Giải pháp về quy định của pháp luật

Một phần của tài liệu nghĩa vụ chung thủy của vợ chồng trong luật hôn nhân và gia đình việt nam (Trang 54)

5. Cơ cấu luận văn

3.3.3Giải pháp về quy định của pháp luật

Thứ nhất: Nên xây dựng khái niệm pháp luật cụ thể “về sự chung thủy” cũng như “ vi phạm nghĩa vụ chung thủy” để có thể tương đối như một giới hạn cho sự can thiệp của pháp lý trong việc điều chỉnh, xử lý chế tài vi phạm. Có như vậy mới có thể

phát huy tác dụng một cách tương đối của các chế tài một khi được đặt ra mà không bỏ sot hành vi vi phạm về nghĩa vụ chung thủy của vợ chồng. Đồng thời chế tài nên đặt ra đối với việc vi phạm nghĩa vụ chung thủy của vợ - chồng ngoại tình. Thay vì đợi hành vi này phải thỏa dấu hiệu của hành vi “chung sống với nhau như vợ chồng” mới bị chế tài, vậy tại sao không xem hành vi ngoại tình - hành vi vi phạm nghĩa vụ chung thủy và đặt ra chế tài riêng cho nó. Theo quan điểm của người viết để có thể áp dụng triệt để chế tài đối với hành vi vi phạm nghĩa vụ chung thủy thì chỉ cần xác định là có quan hệ ngoài hôn nhân có thể là công khai hoặc bí mật, có thể kéo dài hoặc trong một thời gian ngắn khi đó có thể gây ra những hậu quả nhất định về vật chất, tinh thần cho gia đình.

Thứ hai: Hành vi ngoại tình việc chứng minh là rất khó, đôi khi tự thân người chồng hoặc người vợ tận mắt chứng kiến mà không hề có một chứng cứ xác thực trước người thứ ba. Nhưng có thể nói rằng dù không có bằng chứng nhưng việc tố cáo của người vợ hoặc người chồng có thể coi như là một dấu hiệu quan trọng vì khi đến vợ chồng không thể dằn xếp, giải quyết mối quan hệ hôn nhân của họ nữa thì họ mới tìm đến sự can thiệp của pháp luật, bởi lý do rằng quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng dựa trên nền tảng đạo đức là chủ yếu. Do đó nếu vấn đề chưa rõ vì bằng chứng chưa cụ thể từ một phía vợ (chồng) thì cán bộ địa phương có thể mời hai vợ chồng đến làm việc,mặt khác nếu cán bộ tư pháp tích cực hoạt động thì vấn đề đặt ra chế tài sẽ có tác dụng nhất định đối với việc hạn chế tình trạng ngoại tình.

Thứ ba: Việc vi phạm nghĩa vụ chung thủy có thể dẫn tới chi tiêu bất thường, hoang phí làm mất cân bằng thu chi trong gia đình, thậm chí làm hao hụt khối tài sản gốc của gia đình. Do vậy. Nếu một bên vi phạm nghĩa vụ chung thủy thì có thể coi đó là một lý do chính đáng để bên kia có quyền yêu cầu chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân. Nếu họ yêu cầu ly hôn thì trong một chừng mực có thể coi hành vi ngoại tình của phía bên kia là tình tiết tăng nặng để khấu trừ một phần tài sản của họ theo một số phần trăm nhất định.

Một phần của tài liệu nghĩa vụ chung thủy của vợ chồng trong luật hôn nhân và gia đình việt nam (Trang 54)