1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nghĩa vụ chung thủy của vợ chồng trong luật hôn nhân và gia đình việt nam

60 1,5K 21

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 60
Dung lượng 2,03 MB

Nội dung

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA LUẬT BỘ MÔN THƢƠNG MẠI  LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KHÓA: 2011-2015 Đề tài: NGHĨA VỤ CHUNG THỦY CỦA VỢ CHỒNG TRONG LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM  GIẢNG VIÊN HƢỚNG DẪN: SINH VIÊN THỰC HIỆN NGUYỄN THỊ MỸ LINH NGUYỄN THỊ KIM BIÊN MSSV: 5115959 LỚP: LUẬT THƢƠNG MẠI 2 KHÓA: 37 CẦN THƠ, 11/2014 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN --------- ......................................................................................................................... ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. Cần Thơ, Ngày ….. Tháng ….. Nắm 2014 NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG PHẢN BIỆN --------- ......................................................................................................................... ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. Cần Thơ, Ngày ….. Tháng ….. Năm 2014 Nghĩa vụ chung thủy của vợ chồng trong Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU ............................................................................................................. 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài ....................................................................................... 2 3. Phạm vi nghiên cứu đề tài ........................................................................................ 2 4. Phương pháp nghiên cứu đề tài ................................................................................ 3 5. Cơ cấu luận văn ......................................................................................................... 3 CHƢƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGHĨA VỤ CHUNG THỦY CỦA VỢ CHỒNG TRONG LUẬT HÔN NHÂN GIA ĐÌNH VIỆT NAM 1.1 Khái niệm về nghĩa vụ và nghĩa vụ chung thủy của vợ chồng....................... 5 1.2 Lƣợc sử các chế định nghĩa vụ chung thủy của vợ chồng qua các thời kỳ ...... 7 1.2.1 Trong Bộ luật nhà Lê............................................................................................ 8 1.2.2 Trong Luật gia đình 1959 ..................................................................................... 8 1.2.3 Trong luật hôn nhân và gia đình 1986.................................................................. 10 1.2.4 Trong luật hôn nhân và gia đình năm 2000 và các văn bản điều chỉnh các vấn đề trên ................................................................................................................................. 12 1.2.5 Luật hôn nhân và gia đình 2014 ........................................................................... 12 1.3 Mối quan hệ giữa nghĩa vụ chung thủy và nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng ............................................................................................................................. 14 1.4 Ý nghĩa sự chung thủy của vợ chồng................................................................... 14 1.4.1 Ý nghĩa của nghĩa vụ chung thủy đối với nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng ............................................................................................................................. 14 1.4.2 Ý nghĩa của sự chung thủy đối với đời sống vợ chồng ........................................ 16 GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh SVTH: Nguyễn Thị Kim Biên Nghĩa vụ chung thủy của vợ chồng trong Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam CHƢƠNG 2 CÁC QUI ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH VỀ NGHĨA VỤ CHUNG THỦY CỦA VỢ CHỒNG 2.1 Điều kiện phát sinh nghĩa vụ chung thủy của vợ chồng ................................... 18 2.1.1 Kết hôn hợp pháp ................................................................................................. 18 2.1.2 Chung sống như vợ chồng được pháp luật công nhận ......................................... 21 2.2 Nội dung của nghĩa vụ chung thủy ...................................................................... 22 2.3 Giới hạn của nghĩa vụ chung thủy và sự vi phạm của nghĩa vụ chung thủy... 24 2.4 Thời điểm chấm dứt phát sinh nghĩa vụ chung thủy của vợ chồng ................. 31 2.4.1 Thời điểm phát sinh nghĩa vụ chung thủy ............................................................ 31 2.4.2 Chấm dứt nghĩa vụ chung thủy ............................................................................ 32 2.5 Chế tài khi vi phạm nghĩa vụ chung thủy ........................................................... 35 2.5.1 Chế tài hành chính ................................................................................................ 35 2.5.2 Chế tài hình sự...................................................................................................... 37 CHƢƠNG 3 THỰC TIỄN VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VIỆC THỰC HIỆN NGHĨA VỤ CHUNG THỦY CỦA VỢ CHỒNG TRONG LUẬT HÔN NHÂN GIA ĐÌNH VIỆT NAM 3.1 Thực trạng, nguyên nhân, hậu quả của sự vi phạm nghĩa vụ chung thủy của vợ chồng ....................................................................................................................... 41 3.2 Bất cập từ những quy định của pháp luật .......................................................... 43 3.2.1 Bất cập trong chế tài về xử lý vi phạm hành chính .............................................. 43 3.2.2 Bất cập trong chế tài hình sự ................................................................................ 44 3.3 Giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật về nghĩa vụ chung thủy của vợ chồng ............................................................................................................................. 46 3.3.1 Tăng mức độ nghiêm khắc của chế tài hành chính khi vi phạm nguyên tắc hôn GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh SVTH: Nguyễn Thị Kim Biên Nghĩa vụ chung thủy của vợ chồng trong Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam nhân một vợ một chồng ................................................................................................. 46 3.3.2 Tăng chế tài hình sự quy định căn cứ xét mức xử lý ........................................... 47 3.3.3 Giải pháp về quy định của pháp luật .................................................................... 48 3.4 Về mặt xã hội ......................................................................................................... 49 KẾT LUẬN .................................................................................................................. 51 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 54 MỤC LỤC .................................................................................................................... 56 GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh SVTH: Nguyễn Thị Kim Biên Nghĩa vụ chung thủy của vợ chồng trong Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Gia đình là tế bào của xã hội, là những hình ảnh thu nhỏ của xã hội một cách trực quan và sinh động nhất. Gia đình cũng là nơi duy tri nòi giống, là nơi nuôi dưỡng ra những thế hệ tương lai, cũng là nơi hình thành nhân cách con người nơi bảo tồn, duy trì và phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, chống lại các tệ nạn xã hội. Đồng thời tạo ra nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Xuất phát từ những tầm quan trọng ấy, tại hội nghị cán bộ thảo luận dự thảo Luật hôn nhân và gia đình (ngày 10/10/1959) chủ tịch Hồ Chí minh đã khẳng định: “Quan tâm đến gia đình là đúng vì nhiều gia đình cộng lại thì mới thành xã hội. Xã hội tốt thì gia đình càng tốt, gia đình càng tốt thì xã hội mới tốt. Hạt nhân của xã hội chính là gia đình. Chính vì vậy muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội thì phải chú ý đến hạt nhân đó cho tốt”. Ngày nay, hôn nhân và gia đình là luôn mối quan tâm lớn của toàn xã hội, vì đây vừa là nền tảng xây dựng một xã hội tốt đẹp văn minh vừa là mục tiêu chung trong các đường lối của Đảng và Nhà nước khi xây dựng pháp luật nói chung và Luật hôn nhân và gia đình nói riêng. Tuy nhiên với tình hình tăng trưởng kinh tế và tốc độ đô thị hóa như hiện nay một số người chạy theo lối sống cho là hiện đại, và xem trọng quan niệm “có tiền là có tất cả” mà không quan tâm nhiều đến sự chung thủy trong cuộc sống giữa vợ và chồng, làm lưu mờ đi những giá trị truyền thống tốt đẹp vốn có của gia đình Việt Nam. Các văn bản Luật hôn nhân và gia đình năm 1959, năm 1986 cho đến Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 điều có qui định về nguyên tắc hôn nhân “một vợ một chồng”. Bên cạnh trong Luật hôn nhân năm 1986 và Luật hôn nhân gia đình hiện hành có quy định cụ thể như thế nào là chung thủy, nhằm ngăn ngừa vợ hoặc chồng có quan hệ bất chính với người khác ngoài hôn nhân. Luật hôn nhân năm 2000 không qui định cụ thể thế nào là “chung thủy” và thế nào là “không chung thủy” bên cạnh cũng không GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh 1 SVTH: Nguyễn Thị Kim Biên Nghĩa vụ chung thủy của vợ chồng trong Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam đặt ra các biện pháp chế tài khi vi phạm nghĩa vụ chung thủy một cách độc lập,mà pháp luật chỉ qui định nguyên tắc dự phòng khi vợ chồng vi phạm nghĩa vụ chung thủy đến mức vi phạm nguyên tắc hôn nhân “một vợ một chồng” và khi đó sẽ bị chế tài theo nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng. Tuy nhiên có một số trường hợp pháp luật không xử lý được do chưa thỏa điều kiện vi phạm nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng. Và nếu đã thỏa điều kiện.Và nếu đã thỏa điều kiện vi phạm để xử lý thì gặp một số vướng mắc đó là pháp luật được ban hành ra nhưng khó thực thi được vì gặp nhiều qui định còn hạn chế. Do vậy người viết chọn đề tài “Nghĩa vụ chung thủy của vợ chồng trong Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam” là đề tài nghiên cứu cho luận văn. 2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài Tìm hiểu về tình hình thực tế của những qui định của pháp luật bên cạnh các yếu tố xã hội tác động, cũng như nêu lên một số hậu quả,nguyên nhân của sự vi phạm nghĩa vụ chung thủy đó nhằm có hướng đóng góp vào các quy phạm của pháp luật điều chỉnh các vấn đề trên. Trong khuôn khổ của một đề tài luận văn người viết cũng nhằm mục đích nhằm góp phần hoàn thiện nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng đồng thời bổ sung thêm các yếu tố của nghĩa vụ chung thủy. Và sự vi phạm nghĩa vụ chung thủy khi có đầy đủ các điều kiện về yếu tố vi phạm khi đó những đối tượng vi phạm sẽ bị chế tài theo nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng nhằm góp phần nhằm bảo vệ chế độ hôn nhân “một vợ một chồng”. Bên cạnh nêu lên sự bình đẳng trong qui định vợ chồng có nghĩa vụ chung thủy thể hiện sự bình đẳng giữa vợ và chồng. Nhưng trên thực tế về định kiến xã hội (về giới) vẫn còn tồn tại không ít sự bất bình đẳng trong cách nhìn nhận vấn đề. 3. Phạm vi nghiên cứu đề tài Trong phạm vi đề tài người viết tập trung nghiên cứu các vấn đề sau: sơ lược về nghĩa vụ chung thủy của vợ chồng Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử và một số qui định của pháp luật trong các giai đoạn đó điều chỉnh về nghĩa vụ chung thủy đó. Bên GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh 2 SVTH: Nguyễn Thị Kim Biên Nghĩa vụ chung thủy của vợ chồng trong Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam cạnh tập trung nghiên cứu về những qui định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 về các chế tài xử lí vi phạm hành chính, xử lý hình sự khi vi phạm nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng,nhằm một phần bổ sung vào những điều kiện cụ thể về vi phạm nghĩa vụ chung thủy khi bị chế tài do vi phạm nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng. Bên cạnh người viết đề cập tới biểu hiện của sự không chung thủy gọi là “ngoại tình”. Hành vi ngoại tình được hiểu là người đã có vợ hoặc chồng có quan hệ yêu đương bất chính với một người khác. Có các dạng ngoại tình như ngoại tình trong tư tưởng, ngoại tình có mối quan hệ xác thịt với một người khác ngoài chồng và vợ. Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn người viết tập trung nghiên cứu về những trường hợp ngoại tình có mối quan hệ xác thịt với một người khác ngoài chồng hoặc vợ của người đó. Nhằm xem xét những trường hợp đó có thể thỏa những điều kiện qui định về các biện pháp chế tài khi vi phạm nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng. Cụm từ của hành vi “ngoại tình” được biểu hiện nhiều dạng khác nhau như ngoại tình trong tư tưởng hay có mối quan hệ xác thịt với một người khác ngoài chồng (vợ). Và từ ngữ “ngoại tình” được trình bày trong luận văn là cụm từ dùng được hiểu theo nghĩa có mối quan hệ xác thịt với một người khác ngoài chồng hoặc vợ của họ. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu đề tài Cơ sở pháp luận của việc nghiên cứu, đánh giá các vấn đề của luận văn dựa vào phương pháp phân tích luật viết, các phương pháp quy nạp, diễn dịch phương pháp thu thập tài liệu, quá trình tìm hiểu thực tế. Sử dụng phương pháp khoa học lịch sử biện chứng, kết hợp với quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước ghi trong các văn bản pháp chế điều chỉnh về hôn nhân và gia đình. 5. Cơ cấu luận văn Ngoài phần lời nói đầu,kết luận và danh mục tài liệu tham khảo.Luận văn nghiên cứu về “Nghĩa vụ chung thủy của vợ chồng trong Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam” còn có phần nội dung được kết cấu thành ba chương. GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh 3 SVTH: Nguyễn Thị Kim Biên Nghĩa vụ chung thủy của vợ chồng trong Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam Chƣơng 1: Lý luận chung về nghĩa vụ chung thủy của vợ chồng trong Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam. Trong chương 1 người viết nêu lên khái niệm của nghĩa vụ chung thủy, lược sử các chế định của nghĩa vụ chung thủy qua các thời kỳ, mối quan hệ giữa nghĩa vụ chung thủy và nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng và ý nghĩa của nghĩa vụ chung thủy Chƣơng 2: Các qui đinh của pháp luật điều chỉnh về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng. Trong chương 2 người viết đi sâu vào phân tích những quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng như điều kiện phát sinh nghĩa vụ, nội dung, giới hạn, thời điểm phát sinh và chấm dứt nghĩa vụ chung thủy của vợ chồng, chế tài khi vi phạm nghĩa vụ chung thủy. Chƣơng 3: Thực tiễn và giải pháp hoàn thiện việc thực hiện nghĩa vụ chung thủy của vợ chồng trong Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam. Trong chương 3 người viết nêu lên thực tiễn, phương hướng hoàn thiện và một ít kiến nghị của bản thân trong việc thực hiện nghĩa vụ chung thủy của vợ chồng trong Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam. GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh 4 SVTH: Nguyễn Thị Kim Biên Nghĩa vụ chung thủy của vợ chồng trong Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGHĨA VỤ CHUNG THỦY CỦA VỢ CHỒNG TRONG LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM 1.1 Khái niệm về nghĩa vụ và nghĩa vụ chung thủy của vợ chồng Theo phạm trù đạo đức học, nghĩa vụ phản ánh trách nhiệm của một công dân,một nhóm,một tập đoàn, một giai cấp dân tộc đối với việc phải làm trong những điều kiện xã hội cụ thể, trong những tình hình xã hội nhất định. Khi đã trở thành cái bên trong, nghĩa vụ trở nên trù tượng hơn so với chuẩn mực trên cơ sở lập trường chính trị, đạo đức hình thành ở mỗi cái nhân. Nghĩa vụ gắn liền với tính tất yếu của đạo đức, với những yêu cầu đòi hỏi chung nhất, với những qui định chính thức và không chính thức, với trách nhiệm khả năng và năng lực của cá nhân. Hành vi của con người được qui định bởi nhiều yếu tố, một trong số đó là nghĩa vụ được xã hội xác lập, nghĩa vụ được qui định bằng pháp luật. Thông thường, nghĩa vụ thường đi đôi với quyền, chằng hạn công dân có quyền và nghĩa vụ cơ bản được qui định trong hiến pháp và pháp luật. Theo từ điển tiếng Việt thì nghĩa vụ được hiểu là: “Một việc mà pháp luật hay đạo đức bắt buộc phải làm đối với xã hội,đối với người khác”. Dưới góc độ pháp lý: nghĩa vụ là hành vi mà một người phải thực hiện vì lợi ích của một người khác.Có ba loại nghĩa vụ:  Nghĩa vụ theo phong tục,tập quán của địa phương qui định  Nghĩa vụ về đạo đức,nhân văn: nghĩa vụ đạo đức là ý thức trách nhiệm,là tình cảm tự giác của con người đối với người khác và đối với xã hội,được con người ý thức và tự nguyện tự giác hành động. Nghĩa vụ là một trong những nét đặc trưng cơ bản của con người. Chỉ có ở xã hội loài người mới có ý thức về nghĩa vụ. Đối với loài vật,mọi hành động đều hoàn toàn theo bản năng.Còn cuộc sống của con người ngoài bản năng có ý thức con người còn có một yếu tố tự nguyện tự giác mà biểu hiện cao nhất là ý thức về nghĩa vụ được thông qua những hành vi đạo đức. Ngoài ra nghĩa vụ đạo đức GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh 5 SVTH: Nguyễn Thị Kim Biên Nghĩa vụ chung thủy của vợ chồng trong Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam cũng là sự phù hợp giữa lý trí và tình cảm của cá nhân với những nhu cầu đạo đức của xã hội.Cả hai mặt này đều có sự thống nhất với nhau về ý thức và hành vi của con người. Nó là một trong những tiêu chuẩn giá trị cao nhất được hình thành, tồn tại và phát triển như một quy luật tất yếu có ý nghĩa trong lịch sử xã hội. Đạo đức học Mác-Lênin quan niệm nghĩa vụ đạo đức là ý thức trách nhiệm của con người,là ý thức cần phải làm và mong muốn làm,hành động tự giác vì lợi ích của người khác và lợi ích chung của xã hội. Triết học Mác-Lênin đã giải thích,con người là một bộ phận của tự nhiên, nhưng cũng là chủ thể của xã hội. Trong cái tư nhiên và cái xã hội có ở mỗi người,thì cái xã hội là cái làm nên bản chất của con người,nếu mất yếu tố xã hội,con người sẽ vô thức và xã hội sẽ không tồn tại.