tính nằm
ngoài quy định của pháp luật nên vô hình chung nó không chỉ có thể đi trái với những
nguyên tắc đã được Nhà nước định hướng trong quan hệ hôn nhân mà còn tạo ra sự phức
tạp và xáo trộn trong các mối quan hệ này. Hiện nay, sự bất ổn trong quan hệ chung sống
như vợ chồng giữa những người đồng tính đã vượt qua sự phức tạp trong các mối quan
hệ chung sống hay hôn nhân. Điển hình, vào ngày 23/4/2014, báo điện tử An ninh Thủ đô
đã đưa tin vụ án gây xôn xao dư luận về người phụ nữ giết chết cha đẻ của bạn tình. Hồ
Thị Bích Phương (sinh năm 1986, ngụ thành phố Hồ Chí Minh) và chị P.T.G (36 tuổi) có
mối quan hệ đồng tính với nhau từ năm 2007. Đến năm 2011, chị G và Phương ít qua lại
do gia đình chị G ngăn cấm. Tức giận vì bị ngăn cản chuyện tình cảm nên rạng sáng ngày
14/7/2011, Phương chuẩn bị ba con dao Thái Lan và một dao chặt thịt bỏ vào ba lô rồi
đón xe ôm đến trước nhà chị G tại quận 7 ngồi đợi. Trong lúc ngồi chờ, Phương tiếp tục
37
Trung tâm nghiên cứu khoa học – Viện khoa học pháp lý, Chuyên đề thông tin:Hôn nhân đồng giới - Kinh nghiệm
một số nước và thực tế ở Việt Nam.
38
Khoản 1 Điều 2 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, sửa đổi, bổ sung năm 2010
GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang
39
SVTH: Ngô Quốc Huy
Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản của những người đồng tính chung sống như vợ chồng
nhặt một thanh sắt trong đống phế liệu gần đó làm hung khí. Khoảng 5 giờ 30, cha chị G
là ông Phạm Văn Năm (68 tuổi) vừa mở cửa ra thì bất ngờ Phương từ ngoài lao vào đánh
ông Năm. Bị đánh, ông Năm giật thanh sắt chống cự nhưng sau đó Phương đã dùng dao
Thái Lan đâm năm nhát vào ngực, sườn và bụng ông này. Nghe tiếng cha kêu cứu, chị G
từ trong chạy ra can ngăn thì bị Phương đâm nhiều nhát. Lúc này anh Đ.V.K (chồng chị
G) chạy ra đường kêu cứu thì anh Phạm Ngọc Thanh đang ngồi uống cà phê gần đó
chạy vào đá văng con dao trên tay Phương và khống chế bắt giữ Phương. Hai nạn nhân
nhanh chóng được đưa đi cấp cứu nhưng do vết thương quá nặng nên ông Năm đã tử
vong, còn chị G may mắn thoát chết nhưng bị thương tật vĩnh viễn 17%. Tại tòa phúc
thẩm, Phương không đưa ra tình tiết gì mới để xét giảm án, Tòa tuyên bị cáo y án tử
hình 39. Sự việc này phần nào cho thấy được sự bất ổn trong xã hội liên quan đến quan hệ
chung sống như vợ chồng của những người đồng tính trong thời gian gần đây khi Nhà
nước để mối quan hệ này đứng ngoài pháp luật.
Ngoài ra, trên thực tế hiện nay nhiều gia đình, cha mẹ dù biết con mình là người
đồng tính nhưng vẫn có hành vi cưỡng ép con kết hôn, không vì sự tự nguyện. Đây là
hành vi vi phạm khoản 2 Điều 4 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, sửa đổi, bổ sung
năm 2010 quy định điều cấm cưỡng ép kết hôn, cấm kết hôn giả tạo, cản trở hôn nhân
tiến bộ tự nguyện. Điều này vi phạm nhân quyền cũng như quyền mưu cầu hạnh phúc của
người đồng tính. Nếu như gần đây người đồng tính khá cởi mở với bản thân về việc thể
hiện mình. Ngược lại, họ phải cam chịu hy sinh hạnh phúc bản thân để làm tròn bổn phận
và sống có trách nhiệm với gia đình. Nhiều người đồng tính lập gia đình với người khác
giới không dựa trên tình yêu và sự tự nguyện mà chỉ với mục đích sinh một đứa con để
làm tròn chữ hiếu hay đáp ứng nhu cầu có con đẻ để nối dõi tông đường cho cha mẹ.
Nhưng thực tế sau khi kết hôn, người đồng tính vẫn quan hệ đồng giới dẫn đến hậu quả
đổ vỡ gia đình khi bị pháp hiện, dù trước đó họ có vỏ bọc hoàn hảo trong mắt gia đình và
xã hội. Nhưng hiện tượng này thường được hai vợ chồng giải quyết êm đẹp bằng cách
thuận tình ly hôn để giữ uy tính và danh dự cho hai gia đình. Đây là hậu quả trực tiếp mà
ta có thể thấy được khi phát sinh hành vi cưỡng ép hôn nhân, cản trở hôn nhân tự nguyện.
Không những vậy, khi quan hệ chung sống như vợ chồng giữa những người đồng
tính hay hôn nhân đồng giới không được pháp luật thừa nhận làm cho xã hội có thêm cơ
sở để tạo ra những định kiến, kỳ thị và đặc biệt là bạo hành đối với người đồng tính. Vấn
đề cha mẹ đánh đập, xua đuổi và dồn ép con cái đến mức phải tìm đến cái chết hay phải
bỏ nhà ra đi tưởng chừng như không thể nhưng lại là sự thật đang diễn ra đối với người
đồng tính. Tuấn Anh (23 tuổi) nhớ lại những ngày đầu công khai giới tính thật: “Mình
39
Hồng Hà, Tử hình một phụ nữ đồng tính giết chết cha đẻ của “bạn tình” http://www.anninhthudo.vn/ky-su-phap-
dinh/tu-hinh-mot-phu-nu-dong-tinh-giet-chet-cha-de-cua-ban-tinh/547717.antd, [Ngày truy cập15/10/2014]
GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang
40
SVTH: Ngô Quốc Huy
Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản của những người đồng tính chung sống như vợ chồng
nghĩ ba mẹ là người gần gủi với mình nhất nên có thể chia sẽ được nhưng ba mẹ đã
không chấp nhận mình là con!”. “Mày là con bệnh”, lời người cha cứ bám riết, ám ảnh
Tuấn Anh. “Cứ nhìn thấy mình là ba trở nên bắn gắt, khó chịu, rồi lại lôi ra đánh, những
trận đòn cứ thể diễn ra không ngớt”. Đã có lúc anh muốn tự tử cho xong. Dù cố uống thật
nhiều thuốc ngủ, mê man trên giường ba ngày, Tuấn Anh vẫn không thể dễ dàng từ bỏ
cuộc đời mình được. Quốc (18 tuổi, Bình Thuận) là một trường hợp khác cũng phải rời
xa gia đình vì cha mẹ không chấp nhận một người con đồng tính. Những trận đòn của
người cha là lý do buộc em ra khỏi nhà 40.
3.1.2. Giải pháp
Qua tìm hiểu có thể nhận thấy quan hệ chung sống như vợ chồng giữa những
người đồng tính và hôn nhân đồng giới là những vấn đề đang nhận được nhiều sự quan
tâm ở Việt Nam hiện nay. Thực tế cho thấy, các quan điểm truyền thống cũ đã và đang
chi phối rất lớn đến việc thừa nhận quan hệ chung sống đồng giới hay hôn nhân đồng
giới. Một số nghiên cứu cũng cho thấy, phần lớn người dân Việt Nam hiện nay chưa ủng
hộ hôn nhân đồng giới 41. Tuy nhiên, quyền được yêu thương và quyền được chung sống
giữa những người đồng tính là nguyện vọng chính đáng và nó thuộc nội dung của quyền
con người. Trước thực tiễn này, pháp luật cần có phương thức điều chỉnh hợp lý để vừa
tạo điều kiện cho những người đồng tính được thực hiện những quyền cơ bản của mình
vừa để giảm thiểu sự phân biệt, kỳ thị với người đồng tính cũng như những tác động tiêu
cực của hiện tượng đồng tính đối với gia đình và xã hội.
