Tăng chế tài hình sự quy định căn cứ xét mức xử lý

Một phần của tài liệu nghĩa vụ chung thủy của vợ chồng trong luật hôn nhân và gia đình việt nam (Trang 53)

5. Cơ cấu luận văn

3.3.2 Tăng chế tài hình sự quy định căn cứ xét mức xử lý

Dựa vào quy định về tội vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng tại Điều 147 Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 thì hành vi chung sống hoặc kết hôn của một người vợ hoặc một người chồng hay người chưa có vợ có chồng mà kết hôn chung sống như vợ chồng với người khác mà biết rõ là đang có vợ, có chồng. Hành vi đó chỉ bị xử lý khi gây ra hậu quả nghiêm trọng hoặc “đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm”

- Về dấu hiệu xử lý vi phạm hành chính mà còn vi phạm

Việc chung sống như vợ chồng về mặt pháp lý, theo Thông tư liên tịch 01 ngày 25/09/2001 của Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Tòa án nhân dân Tối cao, Viện kiểm soát nhân dân Tối cao thì việc chung sống như vợ chồng phải được chứng minh bằng việc có con chung, có tài sung, được hàng xóm và xã hội xung quanh xem như vợ chồng, đã được gia đình, cơ quan, đoàn thể giáo dục mà vẫn tiếp tục duy trì quan hệ đó...là không dễ dàng, và trong nhiều vụ việc người vợ hoặc người chồng biết rõ, bắt tại trận nhưng cơ quan chức năng không thể xử lý hành chính nhưng cơ quan chức năng không thể xử phạt hành chính vì tội vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng vì họ không có con chung, không có tài sản chung, cơ quan, láng giềng ai cũng biết đó cũng chỉ là chuyện bồ bịch. Mà chuyện bồ bịch, pháp luật không có chế tài. Không có dấu hiệu đã bị xử phạt hành chính về hành vi này (vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng) mà còn vi phạm thì không có căn cứ để xử lý hình sự.

- Về dấu hiệu gây ra hậu quả nghiêm trọng

Theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, nếu việc vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng gây hậu quả nghiêm trọng thì sẽ bị xử phạt hình sự. Điều đáng nói là hậu quả nghiêm trọng ở đây được hiểu theo cách vật chất như làm cho gia đình của một

hoặc hai bên tan vỡ, ly hôn, vợ hoặc chồng, con vì thế mà tự sát. Nhưng về thực chất đó không phải cách hiểu đầy đủ nhất về “hậu quả nghiêm trọng” do hành vi ngoại tình gây ra, mà còn rất nhiều vấn đề khác nữa. Trên thực tế, có rất nhiều gia đình chồng hoặc vợ ngoại tình, tuy không đến nỗi khiến đối phương phải tự sát nhưng sự suy sụp tinh thần dẫn đến bỏ việc, đau buồn, chán đời, đổ bệnh mà chết là có. Nhưng liệu thân nhân của họ có đủ hiểu biết để khởi kiện, và nếu có khởi kiện thì cơ quan nào đều tra, Tòa án nào sẽ đủ kiên nhẫn chứng minh những cái chết đó là do hậu quả của ngoại tình.

Như vậy, theo ý kiến của người viết thì cần nhìn nhận ngoại tình như một hành vi bạo lực gia đình ở khía cạnh bao lực tinh thần theo tinh thần của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình. Theo Luật phòng, chống bạo lực gia đình tại khoản 2 Điều 1 quy định “Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình”. Người thực hiện hành vi bạo lực gia đình còn có thể bị xử phạt hành chính theo Nghị định 167/2013/NĐ-CP. Bạo lực gia đình ở khía cạnh bạo lực tinh thần thì người vi phạm có thể bị phạt từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng, ngoài ra người thực hiện hành vi bạo lực có thể bị buộc phải xin lỗi công khai, buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu. Trong trường hợp hành vi bạo lực gia đình của người thực hiện hành vi đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Đồng thời về chế tài hình sự cần quy định thêm căn cứ để xét xử mức xử lý, nếu người vợ hoặc người chồng bị ngoại tình đó tìm đến sự can thiệp của pháp luật và quá trình đều tra là hành vi ngoại tình đó có xảy ra thì khi người vợ hoặc người chồng chứng minh được việc tổn thương sâu sắc về mặt tinh thần do hành vi của người chồng hay người vợ gây ra như: tâm lý nặng nề dẫn đến trầm cảm,sa sút sức khỏe.

Một phần của tài liệu nghĩa vụ chung thủy của vợ chồng trong luật hôn nhân và gia đình việt nam (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)