(1) - Nghĩa vụ pháp lý là những nghĩa vụ đã được pháp luật quy định như nghĩa vụ công dân do hiến pháp và pháp luật quy định. - Theo quan niệm truyền thống,chung thủy có nghĩa là chỉ có một bạn tình duy nhất trên mọi diện phương diện tình cảm,tình dục và tâm lý. - Trong tiếng việt chung thủy là: vẫn một lòng trước sau như một,vẫn có tình cảm gắn bó không thay đổi. Như vậy, khái niệm chung thủy là khái niệm rộng. Trong quan hệ vợ chồng thì chung thủy được hiểu là vợ chồng cũng có sự khác nhau cơ bản. Từ những khái niệm chung về nghĩa vụ được đề cập người có thể hiểu về nghĩa vụ chung thủy của vợ chồng như sau: nghĩa vụ chung thủy của vợ chồng là loại nghĩa vụ về đạo đức và nhân văn mang giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam và được nâng lên thành qui định của pháp luật (tuy nhiên pháp luật không qui đinh như thế nào là nghĩa vụ chung thủy của vợ chồng). Tóm lại nghĩa vụ chung thủy là: “Trong quan hệ giữa vợ chồng thì nghĩa vụ chung thủy được hiểu là vợ chồng phải luôn chung tình, gắn bó tình cảm yêu thương về mặt tinh thần và thể xác chỉ với nhau mà thoi nhằm thực hiện trách nhiệm đối với gia đình, đồng thời góp phần vào sự bền _______________ 1 Xem: Tập thể tác giả, Giáo trình đạo đức học- nhà xuất bản chính trị quốc gia Hà Nội-1997,tr.105. GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh 6 SVTH: Nguyễn Thị Kim Biên Nghĩa vụ chung thủy của vợ chồng trong Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam vững của gia đình và sự ổn định của xã hội”. 1.2 Lƣợc sử các chế định nghĩa vụ chung thủy của vợ chồng Trong thời nguyên thủy của xã hội loài người khi con người vừa thoát thai từ loài vật,chưa có quan hệ hôn nhân và gia đình. Quan hệ giữa người đàn ông và người đàn bà gọi là quan hệ tính giao,mang tính chất bầy đàn và bừa bãi. Có nghĩa mọi người đàn bà đều thuộc mọi người đàn ông và ngược lại,điều này được coi là phù hợp với tập quán lúc bấy giờ. Thực tế lúc bấy giờ,do điều kiện tự nhiên quyết định nên con người phải chấp nhận cuộc sống ăn ở chung,chung chạ vợ chồng như PH.Ăngghen đã viết “Đấy là hình thức quần hôn,một hình thức hôn nhân trong đó cả từng nhóm đàn ông và cả từng nhóm đàn bà đều là sở hữu của nhau. Trong đó ghen tuông luôn khó lòng phát triển”(2). Dần dần do xã hội phát triển, các hình thái hôn nhân gia đình cũng xuất hiện như tồn tại chế độ quần hôn,hôn nhân đối ngẫu,hôn nhân một vợ một chồng. Từ gia đình đối ngẫu đến một vợ một chồng cổ điển,khái niệm chung thủy đã bắt đầu hình thành nhưng chỉ về phía người phụ nữ: “Họ mong muốn ngày càng nồng nhiệt quyền được giữ trinh tiết, kết hôn nhất thời hay lâu dài chỉ với một người đàn ông và coi đó là sự giải phóng.Bước tiến đó không thể nào do đàn ông mà có cả,chỉ vì đến tận ngày nay không bao giờ người đàn ông có ý từ bỏ thú vui của chế độ quần hôn thực sự cả...Trong giai đoạn này,một người đàn ông sống chung với một người đàn bà, song việc có nhiều vợ và việc không chung tình khi có dịp vẫn là quyền của người đàn ông...nhưng thông thường thì phụ nữ triệt để phải chung tình trong thời gian chung sống với chồng,và tội ngoại tình của họ sẽ bị trừng trị một cách tàn ác.Hôn nhân cặp đôi đã đưa vào gia đình một yếu tố mới,bên cạnh người mẹ đẻ, chế độ đó đã đặt người bố,người bố thật có lẽ còn thật hơn nhiều so với người “bố thời nay” (3). Sang gia đình một vợ một chồng cổ điển “để đảm bảo cho sự trung thành của người _______________ 2 Xem: C. Mác - Ph.Ăngghen,tuyển tập 6,Nxb.Sự thật,Hà Nội 1994,tr .62 3 Xem: C.Mác -Ph.Ăngghen, tuyển tập 6, Nxb.Sự thật, Hà Nội 1994, tr.89. GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh 7 SVTH: Nguyễn Thị Kim Biên Nghĩa vụ chung thủy của vợ chồng trong Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam vợ, do đó, bảo đảm việc con cái đích thật là do người cha đẻ ra người vợ phải phục tùng quyền lực tuyệt đối của người chồng, nếu người chồng có giết vợ đi chăng nữa thì cũng chỉ là thực hiện quyền hành của mình mà thôi” (4).Như vậy trong giai đoạn này, sự chung thủy chỉ được áp đặt với người vợ và quan niệm này được duy trì khá lâu trong lịch sử phát triển của thời đại. 1.2.1 Trong Bộ luật nhà Lê Trong xã hội phong kiến Việt Nam, các quan hệ hôn nhân và gia đình ảnh hưởng nặng nề tư tưởng nho giáo. Nho giáo trở thành tư tương thống trị trong xã hội.Một trong những mối quan hệ cơ bản quan trọng nhất trong xã hội là quan hệ phu phụ (vợ chồng). Pháp luật nhà Lê đã quy định những quyền cơ bản của nghĩa vụ vợ và chồng như: Nghĩa vụ đồng cư,nghĩa vụ phù trợ,nghĩa vụ trung thành và nghĩa vụ tòng phu. Nghĩa vụ chung thủy đặt ra giữa người vợ và người chồng mang tính chất tương đối vì trong thời gian này người chồng vẫn có quyền đa thê. Nhưng bên cạnh đó Điều 401 của bộ Luật quy định: “Gian dâm với vợ kẻ khác bị lưu hoặc chết,với vợ lẻ (thiếp) của người khác thì tội giảm một bực tội,với người có quyền quý thì xử riêng. Kẻ phạm tội phải nộp tiền tạ lỗi như luật định. Vợ lớn vợ bé phạm tội điều xử lưu, điền sản trả lại cho người chồng. Nếu vợ chưa cưới thì cả hai điều được giảm một bực”. Đồng thời tại Điều 405 quy định: “Ngoại tình với vợ người khác thì xử đánh 60 trượng, biếm hai xa thì xử riêng”. Người vợ có hành vi dâm đãng bị coi là phạm vào “thất xuất” để người chồng ly hôn. Mặt khác theo tập quán lúc bấy giờ thì những người phụ nữ không đoan chính bị kỳ thị và trừng trị rất tàn ác. Trong giai đoạn này nghĩa vụ chung thủy của cả người vợ và chồng cũng được pháp luật quy định,nhưng chỉ mang tính chất tương đối với người chồng. 1.2.2 Trong Luật gia đình 1959 Trong thời kì Pháp thuộc,quan niệm chỉ người phụ nữ mới phải thực hiện nghĩa vụ chung thủy vẫn tồn tại và thể hiện rất rõ trong phong tục tập quán cũng như pháp _______________ 4 Xem: C.Mác -Ph.Ăngghen, tuyển tập 6, NXB.Sự thật, Hà Nội 1994 tr 96. GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh 8 SVTH: Nguyễn Thị Kim Biên Nghĩa vụ chung thủy của vợ chồng trong Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam luật. Điều này thể hiện sự bất bình đẳng giữa nam và nữ,giữa vợ và chồng trong gia đình. Ở miền Nam,trong thời kì dưới chế độ Việt Nam Cộng hòa thì quan niệm này đã được thay đổi. Theo Luật gia đình ngày 02/01/1959,Sắc luật ngày 13/07/1964,Bộ dân luật 20/12/1972,nghĩa vụ chung thủy có tính chất bắt buộc đối với cả hai vợ chồng: “Vợ chồng phải lấy tình nghĩa thủy chung mà đối đãi với nhau”, “Vợ chồng có nghĩa vụ chung thủy với nhau”. Theo Luật gia đình số 1/59 ngày 02/01/1959, chế tài đặt ra đối với hành vi vi phạm về nghĩa vụ này là rất chặt chẽ nhằm ngăn ngừa và trừng phạt các hành vi ngoại tình, trong đó có hành vi “giao du thân mật” cũng bị coi là tội phạm. Tại Điều 73 của Luật Gia đình 1/59 có qui định: “Chồng hay vợ có quyền cấm người hôn phối không được giao du một cách quá thân mật với người nào khác mà họ xét có hại cho sự chung thủy của vợ chồng. Nếu mặc dù có sự cấm đoán đó, người chồng hay vợ cùng người tòng phạm tiếp tục gặp gỡ nhau một mình một cách bất chính tại nơi công cộng hay không công cộng và nếu sự vi phạm đó bị thừa phát lại hay viên chức hình cảnh theo yêu cầu của người hôn phối kia lập vi bằng kiểm chứng hai lần trong thời hạn một năm, người vi phạm va người tòng phạm có thể bị phạt tiền từ 1000 đến 50000 đồng. Nếu tái phạm thì có thể bị phạt giam từ một đến sáu tháng”.(5) Bên cạnh luật còn qui định về tội “phạm gian” tại Điều 71 của Luật Gia đình số 1/59. Tuy nhiên sự phạm gian( thông gian ) của người vợ hoặc người chồng chỉ bị truy tố khi có đơn kiện của người hôn phối kia, khi đó thì có thể bị tòa án phạt tiền hoặc phạt giam từ ba tháng đến hai năm, tái phạm thì ngoài hình phạt tù giam còn có thể bị xử biệt xứ từ sáu tháng đến hai năm. Người tòng phạm vẫn phải chịu chế tài. Ngoài ra lỗi phạm gian là căn cứ để người hôn phối kia yêu cầu ly thân. Sắc luật ngày 23/07/1964 thay thế cho Luật Gia đình 1/59. Sau đó sắc luật ngày 23/7/1964 được thay thế bởi Bộ Dân luật ngày 20/12/1972. Lúc này tuy qui định về tội “giao du thân mật” không còn nữa, song trong Bộ Hình luật năm 1972 thì ngoài tội _______________ 5 Xem: Vũ Văn Mẫu, Việt Nam dân luật lược giảng, Sài Gòn 1973, tr.97. GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh 9 SVTH: Nguyễn Thị Kim Biên Nghĩa vụ chung thủy của vợ chồng trong Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam “trong khi hôn thú chưa đoạn tiêu mà kết hôn với người khác” (Điều 380) thì còn có tội “phạm gian” mà người chồng phạm gian hay người vợ phạm gian (thường gọi là ngoại tình) và người tòng phạm đều có thể bị phạt vạ bằng tiền và phạt tù giam đến hai năm. Qua đó có thể thấy rằng trong thời kỳ này, sự chung thủy của cả vợ chồng đã được chú trọng hơn thể hiện sự bình đẳng hơn trong quan hệ vợ chồng nhưng cũng còn có nhiều điểm chưa phù hợp thực tế. 1.2.3 Trong Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 Với thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước ( 30/04/1975) ,cả nước thống nhất, cách mạng Việt Nam chuyển sang giai đoạn mới, giai đoạn cả nước độc lập, thống nhất và tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa,tiến nhanh,tiến mạnh,tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội. Tiếp đó trong phiên họp 18/12/1980 của Quốc hội khóa VI, kì họp thứ 7 đã chính thức thông qua bản Hiến pháp thứ 3 của nước ta, làm nền tảng cho bước phát triển mới của Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam, Hiến pháp 1980 đạo luật cơ bản của Nhà nước đã qui định các nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình xã hội chủ nghĩa tại các Điều 38,47,63,64 của Hiến pháp. Việc áp dụng Luật hôn nhân và gia đình năm 1959, có một số điều không phù hợp chẳng hạn như chưa thể hiện được đầy đủ phong tục tập quán của miền Nam. Quá trình thi hành ở cả hai miền đã cho thấy một số quan hệ mới cần phải được điều chỉnh,các nguyên tắc cơ bản cần được cụ thể hơn. Việc ban hành Luật hôn nhân và gia đình mới là một yếu tố khách quan để thúc đẩy sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội trong phạm vi cả nước. Ngày 25/12/1986, Hội đồng bộ trưởng ( nay là chính phủ ) đã quyết định thành lập ban dự thảo Luật hôn nhân gia đình mới: Dự luật đã được quốc hội khóa VII, kì họp thứ 12 thông qua 29/12/1986 và được Hội đồng nhà nước công bố ngày 01/01/1987. Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 là sự kế thừa và phát triển của Luật hôn nhân và gia đình năm 1959. Nhiệm vụ của Luật được đặt ra là nhằm tiếp tục xây dựng và cũng cố gia đình xã hội chủ nghĩa,giữ gìn và phát huy những phong tục,tập quán tốt đẹp của dân tộc, xóa bỏ những tục lệ lạc hậu, những tàn tích của chế độ hôn nhân và GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh 10 SVTH: Nguyễn Thị Kim Biên Nghĩa vụ chung thủy của vợ chồng trong Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam gia đình phong kiến, chống lại sự ảnh hưởng của chế độ hôn nhân và gia đình tư sản trong đó có nhiệm vụ xây dựng và cũng cố chế độ hôn nhân và gia đình mới là nhiệm vụ hàng đầu. Các nguyên tắc của Luật hôn nhân và gia đình năm 1959 tiếp tục được coi là những nguyên tắc quán triệt trong toàn bộ nội dung của Luật hôn nhân và gia đình năm 1986. Những nguyên tắc, nguyên lý cơ bản của Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 là: -Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ -Một vợ một chồng -Vợ chồng bình đẳng -Bảo vệ quyền lợi của cha mẹ con cái -Bảo vệ bà mẹ và trẻ em Tại Điều 1 của Luật qui định: “Nhà nước bảo đảm thực hiện chế độ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng,nhằm xây dựng gia đình dân chủ, hòa thuận,hạnh phúc,bền vững”. Tại một qui định khác tại Điều 11 của Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 nhằm qui định rõ hơn và bổ trợ cho nguyên qui định ở nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng: “Vợ chồng có nghĩa vụ chung thủy với nhau” cũng như Điều 4 của Luật qui định: “Cấm người đang có vợ,có chồng kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác”. Vì ta thấy rằng nếu như luật qui định vợ chồng chỉ phải tuân theo nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng trong suốt thời kì hôn nhân thì cũng chưa điều chỉnh được các hành vi chưa đủ yếu tố vi phạm nguyên tắc đó vì vậy tạo kẻ hỡ của pháp luật, nhưng ở đây luật có sự qui định chi tiết hơn là vợ chồng có nghĩa vụ chung thủy với nhau,qui định này nhằm góp phần giữ gìn và phát huy những phong tục tập quán của dân tộc Việt Nam. Đồng thời có những chế tài cấm người đang có vợ có chồng mà kết hôn với người đang có vợ có chồng hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có vợ có chồng,hoặc cấm người đang có vợ có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người chưa có vợ có chồng. GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh 11 SVTH: Nguyễn Thị Kim Biên Nghĩa vụ chung thủy của vợ chồng trong Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam 1.2.4 Trong Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 và các văn bản điều chỉnh các vấn đề trên Tiếp tục kế thừa,phát triển hệ thống pháp Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam cùng với Hiến pháp 1992, trong điều kiện đổi mới, thủ tướng Chính phủ có chỉ thị về tổng kết thi hành Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 và dự thảo các điều sửa đổi,bổ sung. Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 được Quốc hội khóa X ngày 09/06/2000, gồm 13 chương, 110 điều đã kế thừa, cụ thể hóa nhiều quy định để điều chỉnh các quan hệ trong điều kiện nền kinh tế thị trường. Nhằm phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của gia đình trong tình cảm vợ chồng. Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 tại Điều 18 qui định: “ Vợ chồng chung thủy, yêu thương, quý trọng , chăm sóc giúp đỡ lẫn nhau”.Qua đây cho thấy, pháp luật về hôn nhân và gia đình đã từng bước cụ thể hóa những quan hệ xã hội mới phát sinh trong cuộc sống gia đình,tuy không thể nào điều chỉnh hết tất cả các mối quan hệ đa dạng phát sinh trong đời sống gia đình nhưng đã phần nào cùng chung tay xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng tiến bộ, hạnh phúc, bền vững như nhiệm vụ của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 đã đặt ra. Tóm lại, trong quá trình phát triển lịch sử xã hội với sự điều chỉnh tương ứng của các qui định của Luật hôn nhân và gia đình cho thấy. Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến lĩnh vực hôn nhân và gia đình, trên cơ sở quán triệt nguyên tắc “nam nữ bình đẳng”. Mặt khác kiên quyết xóa bỏ những phong tục tập quán lạc hậu của chế độ hôn nhân đa thê phong kiến, xây dựng và củng cố nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng bên cạnh nghĩa vụ chung thủy của vợ chồng đối với nhau theo chế định hôn nhân xã hội chủ nghĩa và trong nền kinh tế hội nhập, cấm những thủ đoạn, hành vi làm mờ giá trị truyền thống quý báu vốn có của gia đình. 1.2.5 Trong luật hôn nhân và gia đình năm 2014 Kế thừa và phát triển hệ thống pháp Luật hôn nhân và gia đình Việt nam cùng với Hiến pháp 1992, trong xã hội các mối quan hệ trong lĩnh vực hôn nhân và gia GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh 12 SVTH: Nguyễn Thị Kim Biên Nghĩa vụ chung thủy của vợ chồng trong Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam đình luôn diễn ra đa dạng, phức tạp, với những hình thức khác nhau. Vì vậy để xây dựng và hoàn thiện chế độ hôn nhân và gia đình tiến bộ, xóa bỏ những phong tục tập quán lạc hậu, chậm tiến bộ trong hôn nhân và gia đình là vấn đề đang được quan tâm. Ngày 19 tháng 6 năm 2014, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, khóa XIII, kỳ họp thứ 7 đã thông qua Luật hôn nhân và gia đình, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2015, thay thế Luật hôn nhân và gia đình năm 2000. Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 có 9 chương, 133 Điều, so với Luật hôn nhân và gia đình 2000 ít hơn 4 chương, nhưng tăng lên 23 Điều. Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 đã có nhiều quy định mới, có những sữa đổi bổ sung. Đó là việc sửa đổi, bổ sung “Những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình”. Bên cạnh việc tiếp tục khẳng định nguyên tắc hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng, Luật nhấn mạnh mục tiêu xây dựng gia đình Việt Nam ấm no, tiến bộ, hạnh phúc. Nhằm phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của gia đình trong tình cảm vợ chồng. Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 tại Điều 19 qui định: “Vợ chồng có nghĩa vụ yêu thương, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình” Điều này được sửa đổi, bổ sung trên cơ sở của Điều 18 của Luật hôn nhân và gia đình 2000. Theo đó, bổ sung nội dung sau:“Vợ chồng có nghĩa vụ sống chung với nhau, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc do yêu cầu của nghề nghiệp, công tác, học tập, tham gia các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và lý do chính đáng khác”. Qua đây cho thấy pháp luật về hôn nhân và gia đình đã từng bước cụ thể hóa những quan hệ xã hội mới phát sinh trong cuộc sống gia đình. Trong quá trình phát triển của xã hội với sự điều chỉnh tương ứng của các qui định của Luật hôn nhân và gia đình cho thấy Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến lĩnh vực hôn nhân và gia đình, trên cơ sở quán triệt nguyên tắc “hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một chồng một vợ, vợ chồng bình đẳng”. Vì gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi nuôi dưỡng con người, là môi trường quan trọng hình thành và giáo dục nhân cách, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh 13 SVTH: Nguyễn Thị Kim Biên Nghĩa vụ chung thủy của vợ chồng trong Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam tốt thì gia đình càng tốt. 1.3 Mối quan hệ giữa nghĩa vụ chung thủy và nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng Nghĩa vụ chung thủy được đặt ra nhằm ngăn ngừa tình trạng ngăn vợ chồng có quan hệ bất chính, vi phạm nghĩa vụ đối với gia đình và nhằm bảo vệ hạnh phúc gia đình. Nhưng không phải là bất cứ dấu hiệu nào của nghĩa vụ này thì cũng điều bị chế tài, mà phải tùy vào những trường hợp nhất định mà xem xét có bị chế tài hay không. Đối với nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng cũng được xem là trường hợp Luật dự kiến khi vi phạm nghĩa vụ chung thủy đến mức vi phạm nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng thì khi đó việc vi phạm nghĩa vụ chung thủy đó mới bị chế tài. Vì luật không quy định thế nào là chung thủy và cũng như không quy định rõ là khi có dấu hiệu vi phạm nghĩa vụ chung thủy đến khi xác minh những vụ việc đó là vi phạm nghĩa nghĩa vụ chung thủy (tức những người vợ hoặc người chồng đã có cuộc hôn nhân chính thức mà còn có quan hệ tình cảm ngoài hôn nhân đến mức vi phạm các quyền và nghĩa vụ đối với gia đình) thì khi đó cần xét đến những trường hợp như vậy có vi phạm nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng hay không để có thể lấy các biện pháp chế tài của vi phạm nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng mà áp dụng chế tài vi phạm nghĩa vụ chung thủy của vợ chồng. 1.4 Ý nghĩa của sự chung thủy vợ chồng 1.4.1 Ý nghĩa của nghĩa vụ chung thủy đối với nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng Trong đời sống xã hội, pháp luật có vai trò đặc biệt nghiêm trọng. Đó là phương tiện không thể thiếu để đảm bảo sự tồn tại,sự vận hành cho bình thường cho xã hội nói chung và nền đạo đức nói riêng. Pháp luật không chỉ là công cụ pháp lý Nhà nước hữu hiệu mà còn tạo ra một môi trường thuận lợi cho sự phát triển ý thức đạo đức, lành mạnh hóa đời sống của con người trong đời sống xã hội, góp phần giữ gìn giá trị văn hóa truyền thống tiến bộ đồng thời góp phần bồi đắp nên những giá trị văn hóa mới phù hợp với quy định của pháp luật và đạo đức xã hội. Cùng với tầm quan trọng đó thì GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh 14 SVTH: Nguyễn Thị Kim Biên Nghĩa vụ chung thủy của vợ chồng trong Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam pháp luật về hôn nhân và gia đình cũng mang một giá trị pháp lý cao trong đời sống xã hội. Việc bổ trợ thêm cho nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng nhằm tạo sự ổn định xã hội, thì pháp luật quy định thêm vợ chồng phải có nghĩa vụ chung thủy với nhau thì theo người viết nghĩ rằng bên cạnh sự ổn định của gia đình về mặt cấu trúc một vợ một chồng thì trong đời sống vợ chồng cần có sự chung thủy, yêu thương và tin tưởng lẫn nhau ông bà ta có câu: “Vợ chồng nghĩa nặng tình sâu Thương nhau đến lúc bạc đầu còn thương” Nếu nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng là quy định của pháp luật thì nghĩa vụ chung thủy được Luật quy định bên cạnh về mặt lập pháp thì đó cũng là quy định về khía cạnh đạo đức cần phải có trong cuộc sống hôn nhân của vợ chồng,và cũng là truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam ta đó là lòng chung thủy. Mà nó cần giữ gìn và phát huy trong nền kinh tế hội nhập,và sự tràn lan một lối sống thực dụng.ích kỉ làm lưu mờ đi giá trị văn hóa đạo đức của văn hóa truyền thống vốn có. Theo quan niệm truyền thống,chung thủy có nghĩa là chỉ có một bạn tình duy nhất trên mọi phương diện tình cảm,tình dục và tâm lý. Trong một giai đoạn lịch sử khá dài, khi hôn nhân được xây dựng trên những nền tảng hay mục đích khác ngoài tình yêu (như vì lí do môn đăng hộ đối, chuyển giao tài sản), thì chỉ có người phụ nữ là bị buộc phải nêu gương tiết hạnh nếu không muốn bị trừng phạt, đày đi biệt xứ, bỏ tù hay thậm chí tử hình. Đến giữa thế kỉ XX việc ngoại tình dù là từ phía người chồng hay người vợ đều đã được xét xử bình đẳng trước pháp luật. Trước đó, việc một người phụ nữ ngoại tình sẽ bị tòa án coi là phạm tội trong khi với trường hợp của nam giới, họ chỉ bị “khiển trách” từ phía gia đình. Còn thời nay thay vì là lý do “tiên quyết” thì việc ngoại tình cũng chỉ còn là một trong vô số những khúc mắc dẫn vợ chồng tới quyết định ly hôn. Có thể thấy, quan niệm về sự chung thủy đang biến đổi đồng thời với tốc độ phát GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh 15 SVTH: Nguyễn Thị Kim Biên Nghĩa vụ chung thủy của vợ chồng trong Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam triển của xã hội. Thông qua đấu tranh, qua khả năng tiếp cận với các biện pháp ngừa thai và hòa nhập vào môi trường nghề nghiệp,ngày nay phụ nữ đã có trong tay quyền tự do mới trong việc xây dựng mối quan hệ tình cảm và tình dục. Hơn nữa, ngoại tình ở nữ giới giờ đây đã không còn là vấn đề cấm kị. Văn chương khiêu dâm cùng tạp chí và phim ảnh dành cho phụ nữ đang ngày càng góp phần mở ra tự do tình dục cho phái nữ. Con người ngày càng xa rời các quy tắc đạo đức truyền thống nhiều hơn. Sự chung thủy không còn là sợi dây ràng buộc giữa hai vợ chồng nữa nếu như một trong hai người đã nảy sinh tình cảm và ham muốn với người thứ ba. Ngày nay khi cuộc sống lứa đôi được xây dựng trước hết dựa trên nền tảng tình cảm và cảm xúc thì để duy trì gia đình,người ta buộc nhờ cậy nhiều hơn tới sự chung thủy. Tuy vậy số người có quan hệ tình cảm ngoài hôn nhân vẫn không ngừng tăng cao do nhu cầu cần thay đổi “không khí” và dung hòa giữa một cuộc sống hôn nhân phẳng lặng với cảm kích thích mà những cuộc phiêu lưu tình ái mang đến. 1.4.2 Ý nghĩa của sự chung thủy đối với đời sống vợ chồng Trong xã hội hiện đại ngày nay thì tình yêu nam nữ là cơ sở để xây dựng hôn nhân bởi như C.Mác đã nói: “Nếu chỉ trên hôn nhân dựa trên cơ sở tình yêu mới là hợp đạo đức thì cũng chỉ riêng hôn nhân trong đó tình yêu được duy trì mới là hợp đạo đức mà thôi”(6). Đó chính là cơ sở cơ bản đề đảm bảo xây dựng một gia đình dân chủ hòa thuận và hạnh phúc. Tuy vậy, trong điều kiện kinh tế xã hội hiện nay, những quan niệm về tình yêu, hôn nhân ,gia đình không còn mang ý nghĩa truyền thống. Mỗi thế hệ mỗi cá nhân đều có quan niệm khác nhau về cái gọi là “chung thủy”. Luật hôn nhân và gia đình qui định đó là nghĩa vụ chung của hai vợ chồng.Và bên cạnh đó đã đưa ra những cơ chế nhằm đảm bảo thực hiện nghĩa vụ đó.Ở đây chúng ta thấy nảy sinh vấn đề: Một bên là tình cảm tự nhiên của con người và còn bên kia là những quy định luật pháp. Một cái mang tính bản năng tự nhiên và một cái mang tính xã hội. Bản chất của quan hệ vợ chồng bao gồm tình yêu và nghĩa vụ. Như vậy, cái tự _______________ 6 xem: Vũ Văn Mẫu, “Việt Nam dân luật lược giảng”, Sài Gòn 1973, tr.97 GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh 16 SVTH: Nguyễn Thị Kim Biên Nghĩa vụ chung thủy của vợ chồng trong Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam nhiên và cái xã hội luôn đan xen nhau, quan hệ biện chứng với nhau và không thể tách rời nhau. Chính vì vậy, trong quan hệ vợ chồng cả hai bên đều mong muốn được thể hiện tình yêu và phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với nhau,điều đó thể hiện sự chung thủy. Nếu môt trong hai bên vợ, chồng hoặc cả hai bên lại thể hiện tình yêu với người khác, thực hiện nghĩa vụ với người khác thì đó là biểu hiện của sự không chung thủy. Mục đích của hôn nhân trong chế độ ngày nay là xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng tiến bộ hạnh phúc và bền vững. Để hôn nhân đạt được mục đích đó thì cơ bản hai người trong quan hệ hôn nhân phải yêu thương nhau, chăm sóc giúp đỡ nhau cùng tiến bộ và nhất là phải cùng chung thủy với nhau vì đây không chỉ là quy định về mặt pháp lý mà đó còn là đòi hỏi về mặt đạo đức. Trong trường hợp những người không có mối quan hệ pháp lý như vợ và chồng (tức không phải vợ chồng theo nghĩa của luật) thì những người này không có nghĩa vụ chung sống và các nghĩa vụ đặc trưng của quan hệ vợ chồng như nghĩa vụ yêu thương,đùm bọc,hỗ trợ,giúp đỡ nhau cùng tiến bộ và nhất là nghĩa vụ chung thủy sẽ không được đặt ra đối với họ về mặt qui định của pháp luật được,mà ở đây có chăng là về mặt đạo đức xã hội và dư luận xã hội và riêng trách nhiệm của bản thân họ tự ý thức. GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh 17 SVTH: Nguyễn Thị Kim Biên Nghĩa vụ chung thủy của vợ chồng trong Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam CHƢƠNG 2 CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH VỀ NGHĨA VỤ CHUNG THỦY CỦA VỢ CHỒNG 2.1 Điều kiện phát sinh nghĩa vụ chung thủy của vợ chồng Tại khoản 1 Điều 4 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 qui định: “quan hệ hôn nhân và gia đình thực hiện theo qui định của Luật hôn nhân và gia đình được tôn trọng và pháp luật bảo vệ” và như vậy thì các mối quan hệ hôn nhân có giá trị pháp lý được pháp luật bảo vệ. Đồng thời tại khoản 1 Điều 10 của Luật hôn nhân và gia đình có qui định năm 2000 có qui định trường hợp cấm kết hôn với “người đang có vợ hoặc có chồng” - người đang có vợ hoặc có chồng được hiểu là: - Người đã kết hôn với người khác theo đúng qui định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nhưng chưa ly hôn. - Người tuy chưa đăng kí kết hôn nhưng việc chung sống của họ được pháp luật công nhận là vợ chồng ( hôn nhân thực tế và cũng chưa ly hôn ). Qui định này cũng bảo vệ chế độ hôn nhân một vợ một chồng về mặt pháp lý. Như vậy, hôn nhân có giá trị và còn tồn tại là điều kiện để phát sinh nghĩa vụ chung thủy của vợ chồng. 2.1.1 Kết hôn hợp pháp Để đảm bảo là một cuộc hôn nhân hợp pháp,thì khi đăng kí kết hôn nam nữ bắt buộc phải tuân thủ các qui định về điều kiện kết hôn được qui định tại Điều 9.Điều 10 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000. Khi đăng kí kết hôn thì hai bên nam nữ phải nộp tờ khai theo mẫu qui định và xuất trình giấy Chứng minh nhân dân. Trong trường hợp một người cư trú tại phường,xã,thị trấn này, nhưng đăng ký kết hôn tại xã,phường,thị trấn khác, thì phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú về tình trạng hôn nhân của người đó. Đối với người đang trong thời hạn công tác, học tập, lao động ờ nước ngoài về nước đăng ký kết hôn, thì phải có xác nhận của Cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự Việt Nam tại GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh 18 SVTH: Nguyễn Thị Kim Biên Nghĩa vụ chung thủy của vợ chồng trong Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam nước sở tại về tình trạng hôn nhân của người đó. Đối với cán bộ, chiến sĩ đang công tác trong lực lượng vũ trang, thì thủ trưởng đơn vị của người đó xác nhận tình trạng hôn nhân. Việc xác nhận tình trạng hôn nhân nói trên có thể xác nhận trực tiếp vào Tờ khai đăng ký kết hôn hoặc bằng giấy xác nhận tình trạng hôn nhân. Việc xác nhận tình trạng hôn nhân có giá trị từ 6 tháng, kể từ ngày xác nhận(7). Nếu quá thời hạn này mà các bên không thực hiện việc đăng kí kết hôn thì sau này nếu muốn thực hiện đăng kí kết hôn của mình thì các bên sẽ phải xác định lại tình trạng hôn nhân của mình. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú của một trong hai bên kết hôn là cơ quan đăng kí kết hôn. Cơ quan đại diện ngoại giao; cơ quan lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài là cơ quan đăng kí kết hôn giữa công dân Việt Nam với nhau ở nước ngoài. Ví dụ: Anh Phạm Đình Minh và chị Nguyễn Phương Uyên cùng cư trú ở một xã thì khi đăng kí kết hôn chỉ cần nộp một tờ khai đăng kí kết hôn và giấy chứng minh nhân dân của hai người. Còn trong trường hợp anh Minh và chị Uyên cư trú ở hai xã khác nhau và có nguyện vọng đăng kí kết hôn tại xã của anh Minh thì ngoài tờ khai của anh Minh còn phải nộp thêm tờ khai của chị Uyên có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã nơi chị Uyên cư trú và giấy chứng minh nhân dân của hai người tại Ủy ban nhân dân xã nơi anh Minh cư trú để cơ quan có thẩm quyền xem xét hồ sơ và đăng kí kết hôn cho anh Minh và chị Uyên nếu thỏa điều kiện kết hôn do luật định. Ngoài ra, tại điểm II.2.d trong thông số 01/2008/TT_BTP hướng dẫn thực hiện một số qui định của Nghị định 158/2005/NĐ-CP ngày 17/12/2005 của chính phủ về quản lý hộ tịch hướng dẫn xác định tình trạng hôn nhân như sau: “Đối với những người đã qua nhiều nơi cư trú khác nhau (kể cả thời gian cư trú ở nước ngoài), mà Ủy ban nhân dân cấp xã,nơi xác nhận tình trạng hôn nhân không rõ về tình trạng hôn nhân của họ ở những nơi đó, thì yêu cầu đương sự viết bản cam đoan về tình trạng hôn nhân của mình trong thời gian trước khi về nơi cư trú tại địa phương và chịu trách nhiệm về việc cam đoan”. _______________ 7 Xem: khoản 1, Điều 158/2005/NĐ-CP ngày 17/12/2005 GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh 19 SVTH: Nguyễn Thị Kim Biên Nghĩa vụ chung thủy của vợ chồng trong Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam Cùng với qui định trên,ngày 06/06/2006 Bộ tư pháp đã có công văn số 2488/BTP-HCTP hướng dẫn thực hiện Nghị định số 158/2005/NĐ-CP nêu trên. Theo đó,tại điểm 9 có quy định xác định tình trạng hôn nhân trong hồ sơ đăng kí kết hôn của những người đã cư trú tại nhiều địa phương khác nhau(kể cả cư trú ở nước ngoài) như sau: “ Trong trường hợp một người đã qua nhiều cư trú khác nhau (kể cả thời gian cư trú ở nước ngoài) như sau: “Trong trường hợp một người đã qua nhiều nơi cư trú khác nhau (kể cả cư trú ở nước ngoài), thì khi đăng kí kết hôn,ngoài việc xác nhận tình trạng hôn nhân của nơi cư trú hiện tại, đương sự phải viết tờ cam kết và chịu trách nhiệm về cam kết của mình về tình trạng hôn nhân trong thời gian trước đó”. Như vậy quy định của pháp luật đã thể hiện hết sức rõ ràng, khi xin xác nhận tình trạng hôn nhân, Ủy ban nhân dân xã, phường nơi cư trú hiện tại chỉ cần xác nhận về tình trạng hôn nhân của người xin xác nhận từ khi cư trú hiện tại Ủy ban nhân dân xã phường đó, còn vào giai đoạn trước khi họ cư trú tại địa phương, họ cần phải cam kết về tình trạng hôn nhân và chịu trách nhiệm về cam kết của mình. Ủy ban nhân dân xã phường không cần thiết yêu cầu người xin xác nhận phải cung cấp xác nhận về tình trạng hôn nhân của họ vào thời gian trước khi họ cư trú tại địa phương. Để việc kết hôn phù hợp với các qui định của pháp luật, cơ quan đăng kí kết hôn sau khi nhận hồ sơ đăng kí kết hôn của hai bên kết hôn phải tiến hành điều tra, xác minh về vấn đề mà hai bên nam nữ đã khai. Nếu như điều mà các bên nam nữ đã khai là đúng sự thật và phù hợp với các điều kiện kết hôn thì cơ quan đăng kí kết hôn tiến hành đăng kí kết hôn và ghi vào sổ kết hôn cho họ theo đúng nghi thức do pháp luật qui định. Khi việc đăng kí kết hôn đã được đăng kí tại cơ quan đăng kí kết hôn và ghi vào sổ kết hôn thì giữa các bên nam nữ phát sinh quan hệ hôn nhân. Như vậy, khi cơ quan đăng kí kết hôn tiến hành việc đăng kí việc kết hôn cho các bên nam nữ là sự liên kết pháp lý làm phát sinh quan hệ hôn nhân. Điều đó cũng có nghĩa là giữa các bên nam nữ đã phát sinh các quyền và nghĩa vụ của vợ chồng theo luật định trong đó có nghĩa vụ chung thủy của vợ và chồng. Như vậy việc xác nhận GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh 20 SVTH: Nguyễn Thị Kim Biên Nghĩa vụ chung thủy của vợ chồng trong Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam tình trạng hôn nhân đối với những người: độc thân,những người đã ly hôn, những trường hợp chấm dứt quan hệ hôn nhân do cái chết sinh học và do tòa án tuyên bố đã chết trở về mà người vợ (chồng) của họ đã kết hôn với một người khác, với trường hợp trên thì giấy xác nhận tình trạng hôn nhân tạo cơ sở cho việc bảo vệ quyền lợi của người nam và nữ sau khi kết hôn. Sự kết hôn hợp pháp khi đáp ứng đầy đủ các qui định của pháp luật về kết hôn thì khi đó quyền của vợ và chồng được bảo vệ trên cơ bản về mặt pháp lý. 2.1.2 Chung sống nhƣ vợ chồng đƣợc pháp luật công nhận Đây là một trường hợp đặc biệt mà pháp luật thưà nhận nam nữ lấy nhau tuy không đăng kí kết hôn nhưng vẫn chung sống trong quan hệ vợ chồng. Thông thường trong trường hợp nam nữ chung sống như vợ chồng mà không đăng kí kết hôn thì pháp luật không công nhận họ là vợ chồng. Vấn đề nảy sinh là cách xác định tình trạng hôn nhân đối với những người không đăng kí kết hôn mà sống chung với nhau như vợ chồng, như vậy để giải quyết được vấn đề này thì phải xác định được thời điểm nam nữ chung sống và việc chung sống này có phù hợp với pháp luật của việc chung sống được pháp luật chung sống hay không công nhận quan hệ vợ chồng giữa họ. Và từ đó cũng có thể xác định tình trạng hôn nhân của họ. Theo thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày 03/01/2001 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ tư pháp hướng dẫn thi hành Nghị quyết 35/2000/QH10 thì trường hợp được coi là nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng, nếu họ có đủ điều kiện để kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 và một trong các trường hợp sau đây: - Có tổ chức lễ cưới khi về chung sống với nhau; - Việc họ về chung sống với nhau được gia đình (một bên hoặc cả hai bên) chấp nhận; - Việc họ về chung sống với nhau được người khác hay tổ chức chứng kiến; - Họ thực sự có chung sống với nhau, chăm sóc, giúp đỡ nhau,cùng nhau xây dựng gia đình. GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh 21 SVTH: Nguyễn Thị Kim Biên Nghĩa vụ chung thủy của vợ chồng trong Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam Trên tinh thần của thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT - TANDTC - VKSNDTC BTP ngày 03/01/2001 định nghĩa chung sống như vợ chồng thì việc xác định thời điểm chung sống như vợ chồng như sau, theo Nghị quyết số 35/2000/QH ngày 09/06/2000 thì: Trường hợp thứ nhất: Nam nữ tuy có đủ điều kiện kết hôn nhưng không đăng kí kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng trước ngày 03/01/1987 (ngày Luật hôn nhân và gia đình 1986 có hiệu lực) thì pháp luật công nhận là vợ chồng (hay gọi là hôn nhân thực tế). Những người này có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng đối với nhau theo qui định của pháp luật giống như những người kết hôn hợp pháp. Điều này đồng nghĩa với việc họ cũng không được kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác khi quan hệ hôn nhân đang tồn tại. Trường hợp thứ hai: Nam nữ tuy có đủ điều kiện kết hôn nhưng không đăng kí kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 mà chung sống với nhau như vợ chồng từ ngày 03/01/1987 đến ngày 01 tháng 01 năm 2001 thì có nghĩa vụ đăng kí kết hôn trong thời hạn hai năm, kể từ ngày Luật hôn nhân và gia đình có hiệu lực cho đến ngày 01 tháng 01 năm 2003. Trong thời hạn hai năm này nếu họ đi đăng kí kết hôn thì họ cũng sẽ có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ giữa vợ chồng đối với nhau về mặt pháp lý tương tự như trường hợp thứ nhất vừa được đề cập. Trong thời hạn này mà họ không đăng ký kết hôn, nhưng có yêu cầu ly hôn thì Tòa án áp dụng các quy định về ly hôn của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 để giải quyết. Theo cách hiểu của người viết thì trường hợp theo thời hạn hai năm từ ngày 01/01/2000 đến ngày 01/01/2003 thì nếu họ không đi đăng kí kết hôn trong trường hợp hai năm đó thì trong thời hạn hai năm đó họ vẫn được pháp luật xem là vợ chồng, như vậy thì quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng vẫn được đặt ra đối với họ, cũng như nghĩa vụ chung thủy được đặt ra về mặt pháp lý. Đồng thời trong thời hạn này người vợ hoặc người chồng cũng không được kết hôn hay chung sống như vợ chồng với người khác. 2.2 Nội dung của nghĩa vụ chung thủy Nghĩa vụ và quyền thể hiện mối quan hệ tình cảm giữa vợ và chồng - Điều 18 của GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh 22 SVTH: Nguyễn Thị Kim Biên Nghĩa vụ chung thủy của vợ chồng trong Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định: “ Vợ chồng chung thủy, yêu thương ,quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ lẫn nhau, cùng xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và bền vững”. Điều 19 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 cũng có quy định: “ Vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình” ở Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 có thêm khoản 2 quy định cụ thể nghĩa vụ của vợ chồng: “Vợ chồng có nghĩa vụ sống chung với nhau, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc do yêu cầu của nghề nghiệp, công tác, học tập, tham gia các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và lý do chính đáng khác”. Vợ chồng có nghĩa vụ yêu thương, chung thủy với nhau. Tuy nhiên pháp luật không định nghĩa cụm từ: “chung thủy” là như thế nào? Nhưng quan điểm của người viết hiểu theo tinh thần của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định thì nghĩa vụ chung thủy này là những hành vi mà người chồng (vợ) phải thực hiện thể hiện trách nhiệm của mình nhằm thể hiện tình cảm trước sau như một về cả mặt tình cảm, tình dục và tâm lý chỉ với người vợ hoặc người chồng của mình mà thôi nhằm thực hiện thể hiện trách nhiệm đối với gia đình. Để góp phần xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ hạnh phúc và bền vững. Bên cạnh mang lại sự tin tưởng của vợ và chồng đối với nhau tạo không khí gia đình hạnh phúc, ấm áp cho người vợ (chồng) mình, đồng thời xây dựng nên một bức tường vững chắc góp phần làm giảm sự vi phạm nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng cũng như phòng tránh căn bệnh thế kỉ AIDS mà một trong những nguyên nhân là do vi phạm nghĩa vụ chung thủy. Với mục đích của hôn nhân dưới chế độ xã hội chủ nghĩa là xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững và để đạt được mục đích đó thì điều cơ bản là hai người trong quan hệ hôn nhân phải yêu thương nhau, chung thủy với nhau, quý trọng nhau, chăm sóc giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Cơ sở xác lập quan hệ vợ chồng cũng có thể xuất phát từ tình yêu giữa nam và nữ họ yêu thương nhau, hiểu nhau và thông cảm cho nhau và khi họ quyết định xác lập quan hệ hôn nhân và trở thành vợ chồng của nhau khi đó tình cảm yêu thương đó vẫn GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh 23 SVTH: Nguyễn Thị Kim Biên Nghĩa vụ chung thủy của vợ chồng trong Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam được duy trì trong suốt thời kì hôn nhân. Đó không chỉ đòi hỏi về pháp luật mà còn là yêu cầu của đạo đức. Sự xuất phát từ tình yêu thương ấy mà vợ chồng giữ lòng chung thủy với nhau, tình cảm của họ trước sau như một. Yêu thương không phải là điều kiện đủ của chung thủy bởi tho F.Engesl: “ bản chất của tình yêu là không thể chia sẻ”, thế nhưng trong quan hệ đạo đức Việt Nam thì yêu thương không phải là điều kiện cần của chung thủy vì nếu như không còn yêu thương nhau thì vợ chồng vẫn có thể chung thủy đối với nhau. Chính hai yếu tố yêu thương và chung thủy đã giúp cho vợ chồng chung sống hạnh phúc và la cơ sở duy trì quan hệ hôn nhân bền vững. Bên cạnh đó quy định về nghĩa vụ chung thủy của vợ chồng thể hiện quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong mối quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng, vì pháp luật quy định đây là nghĩa vụ của cả vợ và chồng mà không phải là nghĩa vụ riêng của vợ hoặc của chồng như quan niệm trong thời phong kiến nữa. Nghĩa vụ này được pháp luật quy định và xem như là một trách nhiệm của vợ chồng đối với nhau theo quan niệm về mặt đạo đức. Sự quy định của pháp luật nhằm đảm bảo quyền bình đẳng giữa vợ, chồng trong các quan hệ nhân thân, đồng thời ngăn chặn vợ chồng có quan hệ nam-nữ bất chính bảo vệ hạnh phúc gia đình. 2.3 Giới hạn của nghĩa vụ chung thủy và sự vi phạm nghĩa vụ chung thủy Dẫu sao sự không chung thủy không nhất thiết phải gắn tới mối quan hệ xác thịt. Nếu coi thái độ không chung thủy như là sự thách thức, sự coi thường đối với lòng tin, lòng tận tụy trong quan hệ hỗ tương, thì việc một người công nhiên yêu một người khác (dù không có quan hệ xác thịt) trong khi vợ (chồng) mình vẫn hết lòng với mình, với gia đình, cũng có thể là biểu hiện của sự không chung thủy. Với quy định của luật xuất phát từ nguyên tắc mệnh lệnh bắt buộc thì vợ chồng không thể thỏa thuận về việc giới hạn nghĩa vụ yêu thương và chung thủy (đúng hơn là giới hạn của nghĩa vụ chung thủy), nói rõ hơn, vợ chồng không được phép giao kết rằng mỗi người đều có quyền tự do quan hệ xác thịt với người khác, tự do yêu thương người khác không phải chồng hoặc vợ mình. Luật hiện hành không có quy định cụ thể GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh 24 SVTH: Nguyễn Thị Kim Biên Nghĩa vụ chung thủy của vợ chồng trong Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam ở điểm này, nhưng chắc chắn, tất cả những thỏa thuận cho phép vợ, chồng quan hệ xác thịt, yêu thương bừa bãi đều vô hiệu do trái với đạo đức xã hội. Tình yêu thương của vợ chồng không giống như tình yêu thương giữa cha mẹ và con, những người có quan hệ huyết thống nói chung, cũng như giữa những người bạn, những người đồng nghiệp. Đó là tình cảm gắn bó giữa hai con người khác giới trong cuộc sống chung. Yêu thương là điều kiện đủ của chung thủy bởi theo F.Engels, “Bản chất của tình yêu là không thể chia sẻ”. Thế nhưng trong quan niệm về đạo đức Việt Nam yêu thương không phải là điều kiện cần của chung thủy vì cũng có thể nói: nếu như không còn yêu thương nhau, vợ chồng vẫn có thể chung thủy đối với nhau. Hơn nữa không thể áp đặt nghĩa vụ yêu thương đối với vợ chồng (nghĩa là không thể buộc người vợ phải yêu thương người chồng và ngược lại), nhưng hoàn toàn có cơ sở để áp đặt nghĩa vụ chung thủy (nghĩa là buộc người vợ không được phản bội người chồng và ngược lại), ta sẽ thấy không thể có sự áp đặt nghĩa vụ chung thủy mang tính chất như một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, trong khung cảnh luật và đạo đức hiện nay. Luật không định nghĩa cụm từ chung thủy, vây có nghĩa rằng cũng không có khái niệm pháp lý về sự không chung thủy. Ở điểm này thì tục lệ phải can thiệp. Có thể dễ dàng chấp nhận rằng hành vi ngoại tình là biểu hiện của sự không chung thủy. Theo Đại từ điển tiếng Việt, Ngoại tình có nghĩa là có quan hệ yêu đương bất chính khi đã có vợ hoặc chồng. Có các dạng ngoại tình như ngoại tình trong tư tưởng, ngoại tình có mối quan hệ xác thịt với một người khác ngoài chồng hoặc vợ. Nhưng tùy vào trường hợp mà xét rằng những hành vi ngoại tình đó có vi phạm nghĩa vụ chung thủy hay không. Vấn đề ngoại tình và vi phạm nghĩa vụ chung thủy chỉ đặt ra khi 1 hoặc cả 2 bên đã có quan hệ hôn nhân hợp pháp mà có quan hệ với một người khác. Nếu đã ly dị, hoặc quan hệ hôn nhân không hợp pháp, vấn đề này sẽ không được đặt ra. Tuy nhiên, nếu thuộc trường hợp quy định tại điểm 1 Điều 10 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 cần chú ý: Nếu thuộc trường hợp cán bộ và bộ đội miền Nam tập kết ra miền Bắc hồi năm GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh 25 SVTH: Nguyễn Thị Kim Biên Nghĩa vụ chung thủy của vợ chồng trong Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam 1954, đã có vợ, có chồng ở miền Nam mà lấy vợ, lấy chồng ở miền Bắc thì vẫn xử lý theo Thông tư số 60/TATC ngày 22/02/1978 của Tòa án nhân dân tối cao về hướng dẫn giải quyết các trường hợp cán bộ, bộ đội trong Nam tập kết ra Bắc mà lấy vợ, lấy chồng khác(8). Khác với chế độ đa thê thời phong kiến, pháp luật hôn nhân và gia đình xã hội chủ nghĩa ghi nhận và bảo hộ hôn nhân trên cơ sở tự nguyện và một vợ một chồng và đây được xem là nguyên tắc chủ đạo trong luật hôn nhân và gia đình Việt Nam. Tuy nhiên do hoàn cảnh đất nước bị chia cắt nên thực tế vẫn tồn tại một số trường hợp hôn nhân một chồng nhiều vợ hay một vợ nhiều chồng và như thế nghĩa vụ chung thủy cũng chưa đảm bảo được thực hiện, và đây được xem là trường hợp ngoại lệ của hôn nhân một vợ một chồng: Trƣờng hợp cán bộ, bộ đội miền Nam tập kết ra Bắc Trải qua các giai đoạn lịch sử đã chứng minh được một cuộc hôn nhân hạnh phúc chỉ khi nam nữ sống thành một đôi, cho đến ngày nay vấn đề này luôn luôn nhận được sự quan tâm và pháp luật bảo hộ. Trong khung cảnh luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000, nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng được thừa nhận là một nguyên tắc cơ bản nhất, được ghi nhận tại khoản 2 Điều 4 và khoản 2 Điều 10 luật hôn nhân và gia đình năm 2000, luật nghiêm cấm những hành vi kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người đang có vợ có chồng và đồng thời cũng đặt ra những chế tài xử lý những vi phạm nhằm bảo vệ hôn nhân hợp pháp. Tuy nhiên, do hoàn cảnh đất nước từng bị chiến tranh, hai miền đất nước bị chia cắt. Nhiều cán bộ, bộ đội miền Nam đã có vợ hoặc có chồng ở miền Nam khi tập kết ra Bắc(năm 1954) lại lấy vợ hoặc chồng khác.Khi đất nước thống nhất (30/04/1975) họ trở về đoàn tụ với gia đình tạo thành một người có hai vợ hoặc hai chồng.Trên nguyên tắc việc có thêm vợ, chồng của họ là vi phạm nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng theo tinh thần chung của các quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình. Trước tình hình đó các nhà làm luật đã đưa _______________ 8 Xem: Tập thể tác giả của tòa án nhân dân tối cao, Các văn bản vể hình sự, dân sự và tố tụng, Tòa án nhân dân tối cao, 1999, tr255-260. GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh 26 SVTH: Nguyễn Thị Kim Biên Nghĩa vụ chung thủy của vợ chồng trong Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam ra các giải pháp cụ thể như sau: - Do đây không phải là ảnh hưởng của chế độ hôn nhân phong kiến mà do hoàn cảnh bị tác động bởi chiến tranh đất nước bị chia cắt vì thế các đương sự rất cần sự quan tâm và được bảo vệ quyền lợi chính đáng và nhất là phụ nữ và trẻ em, nên đây không bị coi là kết hôn trái pháp luật. Vì vậy, khi giải quyết tranh chấp về hôn nhân gia đình của các đối tượng nói trên, các Tòa án nhân dân cần thấy đầy đủ tính chất đặc biệt của loại tranh chấp này. - Cần nhận thấy đây là hậu quả của chiến tranh, một vấn đề xã hội phức tạp, vấn đề hạnh phúc gia đình nhất là của người vợ và con cái. Khi giải quyết phải xem xét một cách thận trọng, thấu tình đạt lý. Phải vận dụng nguyên tắc cơ bản của nguyên tắc hôn nhân và gia đình cho sát với các đặc điểm nói trên, hết sức tránh áp dụng pháp luật một cách máy móc(9). Bên cạnh đó, thông tư 60/TATC ngày 22/02/1987 của hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao còn hướng dẫn các tòa địa phương như sau: “khi giải quyết phải xem xét một cách thận trọng, thấu tình, đạt lí. Tòa án nhân dân trước hết phải giải thích cho các đương sự nhận thức rõ hoàn cảnh đặc biệt của đất nước và tình hình thực tế của gia đình họ, mặc dù không muốn vậy. Do đó mỗi người cần phải suy nghĩ tìm cho mình một giải pháp tốt nhất, ít tổn thất và hợp tình hợp lý nhất. Nếu cả hai người vợ vẫn tha thiết gia đình sum họp thì khuyên họ bàn bạc thu xếp sao cho ổn thỏa”. Chủ trương này tòa án duy trì trong cả trong khung cảnh luật hôn nhân và gia đình năm 2000 (xem nghị quyết số 02 đã dẫn). Vốn bản chất của hôn nhân xuất phát từ tình yêu mà bản chất của tình yêu là không thể chia sẻ được nhưng đây là do điều kiện khách quan mang lại, mà khi đó có thể ảnh hưởng đến quyền lợi của các cặp vợ chồng này, tuy nhiên các nhà làm luật đã dung hòa giữa đạo đức và pháp lý tạo điều kiện cho các đương sự tự thỏa thuận tìm ra các giải pháp tốt nhất cho họ. Nói chung với loại án kiện này, giữa tòa án nhân dân và đương sự trước hết nên _______________ 9 Xem: Thông tư 60/TATC ngày 22/02/1978 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao. GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh 27 SVTH: Nguyễn Thị Kim Biên Nghĩa vụ chung thủy của vợ chồng trong Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam xem xét ở khía cạnh tình cảm vì đây là một vấn đề xã hội phức tạp. Tòa án xem xét giải quyết trên sự thỏa thuận với nhau giữa các đương sự. Như vậy thì giữa các đương sự chẳng hạn như hai người vợ cần có sự thông cảm hoàn cảnh của nhau, nhất là phải suy nghĩ đến quyền lợi của những đứa con. Đối với người chồng, cần phân tích cho họ thấy rõ trách nhiệm của họ trong việc giải quyết gia đình sao cho có nghĩa có tình với cả hai người phụ nữ trong bất kể tình hình nào cũng phải thấy hết trách nhiệm của cha mẹ và quan tâm đầy đủ đến quyền lợi của con cái. Qua thực tế cuộc sống, nếu phát sinh những khó khăn, mâu thuẫn họ không tự giải quyết được, phải đưa lại tòa án thì tòa án sẽ căn cứ vào tình hình cụ thể khi đó để giải quyết. Nếu một trong hai người vợ tự nguyện ly hôn, tòa án sẽ xem xét nếu họ thật sự tự nguyên và kiên quyết xin ly hôn thì tòa giải quyết theo yêu chính đáng của họ, đồng thời giải quyết thỏa đáng vấn đề về con cái, tài sản. Thông tư 60 quy định trường hợp công nhận hôn nhân hợp pháp trên cơ sở xem xét đến hoàn cảnh đặc biệt của chiến tranh, yêu cầu ổn định quan hệ gia đình phù hợp với đạo lý và giải quyết hậu quả đặc biệt của chiến tranh. Vấn đề đặt ra là trường hợp cán bộ, bộ đội đã có quan hệ hôn nhân ở miền Bắc vào miền Nam chiến đấu thì có được công nhận quan hệ hôn nhân mới của họ là hợp pháp theo quy định của thông tư 60 hay không ? Theo người viết thì các đối tượng này không phải là chủ thể thuộc phạm vi điều chỉnh của thông tư 60. Tuy nhiên trong một số trường hợp đặc biệt do hoàn cảnh đặc biệt của chiến tranh và yêu cầu nhiệm vụ công tác mà có cơ sở xem xét giống như quy định tại thông tư 60, thì người viết cũng cho rằng cũng cần công nhận quan hệ hôn nhân mới của họ là hợp pháp (cùng với quan hệ hôn nhân có trước ở miền Bắc). Như vậy trong khung cảnh luật hiện hành vẫn thừa nhận hôn nhân vi phạm nguyên tắc một vợ một chồng, do khách quan mang lại không theo ý chí của các nhà làm luật, nó được ghi nhận là một trường hợp ngoại lệ. Nhưng từ sự công nhận trường hợp ngoại lệ này đôi khi dẫn đến những hậu quả mà bản chất của hôn nhân là không hướng tới, cho nên các nhà làm luật và cả đương sự phải biết dung hòa đạo đức và GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh 28 SVTH: Nguyễn Thị Kim Biên Nghĩa vụ chung thủy của vợ chồng trong Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam pháp lý để dung hòa được tình cảm vợ chồng. Trƣờng hợp xác lập hôn nhân trƣớc ngày 25/03/1977 ở miền Nam Luật hôn nhân và gia đình năm 1959 ra đời, đã đánh dấu một bước phát triển vượt bậc trong công tác lập pháp của Nhà nước ta. Luật hôn nhân và gia đình năm 1959 của nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa chế độ hôn nhân đa thê, đặc trưng cơ bản của hôn nhân lạc hậu chính thức bị đặt ra ngoài vòng pháp luật, nhằm góp phần xây dựng chế độ hôn nhân gia đình xã hội chủ nghĩa, góp phần ổn định xã hội. Tuy nhiên Luật hôn nhân và gia đình được ban hành ở miền Bắc và chỉ có giá trị pháp lý từ vỹ tuyến 17 trở ra, khi đó miền Nam vẫn đang tồn tại chế độ hôn nhân đa thê phong kiến. Xuất phát từ tính cần thiết phải có một đạo Luật quy định một cách cụ thể điều chỉnh quan hệ hôn nhân và gia đình thống nhất trong cả nước. Khi đó Nghị quyết số 76/CP ngày 25/3/1977 của Hội đồng chính phủ công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật áp dụng thống nhất trên cả hai miền Nam Bắc, đây được xem là văn bản đầu tiên đánh dấu cho việc áp dụng pháp luật hôn nhân và gia đình một cách có hệ thống. Vấn đề đặt ra ở miền Nam một người tồn tại hai mối quan hệ hôn nhân được xác lập trước ngày 25/03/1977, thì trong khung cảnh luật hiện đại pháp luật thừa nhận quan hệ hôn nhân sau là hợp pháp do đặc điểm của lịch sử nước ta, vấn đề này được Tòa án nhân dân Tối cao công nhận rằng: “trong trường hợp một người có nhiều vợ trước ngày 13/01/1960 - ngày công bố luật hôn nhân và gia đình năm 1959 -đối với miền Bắc, trước ngày 25/03/1977 - ngày công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật áp dụng thống nhất cả nước - đối với miền Nam và việc kết hôn sau không bị hủy bằng bản án có hiệu lực pháp luật thì tất cả các người vợ đều ở hàng thừa kế thứ nhất của người chồng và ngược lại, người chồng là hàng thừa kế thứ nhất của tất cả các người vợ”(10). Trường hợp kết hôn vi phạm nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng như không bị hủy bằng bản án, quyết định có hiệu lực của Tòa án: Những nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng do hoàn cảnh khách quan đất nước từng bị chiến tranh, được xem là _______________ 10 Xem: Nghị quyết 02/HĐTP ngày 19/10/1990 của Tòa án nhân dân Tối cao GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh 29 SVTH: Nguyễn Thị Kim Biên Nghĩa vụ chung thủy của vợ chồng trong Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam trường hợp ngoại lệ. Trong khung cảnh áp dụng Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, vi phạm nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng cũng được ghi nhận như một trường hợp ngoại lệ, khi mục đích hôn nhân không đạt được, đời sống chung rơi vào tình trạng trầm trọng không thể chung sống mà lại kết hôn với người khác. Dù hôn nhân trước đó được xác lập trên cơ sở những quy định của luật. Câu hỏi đặt ra là: Thế nào là tình trạng hôn nhân “trầm trọng”? Việc xem xét thế nào là tình trạng hôn nhân trầm trọng dựa vào hướng dẫn trong Nghị quyết số 02/2000 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao. Cụ thể, vợ chồng không còn yêu thương nhau, không thực hiện nghĩa vụ đối với nhau, được gia đình, cơ quan nhắc nhở hòa giải nhiều lần. Ngoài ra vợ chồng còn có hành vi ngược đãi, đánh đập nhau, xúc phạm uy tín, nhân phẩm, có biểu hiện ngoại tình. Những hành vi nói trên phải được dẫn đến mục đích hôn nhân không đạt được, tức không có tình nghĩa vợ chồng, không bình đẳng về quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng, không tôn trọng danh dự, uy tín, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, không giúp đỡ tạo điều kiện cho nhau phát triển về mọi mặt. Xuất phát từ những cuộc hôn nhân không hạnh phúc, “tổ ấm” hay “địa ngục trần gian” ,họ muốn thoát khỏi cuộc sống đau khổ từ một cuộc hôn nhân không hạnh phúc. Thực tế khi pháp luật không còn là chỗ dựa để bênh vực cho họ, bất chấp sự vi phạm họ vẫn đi tìm hạnh phúc khác, dù không biết hoặc có thể biết hành vi đó là vi phạm pháp luật. Nhà nước từ khi ban hành luật hôn nhân và gia đình năm 2000 đã dự kiến một khi cuộc sống gia đình rơi vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mà họ kết hôn với người khác, đều được cụ thể qua Điểm D3 Nghị quyết 02/2000 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao: “Nếu khi một người đang có vợ hoặc có chồng, nhưng tình trạng trầm trọng đời sống chung không thể kéo dài mà đã kết hôn với người khác, thì lần kết hôn sau thuộc trường hợp cấm kết hôn quy định tại điểm 1 Điều 10. Tuy nhiên khi có yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật họ đã ly hôn với vợ hoặc chồng của lần kết hôn trước, thì không quyết định hủy việc kết hôn trái pháp luật đối với lần kết hôn sau. Nếu mới phát sinh mâu thuẫn và có yêu cầu Tòa án GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh 30 SVTH: Nguyễn Thị Kim Biên Nghĩa vụ chung thủy của vợ chồng trong Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam giải quyết việc ly hôn thì Tòa án thụ lý vụ án để giải quyết ly hôn theo thủ tục chung” . Có thể đây cũng là một ngoại lệ khi thực hiện nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng, khi cuộc sống chung rơi vào tình trạng trầm trọng, mục đích hôn nhân không thể đạt được mà họ lại kết hôn với người khác. Luật không công nhận lần kết hôn sau là hợp pháp, nhưng cũng không đặt ra chế tài trong phạm vi này. Khi có yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật mà họ đã ly hôn với lần kết hôn trước, thì lần kết hôn sau xem như hợp pháp, mọi hậu quả pháp lý của hôn nhân sau giải quyết theo thủ tục chung của luật hôn nhân và gia đình. Vấn đề là phải xác định rõ cuộc sống vợ chồng mâu thuẫn đến mức độ như thế nào thì mới được pháp luật công nhận là trầm trọng, không thể chung sống được nữa. Một khi chưa thỏa mãn vấn đề này thì không thể áp dụng điều luật này và cho nó là một trường hợp ngoại lệ, ngược lại có thể dẫn tới vi phạm và chịu chế tài trước pháp luật. Như vậy do điều kiện chủ quan hay khách quan, mà nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng có ngoại lệ nhất định của nó và khi áp dụng phải thấu tình đạt lý, hướng tới mục đích chung của hôn nhân nhằm tránh những hậu quả về vật chất và tổn thương về tinh thần. 2.4 Thời điểm phát sinh và chấm dứt nghĩa vụ chung thủy 2.4.1 Thời điểm phát sinh nghĩa vụ chung thủy Thời điểm phát sinh nghĩa vụ chung thủy theo tinh thần của Luật là kể từ khi có “hôn nhân hợp pháp”. Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 không quy định thời điểm phát sinh nghĩa vụ chung thủy, nhưng theo người viết thời điểm phát sinh nghĩa vụ chung thủy có thể hiểu là thời điểm “hôn nhân hợp pháp” bắt đầu, “hôn nhân hợp pháp” là hôn nhân đảm bảo về điều kiện kết hôn và đăng kí kết hôn. Điều kiện kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 như sau: - Nam từ hai mươi tuổi trở lên, nữ từ mười tám tuổi trở lên; - Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định, không bên nào được ép buộc, lừa dối bên nào; không ai được cưỡng ép hoặc cản trở; - Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn quy định tại GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh 31 SVTH: Nguyễn Thị Kim Biên Nghĩa vụ chung thủy của vợ chồng trong Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam Điều 10 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000. Theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định nam nữ kết hôn phải tuân theo các điều kiện như sau đây: - Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên; - Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định - Không bị mất năng lực hành vi dân sự; - Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c khoản 2 Điều 5 của Luật này. Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình và pháp luật về hộ tịch. Việc kết hôn không được đăng kí đúng quy định sẽ không có giá trị pháp lý. Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 cũng quy định: Nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng kí kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Trong trường hợp nam, nữ với nhau như vợ chồng theo quy định tại khoản 1 Điều 14 nhưng sau đó thực hiện việc đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật thì quan hệ hôn nhân được xác định từ thời điểm đăng kí kết hôn. Đây là thời điểm phát sinh nghĩa vụ chung thủy giữa vợ và chồng. Từ khi đăng ký kết hôn thì nam, nữ chính thức là vợ chồng hợp pháp. Bản chất của quan hệ vợ chồng là tình yêu và nghĩa vụ, chính vì vậy trong quan hệ vợ chồng cả hai bên đều mong muốn thể hiện tình yêu và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với nhau, điều đó thể hiện sự chung thủy. Nếu một trong hai bên vợ, chồng hoặc cả hai bên lại thể hiện tình yêu với người khác, thực hiện nghĩa vụ với người khác đó là biểu hiện của sự không chung thủy. Hiện nay pháp luật đã quy định một số chế tài kèm theo khi vợ chồng nghĩa vụ chung thủy. Tóm lại khi đã là vợ chồng thì có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, giúp đỡ nhau công việc trong gia đình. 2.4.2 Chấm dứt nghĩa vụ chung thủy Đồng thời chấm dứt nghĩa vụ chung thủy đó về mặt lý trong các trường hợp: Ly GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh 32 SVTH: Nguyễn Thị Kim Biên Nghĩa vụ chung thủy của vợ chồng trong Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam hôn, một người đã chết bằng cái chết sinh học hay cái chết về mặt pháp lý - chết do tòa án tuyên bố một người đã chết, quan hệ hôn nhân của họ bị hủy bằng một bản án, một quyết định có hiệu lực của tòa án. Trường hợp ly hôn là chấm dứt quan hệ giữa vợ và chồng khi hai người còn sống, có thể việc ly hôn này do một bên yêu cầu hoặc do cả hai bên thuận tình ly hôn, được Tòa án nhân dân công nhân bằng một bản án hoặc quyết định thuận tình ly hôn hay nói một cách khác ly hôn là việc chấm dứt quan hệ giữa vợ chồng về nhân thân và tài sản về mặt pháp lý. Chấm dứt hôn nhân do ly hôn là kết quả của hành vi có ý chí của vợ chồng. Tòa án xem xét yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài. Mục đích hôn nhân không đạt được thì tòa án quyết định cho ly hôn và trong trường hợp vợ (chồng) của một người bị tòa án tuyên bố mất tích xin ly hôn thì Tòa án cũng giải quyết cho ly hôn. Theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 Điều 85 quy đinh như sau: “Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn”, Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 Điều 51 cũng có quy định: “Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn. Cha, mẹ ,người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức không thể, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ”. Điều 55 thuận tình ly hôn “Trong trường hợp vợ, chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn”. Như vậy quan hệ giữa vợ chồng chấm dứt bằng con đường ly hôn được tính từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, kể từ ngày vợ chồng đã ly hôn có quyền kết hôn với người khác. Điều 57 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 có quy định như sau: GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh 33 SVTH: Nguyễn Thị Kim Biên Nghĩa vụ chung thủy của vợ chồng trong Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam “Quan hệ hôn nhân chấm dứt kể từ ngày bản án, quyết định ly hôn của Tòa án có hiệu lực pháp luật”. Theo đó hôn nhân là sự liên kết đặc biệt giữa một người nam và một người nữ, và tạo thành gia đình, cùng chung sống và chia