Trên cơ sở thực tiễn, người viết đưa ra giải pháp trước mắt và giải pháp lâu dài.
Đối với giải pháp trước mắt, trong thời gian tới nên tiếp tục có những hình thức phổ biến,
định hướng nhận thức đúng đắn hơn về cộng đồng LGBT 42 nói chung, cộng đồng đồng
tính nói riêng tại Việt Nam. Đồng thời cần tuyên truyền, phổ biến những quy định của
pháp luật về quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản giữa hai người đồng tính chung sống
như vợ chồng để những cặp đôi đồng giới đã chung sống cũng như đang có ý định chung
sống hiểu rõ hơn các quy định của pháp luật góp phần giúp họ biết cách bảo vệ được lợi
ích chính đáng của mình và cùng nhau xây dựng một cuộc sống lâu dài. Hơn nữa, để tạo
cơ sở cho việc ghi nhận quan hệ đồng giới, việc ban hành các quy định mới trong luật
pháp ở Việt Nam để hợp pháp hóa quan hệ đồng giới là cần thiết và cần được tiến hành
song song với các hoạt động đánh giá tác động, nâng cao nhận thức để xã hội hiểu và đón
40
Thanh Tuyền, Có nơi tạm lánh cho người đồng tính bị bạo hành, Báo Pháp luật, Số 259 – Bộ mới (4011), Thứ
sáu, ngày 26/9/2014, tr. 12.
41
Trương Hồng Quang, Một số quan điểm về kết hôn đồng giới tại Việt Nam hiện nay,
http://www.moj.gov.vn/ct/tintuc/ Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx?ItemID=6033, [ngày truy cập 30/7/2014]
42
Cộng đồng những người đồng tính, song tính và chuyển giới
GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang
41
SVTH: Ngô Quốc Huy
Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản của những người đồng tính chung sống như vợ chồng
nhận. Bên cạnh đó, cần tổ chức nghiên cứu sâu hơn về thực trạng quan điểm của tầng lớp
xã hội về đồng tính, hôn nhân đồng giới, đánh giá trên những cơ sở đầy đủ và rõ ràng hơn
để có những kiến nghị xác đáng hơn.
Hôn nhân giữa những người cùng giới tính là vấn đề có tính nhạy cảm xã hội cao.
Do đó, việc thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính cũng cần phải được
xem xét, cân nhắc, nhìn nhận trên nhiều khía cạnh khác nhau với lộ trình, bước đi phù
hợp. Trong bối cảnh quốc tế và Việt Nam hiện nay, bước đi phù hợp nhất của pháp luật
Việt Nam là không nên can thiệp hành chính vào quyền được sống theo bản dạng giới và
khuynh hướng tính dục; cần tôn trọng việc sống chung như vợ chồng giữa những người
cùng giới tính, cũng như các thỏa thuận của họ trong việc xác lập và giải quyết các vấn
đề phát sinh từ cuộc sống chung. Đồng thời, pháp luật cần có những quy định thích hợp
để giúp họ giải quyết một cách ổn thỏa các hậu quả pháp lý của việc sống chung này
nhằm góp phần bảo đảm các quyền, lợi ích chính đáng của các đương sự và sự ổn định
của xã hội. Kinh nghiệm các nước trên thế giới cho thấy, nhiều nước đã giải quyết vấn đề
này một cách có lộ trình, tức là trước hết, Nhà nước thừa nhận việc chung sống như vợ
chồng giữa những người cùng giới tính sau đó mới thừa nhận hôn nhân giữa những người
này. Ví dụ: Hà Lan quy định về việc đăng ký kết hợp dân sự giữa những người cùng giới
tính vào năm 1998, nhưng đến năm 2001 mới thừa nhận chính thức hôn nhân hợp pháp
giữa người cùng giới tính; Canada thừa nhận quyền chung sống giữa những người cùng
giới tính vào năm 1999, đến năm 2005 mới thừa nhận hôn nhân giữa họ với nhau; Cộng
hòa Pháp thừa nhận quyền chung sống giữa những người cùng giới tính từ năm 1999 và
đến năm 2013 mới thừa nhận hôn nhân của họ... Tại châu Á, Trung Quốc và Ấn Độ
không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính, nhưng đã hợp pháp hóa
quan hệ đồng tính vào năm 1997 (Trung Quốc), năm 2009 (Ấn Độ) 43.
Thật khó để bất cứ một xã hội nào, nhất là một quốc gia còn nặng truyền thống
như Việt Nam ngay lập tức công nhận hôn nhân đồng giới, thay đổi quan điểm về khái
niệm gia đình, thay đổi chuẩn mực xã hội... trong một thời gian ngắn. Với tình hình hiện
tại, nhất thiết phải có quy định điều chỉnh mối quan hệ sống chung có đăng ký của người
đồng tính. Nếu không tạo cơ hội cho người đồng tính chứng minh sự bền vững trong việc
sống chung thì xã hội khó đạt được tính căn bản bền vững, giá trị xã hội của pháp luật
cũng khó được đảm bảo và phát huy. Việc cho phép sống chung có đăng ký sẽ tạo điều
kiện thuận lợi cho Nhà nước xem xét, đánh giá quan hệ đồng giới một cách chính xác, có
cơ sở hơn so với việc chỉ đưa ra quy định giải quyết hậu quả do việc sống chung không
có đăng ký. Hiện nay, Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 đã ra đời và có hiệu lực vào
43
Trung tâm nghiên cứu khoa học – Viện nghiên cứu lập pháp, Chuyên đề thông tin: Hôn nhân đồng giới: Kinh
nghiệm một số nước và thực tế ở Việt Nam.
GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang
42
SVTH: Ngô Quốc Huy
Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản của những người đồng tính chung sống như vợ chồng
ngày 01/01/2015, thay thế cho Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, sửa đổi, bổ sung
năm 2010 nhưng văn bản Luật này lại không điều chỉnh quan hệ chung sống như vợ
chồng giữa những người đồng tính dù là giải quyết hậu quả. Vì vậy, để giải quyết các vấn
đề thực tiễn về quyền kết hôn của người đồng tính người viết đề xuất theo hướng Chính
phủ nên có Nghị định điều chỉnh việc chung sống có đăng ký của cặp đôi đồng tính. Một
điều cần lưu ý là khi xây dựng văn bản quy phạm pháp luật này cần phải tiếp thu kinh
nghiệm của các nước tiên tiến. Theo đó, văn bản quy phạm pháp luật này cần phải dự liệu
những vấn đề như: tài sản chung phát sinh trong thời kỳ chung sống giữa hai người đồng
tính. Khi họ không chung sống nữa, khối tài sản đã tạo lập trong thời gian đã chung sống
sẽ phân chia thế nào? Vấn đề hai người đồng tính cùng nhận con nuôi thì cả hai có được
cùng đứng tên là bố, hoặc cùng đứng tên là mẹ nuôi của đứa trẻ không? Vấn đề khi một
người qua đời mà không để lại di chúc thì người kia có quyền hưởng thừa kế tài sản như
quyền thừa kế của vợ, chồng? Nghị định ra đời trong thời gian này theo người viết là phù
hợp vì nó có thể bổ sung cho một lúc hai văn bản Luật hôn nhân và gia đình đang có hiệu
lực và sẽ có hiệu lực. Đồng thời, đối với quy định cấm kết hôn đồng giới của Luật hôn
nhân và gia đình năm 2000, sửa đổi bổ sung năm 2010 sẽ bị Luật hôn nhân và gia đình
năm 2014 bãi bỏ nhưng quy định thừa nhận và giải quyết hậu của quan chung sống như
vợ chồng giữa những người đồng tính trong dự thảo Luật hôn nhân và gia đình không
được giữ lại. Có phải đây là một bước thụt lùi hơn so với Dự thảo. Cho nên để cùng với
Nghị định giải quyết trọn vẹn quan hệ chung sống giữa những người đồng giới và thể
hiện sự thống nhất trong các quy định cần thiết bổ sung thêm trong quy định mới tại
khoản 2 Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 về điều kiện kết hôn, ngay sau câu
“Nhà nước không thừa nhận quan hệ hôn nhân giữa những người cùng giới tính” nên bổ
sung thêm câu “chỉ thừa nhận quan hệ chung sống có đăng ký”. Cụ thể:
Điều 8. Điều kiện kết hôn
2. “Nhà nước không thừa nhận quan hệ hôn nhân giữa những người cùng giới
tính. Nhà nước chỉ thừa nhận quan hệ chung sống có đăng ký”
Cũng bởi vì chung sống có đăng ký cũng có những hạn chế đặc thù của nó, cho
nên việc thừa nhận hôn nhân đồng giới sau đó là điều cần thiết để đảm bảo giá trị xã hội
của pháp luật, người viết đưa ra giải pháp lâu dài là công nhận hôn nhân đồng giới. Với
việc thừa nhận hình thức chung sống như vợ chồng giữa những người đồng tính và sau
đó là thừa nhận hôn nhân đồng giới, đồng thời đã giải quyết được những bất cập được đề
cấp ở phần thực tiễn:
- Thứ nhất, thừa nhận hình thức chung sống có đăng ký dù không hoàn toàn giải
quyết hết các vấn đề về quyền con người nhưng đã cho thấy quyền con người của người
đồng tính đang được Nhà nước xem xét bảo vệ trên cơ sở lợi ích chung của toàn xã hội
nhằm đảm bảo xã hội phát triển một cách thuận lợi, đúng trật tự. Trong điều kiện hiện tại,
GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang
43
SVTH: Ngô Quốc Huy
Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản của những người đồng tính chung sống như vợ chồng
quy định như vậy cho thấy Nhà nước đã bảo vệ tốt nhất quyền con người cho người đồng
tính trong giới hạn có thể. Khi đến thời điểm thích hợp, công nhận hôn nhân đồng giới là
sự bổ sung hoàn hảo để nhân quyền của người đồng tính được pháp luật bảo vệ một cách
trọn vẹn. Bởi trong nhà nước pháp quyền, pháp luật tồn tại vì con người chứ không phải
con người tồn tại vì pháp luật.
- Thứ hai, Sự thừa nhận của pháp luật sẽ cho phép họ chung sống công khai, được
đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ trong mối quan hệ và đẩy lùi một cách cơ bản những định
kiến, kỳ thị của xã hội, tạo điều kiện cho họ sống tốt và cống hiến cho xã hội. Quan hệ
sống chung có đăng ký trong thời gian này và thừa nhận hôn nhân đồng giới trong thời
gian tới cũng không làm ảnh hưởng đến chế định hôn nhân truyền thống, sẽ không gây
xáo trộn lớn trong đời sống xã hội Việt Nam. Việc hạn chế sự kỳ thị của xã hội đối với
nhóm người này sẽ dẫn đến giảm nhẹ sức ép từ gia đình đối với những người chưa can
đảm thừa nhận về xu hướng tính dục của mình, giúp cho hành vi xâm phạm hôn nhân tự
nguyện được ngăn chặn tích cực. Mặt khác, sự bất ổn và những hệ quả xấu tiềm tàng từ
mối quan hệ chung sống của họ khi không được pháp luật can thiệp cũng sẽ giảm bớt.
- Thứ ba, giúp Nhà nước dễ dàng quản lý cũng như có thể điều chỉnh kịp thời,
đúng mức mối quan hệ đang diễn ra này càng phổ biến này.
Bên cạnh đó, Chính phủ cũng cần ban hành Nghị định bổ sung quy định về đăng
ký sống chung có đăng ký cho cặp đôi đồng tính (đăng ký, hủy đăng ký, mẫu đăng ký,
mẫu hủy đăng ký). Việc đăng ký này sẽ được ghi vào một sổ riêng với mẫu Đăng ký khác
so với mẫu của cặp đôi nam nữ (thay thuật ngữ vợ/chồng bằng thuật ngữ: bên thứ nhất,
bên thứ hai...). Đồng thời, pháp luật cũng nên bổ sung quy định về quan hệ đăng ký kết
hợp dân sự có yếu tố nước ngoài (tương tự như quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài).
3.2. Thực tiễn và giải pháp của vấn đề nuôi con nuôi của những người đồng tính
chung sống như vợ chồng
3.2.1. Thực tiễn
Nhu cầu được sinh con, xin con nuôi chung là một nhu cầu chính đáng của người
đồng tính Việt Nam. Khảo sát về mong muốn có con Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và
Môi trường trong nhóm người trả lời thuộc độ tuổi kết hôn và hiện đang trong một mối
quan hệ đồng giới cho thấy 61% mong muốn có con trong tương lai, 9% không muốn có
con, 30% còn lại chưa nghĩ hoặc chưa tính đến việc này. Về mục đích và ý nghĩa của việc
có con, đa phần các cặp đôi cho rằng việc có con sẽ giúp họ tăng cường sự gắn bó cho
cuộc sống đôi lứa (84%) hay coi đó là trách nhiệm của bản thân với gia đình (61.3%) 44.
44
Trung tâm nghiên cứu khoa học – Viện nghiên cứu lập pháp, Chuyên đề thông tin: Hôn nhân đồng giới: Kinh
nghiệm một số nước và thực tế ở Việt Nam.
GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang
44
SVTH: Ngô Quốc Huy
Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản của những người đồng tính chung sống như vợ chồng
Hiện nay, Việt Nam hiện chỉ quy định hỗ trợ sinh sản cho các cặp vợ chồng hiếm muộn
và mới nhất là mang thai hộ vì mục đích nhân đạo được quy định ở Luật hôn nhân và gia
đình 2014 cũng chỉ đối với trường hợp vợ chồng có giấy xác nhận của tổ chức y tế có
thẩm quyền về việc người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ
thuật hỗ trợ sinh sản 45, nếu những người đồng tính nam muốn có con đẻ, họ phải sử dụng
đến dịch vụ đẻ thuê (bất hợp pháp). Trong trường hợp này, người nam đồng tính cùng
chung sống như vợ chồng cũng không thể nhận là cha nuôi vì pháp luật quy định khi mối
quan hệ con nuôi đã được xác định thì cha mẹ đẻ không còn quyền và nghĩa vụ với người
con này nữa 46. Như vậy, rất khó duy trì cả quyền và nghĩa vụ của hai người đồng tính với
đứa con. Tương tự như vậy, khi một người đồng tính nữ sinh con, người đồng giới cùng
chung sống cũng không thể nhận là mẹ nuôi của đứa con và do đó không thể thực hiện
quyền giám hộ khi cần thiết. Đối với trường hợp nhận con nuôi chung (không phải con đẻ
của hai người) của cặp đôi đồng tính cũng chưa được pháp luật về nuôi con nuôi cho
phép. Trong những trường hợp này, tài sản dùng vào việc chăm sóc, nuôi dưỡng con nuôi
sẽ là tài sản chung của hai người hay tài sản riêng? Mặt khác, quan hệ cha, mẹ, con, quan
hệ thừa kế cũng không phát sinh mà giữa họ chỉ có quan hệ như những người quen biết
bình thường. Điều này không bảo đảm các điều kiện thuận lợi thông thường cho việc
trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục đối với con nuôi, nhất là đối với người con
nuôi chưa thành niên.
Bên cạnh đó, Luật nuôi con nuôi năm 2010 quy định người nhận nuôi con nuôi
phải có tư cách đạo đức tốt, có điều kiện thực tế để bảo đảm việc trông nom, chăm sóc,
nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi. Đây là điều kiện hết sức quan trọng để bảo đảm cho
người con nuôi, nhất là người con nuôi chưa thành niên, được nuôi dưỡng, chăm sóc,
giáo dục tốt, được sống trong một môi trường lành mạnh, thuận lợi cho sự phát triển về
thể chất, trí tuệ và đạo đức. Tuy nhiên, trong xã hội nói chung và trong bộ máy chính
quyền nói riêng hiện vẫn còn nhiều quan điểm phiến diện, sai lầm và thái độ kỳ thị đối
với người đồng tính và cho rằng đây là một loại bệnh có thể ảnh hưởng không tốt đến sự
phát triển bình thường của trẻ em, từ đó từ chối việc cho phép người đồng tính nhận con
nuôi. Dẫn đến nhiều người đồng tính có điều kiện rất tốt để nhận nuôi con nuôi những có
thể không được nhận nuôi con nuôi.