sẻ. Hôn nhân xác định quan hệ nhân thân giữa hai cá nhân: vợ và chồng. Nếu một trong hai cá nhân là vợ hoặc chồng đó chết điều đó có nghĩa một trong hai chủ thể của quan hệ hôn nhân không còn tồn tại thì quan hệ hôn nhân tất yếu sẽ chấm dứt. Bên cạnh một cái chết sinh học, pháp luật còn quy định cái chết mang tính chất suy đoán. Tuyên bố một người đã chết là việc Tòa án ra quyết định tuyên bố một người đã chết theo yêu cầu của những người có quyển và lợi ích liên quan khi có căn cứ mà pháp luật quy định. Theo Điều 81 của Bộ luật dân sự năm 2005, một người nếu sau ba năm kể từ ngày tuyên bố mất tích của Tòa án có hiệu lực pháp luật, bị mất tích trong chiến tranh, bị tai nạn, thiên tai, thảm họa....mà sau một thời hạn luật định vẫn không có tin tức gì để biết là còn sống, thì tòa án quyết định tuyên bố một người là đã chết. Sau khi tuyên bố của Tòa án có hiệu lực pháp luật, hôn nhân của vợ (chồng) bị tuyên bố chết đương nhiên chấm dứt. Điều 65 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 “Hôn nhân chấm dứt tại thời điểm vợ hoặc chồng chết. Trong trường hợp tòa án tuyên bố là vợ hoặc chồng là đã chết thì thời điểm hôn nhân chấm dứt được xác định theo ngày chết được ghi trong bản án, quyết định của Tòa án”. Như vậy, khi một trong hai bên vợ chồng chết hoặc bị tòa án tuyên bố là đã chết bằng bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, thì một trong hai chủ thể của quan hệ hôn nhân không tồn tại. Khi đó quan hệ hôn nhân sẽ chấm dứt và (vợ) chồng còn sống được phép kết hôn với người khác. Tuy nhiên cần xét đến trường hợp vợ (chồng) là người bị tuyên bố trở về hoặc có tin tức xác thực là người đó còn sống thì theo yêu cầu cuả người đó hoặc người có quyền, lợi ích liên quan, thì Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố là người đó đã chết và khôi phục lại nhân thân cho người đó, khi đó nếu vợ (chồng) người bị tuyên bố chết chưa kết hôn với người khác thì hôn nhân của họ đương nhiên được khôi phục lại, nhưng nếu vợ (chồng) của người đó đã kết hôn với người khác thì quan hệ GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh 34 SVTH: Nguyễn Thị Kim Biên Nghĩa vụ chung thủy của vợ chồng trong Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam hôn nhân sau vẫn có hiệu lực pháp luật Điều 67 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 có đưa ra các quy định cụ thể quan hệ nhân thân, tài sản khi vợ, chồng bị tuyên bố mà đã chết trở về. Như vậy người viết nhận thấy rằng trong trường hợp một người tuyên bố đã chết trở về thì quan hệ nhân thân của họ sẽ được khôi phục, tuy nhiên trong trường hợp người nếu có vợ (chồng) của người đó đã xác lập quan hệ hôn nhân hợp pháp với một người khác thì quan hệ hôn nhân giữa người bị Tòa án tuyên bố chết trở về sẽ không được khôi phục. Và trong trường hợp đó do quan hệ hôn nhân của họ không còn tồn tại như vậy nữa như vậy nghĩa vụ chung thủy của vợ (chồng) sẽ không được đặt ra trong trường hợp này. Mà chỉ ràng buộc nghĩa vụ này về mặt pháp lý đối với quan hệ hôn nhân xác lập sau nhằm xây dựng gia đình bền vững. Tóm lại, khi vợ (chồng) đã ly hôn hoặc một trong hai bên vợ (chồng) đã chết đối với cái chết sinh học, trường hợp vợ (chồng) của người bị tuyên bố đã chết trở về mà vợ (chồng) của người tuyên bố đã chết trở về đó đã kết hôn hợp pháp với người khác thì những trường hợp vừa nêu trên quan hệ vợ chồng của họ chấm dứt theo qui định của pháp luật, khi đó họ có quyền kết hôn với người khác. Điều này được ghi nhận trong việc xác định tình trạng hôn nhân khi đăng kí kết hôn, theo quy định tại Điều 67 Nghị định 158/2005/NĐ-CP; “Trong trường hợp người yêu cầu cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân đã có vợ, có chồng nhưng đã ly hôn hoặc người kia đã chết, thì phải xuất trình trích lục bản án, quyết định đã có hiệu lực của pháp luật của Tòa án về việc ly hôn hoặc bản sao giấy chứng từ”. Nghĩa vụ chung thủy chỉ tồn tại khi quan hệ hôn nhân còn tồn tại. 2.5 Chế tài vi phạm nghĩa vụ chung thủy 2.5.1 Chế tài hành chính Theo Nghị định 110/2013 về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã tại khoản 1 Điều 48 quy định hành vi vi phạm quy định về cấm kết hôn, vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng; vi phạm quy định về ly hôn thì phạt tiền từ 1.000.000 đến 3.000.000 đồng một trong các hành vi sau: GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh 35 SVTH: Nguyễn Thị Kim Biên Nghĩa vụ chung thủy của vợ chồng trong Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam a) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ; b) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác; c) Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ; Như vậy theo quy định nêu trên thì những người đang có vợ hoặc đang có chồngtức việc kết hôn của họ là hợp pháp được pháp luật công nhận mà khi đó quan hệ hôn nhân của họ chưa chấm dứt bởi các trường hợp ly hôn, một người đã chết bằng cái chết sinh học hay cái chết về mặt pháp lý -chết do tòa án tuyên bố một người đã chết hoặc quan hệ hôn nhân của họ chưa bị hủy bằng một bản án, quyết định hiệu lực bằng một bản án. Mà khi đó họ lại kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác ngoài cuộc hôn nhân đang tồn tại chính thức, việc kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng đó chưa gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tiền 1.000.000 đến 3.000.000 đồng. Khoản 2 Điều 48 cũng có quy định phạt tiền từ 10.000.000 đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng việc ly hôn để vi phạm chính sách ,pháp luật về dân số hoặc để trốn tránh nghĩa vụ tài sản. Qua đó người viết nhận thấy rằng pháp luật quy định sự chế tài nhằm điều chỉnh những hành vi của người cố ý vi phạm một cách triệt để như ngoài xử lý hành vi của những người kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với một người khác ngoài vợ (chồng) mình, thì chính bản thân người đã kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đó đã có vợ (chồng) và việc chung sống đó là họ biết rõ người mình sẽ và sắp kết hôn hoặc chung sống với bản thân họ, người đó đã có gia đình, nhưng họ vẫn cố tình kết hôn và chung sống như vợ chồng với người đó. Việc chung sống này vẫn chưa gây ra hậu quả nghiêm trọng, thì cả hai người này bị chế tài hành chính về hành vi vi phạm của mình. Bên cạnh việc áp dụng hình thức xử phạt hành chính bằng tiền như trình bày thì người có hành vi vi phạm còn bị áp dụng hình thức phạt bổ sung và biện pháp khác như buộc chấm dứt hôn nhân trái pháp luật đó. GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh 36 SVTH: Nguyễn Thị Kim Biên Nghĩa vụ chung thủy của vợ chồng trong Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam 2.5.2 Chế tài hình sự Điều 147 Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định về tội vi phạm nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng. Đây là biện pháp nghiêm khắc điều chỉnh hành vi vi phạm nghĩa vụ chung thủy của vợ chồng. Tại khoản 1, người nào đang có vợ có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mình biết rõ là đang có vợ có chồng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử lý vi hành chính về hành vi này mà còn vi phạm,thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm, là tội phạm ít nghiêm trọng. Khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội theo khoản 1 Điều 147 (BLHS năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009) nếu người phạm tội chưa gây hậu quả nghiêm trọng và có nhiều tình tiết giảm nhẹ, không có tình tiết tăng nặng thì tòa án có thể áp dụng biện pháp cảnh cáo. Chỉ áp dụng hình phạt tù, nếu đã bị xử phạt hành chính, vừa gây hậu quả nghiêm trọng, có nhiều tình tiết tăng nặng, không hoặc có ít tình tiết giảm nhẹ. Khoản 2, trong trường hợp người phạm tội chưa bị xử phạt vi phạm hành chính, chưa gây hậu quả nghiêm trọng nhưng đã bị tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ hôn nhân một vợ một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. Tuy nhiên, khi xử phạt tòa án cũng xem xét nếu người phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ, không có tình tiết tăng nặng thì tòa án có thể áp dụng bộ luật hình sự dưới 6 tháng hoặc chuyển sang cải tạo không giam giữ, nếu người phạm tội có nhiều tình tiết tăng nặng không có tình tiết giảm nhẹ thì hình phạt đến 3 năm tù (mức cao nhất của khung hình phạt). Như vậy tội vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng là hành vi của người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có vợ, có chồng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử lý vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm. Điều luật quy định vi phạm chế độ GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh 37 SVTH: Nguyễn Thị Kim Biên Nghĩa vụ chung thủy của vợ chồng trong Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam hôn nhân một vợ và hành vi vi phạm chế độ hôn nhân một chồng. Nhưng không vì thế mà cho rằng nếu người phạm tội có hành vi vi phạm chế độ một vợ một chồng thì định tội là: vi phạm chế độ một vợ một chồng, vì dù chỉ hành vi vi phạm chế độ một vợ (đang có vợ mà kết hôn với người khác) thì cũng là hành vi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng. Chế độ một vợ một chồng là nguyên tắc của hôn nhân tiến bộ. Tội vi phạm chế độ một vợ một chồng quy định tại Điều 147 Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 là tội được quy định tại Điều 144 Bộ luật hình sự 1985, nhưng tại Điều 147 của Bộ luật hình sự năm 1999 có sửa đổi bổ sung nhiều so với Điều 144 của Bộ luật hình sự năm 1985, đặc biệt là quy định thêm tình tiết yếu tố định tội và ranh giới với hành vi vi phạm. Các dấu hiệu về chủ thể của tội phạm: cũng như các chủ thể của tội phạm khác thì chủ thể của tội vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng cũng phải đảm bảo các yếu tố cần và đủ nhu về độ tuổi là từ 16 tuổi trở lên ( vì tội này là tội phạm ít nghiêm trọng), năng lực chịu trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 12, 13 của Bộ luật hình sự 1999 ( sửa đổi bổ sung năm 2009). Người phạm tội phải là người đang có vợ có chồng hoặc một trong hai người phải là người có vợ hoặc đang có chồng. Như vậy nếu trong trường hợp những người chung sống như vợ chồng trái pháp luật mà họ còn chung sống với nhiều người khác nữa thì họ sẽ không thuộc sự điều chỉnh của luật trog trường hợp này, vậy trường hợp này giống như tình trạng đa thê hoặc đa phu gây ảnh hưởng trật tự xã hội theo cách hiểu thông thường, tuy nhiên không hiểu theo định nghĩa của luật về trường hợp này vì đa thê hay đa phu có thể họ được một cách hợp pháp kết hôn ( được pháp luật công nhận) cho họ có nhiều vợ hoặc nhiều chồng. Hậu quả của tội phạm này là hậu quả nghiêm trọng, nếu hậu quả gây ra chưa nghiêm trọng mà người phạm tội cũng chưa bị xử phạt hành chính về hành vi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng thì cũng chưa cấu thành tội phạm này. Hậu quả nghiêm trọng do hành vi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng gây ra là những thiệt hại như: Người vợ hoặc người chồng hợp pháp phải bỏ việc, phải tốn kém tiền của để lo giải quyết, hàn gắn quan hệ vợ chồng hoặc do quá uất ức với hành GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh 38 SVTH: Nguyễn Thị Kim Biên Nghĩa vụ chung thủy của vợ chồng trong Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam vi vi phạm của người chồng hoặc người vợ mà sinh ra bệnh tật, tự sát, con cái phải nheo nhóc bỏ học đi lang thang. Hoặc do hành vi vi phạm chế độ hôn nhân “một vợ một chồng” mà người vợ hoặc người chồng còn lại dẫn đến hành vi phạm tội khác như giết người, cố ý gây thương tích, gây rối trật tự công cộng, hủy hoại hoặc cố ý là hư hỏng tài sản của họ hoặc của người thân họ, hoặc xảy ra các cuộc đánh ghen thường xuyên. Hậu quả nghiêm trọng có thể là dấu hiệu cấu thành tội phạm độc lập, nhưng có thể chưa cấu thành tội phạm nào. Có thể có nhiều ý kiến khác nhau về hậu quả nghiêm trọng của hành vi vi phạm nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng, nhưng qua thực tiễn xét xử có thể coi hậu quả nghiêm trọng do hành vi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng gây ra những trường hợp sau: - Gây chết người (kể cả người chết do hành vi giết người) - Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác có tỉ lệ thương tật từ 21% trở lên - Gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ 50.000.000 trở lên - Gây dư luận xấu về các mặt văn hóa, xã hội, ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự, quản lý xã hội, quản lý nhà nước. Điều luật chỉ quy định gây hậu quả nghiêm trọng mà không quy định gây hậu quả rất nghiêm trọng hay đặc biệt nghiêm trọng như không vì thế mà cho rằng nếu vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng thì chưa cấu thành tội phạm. Như vậy thì hậu quả vừa là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm vừa không phải là dấu hiệu bắt buộc. Nếu người phạm tội đã bị xử phạt hành chính thì hậu quả không phải bắt buộc, nhưng nếu người phạm tội chưa bị xử phạt hành chính thì hậu quả nghiêm trọng là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm của loại tội phạm này. Các dấu hiệu về mặt chủ quan của tội phạm: Người phạm tội thực hiện hành vi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng là do cố ý - tức người phạm tội nhận thức rõ việc kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác là hành vi vi phạm chế GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh 39 SVTH: Nguyễn Thị Kim Biên Nghĩa vụ chung thủy của vợ chồng trong Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam độ hôn nhân một vợ một chồng, thấy rõ được hậu quả nghiêm trọng nhất định xảy ra và có thể xảy ra, mong muốn cho hậu quả đó xảy ra hoặc bỏ mặt cho hậu quả đó xảy ra. Đối với tội vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng người phạm tội thường bỏ mặt cho hậu quả nghiêm trọng xảy ra, miễn là được chung sống như vợ chồng với nhau là được. GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh 40 SVTH: Nguyễn Thị Kim Biên Nghĩa vụ chung thủy của vợ chồng trong Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam CHƢƠNG 3 THỰC TIỄN VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VIỆC THỰC HIỆN NGHĨA VỤ CHUNG THỦY CỦA VỢ CHỒNG TRONG LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM 3.1 Thực tiễn, nguyên nhân, hậu quả của sự vi phạm nghĩa vụ chung thủy của vợ chồng Đạo đức gia đình là toàn bộ những quan niệm về giá trị và quy phạm về hành vi của con người trong vấn đề hôn nhân và gia đình. Mọi cử chỉ, hành vi, thái độ của mỗi người về hôn nhân và gia đình vừa thể bản chất đạo đức cá nhân, vừa cho biết bản chất đạo đức của mối quan hệ trong gia đình. Sự hình thành đạo đức gia đình không chỉ dựa trên những quy định của pháp luật, của phong tục tập quán và truyền thống dân tộc, mà còn dựa trên niềm tin và dư luận xã hội. Ngày nay, mối quan hệ vợ chồng trong xã hội đã có sự biến đổi sâu sắc. Khi khái niệm hôn nhân đánh mất dần giá trị “thiêng liêng” của nó thì cũng là lúc xu hướng tự do trong tình yêu lên ngôi mạnh mẽ. Rời bỏ các quy tắc truyền thống, ngoại tình giờ đây đang ngày càng trở nên phổ biến hơn. Trong xã hội ngày nay, hiện tượng ngoại tình không còn bị lên án khắt khe như trước đây nữa. Bơi thế, đó không còn là nguyên nhân chính dẫn tới sự ly hôn. Hơn nữa, sự khác biệt trong việc phán xét giữa hành vi ngoại tình của người đàn ông với người phụ nữ cũng giảm nhẹ. Trước kia, phụ nữ ngoại tình bị coi là một lỗi lầm nặng nề, nhiệm vụ của họ là chăm sóc gia đình và chồng con nên sẽ là vô cùng xấu xa, tội lỗi nếu họ có nguy cơ vướng vào một mối quan hệ với người đàn ông khác. Nhưng hiện nay, thực tế đã thay đổi với sự ra đời của các biện pháp tránh thai trong quan hệ tình dục, khiến tỉ lệ ngoại tình tăng cao không riêng gì giới nào. Tuy vậy, đối với nhiều nền văn hóa mang nặng tính truyền thống, họ vẫn có những hình phạt dành cho tội ngoại tình, đặc biệt là với phụ nữ. Ngoại tình có thể là sự vi phạm nghĩa vụ chung thủy ở Điều 18 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 trong khi đó trên thực tế pháp luật không hề điều chỉnh tình trạng này khi chưa đến mức độ đáp ứng GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh 41 SVTH: Nguyễn Thị Kim Biên Nghĩa vụ chung thủy của vợ chồng trong Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam đủ điều kiện về vi phạm nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng, dù rằng khả năng dẫn đến ly hôn rất cao. Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Ly hôn do ngoại tình 2164 2982 3799 3531 3660 4188 Tổng số vụ ly hôn 50120 53834 53698 61216 65336 65587 Theo số liệu thống kê của Tòa án nhân dân Tối cao về tỉ lệ ly hôn do nguyên nhân ngoại tình từ năm 2000 đến 2005, số vụ ly hôn do ngoại tình đứng thứ hai sau nguyên nhân mâu thuẫn, đánh đập, bạo hành.(11) Nguyên nhân của sự vi phạm nghĩa vụ chung thủy của vợ chồng lý giải theo góc độ xã hội, ngoại tình là do những biến động trong nền kinh tế thị trường và trong xã hội đang phát triển đã cho hệ thống những chuẩn mực xã hội có nhiều thay đổi. Trong đó, chuẩn mực đạo đức xã hội trong hôn nhân đã có phần giảm bớt, giá trị lớn lao - nhất là về mặt tinh thần của gia đình cũng bị ảnh hưởng ít nhiều. Cộng theo nhiều chương trình giải trí thử thách đam mê, khiến người ta coi trọng tự do cá nhân, sống theo cảm xúc nhất thời, coi nhẹ nền tảng gia đình và không để tâm đến ranh giới chuẩn mực của hôn nhân. Có nhiều yếu tố dẫn đến chồng hay vợ có những mối quan hệ ngoài cuộc hôn nhân chính thức, có thể là do vợ chồng do đặc điểm công việc, họ ít có thời gian củng cố và vun đắp tình cảm vợ chồng - tình cảm gia đình mà từ đó người vợ hoặc người chồng còn lại cảm thấy rằng gia đình không còn là nơi họ có thể xây dựng một mái ấm hạnh phúc được nữa. Hậu quả của sự vi phạm nghĩa vụ chung thủy của vợ chồng: sự vi phạm nghĩa vụ chung thủy của vợ chồng có một ảnh hưởng nhất định đến tình cảm của vợ chồng, làm tổn thương cho người vợ người chồng còn lại, mất đi sự tin tường giữa vợ và chồng vì cảm thấy sự tin tưởng bỗng dưng bị phản bội đồng thời cũng là một trong những nguyên nhân dán tiếp dẫn đến ly thân, ly hôn. Khi sự vi phạm nghĩa vụ chung thủy của _______________ 11 Xem: Nguyễn Thị Tuyết Trinh, Luận văn tốt nghiệp K31, Quyền bình đẳng của vợ chồng trong đời sống gia đình được quy định trong Luật hôn nhân và gia đình hiện hành. GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh 42 SVTH: Nguyễn Thị Kim Biên Nghĩa vụ chung thủy của vợ chồng trong Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam vợ chồng xảy ra bất cứ trong trường hợp nào cũng ảnh hưởng đến tâm lý của nhữngngười thân trong gia đình, trực tiếp và chịu ảnh hưởng lớn nhất vẫn là con cái bên cạnh đó cũng gây ra sự bất ổn về trật tự xã hội. 3.2 Bất cập từ những quy định của pháp luật 3.2.1 Bất cập trong chế tài về xử lý vi phạm hành chính Pháp luât là tiêu chí đánh giá hành vi vi phạm pháp luật hay không vi phạm pháp luật. Song, chính pháp luật chưa hoàn thiện đã làm cho việc thực hiện và áp dụng pháp luật gặp nhiều khó khăn. Có những hành vi ở ranh giới tội và không có tội thì việc áp dụng pháp luật thực hiện ranh giới đó là rất quan trọng và không đơn giản, và đôi khi cách áp dụng cụ thể đó được địa phương này chấp nhận nhưng địa phương khác lại không chấp nhận, hoặc có sự áp dụng không thống nhất giữa các cấp do pháp luật quy định không rõ ràng. Dù biết rằng nguyên tắc pháp chế là thống nhất, song không phải mọi người, mọi nơi, mọi cấp điều có sự nhận định giống nhau. Sự vi phạm nghĩa vụ chung thủy thì rất đa dạng nhưng theo quy định của pháp luật thì chỉ khi nào vi phạm đó bị chế tài hành chính hay hình sự trong trường hợp quan hệ với người khác có đầy đủ các đặc điểm về nội dung của quan hệ vợ chồng, thì không đáp ứng được các đặc điểm về nội dung vừa nêu thì dù có vi phạm nghĩa vụ chung thủy như thế nào đi nữa thì cũng sẽ không bi xử phạt hay chế tài đối với hành vi vi phạm nghĩa vụ chung thủy. Tuy nhiên, hiện nay mức xử phạt vi phạm hành chính đối với trường hợp vi phạm nghĩa vụ chung thủy khi thỏa các điều kiện về nội dung của vi phạm nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng là chưa thỏa đáng Nghị định 110/2013 quy định: “Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đối với các hành vi sau: Đang có vợ có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ có chồng hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ. Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác. Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ”. Vấn đề vi phạm hành chính không phải là chuyện dễ bởi hành vi vi phạm nghĩa vụ chung thủy này là lén lút, rất khó để phát hiện để xử phạt hành chính. Đồng thời nếu GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh 43 SVTH: Nguyễn Thị Kim Biên Nghĩa vụ chung thủy của vợ chồng trong Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam hành vi đó đã đáp ứng được các điều kiện để xử phạt hành chính về hành vi đó của họ thì việc áp dụng mức xử phạt hành chính do pháp luật quy định lại thiếu tính chặt chẽ không đủ sức răng đe. Ví dụ chứng minh: Là một đại gia kếch xù, ở tuổi 50, người đàn ông tên Phùng B, đủ sức cưới thêm 2 cô vợ nữa, dù trước đó anh ta đã có 3 vợ. Mà 5 người vợ đều cưới hỏi đoàn hoàn , ở 5 tỉnh khác nhau và dĩ nhiên cũng ở 5 địa điểm xa nhau. Khi một trong 5 bà vợ của Phùng B phát hiện mình bị lừa, họ làm đơn kiện Phùng B vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng. Phùng B bị ra tòa phải nộp phạt, bồi thường rồi chịu hình phạt cảnh cáo với những lời cam kết, Phùng B cười to với cái chuyện quá nhỏ này. Chia cho người vợ này chút tài sản, Phùng B có cơ hội thoát một người đàn bà, càng dễ bề anh ta đi lấy thêm vợ nữa. Ngay cả khi 4 người vợ khác cùng kiện Phùng B vi phạm Luật hôn nhân và gia đình thì Phùng B vẫn khoát tay đó là chuyện không đáng ngại. Vì kiện xong anh lại có thể đi tìm vợ mới...Phùng B yên tâm rằng: Lấy nhiều vợ một lúc chỉ bị phạt tiền thôi, chứ đâu có đi tù đâu(12). Đây là thái độ không tôn trọng hôn nhân vi phạm nguyên tắc hôn nhân bình đẳng, tiến bộ, biện pháp chế tài không được khả thi từ đó hành vi vi phạm vẫn tiếp diễn và người thực hiện hành vi đó vẫn biết sẽ bị chế tài nhưng họ vẫn chấp nhận. Có thể với nhiều lý do hoặc một trong những lý do đó là người đàn ông trong ví dụ nêu trên thì khi vi phạm nguyên tắc hôn nhân “một vợ một chồng” họ chỉ bị phạt từ 1.000.000 đến 3.000.000 thôi và số tiền này không có gì đáng kể với một đại gia kết xù. 3.2.2 Bất cập trong chế tài hình sự Luật chỉ quy định chỉ có hành vi “kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng” thì mới tạo nên dấu hiệu của tội vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng, còn hành vi ngoại tình - biểu hiện của sự vi phạm nghĩa vụ chung thủy nhưng chưa tới mức vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng thì không bị điều chỉnh, điều này có chăng chỉ là về _______________ 12 Xem: Báo Nguời lao động, Tình yêu - hôn nhân, đa thê thời hiện đại http://nld.com.vn/tinh-yeu-hon-nhan/da-the-thoi-hien-dai-140946.htm[truy cập ngày 20/09/2014] GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh 44 SVTH: Nguyễn Thị Kim Biên Nghĩa vụ chung thủy của vợ chồng trong Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam khía cạnh về các quy phạm xã hội điều chỉnh. Việc ngoại tình phần nhiều là lén lút, họ có thể sống với nhau vài ngày, vài tháng có khi không có tài sản chung, con cái nên rất khó truy cứu truy cứu trách nhiệm hình sự theo dấu hiệu “kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng” mà gây hậu quả nghiêm trọng hay bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác mà còn tái phạm. “Chung sống như vợ chồng là việc người đang có vợ, có chồng chung sống với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà lại chung sống với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ một cách công khai hoặc không công khai mà cùng sinh hoạt như một gia đình, việc chung sống như vợ chồng thường được chứng minh bằng việc có con chung, được hàng xóm và xã hội xung quanh xem như vợ chồng, có tài sản chung đã được cơ quan, đoàn thể giáo dục mà vẫn tiếp tục duy trì quan hệ đó”(13). Chính vì vậy mà các hành vi lăng nhăng, có quan hệ tình dục với nhau, thì luật không coi đó là chung sống như vợ chồng. Pháp luật có quy định là vợ chồng phải có nghĩa vụ chung thủy với nhau nhằm ngăn chặn các mối quan hệ bất chính, bảo vệ hạnh phúc gia đình nhưng khi có sự vi phạm thì không có cơ sở để xử phạt về hành vi vi phạm nếu chưa thỏa điều kiện về nội dung của vi phạm nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng. Có những vụ việc xảy ra trên thực tế hành vi ngoại tình bị bắt tại trận nhưng cơ quan chức năng không thể xử phạt hành chính vì hai người này không có con chung, không có tài sản chung hoặc cơ quan, láng giềng ai cũng biết đó chỉ là chuyện bồ bịch. Như thế thì không thể xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trên và đồng thời cũng không làm tiền đề cho việc truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp đã bị xử lý vi phạm hành chính về hành vi này (nhưng hậu quả chưa nghiêm trọng) mà còn vi phạm. Hiện nay có rất nhiều người vợ hoặc người chồng biết sự phản bội củabạn đời song lại không có bằng chứng cụ thể hoặc không bắt được quả tang quan hệ tình dục của người chồng (vợ) mình nên cơ quan thẩm quyền rất khó can thiệp hay _______________ (13) Xem: Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT - BTP - BCA - TANDTC - VKSNDTC Về việc hướng dẫn áp dụng các quy định tại Chương XV “các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình” của Bộ luật Hình sự năm 1999, Thông tư liên tịch này ban hành ngày 25/09/2001 GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh 45 SVTH: Nguyễn Thị Kim Biên Nghĩa vụ chung thủy của vợ chồng trong Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam có không dám tố cáo với nhà nước các cơ quan có thẩm quyền vì muốn giữ thể diện gia đình. Nhưng phần đông lại không biết rằng hành vi không chung thủy này cũng có chế tài xử lý (nếu có chứng cứ đầy đủ) nên cứ âm thầm chịu đựng. 3.3 Giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật về nghĩa vụ chung thủy của vợ chồng 3.3.1 Tăng mức độ nghiêm khắc của chế tài hành chính khi vi phạm nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng Bên cạnh hình phạt chính là tiền thì cần bổ sung thì cần bổ sung các hành phạt khác, bên cạnh hình phạt bổ sung - buộc chấm dứt quan hệ hôn nhân trái pháp luật chẳng hạn như: Đối với những người làm trong cơ quan, tổ chức thì ngoài hình phạt chính là hình phạt tiền thì cần phải chuyển hồ sơ vi phạm của người đó về cơ quan, tổ chức và yêu cầu cơ quan tổ chức thực hiện biện pháp kỉ luật tùy theo mức độ vi phạm như: chuyển công tác đi nơi khác, hạ bậc lương, cảnh cáo công khai trước toàn thể cơ quan. Còn đối với người lao động tự do thì có thể cảnh cáo rộng rãi tại đia phương mà người đó cư trú. Buộc họ tham gia việc lao đông công ích như: trồng cây xanh, dọn dẹp vệ sinh....những biện pháp bổ sung này cũng tạo được thu hút của dư luận xã hội, đồng thời có tác dụng răng đe bản thân người vi phạm, nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật trong cộng đồng. Ngoài ra, dựa trên nguyên tắc người nào vi phạm mà bị chế tài là phạt tiền thì người đó tự đứng ra chịu trách nhiệm, tức việc nộp tiền phạt đó phải xuất phát từ tài sản riêng của người đó. Trong trường hợp người này không có tài sản riêng hoặc không có đủ tiền từ tài sản riêng của mình để đóng phạt thì chế tài phạt tiền đó chuyển thành các biện pháp khác tăng nặng - tức tăng mức độ của các biện pháp khác lên mức hai ba bốn tương ứng với mức độ của hình phạt chính. Bên cạnh đó cần có cơ chế giám sát về việc chấp hành việc xử phạt của những người vi phạm, và có những cuộc khảo sát đánh giá về các biện pháp xử lý trên có đạt hiệu quả hay không để có sự bổ sung thay đổi hoặc hoàn thiện. Tóm lại thực hiện nghĩa vụ chung thủy là cơ sở để xác định hôn nhân tiến bộ, gia đình hạnh phúc. Do đó các GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh 46 SVTH: Nguyễn Thị Kim Biên Nghĩa vụ chung thủy của vợ chồng trong Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam văn bản hướng dẫn thi hành cần quy định chi tiết về các vấn đề này một cách tương đối, và tuyên truyền để người dân hiểu rõ bằng các biện pháp thiết thực, xây dựng cơ chế bảo vệ cần thiết về mặt xã hội lẫn pháp luật, nhằm bảo vệ những lợi ích chính đáng của các thành viên trong gia đình đặc biệt là phụ nữ và trẻ em. 3.3.2 Tăng chế tài hình sự quy định căn cứ xét mức xử lý Dựa vào quy định về tội vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng tại Điều 147 Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 thì hành vi chung sống hoặc kết hôn của một người vợ hoặc một người chồng hay người chưa có vợ có chồng mà kết hôn chung sống như vợ chồng với người khác mà biết rõ là đang có vợ, có chồng. Hành vi đó chỉ bị xử lý khi gây ra hậu quả nghiêm trọng hoặc “đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm” - Về dấu hiệu xử lý vi phạm hành chính mà còn vi phạm Việc chung sống như vợ chồng về mặt pháp lý, theo Thông tư liên tịch 01 ngày 25/09/2001 của Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Tòa án nhân dân Tối cao, Viện kiểm soát nhân dân Tối cao thì việc chung sống như vợ chồng phải được chứng minh bằng việc có con chung, có tài sung, được hàng xóm và xã hội xung quanh xem như vợ chồng, đã được gia đình, cơ quan, đoàn thể giáo dục mà vẫn tiếp tục duy trì quan hệ đó...là không dễ dàng, và trong nhiều vụ việc người vợ hoặc người chồng biết rõ, bắt tại trận nhưng cơ quan chức năng không thể xử lý hành chính nhưng cơ quan chức năng không thể xử phạt hành chính vì tội vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng vì họ không có con chung, không có tài sản chung, cơ quan, láng giềng ai cũng biết đó cũng chỉ là chuyện bồ bịch. Mà chuyện bồ bịch, pháp luật không có chế tài. Không có dấu hiệu đã bị xử phạt hành chính về hành vi này (vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng) mà còn vi phạm thì không có căn cứ để xử lý hình sự. - Về dấu hiệu gây ra hậu quả nghiêm trọng Theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, nếu việc vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng gây hậu quả nghiêm trọng thì sẽ bị xử phạt hình sự. Điều đáng nói là hậu quả nghiêm trọng ở đây được hiểu theo cách vật chất như làm cho gia đình của một GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh 47 SVTH: Nguyễn Thị Kim Biên Nghĩa vụ chung thủy của vợ chồng trong Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam hoặc hai bên tan vỡ, ly hôn, vợ hoặc chồng, con vì thế mà tự sát. Nhưng về thực chất đó không phải cách hiểu đầy đủ nhất về “hậu quả nghiêm trọng” do hành vi ngoại tình gây ra, mà còn rất nhiều vấn đề khác nữa. Trên thực tế, có rất nhiều gia đình chồng hoặc vợ ngoại tình, tuy không đến nỗi khiến đối phương phải tự sát nhưng sự suy sụp tinh thần dẫn đến bỏ việc, đau buồn, chán đời, đổ bệnh mà chết là có. Nhưng liệu thân nhân của họ có đủ hiểu biết để khởi kiện, và nếu có khởi kiện thì cơ quan nào đều tra, Tòa án nào sẽ đủ kiên nhẫn chứng minh những cái chết đó là do hậu quả của ngoại tình. Như vậy, theo ý kiến của người viết thì cần nhìn nhận ngoại tình như một hành vi bạo lực gia đình ở khía cạnh bao lực tinh thần theo tinh thần của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình. Theo Luật phòng, chống bạo lực gia đình tại khoản 2 Điều 1 quy định “Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình”. Người thực hiện hành vi bạo lực gia đình còn có thể bị xử phạt hành chính theo Nghị định 167/2013/NĐ-CP. Bạo lực gia đình ở khía cạnh bạo lực tinh thần thì người vi phạm có thể bị phạt từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng, ngoài ra người thực hiện hành vi bạo lực có thể bị buộc phải xin lỗi công khai, buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu. Trong trường hợp hành vi bạo lực gia đình của người thực hiện hành vi đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Đồng thời về chế tài hình sự cần quy định thêm căn cứ để xét xử mức xử lý, nếu người vợ hoặc người chồng bị ngoại tình đó tìm đến sự can thiệp của pháp luật và quá trình đều tra là hành vi ngoại tình đó có xảy ra thì khi người vợ hoặc người chồng chứng minh được việc tổn thương sâu sắc về mặt tinh thần do hành vi của người chồng hay người vợ gây ra như: tâm lý nặng nề dẫn đến trầm cảm,sa sút sức khỏe. 3.3.3 Giải pháp về quy định của pháp luật Thứ nhất: Nên xây