Việc nhận các trẻ em về nuôi dưỡng sẽ trở thành một xu hướng tất yếu của những
cặp đồng tính chung sống như vợ chồng trong thời gian tới khi hiện tượng công khai
quan hệ chung sống giữa họ đang dần trở hên phổ biến. Họ có thể không biết hoặc thấy
không cần thiết việc thỏa thuận một người trong họ đứng ra làm thủ tục nhận nuôi con
45
Điểm a khoản 2 Điều 95 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014
46
Khoản 4 Điều 24 Luật nuôi con nuôi năm 2010
GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang
45
SVTH: Ngô Quốc Huy
Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản của những người đồng tính chung sống như vợ chồng
nuôi theo quy định của pháp luật về nuôi con nuôi. Nên họ cùng nhau đến các Trung tâm
nuôi dạy trẻ mồ côi, bệnh viện… nhận các trẻ em bị bỏ rơi nhận về nuôi dưỡng. Hoặc họ
có thể nhận cháu của mình về cùng nuôi dưỡng. Tuy nhiên, việc xác lập quan hệ cha mẹ
nuôi với con nuôi một cách tùy ý, không nằm trong phạm vi bảo hộ của pháp luật như thế
sẽ dễ dẫn đến phát sinh những vấn đề khó khăn trong việc quản lý cũng như vấn đề giải
quyết các tranh chấp khi quyền và nghĩa vụ của người được nhận nuôi dưỡng và người
nuôi dưỡng không được đảm bảo.
3.2.2. Giải pháp
Cũng có ý kiến đề xuất không nên cho phép các cặp đôi cùng giới sinh và nuôi con
vì có thể đứa trẻ sẽ không phát triển bình thường. Điều này là có thể không chính xác vì
trước khi thừa nhận hôn nhân đồng giới, nhiều nước đã tiến hành các nghiên cứu so sánh
kết quả phát triển của trẻ em trong các gia đình hôn nhân truyền thống và các kiểu hình
gia đình khác. Hội Nhi khoa Hoa Kỳ (The American Academy of Pediatrics - 2002), Hội
Y học sinh sản Hoa Kỳ (The American Society for Reproductive Medicine - 2006) đã kết
luận không có bằng chứng nào chỉ ra bất kỳ nguy cơ cho sự phát triển của trẻ khi trẻ được
nuôi dưỡng trong các gia đình có hai ông bố hoặc hai bà mẹ. Một số nghiên cứu còn chỉ
ra những đứa con do đồng tính nữ sinh ra (nhờ xin tinh trùng), được nuôi dưỡng trong gia
đình đồng tính nữ thậm chí còn có một số khả năng vượt trội hơn trẻ em trong các gia
đình hôn nhân truyền thống. Trong khi nghiên cứu về khả năng nuôi dạy con của các cặp
đồng tính nam cho thấy sự vượt trội hơn các ông bố dị tính khi họ có cả các khả năng
chăm sóc trẻ giống như người mẹ 47. Như vậy về bản chất, việc được chăm sóc, giáo dục
bởi một cặp đôi đồng tính không ảnh hưởng xấu đến quan niệm về thể chế gia đình
truyền thống và sự phát triển của trẻ. Ngược lại, việc hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới ở
các nước còn mang lại lợi ích về sức khỏe cộng đồng, bình đẳng giới và hòa hợp xã hội.
Qua những thông tin trên cho thấy nhu cầu được công nhận sống chung, được có
con chung là những nhu cầu chính đáng của người đồng tính. Tuy nhiên, tại Việt Nam
vẫn còn có những quan điểm khác nhau về vấn đề này. Các quan điểm này, dù phản đối
hay ủng hộ cũng còn những điều cần làm rõ hơn nữa. Những quan điểm đó xuất phát từ
nhiều nguyên nhân khác nhau: truyền thống, văn hóa (về hôn nhân, gia đình, kết hôn); lo
ngại hôn nhân cùng giới ảnh hưởng đến gia đình và xã hội; lo ngại cặp đôi đồng tính ảnh
hưởng đến con cái khi được nuôi dạy trong gia đình đồng tính. Chính vì vậy, quan điểm
ủng hộ của xã hội Việt Nam về việc bảo vệ quyền cho người đồng tính nói chung và
quyền sống chung, có con chung nói riêng chưa thực sự nhất quán. Thực tế, sự lo ngại,
băn khoăn về quan hệ sống chung của người đồng tính luôn tồn tại ở bất cứ quốc gia nào.
47
Trương Hồng Quang, Một số quan điểm về kết hôn đồng giới tại Việt Nam hiện nay,
http://www.moj.gov.vn/ct/tintuc/ Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx?ItemID=6033, [ngày truy cập 30/7/2014]
GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang
46
SVTH: Ngô Quốc Huy
Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản của những người đồng tính chung sống như vợ chồng
Trong bối cảnh xã hội Việt Nam, sự lo ngại các vấn đề liên quan đến quan hệ sống chung
của người đồng tính là có thật. Có thể sự tiếp thu văn hóa mới đã làm cho người dân thay
đổi quan điểm, giảm kỳ thị người đồng tính và thấy rằng cần bảo vệ họ đồng thời cũng
nên chấp nhận cho người đồng tính quyền nhận con nuôi chung. Tuy nhiên điều kiện để
nhận con nuôi chung cần phải quy định rõ ràng hơn. Không phải hai người đồng tính bất
kỳ đều được nhận con nuôi chung. Nếu như vậy vô tình lại làm quyền nhận nuôi con nuôi
chung của hai người di tính bất bình đẳng hơn so với hai người người đồng tính. Từ
những quy định hiện hành người viết đề xuất trước hết là công nhận quan hệ chung sống
có đăng ký giữa người đồng tính để trên cơ sở đó bổ sung những quy định điều chỉnh
quan hệ cha mẹ nuôi và con nuôi của những người đồng tính trong Luật nuôi con nuôi, cụ
thể như sau:
Thêm vào khoản 3 Điều 8 Luật nuôi con nuôi cụm từ “hoặc cả hai người đồng tính
chung sống có đăng ký”
Điều 8. Người được nhận làm con nuôi
“3. Một người chỉ được nhận làm con nuôi của một người độc thân hoặc cả
hai người hai người là vợ chồng hoặc cả hai người đồng tính chung sống có đăng ký”.
Và thêm vào khoản 4 Điều 17 Luật nuôi con nuôi cụm từ “hoặc tình trạng chung
sống có đăng ký”
Điều 17. Hồ sơ của người nhận con nuôi
“4. Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân hoặc tình trạng chung sống có đăng
ký”
Đồng thời nhằm tạo điều kiện chung sống hạnh phúc và bền lâu giữa những người
đồng tính chung sống như vợ chồng cũng như ràng buộc về quyền và nghĩa vụ cha mẹ
con cần bổ sung thêm quy định “cha hoặc mẹ đẻ là người đồng tính vẫn còn quyền, nghĩa
vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng, đại diện theo pháp luật, bồi thường thiệt hại, quản
lý, định đoạt tài sản riêng đối với con đã cho làm con nuôi của người đồng tính chung
sống có đăng ký với mình trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc quy định khác” vào
Điều 24 Luật nuôi con nuôi năm 2010.
Điều 24. Hệ quả của việc nuôi con nuôi
“5. cha hoặc mẹ đẻ là người đồng tính vẫn còn quyền, nghĩa vụ chăm sóc, nuôi
dưỡng, cấp dưỡng, đại diện theo pháp luật, bồi thường thiệt hại, quản lý, định đoạt tài
sản riêng đối với con đã cho làm con nuôi của người đồng tính chung sống có đăng ký
với mình trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc quy định khác”.
Riêng đối với vấn đề mang thai hộ, thực ra quy định về mang thai hộ trong dự
Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 nên mở rộng hơn đối với nam đồng tính. Hiện nay
phụ nữ đơn thân có thể sinh con theo phương pháp khoa học nhưng nam giới đơn thân thì
GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang
47
SVTH: Ngô Quốc Huy
Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản của những người đồng tính chung sống như vợ chồng
không có quyền này. Vì vậy, có thể mở rộng theo hướng nam đồng tính có thể lấy tinh
trùng của mình kết hợp với noãn (trong ngân hàng hoặc người hiến tặng vô danh) để nhờ
người phụ nữ khác mang thai hộ. Theo đó, nam đồng tính có thể có con riêng của mình
một cách chính thức mà không phải đi nhờ người khác “đẻ thuê” trái phép như hiện nay
(và cũng chỉ được nhận đứa trẻ đó làm con nuôi vì không hợp pháp). Bên cạnh đó, một số
đạo luật khác cũng nên quan tâm các vấn đề liên quan đến cộng đồng LGBT như Bộ luật
Hình sự, Bộ luật Dân sự, Luật Trợ giúp pháp lý…
3.3. Thực tiễn và giải pháp của vấn đề quan hệ tài sản của những người đồng tính
chung sống như vợ chồng
3.3.1. Thực tiễn
Mối quan hệ chung sống như vợ chồng giữa hai người đồng tính được xác lập trên
cơ sở tình yêu thương nên ngay từ khi bắt đầu chung sống họ quan tâm chia sẽ với nhau
mọi thứ và dĩ nhiên có cả tài sản. Ngày nay, xã hội càng phát triển, giá trị tài sản của con
người ngày càng cao. Người đồng tính không nằm ngoài quy luật đó. Giữa hai người
đồng tính có thể có cả những tài sản chung có giá trị lớn như nhà, xe ôtô hay họ có thể
cùng nhau góp vốn thành lập công ty hoặc cùng nhau kinh doanh. Nhưng vì lòng tin và
sự yêu thương nhau họ không tạo lấp chứng cứ về tài sản riêng của mình cũng như phần
quyền của mình trong khối tài sản chung. Đây là một yếu tố làm phát sinh bất cập khi họ
chấm dứt mối quan hệ chung sống.
Không như quan hệ vợ chồng, khi giải quyết ly hôn tài sản chung của hai vợ
chồng thường được giải quyết chia đôi có xem xét công sức đóng góp, quan hệ chung
sống như vợ chồng giữa hai người đồng tính không được pháp luật công nhận nên khi có
tranh chấp Tòa án không thể áp dụng những quy định về tài sản chung hợp nhất mà chỉ
có thể áp dụng các quy định về tài sản riêng và tài sản chung theo phần để chia tài sản
cho họ. Nhưng căn cứ nào để Tòa án xác định đâu là tài sản riêng và phần quyền của mỗi
người trong khối tài sản chung khi bản thân họ cũng không thể xác định. Sự khó khăn
này làm kéo theo nhiều hệ quả khác như gây nên nhiều tranh cải, tạo dư luận xấu gây mất
lòng tin của người dân vào tính công bằng của pháp luật. Vì khó khăn trong xem xét cơ
sở phân chia tài sản làm cho thời gian xét xử kéo dài, gây tốn kém cũng như làm phát
sinh nhiều tranh chấp của hai bên đương sự. Đồng thời, tính thống nhất trong quá trình
xét xử của tranh chấp này ở những địa phương khác nhau cũng không được đảm bảo bởi
chưa có một văn bản nào hướng dẫn việc phân chia tài sản giữa hai người đồng tính
chung sống như vợ chồng.
Tranh chấp về tài sản giữa hai người đồng tính chung sống như vợ chồng càng trở
nên căng thẳng hơn khi hai người chia tay một cách “cạn tàu ráu máng”. Nếu trong quá
trình chung sống một trong hai người vì một lý do nào đó chẳng hạn như vì lợi ích riêng
GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang
48
SVTH: Ngô Quốc Huy
Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản của những người đồng tính chung sống như vợ chồng
của cá nhân đã đem tài sản chung của hai người giao cho một người thứ ba đứng tên chủ
sở hữu. Lúc này, nếu người kia không có chứng cứ chứng minh tài sản này có một phần
quyền sở hữu của mình thì Tòa án vẫn không thể dựa vào quy định về thời kỳ hôn nhân
để suy đoán tài sản đó là tài sản chung của hai người để giành lại lợi ích chính đáng, đảm
bảo quyền lợi cho các bên.
Quan hệ tài sản của hai người đồng tính chung sống như vợ chồng sẽ được giải
quyết như thế nào nếu như họ sống chung với gia đình một bên? Điều 96 của Luật hôn
nhân và gia đình năm 2000, sửa đổi, bổ sung năm 2010 quy định trường hợp vợ chồng
sống chung với gia đình một bên, khi ly hôn nếu tài sản của vợ chồng trong khối tài sản
chung của gia đình không xác định được thì vợ hoặc chồng được chia một phần trong
khối tài sản chung của gia đình căn cứ vào công sức đóng góp của vợ chồng vào việc tạo
lập, duy trì phát triển khối tài sản chung, cũng như vào đời sống chung của gia đình. Tuy
nhiên, căn cứ để xem xét công sức đóng góp của vợ hoặc chồng trong khối tài sản chung
không được quy định rõ ràng. Thực tế cho thấy, nhiều trường hợp khi ly hôn, người vợ
không được chia tài sản chung trong khối tài sản chung với gia đình chồng, mặc dù trước
đó họ có một thời gian dài đóng góp công sức xây dựng khối tài sản đó. Như vậy, đối với
quan hệ hôn nhân đã được pháp luật điều chỉnh nhưng khi ly hôn trong trường hợp vợ
chồng sống chung với gia đình một bên về quan hệ tài sản của vợ chồng còn gặp rất khó
khăn nên nếu hai người đồng tính chung sống như vợ chồng sống cùng với gia đình một
bên khi hai người chia tay để giải quyết vấn đề tài sản là một việc vô cùng nan giải.
Ngoài ra, với những quy định của pháp luật hiện hành, vấn đề thừa kế tài sản theo
pháp luật giữa hai người đồng tính chung sống như vợ chồng không thể đặt ra trong
trường hợp quan hệ của họ chấm dứt do một trong hai người chết. Bản chất quan hệ vẫn
là hôn nhân, khi hai người bắt đầu chung sống với nhau họ đã có ý muốn được chung
sống với nhau lâu dài cho nên phát sinh các tài sản chung có giá trị lớn như đất, nhà,
xe,… là trường hợp tất nhiên sẽ có. Nhưng đôi khi vì lòng tin hoặc một vài nguyên nhân
nào đó mà họ không thể lập di chúc để lại tài sản thừa kế cho người kia. Khi một người
đột ngột qua đời thì những tài sản có giá trị này rất dễ làm phát sinh tranh chấp về thừa kế
đối với gia đình hai bên. Lúc đó những tài sản này trở thành đối tượng phân chia của
những người thừa kế. Những tài sản này dù có đăng ký quyền sở hữu chung hay không
nhưng khi bị đem ra phân chia đều làm tạo một tâm trạng hết sức nặng nề cho người còn
sống.
Hơn nữa, việc hạn chế vấn đề thừa kế theo pháp luật cũng đã nói rõ sự bất bình
đẳng về pháp lý đối với nhóm người đồng tính chung sống như vợ chồng. Vì thực tế họ
rất muốn được hưởng tất cả các quyền lợi mà pháp luật đặt ra cho một hôn nhân hợp
pháp. Qua đó cho thấy, pháp luật hiện hành đã bỏ ngỏ các vấn đề thực tế xảy ra ảnh
hưởng đến quyền và lợi ích chính đáng lẽ ra họ phải được hưởng.
GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang
49
SVTH: Ngô Quốc Huy
Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản của những người đồng tính chung sống như vợ chồng
3.3.2. Giải pháp
Tăng cường tuyên truyền, giải thích các quy định của pháp luật về sở hữu tài sản
bằng nhiều hình thức khác nhau nhằm giúp mọi người dân nói chung và những người
đồng tính chung sống như vợ chồng nói riêng có ý thức bảo vệ được quyền lợi của mình.