dựng khái niệm pháp luật cụ thể “về sự chung thủy” cũng như “ vi phạm nghĩa vụ chung thủy” để có thể tương đối như một giới hạn cho sự can thiệp của pháp lý trong việc điều chỉnh, xử lý chế tài vi phạm. Có như vậy mới có thể GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh 48 SVTH: Nguyễn Thị Kim Biên Nghĩa vụ chung thủy của vợ chồng trong Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam phát huy tác dụng một cách tương đối của các chế tài một khi được đặt ra mà không bỏ sot hành vi vi phạm về nghĩa vụ chung thủy của vợ chồng. Đồng thời chế tài nên đặt ra đối với việc vi phạm nghĩa vụ chung thủy của vợ - chồng ngoại tình. Thay vì đợi hành vi này phải thỏa dấu hiệu của hành vi “chung sống với nhau như vợ chồng” mới bị chế tài, vậy tại sao không xem hành vi ngoại tình - hành vi vi phạm nghĩa vụ chung thủy và đặt ra chế tài riêng cho nó. Theo quan điểm của người viết để có thể áp dụng triệt để chế tài đối với hành vi vi phạm nghĩa vụ chung thủy thì chỉ cần xác định là có quan hệ ngoài hôn nhân có thể là công khai hoặc bí mật, có thể kéo dài hoặc trong một thời gian ngắn khi đó có thể gây ra những hậu quả nhất định về vật chất, tinh thần cho gia đình. Thứ hai: Hành vi ngoại tình việc chứng minh là rất khó, đôi khi tự thân người chồng hoặc người vợ tận mắt chứng kiến mà không hề có một chứng cứ xác thực trước người thứ ba. Nhưng có thể nói rằng dù không có bằng chứng nhưng việc tố cáo của người vợ hoặc người chồng có thể coi như là một dấu hiệu quan trọng vì khi đến vợ chồng không thể dằn xếp, giải quyết mối quan hệ hôn nhân của họ nữa thì họ mới tìm đến sự can thiệp của pháp luật, bởi lý do rằng quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng dựa trên nền tảng đạo đức là chủ yếu. Do đó nếu vấn đề chưa rõ vì bằng chứng chưa cụ thể từ một phía vợ (chồng) thì cán bộ địa phương có thể mời hai vợ chồng đến làm việc,mặt khác nếu cán bộ tư pháp tích cực hoạt động thì vấn đề đặt ra chế tài sẽ có tác dụng nhất định đối với việc hạn chế tình trạng ngoại tình. Thứ ba: Việc vi phạm nghĩa vụ chung thủy có thể dẫn tới chi tiêu bất thường, hoang phí làm mất cân bằng thu chi trong gia đình, thậm chí làm hao hụt khối tài sản gốc của gia đình. Do vậy. Nếu một bên vi phạm nghĩa vụ chung thủy thì có thể coi đó là một lý do chính đáng để bên kia có quyền yêu cầu chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân. Nếu họ yêu cầu ly hôn thì trong một chừng mực có thể coi hành vi ngoại tình của phía bên kia là tình tiết tăng nặng để khấu trừ một phần tài sản của họ theo một số phần trăm nhất định. 3.4 Về mặt xã hội Có các hoạt động nâng cao ý thức trách nhiệm của vợ chồng trong đời sống gia đình: GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh 49 SVTH: Nguyễn Thị Kim Biên Nghĩa vụ chung thủy của vợ chồng trong Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam Có thể tuyên truyền trên các thông tin truyền thông nhằm nâng cao ý thức của người dân về việc kết hôn, cũng như những tác hại khi chung sống như vợ chồng mà không được pháp luật công nhận, không đăng kí kết hôn. Cũng như các buổi phổ biến pháp luật cho người dân về vấn đề này. Có thể tạo nên các chương trình game show truyền hình để làm phong phú thêm hình thức tuyên truyền, đồng thời cũng góp phần nâng cao ý thức và trách nhiệm của những người vợ người chồng trong gia đình, góp phần giữ gìn nét văn hóa truyền thống tốt đẹp về gia đình, về lòng chung thủy. Bảo vệ các phong tục tập quán truyền thống tốt đẹp về gia đình của dân tộc ta trước sự xâm nhập của nhiều tác nhân trong xã hội. GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh 50 SVTH: Nguyễn Thị Kim Biên Nghĩa vụ chung thủy của vợ chồng trong Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam KẾT LUẬN Gia đình là tế bào của xã hội, sự phát triển của gia đình là yếu tố cơ bản nhất quyết định đến sự phát triển hưng thịnh của xã hội. Để có một gia đình tốt đều cần thiết là gia đình phải được xây dựng trên nền tảng hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, bình đẳng, một vợ một chồng và sự chung thủy, yêu thương, chăm sóc giúp đỡ lẫn nhau trong suốt thời kí hôn nhân tồn tại. Từ những lý do trên Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 đã trên cơ bản xây dựng được hệ thống các quy định pháp luật nhằm điều chỉnh các quan hệ về hôn nhân cũng như nhằm bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp khi vợ chồng xác lập mối quan hệ của hôn nhân theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó cũng có những quy định vừa mang tính pháp lý vừa mang tính điều chỉnh về trách nhiệm đạo đức trong mối quan hệ nhân thân trong đời sống giữa vợ và chồng nhằm giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam về lòng chung thủy của vợ và chồng. Tuy nhiên do những điều kiện khách quan đất nước ta trải qua một thời gian dài bị đô hộ, bị xâm chiếm cộng thêm sự du nhập của nhiều nền văn hóa, cũng như chủ quan về phía vợ và chồng mà tới thời điểm hiện nay một số quan niệm về những tư tưởng của chế độ đa thê vẫn cón tồn tại . Xâm phạm đến nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng đã được pháp luật đặc ra, bên cạnh làm ảnh hưởng đến mục đích tích cực của hôn nhân là xây dựng một gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc mà một yếu tố không kém phần quan trọng góp phần vào đó là (trách nhiệm) “nghĩa vụ chung thủy” của cả hai vợ chồng cùng yêu thương nhau tin tưởng lẫn nhau cùng hướng tới xây dựng mái ấm gia đình. Qua quá trình nghiên cứu về đề tài “Nghĩa vụ chung thủy của vợ chồng trong Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam” người viết nhận thấy rằng tuy pháp luật có quy định về nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng nhằm dự phòng điều chỉnh khi vợ chồng ci phạm về nghĩa vụ chug thủy trong cuộc sống hôn nhân giữa vợ và chồng nhưng vẫn chưa giải quyết được phần lớn các vấn đề khi có sự vi phạm xảy ra, đồng thời các chế tài đặc ra có những điểm chưa phù hợp làm cho pháp luật khó thực thi trên thực tế. Qua GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh 51 SVTH: Nguyễn Thị Kim Biên Nghĩa vụ chung thủy của vợ chồng trong Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam đó người viết nêu lên những ý kiến đề xuất nhằm góp phần vào việc xây dựng các chế định điều chỉnh về “nghĩa vụ chung thủy của vợ chồng”, bên cạnh bổ trợ thêm các chế định về nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng chứ không nhằm xây dựng những biện pháp chế tài một cách độc lập về điều chỉnh nghĩa vụ chung thủy cả về biện pháp hành chính hay hình sự. - Biện pháp chế tài đối với hành vi vi phạm nghĩa vụ chung thủy nhằm bảo vệ chế độ hôn nhân một vợ một chồng. Thì chỉ cần xác định là có quan hệ ngoài hôn nhân có thể là công khai hoặc bí mật, có thể kéo dài hoặc trong một thời gia ngắn và khi đó gây ra những hậu quả nhất định về vật chất, tinh thần cho gia đình chứ không cần phải thỏa điều kiện “chung sống như vợ chồng”. Biện pháp này theo người viết sẽ có những tác dụng tích cực bổ trợ vào sự chế tài về hành chính đối với sự vi phạm tương tự như biện pháp chế tài đối với nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng nhằm bảo vệ chế độ hôn nhân một vợ một chồng mà Luật hôn nhân và gia đình đã đặt ra. - Trong trường hợp vấn đề chưa rõ vì bằng chứng chưa cụ thể về sự vi phạm nghĩa vụ chung thủy từ một phía vợ (chồng) thì cán bộ tư pháp địa phương có thể mời hai vợ chồng đến lảm việc để làm rõ vấn đề trên và có biện pháp điều chỉnh thích hợp . - Việc vi phạm nghĩa vụ chung thủy có thể dẫn đến những chi tiêu bất thường, hoang phí làm mất cân bằng thu chi trong gia đình, thậm chí làm hao hụt khối tài sản gốc của gia đình. Do vậy, nếu một bên vi phạm nghĩa vụ chung thủy thì có thể coi là một lý do chính đáng để bên kia có quyền yêu cầu chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân. Nếu họ yêu cầu ly hôn thì trong một chừng mực có thể coi hành vi ngoại tình của phía bên kia là tình tiết tăng nặng để khấu trừ một phần tài sản của họ theo một số phần trăm nhất định. Quy định căn cứ mức xử lý hình sự khi thỏa các điều kiện vi phạm nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng góp phần cho việc thực thi pháp luật trên thực tế. GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh 52 SVTH: Nguyễn Thị Kim Biên Nghĩa vụ chung thủy của vợ chồng trong Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam TÀI LIỆU THAM KHẢO  Danh mục văn bản quy phạm pháp luật 1. Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi bổ sung năm 2001) 2. Bộ Luật Dân sự năm 2005 3. Bộ Luật Hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 4. Luật hôn nhân và gia đình 1959 5. Luật hôn nhân và gia đình 1986 6. Luật hôn nhân và gia đình 2000 7. Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 8. Luật phòng, chống bạo lực gia đình 9. Nghị quyết 35/2000/QH10 ngày 09 tháng 06 năm 2000, về việc thi hành Luật hôn nhân và gia đình. 10. Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23 tháng 12 năm 2000 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao, hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000. 11. Nghị định 158/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của chính phủ về đăng kí và quản lý hộ tịch. 12. Nghị định 110/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 09 năm 2013 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong linh vực bổ trợ tư pháp, hành chính, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã. 13. Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 quy định về xử phạt vi phạm hành chinh1trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình. 14. Thông tư số 60/TATC ngày 22/02/1978 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao, hướng dẫn giải quyết các vụ tranh chấp về hôn nhân gia đình của cán bộ, bộ đội có vợ, có chồng ở miền Nam tập kết ra Bắc lấy vợ lấy chồng khác. 15. Thông tư liên tịch 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP Ngày 03 tháng 01 GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh 53 SVTH: Nguyễn Thị Kim Biên Nghĩa vụ chung thủy của vợ chồng trong Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 về việc hi hành Luật hôn nhân và gia đình.  Danh mục sách 1. C.Mác - Ph. Angghen, Nguồn gốc gia đình của chế độ tư hữu của Nhà nước tuyển tập 6, Nxb, Sự thật, Hà Nội 1994, tr.62, tr.89, tr.96. 2. Nguyễn Ngọc Điện, Bình luận khoa học Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam, Nhà xuất bản trẻ thành phố Hồ Chí Minh, tr .230-232. 3. Nguyễn Quang Quỳnh, Dân luật, Bộ văn hóa giáo dục, Viện Đại Học Cần Thơ xuất bản 1968, tr.239. 4. Ngọc Hòa Nguyễn, Tự điển giải thích Luật học tập 1, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb, Công an nhân dân,1999, tr.48. 5. Vũ Văn Mẫu, Việt Nam dân Luật lược giảng, Sài Gòn 1973, tr.97.  Danh mục các trang thông tin điện tử 1. Xem: Báo Nguời lao động, Tình yêu - hôn nhân, đa thê thời hiện đại http://nld.com.vn/tinh-yeu-hon-nhan/da-the-thoi-hien-dai-140946.htm[truy cập ngày 20/09/2014] GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh 54 SVTH: Nguyễn Thị Kim Biên [...].. .Nghĩa vụ chung thủy của vợ chồng trong Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGHĨA VỤ CHUNG THỦY CỦA VỢ CHỒNG TRONG LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM 1.1 Khái niệm về nghĩa vụ và nghĩa vụ chung thủy của vợ chồng Theo phạm trù đạo đức học, nghĩa vụ phản ánh trách nhiệm của một công dân,một nhóm,một tập đoàn, một giai cấp dân tộc đối với việc phải làm trong những... Biên Nghĩa vụ chung thủy của vợ chồng trong Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam tốt thì gia đình càng tốt 1.3 Mối quan hệ giữa nghĩa vụ chung thủy và nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng Nghĩa vụ chung thủy được đặt ra nhằm ngăn ngừa tình trạng ngăn vợ chồng có quan hệ bất chính, vi phạm nghĩa vụ đối với gia đình và nhằm bảo vệ hạnh phúc gia đình Nhưng không phải là bất cứ dấu hiệu nào của nghĩa vụ này... Nguyễn Thị Kim Biên Nghĩa vụ chung thủy của vợ chồng trong Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định: “ Vợ chồng chung thủy, yêu thương ,quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ lẫn nhau, cùng xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và bền vững” Điều 19 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 cũng có quy định: “ Vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng,... và gia đình Việt Nam CHƢƠNG 2 CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH VỀ NGHĨA VỤ CHUNG THỦY CỦA VỢ CHỒNG 2.1 Điều kiện phát sinh nghĩa vụ chung thủy của vợ chồng Tại khoản 1 Điều 4 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 qui định: “quan hệ hôn nhân và gia đình thực hiện theo qui định của Luật hôn nhân và gia đình được tôn trọng và pháp luật bảo vệ” và như vậy thì các mối quan hệ hôn nhân có giá trị pháp... khái niệm chung về nghĩa vụ được đề cập người có thể hiểu về nghĩa vụ chung thủy của vợ chồng như sau: nghĩa vụ chung thủy của vợ chồng là loại nghĩa vụ về đạo đức và nhân văn mang giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam và được nâng lên thành qui định của pháp luật (tuy nhiên pháp luật không qui đinh như thế nào là nghĩa vụ chung thủy của vợ chồng) Tóm lại nghĩa vụ chung thủy là: Trong quan... Biên Nghĩa vụ chung thủy của vợ chồng trong Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam luật Điều này thể hiện sự bất bình đẳng giữa nam và nữ,giữa vợ và chồng trong gia đình Ở miền Nam ,trong thời kì dưới chế độ Việt Nam Cộng hòa thì quan niệm này đã được thay đổi Theo Luật gia đình ngày 02/01/1959,Sắc luật ngày 13/07/1964,Bộ dân luật 20/12/1972 ,nghĩa vụ chung thủy có tính chất bắt buộc đối với cả hai vợ chồng: ... thương và chung thủy đã giúp cho vợ chồng chung sống hạnh phúc và la cơ sở duy trì quan hệ hôn nhân bền vững Bên cạnh đó quy định về nghĩa vụ chung thủy của vợ chồng thể hiện quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong mối quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng, vì pháp luật quy định đây là nghĩa vụ của cả vợ và chồng mà không phải là nghĩa vụ riêng của vợ hoặc của chồng như quan niệm trong thời phong kiến nữa Nghĩa. .. Việt Nam gia đình phong kiến, chống lại sự ảnh hưởng của chế độ hôn nhân và gia đình tư sản trong đó có nhiệm vụ xây dựng và cũng cố chế độ hôn nhân và gia đình mới là nhiệm vụ hàng đầu Các nguyên tắc của Luật hôn nhân và gia đình năm 1959 tiếp tục được coi là những nguyên tắc quán triệt trong toàn bộ nội dung của Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 Những nguyên tắc, nguyên lý cơ bản của Luật hôn nhân và. .. mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người chưa có vợ có chồng GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh 11 SVTH: Nguyễn Thị Kim Biên Nghĩa vụ chung thủy của vợ chồng trong Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam 1.2.4 Trong Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 và các văn bản điều chỉnh các vấn đề trên Tiếp tục kế thừa,phát triển hệ thống pháp Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam cùng với Hiến pháp 1992, trong điều kiện... Kim Biên Nghĩa vụ chung thủy của vợ chồng trong Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam pháp luật về hôn nhân và gia đình cũng mang một giá trị pháp lý cao trong đời sống xã hội Việc bổ trợ thêm cho nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng nhằm tạo sự ổn định xã hội, thì pháp luật quy định thêm vợ chồng phải có nghĩa vụ chung thủy với nhau thì theo người viết nghĩ rằng bên cạnh sự ổn định của gia đình về mặt ... LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGHĨA VỤ CHUNG THỦY CỦA VỢ CHỒNG TRONG LUẬT HÔN NHÂN GIA ĐÌNH VIỆT NAM 1.1 Khái niệm nghĩa vụ nghĩa vụ chung thủy vợ chồng 1.2 Lƣợc sử chế định nghĩa vụ chung thủy vợ chồng. .. Biên Nghĩa vụ chung thủy vợ chồng Luật hôn nhân gia đình Việt Nam Chƣơng 1: Lý luận chung nghĩa vụ chung thủy vợ chồng Luật hôn nhân gia đình Việt Nam Trong chương người viết nêu lên khái niệm nghĩa. .. Biên Nghĩa vụ chung thủy vợ chồng Luật hôn nhân gia đình Việt Nam CHƢƠNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH VỀ NGHĨA VỤ CHUNG THỦY CỦA VỢ CHỒNG 2.1 Điều kiện phát sinh nghĩa vụ chung thủy vợ chồng

Ngày đăng: 03/10/2015, 14:53

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w