Việc tuyên truyền này, không nhằm tạo ra mâu thuẩn trong quan hệ chung sống giữa họ
mà chỉ giúp họ có cái nhìn đúng hơn về mối quan hệ giữa họ trước pháp luật để cùng
nhau có một kế hoạch chung sống hoàn hảo, giúp duy trì bền vững mối quan hệ này.
Pháp luật nên chấp nhận hình thức tự thỏa thuận về sở hữu tài sản giữa những
người đồng tính chung sống như vợ chồng cũng như cần có những văn bản quy định về
vấn đề thỏa thuận này.
Việc công nhận hình thức sống chung có đăng ký của những người đồng tính
chung sống như vợ chồng đồng nghĩa với việc pháp luật công nhận họ có quan hệ hôn
nhân hợp pháp dù có bị hạn chế hơn so với quan hệ hôn nhân giữa nam và nữ. Khi đó cần
thiết là bảo đảm được quyền thừa kế đối với tài sản của nhau. Để quyền này được đảm
bảo trọn vẹn khi quyền thừa kế theo pháp luật của họ được ghi nhận. Trước hết cần bổ
sung về quyền thừa kế theo pháp luật ở Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, sửa đổi, bổ
sung năm 2010. Thêm cụ từ “hoặc hai người đồng tính chung sống như vợ chồng có đăng
ký” vào khoản 1, cụm từ “hoặc một bên chung sống có đăng ký” vào khoản 2, khoản 3
Điều 31, cụ thể:
Điều 31. Quyền thừa kế tài sản giữa vợ chồng
“1. Vợ, chồng hoặc hai người đồng tính chung sống như vợ chồng có đăng ký
có quyền thừa kế tài sản của nhau theo quy định của pháp luật về thừa kế.
2. Khi vợ hoặc chồng hoặc một bên chung sống có đăng ký chết hoặc bị Tòa án
tuyên bố là đã chết thì bên còn sống quản lý tài sản chung của vợ chồng, trừ trường
hợp trong di chúc có chỉ định người khác quản lý di sản hoặc những người thừa kế
thỏa thuận cử người khác quản lý di sản.
3. Trong trường hợp yêu cầu chia di sản thừa kế mà việc chia di sản ảnh hưởng
nghiêm trọng đến đời sống của bên vợ hoặc chồng hoặc một bên chung sống có đăng
ký còn sống và gia đình thì bên còn sống có quyền yêu cầu Tòa án xác định phần di
sản mà những người thừa kế được hưởng nhưng chưa cho chia di sản trong một thời
hạn nhất định; nếu hết thời hạn do Tòa án xác định hoặc bên còn sống đã kết hôn với
người khác thì những người thừa kế khác có quyền yêu cầu Tòa án cho chia di sản
thừa kế”.
Tuy nhiên, khi Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, sửa đổi, bổ sung năm 2010
hết hiệu lực thì sự sửa đổi như trên sẽ không còn ý nghĩa vì Luật hôn nhân và gia đình
năm 2014 không quy định quan hệ thừa kế. Vì thế, quy định về thừa kế quy định ở Bộ
GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang
50
SVTH: Ngô Quốc Huy
Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản của những người đồng tính chung sống như vợ chồng
luật dân sự năm 2005 có sự sửa đổi là cần thiết nhằm khẳng định quyền thừa kế giữa
những người đồng tính chung sống như vợ chồng được đảm bảo. Thêm cụm từ “người
chung sống có đăng ký” vào hàng thừa kế thứ nhất tại Điều 676 quy định về người thừa
kế theo pháp luật của Bộ luật dân sự năm 2005. Cụ thể:
Điều 676. Người thừa kế theo pháp luật
“1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a. Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, người chung sống có đăng ký, cha
đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b. Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột,
chị ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội,
ông ngoại, bà ngoại;
c. Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú
ruột, câu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người
chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắc ruột của người chết mà
người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người cùng hàng thừa kế được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai
ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng
di sản hoặc từ chối nhận di sản”.
Ngoài ra, quyền thừa kế không phụ thuộc vào di chúc cũng cần được ghi nhận cho
quan hệ chung sống như vợ chồng của những người đồng tính chung sống có đăng ký
theo hướng thêm cụm từ “người chung sống có đăng ký” vào khoản 2 Điều 669 Bộ luật
dân sự năm 2005, cụ thể: “2. Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng, người chung
sống có đăng ký”.
GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang
51
SVTH: Ngô Quốc Huy
Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản của những người đồng tính chung sống như vợ chồng
KẾT LUẬN
Các câu chuyện về người đồng tính gần đây xuất hiện khá nhiều trên báo chí, phim
ảnh và truyền hình. Tưởng như đồng tính đã không còn là “chuyện xa lạ” như nhiều năm
về trước, nhưng thực tế, những người đồng tính thật sự vẫn còn nỗi niềm suy tư khi xã
hội Việt Nam hiện nay vẫn không cho họ cái quyền gọi là bình đẳng. Lẽ ra mọi người
nên cảm thông và san sẻ với họ nhiều hơn thay vì ném cho họ những cái nhìn kỳ thị,
những thái độ khinh miệt vì họ là những con người bất hạnh, họ yêu mà không bao giờ
được đáp lại, hy sinh mà không bao giờ được bù đắp, cũng như khao khát mà không bao
giờ được thỏa mãn. Đồng tính không phải là một tệ nạn như ma túy, thuốc lắc, … không
nên đồng hóa họ như những tệ nạn bởi đồng tính là bẩm sinh, họ không có quyền lựa
chọn xu hướng tính dục cho bản thân. Đã đến lúc, xã hội có cái nhìn thoáng hơn cho
những thành viên mang xu hướng tính dục khác và cho họ được quyền sống bình thường
như bao nhiêu cá thể khác của cộng đồng loài người. Thực chất, khi chúng ta tìm hiểu,
đánh giá về quyền của người đồng tính cũng như những vấn đề phát sinh từ quan hệ
chung sống như vợ chồng của họ sẽ không hề có ý nghĩa muốn cổ vũ cho một trào lưu
mới mà nên được hiểu đây chính là thay tiếng nói cho những người đồng tính.
Với việc phân tích các quy định của pháp luật hiện hành về quyền kết hôn, quyền
ly hôn, quyền được nuôi con nuôi, trách nhiệm liên đới trong giao dịch dân sự do một bên
thực hiện cũng như việc xác lập, sử dụng, phân chia tài sản thuộc quyền sở hữu chung, tài
sản thuộc quyền sở hữu riêng và quyền thừa kế tài sản giữa những người đồng tính chung
sống như vợ chồng luận văn đã đưa ra những cái nhìn cơ bản dưới góc độ pháp lý về
quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản của những người đồng tính chung sống như vợ
chồng. Kết hợp, tìm hiểu quan hệ chung sống như vợ chồng của những người đồng tính
trên thực tế cho thấy quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản của những người đồng tính
chung sống như vợ chồng chưa được pháp luật điều chỉnh một cách trọn vẹn và đúng với
bản chất hôn nhân của nó. Trên cơ sở đó người viết đưa ra ba vấn đề về thực trạng, đó là:
Những hệ quả xấu khi quan hệ chung sống như vợ chồng giữa những người đồng tính
không được pháp luật công nhận, vấn đề nuôi con nuôi và vấn đề quan hệ tài sản giữa họ.
Đồng thời, cũng đưa ra những hướng đề xuất điều chỉnh những phát sinh từ quan hệ
chung sống này với hy vọng rằng những quy định của pháp luật sẽ hoàn thiện hơn trong
thời gian tới Thiết nghĩ pháp luật nên thừa nhận mối quan hệ mang bản chất hôn nhân
đang phát sinh ngày càng nhiều này và cần có những quy định điều chỉnh cụ thể nhằm tạo
một cơ sở thực tiễn vững chắc để công nhận quan hệ hôn nhân đồng giới trong thời gian
tới./.
GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang
52
SVTH: Ngô Quốc Huy
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Danh mục văn bản quy phạm pháp luật
• Danh mục văn bản đã hết hiệu lực
1. Hiến pháp Việt Nam năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001).
2. Bộ luật dân sự năm 1995.
3. Luật hôn nhân và gia đình năm 1959.
4. Luật hôn nhân và gia đình năm 1986.
5. Nghị định số 87/2001/NĐ-CP ngày 21/11/2001 của Chính phủ quy định về xử
phạt hành chính trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình.
6. Nghị định số 60/2009/NĐ-CP ngày 23/7/2009 của Chính phủ Quy định xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp.
7. Thông tư số 112/NCPL ngày 19/8/1972 của Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn xử
lý về dân sự những hôn nhân vi phạm điều kiện kết hôn.
8. Nghị quyết số 01/1988/NQ-HĐTP ngày 20/01/1988 của Hội đồng Thẩm phán Tòa
án nhân dân tối cao về việc hướng dẫn thi hành Luật hôn nhân và gia đình năm
1986.
• Danh mục văn bản còn hiệu lực
1. Hiến pháp Việt Nam năm 2013.
2. Bộ luật dân sự năm 2005.
3. Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 (sửa đổi, bổ sung năm 2010).
4. Luật bình đẳng giới năm 2006.
5. Luật phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007.
6. Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2009.
7. Luật nuôi con nuôi năm 2010.
8. Nghị quyết số 35/2000/QH10 ngày 06/9/2000 của Quốc hội quy định về việc thi
hành Luật hôn nhân và gia đình.
9. Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 03/10/2001 của Chính phủ quy định chi tiết
hướng dẫn thi hành Luật hôn nhân và gia đình năm 2000.
10. Nghị định số 77/2001/NĐ-CP ngày 22/10/2001 của Chính phủ quy định chi tiết về
đăng ký hôn nhân theo Nghị quyết số 35/2000/QH10.
11. Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và
quản lý hộ tịch.
12. Nghị định số 06/2012/NĐ-CP ngày 02/02/2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung
một số điều của các Nghị định về hộ tịch, hôn nhân và gia đình và chứng thực.
13. Nghị định 110/2013/NĐ-CP ngày 11/11/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt
vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành
án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.
14. Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 của Hội đồng thẩm phán Tòa
án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật hôn nhân và gia
đình năm 2000.
15. Thông tư số 07/2001/TT-BTP ngày 25/12/2001 của Bộ Tư pháp hướng dẫn Nghị
định số 77/NĐ-CP ngày 22/10/2001.
16. Thông tư liên tịch số 01/2001/TANDTC – VKSNDTC – BTP ngày 03/01/2001
của Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp hướng
dẫn thi hành Nghị quyết số 35/2000/QH10.
• Danh mục văn bản chưa có hiệu lực
Luật hôn nhân và gia đình năm 2014.
Danh mục sách, báo, tạp chí
1. Đinh Thị Mai Phương, Bình luận khoa học Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000,
Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004.
2. PGS. TS. Hoàng Thế Liên, Bình luận khoa học Bộ luật dân sự năm 2005, Tập I,
II, III, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009.
3. Nguyễn Ngọc Điện, Bình luận khoa học Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam, Tập
I – Gia đình, Nxb. Trẻ, thành phố Hồ Chí Minh, 2002.
4. Luật gia Nguyễn Ngọc Điệp, Sưu tầm và hệ thống hóa Những quy định pháp luật
về Hôn nhân và Gia đình, Nxb. Phụ nữ, 2001.
5. Luật gia Nguyễn Ngọc Điệp, Tìm hiểu những nội dung cơ bản của Luật hôn nhân
và gia đình (sửa đổi năm 2000), Nxb. Phụ nữ, 2001.
6. Nguyễn Văn Cừ, Giáo trình Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam, Nxb. Công an
nhân dân, Hà Nội, 2009
7. TS. Phan Trung Hiền, Lý luận về Nhà nước và pháp luật – Quyển 2, Nxb. Chính
trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội, 2011.
8. ThS. Tăng Thanh Phương, Bài giảng Luật Dân sự Việt Nam – Nghĩa Vụ, 2012.
9. Trung tâm nghiên cứu khoa học, Chuyên đề thông tin: Hôn nhân đồng giới – Kinh
nghiệm một số nước và thực tế ở Việt Nam, Tài liệu lưu hành nội bộ, phục vụ Kỳ
họp thứ 6 của Quốc hội khóa XIII, Hà Nội, tháng 10 năm 2013.
10. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật dân sự Việt Nam, Nxb. Công an
nhân dân, Hà Nội, 2004.
11. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật dân sự Việt Nam, Nxb. Công an
nhân dân, Hà Nội, 2008.
12. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật hôn nhân và gia đình, Nxb. Công
an nhân nhân, Hà Nội, 2009.
13. Luật gia Tưởng Duy Lượng, Pháp luật Hôn nhân – Gia đình, Thừa kế và thực tiễn
xét xử, Nxb, Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội, 2013.
14. Thanh Tuyền, Có nơi tạm lánh cho người đồng tính bị bạo hành, Báo Pháp luật,
số 259 – Bộ mới (4011), thứ sáu, ngày 26/9/2014, Tr. 12.
15. TS. Bùi Đăng Hiếu, Khái niệm và phân loại quyền nhân thân, Tạp chí Luật học,
sồ 7/2009, Tr. 39 – 46.
16. TS. Lê Đức Nghị, Quyền nhân thân của cá nhân trong Bộ luật dân sự năm 2005 –
Những bất cập và hướng hoàn thiện, Tạp chí Luật học số 3/2014, Tr. 30 – 36.
17. Trương Hồng Quang, Cơ sở lý luận về quyền của người đồng tính, Nghiên cứu lập
pháp – số 24(232)/12 - 2012, Tr. 22 – 28.
Danh mục các trang thông tin điện tử
1. Hạ Lê, Cuộc sống hạnh phúc của cặp đôi đồng tính từng gây xôn xao dư luận,
http://kenh14.vn/xa-hoi/cuoc-song-hanh-phuc-cua-cap-doi-dong-tinh-tung-gay-xo
n-xao-du-luan-20140813034445588.chn, [Ngày truy cập 05/9/2014].
2. Hồng Hà, Tử hình một phụ nữ đồng tính giết chết cha đẻ của “bạn tình”
http://www.anninhthudo.vn/ky-su-phap-dinh/tu-hinh-mot-phu-nu-dong-tinh-gietchet-cha-de-cua-ban-tinh/547717.antd, [Ngày truy cập 15/10/2014].
3. Lê Quang Bình – Viện nghiên cứu xã hội kinh tế và môi trường, Một số vấn đề
cộng đồng đồng tính, song tính và chuyển giới đang gặp phải ở Việt Nam,
http://vnclp.gov.vn/ct/cms/nghiencuuchuyende/Lists/nghiencuuphapluat/View_De
tail.aspx?ItemID=190, [Ngày truy cập 08/8/2014].
4. Ngô Minh Duy, Hiện tượng đồng tính ở giới trẻ, http://hoptactre.com/index.php?
op-tion=com_content&view=article&id=646:hin-tng-ng-tinh-gii-tr&catid=23:gii
tinh&Ite- mid=42 , [Ngày truy cập 13/6/2014].
5. Nguyên Linh, Thông qua Luật Hôn nhân và Gia đình (sửa đổi), http://thuvienphap
luat.vn/tintuc/vn/thoi-su-phap-luat/chinh-sach-moi/7544/thong-qua-luat-hon-nhanva-gia-dinh-sua-doi, [Ngày truy cập 01/6/2014].
6. Nguyễn Hồng Hải, Vấn đề sống chung như vợ chồng không có đăng kỳ kết hôn ,
định hướng sửa đổi bổ sung và lồng ghép vấn đề giới, http://thongtinphapluatdan
su.edu.vn/2012/10/08/van-de-chung-song-nhu-vo-chong-khng-c-dang-k-ket-hndinh-huong-sua-doi-bo-sung-v-long-ghp-van-de-gioi/ [Ngày truy cập 13/6/2014].
7. Th.S Nguyễn Thị Hạnh, Sự phát triển của Bộ luật Dân sự Pháp và một số chế
định pháp lý cơ bản trong BLDS Pháp, kinh nghiệm cho Việt Nam trong quá trình
sửa đổi BLDS năm 2005, http://moj.gov.vn/ct/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-doi.
aspx?ItemID= 4466, [Ngày truy cập 02/05/2014].
8. Sở tư pháp tỉnh Thái Bình, Một số hạn chế, bất cập trong thực tiến thi hành Luật
Hôn nhân gia đình năm 2000, http://sotuphap.thaibinh.gov.vn/ct/news/Lists/Phong
ChongTNXH/View_Detail.aspx?ItemId=114, [Ngày truy cập 13/6/2014].
9. Theo HK Vietnamnet, Những đám cưới đồng tính gây xôn xao dư luận,
http://dantri.com.vn/tinh-yeu-gioi-tinh/nhung-dam-cuoi-dong-tinh-gay-xon-xao-du
-luan-624835.htm, [Ngày truy cập 08/8/2014].
10. Trương Hồng Quang, Một số giả thuyết về nguyên nhân dẫn đến đồng tính, http://
hongtquang.wordpress.com/2011/12/06/, [Ngày truy cập 11/6/2014].
11. Trương Hồng Quang, Pháp luật một số quốc gia trên thế giới về quyền của người
đồng tính, http://vienkhpl.ac.vn/index.php?cid=556, [Ngày truy cập 01/05/2014].
12. Trương Hồng Quang, Một số quan điểm về kết hôn đồng giới tại Việt Nam hiện
nay, http://www.moj.gov.vn/ct/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx?ItemID=60
33, [Ngày truy cập 30/7/2014].
13. Trương Hồng Quang, Thực tiễn ghi nhận quyền kết hôn bình đẳng của người đồng
tính trên thế giới, http://www.moj.gov.vn/ct/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx
?ItemID=6 007, [Ngày truy cập 01/05/2014].
14. Trương Hồng Quang, Về mối quan hệ sống chung của người đồng tính trong Dự
thảo Luật Hôn nhân và gia đình (sửa đổi), http://www.moj.gov.vn/ct/tintuc/ Pages
/nghien-cuu-trao-doi.aspx?ItemID=6008, [Ngày truy cập 01/05/2014].
15. T.Thái, Xử phạt hành chính đám cưới đồng tính ở Hà Tiên, http://m.tuoitre.vn/
news/detail?id=130159, [Ngày truy cập 11/8/2014].
[...]... hơn, pháp luật không can thiệp vào mối quan hệ chung sống này thì không có quy định xác lập tài sản chung của những người đồng tính chung sống như vợ chồng GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang 28 SVTH: Ngô Quốc Huy Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản của những người đồng tính chung sống như vợ chồng là điều chắc chắn Do vậy, tài sản chung của những người đồng tính chung sống như vợ chồng chỉ có thể xác lập trên... Hôn nhân đồng giới: Kinh nghiệm một số nước và thực tế ở Việt Nam, GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang 9 SVTH: Ngô Quốc Huy Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản của những người đồng tính chung sống như vợ chồng Từ định nghĩa chung sống như vợ chồng ta thấy được sự khác biệt khá rõ ràng giữa chung sống như vợ chồng giữa những người đồng tính và chung sống như vợ chồng Trước hết, quan hệ chung sống như vợ chồng. .. sự và ngành luật Hôn nhân và gia đình về chế độ tài sản chung của vợ chồng đó là tài sản chung của vợ chồng là tài sản chung hợp nhất 27 Nhưng ngay từ đầu mối quan hệ chung sống như vợ chồng giữa những người đồng tính không được pháp luật công nhận là vợ chồng nên không thể dùng các quy định về tài sản chung của vợ chồng của Luật hôn nhân và gia đình để điều chỉnh về tài sản chung của những người đồng. .. cùng giới tính tổ chức cuộc sống chung và thực hiện các quyền và nghĩa vụ như của vợ chồng với nhau, với gia đình và với xã hội” GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang 10 SVTH: Ngô Quốc Huy Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản của những người đồng tính chung sống như vợ chồng 1.2 Sự cần thiết của việc ban hành các quy định về quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản giữa những người đồng tính chung sống như vợ chồng Hiện... Giang 16 SVTH: Ngô Quốc Huy Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản của những người đồng tính chung sống như vợ chồng quan hệ được Nhà nước thừa nhận để điều chỉnh quan hệ chung sống như vợ chồng của nam và nữ trong hoàn cảnh lúc bấy giờ còn đối quan hệ chung sống như vợ chồng giữa người đồng tính thì không được pháp luật ghi nhận và điều chỉnh Kế thừa và phát triển Luật hôn nhân và gia đình năm 1959, các... với bản chất của quan hệ này GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang 19 SVTH: Ngô Quốc Huy Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản của những người đồng tính chung sống như vợ chồng CHƯƠNG 2 QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ QUAN HỆ NHÂN THÂN VÀ QUAN HỆ TÀI SẢN CỦA NHỮNG NGƯỜI ĐỒNG TÍNH CHUNG SỐNG NHƯ VỢ CHỒNG Chương hai là chương trọng tâm của luận văn Trong chương này, nội dung chủ yếu phân tích các quy định của pháp luật... hôn nhân và gia đình năm 2014 GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang 26 SVTH: Ngô Quốc Huy Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản của những người đồng tính chung sống như vợ chồng Như vậy, những người đồng tính chung sống với nhau như vợ chồng vẫn có quyền ly hôn và quyền này thực hiện để chấm dứt mối quan hệ hôn nhân hợp pháp giữa họ với một người khác giới Còn nếu đối với chính mối quan hệ chung sống như vợ chồng. .. đẳng quan hệ chung sống với nhau như vợ chồng giữa nam và nữ với những người đồng tính Dự thảo đã điều chỉnh tương đối trọn vẹn về quan hệ chung sống với nhau như vợ chồng giữa những người đồng tính Từ hậu quả của việc chung sống với nhau như vợ chồng, quan hệ về tài sản đến cả quyền và nghĩa vụ của các bên chung sống với nhau như vợ chồng và con Ta thấy rằng Dự thảo Luật hôn nhân và gia đình đã điều... giới tính sẽ không được điều chỉnh trong thời gian tới GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang 18 SVTH: Ngô Quốc Huy Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản của những người đồng tính chung sống như vợ chồng Nhìn chung, có những giai đoạn việc kết hôn của những người đồng tính có thể cấm hoặc không cho phép nhưng pháp luật Việt Nam vẫn chưa có văn bản điều chỉnh quan hệ chung sống như vợ chồng của những người đồng tính. .. luật công nhận là vợ chồng Pháp luật không công nhận quan hệ chung sống như vợ chồng giữa nam và nữ cho nên quan hệ chung sống như vợ chồng giữa những người đồng tính lại càng không công nhận Dù rằng có nhiều văn bản dưới luật điều chỉnh quan hệ chung sống như vợ chồng nhưng những quy định này chỉ mang tính giải quyết các trường hợp nam và nữ xác lập quan hệ chung sống với nhau như vợ chồng trên thực ... Huy Quan hệ nhân thân quan hệ tài sản người đồng tính chung sống vợ chồng CHƯƠNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ QUAN HỆ NHÂN THÂN VÀ QUAN HỆ TÀI SẢN CỦA NHỮNG NGƯỜI ĐỒNG TÍNH CHUNG SỐNG NHƯ VỢ CHỒNG... Quan hệ nhân thân quan hệ tài sản người đồng tính chung sống vợ chồng CHƯƠNG THỰC TIỄN VÀ GIẢI PHÁP VỀ QUAN HỆ NHÂN THÂN VÀ QUAN HỆ TÀI SẢN CỦA NHỮNG NGƯỜI ĐỒNG TÍNH CHUNG SỐNG NHƯ VỢ CHỒNG Từ việc... Quốc Huy Quan hệ nhân thân quan hệ tài sản người đồng tính chung sống vợ chồng 1.2 Sự cần thiết việc ban hành quy định quan hệ nhân thân quan hệ tài sản người đồng tính chung sống vợ chồng Hiện